You are on page 1of 3

2.

Nguyễn Ái Quốc chuẩn bị các điều kiện để thành lập Đảng


Tháng 6/1911 với tên gọi Nguyễn Văn Ba, Bác Hồ đã xuống tàu La Touche
Treville sang Pháp ra đi tìm đường cứu nước, mục đích của người là để “xem các nước
làm thế nào rồi trở về giúp đồng bào”. Bác Hồ có đến 150 cái tên, một trong những
người có tên nhiều nhất trên TG.
Và suốt từ 1911 – 1920, Ông đã làm nhiều công việc để mưu sinh và để đi khắp
nơi quan sát thế giới như làm thuê, phụ bếp trên tàu, làm thợ ảnh, đốt lò,… và đi khắp các
nước Pháp, Anh, Châu Phi, Mỹ. Qua quan sát khảo nghiệm trên thực tiễn, người đã rút ra
được một cái chân lý lớn, đó là “chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân là cội nguồn của
mọi sự đau khổ”.
Năm 1919, Nguyễn Ái Quốc gia nhập Đảng Xã hội, một chính đảng tiến bộ ở
Pháp lúc bấy giờ. Người đã có dịp hoạt động, tiếp xúc với nhiều nhà chính trị nổi tiếng
của Pháp, những nhà cách mạng ở các thuộc địa của Pháp và hoạt động trong phong trào
công nhân ở Pháp và thuộc địa.
CMT10 Nga 1917 nổ ra và giành được thắng lợi, sự ra đời của QTCS (Quốc tế III)
đã trở thành một mốc đánh dấu sự chuyển biến lập trường của đồng chí Nguyễn Ái Quốc.
Năm 1920, trong nội bộ Đảng Xã hội Pháp đã diễn ra cuộc đấu tranh giữa hai khuynh
hướng: tiếp tục đi theo Quốc tế 2 hay gia nhập Quốc tế thứ 3. Dưới ánh sáng của CMT10
và Đề cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin, tháng 12/1920, tại đại hội Tua của
đảng xã hội Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã bỏ phiếu tán thành thành lập ra ĐCS Pháp và trở
thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên góp phần sáng lập ra ĐCS Pháp.
Luận cương của Lênin đã ảnh hưởng quyết định đến sự lựa chọn con đường cứu
nước của Nguyễn Ái Quốc. Ông nhận ra rằng chỉ có Chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng
được các dân tộc bị áp bức và những người lao động khỏi ách nô lệ.
Đồng chí Nguyễn Ái Quốc truyền bá chủ nghĩa Mác-Lenin vào Việt Nam,
chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của Đảng.
Quá trình truyền bá được chia làm 2 thời kỳ:
* 1920 – 1923: đ/c Nguyễn Ái Quốc sống ở Pháp, phương pháp truyền bá chủ yếu
bằng báo chí và qua tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp.
Tháng 4- 5/1921, người đã viết hai bài báo quan trọng lấy tên là Đông Dương
đăng trên tạp chí của ĐCS Pháp. Nội dung hai bài báo khẳng định chủ nghĩa cộng sản
không những có khả năng truyền bá ở Châu Á và Đông Dương mà nó còn có khả năng
tiếp thu thuận lợi hơn Châu Âu.
Quan điểm này cũng là một nghịch lý vì lúc này chủ nghĩa Mác cho rằng Châu Á
và Đông Dương không có khả năng tiếp thu chủ nghĩa cộng sản, bởi vì sao, bởi vì tiền đề
cho việc tiếp nhận là giai cấp công nhân không có. Nhưng mà Bác lại nói có bởi vì sao,
bởi vì Bác nhận thức rất rõ chủ nghĩa yêu nước ở châu Á và Đông Dương rất là khác với
các nước phương Tây. Bác nói rằng chủ nghĩa cộng sản ra đời ở một nước tư bản phương
Tây, mà phương Tây chưa phải là cả thế giới nên Mác chưa hiểu biết về phương Đông.
Khi nghiên cứu về phương Đông thì Nguyễn Ái Quốc cho rằng là ở phương Đông,
lớn nhất, quyết định nhất chính là chủ nghĩa yêu nước, là động lực chính của dân tộc. Cho
nên, chủ nghĩa yêu nước ở đây là chủ nghĩa yêu nước chân chính, khi truyền bá chủ nghĩa
Mác-Lenin vào thì nó sẽ trở thành động lực to lớn. Đây chính là sự sáng tạo của Nguyễn
Ái Quốc.
Người nhận thức được sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước vì nó là động lực của
dân tộc. Chủ nghĩa yêu nước của Việt Nam được hình thành và không ngừng phát triển
suốt chiều dài lịch sử của dân tộc. Vì vậy khi mà chủ nghĩa Mác-Lenin được truyền bá
vào thì chính chủ nghĩa yêu nước tiếp thu trước, sau đó mới truyền bá sang phong trào
