You are on page 1of 26

“Hoàng Tử Bé”

Bài Giới thiệu sách của nhóm


Tóm tắt nội dung bài giới thiệu
01 | Nội Dung & hoàn
02 | Hình ảnh & hình tượng
cảnh sáng tác
Hình ảnh mang tính hình tượng và hình
Hoàn cảnh sáng tác, cảm hứng sáng tác
tượng con người
và sơ lược nội dung

04 | Thông điệp 03 | Chức năng thẩm mỹ


Những bài học, thông điệp ẩn Tính thẩm mĩ & nghệ thuật có
chứa trong tác phẩm trong tiểu thuyết
Antoine de Saint-Exupéry (1900-1944)
- Ông là một nhà văn, một phi công người Pháp.
- Mặc dù, là một phi công, một người lính, nhưng lại có đôi mắt và tâm hồn của
nhà thơ.
- Tìm thấy trong những chuyến bay của ông cả nguồn cảm hứng sinh động cho
những hành động anh hùng và chủ đề cho những sáng tác mớitìm thấy trong
những chuyến bay của ông cả nguồn cảm hứng sinh động cho những hành động
anh hùng và chủ đề cho những sáng tác mới
1.1 Hoàn cảnh
sáng tác
Ngày 30 tháng 12 năm 1935, lúc 14:45
sau một chuyến bay dài 19 tiếng và 38 phút,
Saint-Exupéry, cùng với người bạn hoa tiêu
(André Prévot) đã bị rơi máy bay ở sa mạc
Sahara ở Libya
1.2 Cảm hứng sáng tác
Cả hai người đều sống sót qua vụ tai nạn và phải đối mặt với việc mất
nước nhanh chóng ở Sahara. Cả hai người bắt đầu bị ảo giác vào ngày thứ
hai và thứ ba. Cuối cùng vào ngày thứ tư, một người Ả Rập du cư cưỡi
trên một con lạc đà đã phát hiện ra họ

Trong truyện Hoàng Tử Bé, khi Saint-Exupéry viết về việc bị bỏ


lại trên sa mạc trong một cái máy bay bị hỏng, ông đã liên hệ thực tế
chi tiết này với kinh nghiệm trong cuộc đời mình. Ông đã gặp một con
cáo (vulpes zerda, cáo sa mạc) ở đó, có thể điều này cũng làm ông viết
về con cáo trong tác phẩm.
Nội dung chính của “Hoàng tử bé”

