You are on page 1of 3

Từ xưa đến nay, nhân dân ta vốn đề cao đạo lí “Uống nước nhớ

nguồn”. Thế nhưng cuộc sống hiện đại hối hả đoi khi cuốn ta vào vòng
xoáy của nó, khiến ta lãng quên đi những điều tốt đẹp. Để rồi trong một
tình huống bất ngờ nào đó mới giật mình thức tỉnh. Bài thơ “Ánh trăng”
của Nguyễn Duy là một lần giật mình như thế. Từ câu chuyện về vầng
trăng và người lính tác giả đã kín đáo gửi gắm bài học đạo lí sâu sắc. Bài
thơ lôi cuốn người đọc ngay từ hai khổ thơ đầu, tác giả bộc lộ cảm xúc
về vầng trăng trong quá khứ.
“Hồi nhỏ sống với đồng
………………………
Cái vầng trăng tình nghĩa”
Nhà thơ Nguyễn Duy, quê ở Thanh Hoá, thuộc lớp nhà thơ trẻ trưởng
thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Thơ Nguyễn Duy thiên về
chiều sâu triết lí với những trăn trở day dứt, suy tư. Bài thơ “Ánh trăng”
viết năm 1978, ba năm sau giải phóng miền Nam thống nhất đất nước,
khi tác giả đang sống ở Thành phố Hồ Chí Minh. Tác phẩm này đã đạt
giải A cuộc thi thơ được “Báo văn nghệ” tổ chức. Cả bài thơ giống như
một câu chuyện tâm tình của người lính về những năm tháng gian laovaf
hạnh phúc gắn liền với thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu. Từ đó
củng cố, gợi nhắc ở người đọc thái độ sống “Uống nước nhớ nguồn”, ân
nghĩa thuỷ chung cùng quá khứ. Mạch cảm xúc của bài thơ bắt đầu từ
quá khứ trở về thực tại và kết thúc bằng những suy ngẫm sâu sa về bài
học làm người.
Người lính đã trải qua thời thơ ấu. Bài thơ “Ánh trăng” giống như
một câu chuyện nhỏ kể theo trình tự thời gian tới quá khứ đến hiện tại
giữa người lính và vầng trăng gắn bó tri kỉ. Mạch kể bắt đầu bằng từ
“hồi” đậm chất tự sựgợi về quá khứ đầy ắp kỉ niệm của người và trăng.
“Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với bể
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỉ”
Quá khứ được gợi lại gắn bó với hồi nhỏ và hổi chiến tranh. Cả một
thời ấu thơ nhân vật trữ tình sống với đồng, với sông, với bể. Điệp từ
“với” cùng phép liệt kê đã nhấn mạnh sự gắn bó chan hoà giữa con
người với thiên nhiên. Giữa miền không gian rộng lớn của làng quê, đất
nước. Con người được thoả sức tự do, vùng vẫy, ngụp lặn với thiên
nhiên, với vầng trăng trong trẻo, mát lành. Đó là quãng thời thơ ấu ngập
tràn hạnh phúc. Con người được ngắm trăng trên những cách đồng mênh
mông, trên dòng sông và biển cả. Dòng kí ức dội lại khiến con người
xốn xang. Không chỉ gắn bó với tuổi thơ, vầng trăng còn càng trở nên
thân thiết hơn khi con người khôn lớn, trưởng thành. Những năm tháng
chiến tranh khốc liệt, người lính sống và chiến đấu giữa chốn rừng núi
hoang vu, trăng đã đến bên, xua tan bóng tối soi tỏ bước đường hành
quân. Tác giả chỉ dung một từ “rừng” mà gợi lại cả một thời gian khổ và
nguy hiểm. Trăng với người đã cùng chia ngọt xẻ bùi, đồng cam cộng
khố bởi vậy trăng là người bạn tri kỉ nghĩa tình. Biện pháp nghệ thuật
nhân hoá khiến cho vầng trăng còn là vật vô tri, vô giác mà đã trở thành
