You are on page 1of 5

CHUYÊN ĐỀ : PHẢN ỨNG OXI HÓA KHỬ

Giáo viên : Trần Thùy Linh – THPT chuyên Lê Hồng Phong – Nam Định

A. Nhận biết: Nhớ được kiến thức phù hợp đã học trước đó.
Thí dụ: Định nghĩa, mô tả, liệt kê, xác định, gọi tên, ghép đôi, lựa chọn,…

Bài 1 : Xác định số oxi hóa của Nitơ trong các chất và ion sau : N2, NH3, NO, N2O, NO2,HNO3 , NH4+,NO3-
Bài 2 : Xác định số oxi hóa của Lưu huỳnh trong các chất và ion sau : H2S, SO2, SO3, SO32-, H2SO4 , HSO4-
Bài 3 : Xác định số oxi hóa của Mangan trong các chất và ion sau : MnO4- , MnO2 , MnO42-, MnSO4
Bài 4 : Xác định số oxi hóa của Clo trong các chất và ion sau : Cl2, HCl, HClO, KClO3 , KClO4
Bài 5 : Cho các phản ứng sau:
(1) Fe3O4 + CO → FeO + CO2
(2) CH3COOH + C2H5OH → CH3COOC2H5 + H2O
(3) HCl + MnO2 → MnCl2 + Cl2 + H2O
(4) FeO + HNO3 → Fe (NO3)3 + NO + H2O
(5) C6H12O6 → C2H5OH + CO2
(6) CH3CH=O + Cu(OH)2→ CH3COOH + Cu2O + H2O
Hãy cho biết những phản ứng là phản ứng oxi hóa - khử ? Vì sao ?
Bài 6 : Xác định các chất oxi hóa, khử và quá trình oxi hóa khử trong các phương trình sau :
1. NH3 + O2  NO + H2O
2. Zn + H2SO4  ZnSO4 + H2S + H2O
3. Mg + HNO3  Mg(NO3)2 + NH4NO3 + H2O
4. MnO2 + HCl  MnCl2 + Cl2 + H2O
5. KMnO4 + HCl  KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O
6. FeO + HNO3  Fe(NO3)3+N2O+H2O
7. KMnO4 + K2SO3+ H2O  K2SO4 + MnO2 + KOH
8. KMnO4 + FeSO4 + H2SO4  Fe2(SO4)3 + MnSO4 + K2SO4 + H2O
9. KClO3  KCl + O2
10. KMnO4  K2MnO4 + O2 + MnO2

B. Thông hiểu: Nắm được (hiểu được) ý nghĩa của những tài liệu thông tin
Yêu cầu: Sử dụng ít nhất 2 đơn vị kiến thức (ở mức độ đơn giản) để giải quyết vấn đề

Bài 7 : Cho phản ứng sau: MnOm + HNO3 đặc, nóng → M(NO3)3 + NO + H2O .
Với các giá trị nào của k = m/n, phản ứng đã cho là phản ứng oxi hóa khử : k = 1/2; k =1; k = 3/2 ; k= 4/3 ;
k= 2 . Giải thích .
Bài 8 : Xác định số e trao đổi ( nói rõ là nhường hay nhận ) của một phân tử trong mỗi trường hợp sau :
1. Đốt cháy hoàn toàn CuFeS2 tạo ra sản phẩm CuO, Fe2O3 và SO2
2. Đốt cháy hoàn toàn CuFeS2 tạo ra sản phẩm Cu2S, Fe2O3 và SO2
3. Cho FeS tác dụng với H2SO4 đặc tạo ra Fe2(SO4)3 và SO2
4. Cho FeS2 tác dụng với H2SO4 đặc tạo ra Fe2(SO4)3 và SO2
5. Cho Cr2S3 tác dụng với Mn(NO3)2 và K2CO3 tạo ra K2CrO4 , K2SO4 , K2MnO4 , NO và CO2
Bài 9 : Cho dãy biến hóa sau:
CH4  C2H2  C6H6  C6H5NO2  C6H5NH3Cl  C6H5NH2
Hãy cho biết có những phản ứng trong sơ đồ trên là phản ứng oxi hóa-khử ? Tại sao ?
Bài 10 : Cho các chất và ion sau : Cl-, S2- ; NO2 ; Fe2+ ; SO2 ; Fe3+ ; SO2-4 ; MnO-4 ; Cu và Na. Coi tính khử
của O-2 là rất yếu nên bỏ qua. Hãy cho biết những chất và ion nào vừa có tính oxi hóa ; vừa có tính khử ?
Giải thích ?
NO2 ; Fe2+ ; SO2 ;