công nhân chứ không phải là phong trào công nhân tiếp thu trước.
Thứ hai là cũng năm 1921 người lập ra Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa nhằm
tập hợp lực lượng chống đế quốc và hội này có cơ quan ngôn luận là báo Người Cùng
khổ. Đ/c NAQ vừa là chủ nhiệm kiêm chủ bút tờ báo này.
Năm 1922 người viết tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp bằng tiếng Pháp
được xuất bản ở Paris năm 1925. Nội dung của tác phẩm này là bản cáo trạng tố cáo tội
ác của thực dân Pháp đối với nhân dân các nước thuộc địa được che đậy dưới vỏ bọc
“khai hóa văn minh”. Tác phẩm này còn vạch ra phương pháp đấu tranh để giải phóng
ách áp bức của chủ nghĩa thực dân.
Các bài báo và tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp của đ/c Nguyễn Ái Quốc đã
được những thủy thủ người Việt bí mật đưa về nước, và truyền bá vào phong trào yêu
nước Việt Nam. Nó đã làm cho phong trào yêu nước Việt Nam lúc này xuất hiện một
khuynh hướng tư tưởng mới. Đó là khuynh hướng tư tưởng của giai cấp vô sản trong
phong trào cách mạng Việt Nam. Trước đây phong trào yêu nước chỉ có các giai cấp
phong kiến, tiểu tư sản, bây giờ có thêm vô sản.
* Thời kỳ thứ hai từ năm 1923 trở về sau: đ/c Nguyễn Ái Quốc sống ở Liên Xô,
Trung Quốc và Thái Lan. Phương pháp truyền bá chủ nghĩa Mác-Lenin của đồng chí
trong thời kỳ này có hệ thống hơn, đó là chủ nghĩa Mác-Lenin đã được người vận dụng
vào việc đề ra đường lối cho cách mạng Việt Nam.
Tháng 6/1923, Người rời nước Pháp sang Liên Xô dự đại hội V của QTCS. Năm
1924, Người dự đại hội lần thứ V của QTCS và đã đọc bài tham luận đề nghị QTCS phải
quan tâm đến vấn đề nông dân ở các nước thuộc địa.
Ngày 11.11.1924, Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu làm nhiệm vụ của đặc phái
viên của Quốc tế cộng sản. Người đã cùng với các nhà cách mạng lập ra Hội liên hiệp
các dân tộc bị áp bức Á Đông do ông Liêu Trọng Khải (TQ) làm Hội trưởng và Người
làm bí thư.
Tại Quảng Châu, người gặp nhóm thanh niên Tâm tâm xã như là Lê Hồng Phong,
Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn, Vương Thúc Oánh,…. Đây là nhóm thanh niên yêu nước
do cụ Phan Bội Châu thành lập khi tiếp xúc với cách mạng Tân Hợi. Tháng 6/1925,
người lập ra Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên (trước đây hay gọi là Việt Nam
Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội) chứ không lập ra đảng, đây là tổ chức quá độ để
thành lập đảng. Hoạt động của Hội chủ yếu là mở lớp đào tạo cán bộ, tuyên truyền cách
mạng và phát triển tổ chức về trong nước. Mục tiêu là rèn luyện những người yêu nước đi
theo lập trường vô sản của giai cấp công nhân và thông qua hội này để truyền bá chủ
nghĩa Mác-Lenin vào Việt Nam.
Hội này có cơ quan ngôn luận là tuần báo Thanh Niên.
Đồng thời đ/c NAQ đã tiến hành mở các lớp huấn luyện để đào tạo cán bộ cho
cách mạng Việt Nam. Người đã mở được 10 lớp và đào tạo được gần 200 cán bộ. Nhiều
đồng chí đã được người gửi sang theo học tại trường ĐH Phương Đông.
Trường này sau này đổi tên thành trường ĐH Lenin, đây là trường chuyên đào tạo
lãnh tụ cho cách mạng ở các nước thuộc địa của QTCS. Những lớp đào tạo cán bộ cho
cách mạng Việt Nam, những bài giảng của người đã được tập hợp lại dưới tên là Đường
Kách Mệnh do Hội Liên Hiệp các dân tộc bị áp bức Á Đông xuất bản năm 1927. Nội
dung của tác phẩm đã đề cập đến tất cả những vấn đề về chiến lược, sách lược của cách
mạng Việt Nam. Đó chính là cơ sở để cho Đảng ta viết cương lĩnh chính trị sau này. Đó
cũng là lý luận để cho những người trong hội VNCMTN truyền bá chủ nghĩa Mác-Lenin.
Cuối năm 1928, Hội thực hiện chủ trương “vô sản hóa” để rèn luyện lập trường, quan
điểm giai cấp công nhân và truyền bá CNMLN.

You might also like