You are on page 1of 2

CCC

UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI KỲ KIỂM TRA KHẢO SÁT HỌC SINH LỚP 12 THPT
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2023 – 2024
HƯỚNG DẪN CHẤM, THANG ĐIỂM MÔN NGỮ VĂN
(Hướng dẫn chấm có 02 trang)
Phần Câu Nội dung Điểm
I ĐỌC HIỂU 3,0
1 Thể thơ: tự do. 0,75
2 Biện pháp tu từ được thể hiện trong đoạn thơ: 0,75
+ So sánh: mỏng như đòn gánh...
+ Điệp từ/ngữ, điệp cấu trúc (đất nước tôi, vừa đủ mặn/ vừa đủ trèo...)
+ Ẩn dụ: mặt trời vàng, mưa lửa,…
+ Liệt kê: có đá trong mưa, có mẹ Âu Cơ, có Loa Thành…
Hướng dẫn chấm: Học sinh gọi tên và chỉ ra biểu hiện của 2 biện pháp: 0,75 điểm;
gọi tên 2 biện pháp nhưng chỉ nêu biểu hiện của 1 biện pháp: 0,5 điểm ; gọi tên mà
không nêu biểu hiện của 2 biện pháp: 0,25 điểm.
3 Vẻ đẹp của đất nước Việt Nam được thể hiện qua những dòng thơ: 1,0
+ Giàu truyền thống lịch sử, văn hóa: truyền thuyết về mẹ Âu Cơ, về Loa Thành, hình ảnh
chim Lạc trên mặt trống Đông Sơn.
+ Duyên dáng, xinh đẹp: hình ảnh đất nước dài thắt đáy lưng ong.
+ Trù phú, giàu đẹp: hình ảnh vựa lúa phì nhiêu.
Hướng dẫn chấm: Học sinh nêu đủ 3 biểu hiện và dẫn chứng: 1,0 điểm; nêu 2 biểu hiện
và dẫn chứng: 0,75 điểm; nêu 1 biểu hiện và dẫn chứng: 0,5 điểm; nêu 2 biểu hiện và
không có dẫn chứng: 0,5 điểm; nêu 1 biểu hiện và không có dẫn chứng hoặc chỉ chép lại
thơ mà không nêu thành biểu hiện: 0,25 điểm.
4 - Học sinh nêu cách hiểu về hai dòng thơ, rút ra thái độ sống phù hợp. Sau đây là gợi ý: 0,5
- Học sinh lí giải được hai dòng thơ qua hình ảnh nụ cười xinh và nước mắt.
- Rút ra thái độ sống: tích cực, lạc quan, bản lĩnh…
Học sinh trình bày được 2 ý: 0,5 điểm; chỉ trình bày được 1 ý: 0,25 điểm.
II LÀM VĂN 7,0
1 Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về cách ứng xử cần có của tuổi 2,0
trẻ trước cái mới trong thời đại công nghệ số.
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 0,25
Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, móc xích, song hành
hoặc tổng-phân-hợp.
b. Xác định vấn đề cần nghị luận: Cách ứng xử cần có của tuổi trẻ trước cái mới trong 0,25
thời đại công nghệ số.
c. Triển khai vấn đề nghị luận 1,0
Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều
cách nhưng phải đưa ra suy nghĩ về cách ứng xử cần có của tuổi trẻ trước cái mới trong
thời đại công nghệ số. Sau đây là những gợi ý:
- Cái mới là đặc tính của một xã hội phát triển, đặc biệt ở thời đại công nghệ số - thời đại
bùng nổ của trí tuệ nhân tạo với những ứng dụng không giới hạn; tuổi trẻ thường đam
mê, bị hấp dẫn bởi cái mới, vì vậy xác định cách ứng xử trước cái mới là thái độ cần thiết.
- Để tiếp nhận cái mới hiệu quả, cần biết phân biệt, hiểu rõ mặt tích cực và hạn chế của
cái mới trong thời đại số cũng như xác định rõ mục đích sử dụng cái mới trong cuộc sống.
- Tiếp nhận cái mới trong thời đại số nhưng không đánh mất giá trị của chính mình, để
cái mới hòa hợp với những giá trị cốt lõi và bản sắc văn hóa truyền thống.
- Tránh những cách ứng xử bảo thủ, kì thị với cái mới hoặc hùa theo thái quá, theo tâm
lí đám đông…
Hướng dẫn chấm: Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu,
phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và dẫn chứng (0,75 đến 1,0 điểm);Lập luận
chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn
chứng không tiêu biểu (0,5 điểm); Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không
2

