You are on page 1of 108

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG CAO ĐẲNG DU LỊCH NHA TRANG

GIÁO TRÌNH

MÔ ĐUN: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ


DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI – DỊCH VỤ
NGÀNH: QUẢN TRỊ NHÀ HÀNG
TRÌNH ĐỘ: SƠ CẤP

Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ


……ngày……..tháng……năm……của...........................................

Khánh Hòa, năm 2023


BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƯỜNG CAO ĐẲNG DU LỊCH NHA TRANG

GIÁO TRÌNH

MÔ ĐUN: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ


DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI – DỊCH VỤ
TRÌNH ĐỘ: SƠ CẤP

Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ


……ngày……..tháng……năm……của...........................................

Tham gia biên soạn:


ThS. Đoàn Xuân Nhân (chủ biên)
ThS. Nguyễn Thái Hoàng Giang
CN. Hà Thị Sa

Khánh Hòa, năm 2023


TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN

Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép
dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh
thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
LỜI GIỚI THIỆU

Ngày nay các Bar kinh doanh đồ uống là một loại hình dịch vụ đã chiếm được
chỗ đứng quan trọng trong dịch vụ ẩm thực. Xã hội ngày càng có nhiều sự kiện có nhu
cầu phục vụ ăn uống ở mức sang trọng thì loại hình kinh doanh đồ uống càng được các
doanh nghiệp du lịch quan tâm.
Một số nhà hàng, khách sạn hoặc các quầy Bar kinh doanh độc lập đã thật sự
thành công, thu được lợi nhuận cao, song cũng có nhiều nhà hàng, khách sạn không
được khách hàng lựa chọn. Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, song yếu tố quyết định
vẫn là khả năng nhận biết nhu cầu khách hàng, kỹ năng pha chế chưa chuyên nghiệp và
cách thức tổ chức, quản lý hiệu quả.
Bên cạnh đó, kinh doanh Bar đang trở nên thịnh hành với sự xuất hiện của ngày
càng nhiều các Bar kinh doanh độc lập, Bar trong khách sạn và nhà hàng lớn với thực
khách đa phần là người nước ngoài. Nhu cầu về nghề bartender trở nên "nóng" hơn bao
giờ hết.
"Nóng" ở đây có 2 lý do. Thứ nhất là do nhu cầu thực sự của các nhà hàng,
khách sạn, quán bar. Thứ hai là do có quá ít bartender thành thục và chuyên nghiệp ở
Việt Nam. Hiện có khá nhiều bạn trẻ theo học các khoá đào tạo bartender nhưng số
lượng người thành công không có nhiều.
Môn đun Pha chê và phục vụ đồ uống có cồn được xem là môn học cốt yếu
thuộc chuyên ngành sơ cấp Nghiệp vụ Nhà hàng , nghiệp vụ pha chế đồ uốngtại các
trường chuyên đào tạo Du lịch. Mô đun này trang bị những kiến thức, kỹ năng chế đồ
uống giúp người học tiếp cận và rèn luyện các các kỹ năng nghề nghiệp trong lĩnh vực
Nhà hàng nói chung và nghề pha chế đồ uống nói riêng.
Kết cấu giáo trình gồm có 3 bài:
Bài 1: Nhận diện các loại đồ uống có cồn
Bài 2: Rèn luyện phương pháp pha chế và trang trí cocktail
Bài 3: Pha chế các loại đồ uống có cồn
Với những kiến thức được học kết hợp với kinh nghiệm thực tiễn, chúng tôi
biên soạn cuốn giáo trình này nằm trong kế hoạch biên soạn giáo trình của Trường và
Khoa QTNH&CBMA nhằm đáp ứng nhu cầu dạy và học của các trường và học sinh,
sinh viên. Tuy nhiên giao trình không thể đề cập hết mong muốn của người học, người
đọc do trong chương trình đào tạo còn có các môn học liên quan như Nghiệp vụ nhà
hàng, Quản trị nhà hàng, v.v....
Người biên soan đã tham khảo nhiều tài liệu trong và ngoài nước để mạnh dạn
biên soạn giáo trình này nhằm đáp ứng nhu cầu giảng dạy và học tập của Giảng viên,
sinh viên thuộc Khoa QTNH&CBMA.
Tuy nhiên, trong quá trình biên soạn không tránh những thiếu sót, người biên
soạn mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các độc giả, các nhà khoa
học, các chuyên gia trong ngành du lịch...để giáo trình ngày càng hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Phạm Hồng Truyền
1

MỤC LỤC

I. Vị trí, tính chất môn học............................................................................................5


II. Mục tiêu môn học .....................................................................................................5
III. Nội dung môn học ...................................................................................................6
1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian ..................................................................6
2. Nội dung chi tiết ........................................................................................................7
IV. Điều kiện thực hiện môn học ................................................................................14
1. Phòng học chuyên môn hóa/ nhà xưởng .................................................................15
2. Trang thiết bị, máy móc ..........................................................................................15
3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu ..........................................................................15
4. Các điều kiện khác ..................................................................................................15
V. Nội dung và phương pháp đánh giá ......................................................................15
1. Nội dung: .................................................................................................................15
2. Phương pháp ............................................................................................................16
2.1. Tiêu chí đánh giá các chương: Theo quy định về đánh giá của trường. ............16
2.2. Kiểm tra, đánh giá quá trình:..............................................................................16
2.3. Thi kết thúc môn học: ........................................................................................17
VI. Hướng dẫn thực hiện môn học .............................................................................17
1. Phạm vi áp dụng môn học .......................................................................................17
2. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập môn học .......................................17
3. Những trọng tâm cần chú ý: ....................................................................................17
4. Tài liệu tham khảo ...................................................................................................17
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH ........................................................................................................................19
1. Mục tiêu của chương: ..............................................................................................19
2. Nội dung chương ......................................................................................................19
3. Nội dung chi tiết .......................................................................................................19
1.1. Khái niệm, đối tượngvà nhiệm vụ của phân tích hoạt động kinh tế .......................20
1.1.1. Khái niệm phân tích hoạt động kinh doanh .....................................................20
1.1.2. Đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh ...............................................20
1.1.3. Nhiệm vụ của phân tích hoạt động kinh tế ......................................................22
1.2. Các phương pháp phân tích hoạt động kinh doanh ...............................................23
1.2.1 Các phương pháp phân tích ..............................................................................23
1.2.1.1. Phương pháp so sánh .................................................................................23
1.2.1.2. Phương pháp thay thế liên hoàn .................................................................25
1.2.1.3 Phương pháp số chênh lệch ........................................................................28
1.2.1.4. Phương pháp liên hệ cân đối .....................................................................28
1.2.2. Tổ chức công tác phân tích hoạt động kinh doanh ..........................................31
1.2.2.1.Chuẩn bị phân tích ......................................................................................31
1.2.2.2. Bước phân tích và lập báo cáo phân tích ...................................................31
1.2.2.3. Công bố những số liệu và kết quả phân tích và tổ chức hội nghị phân tích
.......................................................................................................................................31
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH DOANH THU BÁN HÀNG TRONG
DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI - DỊCH VỤ ......................................................33
1. Mục tiêu của chương ...............................................................................................33
2. Nội dung chương ......................................................................................................33
2

2.1. Mục đích phân tích và nguồn số liệu phân tích ....................................................33
2.1.1. Mục đích phân tích ..........................................................................................33
2.1.2 Nguồn số liệu phân tích....................................................................................33
2.2. Phân tích doanh thu bán hàng theo nghiệp vụ kinh doanh ...................................34
2.2.1. Mục đích phân tích ..........................................................................................34
2.2.2. Phương pháp phân tích ....................................................................................34
2.3. Phân tích doanh thu theo nhóm hàng và những mặt hàng chủ yếu ......................36
2.3.1. Mục đích phân tích ..........................................................................................36
2.3.2 Phương pháp phân tích .....................................................................................36
2.4. Phân tích doanh thu bán hàng theo phương thức bán ..........................................37
2.4.1 Mục đích phân tích ...........................................................................................37
2.4.2 Phương pháp phân tích .....................................................................................38
2.5. Phân tích doanh thu bán hàng theo phương thức thanh toán ...............................39
2.5.1 Mục đích phân tích ...........................................................................................39
2.5.2 Phương pháp phân tích .....................................................................................39
2.6. Phân tích doanh thu bán hàng theo đơn vị trực thuộc ..........................................41
2.6.1. Mục đích phân tích ..........................................................................................41
2.6.2 Phương pháp phân tích .....................................................................................41
2.7. Phân tích doanh thu bán hàng theo quý................................................................43
2.7.1 Mục đích phân tích ...........................................................................................43
2.7.2 Phương pháp phân tích .....................................................................................43
2.8. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu bán hàng ..................................44
2.8.1. Phân tích mức độ ảnh hưởng của số lượng hàng bán và đơn giá bán .............44
2.8.2 Phân tích mức độ ảnh hưởng của số lượng lao động và năng suất lao động đến
doanh thu bán hàng ........................................................................................................45
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH MUA HÀNG TRONG DOANH
NGHIỆP THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ .........................................................................48
1. Mục tiêu của chương ...............................................................................................48
2. Nội dung chương ......................................................................................................48
2.1. Mục đích phân tích và nguồn số liệu phân tích ....................................................48
2.1.1 Mục đích phân tích ...........................................................................................48
2.1.2 Nguồn số liệu phân tích....................................................................................49
2.2. Phân tích tình hình mua hàng theo nhóm, mặt hàng và những mặt hàng chủ yếu
.......................................................................................................................................49
2.2.1 Mục đích phân tích ...........................................................................................49
2.2.2 Phương pháp phân tích .....................................................................................49
2.3. Phân tích tình hình mua hàng có liên hệ đến tình hình bán ra .............................50
2.3.1 Mục đích phân tích ...........................................................................................50
2.3.2 Phương pháp phân tích .....................................................................................50
2.4.2 Phương pháp phân tích .....................................................................................53
2.5. Phân tích tình hình mua hàng theo nhu cầu sử dụng ............................................54
2.5.1 Mục đích phân tích ...........................................................................................54
2.5.2 Phương pháp phân tích .....................................................................................54
2.6. Phân tích tình hình mua vào, bán ra trong mối liên hệ với xác định kết quả .......54
2.6.1 Mục đích phân tích ...........................................................................................54
2.6.2 Phương pháp phân tích .....................................................................................54
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHI PHÍ TRONG DOANH NGHIỆP
THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ ..........................................................................................56
3

