You are on page 1of 5

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA KINH TẾ CHÍNH TRỊ

BÀI TẬP
HỌC PHẦN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

ĐỀ TÀI
PHÂN TÍCH Ý NGHĨA VÀ NỘI DUNG TÁC PHẨM

“ĐƯỜNG CÁCH MỆNH”

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thuý Quỳnh


Lớp: QH-2021-E Kinh tế 1
MSV: 21051272

Hà Nội, tháng 12 năm 2022

1
I. Giới thiệu
1. Tác giả Hồ Chí Minh

Nhà cách mạng, nhà văn Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh (1890-1969), lúc nhỏ tên là Nguyễn Sinh
Cung, sinh ngày 19.5.1890, lớn lên đổi tên là Nguyễn Tất Thành. Quê gốc: xã Kim Liên, huyện Nam
Đàn, tỉnh Nghệ An. Lúc nhỏ, ông học chữ Hán. Trong đời hoạt động cách mạng và viết văn, làm thơ,
ông lấy hai tên chính là Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh. Ông đi nhiều nước ở châu Âu, châu Mỹ,
chủ yếu ở Pháp để tìm con đường phù hợp giải cứu dân tộc. Ở đây, Nguyễn Ái Quốc đã giác ngộ chủ
nghĩa Lênin và tham gia Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Pháp (1920). Hoạt động ở Pháp một thời
gian, ông đi Liên Xô, rồi qua Trung Quốc, có thời gian hoạt động ở Thái Lan. Tháng 2 năm 1930 ông
tới Hồng Kông thành lập Đảng cộng sản Việt Nam. Tháng 2 năm 1941, về nước trực tiếp lãnh đạo cách
mạng Việt Nam, thành lập Mặt trận Việt Minh đánh Pháp, đuổi Nhật giành lại chủ quyền cho đất nước
trong cuộc khởi nghĩa tháng Tám 1945 và thành lập nước Việt Nam dân chủ công hòa.

2. Tác phẩm
a. Bối cảnh ra đời

Tác phẩm Đường cách mệnh được chuẩn bị vào những năm 1925 - 1926 và được xuất bản vào năm
1927. Đây là thời kỳ hoạt động đầy sôi nổi và hiệu quả của Nguyễn Ái Quốc. - Tháng 11 năm 1924,
Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu (Trung Quốc). Tại đây, Người tập hợp những người Việt Nam yêu
nước, thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên. Công việc đầu tiên mà Nguyễn Ái Quốc làm là
mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Người vừa là giảng viên chính, vừa là người tổ chức và hướng
dẫn lớp học. Thời gian từ 1925 đến 1927, Nguyễn Ái Quốc đã tổ chức được 3 lớp với tổng số 75 học
viên. Các bài giảng của Người là tài liệu chính cho học viên nghiên cứu, trao đổi. - Đầu năm 1927, các
bài giảng của Nguyễn Ái Quốc tại các lớp học ở Quảng Châu được Bộ Tuyên truyền của Hội Liên hiệp
các dân tộc bị áp bức tập hợp lại và xuất bản thành sách với tên gọi Đường cách mệnh. Sách khổ 13.18,
in giấy nến, kiểu chữ viết thường.

b. Chủ đề tư tưởng của tác phẩm

Vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tổng kết thực tiễn phong trào cách mạng
trong nước và quốc tế, cuốn sách đã trình bày một cách hệ thống những vấn đề cơ bản của lý luận cách
mạng, làm cơ sở cho việc hoạch định đường lối của cách mạng Việt Nam.

c. Kết cấu của tác phẩm


2
Về mặt hình thức: Ngoài lời đề tựa, cuốn sách được phân chia theo từng vấn đề, số trang cũng được
đánh theo từng vấn đề, không đánh liền cho cả cuốn sách.Trong tác phẩm này, Nguyễn Ái Quốc đã tập
trung đề cập đến 15 vấn đề tất cả. Về kết cấu nội dung: Tác phẩm được triển khai theo 3 nội dung cơ
bản: Những vấn đề lý luận cách mạng chung; Tổng kết các cuộc cách mạng điển hình trên thế giới, rút
ra bài học cho cách mạng Việt Nam; Xác định phương pháp tổ chức và hoạt động cách mạng.

II. Nội dung cơ bản của tác phẩm

Tác phẩm đã nêu lên những vấn đề cơ bản của đạo đức mới - đạo đức của người cộng sản. Đó là phải
có đức và tài, trí và dũng, tư cách và năng lực theo kiểu người cộng sản. Đó là con người một lòng một
dạ. Đó là con người có tổ chức, gắn bó với tổ chức, với đoàn thể. Đồng thời biết phát huy năng lực cá
nhân. “Tư cách người cách mệnh” có giá trị khoa học và giáo dục lớn đặt cơ sở cho đạo đức học ở Việt
Nam.

