You are on page 1of 8

Đề 1: Suy nghĩ của em về chi tiết cái bóng trong “ Chuyện người con gái Nam

Xương” của Nguyễn Dữ.

Đề 2: Một trong những yếu tố mang lại sự thành công cho “Chuyện người con
gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ là việc sáng tạo thêm những chi tiết tưởng tượng kì
ảo. Suy nghĩ của em về điều đó?

Bài làm:

Đề 1: Suy nghĩ của em về chi tiết cái bóng trong “ Chuyện người con gái Nam
Xương” của Nguyễn Dữ.

Con người chúng ta mỗi ngày mỗi ngày đều sống và trưởng thành rồi cũng phải
đi đến nơi gọi là cõi vĩnh hằng, chạm chân đến nơi gọi là chốn bồng lai nhưng văn
chương lại khác, có những tác phẩm văn học không hề phai mờ theo lớp theo lớp bụi
thời gian, để trường tồn mãi với thời gian, sống mãi trong lòng bạn đọc và “Chuyện
người con gái Nam Xương” ( Trích Truyền kỳ mạn lục ) của Nguyễn Dữ là một tác
phẩm như thế.và chi tiết “cái bóng” đã để lại bao ấn tượng với độc giả bao thế hệ.

Chuyện người con gái Nam Xương” là truyện thứ 16 trong số 20 truyện của tác
phẩm “Truyền kì mạn lục”, áng văn được người đời đánh giá là “thiên cổ kì bút”- cây
bút kì diệu truyền tới ngàn đời. Văn bản được khai thác từ cốt truyện cổ tích “Vợ
chàng Trương”, nhưng với ngòi bút tài năng và đầy sáng tạo của mình, Nguyễn Dữ đã
khắc họa nên “Chuyện người con gái Nam Xương” rất riêng, giàu giá trị và chứa đầy ý
nghĩa. “Chuyện người con gái Nam Xương” là câu chuyện đã lấy nước mắt của người
đọc bởi cốt truyện cảm động sâu sắc, hình tượng nhân vật xây dựng chân thực, khách
quan, nghệ thuật kể chuyện li kì, hấp dẫn và đặc biệt là các chi tiết giàu ý nghĩa.

Giữa một kho tàng văn học Việt Nam, có những tác phẩm ra đời rồi chìm khuất
giữa sự ồn ào , tấp nập của phiên chợ văn chương nhưng cũng có những tác phẩm vẫn
luôn trường tồn với thời gian cùng những giá trị sâu sắc và “Chuyện người con gái
Nam Xương” là một văn bản như thế. Một trong nhưng lý do khiến cho tác phẩm này
có sức sống trường tồn như thế là nhờ nghệ thuật xây dựng các chi tiết nghệ thuật đặc
sắc và đầy ý nghĩa. Trong đó, chi tiết nghệ thuật “cái bóng” đã để lại trong tôi bao ấn
tượng sâu sắc.

 “Chi tiết làm nênhạt bụi vàng của tác phẩm”( Nhà văn Nga Pauxtapxki ). Nó có
thể nhỏ bé như một hạt cát nhưng đủ để độc giả hình dung về một sa mạc mênh mông.
Chi tiết nghệ thuật có thể chỉ như một giọt nước nhưng gợi được biển cả vô cùng vô
tận. Chi tiết “chiếc bóng” trong tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của
Nguyễn Dữ là một chi tiết nghệ thuật đắt giá như thế.

Đối với chúng ta cái bóng là thứ luôn gắn liền với thân thể con người. Nó là một
thứ mà hoàn toàn không thể nào tách ra hoặc làm nó không xuất hiện. Và trong văn
bản này, hình ảnh cái bóng là một chi tiết nghệ thuật sáng tạo, độc đáo, giàu ý nghĩa,
làm cho văn bản trở nên thú vị hơn.