C. Vận dụng: Sử dụng kiến thức đã học trước đó vào một tình huống mới và cụ thể để giải quyết những vấn
đề chỉ có một hoặc nhiều đáp án đúng.
Yêu cầu: Sử dụng ít nhất 2 đơn vị kiến thức (ở mức độ cao hơn thông hiểu) để giải quyết vấn đề

Bài 11 : Cân bằng các phản ứng oxi hóa – khử thông thường sau đây theo phương pháp thăng bằng electron
( có thể có axit, kiềm hay nước tham gia phản ứng là chất môi trường) . Hãy cho biết vai trò chất phản ứng
là chất khử, chất oxi hóa hay chất môi trường ? Giải thích.
1. NH3 + O2  NO + H2O
2. Zn + H2SO4  ZnSO4 + H2S + H2O
3. Mg + HNO3  Mg(NO3)2 + NH4NO3 + H2O
4. MnO2 + HCl  MnCl2 + Cl2 + H2O
5. KMnO4 + HCl  KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O
6. FeO + HNO3  Fe(NO3)3+N2O+H2O
7. KMnO4 + K2SO3+ H2O  K2SO4 + MnO2 + KOH
8. KMnO4 + FeSO4 + H2SO4  Fe2(SO4)3 + MnSO4 + K2SO4 + H2O
Bài 12 : Cân bằng các phản ứng oxi hóa – khử nội phân tử sau đây theo phương pháp thăng bằng electron .
Hãy cho biết vai trò chất phản ứng là chất khử, chất oxi hóa hay chất môi trường ? Giải thích.
1. KClO3  KCl + O2
2. AgNO3  Ag + NO2 + O2
3. Cu(NO3)2  CuO + NO2 + O2
4. HNO3 NO2 + O2 + H2O
5. KMnO4  K2MnO4 + O2 + MnO2
Bài 13 : Cân bằng các phản ứng tự oxi hóa – khử sau đây theo phương pháp thăng bằng electron . Hãy cho
biết vai trò chất phản ứng là chất khử, chất oxi hóa hay chất môi trường ? Giải thích.
1. Cl2 + KOH  KCl + KClO3 + H2O
2. S + NaOH  Na2S + Na2SO3 + H2O
3. I2 + H2O  HI + HIO3
Bài 14 : Cân bằng các phản ứng oxi hóa – khử có số oxi hóa là phân số sau đây theo phương pháp thăng
bằng electron . Hãy cho biết vai trò chất phản ứng là chất khử, chất oxi hóa hay chất môi trường ? Giải
thích.
1. Fe3O4 + Al  Fe + Al2O3
2. Fe3O4 + HNO3  Fe(NO3)3 + NO + H2O
Thay sản phẩm khí NO lần lượt bằng NO2, N2O, N2, NH4NO3 rồi cân bằng.
3. CH3 – CH = CH2 + KMnO4 + H2O  CH3 – CH(OH) –CH2(OH) + MnO2 + KOH
Bài 15 : Cân bằng các phản ứng oxi hóa – khử có nhiều chất khử sau đây theo phương pháp thăng bằng
electron . Hãy cho biết vai trò chất phản ứng là chất khử, chất oxi hóa hay chất môi trường ? Giải thích.
1. FeS2 + O2  Fe2O3 + SO2
2. FeS + KNO3  KNO2 + Fe2O3 + SO3
3. FeS2 + HNO3  Fe(NO3)3 + H2SO4 + NO2 + H2O
4. FeS2 + HNO3 + HCl  FeCl3 + H2SO4 + NO + H2O
5. FeS + HNO3  Fe(NO3)3 + Fe2(SO4)3 + NO + H2O
6. CrI3 + Cl2 + KOHK2CrO4 + KIO4 + KCl + H2O
7. FeS + H2SO4 Fe2(SO4)3 + S + SO2 + H2O
8. FeS + H2SO4 Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O
Bài 16 : Cân bằng các phản ứng oxi hóa – khử có só oxi hóa tăng giảm ở nhiều mức sau đây theo phương
pháp thăng bằng electron . Hãy cho biết vai trò chất phản ứng là chất khử, chất oxi hóa hay chất môi
trường ? Giải thích.
1. Al + HNO3  Al(NO3)3 + NO + N2O + H2O ( Biết tỉ lệ số mol NO : N2O = 3 : 1)
2. Al + HNO3  Al(NO3)3 + N2 + NO + H2O ( Biết tỉ lệ số mol N2 : NO = 2 : 3)
3. FeO + HNO3  Fe(NO3)3 + NO2 + NO + H2O ( Biết tỉ lệ số mol NO2 : NO = 1 : 2 )
4. FeO + HNO3  N2O + NO + Fe(NO3)3 + H2O ( Biết tỉ lệ số mol N2O : NO = 1 : 2 )