1. Mục tiêu của chương ...............................................................................................56


2. Nội dung chương ......................................................................................................56
2.1. Khái niệm, phân loại chi phí và nguồn số liệu phân tích .....................................56
2.1.1. Khái niệm, phân loại chi phí và nguồn số liệu phân tích ................................56
2.1.2 Nguồn số liệu sử dụng trong phân tích chi phí và kinh doanh thương mại .....57
2.2. Phân tích chung tình hình chi phí trong mối liên hệ với doanh thu .....................57
2.2.1. Mục đích phân tích ..........................................................................................57
2.2.2. Phương pháp phân tích ....................................................................................57
2.3. Phân tích tình hình chi phí theo các chức năng hoạt động ...................................59
2.3.1 Phân tích tổng hợp theo chi phí các chức năng hoạt động ...............................59
2.3.1.1. Mục đích phân tích.....................................................................................59
2.3.1.2. Phương pháp phân tích ..............................................................................60
2.3.2. Phân tích chi phí mua hàng .............................................................................60
2.3.2.1. Mục đích phân tích.....................................................................................60
2.3.2.2. Phương pháp phân tích ..............................................................................61
2.3.3 Phân tích cước phí vận chuyển của doanh nghiệp thương mại ........................61
2.3.4. Phân tích chi phí bán hàng ..............................................................................62
2.3.5. Phân tích chi phí dịch vụ mua ngoài của doanh nghiệp ..................................64
2.3.6. Phân tích chi phí quản lý doanh nghiệp ..........................................................65
2.4. Phân tích tình hình sử dụng chi phí tiền lương ....................................................65
2.4.1 Mục đích phân tích ...........................................................................................65
2.4.2 Phương pháp phân tích .....................................................................................66
2.4.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quỹ lương thời gian ..............................67
CHƯƠNG 5: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH KẾT QUẢ KINH DOANH VÀ PHÂN
PHỐI KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI
DỊCH VỤ ......................................................................................................................69
1. Mục tiêu của chương ...............................................................................................69
2. Nội dung chương ......................................................................................................69
2.1. Mục đích phân tích và nguồn số liệu phân tích ....................................................69
2.1.1 Mục đích phân tích ...........................................................................................69
2.1.2 Nguồn số liệu phân tích....................................................................................70
2.2. Phân tích tổng hợp tình hình kết quả kinh doanh của doanh nghiệp ...................70
2.2.1 Mục đích phân tích ...........................................................................................70
2.2.2 Phương pháp phân tích .....................................................................................71
2.3. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh ..............................................................72
2.3.1 Phân tích chung kết quả của hoạt động kinh doanh .........................................72
2.3.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh ......73
2.3.3. Phân tích kết quả hoạt động đầu tư tài chính ..................................................76
2.4. Phân tích kết qủa hoạt động khác .........................................................................77
2.4.1. Mục đích phân tích: .........................................................................................77
2.4.2. Phương pháp phân tích ....................................................................................77
2.5. Phân tích tình hình phân phối kết quả kinh doanh của doanh nghiệp ..................78
2.5.1 Mục đích phân tích ...........................................................................................78
2.5.2 Phương pháp phân tích .....................................................................................78
CHƯƠNG 6: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TRONG DOANH
NGHIỆP THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ .........................................................................81
1. Mục tiêu của chương ...............................................................................................81
2. Nội dung chương ......................................................................................................81
4

2.1. Nhiệm vụ phân tích và nguồn số liệu phân tích ...................................................81


2.1.1 Nhiệm vụ phân tích ..........................................................................................81
2.1.2 Nguồn số liệu phân tích....................................................................................85
2.2. Phân tích tổng hợp tình hình tài chính doanh nghiệp thương mại dịch v ............85
2.2.1 Phân tích sự biến động vả cơ cấu của vốn trong mối liên hệ với doanh thu và
kết quả kinh doanh .........................................................................................................85
2.2.2. Phân tích cơ cấu nguồn vốn doanh nghiệp......................................................86
2.3. Phân tích tình hình quản lý và sử dụng tài sản của doanh nghiệp .......................88
2.3.1. Phân tích tình hình tài sản lưu động ................................................................88
2.3.2. Phân tích tình hình tài sản cố định ..................................................................89
2.5. Phân tích tình hình huy động nguồn vốn kinh doanh ...........................................92
2.5.1 Phân tích tình hình công nợ phải trả ................................................................92
2.5.2 Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp ..........94
2.5.3 Phân tích tình hình nguồn vốn chủ sở hữu .......................................................97
2.6. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.........................................................98
2.6.1 Khái niệm hiệu quả kinh doanh và ý nghĩa nâng cao hiệu quả kinh doanh .....98
2.6.2. Các chỉ tiêu phân tích tổng hợp hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ................99
2.6.3 Các chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động ..................................100
2.6.4 Các chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định và vốn đầu tư..............101
5

CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC

Tên môn học: Phân tích hoạt động kinh tế doanh nghiệp thương mại và dịch vụ
Mã môn học: MH10
Thời gian thực hiện môn học: 45 giờ (Lý thuyết: 30 giờ; Thực hành, thí nghiệm, thảo
luận, bài tập: 13; Kiểm tra: 2 giờ)

I. Vị trí, tính chất môn học

- Vị trí: Phân tích hoạt động kinh doanh là môn học thuộc nhóm kiến thức cơ sở
trong chương trình khung đào tạo trình độ Cao đẳng nghề “Quản trị nhà hàng”.
- Tính chất
+ Phân tích hoạt động kinh doanh là môn học lý thuyết.
+ Đánh giá kết thúc môn học bằng hình thức kiểm tra hết môn.

II. Mục tiêu môn học

- Kiến thức
+ Nhận biết được các đối tượng nghiên cứu của phân tích hoạt động kinh doanh
trong doanh nghiệp.
+ Xác định được những nội dung cần phân tích, các phương pháp phân tích và
tiến trình tổ chức phân tích.
+ Vận dụng được các kiến thức cơ sở và chuyên môn của kinh tế, kế toán, tài chính
thống kê để phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến đối tượng cần phân tích.
- Kỹ năng
+ Xây dựng được các phương trình kinh tế khoa học phù hợp với từng đối tượng
cần phân tích.
+ Lựa chọn đúng các phương pháp để phân tích, đánh giá và xác định chính xác
mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến đối tượng phân tích.
+ Tổ chức được việc phân tích tình hình kinh doanh của doanh nghiệp ở từng
khâu, từng giai đoạn. Từ đó, tìm các nguyên nhân và đề xuất giải pháp phù hợp.
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm
+ Có tinh thần làm việc hợp tác, có thái độ làm việc tích cực, chủ động sáng tạo,
có kỷ luật và tác phong công nghiệp.
+ Có khả năng tìm kiếm việc làm và học lên trình độ cao hơn hoặc tự tổ chức
kinh doanh
6

III. Nội dung môn học

1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian


Thời gian (giờ)
Số Thực hành, thí
Tên chương, mục Tổng Lý Kiểm
TT nghiệm, thảo
số thuyết tra
luận, bài tập
Chương 1. Cơ sở lý luận chung về phân
tích hoạt động kinh tế
1. Khái niệm, đối tượng và nhiệm vụ của
1 phân tích hoạt động kinh tế 5 5
2. Các phương pháp phân tích và tổ chức
công tác phân tích hoạt động kinh tế doanh
nghiệp
Chương 2. Phân tích tình hình doanh thu
bán hàng trong doanh nghiệp thương mại
- dịch vụ
1. Mục đích phân tích và nguồn số liệu
phân tích
2. Phân tích doanh thu bán hàng theo
nghiệp vụ kinh doanh
3. Phân tích doanh thu theo nhóm hàng
và những mặt hàng chủ yếu
2 4. Phân tích doanh thu bán hàng theo 10 7 3
phương thức bán
5. Phân tích doanh thu bán hàng theo
phương thức thanh toán
6. Phân tích doanh thu bán hàng theo
đơn vị trực thuộc
7. Phân tích doanh thu bán hàng theo
quý
8. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến
doanh thu bán hàng
Chương 3. Phân tích tình hình mua hàng
trong doanh nghiệp thương mại dịch vụ
1. Mục đích phân tích và nguồn số liệu
phân tích
2. Phân tích tình hình mua hàng theo
nhóm, mặt hàng và những mặt hàng chủ
yếu
3 3. Phân tích tình hình mua hàng có liên 5 3 2
hệ đến tình hình bán ra
4. Phân tích tình hình mua hàng theo
nguồn hàng
5. Phân tích tình hình mua hàng theo
nhu cầu sử dụng
6. Phân tích tình hình mua vào, bán ra
trong mối liên hệ với xác định kết quả
7

Chương 4. Phân tích tình hình chi phí


trong doanh nghiệp thương mại dịch vụ
1. Khái niệm, phân loại chi phí và nguồn
số liệu phân tích
2. Phân tích chung tình hình chi phí
4 10 6 3 1
trong mối liên hệ với doanh thu
3. Phân tích tình hình chi phí theo các
chức năng hoạt động
4. Phân tích tình hình sử dụng chi phí
tiền lương
Chương 5. Phân tích tình hình kết quả
kinh doanh và phân phối kết quả kinh
doanh của các doanh nghiệp thương mại
dịch vụ
1. Mục đích phân tích và nguồn số liệu
phân tích
5 2. Phân tích tổng hợp tình hình kết quả 10 6 4
kinh doanh của doanh nghiệp
3. Phân tích kết quả hoạt động kinh
doanh
4. Phân tích kết qủa hoạt động khác
5. Phân tích tình hình phân phối kết quả
kinh doanh của doanh nghiệp
Chương 6. Phân tích tình hình tài chính
trong doanh nghiệp thương mại dịch vụ
1. Nhiệm vụ phân tích và nguồn số liệu
phân tích
2. Phân tích tổng hợp tình hình tài chính
doanh nghiệp thương mại dịch vụ
6 3. Phân tích tình hình quản lý và sử dụng 5 3 1 1
tài sản của doanh nghiệp
4. Phân tích tình hình tài sản cố định
5. Phân tích tình hình huy động nguồn
vốn kinh doanh
6. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh
doanh
Cộng 45 30 13 2
2. Nội dung chi tiết
Chương 1: Cơ sở lý luận chung về phân tích hoạt động kinh tế
Thời gian: 5 giờ
1. Mục tiêu
- Kiến thức
+ Trình bày được mục đích, ý nghĩa của việc phân tích hoạt động kinh tế trong
Doanh nghiệp
+ Trình bày được các phương pháp phân tích
8

- Kỹ năng: Vận dụng được các phương pháp phân tích thích hợp để phân tích
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm
+ Tập trung lắng nghe giảng và chủ động xây dựng bài.
+ Chủ động trong học tập, hỗ trỡ nhau khi cần thiết.
+ Có tinh thần làm việc nhóm và làm việc độc lập.
+ Đại diện nhóm để trình bày và phản biện được các vấn đề liên quan đến phát
vấn của các nhóm khác.
2. Nội dungchương
2.1. Khái niệm, đối tượng và nhiệm vụ của phân tích hoạt động kinh tế
2.1.1 Khái niệm phân tích hoạt động kinh tế
2.1.2 Đối tượng phân tích hoạt động kinh tế doanh nghiệp
2.1.3 Nhiệm vụ của phân tích hoạt động kinh tế doanh nghiệp
2.2. Các phương pháp phân tích và tổ chức công tác phân tích hoạt động kinh tế
doanh nghiệp
2.2.1 Các phương pháp phân tích
2.2.1.1 Phương pháp so sánh
2.2.1.2 Phương pháp thay thế liên hoàn
2.2.1.3 Phương pháp số chênh lệch
2.2.1.4 Phương pháp cân đối
2.2.2 Tổ chức công tác phân tích các hoạt động kinh tế của doanh nghiệp
2.2.2.1 Chuẩn bị phân tích
2.2.2.2 Bước phân tích và lập báo cáo phân tích
2.2.2.3 Công bố những số liệu và kết quả phân tích và tổ chức hội nghị phân tích
Chương 2: Phân tích tình hình doanh thu bán hàng trong doanh nghiệp
thương mại - dịch vụ
Thời gian: 10 giờ
1. Mục tiêu
- Kiến thức: trình bày được một số kiến thức cơ bản về ý nghĩa, nhiệm vụ, mục
đích của phân tích doanh thu bán hàng trong các doanh nghiệp thương mại - dịch vụ.
- Kỹ năng: phân tích được tình hình bán hàng theo nghiệp vụ kinh doanh, theo
nhóm hàng, mặt hàng chủ yếu; theo phương thức bán và theo phương thức thanh toán
trong doanh nghiệp.
9

