You are on page 1of 5

SỞ GD&ĐT ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I LỚP 10

TRƯỜNG THPT …. NĂM HỌC 2023 – 2024


MÔN: Ngữ văn
Thời gian: 90 phút (không tính thời gian giao đề)

ĐỀ 1
I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc văn bản sau:
TƯNG BỪNG LỄ HỘI ĐỀN CỬA ÔNG
Chủ nhật, ngày 17/09/2023 - 09:25
Ngày 17/9 (tức mùng 3/8 năm Quý Mão), tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt
đền Cửa Ông, thành phố Cẩm Phả long trọng tổ chức lễ hội đền Cửa Ông tháng 8/2023
để ghi nhớ công lao to lớn của Đức Ông Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng và
các nhân thần đang được tôn thờ tại đền.
Lễ hội đền Cửa Ông được tổ chức hằng năm vào các ngày 3, 4/2 và ngày 3, 4/8 Âm
lịch. Đây là nghi lễ truyền thống tưởng nhớ công đức, cuộc đời và sự nghiệp của Đức Ông
Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng, con trai thứ ba của Quốc công Tiết chế Hưng
Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, và tưởng nhớ nhiều tướng lĩnh nhà Trần có công đánh giặc,
trấn ải vùng Đông Bắc.
Lễ hội đền Cửa Ông tháng 8/2023 được tổ chức trang trọng gồm: Lễ khai hội, lễ dâng
hương tại đền Thượng; lễ tế Đức Ông Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng và các
nhân thần tại đền Thượng; lễ dâng hương Thánh Mẫu tại đền Mẫu; lễ tế Trung thiên Long
Mẫu.
Lễ hội là dịp để mọi người tưởng nhớ đến công lao to lớn của các bậc tiền nhân có
công với dân, với nước, để nhân dân ta thể hiện truyền thống đạo lý uống nước nhớ nguồn
của dân tộc. Đây còn là dịp để giới thiệu về tiềm năng, thế mạnh của vùng đất, con người
Cẩm Phả với tinh thần “Hội tụ văn hóa thợ mỏ - Lan tỏa tình người vùng than”, thu hút mạnh
mẽ du khách đến với thành phố Cẩm Phả, phát triển du lịch 4 mùa, bền vững.
( Theo Quang Thọ, báo Nhân dân)
Lựa chọn đáp án đúng:
1. Văn bản trên thuộc thể loại nào?
A. Văn bản thần thoại
B. Văn bản thông tin
C. Văn bản nghị luận
D. Văn bản truyện
2. Văn bản trên sử dụng phương thức biểu đạt thuyết minh kết hợp với những phương thức
biểu đạt nào sau đây?
A. Nghị luận; hành chính
B. Hành chính; miêu tả
C. Biểu cảm; hành chính
D. Miêu tả; biểu cảm
3. Nội dung văn bản trên viết về lễ hội nào?
A. Lễ hội Đền Hùng
B. Lễ hội chùa Ba Vàng
C. Lễ hội đền Cửa Ông
D. Lễ hội Yên Tử
4. Thành phố Cẩm Phả long trọng tổ chức lễ hội đền Cửa Ông tháng 8/2023 để ghi nhớ công
lao to lớn của:
A. Đức Ông Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng và các nhân thần
B. Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn
C. Vua Trần Thánh Tông và các tôn thất nhà Trần
D. Vua Trần Anh Tông và các tôn thất nhà Trần
5. Tác dụng của phần in đậm (sa-pô) trong văn bản?
A. Giúp diễn đạt bớt khô khan, cứng nhắc
B. Tăng lượng thông tin được cung cấp cho độc giả
C. Nhấn mạnh nội dung chính, tạo sự thu hút người đọc
D. Không có tác dụng gì
6. Sự kết hợp của các phương thức biểu đạt trong văn bản trên đã đem đến hiệu quả gì?
A. Thông tin được đề cập cụ thể, sinh động và dễ hình dung hơn
B. Nội dung được đề cập giàu tính thẩm mỹ và tính hư cấu hơn
C. Văn bản có đầy đủ đặc điểm của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
D. Văn bản thể hiện rõ hơn nét văn hóa của Quảng Ninh
7. Mục đích chính của văn bản trên là:
A. Thông tin các hoạt động của Lễ hội Đền Hùng
B. Thông tin về ý nghĩa của lễ hội Đền Cửa Ông
C. Thông tin về hoạt động của lễ hội Đền Cửa Ông
D. Thông tin về thời gian, địa điểm, ý nghĩa và các hoạt động của lễ hội Đền Cửa Ông
8. Đề tài của văn bản trên là gì? Dựa vào đâu để xác định điều đó?
9. Từ nội dung văn bản trên, anh/chị suy nghĩ gì về ý nghĩa của các lễ hội trong đời sống tinh
thần của người Việt Nam?
10. Đánh giá thái độ, tình cảm của tác giả qua văn bản. (Trả lời bằng 4 - 5 câu)

