You are on page 1of 6

Sở GD-ĐT Bình Dương KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2022-2023)

Trường THPT Chuyên HV Môn: HÓA HỌC - LỚP : 12


Thời gian làm bài : 45 phút (không kể thời gian phát đề)
Đề gồm 3 trang
Mã đề: 184
Cho khối lượng mol nguyên tử (g/mol) : H = 1 ; C = 12 ; O = 16 ; F = 19 ; Na = 23 ; Mg = 24 ; S = 32 ; Cl =
35,5; K = 39 ; Mn = 55 ; Fe = 56 ; Cu = 64 ; Zn = 65 ; Br = 80 ; Ag = 108 ; I = 127 ; Ba = 137, Ca=40
Câu 1. Đun nóng hỗn hợp X gồm Fe2O3 và bột Al trong môi trường không có không khí. Nếu cho những chất
còn lại sau phản ứng tác dụng với dung dịch NaOH dư sẽ thu được 0,3 mol H2; còn nếu cho tác dụng với dung
dịch HCl dư thu được 0,4 mol H2. Vậy số mol Al trong hỗn hợp X là:
A. 0,4 B. 0,3 C. 0,6 D. 0,25
Câu 2. Cho ít bột Fe vào dung dịch AgNO3 dư, sau khi kết thúc thí nghiệm thu được dung dịch X gồm:
A. Fe(NO3)3, AgNO3 dư B. Fe(NO3)2, AgNO3 dư
C. Fe(NO )
3 2 , H2 O D. Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, AgNO3 dư
Câu 3. Chọn phát biểu sai?
A. Phèn chua có công thức hóa học là K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.
B. Nhôm là kim loại màu trắng bạc, nóng chảy ở 660oC, khá mềm, dễ kéo sợi.
C. Nhôm ở ô số 13, thuộc nhóm IIIA, chu kì 2 của bảng tuần hoàn.
D. Nhôm bị thụ động bởi dung dịch axit HNO3 đặc, nguội hoặc H2SO4 đặc, nguội.
Câu 4. Nguyên liệu chính để điều chế kim loại Na trong công nghiệp là:
A. NaOH. B. NaCl. C. Na2CO3. D. NaNO3.
Câu 5. Cho 8,05 gam hỗn hợp gồm MgO và Al tan hoàn toàn trong dung dịch HCl thu được 5,04 lít khí H2
(đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là:
A. 29,525. B. 27,546. C. 24,025. D. 25,342.
Câu 6. Canxi hidroxit được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp. Công thức của canxi hidroxit là
A. CaCO3 B. Ca(OH)2 C. CaSO4 D. CaO
Câu 7. Chất X tác dụng được với dung dịch HCl. Khi chất X tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 sinh ra kết tủa.
Chất X là
A. Ca(HCO3)2 B. BaCl2 C. CaCO3 D. AlCl3
Câu 8. Trong công nghiệp, nguyên liệu chính dùng để sản xuất nhôm là:
A. Quặng pirit. B. Quặng đolomit. C. Quặng boxit. D. Quặng manhetit.
Câu 9. Phương trình hoá học nào sau đây sai?
A. 2Mg + O2 ⎯⎯ to
→ 2MgO. B. 2NaHCO3 ⎯⎯ to
→ Na2O + 2CO2↑ + H2O.
C. 2Li + 2HCl ⎯⎯ → 2LiCl + H2↑. D. NaHCO3 + NaOH ⎯⎯ →
Na2CO3 + H2O.
Câu 10. Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm?
A. Na. B. Ag. C. Mg. D. Cu.
Câu 11. Điện phân hoàn toàn 200 ml một dung dịch chứa 2 muối là Cu(NO3)2 và AgNO3 với I = 0,804A, thời
gian điện phân là 2 giờ, người ta nhận thấy khối lượng điện cực âm tăng thêm 3,44 g. Nồng độ mol của mỗi muối
