You are on page 1of 5

PHÂN TÍCH BÀI THƠ ÁNH TRĂNG CỦA

NGUYỄN DUY
Có người từng nói ánh trăng là biểu tượng của thủy chung ,sự
chân thành và cái đẹp. Mỗi một tác giả sáng tác thơ ca đều phải
mở ra một điều gì đấy mới mẻ về tư tưởng về nội dung về nghệ
thuật trong tâm trí của người đọc.Nếu Nguyễn Du đã để vầng
trăng là nhân chứng cho mối lương duyên của Thúy Kiều – Kim
Trọng, thì chủ tịch Hồ Chí Minh cũng coi trăng như một người
bạn tri kỷ, thân thiết . Cũng viết về vầng trăng, hình tượng vốn
bấy lâu đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận của thi ca, nhưng
bài thơ ánh trăng của Nguyễn Duy lại khơi gợi trong tâm hồn
mỗi người đọc những cảm xúc mới mẻ sâu sắc và nhiều ý nghĩa.

Là một trong những nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến
chống Mỹ cứu nước, Nguyễn Duy được biết đến với các bài thơ
mộc mạc, bình dị và giàu cảm xúc .Một trong những bài thơ
được nhiều người chú ý đến đó là bài thơ Ánh trăng. Bài thơ đã
thể hiện được nét tài hoa của ông khi khắc hoạ rõ những tâm tư
trong thơ của Nguyễn Duy .

Bài thơ Ánh trăng được nhà thơ Nguyễn Duy viết năm 1978.
Nội dung bài thơ chứa đựng những cảm xúc trong sáng, bình dị
nhưng vô cùng sâu sắc,người lính chiến từ giã chiến trường trở
về giữa phố thị, sống trong cảnh hòa bình, đất nước đổi mới,
trong lúc đó dường như sự đủ đầy vật chất, cuộc sống bộn bề đã
khiến con người ta vô tình quên đi những năm tháng gian khổ
nhưng ân tình thủy chung. Để khi yên tĩnh dưới ánh trăng, nguời
lính ấy bừng tỉnh nhận ra…

Hai khổ thơ đầu của bài thơ chính là mạch cảm xúc của
Nguyễn Duy hướng về những kỷ niệm trong quá khứ, sự gắn bó
của của vầng trăng trong từng bước đi của cuộc đời nhà thơ.

Hồi nhỏ sống với đồng


Với sông rồi với bể
Hồi chiến tranh ở rừng
Vầng trăng thành tri kỉ

Ngay từ khổ thơ đầu thì nhà thơ đã mở ra một dòng hoài niệm
hết sức tha thiết về tuổi ấu thơ của chính mình bằng nhịp thơ
đều đặn, với những câu thơ 5 chữ ngắn gọn, đầy cảm xúc. Đó là
lời của một người lính từng đi qua chiến tranh gian khổ này về
sống giữa Sài Gòn xa hoa, người lính ấy hồi tưởng, nhớ về lại về
tuổi thơ, về thời trai tráng chinh chiến sa trường. Nếu lúc nhỏ
cuộc đời của cậu bé Nguyễn Duy gắn bó mật thiết với đồng
ruộng, với dòng sông tươi mát, với vùng biển bao la, thì khi lớn
lên vào cuộc chiến, cuộc sống của nhà thơ lại tiếp tục gắn bó sâu
sắc với thiên nhiên núi rừng, . Thế nhưng dẫu hoàn cảnh, điều
kiện sống có đổi thay thì duy chỉ có một thứ chẳng hề thay đổi
ấy là vầng trăng trên cao, vầng trăng ấy trong lòng của tác giả đã
trở thành tri âm, tri kỷ, là người bầu bạn trong những năm tháng
hoa niên, trong từng bước hành quân chiến đấu. Trăng chia sẻ
những nỗi vui buồn, những niềm gian khó, đi đến đâu trăng theo
đến ấy, thân thương, gần gũi vô cùng.