― Irene M. Pepperberg
Cuộc gặp gỡ tình cờ… (sự việc 1)
- Tiểu thuyết Hoàng Tử Bé chính là cuộc gặp gỡ kỳ lạ giữa một phi công phải đáp máy bay xuống sa mạc
Sahara cùng với hoàng tử bé đến từ hành tinh B612.
- Sau nhiều ngày đối mặt với nỗi cô đơn bên cạnh chiếc động cơ hỏng, anh đang ngủ gật vì mệt, chàng
hoàng tử xuất hiện cũng như không ngần ngại yêu cầu anh vẽ một chú cừu cho mình.
- Từ đó họ ở cạnh nhau như những người bạn, cậu bé khiến viên phi công sau nhiều năm đã lãng quên
rằng niềm đam mê hội họa đã cầm lại bút và vẽ theo yêu cầu của cậu.
- Hoàng tử bé đã đưa viên phi công quay trở về tuổi thơ, niềm đam mê bị chối bỏ. Để cuối cùng đành từ
bỏ giấc mơ và theo đuổi sự nghiệp làm phi công mà cha mẹ anh mong muốn. Nhưng với yêu cầu của
cậu bé, chàng phi công như tìm lại được chính mình ở tuổi thơ đã qua
Hồi ức về cuộc sống trước đây
(Sự việc 2)
- Cậu bé kể cho anh nghe về hành tinh B612 của cậu, nơi
chỉ có 2 ngọn núi lửa đang hoạt động cùng một ngọn
núi lửa đã tắt. Công việc mỗi ngày của cậu ở đó là nạo
vét những ngọn núi lửa cũng như phân biệt những
mầm cây bao báp với mầm cây hoa hồng. Sau đó bỏ
chúng bởi cây bao báp chính là 1 mối hiểm họa có thể
xuyên thủng hành tinh của cậu nếu chúng lớn.
- Một ngày có một hạt mầm hoa hồng chẳng biết từ đâu
bay đến hành tinh B612 sau đó nở ra một bông hoa vô
cùng xinh đẹp. Hoàng tử bé đem lòng yêu nàng cũng
như sẵn sàng chiều chuộng theo tất cả những yêu cầu
của nàng. Tuy nhiên bông hoa kiêu kỳ ấy cũng khiến
cho hoàng tử bé không khỏi buồn phiền, tới một hôm
cậu quyết định rời khỏi hành tinh cùng với chuyến di
cư của bầy chim.
Hành trình 6 hành tinh (sự việc 3)
- Cậu lần lượt đi qua 6 hành tinh cũng như gặp gỡ
những người kỳ lạ.
- Đó là một ông vua không có thần dân, ông hợm
hĩnh thích được hoan hô hay một ông nát rượu,
một nhà buôn mở tài khoản sở hữu các vì sao, một
người thắp đèn rồi tắt đèn liên tục tuân theo mệnh
lệnh, một nhà địa lý chỉ ngồi bên bàn sách mà
không bao giờ ra ngoài khám phá thế giới.
Sự quay lại của Hoàng tử bé
( sự việc cuối)
Hoàng tử bé đã chọn trái đất là điểm đến cuối
cùng sau khi gặp một con rắn, một bông hoa
tầm thường. Cậu đã lạc vào một vườn hoa
hồng có đến hơn năm nghìn bông hoa giống
nhau đang khoe sắc. Vì vậy cậu vô cùng thất
vọng vì bông hoa của cậu đã lừa dối rằng cô ấy
là duy nhất. Thất vọng, hoàng tử bé nằm xuống
cỏ và khóc rồi một chú cáo mà hoàng tử nhận là
người bạn thực thụ đa dạy cho hoàng tử bé hiểu
rằng bông hoa của chàng là duy nhất. Bởi
chính cậu đã chăm sóc, tưới nước, bắt sâu cũng
như dùng lồng kính bảo vệ nàng.
- Quay lại thời điểm hiện tại, ngày thứ tám từ sau vụ tai nạn
máy bay, ông phi công và hoàng tử đang chết khát. Hoàng tử
trở nên lầm lì hơn ao ước được quay trở về nhà để xem bông
hồng của cậu.
- Hoàng tử tìm thấy một cái giếng, nhờ vậy họ thoát chết. Sau
khi thảo luận với con rắn, hoàng tử tạm biệt phi công và nói
rằng nếu nhìn thấy như thể cậu đã chết, là bởi vì thân thể cậu
quá nặng để có thể cùng cậu trở về tiểu hành tinh kia.Sáng
hôm sau, người phi công không thể tìm thi thể hoàng tử đâu
nữa. Cuối cùng, ông cũng sửa được chiếc máy bay và rời khỏi
sa mạc.
Hình ảnh mang tính hình tượng và hình
tượng con người trong“Hoàng tử bé”
Hình ảnh “bông hồng”
Bông hoa đặc biệt của hoàng tử bé hiện thân cho những thứ đáng
quý trong cuộc sống- là niềm vui, là cuộc sống đẹp.
Ngoài ra, bông hoa còn là biểu hiện cho lẽ vô thường, sự phù du
trong cuộc sống. Những thân phận người mà hoàng tử gặp có thể
xem là hình ảnh của những con người trong xã hội, hoặc cũng có
thể là từng giai đoạn trong đời của con người ngày nay, là hiện
thực phũ phàng mà nhiều người trên đường đời đang biến mình
trở thành.
“Nguồn nước” & “Sao trời”
- Nguồn nước giữa sa mạc trong cơn khát là những thứ
con người theo đuổi, là“cơn khát vật lý và tinh thần”
của con người trong đời, họ khao khát tình yêu, tình
bạn, cảm giác được “ở nhà”…
- Những ngôi sao là bí ẩn tuyệt vời, đẹp đẽ, vô tận và
tự nhiên nhất của cuộc sống, của vũ trụ; là hình ảnh
tượng trưng cho cõi thiên đường-nơi con người được
hưởng một cuộc sống an nhàn, giải thoát khỏi những
bộn bề trần tục.
Mỗi nhân vật đều là biểu tượng cho một kiểu người
- Hoàng tử bé là hình tượng con người trong hành trình băn khoăn đi tìm giá trị cuộc
sống. Con cáo là sự tinh khôn, thấu suốt, cái nhìn bằng trái tim để thấy những điều cốt
tử. Bông hồng lại là biểu tượng cho thứ tình yêu đầy vị tha của con người. Những
“người lớn” dần trở thành công cụ, luôn sống và nhận thức bằng những con số là ý
niệm về chính họ trong cuộc sống qua cái nhìn của nhà văn…
- Bên cạnh tuyến hình tượng gợi các trường nghĩa đối lập:trẻ con- người lớn, con người
cảm tính- con người lí tính, tình yêu- sự vị kỷ, sự tồn tại- cái chết, điều nhìn thấy- điều
cảm thấy,…
Chức năng thẩm mĩ trong “Hoàng tử bé”
Chức năng thẩm mỹ

