You are on page 1of 7

1.

Nhà sàn Bác Hồ


Nhà sàn Bác Hồ là kiến trúc bằng gỗ 2 tầng, mái ngói, được xây dựng vào năm 1958.
Ngôi nhà có kiến trúc của nhà sàn dân tộc Tày-Thái ở Việt Bắc. Công trình có chiều dài
10.5m, rộng 6.2m, cao 2 tầng.
Nhà sàn là nơi ở lâu nhất và cũng là năm tháng cuối đời của Bác, gắn với nhiều sự kiện
quan trọng của đất nước. Đây vừa là di sản kiến trức, vừa là di sản văn hóa. Chứa đựng
giá trị tinh thần lớn lao.
Trước nhà là cầu ao, nơi Bác Hồ thường cho cá ăn, thư giãn mỗi khi bác vô tay là đàn cá
bơi đến.
Tầng dưới nhà để trống, là nơi Bác Hồ thường làm việc vào mùa hè, cũng là nơi Bác
cùng Bộ Chính trị họp bàn quyết định nhiều vấn đề qun trọng của đất nước. Đây cũng là
nơi Bác tiếp khách.
Tầng trên có hai phòng, một phòng làm việc và một phòng ngủ
Phòng ngủ của Bác Hồ .
Nhà sàn Bác Hồ là phần quan trọng trong quần thể Khu di tích Phủ Chủ Tịch đã được thủ
tướng chính phủ ký quyết định công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt vào năm 2009.
Xung quanh nhà sàn là khu vườn rợp bóng cây xanh và nhiều loại cây được mang từ mọi
miền đất nước về đây trồng.
Nhà sàn Bác Hồ là công trình giản dị phản ánh rõ tính cách và tâm hồn của Người, một
công trình đậm đà bản sắc truyền thống, gần gũi và hòa hợp cùng thiên nhiên.
2,Nhà 54
Sau khi quyết định dành Phủ Toàn quyền cũ để Nhà nước làm việc và tiếp khách, Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã chọn một ngôi nhà nhỏ mái ngói, ở gần bờ ao để ở và làm việc.
Ngôi nhà này vốn là nơi ở của người thợ điện nằm trong khu vực dành cho các nhân viên
phục vụ Phủ Toàn quyền Đông Dương trước đây.
 Chủ tịch Hồ Chí Minh sống và làm việc tại ngôi nhà này từ tháng 12 năm 1954, vì vậy
ngôi nhà có tên là “Nhà 54”. Người ở và làm việc tại ngôi nhà này gần 4 năm từ 1954 đến
giữa tháng 5 năm 1958. Sau đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh chuyển sang ở ngôi nhà sàn được
xây dựng trong khu vườn Phủ Chủ tịch phía bên kia bờ ao, nhưng hàng ngày Người vẫn
trở về nơi đây để dùng cơm và khám sức khoẻ định kỳ. Bởi vậy Nhà 54 là nơi gắn bó với
cuộc sống đời thường của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong suốt 15 năm cuối cùng của cuộc
đời.
Nhà 54 có ba phòng, phía giáp ao là phòng làm việc và cũng là nơi Người tiếp khách, ở
giữa là phòng ăn, cuối cùng là phòng ngủ. Mọi đồ dùng sinh hoạt của Người cùng với tài
liệu sách báo Người đang đọc, những món quà lưu niệm bạn bè quốc tế tặng Chủ tịch Hồ
Chí Minh vẫn được giữ nguyên, xếp đặt gọn gàng, hợp lý, khoa học như những ngày cuối
cùng của Người.
Tại phòng ăn của Chủ tịch Hồ Chí Minh hiện đang trưng bày một bộ đồ  ăn hàng ngày
của Người. Bữa cơm hàng ngày của Người chỉ vài ba món. Khi mời khách dùng cơm
thân mật. Người thường nhắc các đồng chí phục vụ nấu món ăn phù hợp khẩu vị của
khách để mọi người ngon miệng.
Trong phòng ngủ, đồ dùng sinh hoạt của Chủ tịch Hồ Chí Minh đơn giản, như mọi người
dân bình thường: một bộ bàn ghế để Người đọc sách ban đêm, một chiếc giường nhỏ đơn
giản không kiểu cách, cầu kỳ, chiếc tủ đựng quần áo. Trong tủ chỉ có vài ba bộ quần áo
Người mặc hàng ngày và bộ quần áo kaki Người dùng khi tiếp khách hoặc đi công tác...