Chi tiết “cái bóng” là chi tiết được tác giả Nguyễn Dữ khắc họa hai lần. Ở cả hai
lần, chi tiết xuất hiện trực tiếp qua lời kể của bé Đản với Trương Sinh.  Lần đầu là khi
Trương Sinh mới trở về sau chinh chiến, nghe chàng xưng là cha, bé Đản không khỏi
ngạc nhiên: “Ô hay! Thế ra ông cũng là cha tôi ư?”. Bởi: “Trước đây, thường có một
người đàn ông, đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng
chẳng bao giờ bế Đản cả”. Lần thứ hai là khi Vũ Nương đã tự vẫn xuống dòng sông
Hoàng Giang. Một mình ngồi bên con trong đêm khuya thanh vắng, Trương Sinh vỡ
òa trong đau đớn khi nhận ra “chiếc bóng” là điều mà bé Đản nói đến bấy lâu nay khi
đứa con ngây thơ chỉ bóng chàng trên vách tường: “Cha Đản lại đến kia kìa!”. Chi tiết
“cái bóng” vừa là chi tiết tạo nên nút thắt vừa là chi tiết mở nút cho câu chuyện.

Trong lần thứ nhất, chi tiết “cái bóng” đã tạo nên thắt nút, đẩy kịch tính của câu
chuyện lên cao độ trong chuỗi sự việc của tác phẩm. Là một người vợ có chồng ra
chiến trận bão năm không chút tin tức, nàng thui thủi một mình chăm mẹ già con côi.
Cuộc sống xa chồng đã vất vả khó khăn lại thiếu thốn tình cảm chắc chắn càng mệt
mỏi, nhưng không vì thế mà nàng bận lòng, vẫn một mực chung thủy, son sắt. Hiểu
được nỗi mong nhớ cha của đứa con thơ khi sinh ra chưa một lần gặp bố, nàng đã nói
dối con mình rằng chiếc bóng trên tường kia chính là cha con đó, người vẫn luôn đồng
hành và dõi theo mẹ con ta. Đối với bé Đản, chiếc bóng ấy là hiện thân của cha mình,
là điều có thể khỏa lấp nỗi mong chờ trong em. Vì mới vừa lên ba còn thơ ngây, chưa
biết quá nhiều điều nên em tin vào lời mẹ. Trong suy nghĩ non nớt của mình, em luôn
tin mình có một người cha đêm nào cũng đến với mẹ con mình. Cậu bé ấy thật thà kể
lại cho Trương Sinh nghề về câu chuyện người đàn ông đêm đến cùng mẹ, đó là lời
nói vô tư của một đứa trẻ. Và cũng chính vì vậy, Trương Sinh nổi lòng ghen tức, đánh
đuổi Vũ Nương và đinh ninh là vợ hư. Bị dồn vão bước đường không thể chạy trốn,
nàng quyết nhảy sông tự vẫn để chứng minh sự trong sạch của mình.
Mối oan của Vũ Nương được buộc bởi chính hành động của nàng mỗi ngày, bởi
lời của đứa con đứt ruột đẻ ra và bởi sự tàn nhẫn của người chồn gvũ phu, độc đoán.
Nàng rơi vào bi kịch bởi chính cái bóng của mình, hạnh phúc bao lâu nay luôn cố gắng
vun đắp, “giữ gìn khuôn phép” đã tan vỡ không thể cứu vãn.

Còn ở lần thứ hai, chi tiết “cái bóng” lại là chi tiết mở nút, chứng minh sự oan
khiên của nàng Vũ Nương. Trong đêm, khi ngồi cùng bé Đản, cái bóng xuất hiện, bé
Đản gọi tiếng “cha” như những lần ngồi cùng mẹ, bây giờ hắn mới hiểu được lỗi lầm
của mình và nhận ra sự đau đớn của vợ. Chính chiếc bóng đã hoá giải báo nỗi nghi
ngờ trong Trương Sinh để chàng nhận ra lỗi lầm của mình, mặc dù đó là lời hối hận
muộn màng.

