You are on page 1of 2

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HDC ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I

BẮC GIANG MÔN NGỮ VĂN 7


Năm học 2022 -2023
Hướng dẫn chấm gồm 02 trang

Phần Câu Nội dung Điểm


I ĐỌC HIỂU 6.0
1 C 0.5
2 B 0.5
3 B 0.5
4 B 0.5
5 D 0.5
6 C 0.5
7 - HS chỉ ra và phân tích được tác dụng của biện pháp tu từ: 1.0
+ So sánh: Nước như ai nấu 0.5
+ Tác dụng: Nhằm diễn tả sinh động mức độ nóng khủng khiếp của 0.5
thời tiết tháng Sáu; gợi ra được nỗi vất vả của người nông dân khi
làm ra hạt gạo; thể hiện sự cảm thông của tác giả trước nỗi vất vả ấy.
- HS xác định đúng biện pháp tu từ và nêu tác dụng nhưng chưa đủ ý 0.75
hoặc chỉ nêu được tên biện pháp tu từ (không chỉ ra dấu hiệu) và nêu
đầy đủ tác dụng.
- HS chỉ xác định đúng biện pháp tu từ (gọi đúng tên và chỉ ra dấu 0.5
hiệu)/ chỉ nêu được đúng tác dụng/chỉ nêu tên biện pháp tu từ
(không chỉ ra dấu hiệu) và nêu tác dụng nhưng không đầy đủ.
- HS chỉ nêu tên biện pháp tu từ (không chỉ ra dấu hiệu) hoặc chỉ 0.25
nêu tác dụng mà chưa đầy đủ.
- Không làm hoặc làm sai. 0
8 - Học sinh căn cứ vào nội dung của bài thơ để có cách giải thích phù 1.0
hợp. Tác giả gọi hạt gạo là hạt vàng vì nó vô cùng đáng trân quý. Có
được hạt gạo, người nông dân đã phải vất vả một nắng hai sương trên
đồng ruộng…
- Học sinh hiểu đúng nội dung nhưng diễn đạt chưa tốt. 0.5
- Học sinh giải thích không phù hợp hoặc không làm. 0
9 - HS cần giải thích cho bạn hiểu về sự vất vả của những người làm 1.0
nghề nông và giá trị của hạt gạo.
- Biết cách giải thích nhưng lập luận chưa thực sự chặt chẽ. 0.5
- Giải thích không thuyết phục hoặc không làm. 0
II VIẾT 4.0
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Có đủ Mở bài, Thân bài, Kết 0.25
bài. Mở bài giới thiệu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề,
Kết bài khái quát được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: đặc điểm nhân vật trong một 0.25
tác phẩm văn học cụ thể.
c. Triển khai vấn đề nghị luận: Vận dụng tốt các thao tác lập luận, 2.5
đặc biệt thao tác phân tích, chứng minh. Học sinh có thể trình bày
theo nhiều cách nhưng về cơ bản cần đảm bảo những nội dung sau:
* Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm văn học và nhân vật; nêu 0.25
khái quát ấn tượng về nhân vật.
2.0
*Thân bài: Phân tích đặc điểm của nhân vật
- Chỉ ra các đặc điểm của nhân vật dựa trên các bằng chứng
trong tác phẩm (dựa vào các yếu tố như ngoại hình, cử chỉ, hành
động, lời nói, suy nghĩ, mối quan hệ với các nhân vật khác…)
- Nhận xét, đánh giá nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn
- Nêu được ý nghĩa của hình tượng nhân vật.
* Kết bài: Khẳng định lại đặc điểm chung của nhân vật và nêu 0.25
cảm nghĩ.
d. Chính tả, ngữ pháp 0.5
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt độc đáo, suy nghĩ mới mẻ, sâu sắc về 0.5
vấn đề nghị luận.

Lưu ý khi chấm bài:


Do đặc trưng của môn Ngữ văn, bài làm của học sinh cần được đánh giá tổng quát,
tránh đếm ý cho điểm một cách máy móc, linh hoạt trong việc vận dụng Hướng dẫn chấm.
Việc chi tiết hóa điểm số các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi
phần và được thống nhất trong Hội đồng chấm.
Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu
đã nêu ở mỗi câu, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc.
Khuyến khích những bài viết có sáng tạo, nội dung bài viết có thể không trùng với yêu
cầu trong đáp án nhưng lập luận thuyết phục, văn phong sáng rõ.

You might also like