Trần trụi với thiên nhiên


Hồn nhiên như cây cỏ
Ngỡ không bao giờ quên
Cái vầng trăng tình nghĩa

Vẻ đẹp của trăng là một vẻ đẹp bình


dị nên không phải khoác trên người bất
kì điều gì thì trăng cũng đẹp một cách mộc mạc và hồn nhiên.
Cuộc sống của tác giả và Vầng trăng từ khi thơ ấu đến khi thanh
niên trăng và người vẫn luôn gắn bó thân thiết “trần trụi” không
che giấu bất cứ điều gì .Cũng chính vì tượng trưng cho vẻ đẹp
hồn nhiên đó mà trăng hoà mình vào thiên nhiên cây cỏ. Trên
trời có ánh trăng sáng lúc nào cũng dõi mắt theo cuộc sống vui
vẻ ấy của nhà thơ, thân thuộc đến độ Nguyễn Duy cứ “ngỡ”, cứ
đinh ninh chắc nịch rằng bản thân mình sẽ chẳng bao giờ quên
cái vầng trăng tình nghĩa, vằng vặc trên cao mà mình vẫn xem là
tri kỷ suốt mấy mươi năm cuộc đời kia.Nhưng đó là nhà thơ
nghĩ thế chứ thực tế cho thấy nhà thơ đã quên vầng trăng tình
nghĩa ấy.

Từ hồi về thành phố


quen ánh điện cửa gương
vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đường

Thế nhưng những cái “ngỡ” thường khó có thể duy trì vì cuộc
đời vốn biến đổi không ngừng, bởi vật chất xưa nay luôn quyết
định ý thức. Rời chiến trường, rời quê hương với những đồng
ruộng, sông bể quê mùa, nhà thơ vào giữa phố thị, được sống
trong một cuộc sống dư dả, xa hoa. Ông sống ở thành phố, nơi
có những ánh đèn điện soi sáng hết mọi ngóc ngách, mọi không
gian. Cũng vì ánh sáng của đèn, của tấm gương.Đều là những
thứ mới mẻ, dễ khiến người ta ham thích và sống sung sướng
mãi rồi cũng quen đi. Bất chợt nhà thơ chẳng biết từ lúc nào đã
quên khuấy đi cái ánh sáng nhàn nhạt dịu nhẹ đến từ thiên
nhiên, đến từ vầng trăng mà mình vẫn hằng coi là tri kỷ. Vầng
trăng tượng trưng cho kỷ niệm, cho ký ức về những năm tháng
chiến đấu vất vả, cho những người bạn của tuổi thơ, cho những
người lính đã từng cùng nhau sống chết. Không biết là do cuộc
sống quá tất bật, bộn bề, hay lòng người vô tâm, bỏ quên kỷ
niệm son sắt xưa cũ mà nay thấy vầng trăng ngự trên trời, cũng
chẳng còn trân quý, chỉ là “người dưng qua đường”.Cuộc sống
càng thay đổi,kéo theo những thay đổi trong nhận thức của
người dân. Thật xót xa, buồn tủi cho vầng trăng kia, từng một
thời sát cánh, chia sẻ vui buồn từ đồng quê đến rừng già, từ ấu
thơ đến trưởng thành, ấy mà chỉ vài năm ngắn ngủi, vài ánh điện
lạ lẫm vậy mà mọi thứ đã đổi thay.

Phòng buyn đinh tối om


Vội bật tung cửa sổ
Đột ngột vầng trăng tròn
Giữa sự trớ trêu và buồn tủi như thế, bỗng một tình huống bất
ngờ xảy đến – mất điện, căn phòng tối om, khiến người lính vốn
quen với ánh điện sáng trưng sửng sốt và hoang mang. Ông
buộc phải tìm một nguồn sáng khác, cánh cửa mở ra, vầng trăng
tròn “đột ngột” chiếu thẳng vào căn phòng tăm tối, chiếu thẳng
vào tâm hồn của nhà thơ khiến ông giật mình.Bao kí ức ngày
xưa ùa về trong tâm trí tác giả. Đó là sông, là biển, là núi, là
những năm tháng nghèo đói, khó khăn nhưng cũng luôn đong
đầy yêu thương. Chính bởi lẽ ấy đã khiến cho nhà thơ trở nên
nghẹn ngào:

