You are on page 1of 2

a.

Hai câu thơ đầu: bức tranh thiên nhiên miền sơn cước
- Không gian: rộng lớn => làm nổi bật sự lẻ loi, cô đơn của con người và cảnh
vật.
- Thời gian: chiều tối – thời khắc cuối cùng của một ngày => con người, vạn vật
mỏi mệt, cần được nghỉ ngơi.
- Điểm nhìn: từ dưới lên cao => phong thái ung dung, lạc quan của tác giả.
- Cảnh vật: xuất hiện 2 hình ảnh:
+ “Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ”
 Cánh chim là hình ảnh quen thuộc trong thi ca cổ điển.
 “Quyện điểu” (chim mỏi): một cái nhìn tinh tế, cảm nhận rất sâu trạng
thái bên trong của sự vật.
→ Hình ảnh thơ có hồn và nhuốm màu tâm trạng của thi nhân nặng nề lê bước trên
đường đi đày và khát khao một chốn dừng chân.
+ “Cô vân mạn mạn độ thiên không”
 “Cô vân”: chòm mây lẻ loi, cô đơn → gợi cảm giác buồn vắng.
 “Mạn mạn”: chỉ sự trôi chậm chậm, lững lờ → không gian rộng, thoáng
đãng, gợi sự ung dung thư thái trong tâm hồn thi nhân.
 “Độ thiên không”: chuyển dịch từ chân trời này sang chân trời kia →
Tâm trạng cô đơn, lạc lõng trước khoảng không bao la.
- Tuy nhiên câu thơ dịch bỏ mất từ “cô” nên đã làm giảm bớt sự cô đơn, và
không chuyển hết nghĩa của từ láy “mạn mạn” → chưa chuyển tải được hết nỗi
lòng trong tâm hồn Bác
+ “Cô vân” => “chòm mây”: chưa sát nghĩa => làm mất đi tính chất cô độc, lẻ loi của áng
mây trên bầu trời.
+ “mạn mạn” => “trôi nhẹ”: chưa sát nghĩa => làm mất đi tư thế chậm chạp, uể oải, lững
lờ không muốn di chuyển của áng mây.
 Bức tranh thiên nhiên mang vẻ đẹp cổ điển nhưng bình dị, gần gũi. Ẩn sau bức tranh
ấy là vẻ đẹp tâm hồn Bác: yêu thiên nhiên và phong thái ung dung tự tại trong hoàn
cảnh khắc nghiệt.
 Tiểu kết: Bằng bút pháp chấm phá, hình ảnh ước lệ tượng trưng, tả cảnh ngụ
tình => Bức tranh thiên nhiên chiều tối hiện lên thật đẹp và thoáng đãng. Qua
đó thấy được vẻ đẹp tâm hồn của thi nhân.
b. Hai câu sau: Bức tranh sinh hoạt
- Thời gian: đêm tối nhưng bừng sáng ánh lửa hồng
- Không gian: xóm núi ấm áp
- Hình ảnh cô gái xay ngô: hình ảnh chân thực, đời thường, giản dị, tạo nên bức
tranh lao động trẻ trung, khỏe khoắn, đầy sức sống.
- Điệp vòng + đảo từ “ma bao túc”- “bao túc ma”:
+ Tạo nên sự nối âm liên hoàn, nhịp nhàng cho lời thơ.
+ Diễn tả vòng quay không dứt của cối xay ngô.
+ Nỗi vất vả, nhọc nhằn trong lao động.
+ Mang ý nghĩa ẩn dụ cho sự vận động của thời gian.
 Bác đã quên đi cảnh ngộ đau khổ của mình để quan tâm, chia sẻ với cuộc sống nhọc
nhằn của người lao động → tấm lòng nhân đạo sâu sắc
1
- Nghệ thuật sử dụng “nhãn tự”: “hồng” → điểm sáng của toàn bài thơ:
+ Sự vận động: nỗi buồn – niềm vui, bóng tối – ánh sáng.
+ Làm vơi đi nỗi cô đơn, vất vã và mang lại niềm vui, sức mạnh làm ấm lòng người tù.
+ Tạo niềm vui về cảnh sum họp đầm ấm và sự lạc quan cách mạng trong tâm hồn Bác.
 So sánh dịch thơ và phiên âm: Dịch chưa sát:
+ “Sơn thôn thiếu nữ” – “cô em xóm núi”: không giữ được sự trang trọng của nguyên tác.
+ Dịch thừa chữ “tối”: Làm mất sự kín đáo, hàm súc của ý thơ.
 Hai câu thơ thể hiện lòng yêu thương con người, yêu cuộc sống ở Bác. Đồng thời thấy
được sự vận động có chiều hướng lạc quan bởi luôn hướng về sự sống, ánh sáng và
tương lai.
c. Giá trị nội dung
- Bài thơ cho ta thấy vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách người nghệ sĩ – chiến sĩ Hồ
Chí Minh: yêu thiên nhiên, yêu con người, yêu cuộc sống. Luôn kiên cường,
ung dung, tự tại và lạc quan trong mọi hoàn cảnh.
d. Giá trị nghệ thuật
- Ngôn ngữ thơ giàu hình ảnh, hàm súc, cô đọng. Kết hợp với thủ pháp đối lập,
điệp vòng…
- Bài thơ mang đậm sắc thái nghệ thuật cổ điển và hiện đại.
+ Cổ điển: Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt, văn tự: chữ Hán, bút pháp tả cảnh ngụ tình,
nghiêng về cảm hứng thiên nhiên,…

You might also like