5. Al + HNO3  Al(NO3)3 + NO + NO2 + H2O ( Biết tỉ lệ số mol NO : NO2 = 3 : 2 )
Bài 17 : Cân bằng các phản ứng oxi hóa – khử có hệ số bằng chữ sau đây theo phương pháp thăng bằng
electron . Hãy cho biết vai trò chất phản ứng là chất khử, chất oxi hóa hay chất môi trường ? Giải thích.
1. M + HNO3  M(NO3)n + NO2 + H2O (Với M là kim loại hoá trị n)
Thay NO2 lần lượt bằng: NO, N2O, N2, NH4NO3 rồi hoàn thành phản ứng.
2. M + H2SO4  M2(SO4)n + SO2 + H2O
3. FexOy + HNO3  Fe(NO3)3 + NO + H2O
Thay NO lần lượt bằng NO2, N2O, N2, NH4NO3 rồi hoàn thành phản ứng.
4. FexOy + H2SO4  Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O
5. FeO + HNO3  Fe(NO3)3 + NxOy + H2O
6. M2(CO3)n + HNO3  M(NO3)m + NO + CO2 + H2O
7. NaIOx + SO2 + H2O  I2 + Na2SO4 + H2SO4
8. FexOy + H2SO4  Fe2(SO4)3 + SO2 + S + H2O
Bài 18 : Cân bằng các phản ứng oxi hóa – khử có chất hữu cơ sau đây theo phương pháp thăng bằng
electron . Hãy cho biết vai trò chất phản ứng là chất khử, chất oxi hóa hay chất môi trường ? Giải thích.
1. C6H12O6 + H2SO4 đ  SO2 + CO2 + H2O
2. C12H22O11 + H2SO4 đ  SO2 + CO2 + H2O
3. CH3- C  CH + KMnO4 + H2SO4  CO2 + K2SO4 + MnSO4 + H2O
4. K2Cr2O7 + CH3CH2OH + HCl  CH3-CHO + KCl + CrCl3 + H2O
5. HOOC – COOH + KMnO4 + H2SO4  CO2 + K2SO4 + MnSO4 + H2O
6. CH3 – C  CH + KMnO4 + KOH  CH3 – COOK + K2CO3 + MnO2 + H2O
Bài 19: Hoàn thành các phản ứng oxi hóa khử sau :
1. FeS2 + HNO3 đặc, nóng, dư  NO2 + ......... + ............. + .........
Fe3+, SO2-4, H2O.
2. NO-2 + MnO-4 + OH-  ........... + ............ + ............
NO-3, MnO2-4, H2O
3. FeCl2 + KMnO4 + H2SO4  ........... + ............ + ............ + ............ + ............
Fe2(SO4)3, MnSO4 , K2SO4, Cl2, H2O
Bài 20: Câu 7. Cho các chất và ion sau : Zn2+, Cl2, Fe2+, SO2 , NaOH, NH3, HNO3 ,Fe3+, HCl, HNO3, H2SO4 đ, nóng.
Hãy cho biết những chất nào có tính chất hóa học đặc trưng là tính oxi hóa ? Giải thích và lấy một phương trình với
mỗi chất để chứng minh ?
Cl2, Fe3+, HNO3
Bài 21: Hoà tan hoàn toàn m gam Al vào dung dịch HNO3 rất loãng thu được hỗn hợp gồm 0,015 mol N2O và 0,01
mol NO (không có sản phẩm NH4NO3). Giá trị của m là bao nhiêu ?
1,35 g
Bài 22: Cho 12,9 gam hỗn hợp Al và Mg tác dụng hoàn toàn với dung dịch hỗn hợp gồm H 2SO4 và HNO3 thu được
0,1 mol mỗi khí SO2; NO; N2O. Khối lượng Al có trong hỗn hợp là bao nhiêu ?
8,10 g
Bài 23: Cho m gam Cu tác dụng hết với dung dịch HNO3 thu được 8,96 lít hỗn hợp NO và NO2 có khối lượng15,2
gam. Giá trị của m là bao nhiêu ?
25,6 g.
Bài 24: Hoà tan 6 gam hỗn hợp bột Zn, Fe và Cu vào 200 ml dung dịch HNO3 1,2M thu được khí NO duy nhất, dung
dịch Y và 0,37 gam chất rắn không tan trong dung dịch HCl. Khối lượng muối khan có trong dung dịch là bao nhiêu ?
16,79 g
Bài 25: Hoà tan hoàn toàn 8,9 gam hỗn hợp Zn, Mg bằng dung dịch H2SO4 đặc thu được 1,12 lít SO2 (ở đktc) và 1,6
gam S và dung dịch X. Khối lượng muối khan trong dung dịch X là bao nhiêu ?
28,1 g