1. Về con đường cách mệnh, tác giả xác định các loại cách mạng bao gồm: Tư bản cách mệnh như
cách mệnh Pháp năm 1789, Mỹ cách mệnh độc lập năm 1776; Nhật cách mệnh năm 1864; Dân
tộc cách mệnh như: Italia đuổi cường quyền Áo năm 1859; Tàu đuổi Mãn Thanh 1911; Giai cấp
cách mệnh như công nông Nga đuổi tư bản và giành lấy chính quyền 1917. Tác giả giải thích
nguyên nhân sinh ra các loại cách mệnh ấy. Tác giả phân tích kỹ Cách mạng tư sản Pháp 1789,
Cách mạng tư sản Mỹ 1776, Cách mạng Tháng Mười Nga 1917 và chỉ ra kinh nghiệm lịch sử
của các cuộc cách mạng này. Từ lịch sử và thực tiễn, tác giả đã định hướng cho cách mạng Việt
Nam là đi theo con đường Cách mạng tháng Mười Nga “theo chủ nghĩa Mã Khắc Tư và Lênin”.
2. Về lực lượng cách mạng, Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc cũng chỉ rõ: Công nông là người chủ cách
mệnh “là vì công nông bị áp bức nặng hơn, là vì công nông là đông nhất cho nên sức mạnh hơn
hết, là vì công nông là tay không chân rồi, nếu thua thì chỉ mất một cái kiếp khổ, nếu được thì
được cả thế giới, cho nên họ gan góc”. “Học trò, nhà buôn nhỏ, điền chủ nhỏ cũng bị tư bản
áp bức, song không cực khổ bằng công nông; 3 hạng ấy chỉ là bầu bạn cách mệnh của công nông
thôi”.
3. Về đoàn kết quốc tế, Nguyễn Ái Quốc chỉ rõ rằng, cách mạng Việt Nam phải đoàn kết với các
lực lượng cách mạng thế giới. Hồ Chí Minh nêu 3 vấn đề lớn: Cách mạng Việt Nam phải đứng
hẳn về phía phong trào công nhân và phong trào giải phóng dân tộc thế giới để đạp đổ tất cả đế
quốc chủ nghĩa trên thế giới; Xác định rõ quan hệ lợi ích dân tộc và cách mạng thế giới,
giữa quyền lợi và trách nhiệm, sự thống nhất của quan hệ này; Xác định rõ quan hệ cách mạng
3
thuộc địa và cách mạng chính quốc là tác động qua lại. Cách mạng thuộc địa không thụ động
ngồi chờ cách mạng chính quốc. Với những luận điểm trên, tác phẩm đã đặt nền tảng đúng đắn
cho đường lối quốc tế của Đảng, và đặt cơ sở cho sự giúp đỡ của quốc tế trong thời kỳ thành lập
Đảng.
4. Về phương pháp cách mạng, Nguyễn Ái Quốc khẳng định rằng, phương pháp cách mạng giữ
vai trò hết sức quan trọng. Đó là: Phải làm cho dân giác ngộ; Phải giảng giải lý luận và chủ
nghĩa cho dân hiểu; Phải hiểu phong trào thế giới, phải bày sách lược cho dân; Phải đoàn kết
toàn dân “Cách mệnh là việc chung cả dân chúng chứ không phải việc của một hai người”; Phải
biết tổ chức dân chúng lại; Phải giành chính quyền bằng bạo lực cách mạng của quần chúng,
phải biết chọn thời cơ.
III. Phân tích ý nghĩa
1. Ý nghĩa thời đại

Tác phẩm “Đường cách mệnh” đóng vai trò quan trọng trong việc truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin
vào Việt Nam những năm 20 của thế kỷ XX, trong việc kết hợp phong trào yêu nước với chủ nghĩa
Mác – Lênin tạo lập các tiền đề tư tưởng lý luận cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930.