Đây là xứng đáng là mộtchi tiết nghệ thuật, mang lại nhiều ý nghĩa cho tác
phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương”. Đây là chi tiết đã tạo nên những giá trị về
nghệ thuật một cách đầy sáng tạo.

Xuất hiện ở lần thứ nhất, chi tiết mang ý nghĩa “đánh lừa” độc giả. “Rằng một
Vũ Nương hằng ngày nuôi dạy con thơ, chăm sóc mẹ chống chu đáo như thế hao sra
cũng chỉ là vẻ bề ngòai” Chi tiết đã chuyển ý nghĩ của người đọc sang một hướng khác
“ Hóa ra Vũ Nương cũng chỉ là một người sống ẩn mình trong cái lớp bỏ minh bạch,
trong sáng”! Chi tiết đã góp phần tạo sự bất ngờ, làm tằng thêm sưc hấp dẫn cho câu
chuyện.Vfa đồng thời thể hiện được ngòi bút kể chuyện tài tình của nhà văn Nguyễn
Dữ.

Còn trong lần xuất hiện thứ hai, chí tiết ấy có ý nghĩa “minh oan” cho Vũ
Nương. Đọc xong chi tiết này, người đọc mới vớ lẽ ra “ Ồ hóa ra nàng vẫn là một
người có thất tiết và luôn thủy chung với chồng! ” Và có lẽ cả Trương Sinh lẫn độc giả
đều vỡ oàn tong cảm xúc. Vừa xót xa, đau đớn vì cái chết oan khuất và bi thảm của Vũ
Nương, lại vừa thở phào nhẹ nhõm vĩ phẩm chất của nàng vẫn rất cao đẹp, ngời sáng.

Lê-ô-nốp -Lê-ô-nit từng quan niệm: “Nếu tình huống truyện tạo ra bước ngoặt
của tác phẩm thì chi tiết nghệ thuật lại là cái bánh lái bẻ nên đường cua tuyệt diệu ấy.”
Quả thật, chi tiết “cái bóng” đã tạo sự bất ngờ, tính hấp dẫn của tình huống, sự chặt
chẽ cho cốt truyện, tạo sự thắt nút, mở nút rất hợp lí.

Không chỉ vây, chi tiết nghệ thuật “cái bóng còn để lại bao giá trị nội dung sâu
sắc và in sâu mãi trong lòng người đọc. Trước hết, chi tiết đã góp phần phản ánh được
số phận khổ cực của Vũ Nương. Để giữu trọn nhân phẩm và danh dự của bản thân,
nàng không còn con đường naò khác mà phải chấp nhận lấy cái chết để tự chứng minh
sự trong sạch của mình. Cuộc sống khốn cùng của Vũ Nương cũng chính là số phận
của những người phụ nữ Việt Nam thời chiến tranh loạn lạc.

“ Đau đớn thay phận đàn bà


Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”

( Nguyễn Du )

Chi tiết còn góp phần hoàn thiện và khẳng định phẩm chất ngời sáng của nhân
vật Vũ Nương. Chi tiết nhằm tô điểm cho tình yêu thương của nàng dành cho chồng
con và lòng tự trọng của nàng.

Ngoài ra, chi tiết nghệ thuật “cái bóng” còn góp phần thể hiện rõ tình cảm, thái
độ của nhà văn Nguyễn Dữ đối với Vũ Nương nói riêng và người phụ nữ thời xưa nói
chung. Đó là sự thương xót, thấu hiểu, cảm thông với những người phụ nữ bất hạnh,
bênh vực người phụ nữ; ngợi ca, trân trọng, tin tưởng vào những phẩm chất cao đẹp
của nhân vật; lên án, phê phán, tố cáo tư tưởng trọng nam khinh nữ, thói gia trưởng,
ích kỉ của những người đàn ông trong xã hội phong kiến đã đẩy nhưng người phụ nữ
vào bước đường cùng, vào ngõ cụt không thể chạy thoát.

