You are on page 1of 10

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HẠ LONG

TRƯỜNG THCS TRỌNG ĐIỂM


*****

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I


MÔN: SINH HỌC 9

NĂM HỌC 2019 - 2020


PHÒNG GD& ĐT HẠ LONG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THCS TRỌNG ĐIỂM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

KẾ HOẠCH ÔN TẬP HỌC KÌ I


MÔN: SINH HỌC 9
Năm học 2019 – 2020

- Căn cứ vào kế hoạch chuyên môn của nhà trường.

- Căn cứ vào kế hoạch chuyên môn của tổ Sinh- Hóa -Anh

- Căn cứ vào kế hoạch chuyên môn của nhóm Sinh học

Nhóm Sinh học gồm:

1. Đ/c:Nguyễn Thị Thi– Nhóm trưởng

2. Đ/c: Phạm Thị Minh Tâm – Giáo viên dạy môn Sinh học

3. Đ/c Phạm Thị Hà – Giáo viên dạy môn Sinh học

4. Đ/c Đào Kim Chi - Giáo viên dạy môn Sinh học

5. Bùi Thị Nga - Giáo viên dạy môn Sinh học

Đã tiến hành thảo luận, xây dựng kế hoạch ôn tập học kì I môn Sinh học năm học
2019 – 2020 như sau:

I. Mục đích:

- Hướng dẫn học sinh ôn tập, hệ thống hóa được các kiến thức cơ bản, trọng tâm của
học kì I theo chuẩn kiến thức, chuẩn kĩ năng phù hợp với các đối tượng học sinh.

- Phân phối thời gian ôn tập hợp lí, kết hợp vừa học kiến thức mới vừa ôn tập kiến
thức cũ, đảm bảo đúng tiến độ chương trình đồng thời giúp học sinh củng cố kiến thức, rèn
luyện kĩ năng, kinh nghiệm làm bài để có thể đạt kết quả học tập tốt nhất.

II. Kế hoạch cụ thể:


STT Thời gian Thời lượng Nội dung Ghi chú

Vòng 1 Tuần 14 1 tuần GV: Thảo luận thống nhất nội


18/11/2019 (18/11-> dung ôn tập theo trọng tâm của
23/11) PGD. Phân công ra câu hỏi và
-> làmđề cương ôn tập môn Sinh
30/11/2019 học như sau:
- Đ/c Thi: Khối 9
- Đ/c Tâm: Khối 7
- Đ/c Hà : Khối 6,8

22/11 - Triển khai câu hỏi ôn tập đến


HS

Tuần 15 1 tuần - Học sinh nghiên cứu câu hỏi


(25/11-> nội dung ôn tập, làm đề cương
30/11) đáp án.

28/11 Nộp bản mềm đề cương ôn tập


cho đồng chí tổ trưởng

30/11 Tổ trưởng nộp lại bản mềm đề


cương ôn tập BGH

Vòng 2 Tuần 16 1 tuần - Hướng dẫn, kiểm tra các câu


2/12/2019 (02/12-> hỏi lí thuyết.
-> 07/12) - Lớp 9 làm dạng bài tập
14/12/2019 Tuần 17 1 tuần Kiểm tra tổng hợp, chuẩn bị thi
(09/12 -> học kì vào ngày 16/12/2019
14/12)

Hạ Long, ngày 19 tháng 11 năm 2019


Tổ trưởng Ban giám hiệu

Đặng Thúy Hằng Trần Hải Yến


TRỌNG TÂM ÔN TẬP HỌC KỲ I CỦA PHÒNG GD&ĐT HẠ LONG
I/Lý thuyết:
1.Nhiễm sắc thể.
2. Nguyên phân, giảm phân.
3. ADN, ARN.
4. Mối quan hệ giữa gen và tính trạng.
5. Đột biến gen, đột biến NST.
6. Bệnh và tật di truyền ở người
II/ Bài tập:
*Lai một cặp tính trạng.

CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN SINH HỌC 9


HỌC KỲ I NĂM 2019 - 2020

A. Phần lý thuyết:
Câu 1. Thế nào là bộ NST lưỡng bội và bộ NST đơn bội. Lấy VD.
Câu 2. So sánh nguyên phân với giảm phân theo bảng sau:
Tiêu chí so sánh Nguyên phân Giảm phân
Xảy ra ở loại tế bào
Số lần phân bào
Kết quả

Câu 3
a. Mô tả sơ lược quá trình tự nhân đôi của ADN. Quá trình nhân đôi của ADN theo
những nguyên tắc nào?
b. Trình bày quá trình tổng hợp ARN. ARN tổng hợp theo nguyên tắc nào?
Câu 4
a. So sánh sự khác nhau cơ bản ADN và ARN theo bảng sau:
Đặc điểm ADN ARN
Số mạch đơn
Các loại đơn phân
Kích thước và khối lượng phân tử

b. Nêu bản chất của mối quan hệ giữa gen và tính trạng theo sơ đồ:
Gen (một đoạn ADN)  mARN  Prôtêin  Tính trạng.
Câu 5
a. Thế nào là đột biến gen? Các dạng đột biến gen.Tại sao đột biến gen thường gây
hại cho bản thân sinh vật?
b. Thế nào là đột biến cấu trúc nhiếm sắc thể? Các dạng đột biến cấu trúc NST.
Trong các đột biến trên dạng nào gây hậu quả nghiêm trọng nhất? Vì sao?
c. Thế nào là đột biến thể dị bội, thể đa bội. Nêu một số dạngthể dị bội, đa bội .
Câu 6. Nêu đặc điểm của bộ NST của bệnh nhân Đao và bệnh nhân Tớcnơ . Em có
thể nhận biết bệnh nhân bệnh nhân Đao và bệnh nhân Tớcnơ qua các đặc điểm hình
thái nào?

B. Phần bài tập:


1. Dạng bài toán lai một cặp tính trạng.
VD1. Ở đậu Hà Lan tính trạng hạt vàng là trội hoàn toàn so với tính trạng hạt xanh,
khi cho lai cây đậu hạt vàng thuần chủng với cây đậu hạt xanh được F1, tiếp tục cho
F1 tự thụ phấn với F1 thu được F2.. Hãy viết sơ đồ lai từ P đến F2. Biết tính trạng
màu sắc của hạt chỉ do một nhân tố di truyền quy định.
VD2. Cho lai giống cà chua quả đỏ với giống cà chua quả vàng, F1thu được 100%
quả đỏ. Cho các cây F1 tự thụ phấn với nhau thì tỉ lệ kiểu gen và kiểu hình ở F2 sẽ
như thế nào? Hãy biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2. Biết tính trạng màu sắc quả
chỉ do một nhân tố di truyền quy định.
2. Bài tập về ADN và ARN
Cho ADN mẹ viết cấu trúc của 2 đoạn ADN con khi ADN mẹ kết thúc quá trình tự
nhân đôi. (Bài 4/SGK/50)
Cho một đoạn ADN viết đoạn ARN và ngược lại.(Bài 3,4/SGK/53)
3. Tính số lượng nhiễm sắc thể trong các thể dị bội, đa bội
- Thể một nhiễm; thể một nhiễm kép; thể ba nhiễm; thể ba nhiễm kép; thể khuyết
nhiễm (thể không nhiễm)
- Thể tam bội ; Thể tứ bội;
4. Tính số lượng NST trong một tế bào qua các kì của nguyên phân, giảm
phân.