trong dung dịch ban đầu lần lượt là:
A. 0,15M và 0,2M B. 0,1M và 0,1M C. 0,1M và 0,15M D. 0,1M và 0,2M
Câu 12. Cho các phát biểu sau:
(a) Điện phân nóng chảy NaCl thu được kim loại Na ở điện cực anot
(b) Quặng boxit là nguyên liệu dùng để sản xuất nhôm.
(c) Tính oxi hóa của Ag+ mạnh hơn tính oxi hóa của Cu2+.
(d) Các kim loại kiềm đều khử nước dễ dàng ở nhiệt độ thường..
(e) Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào phèn chua thì thu được kết tủa.
(f) Trong tự nhiên, các kim loại kiềm chỉ tồn tại dạng đơn chất.
(g) nhôm là kim loại dẫn điện tốt nhưng kém sắt
Số phát biểu đúng là:
A. 4. B. 5. C. 6. D. 3.
Câu 13. Cho a mol hỗn hợp CO2 và hơi nước qua than nóng đỏ thu được hỗn hợp X gồm CO, H2 và CO2. Cho X
qua Fe2O3 dư, nung nóng thu được hỗn hợp chất rắn Y. Cho Y tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng, dư thu
được 13,44 lít khí SO2 (đktc). Cho X hấp thụ vào 400 ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch Z. Cho từ từ
250 ml dung dịch HCl 1M vào Z thu được 3,36 lít CO2. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của a là
A. 0,80. B. 0,45. C. 0,30. D. 0,60.
Câu 14. Trong công nghiệp, kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy?
A. Ag B. Fe C. Cu D. Mg
Câu 15. Hiện tượng nào xảy ra khi cho từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3 ?
A. Xuất hiện kết tủa keo trắng ngay lập tức, sau đó kết tủa tan dần
B. Ban đầu không thấy hiện tượng, sau đó kết tủa xuất hiện
C. Xuất hiện kết tủa keo trắng ngay lập tức và không tan.
D. Ban đầu không thấy hiện tượng, sau đó kết tủa xuất hiện, rồi tan dần.
Câu 16. Ở điều kiện thường, thí nghiệm nào sau đây không xảy ra phản ứng?
A. Cho dung dịch NaHSO4 vào dung dịch Ba(HCO3)2. B. Cho CaO vào nước dư.
C. Cho dung dịch BaCl2 vào dung dịch NaHCO3. D. Cho dung dịch Na2CO3 vào nước cứng vĩnh cửu.
Câu 17. Cho các phản ứng sau:
X + CO2 + H2O →Y
Y + NaOH → X
Công thức của X là:
A. Na2O. B. Na2CO3. C. NaOH. D. NaHCO3.
Câu 18. Tiến hành các thí nghiệm sau :
(a) Hòa tan 3a mol Na và a mol Al2O3 vào nước dư
(b) Cho dung dịch Ca(OH)2 dư vào dung dịch NaHCO3
(c) Cho a mol Zn vào dung dịch chứa a mol FeCl3
(d) Sục 2,5a mol CO2 vào dung dịch hỗn hợp gồm a mol Ba(OH)2 và a mol NaOH
(e) Rót từ từ dung dịch chứa 2a mol HCl vào dung dịch hỗn hợp gồm a mol KOH và a mol K2CO3
(f) Cho a mol Fe vào dung dịch chứa 2,5a mol AgNO3.
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được dung dịch chứa hai chất tan là:
A. 3. B. 5. C. 6 D. 4.
Câu 19. Hòa tan hết 0,81 gam bột nhôm vào 550ml dung dịch HCl 0,2M thu được dung dịch A. Tính thể tích
