You are on page 1of 4

1.Trình bày khái quát về quê hương và gia đình Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Vì sao nói
Bác Hồ sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước? ( Quê nội, quê ngoại, điều
kiện, các thành viên trong gia đình ( tên thôi ) )

Chủ tịch Hồ Chí Minh, thời thiếu niên tên là Nguyễn Sinh Cung, sinh ngày 19/05/1890,
tại quê ngoại là làng Hoàng Trù, xã Chung Cự, tổng Lâm Thịnh, huyện Nam Đàn, tỉnh
Nghệ An (nay là xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An). Quê nội ông ở làng Kim
Liên (làng Sen) cùng chung một xã Chung Cự. Đây là vùng quê giàu truyền thống văn
hiến và cách mạng.
- Cha của Người là Nguyễn Sinh Sắc (Nguyễn Sinh Huy), sinh năm 1862, mất năm
1929, quê ở làng Kim Liên (thường gọi là làng Sen) cùng thuộc xã Chung Cự, nay
là xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Ông Nguyễn Sinh Sắc xuất thân
từ gia đình nông dân, là con của ông Nguyễn Sinh Nhậm và bà Hà Thị Hy, lớn lên trong
một môi trường Nho học dưới sợ dạy dỗ của nhà Nho ,mồ côi cha mẹ sớm, từ nhỏ đã
chịu khó làm việc và ham học. Vì vậy, ông được nhà Nho Hoàng Xuân Đường ở
làng Hoàng Trù xin họ Nguyễn Sinh đem về nuôi. Mẹ của Người là Hoàng Thị
Loan, Chị của Người là Nguyễn Thị Thanh, còn có tên là Nguyễn Thị Bạch Liên,
Anh của Người là Nguyễn Sinh Khiêm, còn có tên là Nguyễn Tất Đạt, Em của
Người là bé Xin, sinh năm 1900, vì ốm yếu nên sớm qua đời
- Cả cha và ông ngoại đều là nhà nho yêu nước , gia đình chịu ảnh hưởng, nề nếp
của nho giáo, gia đình có tinh thần và cũng than gia nhiều hoạt động yêu nước
chống pháp.

2. Khái niệm và quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh


Phân tích khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh. Vì sao nói đến năm 1930, tư tưởng
Hồ Chí Minh hình thành cơ bản?
- Tư tưởng là sự khái quát hiện thực ý thức con người
- Một người xứng đáng là một nhà tư tưởng, theo Lênin khi người đó biết giải
quyết trước người khác tất cả các vấn đề chính trị sách lược, các vấn đề tổ
chức, về những yếu tố vật chất của phong trào không phải một cách tự phát.
- “TTHCM là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề
cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển
sáng tạo của chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế
thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh
hoa văn hóa nhân loại. TTHCM soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân
ta giành thắng lợi, là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và nhân dân ta”.
- Quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh:
- Được chia thành 5 thời kì:
- 1 Thời kì trước năm 1911: hình thành tư tưởng yêu nước và chí hướng cứu
nước:
- - Nhân tố gia đình hình thành tư tưởng và ý chí từ nhỏ về sau nâng lên thành tư
tưởng cốt lõi trong đường lối chính trị của mình.
- - Đồng thừi, Nghệ Tĩnh, nơi Người sinh ra vừa giàu truyền thống văn hóa, vừa
giàu truyền thống lao động, đấu tranh chống ngoại xâm cũng đã tạo nên bản chất
con người của chủ tịch Hồ Chí Minh.
- - Sinh ra và lớn lên trong thời kì đất nước nhiều biến đổi, nên chúng kiến cuộc
sống nghèo khổ, bị áp bức, bóc lột đến cùng cực của đồng bào mình và sự bất lực
của các sĩ phu thời bấy giờ đã dấy lên niềm tin lớn trên đường tìm đến con đường
mới cho đất nước
- 2 Thời kì 1911 – 1920: tìm thấy con đường cứu nước, giải phóng dân tộc
- Năm 1911, Nguyễn Tất Thành rời tổ quốc sang Phương Tây tìm đường cứu nước
- Đồng cảm với nỗi đau mất nước với các dân tọc khác hình thành lí tưởng “bốn bể
đều là anh em” và khát vọng đoàn kết cùng thoát khỏi ách thống trị của chủ nghĩa
đế quốc.
- Cùng với sự ham học hỏi và khát vọng đấu tranh Người đã tìm ra con đường giải
phóng dân tộc.
- 3 Thời kì 1921 – 1930: hình thành cơ bản tư tưởng về cách mạng Việt Nam
- Trong khoảng thời gian này tư tưởng Hồ Chí Minh vè cách mạng Việt Nam đã
hình thành cơ bản
- Thể hiện qua các bài tố cáo chủ nghĩa thực dân,
- Nhận thức được mối quan hệ mật thiết giữa cách mạng thuộc địa và cách mạng vô
sản ơt chính quốc, đồng thời khẳng định cách mạng giải phóng dân tộc thuộc địa,
giải phóng dân tộc thuộc địa là một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới.
- 4 Thời kì 1930 – 1945: vượt qua thử thách, kiên trì giữ vũng lập trường cách
mạng
- Đây là thời kì quốc tế cộng sản bị chi phối nặng bởi khuynh hướng “tả”  kiên
quyết với con đường đã chọn
- Luôn theo dõi tình hình trong nước và chỉ đạo để cách mạng Việt Nam tiếp tục
tiến lên
- Thắng lợi Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập
nagfy 2/9/1945 khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
- 5 Thời kì 1945 – 1969: Tư tưởng Hồ Chí Minh tiếp tục phát triển, hoàn thiện
- 23/9/1945 thực dân Pháp tiếp tục xâm lược nước ta
- Người vạch ra nhiệm vụ vừa kháng chiến vừa kiến quốc
- 1954, kháng chiến chống Pháp thắng lợi, miền Bác hoàn toàn được giải phóng,
nhưng đất nước vẫn chia cắt bởi sự xâm lược của Mỹ, Người đề ra nhiệm vụ:
miền Bắc thực hiện cách mạng xã hội chủ nghĩa, miền Nam thực hiện cách mạng
dân tộc

