You are on page 1of 5

ÁNH TRĂNG

___ Nguyễn Duy ___


I) Đọc - tìm hiểu chung :
1) Tác giả :
- Nguyễn Duy tên thật là Nguyễn Duy Nhuệ
- Ông sinh năm 1948
- Quê ở làng Quảng Xá, nay thuộc phường Đông Vệ , thành phố Thanh Hóa
- Năm 1966, Nguyễn Duy gia nhập quân đội vào binh chủng Thông tin tham
gia chiến đấu ở nhiều chiến trường
- Sau năm 1975, ông chuyển về làm báo văn nghệ Giải Phóng
- Từ năm 1977, Nguyễn Duy là đại diện thường trú của báo văn nghệ tại thành
phố Hồ Chí Minh
- Ông trở thành một gương mặt tiêu biểu trong lớp nhà thơ trẻ chống Mỹ cứu
nước và tiếp tục bền bỉ sáng tác
- Năm 2007, ông được tặng giải thưởng nhà nước về văn học nghệ thuật
- Đặc điểm thơ : thiên về trường sâu nội tâm với những trăn trở day dứt suy tư
2) Tác phẩm :
- Thể thơ : 5 chữ
- Phương thức biểu đạt : Biểu cảm + tự sự + miêu tả + nghị luận
- Xuất xứ : được rút từ tập thơ “ Ánh trăng ” – tập thơ được tặng giải A của
Hội nhà văn Việt Nam ( 1984 )
- Hoàn cảnh sáng tác :
+) Được sáng tác năm 1978
+) Được sáng tác 3 năm sau khi đất nước thống nhất
+) Khi ấy tác giả đã công tác tại thành phố Hồ Chí Minh
- Bố cục :
+) Phần 1( khổ 1+2 ) : một thuở ân tình (con người và vầng trăng trong quá
khứ)
+) Phần 2 (Khổ 3): Sự thay đổi lòng dạ ( con người và vầng trăng trong hiện tại)
+) Phần 3 ( khổ 4 + 5 ): Gặp lại và thức tỉnh
+) Phần 4 ( khổ 6 ) : Đối diện và thức tỉnh
Bài thơ mang dáng vấp của 1 câu chuyện nhỏ, được kể theo trình tự thời gian và
có sự đan xen giữa quá khứ và hiện tại
II) Đọc – hiểu văn bản :
1) Một thuở ân tình
a) Khổ 1 : Kỉ niệm :
- Nghệ thuật : +) biện pháp nghệ thuật liệt kê : đồng, sông, bể, rừng
Quá khứ và hiện tại như một thước phim quay chậm đầy sống động
+) Điệp ngữ “ với ” được nhắc lại 3 lần + Cụm từ “ sống với ”
Cho thấy sự gắn bó của con người với thiên nhiên. Và khi ấy thiên nhiên giống
như bạn với con người
+) Một không gian nghệ thuật : không gian được mở rộng :
đồng, sông, bể, rừng
Gợi liên tưởng tới cuộc sống con người tự do
thiên nhiên khoáng đạt, rộng lớn, tươi đẹp
Đó là vùng ký ức tươi đẹp
- Khổ thơ có sự tương phản giữa quá khứ và gắn với thời gian mà con người
sống trong nghèo khó. Mặc dù con người có cuộc sống gian khó nhưng được
sống tự do và thiên nhiên tươi đẹp, lãng mạn
- Mối quan hệ giữa ánh trăng và con người:
+) Trong quá khứ trăng là người bạn đồng hành của con người trong những
năm tháng nghèo khó và gian khổ. Trăng soi sáng, chia sẻ, thủy chung và trăng
là người bạn “ tri kỷ ” của con người
Trong quá khứ trăng với người là tình bạn thiêng liêng và thủy chung
Khái quát : ở khổ 1, tác giả đã tái hiện lại ký ức của một thế hệ, của một người,
của một dân tộc .Dù trong đói nghèo vẫn tự tại, hồn nhiên, trong sáng; trong
gian khó vẫn hào hùng và lãng mạn
b) Khổ 2 (Suy ngẫm ):
Sau khi hồi tưởng về những kỉ niệm của một thuở ân tình, nhà thơ thể hiện suy
nghĩ về sự tự nhận thức . Đó ra sự nhận thức về lối sống thuần khiết của bản
thân
- Cụm từ “ trần trụi ” là một lối sống chân thật, sống gần gũi giữa thiên nhiên.
Khi ấy, con người không vướng bận về vật chất, con người không phải sống
hình thức mà con người được sống với bản ngã của riêng mình
- Câu thơ : “ hồn nhiên như cây cỏ ” (biện pháp nghệ thuật so sánh)
Ta thấy con người sống một cách trong sáng, vô tư và thần thiết. Có thể nói
khi ấy con người là một phần của thế giới tự nhiên