- Năng lực tự chủ và trách nhiệm


+ Tập trung lắng nghe giảng và chủ động xây dựng bài.
+ Chủ động trong học tập, hỗ trỡ nhau khi cần thiết.
+ Có tinh thần làm việc nhóm và làm việc độc lập.
+ Đại diện nhóm để trình bày và phản biện được các vấn đề liên quan đến phát
vấn của các nhóm khác.
2. Nội dung chương
2.1. Mục đích phân tích và nguồn số liệu phân tích
2.1.1. Mục đích phân tích
2.1.2 Nguồn số liệu phân tích
2.2. Phân tích doanh thu bán hàng theo nghiệp vụ kinh doanh
2.2.1 Mục đích phân tích
2.2.2 Phương pháp phân tích
2.3. Phân tích doanh thu theo nhóm hàng và những mặt hàng chủ yếu
2.3.1 Mục đích phân tích
2.3.2 Phương pháp phân tích
2.4. Phân tích doanh thu bán hàng theo phương thức bán
2.4.1 Mục đích phân tích
2.4.2 Phương pháp phân tích
2.5. Phân tích doanh thu bán hàng theo phương thức thanh toán
2.5.1 Mục đích phân tích
2.5.2 Phương pháp phân tích
2.6. Phân tích doanh thu bán hàng theo đơn vị trực thuộc
2.6.1 Mục đích phân tích
2.6.2 Phương pháp phân tích
2.7. Phân tích doanh thu bán hàng theo quý
2.7.1 Mục đích phân tích
2.7.2 Phương pháp phân tích
2.8. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu bán hàng
2.8.1 Phân tích mức độ ảnh hưởng của số lượng hàng bán và đơn giá bán
2.8.2 Phân tích mức độ ảnh hưởng của số lượng lao động và năng suất lao động
đến doanh thu bán hàng
10

Chương 3: Phân tích tình hình mua hàng trong doanh nghiệp thương mại
dịch vụ
Thời gian: 5 giờ
1. Mục tiêu
- Kiến thức: trình bày được mục đích, nhiệm vụ phân tích tình hình mua hàng
trong doanh nghiệp thương mại dịch vụ
- Kỹ năng
+ Phân tích được tình hình mua hàng theo nhóm, mặt hàng và những mặt hàng
chủ yếu.
+ Phân tích được tình hình mua hàng có liên hệ đến tình hình bán ra; tình hình
mua hàng theo nguồn hàng; mua hàng theo nhu cầu sử dụng.
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm
+ Tập trung lắng nghe giảng và chủ động xây dựng bài.
+ Chủ động trong học tập, hỗ trỡ nhau khi cần thiết.
+ Có tinh thần làm việc nhóm và làm việc độc lập.
+ Đại diện nhóm để trình bày và phản biện được các vấn đề liên quan đến phát
vấn của các nhóm khác.
2. Nội dung chương
2.1. Mục đích phân tích và nguồn số liệu phân tích
2.1.1 Mục đích phân tích
2.1.2 Phương pháp phân tích
2.2. Phân tích tình hình mua hàng theo nhóm, mặt hàng và những mặt hàng chủ yếu
2.2.1 Mục đích phân tích
2.2.2 Phương pháp phân tích
2.3. Phân tích tình hình mua hàng có liên hệ đến tình hình bán ra
2.3.1 Mục đích phân tích
2.3.2 Phương pháp phân tích
2.4. Phân tích tình hình mua hàng theo nguồn hàng
2.4.1 Mục đích phân tích
2.4.2 Phương pháp phân tích
2.5. Phân tích tình hình mua hàng theo nhu cầu sử dụng
2.5.1 Mục đích phân tích
11

2.5.2 Phương pháp phân tích


2.6. Phân tích tình hình mua vào, bán ra trong mối liên hệ với xác định kết quả
2.6.1 Mục đích phân tích
2.6.2 Phương pháp phân tích
Chương 4: Phân tích tình hình chi phí trong doanh nghiệp thương mại
dịch vụ
Thời gian: 10 giờ
1. Mục tiêu
- Kiến thức
+ Nêu được các khái niệm cơ bản về chi phí, phân loại chi phí trong doanh
nghiệp thương mại dịch vụ.
+ Trình bày được phương pháp phân tích tình hình chi phí trong mối liên hệ
với doanh thu.
- Kỹ năng
+ Tính và phân tích được các chỉ tiêu về tổng mức chi phí, tỷ suất chi phí, mức
độ tăng giảm tỷ suất chi phí, mức độ tiết kiệm hay lãng phí chi phí.
+ Tính được tỷ trọng chi phí của từng chức năng trong tổng chi phí, tỷ suất chi
phí của tổng chi phí nói chung cũng như tỷ suất chi phí của từng chức năng nói riêng.
+ So sánh được sự tăng giảm về số tiền, tỷ lệ và sực thay đổi về tỷ trọng và tỷ
suất chi phí.
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm
+ Tập trung lắng nghe giảng và chủ động xây dựng bài.
+ Chủ động trong học tập, hỗ trỡ nhau khi cần thiết.
+ Có tinh thần làm việc nhóm và làm việc độc lập.
+ Đại diện nhóm để trình bày và phản biện được các vấn đề liên quan đến phát
vấn của các nhóm khác.
2. Nội dung chương
2.1. Khái niệm, phân loại chi phí và nguồn số liệu phân tích
2.1.1 Khái niệm, phân loại chi phí và nguồn số liệu phân tích
2.1.2 Nguồn số liệu sử dụng trong phân tích chi phí và kinh doanh thương mại
2.2. Phân tích chung tình hình chi phí trong mối liên hệ với doanh thu
2.1 Mục đích phân tích
12

2.2 Phương pháp phân tích


2.3. Phân tích tình hình chi phí theo các chức năng hoạt động
2.3.1 Phân tích tổng hợp theo chi phí các chức năng hoạt động
2.3.2 Phân tích chi phí mua hàng
2.3.3 Phân tích cước phí vận chuyển của doanh nghiệp thương mại
2.3.4 Phân tích chi phí bán hàng
2.3.5 Phân tích chi phí dịch vụ mua ngoài của doanh nghiệp
2.3.6 Phân tích chi phí quản lý doanh nghiệp
2.4. Phân tích tình hình sử dụng chi phí tiền lương
2.4.1 Mục đích phân tích
2.4.2 Phương pháp phân tích
2.4.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quỹ lương thời gian
Kiểm tra
Chương 5: Phân tích tình hình kết quả kinh doanh và phân phối kết quả
kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại dịch vụ
Thời gian: 10 giờ
1. Mục tiêu
- Kiến thức
+ Trình bày được các khái niệm cơ bản về ý nghĩa, nhiệm vụ phân tích tình hình
tiêu thụ và lợi nhuận trong doanh nghiệp
+ Trình bày được nội dụng phân tích kết quả kinh doanh của doanh nghệp;
+ Giải thích được phương pháp phân tích nhân tố ảnh hưởng đến kết quả sản
xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;
- Kỹ năng
+ Phân tích được tình hình tiêu thụ, phân tích lợi nhuận của doanh nghiệp.
+ Đánh giá được kết quả kinh doanh của doanh nghiệp của doanh nghiệp từ đó
có những đề xuất cụ thể cho doanh nghiệp.
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm
+ Tập trung lắng nghe giảng và chủ động xây dựng bài.
+ Chủ động trong học tập, hỗ trỡ nhau khi cần thiết.
+ Có tinh thần làm việc nhóm và làm việc độc lập.
13

+ Đại diện nhóm để trình bày và phản biện được các vấn đề liên quan đến phát
vấn của các nhóm khác.
+ Cẩn thận, tỉ mỉ, khách quan trong phân tích.
2. Nội dung chương
2.1. Mục đích phân tích và nguồn số liệu phân tích
2.1.1 Mục đích phân tích
2.1.2 Phương pháp phân tích
2.2. Phân tích tổng hợp tình hình kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
2.2.1 Mục đích phân tích
2.2.2 Phương pháp phân tích
2.3. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
2.3.1 Phân tích chung kết quả của hoạt động kinh doanh
2.3.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
2.3.3 Phân tích kết quả hoạt động đầu tư tài chính
2.4. Phân tích kết qủa hoạt động khác
2.4.1 Mục đích phân tích
2.4.2 Phương pháp phân tích
2.5. Phân tích tình hình phân phối kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
2.5.1 Mục đích phân tích
2.5.2 Phương pháp phân tích
Kiểm tra
Chương 6: Phân tích tình hình tài chính trong doanh nghiệp thương mại
dịch vụ
Thời gian: 5 giờ
1. Mục tiêu
- Kiến thức
+ Trình bày được khái niệm, ý nghĩa và nội dung của phân tích tình hình tài
chính của doanh nghiệp thương mại dịch vụ.
+ Xác định các tài liệu sử dụng để phục vụ cho việc phân tích tình hình tài chính
của doanh nghiệp thương mại dịch vụ.
- Kỹ năng
14

+ Vận dụng các phương pháp phân tích hoạt động kinh doanh để đánh giá khái
quát tình hình tài chính và các tỷ số tài chính chủ yếu của doanh nghiệp thương mại dịch
vụ.
+ Thực hiện việc phân tích đánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp
thương mại dịch vụ để đưa ra các quyết định tài chính tối ưu từ kết quả của quá trình
phân tích.
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm
+ Tập trung lắng nghe giảng và chủ động xây dựng bài.
+ Chủ động trong học tập, hỗ trỡ nhau khi cần thiết.
+ Có tinh thần làm việc nhóm và làm việc độc lập.
+ Đại diện nhóm để trình bày và phản biện được các vấn đề liên quan đến phát
vấn của các nhóm khác.
2. Nội dung chương
2.1. Nhiệm vụ phân tích và nguồn số liệu phân tích
2.1.1 Nhiệm vụ phân tích
2.1.2 Nguồn số liệu phân tích
2.2. Phân tích tổng hợp tình hình tài chính doanh nghiệp thương mại dịch vụ
2.2.1 Phân tích sự biến động vả cơ cấu của vốn trong mối liên hệ với doanh thu
và kết quả kinh doanh
2.2.2 Phân tích cơ cấu nguồn vốn doanh nghiệp
2.3. Phân tích tình hình quản lý và sử dụng tài sản của doanh nghiệp
2.4. Phân tích tình hình tài sản cố định
2.5. Phân tích tình hình huy động nguồn vốn kinh doanh
2.5.1 Phân tích tình hình công nợ phải trả
2.5.2 Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp
2.5.3 Phân tích tình hình nguồn vốn chủ sở hữu
2.6. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
2.6.1 Khái niệm hiệu quả kinh doanh và ý nghĩa nâng cao hiệu quả kinh doanh
2.6.2 Các chỉ tiêu phân tích tổng hợp hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
2.6.3 Các chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động
2.6.4 Các chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định và vốn đầu tư

IV. Điều kiện thực hiện môn học


15

1. Phòng học chuyên môn hóa/ nhà xưởng


- Phòng học lý thuyết với các trang thiết bị, phương tiện dạy học.
- Phòng thực hành
2. Trang thiết bị, máy móc

Yêu cầu sư
Đơn Số Yêu cầu kỹ thuật cơ bản
TT Tên thiết bị phạm của
vị lượng của thiết bị
thiết bị

