You are on page 1of 31

ĐỀ 1

I. ĐỌC HIỂU (5,0 điểm)


Đọc bài thơ sau Em nói, anh nghe tiếng lẫn lời;
Hồn em anh thở ở trong hơi.
ÁO TRẮNG Nắng thơ dệt sáng trên tà áo,
Áo trắng đơn sơ, mộng trắng trong, Lá nhỏ mừng vui phất cửa ngoài
Hôm xưa em đến, mắt như lòng
Nở bừng ánh sáng. Em đi đến,
Gót ngọc dồn hương, bước toả hồng. Đôi lứa thần tiên suốt một ngày.
Em ban hạnh phúc chứa đầy tay.
Em đẹp bàn tay ngón ngón thon; Dịu dàng áo trắng trong như suối
Em duyên đôi má nắng hoe tròn. Toả phất đôi hồn cánh mộng bay.
Em lùa gió biếc vào trong tóc (Huy Cận)
Thổi lại phòng anh cả núi non.

Thông tin cơ bản về tác giả, tác phẩm


Huy Cận (1919 – 2005) tên khai sinh là Cù Huy Cận, quê ở Hà Tĩnh. Huy Cận yêu thích
thơ ca Việt Nam, thơ Đường và chịu nhiều ảnh hưởng của văn học Pháp. Thơ Huy Cận hàm súc,
giàu chất suy tưởng, triết lí. Ông là một trong những gương mặt tiêu biểu của thơ ca Việt Nam
hiện đại và đã được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (1996).
Áo trắng là bài thơ tiêu biểu của Huy Cận, in trong tập Lửa thiêng, NXB Đời nay, Hà Nội,
1940.
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ?
A. Tự sự
B. Biểu cảm
C. Nghị luận
D. Thuyết minh

Câu 2. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?
A. Bảy chữ
B. Lục bát
C. Song thất lục bát
D. Tự do
Câu 3. Chủ thể trữ tình trong bài thơ là ai?
A. Nhân vật “anh”
B. Nhân vật “em”
C. Tác giả
D. Chủ thể ẩn
Câu 4. Xác định hình ảnh trung tâm của bài thơ?
A. Hình ảnh áo trắng
B. Hình ảnh cô gái
C. Hình ảnh bàn tay
D. Hình ảnh mái tóc
Câu 5. Nêu hiệu quả của phép điệp trong khổ thơ thứ 2 của bài thơ?
A. Tăng sức gợi hình, khắc họa vẻ đẹp nên thơ của khung cảnh thiên nhiên.
B. Tạo giọng điệu khắc khoải, bộc lộ tâm trạng giận hờn, trách móc của “anh”
C. Tạo nhip điệu, nhấn mạnh vẻ đẹp trong trẻo, trẻ trung của người con gái.
D. Tạo sự sinh động, khẳng định tình yêu mãnh liệt, nồng nàn của người con gái.
Câu 6. Phát biểu nào sau đây nói về vẻ đẹp của cô gái trong bài thơ?
A. Vẻ đẹp rực rỡ, tươi vui
B. Vẻ đẹp đoan trang, thùy mị
C. Vẻ đẹp tinh khôi, thánh thiện
D. Vẻ đẹp đằm thắm, dịu dàng
Câu 7. Dòng nào nói đúng về tâm trạng của chủ thể trữ tình trong bài thơ?
A. Tâm trạng ngỡ ngàng khi gặp người yêu.
B. Tâm trạng nhớ nhung khi xa người yêu.
C. Tâm trạng bối rối khi gặp người yêu.
D. Tâm trạng hạnh phúc khi người yêu đến.
Trả lời câu hỏi/ Thực hiện các yêu cầu:
Câu 8. Chỉ ra ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh “áo trắng” trong bài thơ?
Câu 9. Nhận xét về tình cảm của nhân vật trữ tình với người con gái được thể hiện trong bài thơ?
Câu 10. Từ bài thơ, anh/ chị có suy nghĩ gì về ý nghĩa của tình yêu chân chính trong cuộc đời
mỗi người (trả lời trong khoảng 5-7 dòng)?
II. VIẾT (5,0 điểm)
Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về
cấu tứ, hình ảnh trong bài thơ “Áo trắng” (Huy Cận).
*** Hết***

