You are on page 1of 3

Ánh trăng – Nguyễn Duy

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả:
Sinh năm 1948 ở Thanh Hóa. Năm 1966, ông tham gia quân đội và chiến đấu trên nhiều
chiến trường. Nguyễn Duy thuộc thế hệ các nhà thơ quân đội trưởng thành trong kháng
chiến chống Mỹ. Thơ ông gần gũi với văn hóa dân gian, sâu sắc đi sâu vào cái nghĩa, cái
tình muôn đời của dân tộc.
2. Tác phẩm:
a. Hcst: 1978, ba năm sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Tác giả sống
và làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh trẻ trung và sôi động.
b. Mạch cảm xúc: Đi từ quá khứ đến hiện tại, đến cảm xúc rồi lắng đọng lại trong suy
ngẫm.
c. Chủ đề: Thông qua hình tượng nghệ thuật ánh trăng và cảm xúc của nhà thơ. Bài thơ
đã có những suy ngẫm sâu sắc về thái độ của con người với quá khứ gian lao, tình
nghĩa.
d. Ý nghĩa nhan đề: Ánh trăng là phần ánh sáng đẹp đẽ, trong trẻo, thuần khiết được tỏa
ra từ ánh trăng. Ánh trăng soi rọi, len lỏi vào từng góc khuất của con người để con
người nhận thức được bản thân, giật mình và hoàn thiện nhân cách.

II. Tìm hiểu chi tiết


1. Câu chuyện về mối quan hệ giữa con người với vầng trăng (8 dòng đầu)
“Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với bể
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỉ

Trần trụi với thiên nhiên


hồn nhiên như cây cỏ
ngỡ không bao giờ quên
cái vầng trăng tình nghĩa”
Khổ thơ thứ nhất như một lời tự sự trong một câu chuyện cổ tích. Từ lúc con người là
niên thiếu đến lúc trưởng thành - một quãng thời gian rất dài. Trong suốt thời gian đó,
con người luôn có thiên nhiên và vầng trăng làm bạn. Hồi nhỏ, con người sống vất cả,
gian lao với thiên nhiên. Điệp từ “với” được lặp lại đến tận ba lần, cho thấy sự gắn bó
khăng khít. “Đồng/sông/bể/rừng” là biểu tượng của thiên nhiên nghĩa tình tươi mát. Lớn
lên, con người trưởng thành, tham gia chiến tranh, hành quân trong rừng già luôn có ánh
trăng làm bạn. Bằng biện pháp nghệ thuật nhân hóa, tác giả đã cho thấy trăng đã trở thành
một người bạn tri âm tri kỉ, đồng cam cộng khổ với con người, chia sẻ mọi niềm vui, nỗi
buồn, xoa dịu những đau thương mất mát của chiến tranh bằng ánh trăng huyền hoặc ấy.
Trong suốt quãng thời gian dài ấy, con người và vầng trăng đều sống “trần trụi” và “hồn
nhiên”. Họ sống vô tư, mộc mạc, giản dị và không hề toan tính. Con người tâm niệm sẽ
không bao giờ quên cái vầng trăng tri kỉ, tình nghĩa gắn bó với họ suốt một thời. Nhưng
từ “ngỡ” lại xuất hiện trong mạch đều đều của cảm xúc, như dự cảm về điều không lành
sắp xảy đến, một sự biến chuyển giữa mối quan hệ của con người với vầng trăng.

2. Mối quan hệ của vầng trăng với con người trong hiện tại (4 dòng tiếp)
“Từ hồi về thành phố
quen ánh điện, của gương
vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đường”
Đất nước thống nhất, chiến tranh kết thúc, hòa bình lập lại, con người trở về sống ở thành
phố - một nơi phồn hoa đô hội, sống sung túc và đầy đủ, xa rời thiên nhiên. “Ánh
điện/cửa gương” là hình ảnh hoán dụ, để nói về cuộc sống đầy đủ, tiện nghi, hiện đại,
khép kín. Xa rời thiên nhiên, con người đã quên đi tình nghĩa một thời, quên đi quá khứ
ngày nào. Vầng trăng ngày ngày đi qua ngõ, vẫn tỏa sáng thủy chung, tình nghĩa nhưng
con người lại bạc bẽo vô tình. Đối với con người, trăng đã trở thành người dưng, người
xa lạ không hề quen biết.

3. Tình huống bất ngờ xảy đến và thay đổi mạch của bài thơ.
“Thình lình đèn điện tắt
phòng buyn-đinh tối om
vội bật tung cửa sổ
đột ngột vầng trăng tròn”
Khổ thơ với hai từ “thình lình/đột ngột” được đảo lên trước cho thấy một tình huống bất
ngờ xảy đến làm chuyển biến mạch cảm xúc của bài thơ. Khi đèn điện tắt, căn phòng hiện
đại trở nên tối om, như một phản xạ tự nhiên, con người vội bật tung cửa sổ để tìm nguồn
sáng thay thế cho ánh đèn điện. Con người thấy “đột ngột vầng trăng tròn”. Không phải
khi đèn điện tắt, ánh trăng mới xuất hiện mà ngày nào trăng đi qua ngõ đồng hành cùng
con người nhưng con người lại bạc bẽo vô tình. Bởi thế, giờ đây con người mới thảng
thốt, giật mình, bất ngờ khi thấy vầng trăng vẫn ở đấy, vẫn sáng vằng vặc.

4. Cảm xúc của tác giả.


“Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng”
Con người ngửa mặt lên nhìn mặt. “Mặt” là từ nhiều nghĩa, nó chỉ khuôn mặt của con
người, và cũng chỉ mặt trăng. Con người đối diện với mặt trăng như thấy mặt trái của
mình. Bởi thế con người mới rưng rưng. “Rưng rưng” là trạng thái cảm xúc nghẹn ngào,
muốn khóc mà không khóc được. Nhịp thơ nhanh, điệp từ “như là” hai lần và nghệ thuật
liệt kê “đồng/sông/bể/rừng” đã diễn tả những kỉ niệm im đậm trong tâm trí con người
bỗng chốc ùa về, nhắc con người về một thời gian lao, tình nghĩa.

5. Suy ngẫm về hình tượng trăng.


“Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình”
Từ “cứ” thể hiện sự bất biến, vĩnh hằng không hề thay đổi. “Tròn vành vạnh” là hình
ảnh ẩn dụ để nói đến sự tròn đầy vẹn nguyên bất diệt. Tác giả sử dụng nghệ thuật đối lập
giữa thái độ tình cảm con người với vầng trăng. Tuy vậy, trăng không một lời trách cứ,
tha thứ cho những lỗi lầm mà con người gây ra, trăng bao dung độ lượng và nhân hậu
“kể chi”. “Vầng trăng” đã được chuyển thành “ánh trăng”, giống như một ánh nhìn của
người bạn nghiêm khắc nhưng bao dung, độ lượng khiến cho con người phải giật mình
thức tỉnh lương tâm và hoàn thiện nhân cách.

 Bài thơ đã nhắc nhở con người về truyền thống đạo lý muôn đời của dân tộc: “Uống
nước nhớ nguồn/Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”

You might also like