You are on page 1of 6

SỞ GD&ĐT THANH HÓA ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II NĂM HỌC 2021 - 2022

TRƯỜNG THPT CHUYÊN LAM SƠN Môn: Ngữ văn, Lớp 11


Thời gian làm bài: 90 phút, không tính thời gian phát đề

Họ và tên học sinh:…………………………………... Lớp:………………………….


I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm): Đọc đoạn trích:
Tôi vừa đọc xong tạp chí Fortune. Một bài báo trong đó mô tả về hội nghị
trên đảo Necker,hòn đảo mà Richard Branson mua cách đây 25 năm. Về niềm vui
khi tất cả những ai tham dự hội nghị đi tàu, cụng ly với nhau và trò chuyện vui vẻ...
Rồi họ nói về Branson, nhà sáng lập tập đoàn Virgin. Tác giả nhận xét rằng ông
có thể nói chuyện với bất cứ ai, về bất cứ đề tài gì, từ ẩm thực đến thể thao. Nhưng
điều gây ấn tượng nhất về nhân vật này là tinh thần vui vẻ lây lan sang người
khác. Branson hình như lúc nào cũng trong tâm trạng lạc quan. Một nhà điều hành
cũng đồng ý và nói thêm: “Đó cũng là yếu tố tôi nhận ra nơi những người thành
công. Họ hình như luôn lạc quan trong tâm hồn.” Thật thú vị.
Vậy điều chúng ta rút ra ở đây là tính lạc quan không phải chỉ hời hợt bên
ngoài, không tẻ nhạt, cũng không ủy mị. Lạc quan là một công cụ rất cần thiết cho
bất cứ ai tận hiến để trở nên thật sự xuất săc - và sống một cuộc đời đủ đầy. Mỗi
ngày đều mang đến nhiều thử thách với những ai dám làm, dám chấp nhận rủi ro
và ước mơ. Đó là chuyện tất yếu khi bạn nỗ lực để vượt trội. Trở thành người lạc
quan nhất sẽ giúp bạn vượt trội hơn mọi người khác và đưa bạn đến nơi mình hằng
mơ ước.
(Trích Đời ngắn đừng ngủ dài-Tác giả Robin Sharma-NXB Trẻ)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản?
Câu 2. Theo tác giả trở thành người lạc quan nhất sẽ giúp bạn đạt được những gì?
Câu 3. Vì sao tác giả cho rằng: Lạc quan là một công cụ rất cần thiết cho bất cứ ai
tận hiến để trở nên thật sự xuất săc - và sống một cuộc đời đủ đầy?
Câu 4. Thông điệp ý nghĩa nhất đối với anh/chị từ câu chuyện về Branson - nhà
sáng lập tập đoàn Virgin được nhắc đến trong văn bản trên là gì?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 150
chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về sự cần thiết của tinh thần lạc quan trong
cuộc sống ?
Câu 2 (5,0 điểm)
Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,
Con thuyền xuôi mái nước song song.
Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả;
Củi một cành khô lạc mấy dòng.

Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,


Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều.
Nắng xuống, trời lên sâu chót vót;
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.
(Trích Tràng giang, Huy Cận, Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục, 2007, tr.29)
Cảm nhận của anh, chị về bức tranh thiên nhiên trong đoạn thơ trên.

.....................Hết.......................

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG THPT CHUYÊN LAM SƠN

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II NĂM HỌC 2021 - 2022

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM

Môn: Ngữ văn, Lớp: 11

(Đáp án và hướng dẫn chấm gồm 03 trang)

Phần Câu Nội dung Điểm

I ĐỌC HIỂU 3,0

1 Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh trả lời như Đáp án: 0,75 điểm.

- Học sinh trả lời không đúng phương thức biểu đạt chính không cho điểm. 0,75
2 Theo tác giả: Trở thành người lạc quan nhất sẽ giúp bạn vượt trội hơn mọi người khác và
đưa bạn đến nơi mình hằng mơ ước.

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh trả lời như đáp án:0,75 điểm

- Học sinh diễn đạt lại ý trong đáp án: 0,5 điểm. 0,75

3 Vì sao tác giả cho rằng: Lạc quan là một công cụ rất cần thiết cho bất cứ ai tận hiến để trở
nên thật sự xuất săc - và sống một cuộc đời đủ đầy?