- Con người tự nhủ : “ ngỡ không bao giờ quên / cái vầng trăng tình nghĩa ” :
sống chung thủy, ân tình với vầng trăng ta thấy rằng trong gian khó,
con người sống biết quý trọng tình nghĩa, sống 1 cách trong sáng, hồn nhiên,
chân thật
Khái quát : Khổ thơ là kí ức của người lính hay đó là kí ức của 1 thế hệ, 1
dân tộc trong gian khó nhưng vẫn sáng ngời phẩm chất cao đẹp
2) Vầng trăng trong hiện tại ( Sự thay đổi lòng dạ )
- Ở khổ 3, xuất hiện sự tương phản với khổ 1 và khổ 2 :
Xưa Nay
- Hoàn cảnh - Khó khăn - Hiện đại
- Gian khổ - Tiện nghi
- Thiên nhiên - Rộng - Chỉ còn duy nhất
- Đẹp vầng trăng là hiện
- Khoáng đạt hữu
- Con người - Chân thật - Dửng dưng
- Thủy chung - Vô tình
- Coi trăng là bạn “ - Coi trăng là “
tri kỷ ” người dưng ”
- Con người ngày nay: quen với “ánh điện”, “cửa gương”
Bị cuộc sống hiện đại và vật chất chi phối
Con người quên đi “ánh trăng”, quên đi người bạn cũ, quên đi quá khứ của bản
thân, của một thế hệ và của một dân tộc
Con người quên một cách nhanh chóng và phũ phàng. Thực chất sự quên ấy là
sự bội bạc của con người
Qua đó, ta thấy đời sống vật chất và tiện nghi đã làm thay đổi con người
3) Gặp lại và thức tỉnh
a) Khổ 4: Cuộc gặp gỡ bất ngờ
- Tiết tấu: nhanh diễn tả hành động vội vàng quấn quýt của con người
- Nhân vật trữ tình được đặt vào một tình huống được diễn tả qua:
+) “ Thình lình ”( từ láy ) cho thấy tình huống bất ngờ đột ngột
+) “Đèn điện tắt” ( ẩn dụ ) diễn tả những khó khăn, thử thách đến với
con người
- Dòng thơ 4: biện pháp nghệ thuật đảo ngữ : “đột ngột” được đảo lên đầu câu
thơ diễn tả sự xuất hiện bất ngờ của vầng trăng
- Cụm từ “vầng trăng tròn” diễn tả thiên nhiên vẫn nguyên sơ và khi
ấy, con người cảm thấy ngỡ ngàng ,bàng hoàng .Lời thơ như một cái giật
mình sửng sốt .Đây là cuộc gặp gỡ bất ngờ, xúc động và thấm thía
b) Khổ 5: Cảm xúc và ký ức tràn về
- “ Ngửa mặt ” hành động cái nhìn thẳng, nhìn trực diện, đối
diện với vầng trăng
- Nhân hóa “ngửa mặt lên nhìn mặt” trăng cũng là con người có hình
hài trăng trở nên gần gũi con người đối diện với chính mình
- “rưng rưng” là cảm xúc của sự dâng trào, của niềm xúc động khi gặp gỡ lại
vầng trăng
- “có cái gì” diễn tả cảm xúc khó lý giải
- Cấu trúc lặp : “ như là đồng là bể / như là sông là rừng” gợi những ký
ức ,gọi về sự vẹn nguyên trong cảm xúc của nhà thơ .Con người như được
sống lại một thời trần trụi với thiên nhiên.
4) Đối diện và nhận thức :
- “tròn vành vạnh” từ láy tượng hình sự vẹn nguyên, chung thủy,
tình nghĩa
- “im phăng phắc” là sự nghiêm khắp, không trách móc, phán xét mà
đầy độ lượng
Trăng thức tỉnh lương tri con người bằng ánh sáng thủy chung để con người
tự sám hối và tự phán xét
 Thay đổi hình tượng “vầng trăng” sang “ánh trăng”
+) “Vầng trăng” là hình hài của trăng, là cái hữu hình cảm nhận được bằng thị
giác
+) “ánh trăng” là cái vô hình, là tinh thần của trăng và chỉ có thể được cảm nhận
bằng tâm hồn
III) Tổng kết :
1) Nội dung : Bài thơ như một lời tự nhắc nhở về những năm tháng gian lao đã
qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước bình dị và hiền
hậu. Đó cũng chính là lời nhắc nhở về truyền thống “uống nước nhớ nguồn”
của dân tộc.
2) Nghệ thuật :
- Kết hợp 4 phương thức biểu đạt
- Ngôn ngữ giản dị, hàm súc
- Hình ảnh thơ đa nghĩa
- Thủ pháp tương phản

You might also like