Phần Câu Nội dung Điểm


I ĐỌC HIỂU 5,0
1 B 0.5
2 A 0.5
3 A 0.5
4 B 0.5
5 C 0.5
6 C 0.5
7 D 0.5
8 HS nêu được ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh “áo trắng” được thể 0.5
hiện trong bài thơ:
- Là biểu tượng cho vẻ đẹp tinh khôi, trong trắng của cô gái.
- Là biểu tượng cho sự thơ mộng, trong sáng, hồn nhiên của tình yêu
tuổi học trò.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời được như đáp án hoặc diễn đạt tương đương: 0.5
điểm.
- Học sinh trả lời được 1 ý trong hai ý trên: 0.25 điểm
- Học sinh trả lời không đúng: không cho điểm
9 HS nêu nhận xét về tình cảm của nhân vật trữ tình với người con gái 0.5
được thể hiện trong bài thơ:
- Niềm say mê, sự ngỡ ngàng, ngất ngây, hạnh phúc trong tình yêu.
- Đó là tình cảm đầy đẹp đẽ, chân thành, trong sáng, hồn nhiên của
những rung động đầu đời.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời được như đáp án hoặc diễn đạt tương đương: 0.5
điểm.
- Học sinh trả lời được 1 ý trong hai ý trên: 0.25 điểm
- Học sinh trả lời không đúng: không cho điểm
10 HS bày tỏ suy nghĩ về ý nghĩa của tình yêu chân chính trong cuộc đời 0.5
của mỗi người. Sau đây là một số gợi ý:
- Tình yêu chân chính có ý nghĩa cao đẹp và thiêng liêng bởi đó là
nền tảng của một gia đình hạnh phúc, là cơ sở để duy trì và phát triển
của nhân loại.
- Giúp mỗi người hoàn thiện bản thân, đem lại hạnh phúc, tiếp thêm
sức mạnh để vượt qua mọi khó khăn thử thách
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời được như đáp án hoặc diễn đạt tương đương: 0.5
điểm.
- Học sinh trả lời được 1 ý trong hai ý trên: 0.25 điểm
- Học sinh trả lời không đúng: không cho điểm
II VIẾT 5,0
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận văn học 0.25
Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài
khái quát được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0.25
Phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về cấu tứ và hình ảnh
của bài thơ đã cho ở phần Đọc hiểu.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0.25
- Học sinh chưa xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0.0 điểm
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm 2.75
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được
vấn đề cần bàn luận, hệ thống luận điểm chặt chẽ, lập luận thuyết
phục, sử dụng dẫn chứng hợp lí.
Sau đây là một số gợi ý:
* Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm
* Xác định và phân tích, đánh giá chủ đề
- Xác định chủ đề: Bài thơ là tâm trạng ngỡ ngàng trước vẻ đẹp tinh
khôi, trong sáng của người yêu; là niềm hạnh phúc, vui sướng ngất
ngây của cậu học trò khi được sống trong tình yêu thơ mộng.
- Phân tích, đánh giá chủ đề:
+ Tình yêu tuổi học trò là một chủ đề khá quen thuộc trong thơ ca
hiện đại. Tình yêu tuổi học trò bài thơ trên vừa mang những vẻ đẹp
chung, vừa có những nét độc đáo, gây ấn tượng sâu đậm trong lòng
người đọc.
+ Tình yêu trong bài thơ là niềm hạnh phúc, là khoảnh khắc kì diệu,
biến cuộc đời thành một cõi thần tiên. Từ tình yêu của anh và em
trong bài thơ, nhắc nhở chúng ta cần trân trọng tình yêu đẹp, biết tận
hưởng niềm hạnh phúc trong tình yêu, biết yêu thương và trân quý
phút giây hạnh phúc trong cuộc đời.
* Phân tích, đánh giá nghệ thuật:
- Cấu tứ của bài thơ:
+ Tứ thơ được khắc họa qua khoảnh khắc gặp gỡ của đôi trai gái: cô
gái đến thăm chàng trai mình yêu. Cuộc gặp gỡ ấy được cảm nhận
qua cái nhìn (từ xa đến gần), qua tâm trạng của chàng trai (từ ngạc
nhiên ngỡ ngàng đến đắm say hạnh phúc). Bắt đầu từ cái hình ảnh
“nở bừng ánh sáng em đi đến” với “gót ngọc dồn hương”, “bước tỏa
hồng”, rồi gần hơn với bàn tay “ngón ngón thon”, “đôi má nắng hoe
tròn”, với mái tóc, rồi hơ i thở, tiếng nói, rồi tất cả dần hòa quyện tạo
thành một sự say đắm trong hạnh phúc hội ngộ. Bài thơ kết thúc với
sự hòa hợp và thăng hoa của hai tâm hồn tinh khôi.
+ Với cấu tứ độc đáo, bài thơ giống như một câu chuyện kể về sự
diễn tiến của cuộc gặp gỡ, vừa thể hiện những bước đi của tình yêu từ
chớm nở đến viên thành. Cấu tứ ấy cũng cho ta thấy được những
cung bậc cảm xúc mỗi lúc một mãnh liệt của chàng trai đang yêu.
- Nghệ thuật xây dựng hình ảnh:
+ Hình tượng trung tâm của bài thơ là cô gái, qua cái nhìn say đắm
của chàng trai. Tất cả các hình ảnh trong bài thơ đều tập trung thể
hiện vẻ đẹp lung linh tỏa sáng, tinh khôi thơ mộng của hình tượng
trung tâm đó.
+ Mở đầu bài thơ là sự xuất hiện của hình ảnh “áo trắng”, gợi lên vẻ
đẹp trong trắng của tuổi học trò với “mộng trắng trong”. Màu trắng ấy
khiến cô gái khi xuất hiện, như tỏa ra ánh sáng rực rỡ: “Nở bừng ánh
sáng”.
+ Những bước đi của cô gái cũng được miêu tả thật đẹp với “gót ngọc
dồn hương, bước tỏa hồng”. Dưới cái nhìn si tình, lãng mạn của
chàng trai, cô gái mang một vẻ đẹp trong ngần, tỏa ra hương thơm kì
diệu.
+ Khi đến gần hơn, vẻ đẹp của cô gái được miêu tả ở “bàn tay ngón
ngón thon”, ở “đôi má nắng hoe tròn”, mái tóc xanh tràn đầy sức
sống, như mang cả hơi thở của trời đất, núi non, cả tiếng nói ngọt
ngào của người yêu, hứng trọn cả “tiếng lẫn lời”.
+ Bài thơ khép lại cũng với hình ảnh “áo trắng” nhưng kết tinh, thăng
hoa: không còn là tà áo trắng trong hiện thực, mà dường như đã trở
thành đôi cánh của thiên thần, khiến cả đôi hồn cùng bay lên trong
một tình yêu thần tiên say đắm.
+Toàn bộ hệ thống hình ảnh trong bài thơ đều thống nhất tập trung
làm nổi bật vẻ đẹp tinh khôi của cô gái; đồng thời cũng làm nổi bật vẻ
đẹp trong trẻo, thơ mộng của tình yêu tuổi học trò.
Hướng dẫn chấm:
- Phân tích đầy đủ, sâu sắc: 2.75 điểm
- Phân tích tương đối đầy đủ: 2.25 – 2.5 điểm
- Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc: 1.5 – 2.0 điểm
- Phân tích chung chung, không rõ các biểu hiện: 0.5 -1.25 điểm.
- Không phân tích, phân tích sơ sài:0.0-0.25
* Đánh giá khái quát 0.5
- Khẳng định giá trị tư tưởng và giá trị thẩm mĩ của bài thơ
- Khái quát đặc sắc nghệ thuật của bài thơ
Hướng dẫn chấm:
- Trình bày được 2 ý: 0.5 điểm
- Trình bày được 1 ý: 0.25 điểm
* Rút ra ý nghĩa, thông điệp của bài thơ đối với bản thân, thế hệ 0.5
d. Chính tả, ngữ pháp 0,25
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.
Hướng dẫn chấm:
Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp
e. Sáng tạo: Bài viết có giọng điệu riêng; cách diễn đạt sáng tạo, sử 0.5
dụng kiến thức lí luận; văn phong trôi chảy; kết hợp các phương thức
biểu đạt và kiến thức tiếng Việt để bài viết giàu hình ảnh, cảm xúc.
Tổng điểm 10.0
Đề 2
Đọc văn bản:
MIỀN QUÊ
(Nguyễn Khoa Điềm)1

Lại về mảnh trăng đầu tháng


Mông lung mặt đồng bóng chiều,
Tiếng ếch vùi trong cỏ ấm
Lúa mềm như vai thân yêu

Mùa xuân, là mùa xuân đấy


Thả chim, cỏ nội hương đồng
Đàn trâu bụng tròn qua ngõ
Gõ sừng lên mảnh trăng cong

Có gì xôn xao đằm thắm


Bao nhiêu trông đợi chóng chầy
Đàn em tóc dài mười tám
Thương người ra lính hôm mai

Để rồi bao nhiêu gió thổi


Bên giếng làng, ngoài bến sông
Có tiếng hát như con gái
Cao cao như vầng trăng trong...
(Nguồn: Thơ Nguyễn Khoa Điềm, tuyển tập 40 năm do tác giả
chọn, NXB Văn học, 2012)

Lựa chọn đáp án đúng:


Câu 1: Xác định nhân vật trữ tình trong văn bản:
A. Đàn em B. Người lính C. Tác giả D. Người con gái

1
Nguyễn Khoa Điềm sinh ngày 15 tháng 4 năm 1943, tại thôn Ưu Điềm, xã Phong Hòa, huyện Phong
Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Thơ của Nguyễn Khoa Điềm lấy chất liệu từ văn học Việt Nam và cảm
hứng từ quê hương, con người và tình thần chiến đấu của người chiến sĩ Việt Nam yêu nước... Thơ ông
hấp dẫn bởi sự kết hợp giữa cảm xúc nồng nàn và suy tư sâu lắng của người trí thức về đất nước và con
người Việt Nam. Điểm nổi bật của phong cách thơ Nguyễn Khoa Điềm nằm ở cảm hứng hiện thực thời
đại, đề tài quen thuộc, cách thể hiện cái tôi đa dạng, lớp từ, hình ảnh cảm xúc sâu sắc và ý nghĩa lịch sử
và văn hóa độc đáo.
Câu 2: Xác định thời gian nghệ thuật trong bài thơ?
A. Sáng sớm
B. Chiều tà
C. Đêm muộn
D. Đứng bóng
Câu 3: Hai câu thơ dưới đây sử dụng biện pháp tu từ nổi bật nào:
Tiếng ếch vùi trong cỏ ấm
Lúa mềm như vai thân yêu
A. Hoán dụ
B. So sánh
C. Liệt kê
D. Nhân hoá
Câu 4: Đâu là ý đúng nhất khi cảm nhận về bức tranh đồng quê của nhà thơ:
A. Nhộn nhịp, tấp nập, đông vui.
B. Hiu quạnh, ảm đạm, heo hút, mờ nhạt
C. Thanh bình, tươi sáng, nhẹ nhàng, thơ mộng.
D. Mênh mông, bát ngát, bao la.
Câu 5: Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là:
A. Trân trọng những kỉ niệm tuổi thơ gắn với quê hương
B. Nỗi nhớ về những kỉ niệm ấu thơ gắn bó với bạn bè
C. Nỗi nhớ về những kỉ niệm gắn bó với dòng sông quê
D. Ngợi ca vẻ đẹp của thiên nhiên và con người nơi miền quê hương yêu dấu
Câu 6: Đáp án nào không phải giá trị nghệ thuật của bài thơ:
A.Vận dụng linh hoạt sáng tạo các hình ảnh thiên nhiên để miêu tả bức tranh miền quê
B. Ngôn ngữ thơ trong sáng, nhẹ nhàng sử dụng linh hoạt các biện pháp nghệ thuật
C. Hình ảnh thơ chân thực, sinh động gắn với đời sống và tâm hồn của con người
D. Ngôn ngữ bác học, mang phong vị cổ điển, sử dụng nhiều điển tích điển cố
Câu 7: Bài thơ đã đem đến bài học ý nghĩa nào:
A. Cần trân trọng những vẻ đẹp bình dị của quê hương vì nó góp phần nuôi dưỡng và bồi đắp
tâm hồn con người
B. Cần yêu quý quê hương vì đó là cái nôi nuôi dưỡng con người
C. Cần biết ơn quê hương đã nuôi dưỡng sự sống con người
D. Cần hăng say lao động vì có như thế mới tạo ra thành quả tốt đẹp cho quê hương.

