You are on page 1of 2

Nguyễn Duy thuộc thế hệ các nhà thơ quân đội trưởng thành trong kháng chiến chống

Mĩ cứu
nước, là một trong những gương mặt tiêu biểu của thơ ca Việt Nam hiện đại. Thơ của ông gần gũi với văn
hóa dân gian, vừa giản dị, vừa sâu sắc và tài hoa, đi sâu vào nghĩa tình muôn đời của con người Việt
Nam. Vì vậy, thơ của ông thật sự gây ấn tượng mạnh vào giai đoạn sau năm một nghìn chín trăm bày
mươi lăm. Tác phẩm Ánh Trăng được ông viết vào năm một nghìn chín trăm bảy tám, trích từ tác phẩm
cùng tên. Bài thơ được viết tại Sài Gòn vào thời điểm ba năm sau ngày hòa bình lặp lại. Đây là thời điểm
mà người ta đã có một độ lùi để nhìn lại quá khứ. Khi đó, những người lính đánh trận đã trở về, để lại
sau lưng cuộc chiến gian khổ, nghĩa tình và hòa nhập vào cuộc sống phồn hoa, hiện đại. Có người nhớ, có
người quên, người hời hợt, người sâu nặng với quá khứ. Vì vậy, Nguyễn Duy đã làm bài thơ Ánh Trăng
như là một cách thể hiện niềm suy tư, trăn trở với điều đó.
Tác phẩm có một nhan đề rất đặc biệt, chỉ vỏn vẹn hai chữ: “Ánh Trăng”. Trước hết, ánh trăng là
hình ảnh của thiên nhiên với tất cả những gì thú vị, gần gũi và đẹp đẽ nhất. Đó cũng là cảm hứng của thơ
ca, của nghệ thuật từ xưa đến nay của con người. Vầng trăng trong bài thơ chính là bạn, là tri kỉ đầy nghĩa
tình. Đó là ánh trăng gắn bó với tuổi ấu thơ, đồng hành qua những thử thách, chiến tranh, lưu dấu nhiều
kỉ niệm với tác giả. Ánh trăng chính là một biểu tượng đầy sâu sắc và ý nghĩa cho một quá khứ đầy nghĩa
tình. Đó là quá khứ gắn với cuộc chiến chống Mĩ, với đồng đội, với những tháng ngày gian khó. Thông
qua ẩn dụ về ánh trăng, bài thơ đã nhắn gửi một thông điệp: Không được phép lãng quên quá khứ, bởi lẽ,
có những ân tình, có những hi sinh trong quá khứ mới có được ngày hôm nay.
Ở hai khổ thơ đầu, nhà thơ đã miêu tả hình ảnh của vầng trăng trong quá khứ. Đó là hình ảnh,
những kỉ niệm của nhà thơ với ánh trăng ở trong quá khứ.
“Hồi nhỏ sống với đồng
Với sông rồi với bể
Hồi chiến tranh ở rừng
Vầng trăng thành tri kỉ”
Ngay ở khổ thơ đầu tiên, nhà thơ đã tự tin xác lập Trăng với mình là “tri kỉ”. Nhà thơ Nguyễn
Duy đã thể hiện thái độ trân trọng đặc biệt dành cho người bạn thiên nhiên này. Với việc sử dụng điệp từ
“hồi” được nhắc lại hai lần: Hồi nhỏ và hồi chiến tranh nhằm nhấn mạnh thời gian trong quá khứ, đó là
một quãng thời gian liên tiếp kéo dài từ ấu thơ cho đến khi trưởng thành, tham gia vào kháng chiến thì
vầng trăng đã hiện hữu, gắn bó với tác giả. Không gian mà ánh trăng có mặt được tác giả sử dụng bút
pháp liệt kệ: “Đồng”, “sông”, “bể”, “rừng”. Đó là khung cảnh thiên nhiên gần gũi, bình dị, thân thuộc và
vô cùng mộc mạc. Giữa không gian ấy, ánh trăng luôn có sự gần gũi với con người. Qua khổ này, ta thấy
được trăng và người có mối quan hệ khăng khít như là một phần quan trọng của cuộc đời nhau.
