You are on page 1of 11

BÀI TẬP THỰC HÀNH - Phần mềm trình diễn – MS Power Point

Bài 1. Thiết kế một bài thuyết trình có các slide như hình sau

KHÓA HUẤN LUYỆN KỸ NĂNG Giới thiệu nội dung


DÙNG MÁY TÍNH
 Mục tiêu khóa học
 Các khái niệm cơ bản về máy tính
Trình bày:  Các phần mềm thông dụng
<họ và tên>  Sử dụng Internet
 Kết luận

Slide 2
Slide 1

Mục tiêu Các khái niệm cơ bản về máy tính

 Cập nhật kiến thức tin học cơ bản  Bộ xử lý (CPU)


 Sử dụng hiệu quả các phần mềm máy tính  Bàn phím
 Truyền đạt kỹ năng cho người khác  Chuột
 Màn hình
 Máy in

Slide 3 Slide 4

Sử dụng Internet
Các phần mềm thông dụng
 Trình duyệt
 Ms Word  Thư điện tử
– Cách soạn thảo văn bản
 Tìm kiếm thông tin trên Internet
– Chèn hình ảnh
 Ms Excel
– Khởi tạo bảng tính
– Công thức và hàm
– Sắp xếp và lọc dữ liệu
– Vẽ đồ thị

1
Slide 5 Slide 6
Yêu cầu:
- Đánh số trang cho bài trình bày
- Sử dụng Bullet mặc định của Layout
- Tạo siêu liên kết từ slide số 2 (giới thiệu nội dung) đến các slide chi tiết
tương ứng và từ các slide chi tiết quay lại slide 2.
- Lưu bài trình bày với tên bai1.ppt
- Thêm slide số 7 như sau vào cuối bài trình bày vừa tạo:

Kết luận

 Sự cần thiết của khóa học


 Phương hướng phát triển tiếp theo
– Bổ sung một số kỹ năng khác theo yêu cầu của
người học
– Điều chỉnh thời lượng của mỗi nội dung cho phù
hợp với đối tượng.

Bài 2: Mở tệp bai1.ppt, sử dụng Slide Master để chỉnh sửa bài tập số 1 theo yêu
cầu sau
Thêm vào tất cả các slide các thông tin sau:
 Dòng chữ “Trường CĐSP Hà Nội” xuất hiện tại góc trái trên cùng của các
slide
 Trong phần chân của mỗi slide thêm vào các thông tin về ngày tháng, số
slide, thông tin về người xây dựng slide
 Lưu bài trình bày với tên bai2.ppt
Bài 3. Mở tệp bai2.ppt, sử dụng Slide Master để chỉnh sửa bài tập số 2 với yêu
cầu sau:
 Với slide title : chèn 1 hình ảnh tùy chọn ở chính giữa slide sau tên bài
trình bày và trước tên người trình bày. Di chuyển các đối tượng để điều
chỉnh bố cục cho hợp lý.
 Với các slide còn lại :
o Chèn 1 hình ảnh làm logo ở góc trái của slide
o Dòng chữ “Kỹ năng sử dụng máy tính” chạy dọc biên bên trái (hoặc
bên phải) của slide (kích thước 14)
o Title là chữ có font Tahoma size 36 in đậm

2
o Trong phần chân của mỗi slide có các thông tin về ngày tháng,
thông tin người xây dựng, số slide (các đối tượng cần được sẵp
xếp một cách khoa học và đẹp mắt).
Bài 4: Tạo bài trình chiếu gồm 6 slide. Dùng các công cụ thực hiện từng slide như
hình mẫu.
 Tạo các đối tượng, thao tác với đối tượng.
 Làm việc với đối tượng Vẽ cho trước (AutoShapes)
 Làm việc với đối tượng Bảng (Table)
 Làm việc với đối tượng Chữ nghệ thuật (Word Art)
 Làm việc với đối tượng Hình ảnh (Picture)
 Làm việc với đối tượng Clip Art.
 Lưu bài với tên bai4.ppt
 Các hình ảnh sử dụng trong bài có thể sử dụng các hình ảnh khác tương
tự

Slide 1 Slide 2

Slide 3 Slide 4

3
Slide 5 Slide 6

Bài 5. Soạn thảo bài trình bày gồm 6 slide sau

Slide 1 Slide 2

Slide 3 Slide 4

4
Slide 5 Slide 6
Yêu cầu:
- Lựa chọn đúng Slide layout; sử dụng các công cụ trên thanh Drawing để vẽ hình;
- Những hình ảnh sử dụng trong bài, có thể chọn hình ảnh khác tương tự;
Bài 6 Soạn thảo bài trình bày gồm 3 slides sau, hãy đưa vào hiệu ứng (cho đối tượng
trên slide, chuyển slide) để hoàn chỉnh bài trình bày (hình ảnh tìm kiếm trên Internet).