.............Hết............
ĐỀ CƯƠNG MÔN SINH HỌC LỚP 9 HỌC KỲ I NĂM HỌC 2019 - 2020

A. Phần lý thuyết:
Câu 1. Thế nào là bộ NST lưỡng bội và bộ NST đơn bội.
- Bộ NST chứa các cặp NST tương đồng gọi là bộ NST lưỡng bội (Kí hiệu 2n NST)
- Bộ NST trong giao tử chỉ chứa một NST của mỗi cặp tương đồng(Kí hiệu n NST)
Câu 2: So sánh nguyên phân với giảm phân.
Tiêu chí so sánh Nguyên phân Giảm phân
Loại tế bào - Xảy ra ở tế bào sinh dưỡng và tế - Xảy ra vào thời kì chín
bào sinh dục sơ khai. của tế bào sinh dục
Số lần phân bào - 1 lần phân bào - 2 lần phân bào
Từ 1 tế bào mẹ tạo ra 2 tế bào - Từ 1 tế bào mẹ (2n
Kết quả con có bộ NST giống như bộ NST NST) tạo ra 4 tế bào
của tế bào mẹ (2n NST) con đều có n NST.
Câu 3
a. Mô tả sơ lược quá trình tự nhân đôi của ADN. Quá trình nhân đôi của ADN theo
những nguyên tắc nào?
* Quá trình tự nhân đôi:
ADN tự nhân đôi tại NST ở kì trung gian.
- Phân tử ADN tháo xoắn, 2 mạch đơn tách nhau dần dần.
- Các nuclêôtit của mạch khuôn liên kết với nuclêôtit tự do trong môi trường nội
bào theo NTBS, 2 mạch mới của 2 ADN con dần được hình thành dựa trên mạch
khuôn của ADN mẹ theo chiều ngược nhau.
- Kết quả: Từ một phân tử ADN mẹ cho 2 phân tử ADN con giống nhau và giống
ADN mẹ.
* Nguyên tắc: SGK tr.49
+ Khuôn mẫu
+ Bổ sung: A liên kết với T, G liên kết với X và ngược lại.
+ Giữ lại một nửa (bán bảo toàn).
b. Trình bày quá trình tổng hợp ARN. ARN tổng hợp theo nguyên tắc nào?
*. Quá trình tổng hợp ARN
- Quá trình tổng hợp ARN tại NST ở kì trung gian.
- Gen tháo xoắn tách dần thành 2 mạch đơn.
- Các nuclêôtit ở mạch khuôn liên kết với nuclêôtit tự do theo NTBS.
- Khi tổng hợp xong ARN tách khỏi gen đi ra chất tế bào.
*. Nguyên tắc tổng hợp
- Khuôn mẫu dựa trên một mạch đơn của gen
- Bổ sung A-U; T- A; G - X ; X - G
Câu 4
a. Điểm nào khác nhau cơ bản giữa ADN và ARN
Đặc điểm ADN ARN
Số mạch đơn 2 1
Các loại đơn phân A, T, G, X A, U, G, X
Kích thước và khối Lớn hơn ARN. Dài tới Nhỏ hơn nhiều so với ADN
lượng phân tử hàng trăm µm, Khối
lượng lên đến hàng triệu,
chục triệu đv.C

