You are on page 1of 6

CÁC EM THAM KHẢO ĐỀ VÀ ĐÁP ÁN SAU ĐÂY

ĐỀ THI MINH HOẠ KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10

Môn: Ngữ văn Thời gian


làm bài: 120 phút

Phần I. Đọc – hiểu (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Tuổi trăng tròn là tuổi đáng yêu nhất của một đời người. Các em đang mở to đôi mắt nhìn đời và
nhìn cả chính mình. Những ánh nhìn thật trong sáng, thánh thiện và đầy chất thơ. Có một cái gì đang
reo vui tí tách, đang chớm nở, đang nẩy mầm… trong những tâm hồn trẻ thơ chuyển sang người lớn
ấy. Và, chính ở tuổi trăng tròn này đã cho các em những cái nhìn thật mới lạ, đem đến những tư duy
thơ thật đáng yêu…

(Trích Để thấy những vì sao – Nguyễn Xuân Lạc, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1994)

Câu 1. Hãy ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn trích trên ? (0,25 điểm)

Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là phương thức nào ? (0,25 điểm)

Câu 3. Phép lập luận nào được dùng trong đoạn văn ? Giải thích rõ cách dùng phép lập luận này của
tác giả. (0,5 điểm)

Câu 4. Chỉ rõ các từ ngữ thực hiện phép lặp và phép thế trong đoạn trích. (0,5 điểm).

Câu 5. Cụm từ tuổi trăng tròn được sử dụng theo phép tu từ nào ? Phân tích tác dụng của cách dùng
phép tu từ này (0,5 điểm).

Câu 6. Vì sao tác giả lại gọi tuổi trăng tròn là những tâm hồn trẻ thơ (đang) chuyển sang người lớn ?
(0,5 điểm).

Câu 7: Em hãy nêu ít nhất hai nét đáng yêu khác của tuổi trăng tròn. Trả lời trong khoảng 5 dòng.
(0,5 điểm)

Phần II. Làm văn (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Báo Tin tức, số ra ngày 11/4/2015, có đăng tin : Trước thực trạng người trồng dưa Quảng Ngãi liên
tiếp lỗ nặng vì giá dưa rớt giá, ngày 11/4, Tỉnh đoàn Quảng Ngãi đã tiến hành thu mua hơn 10 tấn
dưa các loại với giá 2000 đồng/kg, cao hơn gấp 3 lần mức giá thị trường hiện nay để hỗ trợ người
trồng dưa ở các xã Tịnh Hà, Tịnh Hiệp, huyện Sơn Tịnh, giúp các hộ này vượt qua khó khăn trước
mắt, giảm bớt nỗi lo không biết bán cho ai.

(Lê Phước Như Ngọc – TTXVN)

Là người học sinh của quê hương Quảng Ngãi, em hãy trình bày suy nghĩ về hiện tượng trên qua một
đoạn văn nghị luận (từ 7 đến 10 câu).

Câu 2 (5,0 điểm)


Hãy trình bày cảm nhận của em về hai khổ thơ sau và nêu ra những nét giống và khác nhau giữa hai
khổ thơ này :

- Mặt trời xuống biển như hòn lửa.

Sóng đã cài then, đêm sập cửa.

Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,

Câu hát căng buồm cùng gió khơi.

- Câu hát căng buồm với gió khơi,

Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.

Mặt trời đội biển nhô màu mới,

Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.

(Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận

------------------HẾT---------------

ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM

Phần I. Đọc- hiểu (3,0 điểm)

Câu 1. Câu chủ đề của đoạn văn : Tuổi trăng tròn là tuổi đáng yêu nhất của một đời người.

- Điểm 0,25 : Ghi lại đúng câu văn trên.

- Điểm 0 : Trả lời sai hoặc không trả lời.

Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là phương thức nghị luận.

- Điểm 0,25 : Trả lời đúng như trên hoặc có thể trả lời : nghị luận.

- Điểm 0 : Trả lời sai hoặc không trả lời.

Câu 3. Phép lập luận được dùng trong đoạn văn là phân tích. Bởi vì sau khi viết câu văn nêu khái quát
chủ đề, tác giả lần lượt nêu ra những biểu hiện cụ thể về nét đáng yêu của tuổi trăng tròn.

- Điểm 0,5 : Trả lời đúng, đầy đủ ý như trên.

- Điểm 0,25 : Trả lời không đầy đủ các ý trên hoặc giải thích không rõ ràng.

- Điểm 0 : Trả lời sai hoặc không trả lời.

Câu 4. Các từ ngữ được dùng để thực hiện cho phép lặp và phép thế là :

Phép lặp : Tuổi trăng tròn ; các em.