Ngửa mặt lên nhìn mặt


có cái gì dưng dưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng

Sử dụng điệp ngữ “ như là” và từ nghĩa gốc và chuyển “ mặt” để


thể hiện vầng trăng và nhà thơ dường như đối diện với nhau một
cách trực tiếp và thẳng thắn nhất, mặt đối mặt, bao kỷ niệm ùa
về trong tâm trí của tác giả như bão tố khiến đôi mắt “rưng
rưng” cái vầng trăng tri kỷ vẫn một lòng một dạ sắt son giữa trời
xanh, là hình ảnh cánh đồng, bờ biển thuở ấu thơ, con sông
xanh mát. Và có lẽ nhớ nhất chính là hình ảnh cánh rừng, hình
ảnh những năm tháng chiến đấu đầy gian khổ nhưng giàu những
kỷ niệm không thể nào quên. Mà chỉ duy nhất một vầng trăng tri
kỷ, vẫn bầu bạn, sẻ chia, vẫn dõi theo bước chân người lính
chiến không rời.

“Trăng cứ tròn vành vạnh


kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình”

Đối diện với trăng, nhà thơ cảm thấy xấu hổ vì lỗi lầm vô tâm,
nỡ bỏ quên những ân tình trong quá khứ, để chạy theo cuộc sống
xô bồ tấp nập, theo “ánh điện cửa gương”, tách biệt với thiên
nhiên, quên cả tri kỷ mà người đã từng “ngỡ không bao giờ
quên”. Sử dụng từ láy “ vành vạnh “ thể hiện trăng vẫn như xưa
trăng không hờn trách, không chỉ trích, trăng vẫn im lặng soi
sáng, phủ lên nhà thơ thứ ánh sáng đẹp đẽ và nhân hậu. Điều ấy
càng khiến con người ta thêm “giật mình”, thêm ngỡ ngàng,
thậm chí là bàng hoàng về bản thân, sự im lặng đôi lúc chính là
liều thuốc hữu hiệu, khiến chúng ta phải tự soi xét lại. Sự bao
dung, dịu dàng và thủy chung của vầng trăng khiến nhà thơ hiểu
ra được nhiều điều, có lẽ cái “giật mình” ấy chính là sự tỉnh
ngộ,để tìm lại bản thân, để sống tốt hơn, để nhớ lại và trân quý
những gì tốt đẹp trong quá khứ, để không sống vô tình, vô
nghĩa, vầng trăng chính là một tấm gương sáng về lòng thủy
chung của người tri kỷ, để người lính soi vào và suy ngẫm lại về
bản thân mình suốt những năm qua đã sống thực sự nhân nghĩa
hay chưa.

Bài thơ sử dụng thể thơ 5 chữ và những nghệ thuật như điệp ngữ
ẩn dụ, từ láy đã kết hợp hài hòa, tự nhiên giữa biểu cảm và tự
sự, tạo nên như một câu chuyện riêng, một lời tâm sự chân
thành, một lời tự nhắc nhở có giọng trầm tĩnh mà sâu lắng. Kết
cấu và giọng điệu làm nổi bật chủ đề và tạo sức truyền cảm cho
bài thơ. Hình ảnh thơ vừa cụ thể, vừa khái quát, mang ý nghĩa
biểu tượng sâu xa và chất chứa chiều sâu suy ngẫm, triết lí. Các
câu thơ liền mạch, không dùng dấu câu, không viết hoa đầu
dòng như diễn tả dòng tâm tư triền miên, thiết tha, sâu lắng.

Bài thơ như là một lời nhắc nhở đến muôn thế hệ. Nhắc nhở về
lối sống ân tình thủy chung, biết ơn quá khứ, những người đã hi
sinh để cho chúng ta có cuộc sống bình yên hạnh phúc như ngày
hôm nay. Bài thơ ra đời đã lâu, nhưng vẫn giữ mãi giá trị nhân
văn tốt đẹp của nó.

You might also like