Trả lời các câu hỏi:


Câu 8: Hình ảnh mảnh trăng đầu tháng ở đầu bài thơ gợi cho anh/chị suy nghĩ gì?
Câu 9: Anh/ chị hiểu như thế nào về hai câu thơ sau (trình bày trong một đoạn văn từ 3 - 5 câu)?
Có tiếng hát như con gái
Cao cao như vầng trăng trong...
Câu 10: Từ nội dung của bài thơ, anh /chị hãy chia sẻ những việc thế hệ trẻ cần làm để lưu giữ
và phát triển vẻ đẹp của quê hương?
ĐÁP ÁN

Phần Câu Nội dung Điểm

I ĐỌC HIỂU 5,0

Câu 1 2 3 4 5 6 7
1-7 3,5
Đáp án C B B C D D A
Hướng dẫn chấm: Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm

Hình ảnh: Mảnh trăng đầu tháng gợi lên:


Sự bắt đầu, sự lặp lại của một hiện tượng thiên nhiên (trăng)
Sự mới mẻ, sự khởi đầu cho một hành trình mới, một dự định mới
Dấu hiệu để gợi nhớ, gợi nhắc con người về những giá trị bền vững trong
8 cuộc sống…. 0,5
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời đúng như đáp án: 0,5 điểm
- Học sinh trả lời 1 đến 2 đáp án: 0,25 điểm
- Học sinh trả lời sai: 0,0 điểm.
Hiểu về câu thơ: Có tiếng hát như con gái
Cao cao như vầng trăng trong...
- Tiếng hát được ví như con gái, như vầng trăng trong… Cách so sánh
thú vị gợi tả ấn tượng được niềm lạc quan, yêu đời cùng sự mê say của
con người trước vẻ đẹp nên thơ của quê hương, trước tâm tình kín đáo
mà sâu nặng của lòng người.
- Tiếng hát trẻ trung, trong sáng, vút cao… thể hiện được sức sống tâm 0,5
hồn, tình yêu
9
- Tiếng hát cũng chính là tiếng lòng của con người…
Hướng dẫn chấm: Đảm bảo dung lượng và hình thức của một đoạn văn
ngắn với các yêu cầu cụ thể sau:
– Học sinh trả lời như đáp án hoặc diễn đạt tương đương: 0,5 điểm
– Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,25
điểm
– Học sinh trả lời không đúng hoặc không trả lời: 0,0 điểm

10 Những điều thế hệ trẻ cần làm để lưu giữ và phát triển vẻ đẹp của quê
hương:
0,5
Một số gợi ý:
Chăm chỉ học tập, rèn luyện, trau dồi tri thức, hoàn thiện nhân cách để
sau này dựng xây quê hương.
Sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình, cộng đồng
Có ý thức gìn giữ truyền thống văn hóa của quê hương…
Tham gia gìn giữ, quảng bá và phát triển những nét đẹp của quê hương
mình…
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời đúng như đáp án hoặc ý tương đương: 0,5 điểm
II VIẾT 5,0
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái 0,5
quát được vấn đề
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: sức mạnh niềm tin của giới trẻ
hiện nay.
Hướng dẫn chấm: 0,5
- Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,25 điểm.
- Học sinh xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0,0 điểm.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm 3,0
Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các
thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là
một vài gợi ý cần hướng tới:
- Văn bản nói đến những thử thách của tuổi trẻ và khuyên tuổi trẻ cần có
niềm tin trong cuộc sống.
- Giải thích: niềm tin là thứ bạn cảm nhận, tin tưởng vào một điều gì đó
và mong muốn nó sẽ xảy ra theo cách mà bạn suy nghĩ.
- Phân tích, đánh giá, bàn bạc: Đứng trước những khó khăn, thử thách
trong cuộc đời, chúng ta thường nản lòng, chùn bước. Niềm tin có ý
nghĩa rất quan trọng trong cuộc sống của mỗi con người.
+ Niềm tin sẽ giúp ta mạnh mẽ, bản lĩnh để vượt qua tất cả.
+ Niềm tin là động lực giúp bạn hoàn thành những mong muốn, dự
định và đạt được mục tiêu của mình. Nó có thể định hướng và quyết định
những hành động đúng đắn của bạn.
+ Niềm tin tạo ra năng lượng tích cực giúp bạn xóa bỏ những rào cản,
tăng lòng nhiệt huyết, phát huy những năng lực và hành động khác của
bản thân.
- Phê phán những người sống thiếu niềm tin: thường cảm giác bất an lo
lắng, thiếu năng lượng, thiếu nỗ lực khiến bản thân buông xuôi.
- Bài học: Không có niềm tin thì cuộc sống sẽ vô nghĩa. Vì vậy, cần có
niềm tin và hy vọng bạn sẽ thành công và hạnh phúc. Trước khi tin vào
điều gì đó thì hãy tin vào chính bạn.
Hướng dẫn chấm:
- Phân tích đầy đủ, sâu sắc: 2,5 - 3,0 điểm.
- Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 1,5 điểm – 2,25 điểm.
- Phân tích chung chung, sơ sài: 0,25 điểm – 1,25 điểm.
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.
0,5
Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính
tả, ngữ pháp.
e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách
0,5
diễn đạt mới mẻ.
Tổng 10
ĐỀ SỐ 3
I. ĐỌC HIỂU (5,0 điểm)
Đọc bài thơ sau:
CHÂN QUÊ
(Nguyễn Bính)
Hôm qua em đi tỉnh về,
Đợi em ở mãi con đê đầu làng.
Khăn nhung, quần lĩnh rộn ràng.
Áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi!
Nào đâu cái yếm lụa sồi?
Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân?
Nào đâu cái áo tứ thân?
Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?