Tổng số tài liệu hiện vật ở trong nhà 54 gần 400 đơn vị, riêng hiện vật thuộc chất liệu
giấy đã có hơn 300 đơn vị.
3.Nhà 67
Ngày 17 tháng 8 năm 1969, sau khi kiểm tra sức khoẻ cho Chủ tịch Hồ Chí Minh,
các bác sĩ đề nghị Người không lên xuống nhà sàn nữa. Theo lời đề nghị của bác sĩ,
Người chuyển hẳn xuống ở nhà 67.
Những tập sách báo tài liệu còn lại trên bàn làm việc tại căn phòng này Người đang
đọc dở, nhiều trang báo còn lưu lại bút tích của Người. Tờ báo, bản tin cuối cùng Người
xem được phát hành vào ngày 24 tháng 8 năm 1969.
 Từ ngày 25 tháng 8 năm 1969 trở đi, Chủ tịch Hồ Chí Minh lâm bệnh nặng, diễn
biến bệnh tình mỗi ngày một xấu và phức tạp. Ngôi nhà 67, theo quyết định của Bộ
Chính trị trở thành nơi điều trị bệnh cho Người. Các đồng chí trong Bộ Chính trị, các
giáo sư, bác sĩ đầu ngành tập trung về đây chăm lo sức khoẻ cho Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Các thiết bị y tế hiện đại nhất ở thời kỳ đó được đưa về đây để chữa bệnh cho Người.
Nằm trên giường bệnh nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh theo dõi, vẫn nắm tình hình đất
nước qua báo cáo của các đồng chí Bộ Chính trị, Trung ương khi các đồng chí về bên.
Người thường hỏi tin chiến trường miền Nam, tình hình lũ lụt ở miền Bắc. Người nhắc
nhở các đồng chí Trung ương phải quyết tâm giữ vững đê, bảo vệ dân, bảo vệ sản
xuất. Biết tin Trung ương muốn mời Người lên khu vực Ba Vì ( Sơn Tây) để tránh lũ lụt,
Người nói: "Bác đi chỉ được mình Bác, còn dân thì sao". Người quyết định ở lại cùng
đồng bào. Người mong muốn được gặp nhân dân trong ngày lễ quốc khánh.
Bệnh tình của Chủ tịch Hồ Chí Minh diễn biến ngày một trầm trọng, nhịp tim rối
loạn thất thường. Vì tổi cao, sức yếu Chủ tịch Hồ Chí Minh không vượt qua được cơn
bệnh hiểm nghèo. Ngày mùng 2 tháng 9 Người ra đi. Đồng hồ trên tủ nhỏ ở cạnh giường
và cuốn lịch treo tường dừng lại thời khắc Người đi xa: 9 giờ 47 phút ngày mùng 2 tháng
9 năm 1969 (ngày 21 tháng 7 năm Kỷ Dậu).
Những di vật còn lưu  lại ở nơi đây,những câu chuyện của các đồng chí lãnh đạo
Đảng, Nhà nước và các nhân chứng lịch sử kể lại về giờ phút cuối đời của Chủ tịch Hồ
Chí Minh  cho chúng ta cảm nhận sâu sắc những giá trị cao quý về phẩm chất một lãnh tụ
của nhân dân, về tình yêu sâu nặng, tha thiết của Người đối với nhân dân, đất nước.
 
Giàn hoa phủ chủ tịch
Trong cảnh quan hài hòa phía sân sau Phủ Chủ tịch, có một giàn hoa hình bán
nguyệt. Cấu trúc, tính triết lý, tính thẩm mỹ của giàn hoa này cùng những sự kiện lịch sử
đáng ghi nhớ đã diễn ra ở đây, tạo nên sức thu hút mạnh mẽ đối với mọi người khi đến
thăm.
Sân sau Phủ Chủ tịch có một khoảng trống chừng một trăm mét vuông, trải sỏi,
giữa có hình hoa 8 cánh lát gạch hoa. Bao quanh phía ngoài là giàn hoa hình bán nguyệt.