một con người có tâm hồn, tình cảm. Con người “Trăng” ấy đã luôn kề
vai sát cánh giúp người lính vượt qua gian lao. Tình cảm giữa người và
trăng cứ tự nhiên nảy nở và bền chặt. Trăng trở thành một phần không
thể thiếu được trong đời sống tâm hồn người lính. Đó cũng là năm tháng
người lính được sống hồn nhiên, chân thật nhất.
“Trần trụi với thiên nhiên
hồn nhiên như cây cỏ
ngỡ không bao giờ quên
cái vầng trăng tình nghĩa”
Vần lưng lại xuất hiện “Hồn nhiên”, “Thiên nhiên” làm cho âm điệu
của bài thơ thêm liền mạch diễn tả cảm xúc dâng trào. Quá khứ êm đềm
vẫn đang hiện diện trong tâm trí. Vầng trăng mang vè đẹp đơn sơ, mộc
mạc tình cảm giữa người và trăng cứ vô tư không chút toan tính “Hồn
nhiên như cây cỏ”. Biện pháp so sánh vừa ca ngợi vẻ đẹp của vầng
trăng, vừa cho thấy nét đẹp vô tư, mộc mạc của tâm hồn người lính trong
những năm tháng ở rừng. Trăng và người hoà quyện từ tuổi thơ tươi đẹp,
trong sáng. Trăng theo người đến cả nơi núi rừng gian khổ và nguy hiểm
nhất. Bởi vậy con người luôn trân trọng và tin tưởng rằng mình sẽ không
bao giờ quên được cái vầng trăng tình nghĩa. Từ “Ngỡ” đã ngầm dự báo
trước những đổi thay trong tình cảm của con người. Như vậy trong quá
khứ người và trăng gắn bó thân thiết, là tri kỉ nghĩa tình. Trăng là hình
ảnh của thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu gắn với những năm
tháng hạnh phúc và gian lao của cuộc đời người lính
Với thể thơ năm chữ, ngôn ngữ giản dị, giọng điệu tâm tình. Tác giả
kết hợp các biện pháp tu từ điệp ngữ, liệt kê, so sánh, nhân hoá, ẩn dụ.
Đoạn thơ đã làm nổi bật tình cảm gắn bó tri kỉ tình nghĩa giữa người và
trăng trong quá khứ. Đó là tình cảm cao đẹp, đáng quý. Thực chất tình
cảm giữa người và trăng cũng là giữa người lính với đồng đội, người
dân trong quá khứ nghĩa tình. Người lính đinh ninh rằng mình không thể
quên được những điều đẹp đẽ ấy. Nhưng khi chiến tranh kết thúc được
sống trong hoà bình đầy đủ tiện nghi hiện đại thì người đã quên trăng,
quên đi quá khứ. Chỉ khi tình huống bất ngờ ập đến con người mới chợt
nhận ra phần khiếm khuyết, giật mình tự vấn lương tâm để hoàn thiện
mình. Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ gợi cho ta liên tưởng đến rất
nhiều bài thơ viết về trăng của các thi nhân xưa nay như: “Đêm trăng”
của Hàn Mạc Tử, “Ngắm trăng” của Hồ Chí Minh, hay “Trăng ơi” của
Trần Đăng Khoa. Trăng luôn là người bạn tri âm tri kỉ của con người
nhưng trong đoạn thơ này của Nguyễn Duy trăng còn tượng trưng cho
đất nước, cho nhân dân và quá khứ
Đoạn thơ đã khép lại nhưng trong tâm trí người đọc vẫn còn in đậm
mãi hình ảnh của vầng trăng sáng trong gắn liền với tuổi thơ và những
năm tháng gian lao của người lính. Đoạn thơ nói riêng và bài thơ nói
chung giống như một thước phim quay chậmđể ta được lắng lại và quan
trọng hơn quá khứ nghĩa tình, có lẽ vì thế mà bài thơ còn sống mãi trong
lòng bạn đọc.

You might also like