You are on page 1of 18

ÔN TẬP KT GIỮA HỌC KÌ I

A.ÔN TẬP PHẦN ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

1. Tự sự

I. Phương thức 2. Miêu tả


biểu đạt:
3. Biểu cảm

4. Thuyết minh

5. Nghị luận:

6. Hành chính- công vụ:


ÔN TẬP KT GIỮA HỌC KÌ I

A.ÔN TẬP PHẦN ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

1. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

II. Phong cách 2. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật


ngôn ngữ
3. Phong cách ngôn ngữ báo chí

4. Phong cách ngôn ngữ chính luận

5. Phong cách ngôn ngữ khoa học

6. Phong cách ngôn ngữ hành chính


A.ÔN TẬP PHẦN ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

1. Giải thích

III. Thao tác 2. Phân tích


lập luận
3. Chứng minh

4. So sánh

5. Bình luận

6. Bác bỏ
A.ÔN TẬP PHẦN ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

1. Diễn dịch

IV. Hình thức 2. Qui nạp


diễn đạt:
3. Tổng-phân-hợp

4. Móc xích

5. Song hành
A.ÔN TẬP PHẦN ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

1. Phép nối

V. Phép liên 2. Phép thế


kết:
3. Phép lặp

4. Phép tỉnh lược


A.ÔN TẬP PHẦN ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
1. So sánh
VI. Các biện
pháp tu từ 2. Nhân hóa

3. Ẩn dụ

4. Hoán dụ

5. Nói quá

6. Nói giảm nói tránh


10. Chơi chữ
7. Liệt kê

9. Tương phản 8. Điệp ngữ


A.ÔN TẬP PHẦN ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

5 tiếng (ngũ ngôn)

VII. Các thể thơ Song thất lục bát


thường gặp
Lục bát

Thất ngôn bát cú Đường luật

Thơ 4 tiếng, 6 tiếng, 7 tiếng, 8 tiếng

Thơ tự do
ĐỀ 1: Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi sau:
Trong dòng đời vội vã có nhiều người dường như đã quên đi tình nghĩa giữa người với người.
Nhưng đã là cuộc đời thì đâu phải chỉ trải đầy hoa hồng, đâu phải ai sinh ra cũng có được cuộc
sống giàu sang, có được gia đình hạnh phúc toàn diện mà còn đó nhiều mảnh đời đau thương, bất
hạnh cần chúng ta sẻ chia, giúp đỡ. Chúng ta đâu chỉ sống riêng cho mình, mà còn phải biết quan
tâm tới những người khác. (Đó chính là sự “cho” và “nhận” trong cuộc đời này)
“Cho” và “nhận” là hai khái niệm tưởng chừng như đơn giản nhưng số người có thể cân bằng
được nó lại chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Ai cũng có thể nói “Những ai biết yêu thương sẽ sống
tốt đẹp hơn” hay “Đúng thế, cho đi là hạnh phúc hơn nhận về”. Nhưng tự bản thân mình, ta đã làm
được những gì ngoài lời nói ? Cho nên, giữa nói và làm lại là hai chuyện hoàn toàn khác nhau.
Hạnh phúc mà bạn nhận được khi cho đi chỉ thật sự đến khi bạn cho đi mà không nghĩ ngợi đến lợi
ích của chính bản thân mình. Đâu phải ai cũng quên mình vì người khác. Nhưng xin đừng quá chú
trọng đến cái tôi của chính bản thân mình. Xin hãy sống vì mọi người để cuộc sống không đơn điệu
và để trái tim cỏ những nhịp đập yêu thương.
Cuộc sống này có qua nhiều điều bất ngờ nhưng cái quan trọng nhất thực sự tồn tại là tình yêu thương.
Sống không chỉ là nhận mà còn phải biết cho đi. Chính lúc ta cho đi nhiều nhất lại là lúc ta được nhận lại
nhiều nhất.
(Trích “Lời khuyên cuộc sống…”)
1. Trong văn bản trên, tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào ?
-> Phân tích
2. Nêu nội dung chính của văn bản trên ?
-> Nội dung chính của đoạn văn: Bàn về “cho” và “nhận” trong cuộc sống.
3. Hãy giải thích vì sao người viết cho rằng: “Hạnh phúc mà bạn nhận được khi
cho đi chỉ thật sự đến khi bạn cho đi mà không nghĩ ngợi đến lợi ích của chính
bản thân mình’’? 
=> Người viết cho rằng: “Hạnh phúc mà bạn nhận được khi cho đi chỉ thật sự
đến khi bạn cho đi mà không nghĩ ngợi đến lợi ích của chính bản thân mình” bởi
vì đó là sự “cho” xuất phát từ tấm lòng, từ tình yêu thương thực sự, không vụ lợi,
không tính toán hơn thiệt
4. Cho biết suy nghĩ của anh/chị về quan điểm của người
viết: “Chính lúc ta cho đi nhiều nhất lại là lúc ta được nhận lại
nhiều nhất”?. 
Trả lời trong khoảng 3-4 dòng
Þ Có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau nhưng phải nhấn
mạnh được:
- Đó là quan điểm hoàn toàn đúng đắn, đúng với mọi người,
mọi thời đại, như là một quy luật của cuộc sống.
- Quan điểm trên khuyên mỗi người chúng ta hãy cho đi nhiều
hơn để được nhận lại nhiều hơn.
ĐỀ 2: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi ở bên dưới:
(1) Sống trong đời sống.
Cần có một tấm lòng 
Để làm gì em biết không? 
Để gió cuốn đi 
Để gió cuốn đi 
(2) Gió cuốn đi cho mây qua dòng sông 
Ngày vừa lên hay đêm xuống mênh mông 
Ôi trái tim đang bay theo thời gian 
Làm chiếc bóng đi rao lời dối gian (…)
(3) Hãy yêu ngày tới.
Dù quá mệt kiếp người
Còn cuộc đời ta cứ vui
Dù vắng bóng ai
Dù vắng bóng ai
(Trích Để gió cuốn đi - Trịnh Công Sơn)