Thứ nhất là vẻ đẹp khung cảnh, sự vật được xây


dựng trong tác phẩm:
+ Hình ảnh “bông hoa hồn” luôn hướng mình tới cái
đẹp thiện mỹ
+ Hình ảnh hành tinh B612 được Hoàng tử bé chăm
bón hàng ngày
+ Cảnh hoàng hôn tuyệt đẹp khiến người ta muốn
ngắm đi ngắm lại
+ Vẻ đẹp sa mạc cứu sông tâm hồn và thể xác của
người phi công và hoàng tử bé
=> Cái đẹp cứu rỗi con người ngay cả trong những
lúc kiệt quệ nhất
Thứ hai, thế giới nghệ thuật trong “ Hoàng tử
bé” khiến người đọc rung động bởi nghệ thuật
tinh tế
“Nước hẳn là cũng tốt cho trái tim…”

Nước: Một mặt là nước vật chất, mặt còn lại là nước
của tinh thần
=> Hình tượng giếng nước trên sa mạc: Biểu tượng
của “cái đẹp” trong hành trình của hy vọng để giành
lấy sự sống
Nghệ thuật tinh tế

Hoa hồng: Tượng trưng cho tình yêu


=> cái đẹp không nằm ở bản chất sự vật hiện tượng mà
nằm ở cách ta nhìn nhận nó
Nghệ thuật tinh tế

Cây bao bóp: Nó đại diện cho mối nguy cơ về “mầm


tốt” và “mầm xấu”
Ngoài ra theo tình hình lúc bấy giờ, nó còn đại diện
cho Đức Quốc Xã
Nghệ thuật tinh tế
Những con người trên 6 hành tinh:

+Phản ánh thế giới người lớn vô lý trên diện rộng


thuộc cấp độ nhân loại
+Những điều tưởng như vô lý thực ra lại là một thực
tại hiển nhiên vận hành
Thứ ba, là vẻ đẹp con người, đặc biệt là vẻ đẹp của những nhân
vật trong truyện
Trong
sáng

Yêu Ân
thương cần

Hoàng
tử bé

=> Mang đến cho người đọc sự đền bù về mặt thẩm mĩ,
tác động đến những suy tư và những trách nhiệm của
con người
Thông điệp sau khi đọc “Hoàng tử bé”
4. Thông điệp
- Hãy luôn nhớ về sự sáng tạo của tuổi thơ
- Để tận hưởng niềm vui giản dị trong cuộc sống, cần bớt đi sự nghiêm nghị
- Dành thời gian cho bản thân là bí quyết để được hạnh phúc
- Hãy dũng cảm để bước ra khám phá thế giới
- Hãy lựa chọn bằng trái tim mình
Có thể nói, Hoàng tử bé chính là một liều
thuốc cho tâm trí khi cuộc sống quá mệt
mỏi. Đọc sách độc giả như được xoa dịu
tâm hồn, đồng thời cũng rút ra cho bản
thân những bài học tưởng chừng như nhỏ
bé nhưng lại có ý nghĩa lớn lao trong cuộc
đời mỗi người.

Nhận xét
Thank you!
Bài Giới thiệu sách của nhóm đã kết thúc!

You might also like