You are on page 1of 4

ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ



TIỂU LUẬN: KIỂM TRA GIỮA KỲ

Giảng viên: Ths. Nguyễn Thị Thảo Nguyên


Tên học phần : Tư tưởng Hồ Chí Minh
Mã lớp học phần: .
Sinh viên: .
Khóa – Lớp: .
MSSV: .

TP Hồ Chí Minh, ngày 19 tháng 02 năm 2023


Đề bài: Hãy nêu và phân tích một vật dụng hoặc một sự kiện lịch sử liên quan
đến cuộc đời hoạt động cách mạng của Hồ Chủ Tịch mà bạn cảm thấy tâm đắc
và rút bài học cho bản thân.
Bài làm:
Bác Hồ - vị lãnh tụ kính yêu của cả dân tộc. Cả đời Bác đã tận tâm phụng sự
đất nước, phục vụ nhân dân, lo một nỗi lo nặng nề và lớn lao – nỗi lo dân tộc.
Ở Bác, chúng ta thấy một sự vĩ đại. Sự vĩ đại của Bác đến từ những điều rất
đơn giản và bình dị. Ngày nay chúng em chỉ có thể biết đến Bác qua những
bức tranh cũ, những câu thơ bài văn miêu tả về Bác. Qua những câu văn ấy,
Bác xuất hiện với một dáng hình gầy gò luôn khoác trên mình chiếc áo kaki
bốn túi và trên chân là đôi dép cao su quen thuộc, đôi tay luôn vẫy gọi đồng
bào mình. Những vật dụng mà Bác sử dụng dù không quá xa hoa hay hiện đại
gì nhưng chúng đều có câu chuyện của riêng mình, nếu những vật dụng ấy có
tri giác, có tiếng nói thì chúng ta có thể sẽ nghe được rất nhiều những kỉ niệm
mà chúng đi cùng Bác và trải qua biết bao năm tháng. Ngày nay, thứ xuất hiện
trên đôi chân chúng ta thường là những đôi giày thể thao, những đôi dép với đủ
loại mẫu mã và màu sắc khác nhau. Ngay cả bản thân em cũng đã rất bất ngờ
khi lần đầu tiên nghe đến đôi dép cao su từ ngày bé. Em đã rất khó khăn để có
thể tưởng tượng rằng nó có hình dáng như thế nào, nhưng nó lại là một vật
dụng quen thuộc và đi cùng Bác suốt cả một đời làm Cách mạng.
Vào thời kì kháng chiến chống Pháp bùng nổ năm 1947, Cách mạng nước ta
gặp phải rất nhiều chông gai, phần vì hoàn cảnh dân tộc ta lúc bấy giờ vô cùng
khó khăn và thiếu thốn nên việc biết tận dụng và tái chế, sáng tạo thêm từ
những gì vốn có hoặc đồ bỏ đi để có thể tiết kiệm phần nào là một điều cơ bản
mà mọi người phải chú ý. Gọi đôi dép của Bác là “đôi dép cao su” không phải
vì nó được làm từ cao su thành hình đôi dép mà thực ra đó đơn giản là sự tái
chế lại từ một cái lốp xe cũ không còn được sử dụng đến từ một chiếc ô tô
quân sự của lính Pháp sau trận phục kích tại Việt Bắc. Được coi như là một
chiến lợi phẩm của sự chiến thắng, các chiến sĩ đã thay da đổi thịt và chế tạo
nên đôi dép ấy để làm một món quà và dâng lên cho vị lãnh tụ đáng kính – Chủ
tịch Hồ chí Minh. Vì là đôi dép tái chế nên thoạt nhìn trông nó có vẻ đơn giản
và mộc mạc, những chi tiết trên đôi dép là 2 dây đan chéo nhau để giữ cho mũi
chân trông bị tuột và phần gót chân cũng có một dây quai hậu đỡ lấy, phần đế
của đôi dép cũng được các chiến sĩ cắt tỉa cẩn thận để nó có thể vừa vặn với
đôi chân Bác, trông nó khá giống với những đôi sandal hiện nay mà chúng ta
vẫn còn sử dụng vì sự tiện lợi mà nó mang lại. Nó có thể biến thành một đôi
dép thường nếu Bác đưa dây quai hậu lên phía trước. Vì tính chất di chuyển
nên vật dụng làm lopps xe phải thỏa mãn những yêu cầu như có độ ma sát cao,
bám tốt và không trơn trượt và di chuyển đễ dàng trong nhiều địa hình và điều
kiện thời tiết vì vậy nên khi được làm thành đôi dép thì Bác có thể sử dụng
chúng một cách thoải mái và tiện dụng. Chính nhờ những công dụng ấy mà đôi
dép đã đồng hành cùng Bác trong suốt 20 năm ròng. Có đôi dép ấy, Bác có thể
đi bất cứ nơi đâu mà Bác muốn. Gặp suối hoặc trời mưa