dung dịch NaOH 0,5M cần thêm vào dung dịch A để thu được lượng kết tủa lớn nhất.
A. 0,22 lít B. 0.2 lít C. 0,15 lít D. 0,12 lít
Câu 20. Khi điều chế kim loại, các ion kim loại đóng vai trò là chất
A. Cho proton B. Nhận proton C. Bị khử D. Khử
Câu 21. Hợp chất nào sau đây không có tính lưỡng tính ?
A. NaHCO3. B. AlCl3. C. Zn(OH)2. D. Al2O3.
Câu 22. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Các kim loại kiềm thổ từ Be đến Ba có nhiệt độ nóng chảy giảm dần.
B. Các kim loại kiềm thổ có nhiệt độ nóng chảy lớn hơn kim loại kiềm.
C. Trong hợp chất, các kim loại kiềm đều có số oxi hóa +1.
D. Nhôm là kim loại có tính khử mạnh.
Câu 23. Trong phản ứng của nhôm với dung dịch NaOH, chất oxi hóa nhôm là
A. NaOH. B. NaOH hoặc H2O. C. Cả NaOH và H2O. D. H2O.
Câu 24. Hỗn hợp X chứa Al và Na có khối lượng a gam. Cho hỗn hợp X vào lượng nước dư, thấy thoát ra 4,48
lít khí H2. Nếu cho hỗn hợp X vào lượng KOH dư, thấy thoát ra 7,84 lít khí H2. Các thể tích khí đo ở điều kiện
chuẩn. Giá trị của a là
A. 7,3. B. 6,55. C. 7,7. D. 5,0.
Câu 25. Ở nhiệt độ cao, chất nào sau đây không khử được Fe2O3?
A. CO2. B. Al. C. CO. D. H2.
Câu 26. Cho các chất sau đây: HCl, NaCl, Ca(OH)2, Na2CO3. NaHCO3. Số chất có thể làm mềm nước cứng tạm
thời là
A. 3. B. 2. C. 4. D. 5
Câu 27. Hợp chất nào của canxi được dùng để đúc tượng, bó bột khi gãy xương?
A. Thạch cao khan (CaSO4). B. Thạch cao nung (CaSO4.H2O).
C. Thạch cao sống (CaSO4.2H2O). D. Đá vôi (CaCO3).
Câu 28. Vật liệu bằng nhôm khá bền trong không khí là do
A. Nhôm không thể phản ứng với oxi. B. Trên bề mặt của nhôm có lớp hidroxit bào vệ.
C. Trên bề mặt của nhôm có lớp oxit bào vệ. D. Nhôm không thể phản ứng với nitơ.
Câu 29. Nước tự nhiên chứa nhiều những cation nào sau đây được gọi là nước cứng?
A. Na+, Al3+. B. Na+, K+. C. Al3+, K+. D. Ca2+, Mg2+.
Câu 30. Cho lần lượt các kim loại. Be; Na, K, Ba, Ca, Fe, Ag vào nước. Số phản ứng xảy ra ở điều kiện thường
là:
A. 4. B. 3. C. 2. D. 5.
Sở GD-ĐT Bình Dương ĐÁP ÁN KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2022-2023)
Trường THPT Chuyên HV Môn: HÓA HỌC - LỚP : 12
Thời gian làm bài : 45 phút (không kể thời gian phát đề)
Đáp án mã đề: 184
01. B; 02. A; 03. C; 04. B; 05. A; 06. B; 07. A; 08. C; 09. B; 10. A; 11. B; 12. A; 13. D; 14. D; 15. A; 16. C; 17.
B; 18. C; 19. A; 20. C; 21. B; 22. A; 23. D; 24. C; 25. A; 26. B; 27. B; 28. C; 29. D; 30. A;
TRƯỜNG THPT CHUYÊN HV KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II (2020–2021)
Môn: Hóa- Chương trình: CB - Lớp 12
Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề)