b. Nêu bản chất của mối quan hệ giữa gen và tính trạng theo sơ đồ:
Gen (một đoạn ADN)  mARN  Prôtêin  Tính trạng.
-Bản chất mối quan hệ giữa gen và tính trạng:
+ Trình tự các Nu trong mạch khuôn của ADN quy định trình tự các Nu trong
mạch mARN.
+ Trình tự các Nu trong mạch mARN quy định trình tự các axitamin trong cấu trúc
bậc 1 của prôtêin. Prôtêin trực tiếp tham gia vào cấu trúc và hoạt động sinh lí của tế
bào từ đó biểu hiện thành tính trạng -> Gen quy định tính trạng
Câu 5
a. Thế nào là đột biến gen? Các dạng đột biến gen.Tại sao đột biến gen thường
gây hại cho bản thân sinh vật?
- Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan đến 1 hoặc 1 số
cặp nu.
- Các dạng đột biến gen: mất, thêm, thay thế một căp nuclêôtit
- Vì chúng phá vỡ sự thống nhất hài hòa trong kiểu gen đó qua chọn lọc tự nhiên và
duy trì lâu đời trong điều kiện tự nhiên, gây ra những rối loạn trong quá trình tổng
hợp prôtein
b. Thế nào là đột biến cấu trúc nhiếm sắc thể? Các dạng đột biến cấu trúc NST.
Trong các đột biến trên dạng nào gây hậu quả nghiêm trọng nhất? Vì sao?
- Đột biến cấu trúc NST là những biến đổi trong cấu trúc NST.
- Gồm các dạng: Mất đoạn, lặp đoạn,đảo đoạn, chuyển đoạn.
- Đột biến mất đoạn NST gây hậu quả nghiêm trọng nhất vì thường gây chết hoặc
làm giảm sức sống của sinh vật.
VD: Mất 1 đoạn NST số 21 gây ung thư máu ở người
c. Thế nào là đột biến thể dị bội, thể đa bội. Nêu một số dạng thể dị bội, đa bội .
* Thể dị bội
- Khái niệm: Thể dị bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có một hoặc một số
cặp nhiễm sắc thể bị thay đổi về số lượng.
- Các dạng:
- Thể một nhiễm: 2n -1
- Thể một nhiễm kép: 2n-1-1
- Thể ba nhiễm: 2n + 1
- Thể ba nhiễm kép: 2n +1+1
- Thể khuyết nhiễm ( thể không nhiễm): 2n -2
* Thể đa bội:
- Khái niệm: Thể đa bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có số NST là bội số
của n (nhiều hơn 2n).
- Các dạng: Thể tam bội (3n); Thể tứ bội (4n);
Câu 6.
- Bệnh nhân Đao: Cặp NST số 21 có 3 NST.
- Hình thái: Lùn; cổ rụt; má phệ; miệng hơi há; lưỡi thè ra mắt hơi sâu và một mí;
khoảng cách giữa 2 mắt xa nhau, ngón tay ngắn
- Bệnh nhân Tớcnơ :( OX)
Đặc điểm di truyền :Cặp NST số 23 ở nữ có 1 NST
*Biểu hiện:
- Lùn; cổ ngắn là nữ. Tuyến vú không phát triển, thường mất trí và không có con.
B. Bài tập:
1. Dạng bài toán lai một cặp tính trạng.
Các bước:
- Xác định tính trạng , lặn -> Quy ước gen.
- Xác định kiểu gen của P.
- Viết sơ đồ lai -> Nhận xét tỉ lệ kiểu gen, tỉ lệ kiểu hình ở đời con.
VD1. Ở đậu Hà Lan tính trạng hạt vàng là trội hoàn toàn so với tính trạng hạt xanh,
khi cho lai cây đậu hạt vàng thuần chủng với cây đậu hạt xanh được F1, tiếp tục cho
F1 tự thụ phấn với F1 thu được F2.. Hãy viết sơ đồ lai từ P đến F2. Biết tính trạng
màu sắc của hạt chỉ do một nhân tố di truyền quy định.
Quy ước gen
Gen A:Hạt vàng; gen a: Hạt xanh
Kiểu gen của P
Cây hạt vàng T/C có kiểu gen: AA
Cây hạt xanh có kiểu gen: aa
Sơ đồ lai
PT/C : AA (hạt vàng) x aa (hạt xanh)
GP : A a
F1 : Aa (100%hạt vàng)
F1 x F1 : Aa (hạt vàng) x Aa (hạt vàng)
GF1 : A; a A; a
F2 :
Tỉ lệ kiểu gen: 1AA : 2Aa : 1aa
Tỉ lệ kiểu hình: 3 hạt vàng: 1 hạt xanh