 Phân tích: Trong định nghĩa này đã làm rõ được các điểm sau
- Một là bản chất cách mạng, khoa học của TTHCM : Đó là hệ thống các quan
điểm lý luận, phản ánh những vấn đề có tính quy luật của cách mạng Việt
Nam, TTHCM cùng với chủ nghĩa Mác Leennin là nền tảng tư tưởng, kim
chỉ nam cho hành động của đảng và dân tộc VN.
- Hai là nguồn gốc tư tưởng lí luận của TTHCM: chủ nghĩa Mác-Lenin, giá trị
văn hóa dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại.
- Ba là nội dung cơ bản của tư tưởng HCM bao gồm những vấn đề liên quan
trực tiếp đến cách mạng Việt Nam.
- Bốn là giá trị, ý nghĩa, sức hấp dẫn, sức sống lâu bền của TTHCM: soi
đường thắng lợi cho cách mạng VN, tài sản tinh thân lớn của đảng và dân
tộc.
** Đến năm 1930 TTHCM cơ bản hoàn thành vì:
-Trong giai đoạn từ 1921 đến 1930, Nguyễn Ái Quốc có những hoạt động thực tiễn
và hoạt động lý luận hết sức phong phú, sôi nổi trên địa bàn nước Pháp (1921 –
1923), Liên Xô (1923 – 1924), Trung Quốc (1924 – 1927), Thái Lan (1928 –
1229). Trong khoảng thời gian này, tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng Việt Nam
đã hình thành về cơ bản.
 - Giai đoạn này đã hình thành nên tư tưởng về cách mạng giải phóng dân tộc
ở Việt Nam:
+ Kẻ thù
+ Con đường cách mạng
+ Mối quan hệ giữa cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng vô sản
+ Tính chất cách mạng
+ Lực lượng cách mạng
+ Vai trò của Đảng
+ Phương pháp cách mạng

3. Các tiêu chí trong quan niệm của Hồ Chí Minh về quyền độc lập, tự do
Phân tích các câu nói và liên hệ trách nhiệm bản thân.
- Theo TTHCM độc lập dân tộc phải là độc lập thực sự, độc lập hoàn toàn với
5 tiêu chí:
- + Độc lập về mọi mặt
- + Độc lập dân tộc phải gắn liền với hoà bình chân chính
- + Độc lập phải gắn với thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ
- + Độc lập phải gắn liền với quyền tự quyết
- + Độc lập phải gắn với ấm no, tự do, hạnh phúc của nhân dân
 Sẽ có bài tập về câu nói của HCM liên quan đến 1 trong 5 tiêu chí/ Liên
hệ bản thân.

You might also like