Nói ra sợ mất lòng em,


Van em! Em hãy giữ nguyên quê mùa.
Như hôm em đi lễ chùa,
Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh.
Hoa chanh nở giữa vườn chanh,
Thầy u mình với chúng mình chân quê.
Hôm qua em đi tỉnh về,
Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều.
(Nguyễn Bính, Nước giếng thơi, NXB Hội Nhà văn, 1957)
Chú thích:
Nguyễn Bính (1918-1966) là một nhà thơ và nhà văn nổi tiếng của Việt Nam. Ông được
coi là một trong những nhà thơ lớn của thời kỳ trước đổi mới văn học Việt Nam. Sinh ra trong
một gia đình nghèo ở miền Nam, Nguyễn Bính đã có cuộc đời rất khó khăn và đầy biến động.
Các tác phẩm của Nguyễn Bính có thể chia làm hai dòng "lãng mạn" và "cách mạng" mà
dòng nào cũng có số lượng đồ sộ nhưng khi nói về Nguyễn Bính là nói về nhà thơ lãng mạn của
làng quê Việt Nam. Thơ Nguyễn Bính đến với bạn đọc như một cô gái quê kín đáo, mặn mà,
duyên dáng. Người đọc thấy ở thơ ông những nét dung dị, đằm thắm, thiết tha, đậm sắc hồn dân
tộc, gần gũi với ca dao. Cái tình trong thơ Nguyễn Bính luôn luôn mặn mà, mộc mạc, sâu sắc và
tế nhị hợp với phong cách, tâm hồn của người Á Đông. Vì vậy thơ Nguyễn Bính sớm đi sâu vào
tâm hồn của nhiều lớp người và đã chiếm lĩnh được cảm tình của đông đảo bạn đọc từ thành thị
đến nông thôn. Đặc biệt là lớp người bình dân, họ thuộc lòng, ngâm nga nhiều nhất. Vì ngoài
phần ngôn ngữ bình dân dễ hiểu, dễ thuộc còn một vấn đề khác khiến thơ ông trường tồn chính là
tiếng nói trong thơ ông cũng là tiếng nói của trái tim nhân dân thời đó.
Trong khi hầu hết các thi sĩ trong phong trào Thơ mới chịu ảnh hưởng của thơ phương
Tây, Nguyễn Bính lại gắn bó và hấp thụ tinh hoa ca dao, dân ca, truyện thơ dân gian cả về nội
dung lẫn hình thức. Bài thơ "Chân quê" chính là tuyên ngôn của thơ Nguyễn Bính.
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1. Văn bản trên được viết theo thể thơ nào?
A. Thất ngôn bát cú Đường Luật C. Lục bát
B. Lục bát biến thể D. Song thất lục bát
Câu 2. Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai?
A. Cô gái thôn quê C. Người đàn ông
B. Chàng trai thôn quê D. Tác giả
Câu 3. Tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì trong hai câu thơ sau:
Nào đâu cái yếm lụa sồi?
Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân?
A. Nhân hoá C. Điệp ngữ
B. Câu hỏi tu từ D. So sánh
Câu 4. Hình ảnh cô gái trong bài thơ được giới thiệu, xuất hiện trong hoàn cảnh cụ thể nào?
A. Cô gái chuẩn bị đi tỉnh C. Cô gái đi tỉnh về
B. Cô gái đi xa về D. Cô gái đi chợ về
Câu 5. Câu thơ “Đợi em ở mãi con đê đầu làng” cho thấy chàng trai có tình cảm như thế nào
với cô gái?
A. Yêu và mong chờ C. Thân thiết, gần gũi
B. Dửng dưng, xa cách D. Giận dỗi vì phải chờ đợi
Câu 6. Nguyên nhân nào khiến chàng trai trong bài thơ có tâm trạng đau khổ, xót xa?
A. Cô gái không còn yêu chàng trai C. Sự thay đổi của cô gái
B. Cô gái đi lấy chồng D. Cô gái đi tỉnh và không về nữa
Câu 7. Nhận xét nào phù hợp nhất để nói về tình cảm của nhân vật trữ tình đối với cô gái được
thể hiện trong bài thơ?
A. Tình cảm khách sáo, xa lạ
B. Tình cảm yêu đương mãnh liệt
C. Tình cảm mộc mạc, chân thành, tha thiết
D. Tình cảm tương tư, nhớ nhung, tha thiết
Trả lời các câu hỏi/thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 8. Anh/Chị hiểu như thế nào về ý nghĩa của câu thơ: “Hoa chanh nở giữa vườn chanh”?
Câu 9. Nhận xét của anh/chị về thông điệp mà nhà thơ Nguyễn Bính muốn gửi gắm đến bạn đọc
qua bài thơ trên.
Câu 10. Theo anh/chị, làm thế nào để gìn giữ được những nét đẹp văn hoá truyền thống trong
bối cảnh hội nhập toàn cầu hiện nay?
II. VIẾT (5,0 điểm)
Viết một bài nghị luận (khoảng 500 chữ) phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của
bài thơ “Chân quê” (Nguyễn Bính).

HƯỚNG DẪN CHẤM


Phần Câu Nội dung Điểm
I ĐỌC HIỂU 5,0
1 C 0,5
2 B 0,5
3 B 0,5
4 C 0,5
5 A 0,5
6 C 0,5
7 C 0,5
8 Ý nghĩa của câu thơ: Hoa chanh nở giữa vườn chanh 0,5
Thí sinh có thể có nhiều cách lí giải, cảm nhận riêng về ý
nghĩa của câu thơ nhưng cần đảm bảo tính hợp lí, biết đặt câu
thơ trong cả văn bản để lí giải. Sau đây là gợi ý:
- Hoa chanh: Hoa của cây chanh, một loại cây quen thuộc ở
làng quê; biểu tượng cho vẻ đẹp mộc mạc, tự nhiên, thanh
khiết
- Vườn chanh: không gian, môi trường sống của chanh, nơi
chanh được nuôi lớn; biểu tượng cho không gian văn hoá làng
quê quen thuộc, bình dị.
=> Ý nghĩa cả câu: Hoa chanh chỉ đẹp khi nở giữa vườn
chanh, nơi nó thuộc về; mỗi con người đều có nguồn cội, vùng
quê, chúng ta phải biết trân trọng và sống sao cho phù hợp, hài
hoà với phong tục với vẻ đẹp mộc mạc của quê hương mình.
Hướng dẫn chấm:
- Thí sinh giải thích được hai hình ảnh “hoa chanh”, “vườn
chanh” hoặc giải thích gộp ý nghĩa của hai hình ảnh này một
cách hợp lí: 0,25 điểm
- Thí sinh giải thích được ý nghĩa cả câu: 0,25 điểm
9 - Thông điệp ý nghĩa mà nhà thơ Nguyễn Bính muốn gửi gắm 0,5
qua bài thơ: Có thể theo hướng:
Cần giữ gìn nét đẹp văn hóa truyền thống của quê hương
- Nhận xét về thông điệp đó: Thí sinh đưa ra những nhận xét,
đánh giá thuyết phục, hợp lí. Có thể theo hướng: Đó là thông
điệp sâu sắc của một con người nặng lòng gắn bó với quê
hương, với những giá trị văn hoá truyền thống.
Hướng dẫn chấm:
- Thí sinh rút ra thông điệp ý nghĩa qua bài thơ: 0,25 điểm
- Thí sinh nhận xét được thông điệp đó: 0,25 điểm
10 Làm thế nào để gìn giữ được những nét đẹp văn hoá truyền 0,5
thống trong bối cảnh hội nhập toàn cầu hiện nay?
Thí sinh có thể đưa ra nhiều giải pháp khác nhau nhưng cần
đảm bảo tính thuyết phục, không vi phạm các chuẩn mực đạo
đức và pháp luật. Sau đây là gợi ý:
- Học tập, tìm hiểu để nhận thức đầy đủ về vẻ đẹp và giá trị
văn hoá truyền thống của quê hương, đất nước mình.
- Phát huy những giá trị văn hoá truyền thống, biến nó thành
lợi thế để hội nhập, phát triển kinh tế.
- Tránh việc bảo thủ, không tiếp nhận những tinh hoa văn hoá
của nước ngoài để làm giàu cho văn hoá dân tộc

Hướng dẫn chấm:
- Thí sinh nêu được 1 giải pháp hợp lí: 0,25 điểm
- Thí sinh nêu được từ 02 giải pháp hợp lí trở lên: 0,25 điểm
II VIẾT 5,0
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0,5
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết
bài khái quát được vấn đề
b. Xác định đúng yêu cầu của đề. 0,25
- Nội dung và nghệ thuật của bài thơ “Chân Quê” của Nguyễn
Bính
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,25 điểm.
- Học sinh xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0,0
điểm.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
HS có thể viết bài nhiều cách trên cơ sở kết hợp được lí lẽ và
dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm; đảm
bảo các yêu cầu sau:
- Giới thiệu ngắn gọn về tác giả Nguyễn Bính và bài thơ 0,25
“Chân quê”.
- Phân tích, đánh giá đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài 3,0
thơ:
Thí sinh có thể nêu cảm nhận, phân tích, đánh giá bài thơ theo
nhiều cách hoặc theo quan điểm cá nhân nhưng cần đảm bảo
2 ý cơ bản sau:
+ Về nội dung: Bài thơ viết về tâm trạng của một chàng trai
quê, đang đứng trước bi kịch khi muốn níu giữ những vẻ đẹp
truyền thống của quê hương mà người yêu anh lại có sự thay
đổi đáng buồn khi “đi tỉnh về”. Cô gái quê đã chịu ảnh hưởng
không chỉ từ trang phục mà còn cả lối sống, tâm hồn của văn
hoá thành thị phương Tây. Điều ấy khiến chàng trai ngỡ
ngàng, tiếc nuối, buồn khổ. Qua đó, bài thơ là lời nhắn nhủ
hãy giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống của quê hương, dân
tộc.
+ Về nghệ thuật: Thể thơ lục bát truyền thống; giọng điệu tâm
tình, tha thiết; cách gieo vần, ngắt nhịp vừa kế thừa truyền
thống vừa có những cách tân mới mẻ; sự kết hợp các biện
pháp tu từ: liệt kê, điệp, câu hỏi tu từ; kết hợp hài hòa giữa tự
sự và trữ tình; các từ ngữ, hình ảnh quen thuộc, dân dã;
- Đánh giá khái quát về chủ đề, đặc sắc nghệ thuật của bài thơ.
Hướng dẫn chấm:
- Phân tích đầy đủ, sâu sắc: 2,5 – 3,0 điểm.
- Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 1,5 điểm – 2,25 điểm.
- Phân tích chung chung, sơ sài: 0,75 điểm – 1,25 điểm.
- Phân tích lan man hoặc lạc đề: 0,0 - 0,5 điểm
d. Chính tả, ngữ pháp 0,5
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.
e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có 0,5
cách diễn đạt mới mẻ, trong quá trình phân tích biết liên hệ với
các tác phẩm khác, liên hệ thực tế đời sống để khắc sâu thêm
giá trị của tác phẩm.
Tổng điểm 10.0
ĐỀ SỐ 4
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc văn bản sau:
Người lên ngựa, kẻ chia bào
Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san
Dặm hồng bụi cuốn chinh an
Trông người đã khuất mấy ngàn dâu xanh
Người về chiếc bóng năm canh
Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi
Vầng trăng ai xẻ làm đôi
Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường
(Trích “Truyện Kiều”, Nguyễn Du, NXB Giáo dục Việt Nam)
(*Chú thích: chia bào: rời vạt áo; màu quan san: màu đỏ, ngụ ý chỉ sự xa xôi cách trở; chinh an:
việc đi đường xa; gối chiếc: gối đơn – ngụ ý chỉ sự cô đơn; dặm trường: đường xa)