Slide 1 Slide 2 Slide 3

Bài 7: Xây dựng một bài dạy trên Power Point với các yêu cầu như sau
MẪU YÊU CẦU
- Chọn slide tiêu đề (title slide)
- Nhập nội dung
- Chú ý: có thể chọn các mẫu nền (template)
khác

5
- Chọn slide nội dung (title and text)
- Chèn ảnh vào slide
 Có thể sử dụng ảnh khác phù hợp với
nội dung
 Nguồn ảnh: sử dụng internet để tìm
kiếm các ảnh thích hợp, từ các file có
sẵn trong máy, từ máy ảnh kỹ thuật số
….
- Tạo hiệu ứng cho chữ xuất hiện sau ảnh

- Chọn slide nội dung


- Sử dụng công cụ vẽ đường thẳng chia slide
thành 3 phần như minh họa
- Các đáp án lần lượt xuất hiện sau yêu cầu và
theo đúng nội dung của cột đã chia.
- Câu hỏi mở rộng xuất hiện cuối cùng.

- Chọn slide nội dung


- Chia slide thành 3 phần như minh họa
- Chèn các đoạn video phù hợp vào slide, các
video chỉ chạy khi nhấn vào video tương ứng.
Nguồn: sử dụng internet để tìm kiếm các video
thích hợp, từ các file có sẵn trong máy, từ máy
quay ….
- Tạo hiệu ứng cho chữ xuất hiện

- Chọn slide nội dung


- Chèn ảnh và chữ vào slide (có thể chọn ảnh
khác có nội dung phù hợp)
- Vẽ mũi tên để nối giữa chữ và ảnh theo thứ
tự và chiều phù hợp.
- Tạo hiệu ứng cho các mũi tên xuất hiện.

6
- Chọn slide tiêu đề
- Chèn ảnh, âm thanh …. phù hợp vào slide

Bài 8: Sử dụng Slide Master để chỉnh sửa bài tập số 3 theo yêu cầu sau
Thêm vào tất cả các slide các
thông tin sau:
 Dòng chữ “Thế giới động
vật” xuất hiện tại góc trái
trên cùng của các slide
 Trong phần chân của mỗi
slide thêm vào các thông
tin về ngày tháng, số
slide, thông tin về người
xây dựng slide
Xem hình minh họa

Bài 9
Dựa trên nội dung bài báo “Lịch sử phát triển trường CĐSP HN” hãy tạo bài
trình bày Powerpoint theo yêu cầu sau đây:
- Slide 1: Chủ đề bài trình bày
- Slide 2: Mục lục nội dung bài trình bày
- Slide 3, 4, …: Nội dung chi tiết
- Bổ sung thêm hình ảnh phù hợp cho các slide
- Tạo hiệu ứng để nâng cao hiệu quả trình bày.
- Có thể khai thác Internet để

LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN TRƯỜNG CĐSP HÀ NỘI


(nguồn: http://www.cdsphanoi.edu.vn)
Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội được thành lập ngày 06/01/1959. Trong suốt quá trình hơn
50 năm xây dựng và trưởng thành, nhà trường đã không ngừng phát triển, đóng góp xuất sắc

7
vào sự nghiệp giáo dục đào tạo của Thủ đô Hà Nội nói riêng và của cả nước nói chung. Lịch sử
hình thành và phát triển của nhà trường gắn liền với sự nghiệp đấu tranh cách mạng cũng như
phát triển của đất nước và Thủ đô và có thể được chia ra thành 09 giai đoạn chủ yếu sau đây:

Giai đoạn 1959 – 1964 – Trường Sư phạm Trung, Sơ cấp Hà Nội

Trong thời gian chuẩn bị cho năm học 1959 – 1960, Sở Giáo dục Hà Nội đã gửi tờ trình lên Bộ
Giáo dục và Ủy ban Hành chính thành phố xin phép cho Hà Nội được mở trường Sư phạm. Sở
Giáo dục đã giao nhiệm vụ cho hai đồng chí Nguyễn Công Tạc và Bùi Đình Tân cùng một số giáo
viên cũ của trường Sư phạm Sơ cấp và Chu Văn An II chịu trách nhiệm tổ chức trường Sư phạm
đầu tiên của Thủ đô: Trường Sư phạm Trung, Sơ cấp Hà Nội.

