You are on page 1of 4

Ánh Trăng

I/Mở bài:
Không biết tự bao giờ trăng dã trở thành nàng thơ, thành người bạn tri âm tri kỉ củ biết
bao tâm hồn thi sĩ. Với ánh sáng huyền diệu, với chu kì tròn khuyết lạ lùng, trăng đã gợi cho
các thi nhân cổ kim nhiều thi tứ. Trong miền mênh mang ấy, “Ánh trăng” của Nguyễn Duy như
một lời tâm sự chân thành, đã neo lại trong tâm hồn người đọc những tâm trạng riêng, những
suy ngẫm riêng giàu trăn trở.
II/Thân bài:
Bài thơ ra đời năm 1978, khi đất nước được thống nhất, in trong tập Ánh trăng- tập thơ
được giải A của Hội nhà văn Việt Nam 1984. Nhan đề bài thơ là Ánh trăng nhưng không phải
là bức tranh miêu tả cảnh, miêu tả trăng mà nó mang dáng dấp một tự sự và những suy nghĩ
đượm màu triết lí
1+2. Vầng trăng trong quá khứ
Trong 2 khổ thơ đầu, tác giả hồi tưởng lại những kỉ niệm đẹp trong quá khứ:
“Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với bể
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỉ

Trần trụi với thiên nhiên


hồn nhiên như cây cỏ
ngỡ không bao giờ quên
cái vầng trăng tình nghĩa”
- Hồi nhỏ, hồi chiến tranh->Gợi nhắc những năm tháng tuổi thơ-được đi nhiều, được cảm
nhận vẻ đẹp của thiên nhiên thoáng đãng, quá khứ của tác giả. Vầng trăng đã gắn bó với nhà
thơ từ lúc nhỏ
- với: Điệp từ->Cùng với Phép liệt kê: đồng, sông, bể, rừng càng tô đậm thêm sự gắn bó chan
hoà của con người với thiên nhiên
- đồng, sông, bể: Phép tăng tiến-> Tạo không gian ngày càng mở rộng
- thành->Gắn kết đến mức hòa hợp với nhau
- hồi chiến tranh ở rừng ->Gợi những năm tháng gian khổ, ác liệt thời chiến tranh:
+ Hành quân, canh gác giữa đêm lạnh lẽo
+ Gian khổ của cuộc sống chiến đấu
+ Nhớ gia đình, nhớ nhà, nhớ quê,...da diết
nhưng trăng luôn ở bên, bầu bạn, cùng chia ngọt sẻ bùi, đồng cam cộng khổ, cùng hân hoan
trong niềm vui thắng trận
- tri kỉ ->Là biết người như biết mình. Bạn tri kỉ là bạn rất thân, hiểu biết mình
- vầng trăng thành tri kỉ: Nhân hoá ->Từ “hồi nhỏ đến lúc chiến tranh” là khoảng thời gian dài
và là cơ sở để xây đắp một tình cảm vững bền. Trăng là người bạn thân thiết, tri âm tri kỉ, là
đồng chí cùng chia sẻ những vui buồn trong chiến trận với người lính-nhà thơ
=>Thời gian thật dài mà tác giả chỉ gói gọn trong 4 dòng thơ ngắn gọn. Ta cảm nhận
như đang có một nỗi lòng rưng rưng xúc động ẩn hiện trong mỗi dòng thơ, chỉ chờ
dâng trào. Và nét độc đáo ở từng chữ đầu mỗi dòng thơ không viết hoa, phải chăng
Nguyễn Duy muốn cho cảm xúc được dạt trôi theo dòng chảy của thời gian của kỉ niệm
Cho ta thấy rõ hơn về vẻ đẹp bình dị,
mộc mạc, rất đỗi vô tư và hồn nhiên
- Trần trụi với thiên nhiên: Phép liên tưởng của vầng trăng. Đó cũng là cốt cách,
- hồn nhiên như cây cỏ: So sánh chất trần trụi của người lính lúc bấy
giờ-suốt những năm tháng ở núi rừng
- không... quên... vầng trăng tình nghĩa: Nhân hoá -> Thể hiện tình cảm thắm thiết, lòng chung
thuỷ với vầng trăng. Con người đã sống hết lòng với thiên nhiên, như cây cỏ là người bạn hồn
nhiên không thể tách rời. “Vầng trăng” là biểu tượng đẹp của cả 1 quá khứ đầy ắp nghĩa tình,
sâu nặng. Trăng và người đã tạo nên mối giao tiếp, giao hoà thuỷ chung tưởng như không
bao giờ có thể quên được
- ngỡ ->như một điểm nhấn, một dấu hiệu đặc biệt, báo hiệu những chuyển biến trong câu
chuyện cũng như tình cảm con người. Nó gợi cho ta suy nghĩ về những điều còn chưa nói.
Như một lối rẽ đưa ý thơ theo hướng khác: đó là giá trị ngôn từ, là nhãn tự trong bài, là tài
năng thể hiện của nhà thơ mà ta không dễ gì nhận ra
=>Giữa con người với thiên nhiên, với vầng trăng là quan niệm sống, quan hệ thân tình
khắng khít. Trăng là người bạn đồng hành trên mỗi bước đường gian lao nên trăng hiện
diện như là hình ảnh của quá khứ, là hiện thân của kí ức chan chứa nghĩa tình
3+4. Vầng trăng trong hiện tại
Chiến tranh qua đi, hoà bình lập lại và từ đây câu chuyện đời của người lính bắt đầu sang
trang mới:
“Từ hồi về thành phố
quen ánh điện cửa gương
vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đường