Trả lời câu hỏi từ 1 đến 8 (lựa chọn 1 phương án đúng):


Câu 1. Xác định thể thơ được sử dụng trong đoạn trích.
A. Tự do
B. Song thất lục bát
C. Lục bát
D. Thất ngôn.
Câu 2. Văn bản trên được kể theo ngôi nào?
A. Ngôi thứ nhất điểm nhìn hạn tri B. Ngôi thứ ba điểm nhìn hạn tri
C. Ngôi thứ nhất điểm nhìn toàn tri D. Ngôi thứ ba điểm nhìn toàn tri
Câu 3. “Người” và “kẻ” được nhắc đến trong đoạn trích là những nhân vật nào trong
“Truyện Kiều”?
A. Thúy Kiều, Kim Trọng
B. Thúy Kiều, Mã Giám Sinh
C. Thúy Kiều, Thúc Sinh
D. Thúy Kiều, Từ Hải
Câu 4. Chỉ ra những hình ảnh gợi khung cảnh chia tay.
A. Người lên ngựa, kẻ chia bào
B. Rừng phong, ngàn dâu xanh, vầng trăng.
C. Chiếc gối , dặm trường, vầng trăng
D. Rừng phong, vầng trăng, chiếc bóng
Câu 5. Trong hai câu thơ sau, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào?
Người về chiếc bóng năm canh
Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi
A. Nhân hóa B. Đối
C. So sánh D. Câu hỏi tu từ
Câu 6: Tâm trạng của nhân vật trữ tình được thể hiện như thế nào qua hai câu thơ sau:
Người về chiếc bóng năm canh
Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi

A. Hối hận, buồn tủi, cô đơn B. Tiếc thương, nhớ mong, xót xa
C. Lưu luyến, cô đơn, buồn tủi D. Đau khổ, cô đơn, tiếc thương
Câu 7. Nêu hiệu quả phép đối được sử dụng trong câu thơ:
Người lên ngựa, kẻ chia bào
Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san.
A. Diễn tả sự chia lìa, cách trở; nỗi cô đơn trong lòng Thúy Kiều trong giờ phút chia ly.
B. Diễn tả tình yêu của Thúy Kiều đẹp như rừng phong, luôn đồng hành, sẻ chia những khó khăn
C. Diễn tả nỗi buồn, cô đơn của Thúy Kiều khi Từ Hải ra chiến trường
D. Diễn tả sự chia lìa, cách trở, cô đơn của Kiều trong giờ phút chia tay Kim Trọng.
Câu 8. Dòng nào nêu đúng nội dung của đoạn trích?
A. Giây phút từ biệt và nỗi buồn của Kiều.
B. Giây phút được gặp lại người yêu rồi chia ly
C. Giây phút cô đơn nhớ về quê hương và gia đình
D. Giây phút chia ly người yêu ra chiến trường
Trả lời câu hỏi:
Câu 9. Anh/chị hiểu như thế nào về nội dung hai câu thơ:
Vầng trăng ai xẻ làm đôi
Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường
Câu 10. Nhận xét về ngôn ngữ và nghệ thuật thể hiện tâm trạng nhân vật trong đoạn trích

Phần Câu Nội dung


I ĐỌC HIỂU
1 C
2 D
3 C
4 B
5 B
6 C
7 A
8 A
9 Nội dung hai câu thơ:
- Mượn hình ảnh thiên nhiên là vầng trăng sẻ đôi diễn tả sự chia cắt giữa Thúc
Sinh và Thúy Kiều. (Thúc Sinh trở về với người vợ cả.)
- Diễn tả tâm trạng cô đơn, trống vắng của Thúy Kiều khi không có Thúc Sinh
bên cạnh. Đồng thời dự cảm về một cuộc chia tay vĩnh viễn
- Đại từ phiếm "ai" như lời than trách sự nghiệt ngã của số phận đã chia lìa đôi
lứa
- Thể hiện sự đồng cảm, thấu hiểu của tác giả với Thúy Kiều
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời được đủ 4 ý như đáp án: 1,0 điểm
- Học sinh chỉ trả lời được ¾ ý như đáp án: 0,75 điểm
- Học sinh trả lời được 2/4 ý như đáp án: 0,5 điểm
- Học sinh trả lời được 01ý trong đáp án: 0,25 điểm.
- Học sinh trả lời không đúng ý nào: không cho điểm
10 Ngôn ngữ và nghệ thuật thể hiện tâm trạng nhân vật:
- Sử dụng từ ngữ ước lệ, tượng trưng
- Nghệ thuật đối
- Vận dụng ca dao một cách sáng tạo
- Giọng thơ tha thiết
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời được đủ 4 ý như đáp án: 1,0 điểm
- Học sinh chỉ trả lời được ¾ ý như đáp án: 0,75 điểm
- Học sinh trả lời được 2/4 ý như đáp án: 0,5 điểm
- Học sinh trả lời được 01ý trong đáp án: 0,25 điểm.
- Học sinh trả lời không đúng ý nào: không cho điểm
II VIẾT
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Mở bài nếu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được
vấn đề
b. Xác định vấn đề cần nghị luận:
Giá trị của lòng biết ơn trong cuộc sống.
Hướng dẫn chấm
- Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,25 điểm
- Học sinh xác định chưa đúng vấn đề nghị luận: 0,0 điểm
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác
lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần
hướng tới:
- Lòng biết ơn là sự ghi nhớ công ơn, tình cảm mà người khác mang lại cho
mình. Hoặc những hành động, việc làm mà họ hi sinh để mang lại niềm vui hay
hạnh phúc cho mình.
- Tại sao phải có lòng biết ơn?
+ Vì đó là nghĩa cử, truyền thống tốt đẹp của ông cha ta từ bao đời.
+ Lòng biết ơn là một tình cảm cao đẹp và thiêng liêng của mỗi con người.
+ Mỗi công việc chúng ta thành công không phải tự nhiên mà có, dù lớn hay nhỏ
cũng có sự giúp đỡ của ai đó, vậy nên ta cần phải có lòng biết ơn.
+ Lòng biết ơn là sợi dây liên kết con người với xã hội…với thế giới.
+ Là nền tảng hình thành nên nhân cách, phẩm chất con người
+ Giúp xã hội phát triển bền vững
- Bàn luận, mở rộng: Phê phán những người sống cá nhân, ích kỉ…chỉ biết nhận
mà không biết ơn, quên đi cội nguồn,…
- Bài học:
+ Nhận thức: Sống phải có lòng biết ơn; Có hành động giúp đỡ, chia sẻ, tri ân;…
+ Hành động: Biết ơn ông bà, cha mẹ, thầy cô; tham giatích cực các hoạt động
đền ơn đáp nghĩa, phân đấu học tập, rèn luyện nhân cách, phẩm chất;…
Hướng dẫn chấm:
- Phân tích đầy đủ, sâu sắc: 2,0 điểm
- Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc: 1,0 điểm – 1,75 điểm
- Phân tích chung chung, sơ sài: 0,25 điểm – 0,75 điểm
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn ngữ pháp tiếng Việt
Hướng dẫn chấm:
- Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi về chính tả, ngữ pháp
e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới
mẻ
Tổng điểm
ĐỀ 5
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất;
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi.