Loại có cấu hình phổ thông tại


1 Máy vi tính Bộ 1
thời điểm mua sắm
Phục vụ
trình chiếu - Cường độ sáng ≥ 2500 Ansi
Máy chiếu bài giảng, lument
2
(Projector)
Bộ 1 ảnh tư liệu… - Kích thước phông chiếu tối
thiểu
1,8 m x 1,8m
3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu
- Giáo trình Phân tích hoạt động kinh tế thương mại – dịch vụ;
- Các loại biểu mẫu, tranh ảnh;
- Bảng phấn, máy chiếu, màn hứng, máy tính xách tay;
- Phòng học với các trang thiết bị phương tiện dạy học tiêu chuẩn;
- Giáo án, tư liệu, tài liệu minh họa, ...
- Bút dạ, giấy khổ A3- A4
4. Các điều kiện khác
- Điều kiện tự học tập và thực tiễn nghề nghiệp:
+ Thư viện nhà trường;
+ Các cơ sở thực tập tại địa phương, nhà hàng, khách sạn, siêu thị…
- Điều kiện kiểm tra hết môn học:
+ Đối với giáo viên: công bố danh sách sinh viên đủ điều kiện dự thi, không đủ
điều kiện dự thi có nêu rõ lý do trước ngày kiểm tra hết môn học 5 ngày; hướng dẫn sinh
viên ôn thi và đề cương ôn thi đảm bảo đúng các nội dung đã học.
+ Đối với sinh viên: tham dự ít nhất 80% thời gian qui định của môn học; hoàn
thành đủ số bài kiểm tra định kỳ với điểm số ≥ 5 đối với thang điểm 10;

V. Nội dung và phương pháp đánh giá


1. Nội dung:
- Kiến thức
16

+ Nhận biết được các đối tượng nghiên cứu của phân tích hoạt động kinh doanh
trong doanh nghiệp.
+ Xác định được những nội dung cần phân tích, các phương pháp phân tích và
tiến trình tổ chức phân tích.
+ Vận dụng được các kiến thức cơ sở và chuyên môn của kinh tế, kế toán, tài
chính thống kê để phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến đối tượng cần phân
tích.
- Kỹ năng
+ Xây dựng được các phương trình kinh tế khoa học phù hợp với từng đối tượng
cần phân tích.
+ Lựa chọn đúng các phương pháp để phân tích, đánh giá và xác định chính xác
mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến đối tượng phân tích.
+ Tổ chức được việc phân tích tình hình kinh doanh của doanh nghiệp ở từng
khâu, từng giai đoạn. Từ đó, tìm các nguyên nhân và đề xuất giải pháp phù hợp.
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm
+ Có tinh thần làm việc hợp tác, có thái độ làm việc tích cực, chủ động sáng tạo,
có kỷ luật và tác phong công nghiệp.
+ Có khả năng tìm kiếm việc làm và học lên trình độ cao hơn hoặc tự tổ chức
kinh doanh
2. Phương pháp

2.1. Tiêu chí đánh giá các chương: Theo quy định về đánh giá của trường.
- Kiểm tra định kì: 2 bài kiểm tra viết, thời gian từ 30 đến 45 phút
- Kiểm tra kết thúc môn học (hình thức kiểm tra: viết; thời gian 60 phút)
- Thang điểm 10.

2.2. Kiểm tra, đánh giá quá trình:


Có trọng số 0,4
+ Điểm kiểm tra thường xuyên: Do giảng viên giảng dạy tổ chức tại thời điểm
bất kỳ trong quá trình thực hiện môn học thông qua việc kiểm tra vấn đáp trong giờ học;
kiểm tra một số nội dung thực hành, thực tập; chấm điểm năng lực tập và các hình thức
kiểm tra, đánh giá khác như: Đánh giá khối lượng tự học, chuẩn bị cá nhân có hướng
dẫn của sinh viên (hoàn thành tốt nội dung, nhiệm vụ mà giảng viên giao cho cá nhân/
tuần; năng lực tập nhóm/ tháng; năng lực tập cá nhân/học kì, …).
17

+ Điểm kiểm tra định kỳ: Kiểm tra bằng hình thức chấm điểm năng lực tập lớn,
làm năng lực thực hành, thực tập và các hình thức kiểm tra, đánh giá khác. Đối với điểm
kiểm tra định kỳ sinh viên phải đạt điểm số ≥ 5 theo thang điểm 10.
Bài kiểm tra Phương pháp Thời gian
1 Kiểm tra viết hoặc trắc nghiệm Không quá 1 giờ
2 Kiểm tra viết hoặc trắc nghiệm Không quá 1 giờ
2.3. Thi kết thúc môn học:
Điểm thi kết thúc môn học có trọng số 0,6
- Hình thức thi: thi trắc nghiệm hoặc thi tự luận
- Thời lượng thi: từ 60 – 90 phút
- Sinh viên được tham khảo tài liệu hay không khi thi: Tùy thuộc vào giảng viên
tham gia giảng dạy quy định.

VI. Hướng dẫn thực hiện môn học


1. Phạm vi áp dụng môn học
Môn học được áp dụng cho người học Cao đẳng nghành Quản trị nhà hang
2. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập môn học
- Đối với giáo viên, giảng viên
+ Tốt nghiệp đại học khối kinh tế.
+ Có kiến thức thực tế về kế toán, tài chính.
+ Có giáo cụ trực quan (tài liệu của các doanh nghiệp)
- Đối với người học
+ Có nhận thức tốt, có kỹ năng tính toán thành thạo.
+ Có kiến thức của các mô-đun đã học có liên quan đến học mô-đun này.
3. Những trọng tâm cần chú ý:
Chương 3, 4,5
4. Tài liệu tham khảo
- Trường Đại học kinh tế quốc dân, Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh,
NXB Thống kê, 2005.
- Trần Thế Dũng, Giáo trình phân tích hoạt động kinh tế của doanh nghiệp thương
mại, NXB thống kê, 2003.
- Trường Đại học kinh tế quốc dân, Bài tập phân tích hoạt động kinh doanh, NXB
thống kê, 2003.
- Bộ xây dựng, Giáo trình phân tích hoạt độnh kinh tế, NXB xây dựng, 2001.
18

- Học viện tài chính, Thống kê doanh nghiệp, NXB Tài chính, 2004.
- Nguyễn Cao Văn, Giáo trình xác suất thống kê, NXB thống kê, 2000.
- Nguyễn Cao Văn, Bài tập xác suất thống kê, NXB thống kê, 2000.
- Bộ Tài chính, Chuẩn mực kế toán, 2003, 2004, 2005, 2006.
- Luật kế toán, NXB chính trị quốc gia, 2004.
- Trường Đại học Thương mại Hà Nội, Phân tích hoạt động kinh tế doanh nghiệp
thương mại dịch vụ, 2002.
19

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG


KINH DOANH

1. Mục tiêu của chương:


- Kiến thức
+ Trình bày được mục đích, ý nghĩa của việc phân tích hoạt động kinh tế trong
Doanh nghiệp
+ Trình bày được các phương pháp phân tích
- Kỹ năng: Vận dụng được các phương pháp phân tích thích hợp để phân tích
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm
+ Tập trung lắng nghe giảng và chủ động xây dựng bài.
+ Chủ động trong học tập, hỗ trỡ nhau khi cần thiết.
+ Có tinh thần làm việc nhóm và làm việc độc lập.
+ Đại diện nhóm để trình bày và phản biện được các vấn đề liên quan đến phát
vấn của các nhóm khác.

2. Nội dung chương


2.1. Khái niệm, đối tượng và nhiệm vụ của phân tích hoạt động kinh tế
2.1.1 Khái niệm phân tích hoạt động kinh tế
2.1.2 Đối tượng phân tích hoạt động kinh tế doanh nghiệp
2.1.3 Nhiệm vụ của phân tích hoạt động kinh tế doanh nghiệp
2.2. Các phương pháp phân tích và tổ chức công tác phân tích hoạt động kinh tế
doanh nghiệp
2.2.1 Các phương pháp phân tích
2.2.1.1 Phương pháp so sánh
2.2.1.2 Phương pháp thay thế liên hoàn
2.2.1.3 Phương pháp số chênh lệch
2.2.1.4 Phương pháp cân đối
2.2.2 Tổ chức công tác phân tích các hoạt động kinh tế của doanh nghiệp
2.2.2.1 Chuẩn bị phân tích
2.2.2.2 Bước phân tích và lập báo cáo phân tích
2.2.2.3 Công bố những số liệu và kết quả phân tích và tổ chức hội nghị phân
tích

3. Nội dung chi tiết


20

1.1. Khái niệm, đối tượngvà nhiệm vụ của phân tích hoạt động kinh tế
1.1.1. Khái niệm phân tích hoạt động kinh doanh
“Phân tích, hiểu theo nghĩa chung nhất là sự chia nhỏ sự vật và hiện tượng trong
mối quan hệ hữu cơ giữa các bộ phận cấu thành sự vật, hiện tượng đó”.
Phân tích kinh tế có thể được hiểu chung nhất là phân nhỏ (chia nhỏ) các sự vật,
các hiện tượng kinh tế. Hiện tượng kinh tế được hiểu các hiện tượng kinh tế gắn liền với
xã hội nên các công cụ phân tích của nó khác với các công cụ khi nghiên cứu, phân tích
các hiện tượng tự nhiên. Các công cụ phân tích ở đây là các “khái niệm trừu tượng”, đó
là hệ thống các tiêu chí, tri thức, các phương pháp… Ví dụ như muốn đánh giá hiệu quả
và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải sử dụng các chỉ tiêu
phản ánh về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh như chỉ tiêu doanh thu, chỉ tiêu
doanh số bán hàng, chỉ tiêu giá trị sản xuất…
Phân tích kinh tế trong phạm vi doanh nghiệp được gọi là phân tích hoạt động
kinh doanh. “Phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình nghiên cứu để đánh giá toàn
bộ quá trình và kết quả của hoạt động kinh doanh; các nguồn tiềm năng cần khai thác ở
doanh nghiệp, trên cơ sở đó đề ra các phương án và giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp”.
Trước đây, trong điều kiện sản xuất kinh doanh đơn giản và với quy mô nhỏ,
yêu cầu thông tin cho nhà quản trị chưa nhiều và chưa phức tạp, công việc phân tích
thường được tiến hành giản đơn, có thể thấy ngay trong công tác hạch toán. Khi sản xuất
kinh doanh càng phát triển thì nhu cầu thông tin cho nhà quản trị càng nhiều, đa dạng
và phức tạp. Phân tích hoạt động kinh doanh hình thành và phát triển như một môn khoa
học độc lập, để đáp ứng nhu cầu thông tin cho các nhà quản trị.