Cũng như chi tiết chiếc lá trong truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng” (O-Hen -ry).
Chiếc bóng trên tường là người giả, chiếc lá trên tường là lá giả. Nhưng hai chi tiếtấy
hoàn toàn trái ngược nhau đã đưa đến hai sự đối nghịch: “sự sống” và “cái chết”. Một
người vững lòng tin, chờ chồng nuôi con như Vũ Nương vì “cái bóng” mà phải tìm
đến cái chết, còn con người đang tuyệt vọng trong cuộc chiến với bệnh tật, đang đi dần
vào cõi chết như Giôn-xi lại tìm thấy sự sống qua “chiếc lá”. Hai chi tiết nghệ thuật
với những quan niệm nhân sinh sâu sắc mà mỗi tác giả muốn gửi gắm, chứa đựng cảm
xúc và tư tưởng thật đáng quý trọng.

Macxim Gorki đã từng khẳng định: “Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn”. Đúng
vậy, một tác phẩm văn học có giá trị khi nhà văn sáng tạo ra được những chi tiết hay.
Một chi tiết tưởng chừng như đơn giản nhưng lại góp phần tạo nên sức hấp dẫn cho
câu chuyện, hình thành nên tư tưởng cho tác phẩm, một tư tưởng chứa đựng những giá
trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc.
Đề 2: Một trong những yếu tố mang lại sự thành công cho “Chuyện người con gái
Nam Xương” của Nguyễn Dữ là việc sáng tạo thêm những chi tiết tưởng tượng kì ảo.
Suy nghĩ của em về điều đó?

“ Mọi vật có thể tan đi không giấu vết

Chỉ có thiên tài sống mãi với tháng năm”

Lớp bụi thời gian có thể xóa nhòa đi tất cả nhưng những tên tuổi, những tài năng
sáng chói vẫn luôn để lại dấu ấn trong lòng người đọc bao thế hệ và Nguyễn Dữ chính
là một nhà văn như thế. Tài năng của ông đã được khẳng định rõ qua văn bản “Chuyện
người con gái Nam Xương” ( Trích Truyền kỳ mạn lục ). Bằng tài năng và sự sáng tạo
của mình, Nguyễn Dữ đã khắc họa thêm những yếu tố hoang đường kì ảo, giúp tạo nên
sự thành công của tác phẩm này.

Chuyện người con gái Nam Xương” là truyện thứ 16 trong số 20 truyện của tác
phẩm “Truyền kì mạn lục”, áng văn được người đời đánh giá là “thiên cổ kì bút”- cây
bút kì diệu truyền tới ngàn đời. Văn bản được khai thác từ cốt truyện cổ tích “Vợ
chàng Trương”, nhưng với ngòi bút tài năng và đầy sáng tạo của mình, Nguyễn Dữ đã
khắc họa nên “Chuyện người con gái Nam Xương” rất riêng, giàu giá trị và chứa đầy ý
nghĩa. Và những chi tiết tưởng tượng kì ảo đã phần nào tạo nên những gái trị đó.

Có những tác phẩm theo lớp bụi thời gian thì nó hoàn toàn bị quên lãng nhưng
cũng có những tác phẩm mặc dầu đã gấp trang sách lại những vẫn sống mãi trong lòng
đọc giả và “ Chuyện người con gái Nam Xương” (Trích Truyền kỳ mạn lục) là một tác
phẩm như thế. Một trong nhưng lý do khiến cho tác phẩm này có sức sống trường tồn
như thế là nhờ những chi tiết mang đạm chất hoang đường, kì ảo đến lạ những lại đầy
những ý nghĩa sâu sắc.