II. VIẾT (4,0 điểm)


Trì hoãn công việc là một thói quen không tốt. Anh/chị hãy viết một bài văn nghị luận
(khoảng 500 chữ) thuyết phục mọi người từ bỏ thói quen này.

-------------------Hết-------------------
SỞ GD&ĐT HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA LỚP 10
TRƯỜNG THPT …… CUỐI KỲ I NĂM HỌC 2023 – 2024
MÔN: Ngữ văn
Hướng dẫn chấm gồm: 02 trang
ĐỀ 1
A. Hướng dẫn chung
1. Do đặc trưng của môn Ngữ văn, bài làm của thí sinh cần được đánh giá tổng quát, tránh
đếm ý cho điểm.
2. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã
nêu ở mỗi câu, đồng thời phải chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc.
3. Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Bài viết có thể không giống đáp án, có những ý
ngoài đáp án, nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục.
4. Không cho điểm cao đối với những bài chỉ nêu chung chung, sáo rỗng, Cần trừ điểm đối
với những lỗi về hành văn, ngữ pháp và chính tả.
B. Đáp án và thang điểm
Phần Câu Nội dung Điểm
I ĐỌC HIỂU 6,0
1 B 0,5
2 D 0,5
3 C 0,5
4 A 0,5
5 C 0,5
6 A 0,5
7 D 0,5
8 - Đề tài của văn bản trên: Lễ hội đền Cửa Ông 1,0
- Dựa vào nhan đề/ tiêu đề và nội dung văn bản để xác định.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 1,0 đ
- Học sinh trả lời nội dung đúng nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,75 đ
- Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0 đ
*Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn
đạt nhiều cách miễn hợp lí là chấp nhận được.

9 Có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt 1,0
Nam:
+ Giá trị hướng về cội nguồn, sự tri ân đối với tổ tiên, với các anh hùng
đã có công dựng nước và giữ nước.
+ Góp phần làm cho đời sống tinh thần của con người trở nên phong
phú, tạo môi trường sinh hoạt cộng đồng gắn kết..
Lưu ý: Trả lời đúng mỗi ý được 0,5 đ. Học sinh trả lời ý tương đương
nhưng diễn đạt khác vẫn được điểm.
10 Học sinh nêu được các ý cơ bản: 0,5
Khi thông tin lễ hội đền Cửa Ông, người viết đã bày tỏ thái độ, tình
cảm:
- Lòng tôn kính đối với Đức Ông Hưng Nhượng Đại Vương Trần
Quốc Tảng và các nhân thần
- Tự hào về một lễ hội có ý nghĩa sâu sắc trong đời sống tinh thần của
người dân…
-> Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 0,5 điểm
- Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,25
điểm
- Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm
*Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn
đạt nhiều cách miễn hợp lí là chấp nhận được.