Đề gồm có 30 câu, 02 trang Mã đề: 160

Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố:


H = 1; Li = 7; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Be= 9; Mg = 24; Al=27; Ca = 40; S = 32; C1 = 35,5;
K = 39; Cr=52; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Rb = 85,5; Ag =108

Câu 1. Kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện?
A. Ca. B. Fe. C. Al. D. Na.
Câu 2. Hợp kim Al-Mg tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được 8,96 lít H2 (đktc). Cũng lượng hợp
kim trên tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thu được 6,72 lít H2 (đktc). % Al tính theo khối lượng là
A. 6,92%. B. 34,6%. C. 3,46%. D. 69,2%.
Câu 3. Hợp chất Fe2(SO4)3 có tên gọi
A. Sắt (II) sunfua. B. Sắt (III) sunfat. C. Sắt (II) sunfat. D. Sắt (III) sunfua.
Câu 4. Nhiệt phân sắt (II) hiđroxit trong không khí đến khi khối lượng không đổi thu được chất rắn là
A. Fe. B. Fe2O3. C. FeO. D. Fe3O4.
Câu 5. Kim loại Al không tan trong dung dịch
A. KHSO4. B. NaOH. C. Ba(OH)2. D. NH3.
Câu 6. Đốt cháy hoàn toàn 17,4 gam hỗn hợp Mg và Al trong bình kín chứa khí O2 (dư) thu được
30,2 gam hỗn hợp oxit. Thể tích khí oxi (đktc) đã tham gia phản ứng là
A. 17,92 lít. B. 11,20 lít. C. 4,48 lít. D. 8,96 lít.
Câu 7. Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm?
A. Na. B. Mg. C. Al. D. Ba.
Câu 8. Trong công nghiệp, kim loại kiềm và kim loại kiềm thổ được điều chế bằng phương pháp
A. điện phân dung dịch. B. nhiệt luyện.
C. thuỷ luyện. D. điện phân nóng chảy.
Câu 9. Chọn câu không đúng
A. Nhôm bị phá hủy trong môi trường kiềm.
B. Nhôm có tính khử mạnh chỉ sau kim loại kiềm và kiềm thổ.
C. Nhôm là kim loại nhẹ, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt.
D. Nhôm là kim loại lưỡng tính.
Câu 10. Sục V lít (đktc) khí CO2 vào 200 ml dung dịch Ca(OH)2 1M. Sau phản ứng thu được 15 gam
kết tủa và dung dịch X. Cho thêm vài giọt dung dịch NaOH vào dung dịch X lại thấy xuất hiện kết tủa.
Giá trị của V là
A. 2,24. B. 3,36. C. 5,60. D. 6,72.
Câu 11. Kim loại kiềm nào dưới đây được sử dụng làm tế bào quang điện?
A. Cs. B. Li. C. Na. D. K.
Câu 12. Lấy m gam hỗn hợp bột gồm Al và Fe2O3 đem phản ứng nhiệt nhôm. Để nguội sản phẩm sau
đó chia thành hai phần không đều nhau. Phần 1 cho tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được 8,96 lít
khí H2 (đktc) và phần không tan có khối lượng bằng 44,8% khối lượng phần 1. Phần 2 hòa tan hoàn toàn
trong dung dịch HCl thu được 2,688 lít H2 (đktc). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 83,21. B. 57,5.
C. 53,2. D. 50,54.
Câu 13. Hòa tan hết 3,24 gam bột Al trong dung dịch HNO 3 dư, thu được 0,02 mol khí X duy nhất và
dung dịch Y chứa 27,56 gam muối. Khí X là
A. N2. B. NO2. C. NO. D. N2O.
Câu 14. Thuốc thử có thể dùng để phân biệt hai dung dịch Na2CO3 và Ca(HCO3)2 là
A. NaCl. B. Ca(OH)2. C. NaHCO3. D. NaOH.
Câu 15. Al2O3 phản ứng được với cả hai dung dịch
A. Na2SO4, KOH. B. KCl, NaNO3.
C. NaOH, HCl. D. NaCl, H2SO4.
Câu 16. Hematit đỏ là loại quặng sắt có trong tự nhiên với thành phần chính là
A. Fe2O3. B. Fe3O4. C. FeCO3. D. FeS2.
Câu 17. Một loại nước cứng khi đun sôi thì mất tính cứng. Trong loại nước cứng này có hoà tan những
chất nào sau đây ?
A. MgCl2, CaSO4. B. Mg(HCO3)2, CaCl2
C. Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2. D. Ca(HCO3)2, MgCl2.
Câu 18. Hòa tan hết m gam hỗn hợp X gồm Na2O, K, K2O, Ba, BaO (trong đó oxi chiếm 8% khối
lượng hỗn hợp) vào nước dư, thu được dung dịch Y và 1,792 lít H2(đktc). Dung dịch Y có khả năng hòa
tan tối đa 8,64 gam Al. Giá trị của m là
A. 16,0. B. 18,0. C. 17,2. D. 15,8.
Câu 19. Thí nghiệm nào sau đây thu được muối sắt(II) sau khi kết thúc phản ứng?
A. Cho Fe(OH)2 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng. B. Cho Fe vào dung dịch CuSO4.
C. Đốt cháy Fe trong bình khí Cl2 dư. D. Cho Fe vào dung dịch HNO3 loãng dư.
Câu 20. Cho dãy các chất : Al, Al(OH)3, NaHCO3 và Na2SO4. Số chất trong dãy vừa phản ứng với
dung dịch HCl vừa phản ứng với dung dịch NaOH là
A. 4 B. 3. C. 2. D. 1.
Câu 21. Hòa tan hoàn toàn a gam Ca vào nước, sau phản ứng thu được 1,792 lít H2 (đktc). Giá trị của a