VD2.Cho lai giống cà chua quả đỏ với giống cà chua quả vàng, F 1 thu được 100%
quả đỏ. Cho các cây F1 tự thụ phấn với nhau thì tỉ lệ kiểu gen và kiểu hình ở F 2 sẽ
như thế nào? Hãy biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2.
(Biết tính trạng màu sắc quả chỉ do một nhân tố di truyền quy định).
Biện luận: Cho giống cà chua quả đỏ lai với giống cà chua quả vàng, F 1 thu được
100% quả đỏ. Suy ra:
- Quả đỏ trội hoàn toàn so với quả vàng.
- P thuần chủng
- F1 dị hợp 1 cặp gen.
Quy ước gen: Gen A: Quả đỏ; gen a: Quả vàng
Kiểu gen của P: Cây quả đỏ thuần chủng có kiểu gen: AA
Cây quả vàng có kiểu gen: aa
Sơ đồ lai
PT/C : AA ( Quả đỏ) x aa (Quả vàng)
GP : A a
F1 : Aa (100% quả đỏ)
F1 x F1 : Aa (quả đỏ) x Aa (quả đỏ)
GF1 : A; a A; a
F2 :
♂ A a

A AA Aa

a Aa aa

Nhận xét:
Tỉ lệ kiểu gen: 1AA : 2Aa : 1aa
Tỉ lệ kiểu hình: 3 quả đỏ : 1 quả vàng
2. Bài tập về ADN và gen, ARN
* Cho ADN mẹ viết cấu trúc của 2 đoạn ADN con khi ADN mẹ kết thúc quá
trình tự nhân đôi.
VD: Cho một doạn ADN có cấu trúc như sau:
Mạch 1: - A - T - G - X - A - X -

Mach 2: - T - A - X - G - T - G -
Viết cấu trúc của 2 đoạn ADN con được tạo thành sau khi đoạn mạch ADN mẹ
nói trên kết thúc quá trình tự nhân đôi.

2 ADN con :

Mạch 1: - A - T - G - X - A - X – ( Mạch khuôn)

Mạch 2: - T - A - X - G - T - G – ( Mạch mới)

Mạch 1: - A - T - G - X - A - X – (Mạch mới)

Mach 2: - T - A - X - G - T - G - (Mach khuôn)


- (Bài 4/SGK/50 HS tự làm)
*. Cho một đoạn ADN viết đoạn ARN và ngược lại.
VD: Một đoan mạch của gen có cấu trúc như sau:
Mạch 1: - A - T - G - X - A - X -

Mach 2: - T - A - X - G - T - G -
Xác định các đơn phân của đoạn mạch ARN được tổng hợp từ mạch 1.
Mạch ARN : - U - A – X – G – U – G -.
- Bài 3,4/SGK/53 HS tự làm.
3. Tính số lượng nhiễm sắc thể trong các thể dị bội, đa bội
VD. Ở ngô 2n = 20 NST. Tính số lượng NST trong các thể:
a. Thể một nhiễm
b. Thể tam bội
Giải:
a. Số lượng NST trong thể một nhiễm là:
2n – 1 = 20 - 1 = 19 NST
b. Thể tam bội 3n:
- Số lượng NST trong bộ 2n = 20 NST " n = 10 NST
- Số lượng NST trong tế bào của thể tam bội là:
3n = 3 x 10= 30 (NST)
4. Tính số lượng NST trong một tế bào qua các kì của nguyên phân, giảm
phân.
VD. Ở ruồi giấm có 2n = 8NST. Tính số lượng NST trong một tế bào của ruồi giấm
trong kì giữa, kì sau của nguyên phân; kìgữaI, kì sauI và kì giữa, kì sau, cuối II của
giảm phân.
Nguyên phân: Giữa = 8NST kép; sau = 16 NST đơn
Giảm phânI: Kì giữa = 8 NST kép; kì sau: 8 NST kép
Giảm phânI: Kì giữa = 4 NST kép; kì sau: 8 NST đơn; kì cuối = 4 NST đơn

……..Hết……

You might also like