Tác phẩm cũng góp phần khắc phục sự khủng hoảng về đường lối cứu nước của dân tộc; khẳng định rõ
xu hướng lựa chọn con đường cách mạng Việt Nam, vừa thỏa mãn được các nhu cầu khách quan của
đất nước, vừa phù hợp với xu thế của thời đại sau Cách mạng Tháng Mười Nga. Đồng thời trở thành
cuốn sách gối đầu giường của nhiều thế hệ cách mạng Việt Nam; tài liệu mẫu mực trong việc học tập,
vận dụng chủ nghĩa Mác – Lênin vào giải quyết cách vấn đề thực tiễn, nhất là trong những giai đoạn
lịch sử có sự thay đổi mang tính chất bước ngoặt. Bên cạnh đó, nhiều vấn đề có liên quan đến con
đường cách mạng, xây dựng, tổ chức, đoàn kết các lực lượng cách mạng, về vai trò lãnh đạo của Đảng,
công tác xây dựng Đảng vững mạnh, nhất là các chuẩn mực đạo đức của người cộng sản vẫn giữ
nguyên tính thời sự trong sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay.

Thông qua tác phẩm “Đường cách mệnh”, Nguyễn Ái Quốc – Người cộng sản Việt Nam đầu tiên – đã
trình bày những điều cốt lõi của học thuyết cách mạng Mác – Lênin, phù hợp với một nước thuộc địa
nửa phong kiến, nông nghiệp lạc hậu. Điều này khẳng định tính phổ biến của các nguyên lý của học
thuyết Mác– Lênin trên phạm vi toàn cầu, không chỉ ở Châu Âu, mà còn ở Phương Đông, Châu Á. Tác
phẩm đánh dấu một giai đoạn mới trong nhận thức lý luận của Nguyễn Ái Quốc, góp phần phát triển
sáng tạo nhiều vấn đề trong lý luận cách mạng Mác – Lênin.
4
2. Ý nghĩa với xã hội hiện nay

Tác phẩm Đường Kách mệnh có vai trò quan trọng trong việc chuẩn bị về tư tưởng, chính trị, tổ chức
cho sự thành lập chính Đảng cách mạng ở Việt Nam.

Về tư tưởng: Tác phẩm có ý nghĩa giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc
cho cán bộ và đông đảo quần chúng nhân dân, nhằm xây dựng sự thống nhất trong nhận thức tư
tưởng, chuẩn bị thành lập Đảng. Tác phẩm khắc phục tư tưởng sai lầm, ám sát cá nhân, chủ nghĩa cải
lương, chủ nghĩa quốc gia; xác lập hệ tư tưởng mới - tư tưởng của giai cấp công nhân.

Về chính trị: Tác phẩm xây dựng lập trường, quan điểm của giai cấp công nhân cho cán bộ và quần
chúng công nông. Vạch ra được đường hướng cơ bản của cách mạng Việt Nam, làm cơ sở cho việc xây
dựng Cương lĩnh chính trị của Đảng. Tác phẩm Đường Kách mệnh ra đời đã chấm dứt cuộc khủng
hoảng về đường lối của cách mạng Việt Nam; thúc đẩy phong trào yêu nước, phong trào công nhân
phát triển mạnh mẽ.

Về tổ chức: Đào tạo ra một lớp cán bộ cách mạng kiểu mới chuẩn bị cho việc thành lập Đảng. Tác
phẩm cũng đưa ra hệ thống tổ chức của Đảng và các tổ chức quần chúng như công hội, nông hội, thanh
niên, phụ nữ... để Đảng tập hợp quần chúng, chuẩn bị về mặt tổ chức cho sự ra đời của Đảng.

Bên cạnh đó, tác phẩm “Đường Cách mệnh” thể hiện thiên tài lý luận cách mạng của Nguyễn Ái Quốc,
tác phẩm có giá trị thực tiễn lớn lao, tạo ra sự chuyển biến căn bản, nhanh chóng trong nhận thức và
hành động cách mạng của cán bộ và đông đảo quần chúng, chuẩn bị tiền đề cho việc thành lập Đảng.
Như vậy, trước khi Đảng ra đời, với sự truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin và đường lối cứu nước vào
Việt Nam tạo nên sự thống nhất về tư tưởng chính trị và tổ chức. Đó là điều kiện trực tiếp giữ vững sự
thống nhất trong Đảng ngay từ khi mới thành lập cũng như sau này. Tác phẩm “Đường cách mệnh” là
một kho tàng tri thức lý luận cách mạng Việt Nam, là sự thể hiện tư tưởng cơ bản của lãnh tụ Hồ Chí
Minh. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: “Đảng lấy chủ
nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động”.
Đối với người nghiên cứu lịch sử, tác phẩm cung cấp những tư liệu lịch sử quan trọng, đánh giá lịch sử
một cách đúng đắn, phương pháp sử dụng các tư liệu một cách hiệu quả nhất.

3. Ý nghĩa với bản thân

You might also like