You are on page 1of 2

Bác Hồ - vị cha già kính yêu của dân tộc.

Cả một đời Người vì nước vì dân, lo mộtnỗi


lo dân tộc. Ở Người, ta nhìn thấy một sự vĩ đại mà sự vĩ đại ấy, giống nhưPuskin quan
niệm “cái vĩ đại nằm trong giản dị”. Sự vĩ đại của Người toát lên từchính những điều
bình dị. Nhớ đến Người, ta nhớ đến hình ảnh gầy gò trong chiếcáo kaki bốn túi, chân
đi đôi dép cao su đã mòn, tay vẫy chào đồng bào. Mỗi vậtdụng Bác dùng đi kèm với
những câu chuyện về Bác. Và hôm nay, em xin phépđược nói về đôi dép của Bác –
một vật dụng gắn liền với Bác, đi cùng Bác suốt cảcuộc đời cách mạng.Trong những
ngày tháng cách mạng năm 1947; khi mà kháng chiến chống Phápbùng nổ, Cách
mạng nước ta gặp muôn vàn khó khăn, hoàn cảnh dân tộc nghèokhó; chính trong hoàn
cảnh đó, sự tiếm kiệm, biết tận dụng sáng tạo những gì vốncó là điều rất cần thiết. Sự
ra đời của đôi dép lốp cao su là kết quả của sự tận dụngđó. Từ một chiếc lốp ô tô quân
sự của quân đội Pháp do thu được sau trận phụckích tại Việt Bắc, các chiến sĩ đã chế
tạo nên đôi dép và gửi tặng Chủ tịch Hồ ChíMinh như một vật lưu niệm về chiến
thắng. Thoạt nhìn đôi dép thật đơn sơ, mộcmạc. Đế dép được cắt bo khuôn vừa vặn
với đôi chân, bên trên mũi dép có hai dâyđan chéo để giữ mũi chân, gót chân có một
dây quai để giữ phía sau giống nhưkiểu của đôi sandal hiện tại, nếu không muốn đeo
quai hậu chỉ cần đưa về phíatrước là lại thành một đôi dép xỏ thông thường. Cao su
còn có độ ma sát cao nên đirất bám, cao su đi mưa cũng không ướt, khó trơn trượt, đi
lại an toàn, tiện dụng. Dùlà đi mưa hay nắng cũng đều rất phù hợp, lại còn tận dụng
được những chiếc lốpxe cũ. Chính từ sự tận dụng và tiện dụng đó, đôi dép cao su đã
trở thành “đôi hàivạn dặm trong truyện cổ tích ngày xưa” đồng hành cũng Bác những
hai mươi nămtrời. Có đôi hài thần đất, Bác đi đến đâu mà chẳng được. Gặp suối hoặc
trời mưatrơn, bùn nước vào dép khó đi, Bác tụt dép xách tay. Đi thăm bà con nông
dân, sảichân trên các cánh đồng đang cấy, đang vụ gặt, Bác lại xắn quần cao lội
ruộng, tayxách hoặc nách kẹp đôi dép...Hình ảnh Bác cùng đôi dép trên tay hay kẹp
náchhiện lên đầy giản dị và thân thương như chính con người và nhân cách Bác.Đôi
dép Bác Hồ là một vật dụng mang nhiều ý nghĩa bởi thông qua những câuchuyện
được kể vể Bác, chúng ta như hiểu hơn về Bác ở khía cạnh thường nhật vàgần gũi và
sinh động hơn. Sau nhiều năm sử dụng, đôi dép Bác đi đã lâu, phần gót đã mòn vẹt,
phần thân dép đã in hằn dấu chân Người, quai bị tuột luôn, đóng đinhgǎm quai nhiều
lần mà vẫn tuột, có kiên trì và khéo tay mới làm lại được, khi sửaxong thấy vẫn dùng
được là Bác cứ dùng. các chiến sĩ cảnh vệ bên Bác đã xin Bácđổi dép hai ba lần
nhưng lần nào Bác cũng bảo “vẫn còn dùng được”. Bác có thóiquen, khi đã đi dép là
cúi xuống kéo quai hậu cẩn thận, vừa dễ đi, chắc chắn, dépkhông kêu lẹt bẹt, làm mất
tác phong của người đứng đắn, và dép mòn cũng mònđều, không mòn vẹt một bên,
hai quai trước cũng đỡ hỏng. Có lần, dép Bác hư vànhờ các chiến sĩ mang đi tiệm sửa,
các anh bộ đội bàn nhau nhân cơ hội này mà đổidép mới nhưng Người lại từ chối vì
“Nước ta còn nghèo, dân ta chưa được sungsướng, đồng bào miền Nam còn đau khổ.
Các chú phải cần kiệm xây dựng nướcnhà. Đôi dép của Bác sửa lại còn đi được lâu.”