Thình lình đèn điện tắt


phòng buyn-đinh tối om
vội bật tung cửa sổ
đột ngột vầng trăng tròn”
- hồi về thành phố: Ẩn dụ-> Năm tháng gian lao khép lại, cuộc sống hoà bình, bình yên mở ra
nơi phố thị
- ánh điện, cửa gương, phòng buyn-đinh, cửa sổ: Liệt kê-> Cuộc sống văn minh, hiện đại đầy
đủ tiện nghi
- vầng trăng đi qua ngõ, như người dưng qua đường: Biện pháp nhân hoá, so sánh-> Cách so
sánh thật thấm thía. “Vầng trăng” tình nghĩa trở thành “người dưng qua đường”. Ánh trăng bị
lu mờ bởi ánh đèn chiếu rọi. Nhưng “vầng trăng” vẫn “đi qua ngõ”, vẫn tròn đầy, vẫn thuỷ
chung tình nghĩa, dù vậy con người đã quên trăng, hờ hững, lạnh nhạt, dửng dưng đến vô
tình. “Vầng trăng” giờ đây bổng trở thành người xa lạ, chẳng còn ai nhớ, chẳng còn ai hay
biết. Câu thơ không trực tiếp bộ lộ cảm xúc nhưng sức ám ảnh vô cùng mạnh mẽ
=>Tác giả đã tạo nên đối lập giữa hình ảnh vầng trăng tri kỉ, tình nghĩa trong quá khứ và
vầng trăng trong hiện tại để diễn tả những đổi thay trong tình cảm con ngươi. Rõ ràng,
nhà thơ đã phản ánh một sự thật đau lòng trong xã hội đại, khi thay đổi hoàn cảnh, con
người cũng thay đổi: vô tình lãng quên quá khứ, bạc bẽo tình nghĩa và tự đánh mất
chính mình, đánh mất miền ký ức thăm thẳm có đau thương, mất mát nhưng vô cùng
gắn bó-> cần báo động, cần sự thức tỉnh kịp thời
- Thình lình: Từ láy-> Nhấn mạnh sự thất thường trong cuộc sống
- Thình lình, đột ngột: Đảo trật tự cú pháp->Gợi tả tình thái đầy biểu cảm thể hiện sự bất ngờ,
ngẫu nhiên của cuộc tri ngộ nhưng lại thật chính xác, ấn tượng. Hoàn cảnh gặp gỡ đó khiến
nhà thơ bàng hoàng. Không chỉ là sự thay thế đúng lúc ánh trăng cho ánh điện. Ở đây còn là
sự thức tỉnh và gợi nhớ cho ý nghĩa của những tháng ngày đã qua, của những cái bình dị
trong cuộc sống
- vội bật tung cửa sổ-> Diễn tả trạng thái cảm xúc thật mạnh mẽ, bất ngờ, có cái gì như thản
thốt, lo âu
- vội, bật, tung-> Diễn tả hành động vội vàng, khẩn trương của nhân vật trữ tình như một phản
xạ tự nhiên để đưa lên đến việc bắt gặp vầng trăng
- phòng buyn-đinh-> Không gian chật hẹp, tối tăm
- vầng trăng tròn-> Đêm trăng rằm
- đột ngột vầng trăng tròn-> Như 1 biến cố cảnh tỉnh tâm hồn nhà thơ
=> Trong dòng diễn biến theo thời gian, sự việc bất thường ở khổ thơ thứ 4- khổ thơ
quan trọng trong cấu tứ toàn bài, chính là bước ngoặc trong mạch cảm xúc của nhà
thơ, thể hiện chủ đề của tác phẩm. Sự xuất hiện bất ngờ, đột ngột của vầng trăng gây
ấn tượng mạnh, khiến nhà thơ ngỡ ngàng, bối rối, gợi cho nhà thơ bao kỉ niệm tình
nghĩa mà tự nhiên. Vầng trăng tròn đâu phải chỉ khi đèn điện tắt mới có. Cũng như
những năm tháng của quá khứ, vẻ đẹp của đồng, sông, bể, rừng không hề mất đi. Chỉ
có điều con người có nhận ra hay không mà thôi
5+6. Cảm xúc và suy ngẫm của tác gỉa trước vầng trăng
Chính vì xuất hiện đột ngột trong bối cảnh ấy, vầng trăng bất ngờ mà tự nhiên gợi lên bao kỉ
niệm nghĩa tình, mở ra những dòng cảm xúc mãnh liệt
“Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì đó rưng rưng
như là đồng là bể Nhịp điệu dồn dập
như là sông là rừng

