You are on page 1of 3

1. Hãy nuôi dưỡng và nâng niu những giấc mơ trẻ thơ trong đời sống hiện đại.

Xã hội ngày càng đi theo những xu thế mới, những sự hiện đại đổi mới. Nhưng ít
ai biết rằng, ẩn sâu dưới tảng băng mang tên “xã hội” ấy lại là vô vàn những mối
hiểm họa. Đó chính là sự lạnh lẽo của tâm hồn con người giữa máy móc và công
nghệ hiện đại, đặc biệt đối với những tâm hồn còn trẻ thơ, non dại. Dường như bây
giờ con người và máy móc đã hòa làm thành một thể đều không mang cảm xúc. Dư
luận xã hội cũng đã từng lên tiếng, lo âu trước sự cằn cỗi của tâm hồn trẻ thơ từng
ngày, từng giờ đối mặt với màn hình vi tính, với những game bạo lực, kinh dị phi
nhân văn, nhân tính.

Đối diện với nỗi âu lo mang tính xã hội đó, Đảo mộng mơ đã cung cấp một liều
thuốc dự phòng hiệu quả đối với tâm hồn con người nói chung và đặc biệt đối với
trẻ thơ nói riêng. Đó chính là một “ốc đảo” tươi xanh giữa cuộc sống đang bị “sa
mạc hóa” bởi tính thực dụng và sự thờ ơ với xung quanh.

2. Nguyễn Nhật Ánh – Đảo mộng mơ

Trên chuyến tàu trở về tuổi thơ, ta sẽ không bao giờ có thể thiếu được người lái tàu
mang tên Nguyễn Nhật Ánh đã dẫn đường mở lối cho ta xuyên vào thế giới của
những điều kì diệu nhỏ bé mà lại ý nghĩa vô cùng.

Cuộc sống luôn quấn ta theo vòng xoay của những bộn bề trong cuộc sống, chôn
vùi ta dưới những áp lực của cuộc sống. Bởi vậy có lẽ mà những kỉ niệm thời thơ
ấu sẽ là nơi đưa ta đến vương quốc bình yên. Trong ta sống lại những niềm vui tuổi
thơ trong trẻo và hồn nhiên biết bao. Và đó chính là mục đích của “Đảo mộng mơ”
mang đến trong hành trình “sách đồng hành cùng ta trên mọi nẻo đường”.

Dí dỏm, trong sáng và đầy ắp thực tế tâm lý của trẻ có lẽ chính là những từ để miêu
tả chất văn của Nguyễn Nhật Ánh. “Đảo mộng mơ” mang đến những hy vọng của
việc được chơi, được tự do thoải chí sáng tạo tưởng tượng, vô lo vô nghĩ mà không
bị khiển trách. Tưởng chừng đó chỉ là những tưởng tượng hão huyền, thế nhưng ấy
thay “đảo mộng mơ” lại làm nên điều diệu kì, hiện thực hóa những điều tưởng
chừng như không thể ấy.
3. Sự mộng mơ của đứa trẻ thơ

Mộng mơ chẳng bắt nguồn từ ở đâu xa mà được lấy từ chính những điều thật đơn
sơ, thật giản dị như một đống cát chuẩn bị xây nhà kho, đổ trong sân nhà mình. Từ
đống cát nhỏ nhoi đó, với cuốn truyện tranh và chai xi-rô chanh trên tay, Tin - cậu
bé tuổi lên 10 đã tưởng tượng ra mình đã lạc vào một đảo hoang ở một vùng biển
xa xôi. Trí tưởng tượng được nới rộng ra với biển sóng, cây cỏ và muông thú có
mặt trên đảo hoang.

Chính bởi những sự mộng mơ ấy mà cậu bé ấy đã có thể kết nối với những người
bạn mới - Bảy, cậu bé hàng xóm - được coi như Thứ Bảy, một thổ dân trên đảo
hoang, hệt như nhân vật trong cuốn truyện Robinson Cruxo nổi tiếng mà hầu như
trẻ em nào cũng biết tới. Chính tình bạn mới ấy đã biến điều mộng mơ con trẻ trở
nên quyết liệt như một niềm tin mới. Tin trở thành chúa đảo và Thứ Bảy trở thành
phó chúa đảo. Sứ mệnh cai quản “lãnh thổ” - hòn đảo Robinson, về sau được đặt
tên là đảo Cát - đã biến những đứa trẻ vốn yếu đuối, nhút nhát trở nên tự chủ, can
đảm hơn rất nhiều khi đối diện với những trở lực, mối hiểm nguy đe dọa trước
cuộc đời. Lần đầu tiên, chúng sát cánh bên nhau đánh đuổi Phàn - một thằng bé lớn
tuổi và to con hơn chúng, từng dữ tợn, hung bạo chặn đường chúng để đánh đập,
bắt nạt, trấn lột - một trận “chạy có cờ”.

Và rồi đôi bạn ấy đã có thêm những người bạn mới ở trên hoang đảo. Một hòn đảo
cằn cỗi nay lại trở nên đầy những màu sắc của sự tinh nghịch đáng yêu của những
đứa trẻ thơ. Thắm, cô bé hàng xóm học cùng lớp với một tấn phong ngộ nghĩnh:
“Chúa đảo phu nhân”. Góp chung nỗi mộng mơ thơ trẻ, ba người bạn càng có thêm
sức mạnh, trí tưởng tượng để tô thắm thêm vẻ đẹp hoang sơ, huyền bí của hòn
đảo, với sự góp mặt của muông thú và cây cối.

Từ một bài tập làm văn ở lớp, ba đứa bạn đã có chung một bài viết giống hệt nhau
về hòn đảo mà chúng yêu mến. Niềm tin mãnh liệt vào điều mộng mơ đã thuyết
phục được cô giáo và chúng bạn học cùng. Ba đứa trẻ đã truyền được sự mơ mộng
đẹp đẽ đó sang số đông, chiến thắng được sự hiểu lầm oan uổng của một người đàn
bà hàng xóm, giúp chị ta nhận ra được sự hư hỏng của đứa con trai mình khi sa đà
vào đám bạn lêu lổng, giang hồ...

4. Đơn giản nhưng lại ý nghĩa

Trong “đảo mộng mơ” Nguyễn Nhật Ánh không nổi bật lên bất kì những chi tiết
nào nhưng lại ngầm khẳng định ý nghĩa của nhân vật ba mẹ rồi chị hai của Tin. Có
lẽ họ đã hiện lên với sự cảm thông chia sẻ và trợ lực của người lớn đối với mộng
mơ trẻ thơ. Sự ủng hộ mang đầy tính hiểu biết đã góp phần không nhỏ trong việc
nuôi dưỡng tâm hồn mơ mộng, phóng khoáng và lành mạnh của trẻ nhỏ, đối chọi
với mọi khó khăn hiểm nguy và cả nỗi thất vọng khôn cùng.

You might also like