You are on page 1of 3

Soạn bài Chùm thơ hai-cư

A. Nguồn gốc thơ Hai-cư:


-Hai cư là một thể thơ truyền thống độc đáo và quan trọng trong văn học Nhật Bản (thi quốc), được
hình thành từ thế kỷ thứ XVI đến thế kỷ XVII có những thành tựu nổi bật.

B. Đặc điểm, nội dung, nghệ thuật của thơ Hai-cư:


- Đặc điểm:

Về hình thức, thơ Hai cư thuộc loại ngắn nhất thế giới (cả bài chỉ 17 âm tiết, ngắt thành 3 đoạn 5-7-
5). Nguyên bản tiếng Nhật chỉ có một câu thơ. Thơ hai cư thường biểu hiện những rung cảm của con
người trước thiên nhiên bằng những hình ảnh trong sáng, nhẹ nhàng nhưng cũng đậm tính tượng
trưng.

+ Dòng 1: giới thiệu.

+ Dòng 2: Tiếp tục ý trên và chuẩn bị cho dòng 3.

+ Dòng 3: Ý thơ kết lại nhưng không rõ ràng, mở ra những suy ngẫm, cảm xúc cho người đọc ngân
nga, lan tỏa.

- Nội dung:

+ Phản ánh tâm hồn người Nhật - tâm hồn ưa thích hòa nhập với thiên nhiên, vì vậy nội dung thường
hướng đên một phong cảnh, một vài sự vật cụ thể, một tứ thơ, một cảm xúc, một suy tư… của người
viết. Thể hiện triết lý Thiền trong sự tương giao hòa hợp, sự vận động biến đổi, sự bình đẳng của vạn
vật, tình yêu quê hương, đất nước, con người...

+ Tứ thơ: khơi gợi xúc cảm, suy tư trong một khoảnh khắc hiện tại (quy tắc sử dụng "quý ngữ)

- Nghệ thuật:

+ Thủ pháp tượng trưng:

Thể hiện một khoảnh khắc của cảnh vật và đỉnh điểm của cảm xúc, hàm súc nghệ thuật khơi gợi chứ
không phải là hàm xúc của châm ngôn, triết lý + thiên nhiên. Tìm cái đẹp trong những hình ảnh giản
dị bình thường của thiên nhiên. Thấm đẫm tinh thần Thiền tông (Phật giáo) và tinh thần văn hóa
phương Đông.

+ Quý ngữ: là những từ chỉ mùa hoặc những hình ảnh tiêu biểu cho mùa (hoa đào, hoa mai, chim
oanh, chim yến - chim quyên, tiếng ve - trăng, sương, tiếng dế,...).

+ Ngôn ngữ: chấm phá, gợi chứ không tả, để nhiều khoảng trống cho độc giả tưởng tượng, đồng
sáng tạo.

C.Đặc điểm về nội dung, nghệ thuật của thơ Hai- cư qua 3 tác phẩm:
I.Baso:
- Con quạ: Không có con đường hoang sơ, có lữ khách hay ngựa gầy nhưng vẫn bao hàm được khung
cảnhmột buổi chiều tàn tạ, lạnh lẽo và tâm trạng của người lữ khách.

- Cành cây khô: Không gian trầm tịch đang úa nhòa trong mùa lá rụng.

- Quạ đen: là một nốt chấm lặng trong bao la, yên lặng và trạng thái tự tại, lặng ngắm vũ trụ.

-> Nghệ thuật: Hình ảnh thơ tạo nên những dư ba liên tưởng.

-> Nội dung: Triết lý: Sự yên lặng bất tận của vũ trụ gợi nỗi sợ hãi về sự hữu hạn của cuộc đời. Tuy
nhiên, ẩn trong cõi u huyền ấy chúng ta sẽ nhận ra được cái đẹp – đẹp trong sự sầu bi.

-> Con người yêu cuộc đời nhưng thế giới yên lặng cũng có sự quyến rũ.

- Nếu đảo câu cuối lên đầu: Bài thơ chỉ mang tính minh họa cho một ý niệm đã biết trước. Không
phản ánh được sự “chợt thức” của tâm trí trước sự vật.

II.Chiyo
- Hoa triêu nhan: Cái đẹp của thiên nhiên ban sơ, thuần khiết, mong manh.

- Dây gầu: Một sự vật đời thường xù xì, thô nháp.

-> Hai sự vật không liên quan lại xuất hiện cùng một lúc. Bỗng nhiên vể đẹp hoan sơ mong manh lại
xuất hiện bên cạnh một sự vật thô nháp.

->ND: Cái đẹp tồn tại ở bất kì hoàn cảnh nào trong cuộc sống.

-> Hoa triêu nhan đã làm mờ đi sự xù xì của dây gàu. Dây gàu làm điểm tựa cho hoa triêu nhan. =>
Quấn quýt với nhau trong tương giao bạn bè -> Sự gắn kết giữa các sự vật trong thế giới. -> Sự bất
ngờ của thế giới.

- ND: Sự gắn kết đẹp đẽ giữa sự vật dẫn đến cách ứng xử nhân văn của con người:

+ Để hoa tiếp tục vương víu bên sợi dây gàu: Không phá vỡ sự gắn kết của sự vật.

+ Sang xin nước nhà hàng xóm tạo nên sự kết nối của tình người.

III.ssa
- Mối tương quan giữa “con ốc” và “núi Fuji”.

+ Con ốc: Là sinh vật nhỏ bé, di chuyển chậm rì.

+ Núi Fuji: Biểu tượng to lớn, kì vĩ. Để chinh phục ngọn núi phải chải qua một hành trình dài.

-> NT: Sự tương phản: Hành trình của con ốc rất khó khăn có thể không đạt đến được -> Con ốc vẫn
ung dung, tự tại trên hành trình của mình.
=> ND: Sự tự do trong tinh thần. Con người hãy mở ra sự tự do tinh thần để bắt đầu hành trình của
mình. Hãy biết ước mơ, khát khao. Hành trình thực hiện ước mơ cũng chính là một loại thành công.

You might also like