Phép thế : Các em (thế cho tuổi trăng tròn) ; những tâm hồn trẻ thơ chuyển sang người lớn ấy (thế
cho tuổi trăng tròn và các em).

- Điểm 0,5 : Trả lời đúng và đầy đủ các ý trên.

- Điểm 0,25 : Nêu đúng và đủ từ ngữ thực hiện ở một phép liên kết hoặc trả lời thiếu một từ ngữ nào
đó trong số các từ ngữ nêu trên.

- Điểm 0 : Trả lời sai hoặc không trả lời.

Câu 5. Tuổi trăng tròn được tác giả sử dụng theo phép tu từ ẩn dụ. Phép tu từ này đã giúp tác giả gợi
lên được vẻ đẹp đằm thắm, dịu dàng, đầy mộng mơ và tràn đầy sức sống của lứa tuổi mười lăm. Và,
nhờ đó mà tác giả cũng tỏ bày được tình cảm yêu quí thắm thiết đối với các em.

- Điểm 0,5 : Trả lời đúng, đầy đủ ý như trên hoặc diễn đạt theo cách khác nhưng hợp lí.

- Điểm 0,25 : Nêu đúng phép ẩn dụ nhưng trình bày tác dụng của phép tu từ này không rõ ràng.

- Điểm 0 : Trả lời sai hoặc không trả lời.

Câu 6. Tác giả gọi tuổi trăng tròn là những tâm hồn trẻ thơ (đang) chuyển sang người lớn là vì đây là
lứa tuổi đang ở thời kì chuyển tiếp từ tuổi thiếu niên sang tuổi thanh niên, lứa tuổi không còn là trẻ
thơ nhưng cũng chưa phải là người lớn.

- Điểm 0,5 : Trả lời đúng, đầy đủ ý như trên hoặc diễn đạt theo cách khác nhưng hợp lí.

- Điểm 0,25 : Trả lời không đầy đủ các ý trên hoặc giải thích không rõ ràng.

- Điểm 0 : Trả lời không hợp lí hoặc không trả lời.

Câu 7. Nêu ít nhất 2 nét đáng yêu của tuổi trăng tròn theo suy nghĩ riêng của bản thân, không nhắc
lại ý kiến của tác giả đã nêu trong đoạn trích. Câu trả lời phải chặt chẽ, có sức thuyết phục, đúng số
câu qui định.

- Điểm 0,5 : Nêu ít nhất 2 nét đáng yêu của tuổi trăng tròn theo hướng trên.

- Điểm 0,25 : Trả lời chưa đầy đủ các ý nêu trong định hướng trả lời.

- Điểm 0 : Nhắc lại ý kiến của tác giả hoặc trả lời không hợp lí hoặc không trả lời.

Phần II. Làm văn (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

* Yêu cầu chung : Thí sinh biết vận dụng kiến thức đời sống và kĩ năng về dạng văn nghị luận xã hội
để tạo lập văn bản. Đoạn văn phải có kết cấu rõ ràng, viết đúng chủ đề ; đảm bảo tính liên kết về nội
dung và hình thức ; diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp ; đảm bảo đúng số
câu.

* Yêu cầu cụ thể :

a. Xác định đúng vấn đề nghị luận (rút ra từ bản tin) (0,5 điểm) : Suy nghĩ của bản thân về tấm lòng
nhân ái của tuổi trẻ Quảng Ngãi và cũng là truyền thống thương người như thể thương thân của dân
tộc Việt Nam.

- Điểm 0,5 : Đảm bảo đầy đủ các yêu cầu trên.


- Điểm 0,25 : Đáp ứng được một nửa yêu cầu trên.

- Điểm 0 : Xác định không đúng vấn đề nghị luận.

b. Triển khai luận điểm một cách hợp lí, đúng với kiểu văn bản nghị luận (1.0 điểm): Có thể trình bày
theo nhiều cách khác nhau nhưng tất cả các cách đều phải đảm bảo tính liên kết về nội dung và hình
thức; cần đảm bảo được các ý cơ bản: cảm động trước việc làm ý nghĩa và tình cảm cao quí của tuổi
trẻ Quảng Ngãi ; thấm thía với truyền thống nhân ái của dân tộc ; xác định rõ trách nhiệm của bản
thân đối với quê hương, đất nước,…

- Điểm 1,0 : Đảm bảo đầy đủ các yêu cầu trên.

- Điểm 0,75 : Đảm bảo được các ý cơ bản nhưng còn mắc lỗi liên kết.

- Điểm 0,5 : Đáp ứng được một nửa yêu cầu trên.

- Điểm 0,25 : Có được một vài ý đúng nhưng chưa biết cách triển khai luận điểm và còn mắc lỗi liên
kết.