1.1.2. Đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh
Với tư cách là một khoa học độc lập, phân tích hoạt động kinh doanh có đối
tượng riêng: “Đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh chính là kết quả của quá
trình hoạt động kinh doanh và các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả của quá trình kinh
doanh của doanh nghiệp”.
a. Kết quả của quá trình kinh doanh
Kết quả của quá trình kinh doanh theo nghĩa rộng không chỉ là kết quả tàichính
cuối cùng của doanh nghiệp mà còn là kết quả thể hiện qua từng giai đoạn trong quá
trình kinh doanh của doanh nghiệp
21

Kết quả kinh doanh thông thường được biểu hiện dưới các chỉ tiêu kinh tế. Chỉ
tiêu kinh tế gắn liền với trị số của chỉ tiêu. Chỉ tiêu kinh tế có nội dung tương đối ổn
định còn trị số của chỉ tiêu kinh tế thì thay đổi theo thời gian và không gian. Trị số của
chỉ tiêu kinh tế có thể được đo lường bằng các thước đo khác nhau.
Chỉ tiêu kinh tế bao gồm chỉ tiêu phản ánh số lượng và chỉ tiêu phản ánh chất
lượng hoạt động kinh doanh. Chỉ tiêu số lượng là chỉ tiêu phản ánh quy mô hoặc điều
kiện của quá trình sản xuất kinh doanh, chẳng hạn: các chỉ tiêu về doanh thu, về vốn
kinh doanh, về giá trị sản xuất…Chỉ tiêu chất lượng là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của
quá trình sản xuất kinh doanh, chẳng hạn: năng suất lao động, giá thành, tỷ suất lợi
nhuận…Tuy nhiên, cách phân chia trên chỉ mang tính tương đối và tùy thuộc vào mục
tiêu của phân tích
b. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh
Phân tích kinh doanh không chỉ dừng lại ở việc đánh giá kết quả kinh doanh mà
còn đi sâu nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng, tác động đến chỉ tiêu phân tích. Nhân tố
là những yếu tố bên trong của mỗi hiện tượng, mỗi quá trình kinh tế...và mỗi biến động
của nó tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến độ lớn, tính chất, xu hướng và mức độ của
chỉ tiêu phân tích. Nhân tố tác động đến kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh có
rất nhiều, tùy theo mục đích phân tích có thể phân loại nhân tố theo nhiều tiêu thức khác
nhau
- Theo nội dung kinh tế của nhân tố, nhân tố bao gồm:
+ Những nhân tố thuộc về điều kiện của quá trình sản xuất kinh doanh như: số
lượng lao động, số lượng vật tư, tiền vốn…những nhân tố này ảnh hưởng trực tiếp đến
qui mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
+ Những nhân tố thuộc về kết quả sản xuất, những nhân tố này thường ảnh
hưởng dây chuyền từ khâu cung ứng, sản xuất đến tiêu thụ như: số lượng, chất lượng
sản phẩm sản xuất…
- Theo tính tất yếu của nhân tố, có thể phân thành 2 loại
+ Nhân tố khách quan: là nhân tố phát sinh như một tất yếu trong quá trình kinh
doanh, ngoài vòng kiểm soát của doanh nghiệp. Thông thường, nhân tố khách quan chịu
ảnh hưởng của môi trường kinh doanh và đó là nhân tố bên ngoài.
+ Nhân tố chủ quan: là nhân tố phát sinh tùy thuộc vào sự nổ lực của bản thân
doanh nghiệp, đó thường là nhân tố bên trong
22

- Theo xu hướng tác động của nhân tố, bao gồm:


+ Nhân tố tích cực là những nhân tố tác động tốt hay làm tăng độ lớn của hiệu
quả kinh doanh.
+ Nhân tố tiêu cực là nhân tố tác động xấu hay làm giảm quy mô của kết quả
kinh doanh.
- Theo tính chất của nhân tố, nhân tố bao gồm:
+ Nhân tố số lượng: là nhân tố phản ánh quy mô sản xuất và kết quả kinh doanh
như: số lượng lao động, vật tư, lượng hàng hoá sản xuất, tiêu thụ...
+ Nhân tố chất lượng: phản ánh hiệu quả kinh doanh hoặc hiệu suất sử dụng các
yếu tố kinh doanh như: Giá thành, tỷ suất chi phí, năng suất lao động...
Theo phạm vi phát sinh của nhân tố, bao gồm:
+ Nhân tố bên trong: là những nhân tố phát sinh bên trong đơn vị.
+ Nhân tố bên ngoài: phát sinh bên ngoài doanh nghiệp. Các nhân tố này thường
là những nhân tố thuộc môi trường vĩ mô (môi trường kinh tế, chính trị, xã hội) và môi
trường vi mô (khách hàng, thị hiếu khách hàng, đối thủ cạnh tranh,...)
Việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích và định lượng chúng
là công việc hết sức cần thiết vì nếu chỉ dừng lại trị số của chỉ tiêu phân tích thì nhà quản
lý sẽ không thể phát hiện ra các tiềm năng cũng như các tồn tại trong hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp.

1.1.3. Nhiệm vụ của phân tích hoạt động kinh tế


- Phân tích hoạt động kính tế phải góp phần vào việc thực hiện tốt các nguyên
tắc của hạch toán kinh tế.
+ Hạch toán kinh tế là một nguyên tắc, đồng thời cũng là một phương pháp
kinh doanh nhằm mục đích thu lợi nhuận.
+ Để thực hiện hạch toán kinh tế, doanh nghiệp đòi hỏi chủ doanh nghiệp và
các nhà quản lí doanh nghiệp phải thường xuyên tiến hành phân tích hoạt động kinh tế.
Vì phân tích hoạt động kinh tế sẽ cung cấp những thông tin một cách chính xác nhất về
tình hình và kết quả kinh doanh, về các nhân tố ảnh hưởng và nguyên nhân ảnh hưởng
đến chi phí và kết quả kinh doanh.
- Phân tích hoạt động kinh tế có nhiệm vụ phát hiện và khai thác những khả
năng tiềm tàng nhằm thúc đẩy quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, mang lại hiệu
quả kinh tế.
23

- Phân tích hoạt động kinh tế doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở việc nhận thức
và đánh giá đúng đắn tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh, thấy được những thành
tích , kết quà đã đạt được, những mâu thuẫn tồn tạivà những nguyên nhân ảnh hưởng
mà phải đề xuất những phương hướng, biện pháp nhằm khai thác và sử dụng những khả
năng tiềm tàng trong nội bộ doanh nghiệp và bên ngoài doanh nghiệp để cải tiến hoàn
thiện quá trình hoạt động kinh doanh và quản lí kinh tế.
1.2. Các phương pháp phân tích hoạt động kinh doanh
1.2.1 Các phương pháp phân tích
1.2.1.1. Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh là phương pháp sử dụng phổ biến trong phân tích kinh
doanh để đánh giá kết quả, xác định vị trí và xu hướng biến động của các chỉ tiêu phân
tích. Vận dụng phương pháp này cần phải nắm các vấn đề sau:
a) Tiêu chuẩn so sánh: tiêu chuẩn so sánh là chỉ tiêu gốc được chọn làm căn
cứ để so sánh. Tuỳ theo mục đích nghiên cứu mà lựa chọn gốc so sánh cho thích hợp.
Các gốc so sánh có thể là:
- Số gốc của năm trước (kỳ trước) nhằm đánh giá xu hướng phát triển của
các chỉ tiêu qua hai hay nhiều kỳ
- Số gốc là số kế hoạch (kế hoạch, dự đoán, định mức) nhằm đánh giá tình
hình thực hiện so với kế hoạch, dự đoán và định mức.
- Số gốc là số trung bình của ngành, của khu vực kinh doanh; nhu cầu hoặc
đơn đặt hàng của khách hàng... nhằm khẳng định vị trí của doanh nghiệp so với
trung bình tiến triển của ngành và khả năng đáp ứng nhu cầu.
Các trị số của chỉ tiêu ở kỳ trước, kế hoạch hoặc trung bình ngành gọi chung là
trị số kỳ gốc. Các chỉ tiêu của kỳ được chọn so sánh với kỳ gốc được gọi là chỉ tiêu kỳ
phân tích
b) Ðiều kiện so sánh được: Ðể phương pháp này có ý nghĩa thì các chỉ tiêu
phải đồng nhất cả về thời gian và không gian
* Về thời gian: là các chỉ tiêu được tính trong cùng một khoảng thời gian hạch
toán và phải thống nhất trên 3 mặt sau:- Phải phản ánh cùng nội dung kinh tế.
- Các chỉ tiêu phải cùng sử dụng một phương pháp tính toán.
- Phải cùng một đơn vị đo lường.
24

* Về không gian: các chỉ tiêu cần phải được quy đổi về cùng quy mô và điều
kiện kinh doanh tương tự như nhau.
c) Kỹ thuật so sánh:
- So sánh bằng số tuyệt đối: là hiệu số giữa trị số kỳ phân tích và trị số kỳ gốc
của chỉ tiêu kinh tế. Việc so sánh này cho thấy mức độ đạt được về khối lượng, quy mô
của chỉ tiêu phân tích
Mức biến động tuyệt đối = Trị số kỳ phân tích – Trị số kỳ gốc
Ví dụ 4: Doanh thu tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp A năm 2017 là 30
triệu đồng, năm 2018 là 400 triệu đồng
Doanh thu tiêu thụ năm 2018 tăng so với năm 2017 là:
400 – 300 = 100 triệu đồng
- So sánh bằng số tương đối: là thương số giữa trị số của kỳ phân tích so với
kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Việc so sánh này biểu hiện kết cấu, tốc độ phát triển,
mức phổ biến… của chỉ tiêu phân tích
Ví dụ 5: Lấy số liệu doanh thu tiêu thụ của doanh nghiệp A ở trên ta có: Tốc
độ tăng doanh số bán hàng năm 2018 so với năm 2017 là: 400/300 = 1,33 hay 133%
- So sánh mức biến động tương đối điều chỉnh theo hướng quy mô chung: (áp
dụng khi so sánh các yếu tố đầu vào): là kết quả so sánh giữa trị số kỳ phân tích với trị
số của kỳ gốc, nhưng đã được điều chỉnh theo một hệ số của chỉ tiêu có liên quan, mà
chỉ tiêu có liên quan này quyết định quy mô của chỉ tiêu phân tích.
Mức biến động tuyệt đối = Kỳ thực hiện – (Kỳ gốc x hệ số điều chỉnh)
Hay ∆C = C1 – C0 x H

Mức biến động tương đối: t = C1 x100(%)


C0 x H
Trong đó: C0 : Chi phí sản xuất kỳ gốc
C1 : Chi phí sản xuất kỳ thực hiện
H: Hệ số điều chỉnh (Hệ số điều chỉnh thường là tỷ lệ hoàn thành doanh thu, tỷ
lệ tăng trưởng sản lượng…)
Nếu: t ≤ 100 và ∆C ≤ 0: doanh nghiệp sử dụng tiết kiệm các yếu tố đầu vào
Nếu t > 100 và ∆C > 0: doanh nghiệp lãng phí các yếu tố đầu vào

Ví dụ 6: Có số liệu về chi phí tiền lương của nhân viên bán hàng và doanh thu
25

tiêu thụ tại một doanh nghiệp A như sau:

So sánh
Thực
Chỉ tiêu Kế hoạch
hiện Mức %

1. Chi phí lương (triệu đồng) 100 110 +10 +10%

2. Doanh thu tiêu thụ (triệu đồng) 1.000 1.200 +200 +20%

Yêu cầu: Có nhận xét cho rằng chi phí tiền lương thực hiện so với kế hoạch tăng
lên là lãng phí chi phí tiền lương. Điều này đúng hay sai. Giải thích?
Qua số liệu trên cho thấy, nếu xét riêng chỉ tiêu chi phí lương thực tế so với kế
hoạch doanh nghiệp đã vượt chi 10 % tương ứng 10 triệu đồng. Nếu xét chỉ tiêu tổng
quỹ lương trong mối quan hệ với doanh thu tiêu thụ trong năm cho ta thấy, tốc độ tăng
doanh thu tiêu thụ nhanh hơn tốc độ tăng chi phí lương là 10 % (120% - 110%). Để thấy
rõ việc chi lương này có hợp lý hay không, ta phải tính mức biến động tương đối của
chỉ tiêu chi phí lương giữa thực tế so với kế hoạch được điều với hệ số tăng của quy mô
tiêu thụ như sau:
Mức biến động chi phí lương =110 - 100 x120% = 110 - 120 = -10 (triệu đồng)
Như vậy kết quả mức độ biến động tương đối có điều chỉnh trên cho ta thấy, so
với kế hoạch, thực tế số tiền đã tiết kiệm được trong chi trả lương là 10 triệu đồng. Trong
điều kiện như mục tiêu kế hoạch đề ra, doanh thu thực hiện 1.200 triệu đồng thì tiền
lương thực tế phải chi trả là 120 triệu đồng, nhưng thực tế doanh nhiệp chỉ trả 110 triệu
đồng, do đó doanh nghiệp đã tiết kiệm được 10 triệu đồng quỹ lương. Qua đây mới cho
ta thấy rõ được thực chất tình hình chi trả lương của doanh nghiệp.
- So sánh bằng số bình quân: Số bình quân là dạng đặc biệt của số tuyệt đối,
biểu hiện tính chất đặc trưng chung về mặt số lượng, nhằm phản ảnh đặc điểm chung
của một đơn vị, một bộ phận hay một tổng thể chung có cùng một tính chất.
1.2.1.2. Phương pháp thay thế liên hoàn