xác đáng, không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, không có dẫn chứng hoặc dẫn
chứng không phù hợp (0,25 điểm).
Lưu ý: Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn
mực đạo đức và pháp luật.
d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. 0,25
đ. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận. 0,25
2 Phân tích đoạn trích trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ; từ đó, nhận xét về số phận người 5,0
lao động dưới chế độ thực dân và chúa đất miền núi được thể hiện trong đoạn trích.
a. Bảo đảm cấu trúc bài văn nghị luận 0,25
Mở bài giới thiệu khái quát vấn đề nghị luận; thân bài thực hiện các yêu cầu của đề bài;
kết bài khẳng định vấn đề nghị luận .
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của 0,5
đoạn trích; nhận xét về số phận người lao động dưới chế độ thực dân và chúa đất miền núi.
Hướng dẫn chấm: Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm; xác định
chưa đầy đủ vấn đề nghị luận: 0,25 điểm.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận,
kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, đảm bảo các yêu cầu sau:
* Giới thiệu tác giả, tác phẩm, trích đoạn 0,5
* Những nét đặc sắc về nội dung: Trong đêm xử kiện đầy vô lí, bất công với A Phủ tại
nhà thống lí Pá Tra, người đọc thấy được thân phận bất hạnh của A Phủ và Mị dưới chế
độ thực dân và chúa đất miền núi.
- Cả A Phủ và Mị đều chịu những chà đạp về thể xác: A Phủ phải quỳ cả đêm, bị cả bọn
trai làng xô vào đánh, mặt sưng lên, môi và đuôi mắt giập chảy máu; Mị thức suốt đêm 2,5
xoa thuốc dấu cho chồng dù đêm trước vừa bị chồng trói đứng, đau ê ẩm, lúc nào gục
thiếp đi lại bị A Sử đạp chân vào mặt…
- Cả A Phủ và Mị đều chịu những chà đạp về tinh thần: Trong đêm ấy, họ là hai con
người khốn cùng bị đối xử bất công; họ không chỉ bị đánh mà còn bị chửi (A Phủ phải
chịu “điệp khúc” đánh, kể, chửi, hút…) hoặc bị ngược đãi (Mị bị A Sử hành hạ một cách
phi nhân tính)…
* Những nét đặc sắc về nghệ thuật:
- Nghệ thuật dựng cảnh: miêu tả song hành tình cảnh của A Phủ và Mị; tương phản đối
lập giữa Mị, A Phủ và những kẻ thống trị, tay sai.
- Nghệ thuật trần thuật hấp dẫn với giọng điệu kịch tính và các biện pháp tu từ…
- Nghệ thuật dự báo trong xây dựng cốt truyện: đoạn trích là sự “chuẩn bị” cho sự đồng
cảm của Mị và A Phủ ở phần sau truyện.
* Đánh giá chung: Đoạn trích thể hiện giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc với sự am
hiểu về đời sống Tây Bắc của nhà văn; nghệ thuật tự sự hấp dẫn…
Hướng dẫn chấm: Phân tích được những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của đoạn
trích: 2,5 điểm; Phân tích chưa phong phú (còn thiếu ý) hoặc chưa sâu sắc: 1,75 - 2,25
điểm; Phân tích chung chung, chỉ diễn xuôi lại đoạn trích, chưa rõ các biểu hiện: 0,75 -
1,25 điểm; Phân tích chung chung, không rõ các biểu hiện: 0,25 - 0,5 điểm.
* Nhận xét về số phận người lao động dưới chế độ thực dân và chúa đất miền núi:
- A Phủ và Mị là những người lao động có số phận khốn khổ vì phải chịu bao bất công, 0,5
ngang trái đến phi lí, tàn bạo bởi chế độ thực dân phong kiến miền núi.
- Những thân phận đau khổ trong đoạn trích được xây dựng mang tính điển hình, chân
thực, sống động với sự thấu hiểu sâu sắc của nhà văn Tô Hoài.
Hướng dẫn chấm: Trình bày được 2 ý: 0,5 điểm; trình bày được 1 ý: 0,25 điểm.
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. 0,25
đ. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận. 0,5
Tổng điểm 10,0

---------------------------------------HẾT---------------------------------------

You might also like