- Điểm 0 : Không đảm bảo các yêu cầu trên.

c. Diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. (0,25 điểm)

- Điểm 0,25 : Đảm bảo đầy đủ các yêu cầu trên.

- Điểm 0 : Mắc một trong các lỗi : diễn đạt, chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

d. Viết đúng một đoạn và đúng số câu yêu cầu (7-10 câu). (0,25 điểm)

- Điểm 0,25 : Đảm bảo đầy đủ các yêu cầu trên.

- Điểm 0 : Viết hơn một đoạn hoặc thừa/ thiếu số câu theo yêu cầu.

Câu 2. (5,0 điểm)

 Yêu cầu chung:

Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài
viết có bố cục đầy đủ, rõ ràng ; luận điểm chính xác ; văn viết có cảm xúc ; thể hiện khả năng
cảm thụ văn học tốt ; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết ; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ,
ngữ pháp ; trình bày đẹp.

* Yêu cầu cụ thể:

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận. (0,5 điểm)

- Điểm 0,5 : Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và
nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng
làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu
đậm của cá nhân.

- Điểm 0,25 : Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài nhưng các phần chưa thể hiện
đầy đủ yêu cầu nêu trên ; phần Thân bài chỉ có một đoạn văn.

- Điểm 0 : Thiếu phần Mở bài hoặc Kết bài, Thân bài hoặc cả bài chỉ có một đoạn văn.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận. (0,5 điểm)


- Điểm 0,5 : Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: cảm nhận được khung cảnh, khí thế của đoàn
thuyền ra khơi và trở về ; vẻ đẹp của đoàn thuyền đánh cá ; tinh thần hăng say tràn đầy lạc quan
của những ngư dân mới. Từ đó so sánh những nét giống và khác nhau giữa cảnh đoàn thuyền ra khơi
với cảnh đoàn thuyền trở về trong hai khổ thơ.

- Điểm 0,25 : Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, chỉ nêu chung chung.

- Điểm 0 : Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc sang vấn đề khác.

c. Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp ; các luận điểm được triển khai theo trình
tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ ; sử dụng tốt các thao tác lập luận phân tích, so sánh để triển khai
các luận điểm. (3,0 điểm)

- Điểm 3,0 : Đảm bảo các yêu cầu trên, có thể trình bày theo định hướng sau :

+ Giới thiệu tác giả, tác phẩm (đoạn trích).

+ Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của hai đoạn thơ, đồng thời biết phân tích, so sánh giữa
hai đoạn.

++ Khổ đầu : Cảnh đoàn thuyền ra khơi lúc hoàng hôn và tâm trạng náo nức của người đánh cá.

+++ Hoàn cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi : đêm đến, vũ trụ đi vào nghỉ ngơi, tĩnh lặng (nhân
hóa, so sánh).

+++ Khí thế đoàn thuyền ra khơi : hăng hái, vui tươi, sôi nổi.

++ Khổ cuối : cảnh đoàn thuyền trở về.

+++ Khí thế đoàn thuyền trở về lúc rạng đông: hào hùng, mạnh mẽ.

+++ Khung cảnh trở về hết sức tươi đẹp (hình ảnh mặt trời đội biển, mắt cá huy hoàng…).

+++ Nghệ thuật khoa trương, nhân hóa, ẩn dụ.

+ So sánh hai khổ thơ.

++ Cùng có các yếu tố mặt trời, đoàn thuyền, câu hát, nhưng khác : mặt trời xuống và lên,
đêm tới và bình minh, đoàn thuyền ra khơi và trở về.

++ Khổ cuối lặp lại câu hát khổ đầu tạo nên âm vang vừa lạc quan vừa hào hùng của điệp
khúc bài ca lao động, nhưng khác từ cùng và từ với – thanh bằng khác thanh trắc.

- Điểm 2,0 – 2,75 : Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các luận điểm (phân
tích, so sánh) còn chưa được trình bày đầy đủ hoặc liên kết chưa thực sự chặt chẽ.

- Điểm 1,0 – 1,75 : Đáp ứng ½ đến 2/3 các yêu cầu trên.

- Điểm 0,25 – 0,75 : Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên.

- Điểm 0 : Không đáp ứng được yêu cầu nào trong các yêu cầu trên.

d. Sáng tạo. (0,5 điểm)

- Điểm 0,5 : Có cách điễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ, hình ảnh và các yếu tố biểu
cảm); văn viết giàu cảm xúc ; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt.

- Điểm 0,25 : Diễn đạt hay ; có so sánh nhưng còn hạn chế.
- Điểm 0 : Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo ; không so sánh.

e. Chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. (0,5 điểm)

- Điểm 0,5 : Không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

- Điểm 0,25 : Mắc một số lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

- Điểm 0 : Mắc nhiều lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

------------------HẾT---------------------------------HẾT---------------

You might also like