D. Phân tích, tổng hợp: Xác định các phần, phân tích mối quan hệ giữa các phần và nhận thức lại những
kiến thức có liên quan. Tập hợp các mối liên hệ trừu tượng hoặc tạo ra một thông tin thống nhất.
Yêu cầu: Sử dụng ít nhất 2 đơn vị kiến thức (ở mức độ cao hơn vận dụng) để giải quyết vấn đề.

Bài 26 : Cân bằng các phản ứng oxi hóa – khử có hệ số bằng chữ sau đây theo phương pháp thăng bằng
electron . Hãy cho biết vai trò chất phản ứng là chất khử, chất oxi hóa hay chất môi trường ? Giải thích.
1. Cu2FeSx + O2  Cu2O + Fe3O4 + SO2
2. M + HNO3  M(NO3)n + NxOy + H2O
3. FexOy + HNO3  Fe(NO3)3 + NxOy + H2O
Bài 27 : Cân bằng các phản ứng oxi hóa – khử có só oxi hóa tăng giảm ở nhiều mức sau đây theo phương
pháp thăng bằng electron . Hãy cho biết vai trò chất phản ứng là chất khử, chất oxi hóa hay chất môi
trường ? Giải thích.
1. FeO + HNO3  Fe(NO3)3 + NO2 + NO + H2O
2. FeO + HNO3  N2O + NO + Fe(NO3)3 + H2O
3. Al + HNO3  Al(NO3)3 + NO + N2O + H2O
Bài 28 : Cân bằng các phản ứng oxi hóa – khử có nhiều chất khử sau đây theo phương pháp thăng bằng
electron . Hãy cho biết vai trò chất phản ứng là chất khử, chất oxi hóa hay chất môi trường ? Giải thích.
1. As2S3 + HNO3 + H2O  H3AsO4 + H2SO4 + NO
2. As2S3 + KClO3 + H2O  H3AsO4 + H2SO4 + KCl
3. Cu2S + HNO3NO + Cu(NO3)2 + CuSO4 + H2O
4. Cu2S.FeS2 + HNO3  Cu(NO3)2 + Fe(NO3)3 + H2SO4 + NO + H2O
5. CuFeS2 + O2 Cu2S + SO2 + Fe2O3
6. FeS2 + H2SO4  Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O
7. Cr2S3 + Mn(NO3)2 + K2CO3  K2CrO4 + K2SO4 + K2MnO4 + NO + CO2
Bài 29 : Hoà tan hoàn toàn 19,2 gam Cu trong dung dịch HNO3 loãng nóng dư, khí NO sinh ra đem trộn với
O2 dư thu được hỗn hợp X. Hấp thụ hỗn hợp X bằng nước để chuyển hết NO2 thành HNO3. Tính số mol O2
đã tham gia phản ứng trong các quá trình đó. Giải bài toán bằng ít nhất hai cách khác nhau ?
0,15 mol
Bài 30 : Hỗn hợp X gồm Cu và Fe có tỷ lệ mol 1: 1. Hòa tan hoàn toàn 12 gam hỗn hợp X trong dung dịch
HNO3 thu được V lít (đktc) hỗn hợp gồm NO2 và NO có tỷ lệ mol 1: 3. Xác định V? Giải bài toán bằng ít
nhất hai cách khác nhau ?
4,48 lít
Bài 31 : Cho khí CO đi qua 23,2 gam Fe3O4 thu được hỗn hợp X gồm Fe, FeO và Fe3O4. Hấp thụ hoàn toàn
khí CO2 tạo thành bằng dung dịch chứa Ba(OH)2 dư thu được 59,1 gam kết tủa. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp
X trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được bao nhiêu lít SO2 (đktc)?
7,84 lít
Bài 32 : Để m gam bột sắt ngoài không khí thu được 14 gam một hỗn hợp chất rắn gồm Fe và các oxit.
Đem hoà tan hoàn toàn hỗn hợp đó trong dung dịch HNO3 loãng nóng dư thu được 2,24 lít khí NO duy nhất
thoát ra (đktc).Xác định giá trị m.
11,48 gam
Bài 33: Nung 11,2 gam Fe với 4,8 gam S thu được chất rắn X. Đốt X trong khí O2 dư thu được sản phẩm
cuối cùng là Fe2O3 và SO2. Tính số mol O2 đã tham gia phản ứng? Giải bài toán bằng ít nhất hai cách khác
nhau ?
0,3 mol
Bài 34: Hỗn hợp X gồm 0,1 mol FeS2 và a mol FeS. Nung hỗn hợp X trong O2 thu được Fe2O3 và SO2. Oxi
hóa hoàn toàn SO2 bằng O2 thành SO3 sau đó cho hấp thụ nước thu được dung dịch axit sunfuric. Cho toàn
bộ lượng Fe2O3 vào dung dịch H2SO4 thu được dung dịch chứa một muối duy nhất. Xác định định số mol O2
đã tham gia các quá trình trên? Giải bài toán theo hai cách khác nhau ?
0,6 mol
Bài 35: Đem hoà tan hỗn hợp m gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, Zn trong dung dịch HNO 3 loãng, nóng dư thu
được 0,4 mol NO và 0,2 mol N2O. (Biết rằng N+5 trong HNO3 chỉ có 2 sự thay đổi số oxi hoá).
a/ Xác định số mol HNO3 đã tham gia phản ứng?
3,6 mol
b/ Cho m gam hỗn hợp X vào dung dịch H2SO4 loãng dư, tính thể tích khí H2 thu được (đktc).
31,36 lít
Bài 36: Hoà tan 6,12g kim loại M trong dd HNO3 2M (lấy dư 20% so với lượng phản ứng) thu được 0,04
mol N2 và 0,035 mol N2O.
a/ Xác định kim loại M
Al
b/ Tính thể tích dung dịch HNO3 đã dùng.
498 ml
Bài 37: X là hỗn hợp bột kim loại Cu và Fe, trong đó Fe chiếm 40% khối lượng. Hoà tan m gam X bằng 200 ml dung
dịch HNO3 2M thu được khí NO duy nhất, dd Y và còn lại 0,7m gam kim loại. Khối lượng muối khan trong dung dịch
Y là bao nhiêu ?
27 g
Bài 38: Hoà tan hoàn toàn m gam hỗn hợp Mg, Al, Fe vào dung dịch HNO3 dư thấy thoát ra 0,6 gam NO duy nhất
(đktc), cô cạn dung dịch thu được 4,57 gam muối khan. Khối lượng hỗn hợp kim loại là bao nhiêu ?
0,85 g
Bài 39: tan hoàn toàn 13,92 gam Fe3O4 bằng dung dịch HNO3 thu được 448 ml khí NxOy(đktc). Công thức của NxOy
là gì ?
NO
Bài 40: Cho 47,2 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeS, FeS2, S tan hết trong dd HNO3 dư thu được dung dịch Y và 38,08 lít
khí NO duy nhất ở đktc. Cho dung dịch BaCl2 dư vào dung dịch Y thì khối lượng kết tủa thu được là bao nhiêu ?
139,8 g

You might also like