You are on page 1of 1

Mọi vật đều sợ thời gian vì lớp bụi thời gian có thể phủ mờ tất cả nhưng lớp bụi

thời gian càng dày thì


càng có thể chứng minh giá trị của những thi phẩm văn học đích thực. Vượt qua quy luật của thời gian,
của cuộc sống, các tác phẩm ấy như “ dòng sông đỏ nặng phù sa” chảy qua tâm hồn ta, để lại ấn tượng
sâu đậm trong tâm khảm người đọc và rồi suốt đời không thể nào quên. Trong số đó không thể không
nhắc đến “ Ánh trăng” của Nguyễn Duy. Nhẹ nhàng như một câu chuyện kể, bài thơ cho ta 1 bài học sâu
sắc, thấm thía về ân nghĩa ở đời. Và có lẽ vì thế mà “Ánh trăng”, đặc biệt là những dòng thơ sau, cứ mãi
neo đậu trong lòng người đọc:

“ánh trăng im phăng phắc

đủ cho ta giật mình.”

Với những người thi sĩ, ánh trăng là bạn, là tri kỉ là ước mơ. Thế nhưng, Nguyễn Duy đã vô tình và tàn
nhẫn quên đi người bạn đồng hành từ thuở nhỏ của mình- ánh trăng. Vậy mà, trăng không một lời trách
cứ, giận hờn mà đầy bao dung, độ lượng. Được nhân hóa, trăng trở nên nghiêm khắc nhưng vẫn nghĩa
tình sâu nặng và luôn nhớ đến người bạn của mình.Và như 1 lời nhắc nhở, con người có thể vô tình,bỏ
quên nhưng thiên nhiên vẫn nghĩa tình, tròn đầy, bất diệt. Sự im lặng của ánh trăng đã thức tỉnh người
lính, thắp sáng lên góc tối, góc khuất của con người, khiến cho người lính phải “giật mình”. Đó là cái giật
mình của lương tâm. Khi giật mình cũng là lúc người lính ăn năn hối lỗi, là lúc người lính nhớ về quá khứ:
Khi còn nhỏ, chính vầng trăng lại là bạn,cùng chơi đùa; khi chiến tranh, vầng trăng trở thành tri kỉ. Chỉ
như thế thôi cũng phải khiến ta nhớ và biết ơn trăng cả đời. Vậy mà khi cuộc chiến kết thúc, trở về với
thành phố nhộn nhịp ánh đèn, cửa gương, người lính lại nỡ quên đi cái vầng trăng tình nghĩa. Và rồi
bỗng dưng lại nhìn thấy ánh trăng,bao kí ức ùa về khiến cho người lính phải giật mình. Đó là cái giật
mình để hoàn thiện bản thân, để hồi tưởng về quá khứ. Dẫu muộn màng, nhưng cái giật mình này vẫn
đáng quý vì nhờ đó mà người lính tìm lại được chính mình.

“Ánh trăng”,đặc biệt là những vần thơ trên, Nguyễn Duy đã đưa câu chuyện của mình với ánh trăng bình
dị, nghĩa tình đến với bao thế hệ độc giả. Câu chuyện của nhà thơ, cái giật mình cảnh tỉnh không chỉ
dành riêng cho chính bản thân ông mà còn dành cho những người đã trải qua những năm tháng dài
đằng đẵng của chiến tranh, những mất mát lớn lao nơi bom cày đạn xới. Bằng nỗi xót xa, trăn trở về
cuộc sống đổi thay, vầng trăng đã rung một hồi chuông lớn đến người đọc: Con người cần sống có trước
có sau, có tình có nghĩa để không bao giờ phải giật mình và day dứt về những năm tháng vô tình hờ
hững đã qua.

You might also like