Của ong bướm này đây tuần tháng mật(1);


Này đây hoa của đồng nội xanh rì;
Này đây lá của cành tơ phơ phất;
Của yến anh(2) này đây khúc tình si.
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi;
Mỗi sáng sớm, thần Vui hằng gõ cửa;
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;
Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa:
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân(3)(…)
(Trích Vội vàng, Xuân Diệu (4), Ngữ văn 11,
tập hai. NXB Giáo dục, 2009, tr.22)
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào?
A. Thơ tự do B. Thơ 7 chữ
C. Thơ lục bát D. Thơ tám chữ
Câu 2. Thời điểm nào được gợi nhắc qua đoạn thơ?
A. Mùa thu
B. Mùa đông
C. Mùa xuân
D. Mùa hạ
Câu 3. Đoạn thơ sử dụng những biện pháp tu từ nào?
A. Nhân hoá, Ẩn dụ
B. So sánh, Nhân hoá
C. So sánh, Ẩn dụ
D. Liệt kê, Ẩn dụ
Câu 4. Hình ảnh nào không có trong bức tranh xuân?
A. Tơ liễu
B. Hoa, lá, cành tơ
C. Chim yến chim oanh
D. Ong bướm
Câu 5. Theo nhà thơ, cuộc sống nơi đâu đáng sống nhất?
A. Cuộc sống nơi tiên giới
B. Cuộc sống trần thế xung quanh mình
C. Cuộc sống trong văn chương
D. Cuộc sống trong mơ ước
Câu 6. Cái hay của phép so sánh trong câu thơ “Tháng giêng ngon như một cặp môi
gần” là:
A. So sánh vẻ đẹp của thiên nhiên với vẻ đẹp của con người bằng một hình ảnh mới lạ.
B. So sánh vẻ đẹp của thiên nhiên với vẻ đẹp của con người bằng một hình ảnh rất quen
thuộc.
C. So sánh vẻ đẹp của thiên nhiên với vẻ đẹp của con người bằng một hình ảnh độc đáo,
mang màu sắc nhục cảm.
D. So sánh vẻ đẹp của thiên nhiên với vẻ đẹp của con người bằng một hình ảnh rất đời
thường, gắn với cảm nhận về một tình yêu trẻ trung, cuồng nhiệt, nồng nàn.
Câu 7. Điệp ngữ này đây, phép liệt kê cùng với cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh xôn xao hương
sắc trong đoạn thơ từ dòng 5 đến dòng 11 không nhằm tạo ra hiệu quả biểu đạt nào sau đây?
A. Làm cho bức tranh mùa xuân tươi đẹp, kì thú cứ bày biện, mở rộng ra mãi đến vô cùng.
B. Làm cho vẻ đẹp kì thú của mùa xuân trở nên bình dị, gần gũi hơn.
C. Làm cho mọi đường nét, hình ảnh, vẻ đẹp của mùa xuân trở nên hiện hữu, gần kề trong tầm
tay với.
D. Làm cho bức tranh mùa xuân hiện lên như một bữa tiệc hân hoan, thịnh soạn đầy sức hấp dẫn,
mời mọc.
Trả lời các câu hỏi sau:
Câu 8. Từ nội dung đoạn thơ và những hiểu biết về nhà thơ Xuân Diệu, hãy lí giải vì sao nhà thơ
lại đặt tên cho tác phẩm là “Vội vàng”?
Câu 9. Nêu nhận xét của em về tác dụng của một yếu tố tượng trưng trong đoạn thơ?
Câu 10. Viết đoạn văn nghị luận ngắn (khoảng 100 chữ) hưởng ứng lời khát khao được sông,
được yêu cháy bỏng của nhà thơ.
II. LÀM VĂN (4đ)
Anh (chị) hãy viết bài nghị luận phân tích sự độc đáo về nội dung và hình thức của đoạn
thơ trong phần Đọc – hiểu.
--------------Hết-------------

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM


Phần Câu Nội dung Điểm
I ĐỌC HIỂU 0.5
1 A 0.5
2 C 0.5
3 D 0.5
4 A 0.5
5 B 0.5
6 D 0.5
7 B 0.5
8 Bởi vì: - Ông là một thi nhân rất yêu đời. 0.5
- Ông mở lòng ra để đón lấy cuộc sống nhưng cuộc sống thực không đáp ứng
được niềm khao khát vô biên của người nghệ sĩ, từ đó ông luôn băn khoăn trước
cuộc đời.
- Từ tình yêu cuộc sống và nỗi băn khoăn ấy, ông vội vàng, hối hả và cuồng
nhiệt đến với cuộc sống khi nó đang còn đáng hưởng thụ.

9 Hs nêu nhận xét của bản thân về tác dụng của một yếu tố tượng trưng trong 1.0
đoạn thơ.
Chẳng hạn yếu tố tượng trưng: Tháng giêng ngon như một cặp môi gần.
Tác dụng: sử dụng ẩn dụ chuyển đổi cảm giác ( Thị giác->vị giác) để gợi liên
tưởng trong người đọc về một mùa xuân ngon lành, cần được thưởng thức ngay.
Đồng thời so sánh vẻ đẹp của thiên nhiên với vẻ đẹp của con người bằng một
hình ảnh rất đời thường, gắn với cảm nhận về một tình yêu trẻ trung, cuồng
nhiệt, nồng nàn.