Giàn hoa này được dựng bởi 32 cột tròn, 8 cột vuông và các xà bằng bê tông đúc sẵn.
Giàn hoa sum suê với màu đỏ tím của hoa màu xanh của lá hòa quyện, làm giàn
hoa rực rỡ, tươi vui. Giàn hoa hòa nhập với cảnh quan khu vườn, khiến khu vườn càng
thêm đẹp.
Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xem báo và đọc tin tức vào buổi chiều dưới giàn
hoa Phủ Chủ tịch. Tấm ảnh Người đang xem báo ở giàn hoa này được chú thích bằng câu
thơ “Bác ngồi đó với cây chì đỏ/ Vạch đường đi từng bước, từng giờ”, mãi mãi là tấm
ảnh quý kỷ niệm về Bác Hồ, người mà chúng ta hằng ghi nhớ.
Chủ tịch Hồ Chí Minh thường tiếp khách dưới giàn hoa Phủ Chủ tịch. Giữa
khung cảnh tươi đẹp của hoa lá, cùng với sự tiếp đón giản dị nhưng rất đỗi thân mật và
chân tình của Người khiến buổi tiếp khách tràn đầy đầm ấm, thiên nhiên hòa quyện với
tình người.
Tháng 10 năm 1962, đoàn đại biểu Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam lần
đầu tiên chính thức ra thăm miền Bắc và được gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh. Dưới giàn hoa
Phủ Chủ tịch, Bác Hồ đã nghe các đại biểu trong đoàn kể về phong trào đấu tranh của
nhân dân miền Nam, về những tấm gương dũng cảm của cán bộ, quân giải phóng, về tinh
thần bất khuất, kiên cường bám đất, giữ làng, giữ nước của đồng bào, chiến sĩ miền Nam.
Bác ôm hôn thắm thiết mọi người trong đoàn và Người đã gửi đến miền Nam nỗi niềm
thương nhớ: “Hình ảnh miền Nam yêu quý luôn ở trong trái tim tôi”.
Tháng 10 năm sau, cũng tại giàn hoa Phủ Chủ tịch này, Bác Hồ cùng Bác Tôn
Đức Thắng gặp gỡ đoàn đại biểu Hội Lao động Giải phóng miền Nam ra thăm miền Bắc.
Cũng tại nơi đây, tháng 11 năm 1965, Bác Hồ đón tiếp đoàn đại biểu Anh hùng
các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam ra thăm miền Bắc. Buổi gặp mặt thật là thân
thiết, Bác như người cha đón các con đi xa lâu ngày mới có dịp trở về. Bác ân cần, thăm
hỏi sức khỏe và thành tích của từng người trong Đoàn. Mọi người báo cáo với Bác những
chiến công của quân và dân miền Nam.
Vào những dịp như Tết, kỷ niệm Ngày Quốc tế Thiếu nhi, Tết Trung thu, Bác Hồ
thường đón các cháu thiếu niên, nhi đồng vào vui chơi tại Phủ Chủ tịch. Dưới giàn hoa,
Bác xem các cháu múa, nghe các cháu hát, vui cùng các cháu chia bánh kẹo cho các cháu.
Các cháu chúc Bác những lời tốt đẹp và hứa làm tốt những lời Bác dạy, xứng đáng là
cháu ngoan của Bác. Những dịp có đoàn khách quốc tế đến thăm Việt Nam, Bác Hồ dành
giàn hoa Phủ Chủ tịch làm sân khấu ngoài trời để các cháu thiếu nhi biểu diễn văn nghệ
chào mừng khách.
Tại giàn hoa Phủ Chủ tịch, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp một số đoàn khách
quốc tế, trả lời phỏng vấn một số phóng viên nước ngoài.
Có người nước ngoài từng gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh, sau này trở lại Việt Nam,
đứng dưới giàn hoa này, đã xúc động nói: Chúng tôi không thấy có gì cách biệt giữa Chủ
tịch Hồ Chí Minh với chúng tôi. Người rất hiểu chúng tôi. Chúng tôi cảm thấy Người là
người anh, người bạn, người đồng chí và cũng là Bác Hồ của chúng tôi. Đó cũng là tình
cảm chung của khách nước ngoài đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh khi được gặp Người.

