You are on page 1of 2

BTVN NGỮ VĂN

Câu 1
Đọc phần (1) của văn bản và nêu những chi tiết miêu tả hình dáng lạ lùng của con
cá thiết kình.
Những chi tiết miêu tả hình dáng lạ lùng của con cá thiết kình.
- “Con cá” có ánh điện
- Dài không quá tám mươi mét
- Đuôi quẫy sóng mạnh chưa từng có
- Hình dáng cân đối cả ba chiều và khi thở thì hai lỗ mũi vọt ra hai cột nước khổng
lồ cao đến bốn mươi mét
Câu 2
Cuộc chạm trán trên đại dương dẫn ba nhân vật Pi-e A-rôn-nác, Công-xây và Nét
Len vào cuộc phiêu lưu trong không gian nào? Lúc ấy, không gian này quen thuộc
hay xa lạ với họ?
Lời giải chi tiết:
Cuộc chạm trán trên đại dương dẫn ba nhân vật: Pi-e A-rỗn-nác, Công-xây và Nét
Len vào cuộc phiêu lưu trước tiên là trong khoang chiếc tàu ngầm và sau đó là
dưới đáy biển sâu. Lúc ấy, chiếc tàu ngầm tối tân và hiện đại được điều khiển hoàn
toàn bằng điện năng khiến họ vô cùng kinh ngạc; bởi điện chưa phải là năng lượng
chủ yếu của công nghiệp thời bấy giờ (những năm 60 của thế kỉ XIX).
Câu 3
Nhan đề Hai vạn dặm dưới biển đã thể hiện ước mơ gì của Giuyn Véc-nơ và
những người cùng thời với ông? Ước mơ ấy ngày nay đã được hiện thực hóa như
thế nào?
Lời giải chi tiết:
Nhan đề Hai vạn dặm dưới biển đã thể hiện được ước mơ đầy cao cả của  Giuyn
Véc-nơ và những người cùng thời với ông về sự chinh phục biển cả. Đối với Giuyn
Véc-nơ thì việc chinh phục được những điều bí ẩn của biển cả dưới tận sâu chính
là mơ ước lớn của ông cùng những người bạn cùng thời bấy giờ. Đây quả thật là
một ước mơ đầy cao cả và vĩ đại của một con người dành cả tình yêu cho biển cả
và sự thám hiểm, khám phá.
Ngày nay với sự phát triển của công nghệ thì việc khám phá dưới hai vạn dặm sâu
lòng biển đã được thực hiện dễ dàng hơn. Có rất nhiều những thiết bị công nghệ
được con người sử dụng để tìm ra sự tươi đẹp ẩn sâu đáy biển khơi. Đó có thể là
lặn hoặc sự hỗ trợ của tàu thuyền,.....
Câu 4
Theo em, nhà văn đã sáng tạo ra hình ảnh chiếc tàu ngầm dựa trên cơ sở hiện thực
nào?
Lời giải chi tiết:
Theo em, nhà văn đã sáng tạo ra hình ảnh chiếc tàu ngầm dựa vào khả năng liên
tưởng và quan sát dựa trên cơ sở khoa học bởi khoa học chính là “cái lõi sự thực”
của những câu chuyện viễn tưởng.
Câu 5
Nêu tác dụng của việc nhà văn đã để cho một nhà khoa học vào vai người kể
chuyện ngôi thứ nhất.
Lời giải chi tiết:
Tác giả đã viết nên tác phẩm của mình khi để người kể trần thuật ở ngôi thứ nhất.
Người kể chuyện lại là một nhà khoa học - vị giáo sư với ước mơ cao cả chinh
phục biển cả. Nhà văn để cho một nhà khoa học kể lại câu chuyện ở ngôi thứ nhất
là rất phù hợp. Đó là do sự tương đồng trong suy nghĩ, ước mơ của tác giả với nhân
vật trần thuật. Nhân vật trần thuật là một nhà khoa học thì sẽ có những kiến thức
chuyên ngành rõ ràng hơn, có thể truyền tải được những suy nghĩ, tình cảm của tác
giả một cách chân thực hơn.

You might also like