HS có thể theo gợi ý sau:

- Lạc quan là một công cụ rất cần thiết cho bất cứ ai tận hiến để trở nên thật sự xuất săc… vì lạc quan
giúp con người có thái độ sống tích cực, vượt qua khó khăn… dễ đạt được thành công

- Con người cần xây dựng cho mình thái độ sống lạc quan trong cuộc sống

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh trả lời đúng cả hai ý: 1,0 điểm

- Học sinh trả lời đúng 1 ý và gần được ý thứ 2: 0,75 điểm

- Học sinh trả lời đúng 1 ý: 0,5 điểm

- Học sinh chi trả lời được 1 phần của một ý: 0,25 điểm. 1,0

4 Học sinh rút ra thông điệp cho bản thân và có sự lí giải thuyết phục

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh rút ra được thông điệp và biết cách lí giải: 0,5 điểm

- Học sinh chỉ rút ra được thông điệp: 0,25 điểm 0,5

II LÀM VĂN 7,0

1 Viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý thức bồi dưỡng
tâm hồn của thanh niên hiện nay. 2,0

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn

Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song
hành 0,25

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Sự cần thiết của tinh thần lạc quan trong cuộc sống 0,25
c. Triển khai vấn đề nghị luận

Thí sinh lựa chọn các thao thác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng
phải làm rõ sự cần thiết của tinh thần lạc quan trong cuộc sống

Có thể theo hướng sau: lạc quan giúp con người có được sự phấn chấn, vượt qua được cảm xúc yếu đuối,
bi quan trước khó khăn, nghịch cảnh; tạo động lực cho bản thân, kiên trì, bản lĩnh, ý chí vượt khó để
thành công; truyền cảm hứng và niềm tin cho người khác, thôi thúc họ vượt lên chiến thắng nghịch
cảnh…

Hướng dẫn chấm:

- Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa
lí lẽ và dẫn chứng (0,75 điểm).

- Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng
không tiêu biểu (0,5 điểm).

- Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác đáng, không liên quan mật thiết đến vấn đề
nghị luận, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp (0,25 điểm).

Lưu ý: Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và
pháp luật. 0,75

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt

Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. 0,25

e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

Hướng dẫn chấm: huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân khi bàn luận; có cái nhìn riêng,
mới mẻ về vấn đề; có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận, làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh, đoạn văn
giàu sức thuyết phục.

- Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm.

- Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm. 0,5

2 “Tôi muốn tắt nắng đi

…Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.”

Phân tích tình yêu cuộc sống tha thiết của Xuân Diệu trong đoạn thơ trên,5,0

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề 0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: phân tích tình yêu cuộc sống tha thiết được nhà
thơ Xuân Diệu thể hiện trong đoạn thơ.

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm.

- Học sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận: 0,25 điểm. 0,5

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ
giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:

* Giới thiệu tác giả (0,25 điểm), tác phẩm, đoạn trích (0,25 điểm) 0,5

2,5

* Phân tích tình yêu cuộc sống tha thiết được nhà thơ Xuân Diệu thể hiện trong đoạn thơ:

- Xuân Diệu ước muốn ngự trị thiên nhiên, đoạt quyền tạo hóa, ngăn lại dòng chảy của thời gian; muốn
lưu giữ cho cuộc đời những gì đẹp nhất, ý thức được sự quý giá, vẻ đẹp của nắng xuân, của hương hoa cỏ;
Trái tim yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống tha thiết và say mê của tác giả.

- Xuân Diệu miêu tả bức tranh thiên nhiên hữu tình sâu sắc, có đôi có lứa thật lãng mạn, thiên nhiên mùa
xuân đang trải dài trong khoảng không gian bao la, rộng lớn của đất trời vũ trụ.

- Xuân Diệu nhìn sự sống dưới lăng kính của tình yêu và tuổi trẻ, nhà thơ đắm say, giao hòa cùng vạn vật.
Khát khao cháy bỏng với mùa xuân, với tuổi trẻ, muốn sống trọn trong khoảnh khắc hối hả của thời gian,
tận hưởng cuộc sống một cách sung sướng.

- Tình yêu cuộc sống tha thiết được Xuân Diệu thể hiện bằng thể thơ tự do, từ ngữ giàu sức gợi, giọng
điệu thơ tha thiết, mạnh mẽ...

Hướng dẫn chấm:

- Phân tích đầy đủ, sâu sắc: 2,0 điểm - 2,5 điểm

- Phân tích đầy đủ nhưng có ý chưa sâu sắc hoặc phân tích sâu nhưng chưa thật đầy đủ: 1,0 điểm - 1,75
điểm.

- Phân tích chưa đầy đủ hoặc chung chung, sơ sài: 0,25 điểm - 0,75 điểm.

* Đánh giá:

Tình yêu cuộc sống trần thế tha thiết của Xuân Diệu thể hiện sự thức tỉnh sâu sắc về cái tôi cá nhân; sự
cách tân táo bạo đầy tính cách mạng...

Hướng dẫn chấm:

- Trình bày được 2 ý: 0,5 điểm.


-Trình bày được 1 ý: 0,25 điểm. 0,5

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt

Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. 0,25

e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

Hướng dẫn chấm: Học sinh biết vận dụng lí luận văn học trong quá trình phân tích, đánh giá; biết so sánh
với các tác phẩm khác, với thực tiễn đời sống để làm nổi bật vấn đề nghị luận; văn viết giàu hình ảnh,
cảm xúc.

- Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm.

- Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm. 0,5

Tổng điểm 10,0

..........................Hết............................

You might also like