You are on page 1of 4

Dàn ý cảm nhận về bài thơ Ánh trăng

a) Mở bài
- Giới thiệu về tác giả Nguyễn Duy: Nguyễn Duy là một nhà thơ trưởng thành trong
kháng chiến chống Mỹ, tiêu biểu cho thế hệ trẻ sau năm 1975 với những sáng tác sâu
sắc, đa nghĩa, thể hiện sự đa diện của cuộc sống.

- Giới thiệu khái quát bài thơ Ánh trăng: Ánh trăng (1978) là lời nhắc nhở về một thái độ
sống thủy chung tình nghĩa thông qua hình ảnh ánh trăng quen thuộc trong thi ca.

b) Thân bài: Phân tích và cảm nhận bài thơ Ánh trăng
* Luận điểm 1: Suy nghĩ và cảm nhận về vầng trăng trong quá khứ.
- Điệp từ “hồi” gợi nhắc sự hồi tưởng và gắn bó sâu sắc của trăng với con người.

- Hồi tưởng về kỉ niệm với ánh trăng khi còn nhỏ:

“Hồi nhỏ sống với đồng


Với sông rồi với biển”
+ Điệp từ "với"

+ “sống với đồng”, “với sông”, “với bể”

=> Từ thời thơ ấu, ánh trăng luôn gắn liền với cuộc sống sinh hoạt, dù đi đâu trăng
cũng bên cạnh.

- Kỉ niệm về trăng hồi còn chiến tranh:

“Hồi chiến tranh ở rừng


Vầng trăng thành tri kỉ
Trần trụi với thiên nhiên
Hồn nhiên như cây cỏ"
+ "vầng trăng thành tri kỉ" -> Nhân hóa "trăng" như là người bạn thân thiết, tri âm tri kỉ,
là đồng chí.

+ "Trần trụi", "hồn nhiên" -> vẻ đẹp của ánh trăng bình dị, mộc mạc, trong sáng hòa hợp
với thiên nhiên trong lành.
=> Trong thời chiến tranh: ở rừng, cuộc sống khó khăn thiếu thốn, tuy vất vả nhưng vẫn
đầy nét thơ mộng vì có trăng làm tri kỷ.

"Ngỡ không bao giờ quên


Cái vầng trăng tình nghĩa"
- "không bao giờ quên", "vầng trăng tình nghĩa" -> Tình cảm thắm thiết của nhà thơ với
vầng trăng.

=>Trăng khi đó là ánh sáng trong đêm tối chiến tranh, là niềm vui bầu bạn của người
lính trong gian lao của cuộc kháng chiến - vầng trăng tri kỉ. Nhân vật trữ tình gắn bó với
trăng trong những năm dài kháng chiến. Trăng vẫn thuỷ chung, tình nghĩa.

=> Vầng trăng đã gắn bó thân thiết với con người từ lúc nhỏ đến lúc trưởng thành, cả
trong hạnh phúc và gian lao, trở thành người bạn tri kỉ, “vầng trăng tình nghĩa” biểu
tượng cho quá khứ nghĩa tình.

* Luận điểm 2: Cảm nghĩ về vầng trăng của hiện tại.


"Từ hồi về thành phố
Quen ánh điện cửa gương
Vầng trăng đi qua ngõ
Như người dưng qua đường"
- Hoàn cảnh tác giả hiện tại : đất nước hòa bình, nhà ở thành phố đầy đủ tiện nghi với
“ánh điện cửa gương”, nhà cao tầng.

-> Sự thay đổi của hoàn cảnh sống - không gian khác biệt, thời gian cách biệt, điều kiện
sống cách biệt, xa rời thiên nhiên.

- Vị trí của trăng hiện tại trở nên nhỏ bé, xa lạ:

+ Nhân hóa "Vầng trăng đi qua ngõ", so sánh "Như người dưng qua đường"

-> Vầng trăng vẫn “đi qua ngõ”, vẫn tròn đầy, vẫn thủy chung tình nghĩa, nhưng con
người đã quên trăng, hờ hững, lạnh nhạt, dửng dưng đến vô tình.