10 – Hình thức: HS viết được đoạn văn đảm bảo cấu trúc có câu mở đoạn, các câu 1.0
triển khai và có câu kết đoạn.
- Nội dung cần nêu được các ý: - Niềm khao khát được sống hết mình, sống có ý
nghĩa cho cuộc đời luôn tươi đẹp.
- Tình yêu mãnh liệt, say sưa, nồng nàn.
Viết bài nghị luận phân tích sự độc đáo về nội dung và hình thức của đoạn
II
thơ trong phần Đọc – hiểu.
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận về một đoạn thơ 0.25
Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển
khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: phân tích sự độc đáo về nội dung và 0.5
nghệ thuật của đoạn thơ
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu
sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn
chứng. Cụ thể:
I. Mở bài
- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm 0.25
+ Xuân Diệu là “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”. Thơ ông thể hiện
đầy đủ nhất ý thức cá nhân của một cái tôi mang bản sắc riêng: Mãnh liệt, thèm
yêu, khát sống, tận hưởng, tận hiến…..
+” Vội vàng” rút từ tập “ Thơ thơ” (1938), tập thơ đầu tay của Xuân Diệu. Là
tiếng thơ dạt dào của một tâm hồn trẻ yêu tha thiết cuộc đời và quyến luyến
cuộc sống trần gian.
II. Thân bài
- Tình yêu tha thiết cuộc sống nơi trần thế:
+ Bốn câu đầu: Khát vọng táo bạo của thi nhân: Muốn đoạt quyền của tạo hóa,
“tắt nắng, buộc gió” để làm ngưng đọng, để níu giữ vẻ đẹp của tự nhiên, cho 2.5
“màu đừng nhạt”, “hương đừng bay”. Điệp từ “Tôi muốn” tô đậm cảm xúc
mãnh liệt, nồng nàn của thi nhân. (0.5 đ)
+ Bảy câu tiếp theo: Bức tranh thiên nhiên nồng nàn tươi mới, tràn đầy sức
sống.
++ Thi nhân muốn làm ngưng đọng vẻ đẹp của tự nhiên, bởi bức tranh thiên
nhiên tươi đẹp mơn mởn, căng tràn sức sống, bữa tiệc trần gian. Xuân Diệu làm
sống dậy nét quyến rủ, điệu tình tứ, vẻ kì thú của thiên nhiên bằng sự quan sát,
miêu tả tinh tế: Ong bướm đang tuần tháng mật, hoa đồng nội xanh rì, lá cành
tơ phơ phất, khúc nhạc tình si của chim yến anh, ánh sáng mặt trời như phát ra
từ cặp mắt của người con gái đẹp “ánh sáng chớp hàng mi”…
++ Tính từ chỉ màu sắc: “Xanh rì”, âm thanh “khúc tình si”, kết hợp với các
hình ảnh “hoa đồng nội”, “lá cành tơ”,… tạo nên bức tanh mùa xuân dồi dào
sinh lực, khơi dậy vẻ tinh khôi đầy xuân tình.
++ Điệp từ “này đây” được đặt ở các vị trí khác nhau diễn tả bước chân hăm hở
của thi nhân. Mỗi bước chân là một sự khám phá, phát hiện vẻ đẹp của mùa
xuân.
+ Hai câu sau:
“Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân”.
-> Niềm vui của thi nhân không trọn vẹn, bởi mùa xuân tuần hoàn mà đời người
hữu hạn nên thi sĩ vội vàng tận hưởng, hoài xuân, tiếc xuân ngay giữ mùa xuân.
Đó là lẽ sống vội vàng của Xuân Diệu.
Bằng cặp mắt “xanh non biếc rờn” Xuân Diệu lần đầu tiên ngơ ngác vui sướng,
nhìn cái gì cũng thấy say mê, đáng yêu. Bức tranh mùa xuân bày ra trước mắt
Xuân Diệu như một bữa tiệc trần gian đang mời gọi con người say mê, thưởng
thức. Bức tranh ấy không phải tìm đâu xa mà ở ngay chốn trần gian. Đó là quan
niệm nhân sinh mới mẻ, tích cực ( so với các nhà thơ cùng thời).
- Đánh giá:
Đoạn thơ đã thể hiện khát vọng táo bạo, mãnh liệt cũng như quan niệm mới mẻ 0.5
của nhà thơ về thiên đường hạnh phúc. Qua đó, người đọc cảm nhận được một
cái tôi trữ tình thiết tha gắn bó với trần thế và khát khao thụ hưởng những hương
sắc trần gian; biểu hiện một quan niệm sống tích cực của thi nhân. 0.25
III. Kết bài
Khái quát nội dung của đoạn thơ
Mở rộng vấn đề

d. Chính tả, ngữ pháp 0.25


Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
e. Sáng tạo 0.5
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

Đề 6
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
TỲ BÀ
Bích Khê

“Nàng ơi! Tay đêm đang giăng mềm


Trăng đan qua cành muôn tay êm
Mây nhung pha màu thu trên trời
Sương lam phơi màu thu muôn nơi

Vàng sao nằm im trên hoa gầy


Tương tư người xưa thôi qua đây
Ôi! Nàng năm xưa quên lời thề
Hoa vừa đưa hương gây đê mê

Cây đàn yêu đương làm bằng thơ


Cây đàn yêu đương run trong mơ
Hồn về trên môi kêu: em ơi
Thuyền hồn không đi lên chơi vơi

Tôi qua tìm nàng vay du dương


Tôi mang lên lầu lên cung Thương
Tôi không bao giờ thôi yêu nàng
Tình tang tôi nghe như tình lang

Yêu nàng bao nhiêu trong lòng tôi


Yêu nàng bao nhiêu trên đôi môi
Đâu tìm Đào Nguyên cho xa xôi
Đào Nguyên trong lòng nàng đây thôi

Thu ôm muôn hồn chơi phiêu diêu


Sao tôi không màng kêu: em yêu
Trăng nay không nàng như trăng thiu
Đêm nay không nàng như đêm hiu
Buồn lưu cây đào tìm hơi xuân
Buồn sang cây tùng thăm đông quân
Ô! Hay buồn vương cây ngô đồng
Vàng rơi! Vàng rơi: Thu mênh mông.”
(Theo Thơ Bích Khê tuyển tập, Thanh Thảo – Lại Nguyên Ân tuyển chọn,
NXB Hội nhà văn Việt Nam, Hội văn học nghệ thuật Quảng Ngãi, 2005)
Câu 1. Xác định đề tài của bài thơ? (0,5đ)
Câu 2. Yếu tố thanh điệu trong văn bản trên có gì đáng chú ý? (0,5đ)
Câu 3. Xác định các yếu tố tượng trưng trong bài thơ? (0,5đ)
Câu 4. Nêu tác dụng của yếu tố thanh điệu trong việc thể hiện nội dung văn bản? (1,0đ)
Câu 5. Em có nhận xét gì về ngôn từ và hình ảnh thơ trong văn bản trên? (1,0đ)
Câu 6. Các sự vật hiện tượng được miêu tả trong văn bản có mối tương quan với nhau như thế
nào? Qua đó anh/chị cảm nhận gì về trạng thái tâm hồn của nhân vật trữ tình? (1,0đ)
Câu 7. Có ý kiến cho rằng: Cái đẹp của mùa thu và của tâm hồn người trong Tỳ bà là cái đẹp
mang màu sắc huyền bí, lạ lùng và siêu thoát. Anh/chị có đồng ý với quan điểm này không? Vì
sao? (1,0đ)
Câu 8. Bài thơ Tỳ bà của Bích Khê gợi anh/chị liên tưởng đến bài thơ nào của Bạch Cư Dị? Hãy
chỉ ra điểm giống và khác nhau giữa hai bài thơ? (0,5đ)
II. VIẾT (4.0 điểm)
Viết một bài luận khoảng 500 - 800 chữ phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật bài
thơ Tỳ bà (được dẫn ở trên) của Bích Khê.

HƯỚNG DẪN CHẤM


Phần Câu Nội dung Điểm
I ĐỌC HIỂU 6.0
1 Thể thơ tự do. 0.5
2 Bài thơ có sự kết hợp giữa những cuộc đối thoại: giữa nhà thơ với đồng 0.5
nghiệp (một nhà thơ thuộc thế hệ đàn anh), giữa nhà thơ với nhà họa sĩ,
giữa nhà thơ với người buôn bán.
3 Nhà họa sĩ muốn được tặng thơ để “đặt lên giá sách ở phòng khách”. 0.5
4 Dấu chấm lửng thể hiện sự hồi hộp, mong muốn được biết nhà họa sĩ sẽ tiếp 1.0
nhận như thế nào với tập thơ của mình.
5 Người đi buôn “phá lên cười” khi nghe nhà thơ nói về cái nghiệp làm thơ 1.0
của mình vì với người đi buôn thì lời lãi là mục đích chính nên chị ta coi
việc làm thơ là vô bổ, phù phiếm.
6 - Qua cái nhìn của đồng nghiệp (đối thoại 1), nhà thơ hiện lên là người đáng 1.0
thương, vì thích làm thơ là “khổ lắm”; qua cái nhìn của người họa sĩ, nhà
thơ cũng giống như một người thợ bình thường, tạo ra những sản phẩm để
trưng bày; qua cái nhìn của người đi buôn, nhà thơ hiện ra như một sự gàn
dở vì làm những công việc phù phiếm.
- Điều đó thể hiện sự thấu hiểu những khó khăn, cô độc của người nghệ sĩ
trong sáng tạo nghệ thuật.
7 - Nêu được cách ứng xử rõ ràng. 1.0
- Trình bày lí do chọn cách ứng xử như vậy; nội dung trình bày đảm bảo
tính logic, thuyết phục, hợp tình, hợp lí.
8 - Nêu được quan điểm của mình. 0.5
- Lí giải được quan điểm; nội dung lí giải đảm bảo tính logic, thuyết phục,
ngắn gọn.
II VIẾT 4.0
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận 0.25
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát
được vấn đề
b. Xác định đúng yêu cầu của đề. 0.25
Giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm 2.5
HS có thể trình bày bài viết theo nhiều cách trên cơ sở đảm bảo những yêu
cầu sau:
* Giới thiệu được tên tác phẩm, tên tác giả, thể thơ tự do.
* Triển khai vấn đề nghị luận thành những luận điểm phù hợp:
- Bài thơ mang hình thức một câu chuyện kể về ba cuộc đối thoại giữa nhà
thơ với một nhà thơ đàn anh, một họa sĩ và một người buôn bán.
+ Ở đối thoại 1: nhân vật trữ tình được nhà thơ đàn anh thương cảm khi nói
ra ý thích làm thơ; đó là sự thương cảm một cách ái ngại, cám cảnh cho
những khổ ải của nghiệp cầm bút.
+ Ở đối thoại 2: nhân vật trữ tình có cảm giác hồi hộp, phấp phỏng khi được
đề nghị tặng thơ; tuy nhiên sự vui mừng ấy nhanh chóng biến thành nỗi thất
vọng khi nhà họa sĩ dùng thơ để trưng bày ở phòng khách.
+ Ở đối thoại 3: nhân vật trữ tình thấy mình thấy lạc lõng khi trong mắt
người buôn bán, nhà thơ trở thành kẻ gàn dở vì làm những việc vô ích.
- Bài thơ có hình thức khác thường: bề ngoài giống như sự chắp vá vu vơ
của những mẩu đối thoại tản mạn nhưng thực chất là những trăn trở, suy
nghĩ về nghề nghiệp, về những thôi thúc sáng tạo tự thân của người nghệ sĩ.
d. Chính tả, từ ngữ, ngữ pháp 0.5
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt 0.5
mới mẻ.
Đề 7
I. ĐỌC HIỂU
Đọc văn bản:
Tuổi thơ chở đầy cổ tích
Dòng sông lời mẹ ngọt ngào
Đưa con đi cùng đất nước
Chòng chành nhịp võng ca dao.