Giai đoạn 1965 – 1969 – Trường Sư phạm Cấp II Hà Nội


Việc đào tạo giáo viên cấp 2 hệ 7+2, thật ra chỉ là giải pháp tình thế nhằm khắc phục tình trạng
thiếu giáo viên nghiêm trọng của Thủ đô Hà Nội mấy năm sau hòa bình lập lại. Nhưng chúng ta
đã sớm nhận thức được, là muốn có đội ngũ giáo viên cấp 2 có chất lượng hơn thì cấn sớm
nâng cấp hệ đào tạo khi điều kiện cho phép. Chính vì vậy mà trường chỉ mở 2 khóa 7+2, sau đó
chuyển sang hệ 10+1. Đến thời điểm này số lượng giáo viên cấp 2 của Hà Nội đã tương đối đủ
theo yêu cầu cho phép, trường Sư phạm Hà Nội triển khai đào tạo giáo viên cấp 2 hệ dài hạn
hơn – hệ 10+2.

Tuy vẫn là hệ Trung cấp nhưng với hệ 10+2, chất lượng giáo sinh đã được nâng lên một bước.
Vì học sinh đã tốt nghiệp phổ thông hệ 10 năm nên có điều kiện tiếp cận với những kiến thức cơ
sở của chương trình đại học.

Giai đoạn 1970 – 1975 – Trường Sư phạm Cấp II Hà Nội

Đầu năm học 1969 – 1970, nhà trường chỉ còn hệ đào tạo Sư phạm cấp II với 4 ban: văn sử,
toán lí, sinh hóa, sinh địa. Đây cũng là năm học cuối cùng của khóa I, hệ đại học. Cũng từ năm
học này, trường mang tên mới: Trường Sư phạm cấp II (10+3) Hà Nội.

Từ năm 1967, Bộ Giáo dục đã giao cho trường Đại học Sư phạm Hà Nội mở thí điểm khoa đào
tạo giáo viên cấp 2 dạy 2 môn theo trình độ đại học, học trong 3 năm.

Năm học 1967-1968, trường đã tuyển sinh thí điểm 2 lớp(10+3) này. Trong khi đó nhà trường
vẫn tiếp tục đào tạo đại trà hệ 10+2 và đặt 2 lớp 10+3 thí điểm này cạnh 2 lớp (10+3) của Bộ ở
nơi sơ tán và cử các cán bộ giảng dạy tham gia giảng dạy và viết tài liệu học tập cho giáo sinh.

Việc chuyển từ đào tạo theo các hệ trung cấp sang hệ đại học (10+3), tuy mới là thí điểm nhưng
cũng đánh dấu một bước ngoặt lớn về chất đối với nhà trường. Sự thay đổi của hệ đào tạo giáo
viên cấp II từ bậc trung cấp sang bậc đại học mở đầu thời kì ổn định tương đối lâu dài của nhà
trường. Sự thay đổi hệ đào tạo đặt ra nhiều vấn đề mới mẻ về nội dung, phương pháp, công tác
quản lí điều hành buộc nhà trường phải suy nghĩ, tìm tòi các biện pháp giải quyết.

Giai đoạn 1975 – 1978 – Trường Sư phạm Cấp II Hà Nội

Từ năm 1975, Trường Sư phạm cấp II (10+3) Hà Nội được coi là đơn vị duy nhất của địa
phương được Bộ cho phép đào tạo giáo viên cấp 2 theo chương trình đại học.

Ngày 31-03-1976, Bộ Giáo dục gửi Ủy ban Hành chính thành phố Hà Nội chỉ thị số 764 về việc

8
chuẩn bị công nhận tư cách pháp nhân cho trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội. Chỉ thị trên có vai
trò khá quan trọng đối với việc phát triển của trường.

Để tăng cường bộ máy quản lí, trường đã được bổ sung thêm 01 Hiệu phó phụ trách chuyên
môn (đ/c Vương Thị Hanh) và một số cán bộ giảng dạy các môn Nhạc, Họa, Thể dục, KTCN,
KTNN, Ngoại ngữ ... để kịp khai giảng năm học mới.

Nhờ sự chi viện kịp thời và có hiệu quả trên, trường Sư phạm (10+3) Hà Nội là trường duy nhất
trong cả nước thực hiện đầy đủ việc đào tạo 12 ban theo chương trình thí điểm hệ Cao đẳng Sư
phạm của Bộ Giáo dục.

Giai đoạn 1978 – 1984

Từ một trường Sư phạm không chính quy của địa phương, chưa có tư cách pháp nhânn để tổ
chức các kì thi và cấp bằn tốt nghiệp cho các giáo sinh hệ 10+3, giờ đây nhà trường đã được
công nhận là một đơn vị đào tạo Cao đẳng Sư phạm chính quy của nhà nước (theo QĐ 164-TTG
ngày 21-03-1978 của Thủ tướng Chính phủ vể công nhận chính thức một số trường Cao đẳng
Sư phạm). Từ năm 1978, nhà trường bắt đầu một thời kìa mới, thời kì của một hệ đào tạo lâu dài
nhất, ổn định nhất và đạt được nhiều thành tựu đáng tự hào nhất, tất cả đều xuất phát từ quyết
định có tính pháp lí trên.