II VIẾT 4,0
Viết một bài luận (khoảng 500 chữ) để thuyết phục mọi người từ bỏ thói quen
trì hoãn công việc
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0.5
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái
quát được vấn đề
b. Xác định đúng yêu cầu của đề 0.5
thuyết phục mọi người từ bỏ thói quen trì hoãn công việc
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm 2,0
HS có thể viết bài nhiều cách trên cơ sở kết hợp được lí lẽ và dẫn
chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm; đảm bảo các yêu
cầu sau:
* Giải thích: Trì hoãn trong công việc: là chần chừ, lề mề, rề rà, chưa
muốn bắt tay vào làm ngay một công việc nào đó hoặc có tâm lí chờ và
để một thời gian mới làm và giải quyết. Đây là thói quen xấu mà rất
nhiều người mắc phải.
* Những lí do để mọi người nên từ bỏ thói quen trì hoãn công
việc:
( Tác hại)
- Tác hại với cá nhân:
+ Thói quen trì hoãn công việc làm nảy sinh tính bê trễ, thiếu kỉ luật,
trách nhiệm với bản thân cũng như với công việc được giao, từ đó hình
thành tâm lí ỷ lại, lười biếng.
+ khiến chúng ta giậm chân tại chỗ, không hoàn thành nhiệm vụ đúng
thời hạn, không đạt được những gì mình mong ước.
+ Trì hoãn khiến cho con người bỏ lỡ những cơ hội, những điều kiện
tốt để phát triển và khẳng định giá trị của bản thân.
- Tác hại với tập thể, xã hội: công việc của tập thể chậm tiến độ, khó
hoàn thành mục tiêu đã đặt ra đúng hạn. Thói quen xấu này là lực cản,
làm tụt lùi sự phát triển của xã hội.
* Dự đoán lập luận của người có thói quen trì hoãn công việc
- Người có thói quen trì hoãn công việc có thể đưa ra lời biện
minh: Vì trong cuộc sống có thể có những điểu bất thường xảy ra nằm
ngoài dự tính; áp lực công việc, không có đủ thời gian để hoàn thành
công việc nên phải tạm thời trì hoãn; còn nhiều thời gian nên chưa vội
làm việc đó..
- Người viết có thể phản biện lại: Thời gian không chờ đợi ai. Chỉ khi
bắt tay vào hành động thì ta mới tháo gỡ được những khó khăn và giải
quyết được công việc, bạn phải có trách nhiệm với công việc đó.
* Làm thế nào để từ bỏ thói quen trì hoãn trong công việc? ( Giải
pháp)
+ Mỗi người cần học tập, tu dưỡng, rèn luyện kĩ năng, tiếp thu lĩnh hội
kiến thức mới mẻ để không trì hoãn công việc mỗi khi thấy khó. Nỗ
lực học hỏi, sáng tạo, giải quyết nhanh công việc, không để tồn đọng
công việc sẽ gây ảnh hưởng đến người khác.
+ Hãy nghĩ tới tương lai, đích đến, cảm giác chinh phục được mục tiêu
của mình sẽ rất tuyệt vời.
+ Và quan trọng là hãy bắt tay vào việc, đừng trì hoãn, vì nó phục vụ
cuộc sống tương lai của bạn
Đánh giá điểm:
+ Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; kết hợp nhuần
nhuyễn giữa lí lẽ và dẫn chứng (1,75-2,0 điểm).
+ Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục (1,25-1,5 điểm).
+ Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác đáng,
không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận (1,0 điểm).
Lưu ý: Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải
phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
d. Chính tả, ngữ pháp 0,5
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
Lưu ý: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ
pháp.
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới 0,5
mẻ.
Hướng dẫn chấm: huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản
thân khi bàn luận; có cái nhìn riêng, mới mẻ về vấn đề; có sáng tạo
trong diễn đạt, lập luận, làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh, đoạn
văn giàu sức thuyết phục.
- Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm.
- Đáp ứng dược 1 yêu cầu: 0,25 điểm.
Tổng điểm 10,0

You might also like