1
trơn, bùn nước vào dép khó đi, Bác cởi đôi dép ra và xách trên tay. Khi Bác đến
thăm bà con nông dân và sải chân trên các cánh đồng đang cấy, đang vụ gặt, Bác
lại xắn quần cao lội ruộng, tay xách hoặc nách kẹp lấy đôi dép...Hình ảnh Bác
cùng đôi dép trên tay hay kẹp nách hiện lên đầy giản dị và thân thương như
chính con người và nhân cách Bác.

Đôi dép cao su của Bác Hồ là một vật dụng mang nhiều kỉ niệm và ý nghĩa bởi
vì thông qua những câu chuyện mà chúng ta được nghe kể sẽ giúp ta như hiểu
hơn về con người Bác ở khía cạnh thường nhật, thật gần gũi và sinh động. Sau
nhiều năm đi theo bác rong ruổi trên đường, phần gót đã bị mòn vẹt đi rất nhiều,
phần thân dép đã in hằn nên dấu chân Bác, phần quai dép cũng đã bị tuột ra luôn
và phải đóng đinh để gǎm lại quai nhiều lần nhưng mà vẫn bị tuột, có người kiên
trì và khéo tay mới sửa lại được, khi đã sửa xong và thấy vẫn dùng được nên
Bác mừng lắm và vẫn tiếp tục sửa dụng, mặc cho các chiến sĩ cảnh vệ bên cạnh
Bác đã xin Bác đổi dép hai ba lần nhưng lần nào Bác cũng xua tay và bảo “vẫn
còn dùng được tốt”. Bác có một thói quen là khi đã đi dép thì sẽ cúi xuống kéo
quai hậu cẩn thận, vừa dễ đi lại còn chắc chắn, dép cũng không kêu lẹt bẹt, làm
mất tác phong của người đứng đắn, và đôi dép mòn cũng là bị mòn đều, không
mòn vẹt một bên, hai quai trước cũng đỡ hỏng. Có lần, dép Bác hư và nhờ các
chiến sĩ mang đi tiệm sửa, các anh bộ đội bàn nhau nhân cơ hội này mà đổi dép
mới cho Bác nhưng Người lại từ chối vì lí do “Nước ta còn nghèo, dân ta chưa
được sung sướng, đồng bào miền Nam còn đau khổ. Các chú phải cần kiệm xây
dựng nước nhà. Đôi dép của Bác sửa lại còn đi được lâu.” Cho đến một chuyến
đi thăm Ấn Độ, các chiến sĩ đã thông đồng cùng nhau giấu dép Bác đi để Bác
thay dép mới nhưng đã bị phát hiện nhưng Bác không hề trách mắng mà ôn tồn
nói: “Bác biết các chú cất dép của Bác đi chứ gì. Nước ta còn chưa được độc lập
hoàn toàn, nhân dân ta còn khó khăn, Bác đi dép cao su nhưng bên trong lại có
đôi tất mới thế là đủ lắm mà vẫn lịch sự”. Trong thâm tâm Bác, nhân dân là điều
quan trọng hàng đầu, dân ta còn nghèo còn khó thì Bác cũng chẳng cần thiết
phải kiểu cách cầu kì. Nhưng bất ngờ thay khi đôi dép đã cũ, trông rất đơn sơ và
mộc mạc ấy lại gây nên ấn tượng rất lớn với mọi người cũng bởi không ai ngờ
rằng một vị Chủ tịch lại có thể đơn giản và bình dị đến thế. Bác không mặc áo
vest cầu kì, không mang những đôi giày da tây bóng loáng hay đeo những chiếc
cà vạt sang trọng. Đối với Bác thì đi dép cũng là một nét vǎn hoá dẹp đẽ. Trong
suốt khoảng thời gian Bác ở Ấn Độ, rất đông những cánh nhà báo, nhà quay
phim... đã chú ý và dành sự quan tâm đến đôi dép cao su của Bác. Họ cúi xuống