 
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản
trên.
Câu 2. Qua đoạn (1) của văn bản, con người khi sống cần
phải biết điều gì?
Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ chủ yếu
được sử dụng trong đoạn (2).
Câu 4. Nêu bài học mà anh/ chị rút ra được từ văn bản trên.
1. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên: Biểu cảm
2. Qua đoạn (1) của văn bản, con người khi sống cần phải “có một tấm lòng”, biết quan tâm và san sẻ,
để tâm hồn thật bình lặng
3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong đoạn văn.
- Biện pháp tu từ chủ yếu là hoán dụ: trái tim (yêu thương).
- Tác dụng:
+ Làm cho lời thơ thêm sinh động, hấp dẫn, giàu hình ảnh, gợi cảm xúc
+ Nhằm nhấn mạnh trái tim chính là biểu tượng cho tình cảm nồng ấm của con người, là sự kết nối của
yêu thương. Qua đó, tác giả bộc lộ mong muốn mọi người phải biết hướng đến lối sống đẹp.
4
Bài học rút ra được từ văn bản trên:
- Không ngừng rèn luyện phẩm chất đạo đức, nuôi dưỡng tâm hồn.
- Không chỉ sống cho bản thân mà còn phải biết sống cho gia đình và xã hội.
- Biết cho đi đúng cách và phải xuất phát từ tấm lòng, từ tình thương thì người nhận mới vui vẻ, thoải
mái, mà người cho đi cũng thấy thật hạnh phúc.
- Biết hi sinh cho những điều xứng đáng, không sống nhỏ nhen, ích kỷ…
 ĐỀ 3: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi ở bên dưới:
Lạc đà con hỏi mẹ:
- Tại sao lạc đà nhà mình lại có bướu hả mẹ?
- À, chúng ta là động vật sa mạc nên cần có bướu để giữ nước. Lạc đà mẹ trả lời.
- Vậy sao chân mình dài thế hả mẹ?
- Đó là phương tiện tốt nhất đi trên sa mạc tốt hơn bất cứ loài nào khác đấy, con yêu.
- Thế tại sao lông mi mình dài thế hả mẹ? Thỉnh thoảng lại cọ cọ vào mắt con rõ là
ngứa.
- Con yêu, lông mi mình dài để bảo vệ mắt khỏi gió cát sa mạc đấy.
- Ồ, con hiểu rồi, bướu để trữ nước, chân dài để đi, mi mắt dài để che chắn... Con hỏi
thêm một câu nữa nha mẹ.
- Hỏi đi con yêu, lạc đà mẹ nói.
- Tại sao...?
( Trích Em muốn biết vì sao lạc đà có bướu, Annita Ganeri, NXB Dân trí, 2013)
1. Xác định phương thức biểu đạt chính.
- Phương thức biểu đạt chính : Tự sự
2. Lạc đà con hỏi mẹ về những điều gì? Theo anh/ chị, câu hỏi cuối lạc đà con hỏi về điều gì với mẹ?
- Lạc đà con hỏi mẹ về: Cái bướu, chân dài, lông mi dài.
- Câu hỏi cuối lạc đà con có thể hỏi: Tại sao mình lại sống ở sa mạc?
Lưu ý: Câu hỏi cuối có thể có nhiều đáp án.
3. Theo anh/ chị môi trường sống có làm thay đổi bản chất của con người không? Vì sao?
Học sinh có thể trả lời:
- Có ảnh hưởng/ không ảnh hưởng/ vừa ảnh hưởng vừa không ảnh hưởng. (0.25 điểm)
- Lí giải hợp lí (0.75 điểm)
Gợi ý:
- Môi trường sống có ảnh hưởng, làm thay đổi bản chất của con người.
- Tục ngữ có câu “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Qua đây, ta dễ dàng thấy từ xưa ông cha ta đã răn dạy
con cháu rằng trong cuộc sống phải biết học những điều tốt đẹp, chọn những người bạn tốt để học được điều
hay. Nên tránh xa những cái xấu, cái tiêu cực, thói hư tật xấu, không lành mạnh dễ ảnh hưởng trở thành người
xấu. Vì vậy có thể nói, môi trường sống có ảnh hưởng, tác động lớn đến bản chất của con người. Nếu chúng ta
