You are on page 1of 6

I.

Tìm hiểu chung

1.Tác giả: Nguyễn Duy

-Tên thật là Nguyễn Duy Nhuệ

-Sinh năm 1948, quê ở Thanh Hóa

-Trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ, là nhà thơ quân đội

- Sau chiến tranh, ông tiếp tục sáng tác, thơ của ông ngày càng đậm đà, ổn định
một phong cách

- Thơ Nguyễn Duy có hình ảnh mộc mạc, giản dị nhưng ẩn chứ những bài học có
giá trị sâu sắc,giàu tính triết lí , đậm chất suy tư, chiêm nghiệm.

2.Tác phẩm

a) HCST: sáng tác tại thành phố Hồ Chí Minh năm 1978 ( 3 năm sau ngày giải
phóng => cuộc sống ổn định, đầy đủ hơn => con người dễ quên đi quá khứ khó
khăn => nhắc nhở về đạo lí uống nước nhớ nguồn, ân nghĩa thủy chung với quá
khứ.)

b) PTBĐ : biểu cảm và tự sự

c) Thể loại: thể thơ 5 chữ nhưng chỉ viết hoa chữ cái đầu và chỉ có một dấu chấm ở
cuối bài. Bài thơ như một câu chuyện từ quá khứ đến hiện tại của cùng với những
dòng suy ngẫm của tác giả

=> Mạch thơ có sự liên kết chặt chẽ, thể thơ phù hợp với bài thơ có nội dung tự sự

d) Mạch cảm xúc

Bài thơ là một câu chuyện nhỏ được kể theo trình tự thời gian từ quá khứ cho đến
hiện tại và lắng kết lại ở cái giật mình thức tỉnh của tác giả.

e) Bố cục: Chia làm 3 phần

+ Khổ 1,2,3: Mối quan hệ giữa con người và vầng trăng trong quá khứ và hiện tại

+ Khổ 4: Tình huống bất ngờ gặp lại vầng trăng


+ Khổ 5,6: Cảm xúc, suy ngẫm và sự thức tỉnh của nhà thơ

f) Ý nghĩa nhan đề

- Nhan đề là một danh từ và để lại nhiều suy ngẫm rtrong lòng người đọc

- Ánh trăng vốn là thứ ánh sáng của vầng trăng, thiên nhiên. Đồng thời đó cũng là
thứ ánh sáng giúp soi rọi lương tâm con người

=> Nhan đề làm nổi bật lên chủ đề của tác phẩm: lời nhắc nhở chúng ta sống ân
nghĩa, thủy chung, đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”

II. Tìm hiểu chi tiết


1.Tình cảm giữa con người với vầng trăng trong quá khứ (3 khổ đầu)
a)Vầng trăng trong quá khứ (khổ 1+2):
*Khổ 1:

- Phép liệt kê những hình ảnh “ đồng ”,“ sông ”,“ bể “ mở ra không gian thiên
nhiên rộng lớn, khoáng đạt nơi là quê cùng điệp từ “ với “ đã thể hiện sự gắn bó
sâu sắc giữa con người với thiên nhiên.

- Điệp từ “hồi” (“ Hồi nhỏ”, “ Hồi chiến tranh”) gợi lên một quãng thời gian dài
trong quá khứ, từ lúc thiếu niên cho đến lúc trưởng thành, nhất là những năm tháng
gian lao trong chiến tranh, khi ấy vầng trăng luôn gắn bó với con người, chia sẻ
những gian lao, vất vả, đồng cam cộng khổ với con người và trở thành “ tri kỉ”

- Trăng được nhân hóa trở thành người bạn thân thiết với con người

*Khổ 2:

- Từ láy tượng hình “ trần trụi” và phép so sánh “ hồn nhiên như cây cỏ” khải quát
lên cuộc sống vô tư, bình dị, mộc mạc, hồn nhiên và sự gắn bó khăng khít, bền chặt
của con người với vầng trăng.

