You are on page 1of 4

Tiểu sử củ a HỒ CHÍ MINH

- Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 2/9/ 1969), tên khai sinh Nguyễn


Sinh Cung, còn được biết với tên gọi thân mật Bác Hồ. Quê
ngoại là làng Hoàng Trù, huyện Nam Đàn. Quê nội của Bác:
làng Kim Liên
- Cha Bác là một nhà Nho tên là Nguyễn Sinh Sắc (1862–1929),
từng đỗ Phó bảng. Mẹ Bác là bà Hoàng Thị Loan (1868–1901).
Nguyễn Sinh Cung có một người chị là Nguyễn Thị Thanh (sinh
năm 1884), một người anh là Nguyễn Sinh Khiêm (sinh năm
1888, tự Tất Đạt, còn gọi là Cả Khiêm) và một người em trai
mất sớm là Nguyễn Sinh Nhuận (1900–1901), tên khi mới lọt
lòng là Xin).
- Bác là một nhà cách mạng và chính khách người Việt Nam.
Bác là người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, từng là Chủ tịch nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hoà từ 1945–1969, Thủ tướng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong
những năm 1945–1955, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động
Việt Nam từ 1956–1960, Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt
Nam từ năm 1951 cho đến khi qua đời.
- Hồ Chí Minh đã đi qua nhiều quốc gia và châu lục, Người được cho là đã sử dụng
50 đến 200 bí danh khác nhau. Về mặt tư tưởng chính trị, Hồ Chí Minh là một
người theo chủ nghĩa Marx–Lenin. Người là nhà lãnh đạo phong trào độc lập Việt
Minh tiến hành Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Người cũng là người đã soạn
thảo, đọc bản Tuyên ngôn độc lập thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, và
trở thành Chủ tịch nước sau cuộc tổng tuyển cử năm 1946. Trong giai đoạn diễn
ra chiến tranh Đông Dương và chiến tranh Việt Nam, Hồ Chí Minh là nhân vật chủ
chốt trong hàng ngũ lãnh đạo của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Dân
tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Năm 1975, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chiến
thắng, hai miền Việt Nam được thống nhất, dẫn đến sự ra đời của nhà nước Cộng
hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam vào năm 1976
- Tuy Bác là chủ tịch của một nước nhưng đời sống sinh hoạt hằng ngày cũng
chẳng khác mấy so với người thường. Bác sống trong một căn nhà sàn. Bữa ăn
đạm bạc của Bác đã được nhận xét là rất giản dị và đơn sơ với thức ăn đạm bạc,
mộc mạc, dân dã như bao người dân Việt Nam khác và theo Thủ tướng Phạm Văn
Đồng, người đã nhiều lần ăn chung với Bác, nhận xét Bác ăn vừa đủ không bỏ
món thừa và ăn không sót một hột cơm vì tôn trọng thành quả lao động của nông
dân. Hồ Chí Minh là người rất chăm tập thể dục và thích chăm sóc cây cối, là
người có cuộc sống khá điều độ, tuy có tật hút thuốc lá đến 2 năm cuối đời mới
bỏ được.
Tưởng niệm trong nước
+ Khu Di tích Phủ Chủ tịch là nơi Hồ Chí Minh sống và làm việc lâu nhất trong
cuộcđời hoạt động cách mạng của Bác (19/12/1954-2/9/1969)

Bảo tàng Hồ Chí Minh tại Hà Nội

Bến Nhà Rồng tại Thành phố Hồ Chí Minh


Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tại thành phố Sa Đéc.
Tên Hồ Chí Minh còn được đặt cho các giải thưởng và huân chương cao quý của
Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam: Huân chương Hồ Chí Minh là
huân chương bậc cao thứ nhì của Nhà nước; Giải thưởng Hồ Chí Minh là giải
thưởng cao quý nhất dành cho những cống hiến trong các lĩnh vực khoa học và
công nghệ. "Cháu ngoan Bác Hồ" là danh hiệu dành cho các thiếu nhi có thành
tích cao trong học tập và hoạt động xã hội. Hai tổ chức chính của thanh thiếu niên
Việt Nam: Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ
Chí Minh.
Quốc tế
Tại các quốc gia khác cũng có các nhà lưu niệm về Hồ Chí Minh ở Pháp hoặc Anh
(khách sạn Carlton – nơi Hồ Chí Minh từng cào tuyết kiếm sống - được gắn 1 tấm
bảng kỷ niệm ông), Thái Lan (nhà lưu niệm Hồ Chí Minh do Việt kiều tại đây quyên
góp xây dựng).
- Hồ Chí Minh cũng là nhà văn, nhà thơ và nhà báo với nhiều tác phẩm viết bằng
tiếng Việt, tiếng Hán và tiếng Pháp
+) bản Tuyên ngôn Độc lập
+) Đường kách mệnh (1927).
+) Các truyện ngắn: Pari (1922, Nhân đạo), Lời than vãn của bà Trưng trắc (1922,
Nhân đạo), Con người biết mùi hun khói (1922, Nhân đạo), Vi hành (1923, Nhân
đạo), Đoàn kết giai cấp (1924, Người cùng khổ), Con rùa (1925, Người cùng khổ),
Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu (1925, Người cùng khổ)
+) Nhật ký trong tù (1942, thơ).
- Hồ Chí Minh là nguồn cảm hứng cho nhiều nhạc sĩ, nhà thơ sáng tác nhiều tác
phẩm.
Âm nhạc
Bài hát "Ca ngợi Hồ Chủ tịch" của nhạc sĩ Văn Cao, Bài hát "Ca ngợi Hồ Chủ tịch"
của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước, Bài hát "Người là niềm tin tất thắng" của nhạc sĩ Chu
Minh, Bài hát "Bác Hồ, một tình yêu bao la" của nhạc sĩ Thuận Yến, Bài hát "Hồ Chí
Minh đẹp nhất tên người" của nhạc sĩ Trần Kiết Tường
Thơ, văn, tuyển tập
Bài thơ "Người đi tìm hình của nước" của nhà thơ Chế Lan Viên
Bài thơ "Bác ơi" của Tố Hữu, sáng tác ngày 6 tháng 9 năm 1969, ngay sau khi Chủ
tịch Hồ Chí Minh qua đời
Bài thơ "Việt Bắc" của Tố Hữu

You might also like