Nhà bếp A và nhà bếp B


Di tích bếp A là một trong những di tích quan trọng của Khu di tích lịch sử của Chủ tịch
Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch. Nơi đây đã lưu giữ những đồ dùng phục vụ bữa ăn hàng
ngày của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ngoài ra còn có một số đồ ăn Á, Âu để Người dùng tiếp
khách trong những dịp lễ, tết, mời cơm thân mật các nguyên thủ quốc gia hoặc gặp mặt
các cá nhân anh hùng, chiến sĩ thi đua có thành tích xuất sắc trong chiến đấu học tập hoặc
tiếp các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước cùng gia đình các đồng chí đó. Chăm lo đến
sức khoẻ của vị lãnh tụ tối cao của Đảng và Nhà nước là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng.
Các đồng chí trực tiếp phục vụ bữa ăn của Người luôn xác định đó là vinh dự và trách
nhiệm, thay mặt cho nhân dân cả nước chăm lo sức khoẻ cho Người. Trong gian bếp chủ
yếu là những đồ dùng đơn giản, bình thường như của nhiều gia đình người Việt Nam
như: bát canh, lọ đựng hạt tiêu, ấm pha chè, cối giã cua, chiếc xoong rim thịt,… bởi Chủ
tịch Hồ Chí Minh thích ăn những món ăn dân tộc, đậm đà hương vị quê hương như cá
kho gừng, cà muối, canh cua,…
Căn bếp A sử dụng từ năm 1955 đến tháng 7-1969 ngay sau khi Bác Hồ về ở Phủ Chủ
tịch. Hàng ngày, các đồng chí phục vụ nấu ăn ở bếp này và đưa sang phòng ăn Nhà 54
cho Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Sở thích của hai người khác
nhau như Chủ tịch Hồ Chí Minh thích ăn luộc và các món ăn dân tộc, còn Thủ tướng
thích ăn xào và các món ăn Âu.
Căn bếp A nằm trong dãy nhà mái ngói một tầng được xây dựng năm 1923, tường xây
gạch, vì kèo bằng thép. Diện tích 90m 2. Bếp được ốp gạch men trắng, có bệ nấu, bồn rửa
và tủ lưới đựng thức ăn, xung quanh có cửa sổ rộng, thoáng mát. Khi các phòng ở đầu
dãy nhà này được sửa chữa để làm nhà bếp nấu ăn phục vụ Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ
tướng Phạm Văn Đồng, những phòng này có vị trí sử dụng như sau:
- Vị trí 1: Nơi bảo quản thức ăn và đồ dùng phục vụ ăn uống của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Vị trí 2: Nơi nấu ăn phục vụ Chủ tịch Hồ Chí Minh từ năm 1955-1962.
- Vị trí 3: Nơi nấu ăn phục vụ Chủ tịch Hồ Chí Minh từ năm 1962 đến tháng 7-1969.
- Vị trí 4: Nơi để bếp đun than được sử dụng khi cần thiết.
Trong quá trình sử dụng nấu ăn phục vụ Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng Phạm Văn
Đồng, căn bếp được tu sửa để tạo điều kiện làm việc cho anh em phục vụ đỡ nóng bức,
vất vả, để đảm bảo điều kiện vệ sinh nơi nấu ăn phục vụ Hồ Chủ tịch như: bếp được mở
rộng thêm, mở thêm 3 cửa sổ, xây bồn rửa, bể nước chìm để dự trữ nước,…
Sau ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời không lâu, ngày 5-11-1969 các đồng chí ở Văn
phòng Phủ Chủ tịch đã lập bản danh sách các đồ dùng phục vụ Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Một số đồ dùng cần thiết đã bàn giao cho cấp dưỡng phục vụ Thủ tướng Phạm Văn Đồng
tiếp tục sử dụng. Số còn lại được bảo quản tại Khu di tích Phủ Chủ tịch. Trong di tích
hiện nay không trưng bày hiện vật mà toàn bộ số hiện vật được lưu giữ, bảo quản tại kho
cơ sở Bảo tàng Hồ Chí Minh. Tổng số hiện vật của di tích bếp A và bếp B là 248 loại,
gồm 2.304 hiện vật. Số hiện vật này bao gồm các chất liệu: gốm, sứ, thuỷ tinh, nhựa, kim
loại, đồ dệt, đồ mộc,… được phân chia làm 4 nhóm:
- Nhóm các hiện vật là đồ dùng trực tiếp phục vụ Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Nhóm các hiện vật là đồ dùng phục vụ Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp khách.