- Trong dòng hồi tưởng của nhà thơ, trăng luôn là người bạn tri kỉ, chia sẻt mọi
niềm vui nỗi buồn, đồng cam cộng khổ với con người. Nhân hóa “ vầng trăng tình
nghĩa” nhấn mạnh thêm bản chất mộc mạc, chung thủy, đầy nghĩa tình của vầng
trăng.
=> chính vì thế tác giả đinh đinh rằng “ không bao giờ quên cái vầng trăng tình
nghĩa”

- Giọng thơ hồi tưởng đều đều nhưng bỗng từ “ ngỡ” bỗng xuất hiện ở đầu dòng
thơ như báo hiệu về sự chuyển biến trong câu chuyện tình cảm giữa người và trăng

=> trong hoàn cảnh quá khứ đầy gian khó, trăng luôn đồng hành cùng con người,
trở thành người bạn tri kỉ chia sẻ mọi niềm vui nỗi buồn. Trăng là biểu tượng của
quá khứ nghĩa tình, thủy chung.

b)Vầng trăng ở hiện tại (khổ 3):


-Nhịp thơ: nhịp nhàng, giọng thơ thì như trò chuyện, tâm tình như giãi bày cảm
xúc của chính mình.
-Sự đối lập giữa khổ 2 và khổ 3: ở khổ 2, hình ảnh vằng trăng hiện lên như 1 người
bạn thi kỉ, nghĩa tình, còn con người thì gắn bó sâu nặng và thủy chung với vầng
trằng. Ở khổ 3, trăng và người hiện lên có sự đối lập hoàn toàn so với khổ 2, người
thì trở nên xa lạ, cụ thể là như người dưng qua đường, người dưng là như 1 người
khách, không biết đến và không còn quan hệ gì với nhau, và con người thì ko còn
sâu sắc, ko còn thủy chung, gắn bó với vâng trăng nữa.  2 khổ thơ là 2 thái cực
hoàn toàn khác nhau cho thấy sự đối lập giữa quá khứ và hiện tại, con người đã
quên đi mất vâng trăng tình nghĩa, sống ko còn sâu sắc, ko còn thủy chung, ko còn
nhớ tới những tháng ngày gian khổ cúng ng bạn tri kỉ trog quá khứ nữa. Người lính
đã quen vs cuộc sống tiện nghi và quên đi hình ảnh vầng trăng tình nghĩa. Con ng
đã có sự thay đổi, trở nên vô tâm hơn và quên đi ng bạn đã ăn dời ở kiếp với mình.
+ Vầng trăng: tri kỉ, nghĩa tình >< như người dưng, người khách qua đường
xa lạ.
+ Con người: gắn bó, sâu nặng >< không còn sâu sắc, thủy chung.
-Lý giải sự xa lạ của ng và trăng: Bắt nguồn từ câu thơ “Từ hồi về thành phố” dẫn
đến sự thay đổi về:
+ Sự thay đổi hoàn cảnh sống: sự thay đổi hoàn cảnh sống từ rừng, từ bể trở
về cuộc sống ở thành phố có sự khác hẳn.
+ Sự thay đổi thời gian, ko gian cách biệt
+ Điều kiện sống: Ở thành phố quen vs ánh điện, quen vs cửa gương, đã
quen vs những vật chất xa hoa thì sẽ ko còn nhớ tới ánh trăng tình nghĩa ấy nữa.
“vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đường”
-BPNT: nhân hóa, so sánh, ẩn dụ
+ So sánh: vầng trăng – ng đi qua đường
+ Nhân hóa: vầng trăng “đi” qua ngõ
+ Ẩn dụ: Vầng trăng vừa là hình ảnh nhân hóa, vừa là hình ảnh ẩn dụ mang
ý nghĩa tượng trưng: Trăng như 1 con ng đã đi qua cuộc đời của nhà thơ, và bây
giờ trăng lại xuất hiện thêm 1 lần nữa, đi qua ngõ và mang lại những cảm xúc làm
thay đổi những suy nghĩ và nhận thức của nhà thơ.
-Niềm xót xa trước những điểu tầm thường hay xảy ra trong cuộc sống của người
“có mới nới cũ, có đèn quên trăng’  đề cập tế nhị, kín đáo nhưng vẫn sâu sắc
 Sự xuât hiện trở lại của vầng trăng ko những mang đến nỗi xót xa mà còn mang
đến những bài học nhân sinh vô cùng sâu sắc vào cuộc đời của tác giả nữa.
2. Tình huống bất ngờ gặp lại vầng trăng. (khổ 4)

- Phép đảo ngữ ( từ láy tượng hình “ thình lình” được đảo lên đầu câu) kết hợp với
hình ảnh tả thực “đèn điện tắt” tạo nhịp thơ nhanh, nhấn mạnh sự việc bất ngờ xảy
ra

- “ đèn điện tắt” khiến cho “ phòng buyn đinh tối om” còn bên ngoài khônng gian
rộng lớn thì vầng trăng đang tỏa sáng vằng vặc. Tình huống bất ngờ và sự đối lập
giữa sáng và tối khiến cho con người phải hành động “ vội bật tung cửa số”

- Ba động từ đứng liền nhau “ Vội bật tung” diễn tả hành động khẩn trương, tức thì
để tìm lại nguồn sáng, thoát khỏi bóng tối bao chùm. Chính khoảnh khắc đó, con
người đã gặp lại vầng trăng.