Là phương pháp dùng để xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ
tiêu phân tích khi giả định các nhân tố còn lại không thay đổi bằng cách lần lượt thay
26

thế từng nhân tố từ kỳ gốc sang kỳ phân tích. Trên cơ sở đó, tổng hợp lại mức độ ảnh
hưởng của tất cả các nhân tố đối với đối tượng phân tích
Các bước tiến hành:
* Bước 1: Xây dựng chỉ tiêu phân tích:
Xác định phương trình kinh tế biểu thị mối quan hệ các nhân tố ảnh hưởng đến
chỉ tiêu phân tích.
Gọi: Q là chỉ tiêu cần phân tích;
a, b, c trình tự là các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích
Giả sử có phương trình kinh tế: Q = a x b x c
Đặt Q1: Chỉ tiêu kỳ phân tích, Q1= a1x b1 x c1
Q0: Chỉ tiêu kỳ gốc, Q0 = a0x b0x c0
* Bước 2: Xác định đối tượng phân tích:
Xác định chênh lệch giữa giá trị chỉ tiêu kỳ phân tích với giá trị chỉ tiêu kỳ gốc,
chênh lệch có được đó chính là đối tượng phân tích.
Đối tượng phân tích: Q =Q1 – Q0 = a1x b1 x c1 – a0x b0x c0
* Bước 3: Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố.
Trình tự thay thế các nhân tố ảnh hưởng theo nguyên tắc sau:
- Nhân tố số lượng thay đổi trước, nhân tố chất lượng thay đổi sau
- Trong trường hợp có ảnh hưởng của nhân tố kết cấu thì nhân tố số lượng thay
đổi trước tiên, đến nhân tố kết cấu và cuối cùng là nhân tố chất lượng
- Truờng hợp có ảnh hưởng của nhiều nhân tố số lượng và nhân tố chất
lượng thì nhân tố chủ yếu thay thế trứơc, nhân tố thứ yếu thay thế sau. Nhân tố chủ yếu
là nhân tố ảnh hưởng mạnh hơn đến chỉ tiêu phân tích
Lưu ý: Nhân tố đã thay ở bước trước phải được giữ nguyên cho bước sau thay
thế
- Thay thế bước 1 (cho nhân tố a): a0 x b0 x c0 được thay thế bằng a1 x b0 x c0
Mức độ ảnh hưởng của nhân tố a là: Q(a) = a1 x b0 x c0 – a0 x b0 x c0
- Thay thế bước 2 (cho nhân tố b): a1 x b0 x c0 được thay thế bằng a1 x b1 x c0
Mức độ ảnh hưởng của nhân tố b là:  Q(b) = a1 x b1 x c0 – a1x b0 x c0
- Thay thế bước 3 (Cho nhân tố c): a1 x b1 x c0 được thay thế bằng a1 x b1 x c1
Mức độ ảnh hưởng của nhân tố c là: Q(c) = a1 x b1 x c1 – a1 x b1 x c0
Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố:
27

 Q =  Q(a) +Q(b)+ Q(c)


* Bước 4: Tìm nguyên nhân làm thay đổi các nhân tố:
Nếu do nguyên nhân chủ quan từ doanh nghiệp thì phải tìm biện pháp để
khắc phục những nhược điểm, thiếu xót để kỳ sau thực hiện được tốt hơn.
* Bước 5: Đưa ra các biện pháp khắc phục những nhân tố chủ quan ảnh hưởng
không tốt đến chất luợng kinh doanh và đồng thời xây dựng phương hướng cho kỳ sau.
Ví dụ7: Một cửa hàng kinh doanh F&B số liệu về số lượng, đơn giá bán và
doanh thu qua 2 năm như sau:

CHỈ TIÊU Năm N Năm N+1

Số lượng tiêu thụ 100 200


Đơn giá bán(1.000 đồng/sản
80 70
phẩm)
Doanh thu (1.000 đồng) 8.000 14.000

Yêu cầu: Hãy phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu bán hàng qua 2
năm
Chỉ tiêu phân tích: Doanh thu = Sản lượng tiêu thụ x Đơn giá bán
S = Q x P
Doanh thu năm N: S0 = Q0 x P0 = 100 x 80 = 8.000 (đồng)
Doanh thu năm N+1: S1 = Q1 x P1 = 200 x 70 = 14.000 (đồng)
Đối tượng phân tích:  S = S1 - S0 = 14.000 – 8.000 = + 6.000 (đồng)
,mXác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố
Khi sản lượng tiêu thụ thay đổi từ kỳ gốc sang kỳ phân tích, giả sử giá bán
không thay đổi ở kỳ phân tích thì doanh thu:
S(Q) = Q1P0 = 200 x 80 = 16.000 (đồng)
Mức độ ảnh hưởng của nhân tố sản lượng
∆S(Q) = S(Q) – S0 = Q1P0 - Q0P0 = 16.000 – 8.000 = + 8.000 (đồng)
Khi giá bán thay đổi từ kỳ gốc sang kỳ phân tích, sản lượng không thay đổi ở
kỳ phân tích thì doanh thu:
S(P) = Q1P1 = 200 x 70 = 14.000 (đồng)
28

Mức độ ảnh hưởng của nhân tố giá bán


∆S(P) = S(P) – S(Q) = Q1P1 - Q1P0 = 14.000 – 16.000 = - 2.000 (đồng) Tổng
hợp mức độ ảnh hưởng cuả các nhân tố
∆S = ∆S(Q) + ∆S(P) = 8.000 + (-2.000) = +6.000 (đồng)
Nhận xét: bộ phận bán hàng đã hoạt động khá hiệu quả trong năm N, đưa ra
những phương án khá linh hoạt nhằm gia tăng số lượng tiêu thụ ở mức giá thấp này.
Do đó, phần giảm của doanh thu do chính sách giảm giá được bù bởi phần tăng của
doanh thu do việc gia tăng sản lượng tiêu thụ mang lại.
1.2.1.3 Phương pháp số chênh lệch

Thực chất của phương pháp này là trường hợp đặc biệt của phương pháp
thay thế liên hoàn. Phương pháp này cũng thực hiện đầy đủ các bước như vậy, tuy chỉ
khác điểm sau: khi xác định nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích, thay vì ta tiến
hành thay thế số liệu mà sẽ dùng số chênh lệch của từng nhân tố để tính ảnh hưởng của
từng nhân tố.
Ví dụ 8: Lấy số liệu ví dụ 7
Ảnh hưởng của nhân tố số lượng
 S(Q) = (Q1 – Q0) x P0 = (200 – 100) x 80 = + 8.000 (đồng) Ảnh hưởng của
nhân tố giá bán
S(P) = Q1 x (P1 – P0) = 200 x (70 – 80) = - 2.000 (đồng)
Tổng hợp mức độ ảnh hưởng cuả các nhân tố
∆S = ∆S(Q) + ∆S(P) = + 8.000 + (-2.000) = +6.000 (đồng)
Như vậy, phương pháp số chênh lệch chỉ có thể thực hiện được khi các nhân tố
có quan hệ bằng tích số và thương số đến chỉ tiêu phân tích mà thôi.
1.2.1.4. Phương pháp liên hệ cân đối

Cân đối là sự cân bằng về lượng giữa hai mặt của các yếu tố với quá trình kinh
doanh. Ví dụ như giữa tài sản và nguồn vốn, giữa các nguồn thu và chi, giữa nhu cầu
sử dụng vốn và khả năng thanh toán, giữa nguồn huy động vật tư và sử dụng vật tư trong
SXKD.
Phương pháp cân đối được sử dụng nhiều trong công tác lập và xây dựng kế
hoạch và ngay cả trong công tác hạch toán để nghiên cứu các mối liên hệ về lượng của
các yếu tố và quá trình kinh doanh. Trên cơ sở đó có thể xác định ảnh hưởng của các
nhân tố.
29

Ví dụ 9: Minh họa bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp X


Bảng cân đối kế toán năm N của doanh nghiệp X

Ðầu Cuối Chênh Ðầu Cuối Chênh


Tài sản Nguồn vốn
năm năm lệch năm năm lệch
A. Tài sản ngắn hạn 400 430 +30 A. Nợ phải trả 300 330 +30
1. Tiền và các khoản
50 60 +10 1. Nợ ngắn hạn 100 80 -20
tương đương tiền
2. Các khoản phải
100 120 +20 2. Nợ dài hạn 200 250 +50
thu ngắn hạn
3. Hàng tồn kho 250 250 - B. Vốn CSH 700 770 +70

B. Tài sản dài hạn 600 670 +70 1. Vốn chủ sỡ hữu
700 770 +70
- Lợi nhuận chưa
150 220 +70
1. TSCÐ
500 600 +100 phân phối

2. Các khoản đầu tư 2. Nguồn kinh phí


100 70 -30 550 550 -
tài chính dài hạn và quỹ khác
Cộng tài sản 1.000 1.100 +100 Cộng nguồn vốn 1.000 1.100 +100

Qua bảng cân đối kế toán cho phép ta có thể đánh giá mối quan hệ của các yếu
tố ảnh hưởng đến tính cân đối, đến tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp. Cụ thể là:
Tổng tài sản cũng như nguồn vốn giữa cuối kỳ so với đầu kỳ tăng 100 triệu đồng. Các
nhân tố ảnh hưởng đến mức tăng này là:
- Xét về mặt tài sản: Chủ yếu tăng do TSCĐ tăng 100 triệu đồng và sau đó là
các khoản phải thu tăng 20 triệu đồng, tồn kho không đổi, đầu tư dài hạn giảm 30 triệu
đồng
- Xét về mặt nguồn vốn: Chủ yếu tăng là do lợi nhuận chưa phân phối 70
triệu đồng và nợ dài hạn 50 triệu đồng, nguồn vốn kinh doanh không đổi, còn nợ ngắn
hạn giảm 20 triệu đồng
Tình hình trên cho phép chúng ta kết luận: Trong kỳ, doanh nghiệp đã giảm các
khoản đầu tư dài hạn, tăng vay nợ dài hạn để đầu tư cho TSCĐ và kết quả hoạt động
kinh doanh đã mang lại kết quả khá cao, lợi nhuận chưa phân phối tăng 70 triệu
đồng.
30

Cũng có thể xác định ảnh hưởng của các nhân tố có quan hệ với chỉ tiêu phân
tích được biểu hiện dưới dạng tổng số hoặc hiệu số bằng phương pháp cân đối.
Ví dụ 10. Tình hình nguồn huy động và sử dụng một loại vật tư tại doanh
nghiệp A
Bảng: Bảng cân đối vật tư của một doanh nghiệp A
Ðơn vị tính: tấn