“Trăng cứ tròn vành vạch


kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình”
-mặt: Điệp từ, Nhân hoá ->được dùng với nhiều ý nghĩa- mặt trăng, mặt người, khuôn mặt của
cố nhân, tri kỉ. Trăng và người cùng đối diện đàm tâm cũng chính là đối diện với lương tâm.
Đây là sự đối diện với quá khứ và hiện tại, giữa sự thuỷ chung và bội bạc, giữa lòng vị tha và
thói ích kỉ
- Ngửa mặt lên nhìn mặt-> Một cái nhìn áy náy xót xa
-Chẳng thể nói, chẳng trách, thế mà người lính như cảm thấy cái gì đó “rưng rưng”: Từ láy->
gợi bao niềm xúc động nghẹn ngào. Một chút áy náy, một chút tiếc nuối, một chút xót xa đau
lòng, tất cả đã làm nên cái “rưng rưng”, cái thổn thức trong sâu thẩm trái tim người lính
Sự gặp gỡ bất ngờ giữa người và trăng là
sự gặp gỡ giữa những người bạn, những
tâm hồn tri âm tri kỉ. Thể hiện cảm xúc
- đồng, sông, bể, rừng: Liệt kê Cấu trúc dâng trào nhà thơ vì gặp lại cố nhân, gặp
- như là...là: Điệp ngữ song hành lại một gương mặt thân yêu và cũng chính
là trong tâm trí tác giả về những năm
tháng quá khứ như sống dậy một cách
nguyên vẹn trong nỗi nhớ, trong cảm xúc
“rưng rưng” của một con người đang sống
giữa phố phường hiện đại
=> Đoạn thơ hay ở chất thơ bộc bạch, chân thành, ở tính biểu cảm, ở tính hình tượng
độc đáo và hàm súc của ngôn ngữ, hình ảnh đi vào lòng người, khắc sâu điều nhà thơ
muốn tâm sự với chúng ta một cách nhẹ nhàng mà thấm thía
- Trăng cứ tròn vành vạch: Ẩn dụ, nhân hoá ->Diễn tả vầng trăng tròn đầy, toả sáng giữa bầu
trời bao la. Là biểu tượng cho vẻ đẹp bình dị, viên mãn mà vĩnh hằng của thiên nhiên. Là biểu
tương của quá khứ thuỷ chung, 1 người bạn ân nghĩa
- ánh trăng im phăng phắc: Nhân hoá-> Mang ý nghĩa nghiêm khắc nhắc nhở, là sự trách móc
trong lặng im. Chính cái “im phăng phắc” của vầng trăng đã đánh thức con người, làm xáo
động tâm hồn người lính năm xưa
- kể chi người vô tình-> Thầm trách móc là thế nhưng trăng vẫn hiền hoà và rộng lượng bao
dung như chính dân tộc ta vậy. Ánh trăng vẫn lặng lẽ soi bước ta đi mà không hề có sự đòi
hỏi, đền đáp. Ánh trăng còn giúp con nhận ra độ lệch của nhân cách mình
- Trăng chính là chất xúc tác khơi gợi niềm xúc động, tạo sự xám hối đánh thức lương tâm
con người: giật mình->thể hiện sự bừng tỉnh đáng quý của con người khi nhận ra mình đã bạc
bẽo; tự trách, tự thấy phải thay đổi cách sống, không đuợc phản bội quá khứ. Con người có
thể vô tình, có thể lãng quên nhưng thiên nhiên tình nghĩa luôn tràn đầy, bất diệt
- cứ->khẳng định sự viên mãn
=>Là sự trở về với lương tâm trong sạch, tốt đẹp, tìm lại được những ngày tháng tình
nghĩa đã vô tình lãng quên Do đó, trăng là ánh sáng của lương tâm, là lời nhắc nhở của
tác giả phải sống đúng với đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”. Ánh trăng vẫn trước sau
dân dã, mộc mạc. Trăng vẫn lặng lẽ làm tốt công việc của mình. Không gian dù có biến
đổi và mặc cho người bạn xưa đó có quay lưng. Dường như khổ cuối đã dồn nén biết
bao tâm sự.
Từ một câu chuyện riêng, bài thơ cất lên lời tự nhắc nhở thấm thía về thái độ, tình cảm đối với
những năm tháng quá khứ, gian lao, tình nghĩa, đối với thiên nhiên, đất nước bình dị,
hiền hậu.
III/Kết bài:
Bài thơ kết thúc nhưng ánh trăng vẫn còn đó, như muốn soi tỏ những ngổn ngang nơi
lòng người, để những tâm hồn chìm đắm trong phù du có thể tìm đường về với những ân tình
ân nghĩa, có thể tìm lại phút giây bình yên trong khoảng trời kỉ niệm thân thương. Bài thơ đã
đem lại cho dàn hợp xướng như bài thơ về trăng một nốt nhạc mới lạ, lắng sâu vào trái tim
độc gỉa

You might also like