A. 3,2. B. 2,0. C. 2,4. D. 6,4.
Câu 22. Khử hoàn toàn m gam Fe2O3 bằng CO dư ở nhiệt độ cao, sau phản ứng thu được 1,68 gam Fe.
Giá trị của m là
A. 1,60 gam. B. 4,80 gam. C. 2,40 gam. D. 7,20 gam.
Câu 23. Phản ứng nào sau đây xảy ra sự thay đổi số oxi hóa của sắt
A. dd FeSO4 và dd Ba(OH)2. B. dd FeCl2 và dd AgNO3 dư.
C. FeS và dd H2SO4 loãng. D. FeO và dd HCl.
Câu 24. Cho dãy các kim loại: Na, Ca, Cu, Fe, K. Số kim loại trong dãy tác dụng với H2O tạo dung
dịch bazơ là
A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.
Câu 25. Trong tự nhiên, canxi sunfat tồn tại dưới dạng muối ngậm nước (CaSO4.2H2O) được gọi là
A. Boxit B. đá vôi. C. thạch cao sống. D. thạch cao nung
Câu 26. Cho hỗn hợp X gồm Fe, Cu vào dung dịch HNO3 loãng, nóng thu được khí NO, dung dịch Y
và còn lại chất rắn chưa tan Z. Cho Z tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng thấy có khí thoát ra. Thành
phần chất tan trong dung dịch Y là
A. Fe(NO3)3 và Cu(NO3)2. B. Fe(NO3)3 và Fe(NO3)2.
C. Fe(NO3)2 và Cu(NO3)2. D. Fe(NO3)2.
Câu 27. Cho 7,60 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 phản ứng hết với dung dịch HNO3 loãng
(dư), thu được 1,12 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu
được m gam muối khan. Giá trị của m gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 25. B. 27. C. 28. D. 26.
Câu 28. Đốt cháy 2,15 gam hỗn hợp gồm Zn, Al và Mg trong khí oxi dư, thu được 3,43 gam hỗn hợp
X. Toàn bộ X phản ứng vừa đủ với V ml dung dịch H2SO4 0,5M. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Giá trị của V là
A. 160. B. 480. C. 240. D. 360.
Câu 29. Al không tác dụng với dung dịch nào sau đây
A. H2SO4 đặc nguội. B. HCl.
C. Cu(NO3)2. D. NaOH.
Câu 30. Hợp chất nào của nhôm tác dụng với dung dịch NaOH ( theo tỉ lệ 1:1) cho sản phầm NaAlO2?
A. Al2O3. B. Al(NO3)3. C. Al2(SO4)3. D. Al(OH)3.

------------------HẾT----------------

You might also like