You are on page 1of 3

ĐỀ: Cảm nhận bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy

Bài làm
Không biết từ bao giờ, thiên nhiên luôn là niềm cảm hứng sáng tác vô tận
cho các nhà văn, nhà thơ, và ánh trăng là một trong số đó. Xưa, Lý Bạch khi đối
diện với vầng trăng đã giật mình thảng thốt nhớ cố hương. Nay, Nguyễn Duy - một
nhà thơ tiêu biểu, trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước cũng góp
vào mảng thơ thiên nhiên một “Ánh trăng”. Đối diện với vầng trăng, người lính đã
giật mình thức tỉnh về sự vô tình trước thiên nhiên, vô tình với những kỉ niệm của
một thời đã qua, một thời kháng chiến oanh liệt hào hùng, thời kì loạn lạc, bom rơi
đạn nổ. Nhưng khi nước nhà thống nhất, được sống trong thời bình, có mấy ai nhớ
đến những gian lao nghĩa tình của một thời đã qua. Chính vì vậy, Nguyễn Duy đã
cho ra đời tác phẩm “ Ánh trăng” nhằm để nhắc nhở ta về thái độ sống “ Uống
nước nhớ nguồn”, thuỷ chung ân tình với quá khứ.

Nguyễn Duy tên thật là Nguyễn Duy Nhuệ, năm sinh 1948. Quê ở Đông vệ,
Thanh Hoá. Ông thuộc thế hệ các nhà thơ quân đội trưởng thành trong kháng chiến
chống Mỹ cứu nước của dân tộc và trở thành một trong những gương mặt tiêu
biểu. Ông làm thơ từ rất sớm, từ khi học cấp 3. Với những vầng thơ vô cùng xuất
sắc, năm 1973 ông đạt giải nhất cuộc thi thơ tuần báo văn nghệ. Năm 2007,
Nguyễn Duy được nhà nước trao tặng giải thưởng Nhà nước danh giá về Văn học
và nghệ thuật. Một số tác phẩm tiêu biểu của ông như: “Đãi cát tìm vàng”, “Bụi”,
“Mẹ và em”,… thơ Nguyễn Duy sở hữu cái ngang tàng nhưng vẫn giữ được sự
trầm tĩnh và giàu chiêm nghiệm, đậm tính triết lý, hướng về chiều sâu nội tâm hơn.
Trong những sáng tác của mình, ông luôn thể hiện những trăn trở, day dứt và suy
tư thông qua những hình ảnh sinh động, đậm tính ẩn dụ.

“Ánh trăng” – bài thơ hay như một câu chuyện riêng, từ câu chuyện ấy cất
lên lời tự nhắc nhở về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính
gắn bó với thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu. Bài thơ được viết vào năm
1978, 3 năm sau ngày Miền Nam được giải phóng hoàn toàn giải phóng. Bài thơ
được viết tại Thành phố Hồ Chí Minh và in trong tập “Ánh trăng”.

Mở đầu bài thơ là hình ảnh vầng trăng tình nghĩa hiền hậu, bình dị, gắn liền
với kỉ niệm một thời đã qua, một thời nhà thơ hằng gắn bó:

Hồi nhỏ sống với đồng


Với sông rồi với bể
Nhớ đến trăng là nhớ đến không gian bao la. Những “đồng, sông, bể” gợi
một vùng không gian quen thuộc của tuổi thơ gắn bó với sông nước, “trăng” đầy
ắp kỉ niệm.Có những lúc sung sướng đến hả hê được chan hoà, trong cái mát lành
của quê hương như dòng sữa ngọt. Con người khi đó sống giản dị, thanh cao, chân
thật trong sự hoà hợp với thiên nhiên trong lành: “trần trụi với thiên nhiên - hồn
nhiên như cây cỏ”

Ánh trăng gắn bó với những kỉ niệm không thể nào quên của cuộc chiến
tranh ác liệt của người lính trong rừng sâu.