Năm Năm Chênh Năm Năm Chênh


Nguồn vật tư Sử dụng vật tư
trước nay lệch trước nay lệch

Tồn kho kỳ trước 200 220 +20 Hao phí cho SX 600 590 -10

Tự khai thác 200 240 +40 Hao hụt định mức - 40 +40

Mua hợp đồng 400 360 -40 Tồn kho kỳ sau 200 190 -10

Cộng 800 820 +20 Cộng 800 820 +20

Dựa vào mức chênh lệch của từng nhân tố ở bảng trên ta có thể phân loại, lập
và tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn vật tư theo số liệu bảng sau:

Bảng: Bảng cân đối các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn vật tư

Nhân tố làm tăng nguồn Số lượng Nhân tố làm giảm nguồn Số lượng
1. Tăng tồn kho đầu kỳ
20 1. Giảm mua hợp đồng 40
2. Tăng tự khai thác
40 2. Giảm do hao hụt 40
3. Giảm chi cho sản xuất
10
4. Giảm tồn kho cuối kỳ
10

Cộng 80 Cộng 80
31

Kết quả cân đối các nhân tố trên cho thấy: Nhân tố chủ yếu để tăng nguồn vật
tư là do tăng tồn kho kỳ trước và tăng nguồn tự tìm kiếm trong khi nguồn hợp đồng
giảm, phần khác trong khi giảm chi cho sản xuất thì tồn kho lại quá lớn

1.2.2. Tổ chức công tác phân tích hoạt động kinh doanh
1.2.2.1.Chuẩn bị phân tích

Căn cứ vào mục đích yêu cầu nội dung cần phân tích, người làm công việc phân
tích cần phải thu thập và xử lý các số liệu thông tin
Các số liệu dùng để phân tích cần phải kiểm tra lại để đảm bảo tính đúng đắn
về mặt nội dung kinh tế tại thời điểm và địa điểm phát sinh, phương pháp ghi chép và
tính toán để tránh những sai sót vì sự sai sót về số liệu dùng trong phân tích sẽ ảnh hưởng
đến kết quả phân tích.
1.2.2.2. Bước phân tích và lập báo cáo phân tích

Tính toán các chỉ tiêu phân tích căn cứ vào yêu cầu nội dung đã đặt ra.
Lập biểu phân tích để điền các số liệu vào các dòng, các cột.
Nhận xét, đánh giá từ các chỉ tiêu.
Viết báo cáo phân tích các hoạt động kinh tê. Trong báo cáo phân tích hoạt
động kinh tế phải thể hiện các nội dung cơ bản sau:
Tên của báo cáo phân tích hoạt động kinh tế
Một vài nét đặc điểm, tình hình có liên quan đến đối tượng phân tích
Các số liệu, bảng, biểu phân tích
Nhận xét, kết luận rút ra từ các số liệu phân tích
Những phương hướng, biện pháp đề xuất nhằm cải tiến, hoàn thiện trong thời
gian tới.
1.2.2.3. Công bố những số liệu và kết quả phân tích và tổ chức hội nghị phân tích

Sau khi lập báo cáo phân tích hoạt động kinh tế cần phải công bố cho các đối
tượng có liên quan, có nhu cầu thông tin về phân tích.
Trong trường hợp cần thiết, có thể tổ chức hội nghị phân tích để trình bày kết
quả phân tích, thu thập trưng cầu ý kiến, đóng góp của các cá nhân, tập thể vào kết quả
phân tích. Việc tổ chức hội nghị phân tích là thực hiện nguyên tắc dân chủ và kiểm soát
trong kinh doanh và quản lý kinh tế.
32

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 1

Câu 1: Nêu đối tượng của phân tích hoạt động kinh tế?
Câu 2: Trình bày kỹ thuật vận dụng phương pháp so sánh
Câu 3: Trình bày các bước vận dụng phương pháp thay thế liên hoàn
Câu 4: Trình bày các bước vận dụng phương pháp số chênh lệch
33

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH DOANH THU BÁN HÀNG TRONG
DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI - DỊCH VỤ

Thời gian: 10 giờ


1. Mục tiêu của chương
- Kiến thức: trình bày được một số kiến thức cơ bản về ý nghĩa, nhiệm vụ, mục
đích của phân tích doanh thu bán hàng trong các doanh nghiệp thương mại - dịch vụ.
- Kỹ năng: phân tích được tình hình bán hàng theo nghiệp vụ kinh doanh, theo
nhóm hàng, mặt hàng chủ yếu; theo phương thức bán và theo phương thức thanh toán
trong doanh nghiệp.
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm
+ Tập trung lắng nghe giảng và chủ động xây dựng bài.
+ Chủ động trong học tập, hỗ trỡ nhau khi cần thiết.
+ Có tinh thần làm việc nhóm và làm việc độc lập.
+ Đại diện nhóm để trình bày và phản biện được các vấn đề liên quan đến phát
vấn của các nhóm khác.

2. Nội dung chương


2.1. Mục đích phân tích và nguồn số liệu phân tích
2.1.1. Mục đích phân tích
Doanh thu bán hàng là một chỉ tiêu kinh tế quan trọng phản ánh kết quả hoạt
động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp. Do vậy phân tích tình hình doanh thu
bán hàng là một nội dung quan trọng trong phân tích hoạt động kinh tế doanh nghiệp.
Phân tích doanh thu bán hàng nhằm mục đích:
Nhận thức và đánh giá một cách đúng đắn toàn diện và khách quan tình hình
bán hàng của doanh nghiệp trong kỳ về số lượng kết cấu chủng loại và giá cả hàng bán,
qua đó thấy được mức độ hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch doanh thu bán hàng của
doanh nghiệp.
Qua phân tích thấy được những mâu thuẫn tồn tại và những nguyên nhân ảnh
hưởng khách quan cũng như chủ quan trong khâu bán hàng để từ đó tìm ra được chính
sách, biện pháp thích hợp nhằm đẩy mạnh bán hàng, tăng doanh thu.
Phân tích các chỉ tiêu kinh tế khác như : phân tích tình hình mua hàng, phân tích
tình hình chi phí hoặc kết quả kinh doanh.

2.1.2 Nguồn số liệu phân tích


34

Phân tích tình hình doanh thu bán hàng căn cứ vào những nguồn số liệu sau:
Các chỉ tiêu kế hoạch doanh thu bán hàng của doanh nghiệp trong kỳ. Doanh
thu bán hàng có thể được xây dựng theo các nghiệp vụ kinh doanh như: doanh thu bán
hàng hoá (kinh doanh thương mại), doanh thu bán hàng thành phẩm (hoạt động sản
xuất), doanh thu dịch vụ....Ngoài ra doanh thu bán hàng có thể được xây dựng kế hoạch
theo ngành, nhóm hàng hoặc những mặt hàng chủ yếu theo các phương thức bán (bán
buôn, bán lẻ.,.) theo từng địa điểm kinh doanh (theo cửa hàng, quầy hàng).
Các số liệu kế toán doanh thu bán hàng được sử dụng trong phân tích hoạt động
kinh tế doanh nghiệp gồm cả kế toán tổng hợp, kế toán chi tiết, các hợp đồng bán hàng,
các đơn đặt hàng, các hoá đơn bán hàng, các chứng từ hoá đơn bán hàng...
Các số liệu thông tin kinh tế thị trường, giá cả của những mặt hàng mà doanh
nghiệp sản xuất kinh doanh bao gồm cả thông tin trong nước và thồng tin trên thị trường
quốc tế và khu vực (đối với những doanh nghiệp kinh doanh quốc tế).
Các chế độ chính sách về thương mại, chính sách tài chính tín dụng có liên
quan đến hoạt động doanh nghiệp do Nhà nước ban hành.
2.2. Phân tích doanh thu bán hàng theo nghiệp vụ kinh doanh
2.2.1. Mục đích phân tích
Phân tích doanh thu bán hàng theo nghiệp vụ kinh doanh nhằm nhận thức đánh
giá chính xác các chỉ tiêu doanh thu bán hàng và qua đó xác định kết quả theo từng
nghiệp vụ kinh doanh. Giúp cho các chủ doanh nghiệp có cơ sở, căn cứ đề ra những
chính sách, biện pháp đầu tư thích hợp trong việc lựa chọn các nghiệp vụ kinh doanh
mang lại hiệu quả kinh tế cao.

2.2.2. Phương pháp phân tích


Chủ yếu là áp dụng phương pháp so sánh giữa số liệu thực hiện vớt kế hoạch
hoặc kỳ này với kỳ trước trên cơ sở tính toán các chỉ tiêu tỉ lệ phần trăm, số chênh lệch
và tỉ trọng doanh thu của từng nghiệp vụ kinh doanh và dùng biểu mẫu để phân tích.
Ví dụ: Căn cứ vào những số liệu tổng hợp về doanh thu bán hàng theo các nghiệp
vụ kinh doanh của một doanh nghiệp thương mại kinh doanh lĩnh vực F&B trong bảng
sau, Phân tích tình hình thực hiện doanh thu của doanh nghiệp theo từng mặt hàng kinh
doanh:
Đơn vị: Triệu đồng
Các chỉ tiêu Kế hoạch Thực hiện
DT bán hàng hóa 15000 18500
35

DT bán thành phẩm 9000 8000


DT dịch vụ 2000 3000
Sau đây, ta có bảng phân tích doanh thu bán hàng của doanh nghiệp theo các
nghiệp vụ kinh doanh:
Kế hoạch Thực hiện So sánh tăng giảm
Các chỉ tiêu Tỷ Tỷ Tỷ
Tiền Tiền Tiền Tỷ lệ
trọng trọng trọng

A 1 2 3 4 5 6 7

DT bán hàng
15000 57,7 18500 62,71 3500 23,34 5,01
hóa

DT bán thành -
9000 34,6 8000 27,12 -11,11 -7,48
phẩm 1000

DT dịch vụ 2000 7,7 3000 10,17 1000 50 2,47

CỘNG 26000 100 29500 100 3500 13,46 0

Giải thích: cột (2), (4): Tính tỷ trọng


Cột (5) = cột (3)- cột (1)
𝑐ộ𝑡 (5)
Cột (6) = x 100
𝑐ộ𝑡 (1)

Cột (7) = cột (4) - cột (2)


Nhận xét: Tổng doanh thu bán hàng kỳ thực hiện so với kế hoạch tăng 13,46%
tương ứng doanh thu tăng 3500 triệu đồng.
- Trong 03 loại nghiệp vụ kinh doanh mà doanh nghiệp thực hiện, ta nhận thấy
+ Nghiệp vụ bán hàng hóa có doanh thu bán hàng tăng 23,34% tương ứng với
số tiền tăng 3500 triệu đồng.
+ Doanh thu dịch vụ tăng 50% ứng với số tiền tăng 1000 triệu đồng.
+ Doanh thu bán thành phẩm giảm 11,11% tương ứng với số tiền giảm 1000
triệu đồng
- Xét về tỉ trọng của các chỉ tiêu doanh thu thì:
+ Doanh thu bán hàng hóa chiếm tỉ trọng lớn nhất tăng 5,01%. Doanh thu bán
thành phẩm giảm 7,48%, Doanh thu dịch vụ có tỉ trọng thấp nhất nhưng tăng 2,47%.
Điều này chứng tỏ doanh nghiệp đã thực hiện tốt chức năng bán hàng và chức
năng dịch vụ. Còn nghiệp vụ bán thành phẩm giảm cả tỉ lệ cũng như tỉ trọng. Doanh
nghiệp cần tìm ra nguyên nhân để có những biện pháp khắc phục.
36