- Nhóm các hiện vật là quà tặng của các nơi gửi đến biếu Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Nhóm các hiện vật là quà tặng chuẩn bị để Chủ tịch Hồ Chí Minh đem tặng.

Đường Xoài
Có một con đường trong khu Di tích Phủ Chủ tịch có tên gọi được nhiều người biết
tới qua câu thơ đầy ấn tượng, xúc động trong bài "Theo chân Bác" của nhà thơ Tố Hữu:
"Anh dắt em vào cõi Bác xưa
Đường Xoài, hoa trắng nắng đu đưa"
Con đường rộng 5 mét, dài hơn 200 mét. Hai bên đường là hai hàng cây xoài cổ thụ,
bởi vậy, con đường mang tên “Đường xoài”.
Hàng ngày, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường tập thể dục vào mỗi buổi sáng và đi bách
bộ sau giờ làm việc buổi chiều trên con đường này. Đây cũng là con đường Người đi bộ
từ nhà sàn ra tiếp khách ở giàn hoa và Phủ Chủ tịch.
Đường xoài đã từng ghi dấu nhiều kỷ niệm đẹp và cảm động giữa Chủ tịch Hồ Chí
Minh với đồng bào, chiến sĩ miền Nam. Một trong những kỉ niệm đó là bức hình ghi lại
phút giây gặp gỡ đầu tiên giữa Chủ tịch Hồ Chí Minh với  Đoàn đại biểu anh hùng, chiến
sĩ thi đua các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam ra thăm miền Bắc vào ngày 15
tháng 11 năm 1965.

Ao Cá Bác Hồ
Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, hoà bình lập lại, từ chiến khu Việt Bắc, Chủ tịch
Hồ Chí Minh trở về Thủ đô Hà Nội tháng 10-1954. Các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà
nước mời Người ở ngôi nhà to đẹp của Phủ Toàn quyền Đông Dương trước đây, nhưng
Người đã từ chối. Người chọn cho mình một ngôi nhà cạnh bờ ao của người thợ điện đã
từng phục vụ Toàn quyền để ở, từ đó nhà này có tên là Nhà 54. Đến năm 1958, Đảng và
Nhà nước ta đã làm ngôi nhà sàn gỗ phía bên kia ao mời Người sang ở. Ao nước tù này
trước kia vốn bỏ hoang, cỏ dại và hoa súng mọc lan trên mặt nước, đáy hồ ngập rác bùn,
là nơi hươu nai của vườn Bách Thảo xuống uống nước. Sau khi về sống và làm việc ở
nhà sàn, Người đã gợi ý anh em phục vụ cải tạo nơi này thành ao nuôi cá để cải thiện đời
sống và làm cho môi trường thêm trong lành. Vâng lời Bác, anh em trong đơn vị bảo vệ
đã tổ chức dọn hồ. Sau một tuần, công việc nạo vét hồ đã xong. Bác vui vẻ khen ngợi tinh
thần lao động tích cực, khẩn trương của mọi người, sau đó Bác bảo cần làm thêm con
đường quanh hồ nữa. Khi đường làm xong, Bác nói vì phiên hiệu của đơn vị là E600, nên
đặt tên đường là đường sáu trăm. Và từ đó con đường được mang tên này để kỷ niệm
những ngày lao động phục vụ Bác.
Sau khi ao đã được dọn sạch, nạo vét và kè lại bờ thành ao nuôi cá với diện tích 3.320m2,
độ sâu trung bình là 2m, xung quanh bờ phía Đông Bắc xây tường, ở dưới tường xây đá.