Hồi chiến tranh ở rừng


Vầng trăng thành tri kỉ

Trần trụi với thiên nhiên


Hồn nhiên như cây cỏ
Ngỡ không bao giờ quên
Cái vầng trăng tình nghĩa

Những năm tháng gian lao nơi chiến trường, “trăng” thành người bạn tri
kỉ,gắn bó với những kỉ niệm không thể nào quên trên cuộc chiến ác liệt của người
lính trong rừng sâu: khi trăng treo trên đầu súng, trăng soi sáng đường hành quân.
Vầng trăng ấy cũng là “quầng lửa” theo cách gọi của nhà thơ Phạm Tiến Duật.
Trăng thành người bạn chia sẻ ngọt bùi, đồng cam cộng khổ và những mất mát hi
sinh, vầng trăng trở thành người bạn tri kỉ với người lính.“Trăng” khi đó là ánh
sáng trong đêm tối chiến tranh, là niềm vui bầu bạn của người lính trong gian lao
của cuộc kháng chiến - vầng trăng tri kỉ. Nhân vật trữ tình gắn bó với trăng trong
những năm dài kháng chiến. Trăng vẫn thuỷ chung, tình nghĩa.
“Trần trụi” và “hồn nhiên” là một vẻ đẹp bình dị, hiền hòa, vô tư đến lạ
thường, không cầu kì, không trang sức. Hình ảnh so sánh “trần trụi”, “hồn nhiên”
đã tô đậm thêm sức quyến rũ đến lạ thường của trăng, bọc lộ rõ lối sống đơn giản,
mộc mạc, không cầu kì của các anh chiến sĩ nơi chiến trường. Qua đó cũng thể
hiện rõ được sự gắn bỏ tha thiết với vầng “trăng” , mọi vui sướng, gian khổ, vất vả
đều gắn bó với “trăng”. Chính vẻ đẹp ấy đã khiến nhân vật trữ tình phải thốt lên
"ngỡ không bao giờ quên / cái vầng trăng tình nghĩa". Câu thơ như một lời thề
thiêng liêng giữa rừng sâu nước độc. Hai tiếng nghĩa tình vang lên khiến cho ranh
giới giữa con người với trăng tưởng chừng như mãi bền vững.

Thế nhưng từ hồi về thành phố, tình cảm của con người đã thay đổi. Vầng
trăng tri kỉ ngày nào nay đã trở thành người dưng, người khách qua đường xa lạ
không quen biết:
Từ hồi về thành phố
Quen ánh điện cửa gương
Vầng trăng đi qua ngõ
Như người dưng qua đường
Vầng trăng tri kỉ ngày nào nay đã trở thành “người dưng” - người khách qua
đường xa lạ, còn con người đâu còn son sắt thuỷ chung? Một sự thay đổi phũ
phàng khiến người ta không khỏi nhói đau, tình cảm xưa nay chia lìa. Nguyễn Duy
đã diễn tả được cái đổi thay của lòng người. Với hình ảnh nhân hoá “ánh điện cửa
gương” thể hiện cuộc sống đầy đủ, tiện nghi, mặc dù vầng trăng vẫn tròn, vẫn lặng
lẽ đi qua ô cửa sổ nhưng có lẽ bây giờ “ánh trăng” đã bị phai mờ đi.

Sự thay đổi của hoàn cảnh sống- không gian khác biệt, thời gian cách biệt,
điều kiện sống cách biệt: Từ hồi về thành phố, người lính xưa bắt đầu quen sống
với những tiện nghi hiện đại như “ánh điện, cửa gương”. Cuộc sống công nghiệp
hoá, hiện đại hoá của điện gương đã làm át đi sức sống của ánh trăng trong tâm
hồn con người. Trăng lướt nhanh như cuộc sống hiện đại gấp gáp, hối hả không có
điều kiện để con người nhớ về quá khứ. Và anh lính đã quên đi chính ánh trăng đã
đồng cam cộng khổ cùng người lính, quên đi tình cảm chân thành, quá khứ cao đẹp
nhưng đầy tình người mà xem trăng như “người dưng qua đường”.Câu thơ dưng
dưng - lạnh lùng - nhức nhối, xót xa miêu tả một điều gì bội bạc, nhẫn tâm vẫn
thường xảy ra trong cuộc sống. Có lẽ nào sự biến đổi về kinh tế, về điều kiện sống
tiện nghi lại kéo theo sự thay dạ đổi lòng?Bởi thế mà ca dao mới lên tiếng hỏi:
“Thuyền về có nhớ bến chăng?”; Tố Hữu, nhân dân Việt bắc ở lại cũng băn khoăn
một tâm trạng ấy khi tiễn đưa cán bộ về xuôi: Mình về thành thị xa xôi Nhà cao
còn thấy núi đồi nữa chăng? Phố đông còn nhớ bản làng Sáng đêm còn nhớ mảnh
trăng giữa rừng? ) => Từ sự xa lạ giữa người với trăng ấy, nhà thơ muốn nhắc
nhở : đừng để những giá trị vật chất điều khiển chúng ta....

You might also like