You are on page 1of 4

1.

Tác giả, tác phẩm


-Nguyễn Duy sinh năm 1948, quê ông ở Đông Vệ, Thanh Hóa. Ông thuộc những
nhà thơ quân đội trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của
dân tộc. Thơ ông được biết rằng rất gần gũi, thân thiết với văn hóa dân gian,
mang cái hồn cái vía của dân ca, ca dao nhưng vẫn rất sâu lắng, đi sâu vào cái tình
cái nghĩa muôn đời của con người VN.
-Một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất mà ông sáng tác đến hiện giờ là tác
phẩm “Ánh trăng”. Bài thơ này được viết vào năm 1978 tại TP.HCM, đó chính là
thời gian sau khi đất nước ta được giải phóng và là nơi đô thị hiện đại, nơi những
người thắng trận trở về và để lại sau lưng cuộc chiến gian khổ mà nghĩa tình. “Ánh
trăng” được in trong tâp thơ cùng tên, tâp thơ này đạt giải A của Hội nha văn VN
năm 1984.
-2 khổ thơ đầu ca ngợi vẻ đẹp của vầng trăng trong qk, khắc họa tình cảm thắm
thiết giữa trăng với con người:
“Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với bể
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỉ”
-Xuyên suốt khắp bài thơ chỉ có mỗi chữ cái đầu khổ được viết hoa và duy nhất
một dấu chấm ở cuối bài thơ, nhờ đó mà mạch thơ tự sự tạo cảm giác kéo dài và
ý nghĩa biểu cảm càng thêm sâu sắc. Nguyễn Duy đã khéo léo mở đầu bài thơ
bằng từ “Hồi nhỏ”, từ này mang đậm sắc thái dân gian và khẩu ngữ, dường như
cũng giúp ta dễ dàng nhận ra đoạn sau của khổ thơ này sẽ kể về quãng thời gian
trong qk, những kỉ niệm thân thương với quê hương lai láng trên những cánh
đồng, dòng sông,bãi biển với vầng trăng tươi đẹp. Ngoài ra, phép tu từ điệp ngữ
“với” đc lặp lại 3 lần làm tô đậm sự gắn bó của con người với ánh trăng, với thiên
nhiên và với tuổi thơ. Tác giả đã liệt kê ra 3 không gian sống quen thuộc trong quá
khứ: đồng, sông, bể, rừng. Những địa điểm kể trên được sắp sếp theo thứ tự hẹp
đến rộng theo dòng thời gian, nhịp trưởng thành của con người. Ánh trăng dõi
theo sự trưởng thành của con người qua từng năm tháng, trăng đồng hành cùng
con người từ lúc còn nhỏ cho đến khi trở thành chiến sĩ trên mặt trận:”hồi chiến
tranh ở rừng/vầng trăng thành tri kỉ”. Thời gian chiến tranh vô cùng ác liệt, khó
khăn nhưng trăng vẫn luôn ở bên người chiến sĩ ấy. Trăng trở thành người bạn
thân thiết, tri âm tri kỉ, trở thành đồng chí chia sẻ những niềm vui nỗi buồn với
con người, trăng cùng người lính hành quân giữa đêm, cùng đứng gác giữa rừng
khuya âm u, lạnh lẽo, trăng trông coi người lính khi cậu nghỉ ngơi. Trăng với
người, tưởng xa nhưng hóa ra lại gần, trăng bầu bạn, soi sáng lối đi cho con người
những đêm ở núi rừng, trăng chia ngọt sẻ vùi, đồng cam cộng khổ với con người.
Ánh trăng thuần khiết đã soi rọi những kỉ niệm khó quên, soi sáng những bước đi
trên con đường trưởng thành của nhân vật trữ tình.
-Khổ thơ thứ 2 vẫn là một đoạn hồi tưởng về quá khứ, ngay từ khi còn nhỏ, trăng
và người đã gắn bó khăng khít với nhau:
“Trần trụi với thiên nhiên
Hồn nhiên như cây cỏ
Ngỡ không bao giờ quên
Cái vầng trăng tình nghĩa”
-Bằng khả năng liên tưởng độc đáo, Nguyễn Duy đã mô tả vầng trăng trong qk
thật đặc biệt, ông sử dụng phép so sánh “trần trụi, hồn nhiên” kết hợp với phép