Bờ phía Tây Nam xây xi măng thấp ngang với mặt đất, có nhịp cầu cong cong bắc qua eo
nước hẹp, xung quanh hồ có nhiều cây bụt mọc (thuộc họ bách xanh) chạy men theo bờ
nước, rễ cây mọc nổi lô nhô như hàng trăm pho tượng Phật. Cá được thả ở đây là cá rô
phi, chép, mè, trôi, trắm cỏ,... Trong hồ còn phát triển khá nhiều loại trai, nhiều con đã
kết ngọc. Riêng cá trắm phát triển rất nhanh và to, có lần anh em đánh được con cá trắm
nặng 24kg. Vì Bác nói rằng nuôi cá phải chọn loại dễ nuôi, mau lớn và sinh sản nhiều.
Đó là những loại cá có giá trị kinh tế của nước ta. Phương châm đó của Người là một bài
học lớn cho cán bộ ngành thuỷ sản suy nghĩ trong công tác nghiên cứu của ngành mình
gắn với quan điểm kinh tế, đem lại lợi ích thiết thực cho phong trào sản xuất của quần
chúng.
Bác chăm đàn cá rất chu đáo. Hàng ngày, sau giờ làm việc buổi chiều là lúc Bác cho cá
ăn.Trong không gian yên tĩnh của khu vườn, Bác thanh thản ngồi bên cầu ao vỗ tay mấy
lần gọi cá, đàn cá nghe được tín hiệu bơi về tập trung tại cầu ao đớp mồi ăn. Thức ăn chủ
yếu cho cá thường là cám, ngoài ra buổi sáng lúc ăn điểm tâm, Bác để lại  một lát bánh
mỳ, cơm được anh em phục vụ phơi khô đựng vào chiếc hộp để cạnh cầu ao. Bác nhớ đặc
điểm của từng con cá chép đỏ nên có lần sau khi đi công tác về, Bác hỏi đồng chí Vũ Kỳ
- thư ký riêng của Bác - xem tại sao không thấy con cá gáy đỏ của Bác về ăn như mọi
khi? Mấy hôm sau Bác rất vui kể rằng con cá gáy đỏ lại đã trở về rồi. Bác còn chú ý bảo
vệ đàn cá, những năm trời rét đậm Bác nhắc anh em kiếm bèo tây về ngăn vào một góc ở
hướng Bắc để che gió lùa và cho cá có nơi trú ẩn. Cá Bác nuôi rất mau lớn, đàn cá rô phi
sản lượng mỗi năm một tăng nên đã góp phần đáng kể vào việc cải thiện bữa ăn. Cứ mỗi
khi có khách trong nước hay nước ngoài được Bác mời cơm thì món ăn “cây nhà lá
vườn” là cá Bác tự tăng gia. Hàng năm cứ vào những ngày lễ hoặc Tết cổ truyền, Bác lại
nhắc anh em phục vụ bắt một số cá lên làm quà biếu các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà
nước, đồng thời tặng anh em trong đơn vị bảo vệ cùng các gia đình trong cơ quan. Từ
ngày Bác đi xa, các đồng chí lãnh đạo của Bảo tàng Hồ Chí Minh và Khu di tích Chủ tịch
Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch cùng với ngành thuỷ sản trực tiếp trông nom ao cá, vẫn giữ
nguyên truyền thống tốt đẹp và cảm động này vào ngày sinh nhật Bác 19-5 hàng năm.
Việc giữ gìn và phát triển đàn cá Bác Hồ vừa có ý nghĩa lịch sử vì nó gắn  liền với cuộc
sống đời thường của Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời, vừa là cảnh quan, môi trường
sinh thái hấp dẫn khách thăm quan, vì vậy ao cá đã được tu sửa hàng năm. Ngoài ra, với
sự giúp đỡ về kỹ thuật của Trung tâm nghiên cứu Thuỷ sản Đình Bảng nên sản lượng cá
mỗi năm một tăng. Năm 1987 đã nạo bùn, rắc vôi bột xuống lòng ao. Năm 1993 vét bùn,
sửa hệ thống cống thoát nước, độ sâu bùn lấy đi trung bình 0,60m, phơi hong ao rồi đóng
cọc tre đáy ao, xây bờ rãnh thoát nước ở đuôi ao, kè đá đáy ao và kè bãi bê tông. Năm
1998 dùng máy để hút hết bùn ở đáy ao. Năm 2003 xây lại kè xung quanh bờ, thay lại hệ
thống thoát nước, lắp thêm 2 máy sục khí đáy ao.

You might also like