sống trong môi trường đầy những cạm bẫy, những thói xấu thì chúng ta dễ dàng bị tha hóa, trở thành kẻ xấu.
Ngược lại, khi chúng ta sống trong một nơi có những người với lối sống tốt đẹp thì ta cũng trở thành người tốt
và ảnh hưởng bởi những điều hay lẽ phải
4. Từ câu chuyện của lạc đà, anh/ chị rút ra được bài học gì cho bản
thân?
Bài học:
- Môi trường sống thay đổi thì con người cần phải biết thích ứng để
tồn tại.
- Môi trường xung quanh tác động lớn đến bản chất của con người,
nên ta càng tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, biết phân biệt
tốt/xấu, phải/trái, đúng/sai.
- Hoàn cảnh sống càng khó khăn thì con người cần phải có bản lĩnh để
đương đầu.
ĐỀ 4: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Cùng cảnh ngộ nhưng kết quả không giống nhau
Bốn người bạn cùng đi du ngoạn, chẳng may họ bị lạc lối trên thảo nguyên. Để ra khỏi thảo nguyên, họ bàn
cách chia ra hai nhóm, mỗi nhóm hai người, đi theo hướng ngược chiều nhau. Họ hẹn nhau, nếu nhóm nào
ra khỏi thảo nguyên trước sẽ dẫn đội cứu viện quay lại tìm nhóm kia. Bàn bạc xong, hai nhóm thực hiện theo
kế hoạch.
Cả hai nhóm đi mãi, đi mãi, đã sức cùng lực kiệt.Nhưng vẫn chưa tìm được lối ra. Bỗng thần tiên xuất hiện,
cho hai người trong mỗi nhóm một người một giỏ đầy cá, một người một cần câu.
Hai người trong nhóm thứ nhất, mỗi người cầm trong tay một thứ, nhưng lại sợ người này tranh cướp mất
phần của người kia, nên quyết định mỗi người đi một đường. Người được giỏ cá vội tìm đến một nơi để nướng
cá ăn. Người được cắn câu thì lo đi tìm hồ nước để câu cá.
Phải nhớ rằng, họ đã ba bốn ngày không có gì ăn. Và như vậy, người được giỏ cá, hằng ngày được ăn cá miễn
phí, còn người được cẩn câu hằng ngày phải đi tìm nơi câu cá. Nhưng người được giỏ cá ăn hết cá rồi vẫn
không tìm được lối thoát khỏi thảo nguyên, còn người có được cần câu thì sắp chết đói vẫn chưa tìm được nơi
câu cá.
Còn hai người ở nhóm thứ hai vẫn cùng đi với nhau, cùng ăn chung giỏ cá để duy trì sự sống, cùng đi tìm hồ
nước để câu cá. Đến khi họ ăn hết cá thì tìm được hồ nước đầu tiên. Thế là họ lại có đầy giỏ cá, nhờ vậy họ
vẫn sống và cuối cùng thoát ra khỏi thảo nguyên.
Thực hiện lời hẹn, nhóm thứ hai dẫn đội cứu viện tìm nhóm thứ nhất thì phát hiện cả hai đã chết. Một chết ở
cạnh giỏ cá không, một chết cạnh cẩn câu còn mới tinh.
(Trích Những điều tuổi trẻ thường lãng phí )
1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Phương thức biểu đạt chính: tự sự
2. Trong câu chuyện, bốn người đã thực hiện giải pháp nào để thoát khỏi thảo nguyên ?
Giải pháp:
-Bốn người chia ra hai nhóm, mỗi nhóm hai người, đi theo hướng ngược chiều nhau.
-Họ hẹn nhau, nếu nhóm nào ra khỏi thảo nguyên trước sẽ dẫn đội cứu viện quay lại tìm
nhóm kia.
3. Tại sao hai người trong nhóm thứ hai lại thoát khỏi thảo nguyên ?
Nhóm thứ hai thoát khỏi được thảo nguyên vì họ biết đoàn kết, hợp tác, sẻ chia.
4. Văn bản trên đem đến cho em bài học gì khi ứng phó với hoạn nạn?
- Hoạn nạn là tình huống, là hoàn cảnh gặp phải những mối nguy nan, là những thách đe
dọa đến tài sản, tính mạng, danh dự...
- Để ứng phó với hoạn nạn, ngoài trí tuệ và sự can đảm, phải có lòng vị tha, có tinh thần
đoàn kết, sự sẻ chia, không toan tính, ích kỉ

You might also like