You are on page 1of 2

1. Tác giả, tác phẩm.

* Chủ đề: Thông qua hình tượng nghệ thuật “Ánh trăng” và cảm xúc của nhà
thơ, bài thơ đã diễn tả những suy ngẫm sâu sắc về thái độ của con người đối
với quá khứ gian lao, tình nghĩa.
* Nhan đề:
- Ánh trăng không chỉ là vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu
mà nó còn là một thứ ánh sáng diệu kỳ (đối với nhân vật trữ tình trong bài
thơ, đó là nghĩa tình đẹp đẽ của quá khứ), ánh sáng ấy có thể len lỏi vào
những nơi khuất lấp trong tâm hồn con người để thức tỉnh họ nhận ra những
điều sai trái, hướng con người ta đến với những lẽ sống cao đẹp - lẽ sống
"uống nước nhớ nguồn", ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ.
- Đó chính là ý nghĩa của bài thơ được Nguyễn Duy gửi gắm trong qua nhan
đề "Ánh trăng". Ánh trăng là một hình tượng nghệ thuật mang nhiều ý nghĩa
sâu sắc trong tác phẩm.

- Bố cục (3 phần)
+ P1: K1-2: Vầng trăng trong kí ức
+ P2: K3,4: Vầng trăng trong hiện tại
+ P3: còn lại: Cảm xúc và suy ngẫm của tác giả
II. Đọc – tìm hiểu chi tiết
1.Vầng trăng trong quá khứ
* Hồi nhỏ:
Vầng trăng gắn với những kỉ niệm đẹp, trong sáng thời thơ ấu nơi làng quê.
* Thời chiến tranh: (người lính)
Vầng trăng là người bạn tri kỉ, vầng trăng tình nghĩa
=> Tuổi thơ cho đến khi trưởng thành vầng trăng đẹp, gắn bó sâu nặng, thân thiết,
nghĩa tình với con người.
=> Trăng là thiên nhiên, đất nước, người bạn bình dị, hiền hậu, nghĩa tình, trong sáng
và thuỷ chung, là vẻ đẹp vĩnh hằng của đời sống.
2. Vầng trăng trong hiện tại.
- Khi về thành phố: cuộc sống hiện đại, đầy đủ.
- NT nhân hoá, so sánh ->thái độ thờ ơ, xa lạ, không quen biết => con người không
cần trăng.
- Tình huống : Mất điện, phòng tối.
- NT đảo ngữ, động từ, từ láy, giọng thơ đột ngột
=> con người nhận ra sự vô tình của mình.
3.Cảm xúc và suy ngẫm của nhà thơ
- Tư thế : đối diện với trăng.
- Cảm xúc: nghẹn ngào, ăn năn, hối lỗi
->Nghệ thuật: điệp ngữ, liệt kê, so sánh-> trăng gợi nhớ kỉ niệm tình nghĩa.
-Khổ cuối: NT ẩn dụ, nhân hóa
-> trăng độ lượng bình dị bao dung.
=> Con người sống ân nghĩa, thủy chung với quá khứ.

You might also like