“Trần trụi với thiên nhiên
Hồn nhiên như cây cỏ”
Trong mạch cảm xúc miêu tả của vầng trăng trong quá khứ, nhà thơ Nguyễn Duy đã miêu tả vẻ
đẹp của trăng bằng những hình ảnh: “trần trụi với thiên nhiên”, “hồn nhiên như cây cỏ”. Với cách sử dụng
các tính từ “trần trụi”, “hồn nhiên” cùng biện pháp so sánh: “như cây cỏ”. Nhà thơ đã diễn tả vẻ đẹp hồn
nhiên, bình dị, mộc mạc và trong sáng của trăng. Đó cũng chính là vẻ đẹp tâm hồn của con người lúc bấy
giờ, vẻ đẹp thuần khiết, thanh cao của tình bạn lúc ấy.
“Ngỡ không bao giờ quên
Cái vầng trăng tình nghĩa”
Nhà thơ đã khẳng định như một lời hứa: Không bao giờ quên vầng trăng tình nghĩa. Đây là những
câu thơ vừa thể hiện tình cảm biết ơn đối với vầng trăng, vừa bộc lộ cảm xúc thiết tha đối với người bạn
tưởng chừng như không bao giờ xa cách, tách rời. Tuy nhiên, nhà thơ có sử dụng từ “ngỡ” như báo hiệu,
dự đoán một tương lai khác, đối lập với những điều đã từng xảy ra trong quá khứ.
Tiếp đến, nhà thơ đã miêu tả thành công hình ảnh của vầng trăng ở thời điểm hiện tại:
“Từ hồi về thành phố
Quen ánh điện cửa gương”
Đây là hai câu thơ nói về sự thay đổi trong không gian và thời gian sống của con người. Với từ
chỉ thời gian: “Từ hồi”, trong ý đồ của tác giả, đây là thời gian khi chiến tranh đã kết thúc, con người bắt
đầu hòa nhịp vào cuộc sống mới. Đặc biệt, không gian sống của con người cũng đã thay đổi. Những hình
ảnh “thành phố”, “ánh điện”, “cửa gương” là hình ảnh hoán dụ cho cuộc sống hiện đại, tiện nghi trong
thời bình. Chính môi trường sống này đã làm ta quên đi những hình ảnh giản dị, yên bình trong quá khứ.
“Vầng trăng đi qua ngõ
Như người dưng qua đường”
Hai câu thơ này thể hiện thái độ, cảm xúc và một quan hệ hoàn toàn khác so với lời khẳng định
của tác giả trong quá khứ. Hành động “đi qua ngõ” của vầng trăng thể hiện một sự tồn tại, bất biến, không
thay đổi. Vầng trăng vẫn hiện diện, thủy chung trong cuộc sống của con người. Còn tình cảm của con
người được gói gọn trong hai chữ: “Người dưng”. Đối lập hoàn toàn khác với “tri kỉ”, “người dưng” là
người xa lạ, không có sự gắn kết, không phải là một mối quan tâm. Với việc dung từ người dưng ở đây,
nhà thơ đã nhấn mạnh thái độ hờ hững, vô cảm, vô tâm, có thể đó là cố ý hoặc vô ý lãng quên, bỏ rơi, xa
cách với người bạn của mình, người đã gắn bó với mình trong quá khứ. Hai câu thơ này đã đề cập đến
một sự thật là: Khi hòa nhập vào đời sống phố thị, với những mối quan tâm mới, con người đã dễ dàng
lãng quê n vầng trăng.
Khổ thơ trên đã thể hiện được sự suy tư trước câu chuyện con người và mối quan hệ với mối
nghĩa tình quá khứ. Giữa đời sống xô bồ, hiện đại, đôi khi con người sẽ trở nên vô cảm, vô ơn với nguồn
cội, với ân nhân, với quá khứ của mình. Và đây cũng là một vấn đề của xã hội hiện nay.

You might also like