Cho đến một chuyến đi thăm ẤnĐộ, các chiến sĩ đã lập mẹo giấu dép Bác đi Bác thay
dép mới nhưng Người đãphát hiện và ôn tồn nói: “Bác biết các chú cất dép của Bác đi
chứ gì. Nước ta cònchưa được độc lập hoàn toàn, nhân dân ta còn khó khăn, Bác đi
dép cao su nhưngbên trong lại có đôi tất mới thế là đủ lắm mà vẫn lịch sự”. Ở Bác,
nhân dân mới làđiều quan trọng, dân ta còn nghèo còn khó, Bác chẳng cần thiết phải
kiểu cách cầukì. Lạ thay, đôi dép cũ, đơn sơ và mộc mạc ấy lại gây ấn tượng rất lớn.
Bởi khôngai nghĩ, một vị Chủ tịch lại có thể bình dị đến thế. Không áo vest cầu kì,
khônggiày da tây bóng lóang. Với Bác đi dép cũng là một nét vǎn hoá. Trong suốt
thờigian Bác ở Ấn Độ, nhiều chính khách, nhà báo, nhà quay phim... rất quan tâm
đếnđôi dép của Bác. Họ cúi xuống sờ nắn quai dép, thi nhau bấm máy từ nhiều góc
độ,ghi ghi chép chép... làm tổ cảnh vệ lại phải một phen xem chừng và bảo vệ “đôi
hàithần kỳ” ấy. Họ ấn tượng về đôi dép Bác đi hay như chính là ấn tượng về một
vịlãnh đạo cùng với đức tính cao đẹp đó. Bởi đôi dép dép đã gắn liền với cuộc đờihoạt
động cách mạng vì dân, vì nước, là hiện thân cho sự giản dị và đức tính tiếtkiệm của
một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Đôi dép cao su của Bác đã đivào thơ ca
nhạc hoạ, hiện thân trong đời sống nhân dân như một huyền thoại, gắnliền với cuộc
đời vĩ đại, đức tính giản dị, ý chí kiên cường, bền bỉ cùng với dân tộctrên dặm đường
trường chinh vạn dặm vì độc lập tự do của Tổ quốc
“Đôi dép đơn sơ,
Đôi dép Bác Hồ
Bác đi từ ở chiến khu Bác về
Phố phường, trận địa, nhà máy, đồng quê.
Đều in dấu dép Bác về Bác ơi.
Dép này Bác trải đường dài
Đã cùng Bác vượt chông gai
Xây non nước nhà.
Đường đi chiến đấu gần xa
Dấu dép cha già dẫn lối con đi...”
(Tạ Hữu Yên)
Ngày nay, khi Bác đã ra đi, bên linh cữu Người có một hộp kính nhỏ, bên trong để
đôi dép cao su đen, nổi bật trên nền nhung đỏ. Khi còn sống, luôn đồng hành cũng
Người. Khi Người ra đi, đôi dép cũ mòn vẹt, phẳng lì như là thứ hành trang giản dị
mà Người mang theo. Đôi dép ấy như là một chiếc cầu nối giữa các thế hệ sau với
Bác, nhìn vào đôi cao su cũ, ta như mường tựa ra bóng hình Bác, mường tựa đến
một tấm gương sáng về tính cách giản dị và tiết kiệm. Những kỉ vật về Bác nói
chung và đôi dép cao su nói riêng là những kỉ niệm đong đầy giữa Bác và những
người đã từng sống Bác, là những câu chuyện đầy cảm xúc về cuộc đời bình dị của
Bác được người đời truyền miệng kể lại. Những kỉ vật ấy xứng đáng được bảo tồn
như một cách để lưu giữ lại cuộc đời cách mạng đầy vẻ vang của một người cả đời
vì sự nghiệp dân tộc.
Mỗi câu chuyện về Bác là một bài học về phẩm chất đạo đức cao đẹp. Từ những
hình ảnh, câu chuyện về đôi dép cao su đã đi cùng Bác, em rút ra cho mình bài học
rằng: phải sống thật giản dị và biết tiết kiệm. Khi không cần thiết thì không tiêu xài
hoang phí. Đừng vì thể hiện bản thân mà cầu kì, kiểu cách bởi giá trị của một con
người không nằm ở những trang phục xa hoa,lộng lẫy mà nó nằm ở chính phong
cách sống và nhân cách con người. Như trong chuyến đi đến Ấn Độ của Bác, tuy
chỉ đi đôi dép cao su cùng với một đôi tất mới bình dị, nhưng lại đủ khiến người
khác phải trầm trồ và có những suy nghĩ thật đẹp về Bác

You might also like