sờ nắn quai dép, thi nhau bấm máy từ nhiều góc độ ghi ghi chép chép như thể
rằng đó là một vật thể lạ hay đơn giản vì họ nghĩ rằng đôi dép ấy có điều gì đó
rất thần kỳ. Không ai rõ họ có sự ấn tượng về đôi dép Bác đi hay như chính là ấn
tượng về một vị lãnh đạo cùng với đức tính cao đẹp đó. Bởi đôi dép dép đã gắn
liền với cả một đời hoạt động Cách mạng vì dân, vì nước, đó cũng chính là sự
hiện thân cho sự giản dị và đức tính tiết kiệm của một vị lãnh tụ vĩ đại của dân
tộc Việt Nam. Đôi dép cao su của Bác đã xuất hiện trong rất nhiều những tác
2
phẩm thơ ca nhạc hoạ, hiện thân trong đời sống nhân dân như một huyền thoại
đi liền với cuộc đời vĩ đại, đức tính giản dị, ý chí kiên cường, bền bỉ cùng với
dân tộc trên quãng trường chinh vạn dặm vì độc lập tự do của Tổ quốc.
Ngày nay, khi mà Bác đã rời xa chúng ta, bên linh cữu Người có một hộp kính
nhỏ, bên trong để một đôi dép cao su đen, nổi bật trên nền nhung đỏ. Khi Bác
còn sống đôi dép ấy đã luôn đồng hành cũng Người và đến khi Người ra đi, đôi
dép cũ mòn vẹt, phẳng lì ấy như là thứ hành trang giản dị mà Người mang theo.
Đôi dép ấy có thể được xem là một chiếc cầu nối giữa các thế hệ sau này với
Bác. Bác Hồ chính là một tấm gương sáng về tính cách giản dị và tiết kiệm.
Những kỉ vật về Bác nói chung và đôi dép cao su nói riêng là những kỉ niệm
đong đầy giữa Bác và những người con, người chiến sĩ đã từng sống, làm việc
và chiến đấu cùng với Bác, là những câu chuyện đầy cảm xúc về cuộc đời bình
dị của Bác được người đời truyền miệng kể lại. Nhìn những kỉ vật ấy như
mường tượng ra được bóng hình của Bác. Những kỉ vật ấy xứng đáng được bảo
tồn thật tốt như một cách để lưu giữ lại cuộc đời Cách mạng đầy vẻ vang và cao
cả của một người cả đời vì sự nghiệp độc lập tự do hạnh phúc của dân tộc.
Mỗi câu chuyện, một câu thơ hay một bài hát về Bác đều là một bài học về
phẩm chất đạo đức cao đẹp. Từ những hình ảnh, câu chuyện về đôi dép cao su
đã đi cùng Bác, em đã nhận ra rằng: sống giản dị và biết tiết kiệm không phải là
vì keo kiệt mà chỉ nên cảm thấy đủ dùng và dùng những thứ thật cần thiết. Khi
không cần thiết thì không nên tiêu xài quá độ dẫn đến sự hoang phí không đáng
có. Đừng vì cái tôi của bản thân mà thể hiện một cách quá mức, quá cầu kì và
kiểu cách. Đơn giản là bởi vì giá trị của một con người không đượt thể hiện ở
những bộ trang phục xa hoa, lộng lẫy hay những món trang sức và phụ kiện mắc
tiền mà nó nằm ở chính phong cách sống, cái tâm và ở nhân cách mỗi con
người. Vị lãnh tụ của chúng ta tuy rất giản dị và mộc mạc nhưng vẫn không hề
đánh mất đi giá trị của bản thân và phong thái cần có của một người lãnh đạo,
Bác đã để lại những ấn tượng tốt đẹp và khiến người khác phải trầm trồ.

You might also like