=> Sự quên lãng của nhà thơ với ánh trăng: Giữa nơi thành phố ấy khi ánh trăng đi qua
ngõ nhưng tác giả đã không còn nhớ đến trăng.
=> Khi thay đổi hoàn cảnh, con người có thể dễ dàng quên đi quá khứ, có thể thay đổi
về tình cảm.

- Sự đối diện giữa trăng và người:

+ Tình huống: mất điện, phòng tối om.

+ Hành động “vội bật tung cửa sổ” -> vội vàng, khẩn trương

+ Cảm giác đột ngột “nhận ra vầng trăng tròn”

-> Sự xuất hiện bất ngờ của vầng trăng khiến nhà thơ ngỡ ngàng, bối rối, gợi cho nhà
thơ bao kỉ niệm nghĩa tình.

=> Quan hệ giữa người và trăng không còn là tri kỉ, tình nghĩa như xưa vì con người lúc
này thấy trăng như một vật chiếu sáng thay thế cho điện sáng mà thôi.

* Luận điểm 3: Cảm xúc của tác giả khi đối diện với vầng trăng
- Sự đối diện giữa nhân vật với vầng trăng như đối diện với chính mình, với quá khứ:

 Tư thế đối mặt: Ngửa mặt lên nhìn mặt


 “rưng rưng”: cảm xúc rung động, xao xuyến
-> Ánh trăng đã thức dậy những kỉ niệm quá khứ tốt đẹp, đánh thức lại tình cảm bạn bè
năm xưa, đánh thức lại những gì con người đã lãng quên.

“Trăng cứ tròn vành vạnh


...
Đủ cho ta giật mình”
 Hình ảnh “trăng cứ tròn vành vạnh” tượng trưng cho quá khứ nghĩa tình, thủy
chung, đầy đặn, bao dung, nhân hậu.
 “ánh trăng im phăng phắc” mang ý nghĩa nghiêm khắc nhắc nhở, là sự trách móc
trong lặng im.
 “Giật mình”: cảm giác và phản xạ tâm lí có thật của một người biết suy nghĩ, chợt
nhận ra sự vô tình, bạc bẽo, sự nông nổi trong cách sống của mình.
-> Cái “giật mình” của sự ăn năn, tự trách, tự thấy phải đổi thay trong cách sống. Cái
“giật mình” tự nhắc nhở bản thân không bao giờ được làm người phản bội quá khứ,
phản bội thiên nhiên, sùng bái hiện tại mà coi rẻ thiên nhiên.
=> Trăng là hiện thân của tất cả những gì đã qua trong quá khứ, là tuổi thơ, là chiến
tranh gian khổ nhưng hào hùng, là sự hi sinh xương máu nhưng đánh đổi lấy cuộc
sống hiện tại tự do, đủ đầy. Nhân vật đã lãng quên tất cả, mải mê hưởng thụ cuộc sống
mới, đến khi nhìn lại thì như đánh mất một phần bản thân mình, xúc động và hối hận.

=> Tác giả nhắc nhở chính mình và cũng đồng thời nhắc nhở chúng ta, những người
đang sống trong hòa bình, hưởng những tiện nghi hiện đại, đừng bao giờ quên công
sức đấu tranh cách mạng của biết bao người đi trước.

* Đặc sắc nghệ thuật


 Thể thơ năm chữ
 Bố cục rõ ràng, mạch lạc
 Kết hợp nhuần nhuyễn giữa trữ tình và tự sự
 Hình ảnh thơ vừa cụ thể, sinh động vừa khái quát, giàu tính biểu cảm
 Giọng điệu tâm tình tự nhiên
 Nhịp thơ linh hoạt theo mạch cảm xúc.
c) Kết bài
 Khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ.
 Nêu cảm nhận của em về bài thơ.

You might also like