“Chuyện người con gái Nam Xương” phỏng theo cổ tích “Vợ chồng Trương”,
song lại vượt xa và có sức hấp dẫn và lôi cuốn hơn nhiều. Bởi dưới ngòi bút sáng tạo
nghệ thuật của Nguyễn Dữ, nhân vật hiện lên có đời sống, có tính cách rõ rệt. Và hơn
thế nữa, những chi tiết kì ảo được xây dựng ở phần hai của truyện còn tạo nên sức hấp
dẫn và những giá trị mới cho áng văn “thiên cổ kì bút” này.
Ở trong tác phẩm , tác giả đã xây dựng ba chi tiết mang yếu tố hoang đường,
tưởng tượng. Ở chi tiết thứ nhất đó là Phan Lang nằm mộng thấy người con gái áo
xanh xin tha mạng, rồi thả Rùa mai xanh. Rồi Phan Lang được Linh Phi báo ơn cứu
giúp, được đãi tiệc và gặp Vũ Nương. Chi tiết thứ hai là chi tiết Vũ Nương được Linh
Phi cứu mạng đưa về thủy cung. Cuối cùng là chi tiết Vũ Nương trở về dương thế,
hình ảnh nàng hiện ra sau khi Trương Sinh lập đàn giải oan.

Dù đó chỉ là những yếu tố hoang đường nhưng người đọc vẫn cảm thấy gần gũi
và chân thực bởi tác giả đã khéo léo kết hợp với những yếu tố thực về địa danh, về
thời điểm lịch sử, sự kiện và nhân vật lịch sử, những chi tiết về trang phục của các mĩ
nhân và Vũ Nương với câu chuyện của Phan Lang về tình cảnh nhà Vũ Nương sau khi
nàng mất làm cho thế giới kì ảo lung linh, mơ hồ trở nên gần với cuộc đời thực, khiến
người đọc cảm thấy không quá ngỡ ngàng.