liệt kê “thiên nhiên, cây cỏ”. Từ đó mà ta có thể thấy được vẻ đẹp của vầng trăng:
mộc mạc, giản dị và hồn nhiên đồng thời là lối sống của nhân vật trữ tình trong
quá khứ trước sự phồn hoa bây giờ, khi đó tất cả những vui buồn trong cuộc sống
đều gắn bó với thiên nhiên, đặc biệt là trăng. Chính vì lẽ đó mà con người coi
trăng như người bạn tri kỉ thân thiết, điều đó được thể hiện qua 2 câu thơ:
“Ngỡ không bao giờ quên
Cái vầng trăng tình nghĩa”
Đông từ “ngỡ” rất giàu giá trị biểu đạt, dường như tác giả đã sử dụng nó có chủ
đích, báo hiệu cho sự thay đổi tình cảm của con người trong tương lai. Phép tu từ
nhân hóa “cái vầng trăng tình nghĩa” tô lên vẻ đẹp bình dị, hiền hòa của thiên
nhiên vĩnh cửu. Dù cho mai này con người có thay lòng đổi dạ thì vầng trăng vẫn
sẽ luôn ở đó, ánh trăng vẫn sẽ len lỏi, quấn quýt bên con người.
-Qua hai khổ thơ đầu, ánh trăng hiện diện như hình ảnh của quá khứ, tượng trưng
cho kí ức chan hòa tình nghĩa. Vầng trăng chính là biểu tượng cho quá khứ nghĩa
tình thủy chung. Dù cho trải qua biết bao khó khăn, khắc nghiệt, con người vẫn
luôn có trăng làm bạn đồng hành trên mỗi bước đường. Để rồi từ đó, con người
và trăng trở thành người bạn tri kỷ, cùng nhau chia sẻ mọi niềm vui, nỗi buồn.
+Khổ 3:
-Quay trở lại với hiện tại, với cuộc sống hiện đại đầy đủ tiện nghi, tưởng chừng
như vầng trăng vẫn khắc đậm trong trái tim người lính ấy nhưng nào ngờ, một sự
thật phũ phàng hiện ra:
“Từ hồi về thành phố
Quen ánh điện cửa gương
Vầng trăng đi qua ngõ
Như người dưng qua đường”
Vào thời điểm này, đất nước đã được tự do, con người dần rời xa cuộc sống giản
dị khi xưa, sống sung túc trong “ánh điện của gương”, đối lập hẳn so với không
gian thiên nhiên trong qk. Con người hiện tại bị bó buộc trong những căn nhà với
“ánh điện cửa gương” hào nhoáng, không còn tự do, phóng khoáng như khi trước
và cứ thế mà dần quên đi ánh trăng đã sát cánh kề vai suốt bao năm tháng. 2 câu
thơ sau càng khẳng định cho sự thay đổi của người lính năm xưa, “cái trăng tình
nghĩa ấy” giờ đây đối với nhân vật trữ tình chỉ còn là “người dưng”:
“Vầng trăng đi qua ngõ
Như người dưng qua đường”
Phép nhân hóa “Vầng trăng đi qua ngõ” được sử dụng một cách sáng tạo: vầng
trăng khi xưa ở trên cánh đồng, núi rừng, dòng sông, biển cả thì nay lại thu hẹp ở
trên một con ngõ tối tăm, mịt mù trong phố, ngầm cho ta biết cho sự lãng quên
của con người với trăng. “Người dưng” có nghĩa là người lạ, không quen biết. Thật
cay đắng khi từ một người bạn tri âm tri kỉ giờ trở thành người xa lạ. Điều này
càng làm nổi bật sự bạc bẽo, vô tình của con người trong xã hội hiện đại. Con
người quên đi vầng trăng cũng chính là quên đi quá khứ nghĩa tình, những năm
tháng vất vả vì độc lập đất nước. Hơn thế chính là quên đi bản thân mình, những
lí tưởng cao đẹp thời thanh niên. Qua khổ thơ trên, ta thấy rõ được sự tương
phản đối lập của cuộc sống thời nay và xưa. Trong qk, ánh trăng và tình cảm thuần
khiết giữa họ vẫn lóe sáng trong cái đen tối của chiến tranh, còn bây giờ, khi cuộc
sống hiện đại bao chùm ánh điện ngay cả khi trời tối, ánh trăng càng trở nên mịt
mờ và chỉ còn là dĩ vãng nhạt nhòa của quãng thời gian xa xôi nào đó.

You might also like