You are on page 1of 1

Chi tiết cái bóng-sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Dữ

*Đây là một chi tiết nghệ thuật quan trọng. Có vai trò thắt nút(mâu thuẫn, xung đột, là đỉnh điểm của câu chuyện) và
mở nút trong câu chuyện (thắt nút, mở nút là 2 chi tiết quan trọng phải được xây dựng)
-Chi tiết cái bóng thắt nút câu chuyện: Khi xa chồng, hằng đêm Vũ Nương chỉ bóng mình trên tường, nói với con đó là
cha nó-đây thực chất là một lời nói dối
->là một đứa trẻ nhỏ, với suy nghĩ ngây thơ của mình, bé Đản tin điều đó là thật (Đây chính là lần thứ nhất xuất hiện
của cái bóng- đúng hơn hết, nó chính là cái bóng của Vũ Nương)
->Khi bé Đản tin vào lời nói dối đó của mẹ mình, Đản đã nói lời ngây thơ với Trương Sinh khi anh trở về, rằng Tsinh
không phải cha của nó. Cha nó chỉ đêm mới đến, không nói lời nào, luôn đi theo Vũ Nương. Vũ Nương chỉ làm vậy do
sự khao khát, mong chờ một cuộc sống ấm no, đủ đầy thành viên gia đình, hạnh phúc nhưng không ngờ đến việc này
sẽ chính là thứ kết thúc đời cô. Tsinh nghe lời con thì ngay lập tức nghi vợ thất tiết liền đánh đuổi nàng
->V Nương không cách gì minh oan cho chính bản thân mình cả, phải gieo mình xuống dòng Hoàng Giang tự vẫn (chi
tiết thắt nút câu chuyện-đỉnh điểm của câu chuyện)
-Chi tiết cái bóng mở nút cho câu chuyện (lần thứ hai cái bóng xuất hiện) Hằng đêm Tsinh ngồi trước đèn dầu, thấy
bóng TSInh trên tường, bé Đản liền gọi cha
->Tsinh đã hiểu nỗi oan của vợ
->Chính cách thắt nút, mở nút bằng chi tiết “Cái bóng” đã làm tăng giá trị cho câu chuyện: gtri nhân đạo và tố cáo
*Giá trị nhân đạo (Dù đây là một chi tiết có vẻ mờ nhạt vào thoạt đầu, xuất hiện vỏn vẻn hai lần
->thực chất có gtri rất lớn)
+tô đậm vẻ đẹp của Vũ Nương (thể hiện mối quan hệ gđinh)
+Với chồng: vợ với chồng như hình với bóng, khi bóng hình xa nhau thì đều cô đơn buồn tủi, tưởng tượng bóng mình
là Tsinh, là hành động để nàng Vũ Nương khỏa lấp nỗi nhớ chồng da diết.
+Với con: Nói vơi con rằng chiếc bống trên tường là cha nó. Đây là hành động xuất phát từ tình yêu thương con vô
bờ, bản thân mình hiểu con lớn lên trong hoàn cảnh thiếu bóng dáng của người cha-> mong bù đắp phần nào tình
cảm thiếu hụt cho con, để đứa trẻ được lớn lên trong trọn vẹn tình yêu thương của cả cha lẫn mẹ
->Như vậy, với chi tiết ‘cái bóng’, vẻ đẹp của một người vợ yêu chồng, thủy chung gắn bó, một người mẹ thương con
được tô đậm
*Giá trị tố cáo-hiện thực
-Khắc sâu bi kịch Vũ Nương: tự vẫn để chứng minh sự trong sạch của mình
+Một cái bóng mờ ảo/hư vô, một lời nói ngây thơ của trẻ con cũng có thể đẩy Vũ Nương vào bi kịch không lối thoát
để nàng phải chịu sự oan khuất
->Đây là chi tiết giàu ý nghĩa: người phụ nữ trong xã hội phong kiến chỉ như chiếc bóng mờ ảo, mong manh không có
quyền sống và bảo vệ chính mình. Cái bóng khiến cái chết của Vũ Nương càng thêm oan khuất (chỉ 1 cái bóng có thể
giết chết một mạng người), giá trị tố cáo của tác phầm càng thêm mạnh mẽ, một xã hội phong kiến nam quyền bất
công chà đạp lên số phận người phụ nữ, chính thân phận người phụ nữ rẻ rúng
-> cái bóng cũng phản ánh số phận của họ/sự mong manh thân phận cuộc đời/hạnh phúc (từ đầu vốn đã mong
manh bởi Vũ nương phải là người gồng mình lên để níu kéo, giữ gìn sự hạnh phúc gia đình ấy; và càng mong manh
hơn khi không có quyền quyết định cuộc sống của mình)
->Ẩn dụ bóng đen chế độ nam quyền/ số phận bất hạnh của người phụ nữ
->Cảm thông, xót xa

You might also like