You are on page 1of 1

Bằng giọng văn giàu cảm xúc, chi tiết truyện độc đáo cùng sự sáng tạo của

mình,
Nguyễn Dữ đã thành công khắc họa hình ảnh cái bóng một cách ấn tượng, sâu sắc
trong tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương”. Chi tiết cái bóng xuất hiện
hai lần trong câu chuyện: lần thứ nhất là khi bé Đản kể lại với cha, và lần thứ hai là
khi bé Đản chỉ cho cha thấy. Chi tiết là mắt xích quan trọng vừa thắt nút, vừa mở
nút cho tác phẩm; vừa làm tình tiết diễn ra hợp lý, vừa khiến cho câu chuyện có
được tính kịch tính, hấp dẫn, tự nhiên. Cái bóng ở chi tiết thứ nhất là cái bóng của
Vũ Nương, nàng nói với con mình đó chính là cha Đản: “Ở một mình, nàng hay
đùa con, trỏ bóng mình bảo là cha Đản.” Đối với Vũ Nương, cái bóng là cảnh ngộ
cô đơn của người vợ trẻ khi xa chồng, khái quát vẻ đẹp tâm hồn và tình người Vũ
Nương, là khát khao đoàn tụ gia đình, là tấm lòng yêu thương con vô bờ bến, muốn
bù đắp sự thiếu vắng tình cha cho con của nàng. Đối với bé Đản, chiếc bóng lại là
người đàn ông bí ẩn được mẹ dạy là cha mình, tuy nhiên lại chẳng nói chuyện bao
giờ, hành động cũng vô cùng kì lạ: “Cha tôi trước kia chỉ nín thin thít”; “Đêm nào
cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng/ ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế
Đản cả”. Đối với Trương Sinh, hình ảnh chiếc bóng là bằng chứng chắc nịch về
người vợ hư. Chính vì chàng nghe con nói như vậy nên chàng đã một mực mắng
nhiếc, đánh đuổi vợ khiến Vũ Nương phải tìm chết để chứng minh trong sạch. Ôi,
chàng trai kia thật đáng trách, còn người con gái ấy thật đáng thương làm sao! Cái
bóng ở chi tiết thứ hai là cái bóng của chàng Trương Sinh. Trong đêm khuya vắng
vẻ, ngồi buồn dưới ngọn đèn khuya, bé Đản trỏ bóng chàng mà nhận là cha. Chính
cái bóng ấy đã khiến Trương Sinh tỉnh ngộ và nhận ra vợ mình bị oan, nhưng hối
hận cũng đã muộn màng: “Bây giờ chàng mới tỉnh ngộ, thấu nỗi oan của vợ, nhưng
việc trót đã qua rồi!”

You might also like