- Từ “ đột ngột” ở đây không diễn tả sự xuất hiện bất ngờ của vầng trăng vì từ lâu
trăng vẫn luôn tròn đầy, tỏa sáng vằng vặcgiuwax trời và luôn đồng hành cùng con
người

Mà từ “ đột ngột “ là cảm xúc thảng thốt, ngỡ ngàng của con người khi bất ngờ đối
diện với vầng trăng tình nghĩa, tri kỉ thuở nào.
-Ánh trăng đã xóa nhòa bóng đêm nơi thành phố mất điện, nó còn soi rọi vào góc
khuất tối của lương tâm con người, thôi thúc lương tâm thức tỉnh và tìm lại những
cảm xúc tưởng chừng như đã mất trong tâm hồn con người.

=> đây là khổ thơ quan trọng trong bài thơ, giống như một nút thắt, góp phần bộc
lộ tư tưởng, mở ra những suy ngẫm của nhà thơ.

3. Sự hối hận của tác giả vì đã lãng quên vầng trăng (khổ 5+6)
*Khổ 5:
- Từ láy “rưng rưng” là cảm xúc đã được nén lại, trào ra và trở nên thổn thức. 
cuộc gặp gỡ ko ồn ào, ko có những cái nắm tay mà chỉ có cảm xúc “rưng rưng”.
“rưng rưng” là cảm xúc ko thể kìm nén dc.
 cuộc gặp gỡ biểu hiện có sự lắng đọng lại và gợi lại quá khứ, gợi lại tất cả
những j mà ng và trăng cùng nhau gắn bó 1 thời thanh thiếu, 1 thời chiến đấu.
-Nhịp thơ hối hả trào dâng khiến cho kỉ niệm tuổi thơ vộ vã ùa về và đánh thức tác
giả.
- cấu trúc thơ song hành, BPNT so sánh, điệp ngữ  sự tài ba của tác giả, đông
thời thể hiện nỗi nhớ, cảm xúc , tương tư của tác giả khi gặp lại vầng trăng.
 Tác giả sử dụng chất thơ mộc mạc, chân thành để khắc họa sâu sắc điểu mà
mình muốn tâm sự: đó là bài học vè cách sống ân nghĩa thủy chung và lòng biết ơn
trong cuộc sống.
*Khổ 6:
- Hình ảnh vầng trăng “tròn vành vạnh” gợi lên quá khứ viên mãn, thủy chung
và tròn đầy.
- Phụ từ “cứ” là biểu tượng của quá khứ vẫn nguyên vẹn, vẫn còn lại đấy, vẫn như
xưa nhưng ng đã quên đi trăng, đã phụ vầng trăng rồi.
- NT đói lập;
+ “cứ” >< “vô tình”: Trăng vãn phóng khoáng, vô tư, độ lượng như rừng, bể,
sông >< con ng vô tình tới mức phụ nghĩa.
+ thái độ: “im phăng phắc” của vầng trăng >< sự “giật mình” của tác giả:
Ánh trăng im phăng phắc là ánh trăng ko hờn dỗi, trách móc gì cả. Trăng hiện diện
cho ân tình, vất cả, thủy chung.
Nhắc nhở: Con ng có thể vô tình, có thể lãng quên nhưng thiên nhiên, quá khứ
thì ở đấy, tràn dầy và gắn bó vs con ng.
-“giật mình” là sự tự vẫn lương tâm của tác giả để 1 lần nữa tác giả nhìn nhận lại
sự thờ ơ của mình đói vs quá khứ
=> đây là: +phản xạ tâm lí của người biết suy nghĩ khi chợt nhận ra sự vô tình,
bạc bẽo, nông nổi trong cách sống của mình.
+ sự ăn năn, tự trách, tự thay đổi cách sống của mình để ko bội bạc
như thế nữa.
+ nhắc nhở bản thân ko bao giờ dc trở thành ng phản bội quá khứ,
phản bội thiên nhiên, sùng bái hiện tại mà coi rẻ thiên nhiên.
Lời nhắc nhở vs tất cả mọi ng là ko dc quên công ơn của lớp ng đi trước. Đây là
giá trị nghệ thuật sâu sắc, là bài học mà tác giả muốn truyền tải đến vs tất cả ng
dọc.

You might also like