You are on page 1of 3

Nguyễn Duy là một nhà thơ mới, có rất nhiều các bài thơ hay.

Ông tham gia


chiến đấu và trưởng thành qua các cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Các sáng của ông thấm đẫm tinh thần yêu nước, và ca dao, dân ca. Thơ ông
đi vào lòng người rất nhanh với những bài thơ như có vần và nhạc điệu. Tiêu
biểu có bài thơ “Ánh trăng” là một bài thơ được nhiều người ca ngợi và biết
đến nhiều. Bài thơ tựa như một câu chuyện nhỏ diễn biến theo trình tự thời
gian trôi. Lời thơ thì đầy triết lí sâu sắc về cuộc đời, con người.

Những kỉ niệm hiện lên tươi đẹp, êm đềm giữa trăng và những người trong
quá khứ. Một loạt các mốc thời gian được liệt kê, như một cuốn phim quay
chậm:

“Hồi nhỏ sống với đồng

với sông rồi với bể

hồi chiến tranh ở rừng

vầng trăng thành tri kỉ”

Đó là một quãng thời gian dài,của thời thơ ấu, thời thanh niên rồi đến khi
trưởng thành tham gia chiến đấu cứu nước vầng trăng cứ thế dõi theo nhà
thơ như một người bạn không lúc nào thiếu, vầng trăng được coi là người “tri
kỉ” của nhà thơ. Trăng theo sát bước chân người lính, lúc nào cũng dõi theo
họ cùng họ trải qua những gian khổ, buồn vui. Con người giản dị, hồn nhiên
như bản tính vốn có, hòa hợp với thiên nhiên:

“Trần trụi với thiên nhiên

hồn nhiên nhự cây cỏ”

Trong hai câu thơ này như có nhạc điệu, tác giả gieo vần một cách tài tình
“thiên nhiên” và “hồn nhiên” đã làm cho người đọc cảm thấy rất êm, cứ thế
trôi theo những câu thơ liền mạch của tác giả. Ở những câu tiếp theo:

Từ hồi về thành phố

quen ánh điện, cửa gương


vầng trăng đi qua ngõ

như người dưng qua đường.

Tác giả đã chỉ ra nguyên nhân khiến cho vầng trăng không còn là người bạn
nữa, từ “từ” cho người đọc thấy rằng chính từ đợt về “thành phố” xa hoa diễm
lệ, có các ánh sáng chiếu nhân tạo “ánh điện”, “cửa gương” đó chính là
nguyên nhân khiến con người và ánh trăng ngày càng xa cách. Bằng phép
nhân hóa tác giả đã biến vầng trăng như con người biết đi qua ngõ và qua
đường. Sự thay đổi của hoàn cảnh sống đã khiến cho con người thay đổi.
Bây giờ dù vầng trăng có đi qua ngõ thì cũng như “người dưng” xa lạ, không
còn thân thiết như xưa. Xưa là “tri kỉ” còn giờ chỉ là “người dưng” ta thấy
được sự thay đổi trong mối quan hệ giữa con người và trăng. Những tình
huống bất ngờ ập đến:

“Thình lình đèn điện tắt

phòng buyn-đinh tối om

vội bật tang cửa sổ

đột ngột vầng trăng tròn.”

Vầng trăng bất ngờ hiện lên “đột ngột” từ này như nhấn mạnh sự bất ngờ làm
giật mình nhân vật trữ tình. Tác giả đã sử dụng nghệ thuật đối ở đây “phòng
buyn-đinh tối om”- “vầng trăng tròn” làm cho con người như quay trở lại ngày
xưa, thời chưa có điện và vầng trăng đã soi sáng cho con người làm việc. Đột
ngột vầng trăng trong to xuất hiện làm con người giật mình tỉnh giấc,tiếp tục
như quay trở về quá khứ:

“Ngửa mặt lên nhìn mặt

có cái gì rưng rưng

như là sông là bể

như là sông là rừng.”

Ở đây mặt đối mặt có nghĩa là mặt người đối diện với mặt trăng hoặc cũng có
thể ngược lại, đối diện với mặt trăng những kí ức lại hiện lên “như là sông là
bể”, “như là sông là rừng” nhắc lại thời thơ ấu và thời đi lính của tác giả. Điệp
từ “như” làm cho nhịp thơ dồn dập các hình ảnh trước đây cứ hiện lên trước
mắt tác giả.

Khổ thơ cuối như nói về sự không thủy chung của con người với ánh trăng
vậy:

“Trăng cứ tròn vành vạnh

kể chi người vô tình

ánh trăng im phăng phắc

đủ cho ta giật mình.”

Câu “trăng cứ tròn vành vạnh” thể hiện sự tròn đầy, sự thủy chung của ánh
trăng trong quá khứ hay bây giờ đều vẫn rất chung tình chỉ có con người là
đã đổi thay mất rồi. Thêm biện pháp nhân hóa làm ánh trăng “im” lặng, thể
hiện sự nghiêm khắc nhưng cũng bao dung là cho nhà thơ “giật mình” thức
tỉnh, giật mình như mình đã quên mất cái quá khứ đầy tươi đẹp trước kia luôn
gắn bó với ánh trăng, ánh trăng như người bạn “tri kỉ”.

Bài thơ Ánh trăng là bài thơ giàu chất nhạc điệu, lời thơ giản dị, tự nhiên. Như
một câu chuyện nhỏ về cuộc đời với những thay đổi để ta rút ra cho mình
cách sống, cách đối nhân xử thế, cần trân trọng và giữ gìn những thứ xưa cũ
trong quá khứ. Cảm xúc chân thành trong bài thơ đã khiến người đọc có
những cảm xúc riêng đối với bài thơ.

You might also like