Đầu năm học 1980-1981, đồng chí Lê Văn Lương (Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội)
đã về thăm và khảo sát nhà trường. Sau chuyến thăm đó, trường được xác định là đơn vị trực
thuộc quản lí của Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội.

Về cơ cấu tổ chức: Ban Giám hiệu nhà trường bao gồm 01 hiệu trưởng và 01 hiệu phó. Nhà
trường có 04 khoa và 01 tổ trực thuộc (khoa Tự nhiên, khoa Xã hội, khoa Ngoại ngữ, khoa Tại
chức và tổ Tâm lý Giáo dục); 04 phòng và 01 ban (phòng Tổ chức-Cán bộ, phòng Giáo vụ,
phòng Quản trị - Tài vụ, phòng Hành chính-Tổng hợp và ban Thư viện)

Giai đoạn 1984 – 1989

Quán triệt và thực hiện những tư tưởng lớn của Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng cộng sản Việt
Nam lần thứ IV, hướng tới kỉ niệm 30 năm ngày thành lập trường, quyết tâm vượt qua mọi khó
khăn, tập trung mọi sức mạnh, với tư tưởng dám nghĩ dám làm, mạnh dạn đổi mới tư duy, đổi
mới công tác tổ chức cán bộ, đổi mới tác phong và lề lối làm việc, thực sự làm chuyển biến các
danh hiệu thi đua đã đạt được: Đảng bộ trong sạch và vững mạnh, Công đoàn và Đoàn Thanh
niên Cộng sản Hồ Chí Minh vững mạnh.

Nhiệm vụ cơ bản của kế hoạch 3 năm 1987 – 1990:

+ Thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần
thứ IV

+ Đổi mới toàn diện các hoạt động trong nhà trường

+ Chuẩn bị đội ngũ và các điều kiện để hoàn thành tốt nhiệm vụ cán bộ giảng dạy theo QĐ số
365/QĐ do Bộ Giáo dục ban hành ngày 20-03-1986

+ Phấn đầu mỗi giáo viên trở thành một chuyên gia cấp học

9
+ Phát động các phong trào thi đua lớn về mọi mặt để lập thành tích hướng tới kỉ niệm 30 năm
ngày thành lập trường (06-01-1989)

Giai đoạn 1989 – 1994

Ngay từ năm học 1989 – 1990, nhà trường đã thí điểm việc áp dụng quy trình đào tạo mới:
chuyển từ cách đào tạo theo niên chế sang cách đào tạo tích lũy học phần. Để làm được việc
này, nhà trường đã phải tự lực thiết kế lại chương trình đào tạo theo học phần cho cả 16 ban đào
tạo khác nhau.

Nhà trường đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo cấp trường, cấp khoa để phát huy trí tuệ tập thể
nhằm xây dựng cho được 1 quy trình đào tạo mới khả thi. Các tổ chuyên môn cũng tập trung rà
soát lại chương trình, phân công giảng dạy hợp lí, có ý thức hướng dẫn sinh viên học tập và
nghiên cứu theo quy trình đào tạo mới, bước đầu thử nghiệm xây dựng cac quỹ đề thi học phần
cho từng bộ môn.

Từ thói quen đào tạo theo niên chế, với việc kết thúc khóa đào tạo bằng một kì thi tốt nghiệp, nay
chuyển sang cách đào tạo mới, không còn kì thi tốt nghiệp mà thay vào đó là việc xét và công
nhận tốt nghiệp. Chỉ sau 1 năm học, việc đào ạo theo quy trình mới của nhà trường đã nhanh
chóng đi vào nền nếp.

Giai đoạn 1994 – 1999


(Đang cập nhật)

Giai đoạn 1999 – nay

Từ giữa những năm 1990 đến nay, nhà trường đã có nhiều tờ trình gửi các cơ quan hữu quan,
các cấp trên, với tính chất như là những văn bản chuẩn bị về mặt pháp lí cho quá trình nâng cấp
trường lên đại học.

Mục tiêu trước mắt và một vài năm đầu thế kỉ XXI của trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội là: Đào
tạo giáo viên Tiểu học và Trung học cơ sở chất lượng cao, theo hướng xây dựng trường thành
trường Đại học của Thủ đô.

10
Bài 10: Tạo bài trình bày trên PowerPoint theo chủ đề tự chọn
theo yêu cầu sau đây:
- Slide 1: Chủ đề bài trình bày
- Slide 2: Mục lục nội dung bài trình bày
- Slide 3, 4, …: Nội dung chi tiết
- Số lượng: 10-15 slide
- Bổ sung thêm hình ảnh phù hợp cho các slide. (Có thể sử
dụng Internet để tìm kiếm thông tin cho bài trình bày)
- Tạo hiệu ứng để nâng cao hiệu quả trình bày.

11

You might also like