Ở chi tiết thứ nhất “ Phan Lang nằm mộng và cứu lấy con rùa mai xanh vừa hay
đó chính là Linh Phi ”. Điều kì ảo ở đây là có một thế giới dưới thủy cung và Linh phi
hóa thân thành chú rùa đi ngao du và sa vào lưới.Việc Phan Lang cứu một con rùa là
điều hết sức bình thường nhưng chú rùa đó hóa ra lại là Linh phi đã báo mộng và
mong chàng thả ra.
Còn ở chi tiết thứ hai “ Vũ Nương được Linh Phi cứu mạng đưa về thủy cung
”.Vì phải chịu cảnh bị nghi ngờ là thất tiết, Vũ Nương gieo mình xuống dòng sông
Hoàng Giang để chứng minh sự trọng sạch của bản thân. Biết Vũ Nương bị oan nên
Linh Phi đã cứu nàng và đưa nàng về thủy cung của mình. Đây là một chi tiết hoàn
toàn hoang đường và phi lý khi Vũ Nương đã từ trần nhưng lại được cứu sống và đưa
về thủy cung lung linh, huyền ảo.
Và ở chi tiết cuối cùng “ Vũ Nương được giải oan, trở về dương thế, hình ảnh
nàng hiện liên rồi lại biến mất ”. Ở chi tiết này, nhờ Phan Lang cầm theo tín vật của
nàng trở về nhân gian cho Trương Sinh mà nàng được giải oan. Linh hồn Vũ Nương
trở về trên bến sông khi Trương Sinh lập đàn giải oan, nàng nói vài lời tỏ minh rồi từ
từ biến mất trong sương khói mịt mờ. Đây cũng là một chi tiết vô lý và rất hoang
đường.
Sự đan xen giữa yếu tố thực và những chi tiết tưởng tượng kì ảo khiến câu
chuyện có một sức hấp dẫn và làm thỏa mãn người đọc. Những chi tiết ấy đã góp phần
tạo phần kịch tính, tăng thêm sức hấp dẫn cho câu chuyện và đồng thời thể hiện được
ngòi bút kể chuyện tài tình cuuar nhà văn Nguyễn Dữ. Nó còn tạo nên sự thành công
cho tác phẩm và thể hiện một giá trị tư tưởng sâu sắc của tác giả.
Trước hết, những chi tiết hoang đường ấy có ý nghĩa hoàn chỉnh thêm nét đẹp của
nhân vật Vũ Nương. Dù ở thế giới khác, nàng vẫn nặng tình với cuộc đời, vẫn quan
tâm đến chồng con, vẫn thương nhớ quê nhà. Khi nghe Phan Lang nói về tình cảnh
quê nhà, nàng ứa nước mắt khóc, có ngày ắt sẽ tìm về. Và dẫu không còn là con người
của trần gian, nàng vẫn còn đó nỗi đau oan khuất, vẫn khát khao được phục hồi danh
dự: “Nhờ nói hộ với chàng Trương, nếu còn nhớ chút tình xưa nghĩa cũ, xin lập đàn
giải oan ở bến sông, đốt cây đèn thần chiếu xuống nước, tôi sẽ trở về.” Nàng trở về
trực tiếp nói lời từ biệt cuối cùng. Nàng hãy còn lưu luyến trần gian nhưng nàng không
trở về được nữa vì lòng tự trọng, nàng quyết sống chết không bỏ ân nhân cứu mạng
mình là Linh Phi.
Chi tiết còn tạo nên một kết cục có hậu, mang theo ước nguyện của nhân dân “ ở
hiền gặp lành ”, “ bị oan sẽ được giải oan ”.  Đó là tiếng nói bênh vực con người, là
minh chứng cho đạo lý ở hiền gặp lành của nhân gian . Nó thể hiện ước mơ ngàn đời
của nhân dân ta về lẽ công bằng “ Người tốt dù có trải qua bao oan khuất, cuối cùng
cũng được đền trả xứng đáng và cái thiện bao giờ cũng sẽ chiến thắng”.
Trong các câu chuyện cổ tích, người đọc thường gặp những kết thúc có hậu. Đó
là cô Tấm trở về ngôi hoàng hậu, sống một cuộc sống hạnh phúc; Thạch Sanh trở
thành hoàng tử; Sọ Dừa trở thành trạng Nguyên,… Kết thúc trong “Chuyện người con
gái Nam Xương” cũng kết thúc có hậu nhưng lại mang một lớp vỏ đầy bi kịch.
Các chi tiết kì ảo đó còn thể hiện rõ tình cảm, thái độ của nhà văn Nguyễn Dữ
đối với Vũ Nương nói riêng và người phụ nữ thời xưa nói chung. Đó là sự thương xót,
thấu hiểu, cảm thông với những người phụ nữ bất hạnh, bênh vực người phụ nữ; ngợi
ca, trân trọng, tin tưởng vào những phẩm chất cao đẹp của nhân vật; lên án, phê phán,
tố cáo tư tưởng trọng nam khinh nữ, thói gia trưởng, ích kỉ của những người đàn ông
trong xã hội phong kiến đã đẩy nhưng người phụ nữ vào bước đường cùng, vào ngõ
cụt không thể chạy thoát.

Ngoài ra, nó còn góp phần thể hiện về tư tưởng nhân đạo của tác giả “ Hạnh
phúc không có trong những thứ hoang đường hay thế giới bên kia mà chỉ có ở trần
gian và con người phải biết trân trọng, nâng niu, gìn giữ nó”

Tất cả những yếu tố mang tính hoang đường kì ảo đã phần nào đem lại giá trị
hiện thực và giá trị nhân đạo cho tác phẩm.

Các chi tiết kì ảo không những đã phủ một lớp mờ lên câu chuyện, giúp cho nhà
văn dễ dàng thể hiện nội dung mà còn thể hiện sâu sắc tấm lòng yêu thương con
người, bệnh vực thân phận người phụ nữ và mong muốn họ có được một cuộc sống tốt
đẹp của nhà văn.Như vậy, những chi tiết tưởng tượng kì ảo không chỉ làm tăng tính
kịch tính, sức hấp dẫn, giúp hoàn chỉnh thêm nghệ thuật xây dựng cốt truyện của nhà
văn mà còn mang đến cho người đọc những giá trị nhân văn sâu sắc

You might also like