Con gặp trong lời mẹ hát


Cánh cò trắng, dải đồng xanh
Con yêu màu vàng hoa mướp
“Con gà cục tác lá chanh”.

Thời gian chạy qua tóc mẹ


Một màu trắng đến nôn nao
Lưng mẹ cứ còng dần xuống
Cho con ngày một thêm cao.

Mẹ ơi, trong lời mẹ hát


Có cả cuộc đời hiện ra
Lời ru chắp con đôi cánh
Lớn rồi con sẽ bay xa.

(Trong lời mẹ hát, Trương Nam Hương)


Chọn đáp án đúng:
Câu 1. Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ gì?
A. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
B. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
C. Phong cách ngôn ngữ chính luận.
D. Phong cách ngôn ngữ báo chí.
Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của văn bản là:
A. Nghị luận.
B. Tự sự.
C. Biểu cảm
D. Miêu tả.
Câu 3. Ở văn bản này, người con đã gặp trong lời mẹ hát những hình ảnh quen thuộc nào?
A. Cánh cò trắng, dải đồng xanh
B. Màu vàng hoa mướp, con gà cục tác lá chanh
C. Có cả cuộc đời hiện ra
D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 4. Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ “Thời gian chạy qua tóc mẹ”
A. So sánh
B. Nói quá
C. Nhân hóa
D. Hoán dụ
Câu 5: Ở khổ thơ thứ hai, tại sao câu thơ “Con gà cục tác lá chanh” lại được đặt trong dấu
ngoặc kép?
A.Vì đó có thể là lời người mẹ thường hay nói.
B.Vì đó là hình ảnh tác giả nhìn thấy khi viết bài thơ.
C.Vì đó là tên một bài ca dao.
D.Không giải thích được vì sao.
Câu 6. Anh/chị hiểu như thế nào về cảm xúc của lời thơ sau:
Lưng mẹ cứ còng dần xuống
Cho con ngày một thêm cao
A. Gợi hình ảnh người mẹ vất vả.
B. Tình yêu thương của người con đối với mẹ.
C. Thể hiện tình yêu thương, lòng biết ơn của người con đối với mẹ
D. Tình thương của người mẹ đối với con.
Câu 7. Lời thơ nào sau đây thể hiện rõ nét giá trị lời ru của mẹ?
A. Thời gian chạy qua tóc mẹ/ Một màu trắng đến nôn nao
B. Lời ru chắp con đôi cánh/ Lớn rồi con sẽ bay xa .
C. Tuổi thơ chở đầy cổ tích/ Dòng sông lời mẹ ngọt ngào
D. Con gặp trong lời mẹ hát/ Cánh cò trắng, dải đồng xanh
Câu 8. Ý nào sau đây khái quát nội dung chính của văn bản?
A. Thể hiện ý nghĩa lời ru, lòng biết ơn của nhà thơ đối với công ơn của mẹ.
B. Đề cập đến hình bóng người mẹ gắn với tuổi thơ và lời ru ngọt ngào.
C. Đề cập đến những năm tháng tuổi thơ của tác giả cùng người mẹ tảo tần.
D. Đề cập đến tấm lòng người mẹ.
Trả lời câu hỏi/thực hiện yêu cầu:
Câu 9. Theo em, lời ru của mẹ có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển tâm hồn của người
con?
Câu 10. Nhà thơ Trương Nam Hương đã gửi gắm thông điệp gì từ văn bản trên?
II. VIẾT
Anh (chị) hãy viết một bài văn nghị luận thể hiện những cảm nhận về bài thơ trên
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần Câu Nội dung Điểm
I ĐỌC HIỂU 6,0
1 B 0,5
2 C 0,5
3 D 0,5
4 C 0,5
5 C 0,5
6 C 0,5
7 B 0,5
8 A 0,5
8 - Lời ru của mẹ rất quan trọng, có ý nghĩa sâu sắc đối với cuộc đời người con.
Lời ru giúp con lớn lên khôn lớn, trưởng thành bay xa. Lời ru chứa đựng trong
đó cả một thế giới tinh thần mà người mẹ có được và muốn xây dựng cho đứa 1.0
con….
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 0,5 điểm.
- Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,25 điểm.
- Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm.
* Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt
nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được.
10 Gợi ý thông điệp gửi gắm từ văn bản: 1.0
- Hãy luôn biết trân quý tình mẫu tử thiêng liêng/ trân quý tình cảm gia đình
- Luôn biết ơn công ơn dưỡng dục của mẹ cha
- Hãy phát huy những khúc hát ru để nuôi dưỡng tinh thần trẻ thơ…
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời tương đương 01 ý như đáp án: 1,0 điểm.
- Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,25 – 0,75
điểm.
- Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm.
* Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt
nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được.
VIẾT 4,0
II a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0,25
Mở bài nêu được vấn đề nghị luận, thân bài triển khai được vấn đề nghị luận,
kết bài khái quát được vấn đề nghị luận.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: thể hiện những cảm nhận về bài thơ 0,25
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,25 điểm.
- Học sinh xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0,0 điểm.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm 2.5
Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao
tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi
ý cần cảm nhận:
- Về nội dung: Bài thơ chứa đựng nhiều ý nghĩa, mỗi câu thơ lại là những tâm 2.5
tư tình cảm khác nhau của Trương Nam Hương: dấu ấn sâu sắc không thể phai
mờ trong tâm trí về lời ru, khắc hoạ công lao tựa trời tựa biển của mẹ, thể hiện
sự trân trọng và biết ơn với đấng sinh thành, tình yêu thương sâu sắc dành cho
mẹ – người đã vất vả nuôi mình khôn lớn, nên người….
- Về nghệ thuật:
+ Các biện pháp tu từ: nhân hoá “thời gian chạy qua tóc mẹ”, phép đối “Lưng
mẹ cứ còng dần xuống/Cho con ngày một thêm cao” (còng xuống đối với
thêm cao),… Tác dụng: Nhà thơ đã khắc hoạ tình yêu thương vô bờ bến cùng
lòng biết ơn vô hạn của người con với mẹ mình. Bên cạnh đó, Trương Nam
Hương đã khéo léo sử dụng các biện pháp tu từ đặc sắc để nhấn mạnh thời
gian trôi qua nhanh – sự già nua của mẹ đến cũng nhanh.
+Ngôn ngữ chân thực, tự nhiên, giàu cảm xúc
Hướng dẫn chấm:
- Phân tích đầy đủ, sâu sắc: 2,5 điểm.
- Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 1,0 điểm – 1,75 điểm.
- Phân tích chung chung, sơ sài: 0,25 điểm – 0,75 điểm. .

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. 0,5
Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả,
ngữ pháp.
e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt 0,5
mới mẻ.
10

You might also like