2.3. Phân tích doanh thu theo nhóm hàng và những mặt hàng chủ yếu
2.3.1. Mục đích phân tích
Một doanh nghiệp thường sản xuất kinh doanh nhiều mặt hàng hoặc nhóm
hàng, nhất là doanh nghiệp thương mại. Mỗi mặt hàng, nhóm hàng có những đặc điểm
kinh tế kỹ thuật khác nhau trong sản xuất kinh doanh đáp ứng những nhu cầu tiêu dùng
cũng như mức doanh thu đạt được cũng rất khác nhau.
Mặt khác, trong những mặt hàng, nhóm hàng mà doanh nghiệp sản xuất kinh
doanh, doanh nghiệp cần nghiên cứu và tìm ra những mặt hàng chủ yếu. Đó là những
mặt hàng, nhóm hàng mà doanh nghiệp có khả năng và lợi thế cạnh tranh trong sản xuất
kinh doanh, manh lại hiệu quả kinh tế cao.
Phân tích doanh thu bán hàng trong doanh nghiệp cần phải phân tích theo từng
mặt hàng, nhóm hàng, trong đó có những mặt hàng chủ yếu để qua đó thấy được sự biến
đổi tăng giảm và xu hướng phát triển của chúng làm cơ sở cho việc hoạch định chiến
lược đầu tư trong những mặt hàng, nhóm hàng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

2.3.2 Phương pháp phân tích


Phân tích doanh thu bán hàng theo nhóm, mặt hàng và những mặt hàng chủ yếu
căn cứ vào những số liệu kế hoạch và hạch toán chi tiết doanh thu bán hàng để so sánh
giữa số thực hiện với số kế hoạch vằ số thực hiện kỳ trước.
Ví dụ: Cho dữ liệu về Doanh nghiệp ABC cung cấp dịch vụ du lịch với các
nhóm mặt hàng chủ yếu như tour du lịch nội địa, tour du lịch quốc tế và dịch vụ đặt
phòng khách sạn. Hãy phân tích tình hình doanh thu bán hàng theo nhóm mặt hàng của
doanh nghiệp ABC. (Đơn vị: nghìn đồng)
Kế hoạch Thực hiện So sánh tăng giảm
Các chỉ tiêu Số Tỷ Số Tỷ Tỷ
Số tiền Tỷ lệ
tiền trọng tiền trọng trọng
A 1 2 3 4 5 6 7
Doanh thu từ tour 1.500 1.700
du lịch nội địa
Doanh thu từ tour 2.000 1.800
du lịch quốc tế:
Doanh thu từ dịch 1.200 1.400
vụ đặt phòng hách
sạn:
Tổng 4.700 4.900

Gợi ý:
37

Cột (5) = Cột (3) – cột (1)


𝐶ộ𝑡 (5)
Cột (6) = 𝑥100
𝐶ộ𝑡 (1)

Cột (7) = Cột (4) – cột (2)


- Tính tỷ trọng và so sánh tăng giảm:
Tính tỷ trọng của từng nhóm hàng:
Tỷ trọng = (Doanh thu của mỗi nhóm hàng / Tổng doanh thu của tất cả các nhóm
hàng) * 100
- So sánh tăng giảm giữa kỳ kế hoạch và kỳ thực hiện:
Tăng giảm (%) = ((Doanh thu kỳ thực hiện - Doanh thu kỳ kế hoạch) / Doanh
thu kỳ kế hoạch) * 100
Ví dụ tính toán:
Tính tỷ trọng của từng nhóm hàng:
Tỷ trọng tour du lịch nội địa trong kỳ thực hiện: (1,700,000 / (1,700,000 +
1,800,000 + 1,400,000)) * 100 ≈ 30.91%
So sánh tăng giảm giữa kỳ kế hoạch và kỳ thực hiện:
Tăng giảm tour du lịch nội địa: ((1,700,000 - 1,500,000) / 1,500,000) * 100 = 13.33%
2.4. Phân tích doanh thu bán hàng theo phương thức bán
2.4.1 Mục đích phân tích
Việc bán hàng trong doanh nghiệp thương mại dịch vụ được thực hiện bằng
những phương thức khác nhau: bán buôn, bán lẻ, bán đại lí…Mỗi phương thức bán có
những đặc điểm kinh tế kỹ thuật và ưu nhược điểm khác nhau.
-Bán buôn: Là bán hàng với số lượng lớn theo hợp đồng hoặc theo đơn đặt hàng
của người mua. Phương thức bán này có ưu điểm là doanh thu lớn, hàng tiêu thụ nhanh
nhưng nhược điểm là đồng vốn, phát sinh rủi ro mất vốn do không thu tiền được ngay
(do bán chịu) và lãi xuất thấp.
-Bán lẻ: Là bán trực tiếp cho người tiêu dùng thông qua mạng lưới cửa hàng,
quầy hàng của công ty. Bán lẻ thường bán với số lượng ít, doanh thu tăng chậm nhưng
giá bán lẻ thường cao hơn so với bán buôn, ít bị mất vốn hoặc đọng vốn.
-Bán đại lý, ký gửi: Là bán hàng thông qua một tổ chức hoặc cá nhân bán đại
lý. Phương thức bán hàng đại lý góp phần tăng doanh thu nhưng người giao bán đại lý
phải chi một khoản hoa hồng đại lý trong giá bán cho bên nhận đại lý.
38

-Bán hàng trả góp: Là phương thức bán mà người bán trao hàng cho người mua
nhưng người mua trả tiền thành nhiều lần theo sự thoả thuận trong hợp đồng. Phương
thức bán này góp phần đẩy mạnh bán hàng, tăng doanh thu nhưng nhược điểm của
phương thức này là tiền bán hàng thu hồi chậm do người mua trả chậm. Ngoài ra doanh
nghiệp thương mại dịch vụ có thể áp dụng các phương thức bán khác nhau như: Bán qua
điện thoại hoặc qua mạng intrnet .
Phân tích doanh thu bán hàng theo phương thức bán nhằm mục đích đánh giá
tình hình và khả năng đa dạng hoá các phương thức bán hàng của doanh nghiệp qua đó
tìm ra những phương thức bán thích hợp cho doanh nghiệp để đẩy mạnh bán hàng tăng
doanh thu. Phân tích doanh thu bán hàng theo phương thức bán những số liệu thực tế kỳ
báo cáo và kỳ trước để tính toán lập biểu so sánh.

2.4.2 Phương pháp phân tích


Chủ yếu là phương pháp so sánh, sử dụng những số liệu thực hiện và kỳ kế
hoạch để tính toán và dùng biểu mẫu để phân tích
Hãy xem xét một ví dụ:
Doanh nghiệp ABC cung cấp dịch vụ bán hàng với các phương thức bán chính
là trực tiếp tại cửa hàng, bán online qua website và bán thông qua đại lý. Dữ liệu cho
trong bảng sau:
(Đơn vị: nghìn đồng)
Kế hoạch Thực hiện So sánh tăng giảm
Các chỉ tiêu Số Tỷ Số Tỷ Số Tỷ
Tỷ lệ
tiền trọng tiền trọng tiền trọng
A 1 2 3 4 5 6 7
Doanh thu từ bán trực 800 820
tiếp tại cửa hàng
Doanh thu từ bán 600 620
online qua website
Doanh thu từ bán
thông qua đại lý 400 380

Tổng 1.800 1.820

Gợi ý phân tích:


Tính tỷ trọng của từng phương thức bán hàng:
Tỷ trọng = (Doanh thu từng phương thức bán hàng / Tổng doanh thu của tất cả
các phương thức bán hàng) * 100
39

So sánh tăng giảm giữa kỳ kế hoạch và kỳ thực hiện:


Tăng giảm số tiền: Doanh thu kỳ thực hiện - Doanh thu kỳ kế hoạch
Tăng giảm tỷ lệ: ((Doanh thu kỳ thực hiện - Doanh thu kỳ kế hoạch) / Doanh
thu kỳ kế hoạch) * 100
Tăng giảm tỷ trọng: Tỷ trọng kỳ thực hiện - Tỷ trọng kỳ kế hoạch
Ví dụ tính toán:
Tính tỷ trọng của từng phương thức bán hàng:
Tỷ trọng bán trực tiếp tại cửa hàng trong kỳ thực hiện: (820,000 / (820,000 +
620,000 + 380,000)) * 100 ≈ 42.42%
So sánh tăng giảm giữa kỳ kế hoạch và kỳ thực hiện:
Tăng giảm số tiền từ bán online qua website: 620,000 - 600,000 = 20,000 USD
Tăng giảm tỷ lệ từ bán thông qua đại lý: ((380,000 - 400,000) / 400,000) * 100
≈ -5.00%
Tăng giảm tỷ trọng từ bán trực tiếp tại cửa hàng: 42.42% - 40.00% = 2.42%
Áp dụng tương tự cho các phương thức bán hàng khác để tính toán số tiền, tỷ
lệ và tỷ trọng của từng nhóm mặt hàng và so sánh tăng giảm giữa hai kỳ. Điều này sẽ
giúp hiểu rõ hơn về cách các phương thức bán hàng ảnh hưởng đến doanh thu và xu
hướng thay đổi giữa hai kỳ.
2.5. Phân tích doanh thu bán hàng theo phương thức thanh toán
2.5.1 Mục đích phân tích
Việc thanh toán tiền tại các doanh nghiệp có thể được thực hiện bằng nhiều
phương thức khác nhau: Thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt, tiền séc, tín phiếu, chuyển
khoản qua ngân hàng, thanh toán chậm..Phân tích doanh thu bán hàng theo phương thức
thanh toán nhằm mục đích:
- Nghiên cứu, xem xét tình hình biến động các chỉ tiêu doanh thu gắn liền với
việc thu tiền bán hàng. Vì mục đích quan trọng của doanh nghiệp là phải bán được nhiều
hàng nhưng đồng thời phải thu hồi nhanh tiền bán hàng để tránh ứ đọng vốn, chiếm dụng
vốn.
- Thông qua việc phân tích tình hình doanh thu bán hàng, thu tiền bán hàng,
doanh nghiệp tìm ra các biện pháp hữu hiệu để thu hổi tiền bán hàng nhanh chóng và có
định hướng hợp lý trong việc lựa chọn phương thức thanh toán trong kỳ tới.

2.5.2 Phương pháp phân tích


40

So sánh giữ số thực hiện kỳ báo cáo với kỳ kế hoạch để thấy được sự biến động
tăng giảm.
Hãy xem xét một ví dụ:
Doanh nghiệp XYZ cung cấp dịch vụ vận chuyển và có các phương thức thanh
toán chính là thanh toán trực tuyến, thanh toán tiền mặt và thanh toán qua thẻ. Dữ liệu
cho trong bảng sau:
(Đơn vị: nghìn đồng)

Kế hoạch Thực hiện So sánh tăng giảm


Các chỉ tiêu Số Tỷ Số Tỷ Tỷ
Số tiền Tỷ lệ
tiền trọng tiền trọng trọng
A 1 2 3 4 5 6 7
Doanh thu từ thanh 600 650
toán trực tuyến
Doanh thu từ thanh 450 480
toán tiền mặt
Doanh thu từ thanh 300 320
toán qua thẻ
Tổng 1.350 1.450

Gợi ý:
- Tính tỷ trọng của từng phương thức thanh toán:
Tỷ trọng = (Doanh thu từng phương thức thanh toán / Tổng doanh thu của tất
cả các phương thức thanh toán) * 100
So sánh tăng giảm giữa kỳ kế hoạch và kỳ thực hiện:
Tăng giảm (%) = ((Doanh thu kỳ thực hiện - Doanh thu kỳ kế hoạch) / Doanh
thu kỳ kế hoạch) * 100
Cột (5) = Cột (3) – cột (1)
𝐶ộ𝑡 (5)
Cột (6) = 𝑥100
𝐶ộ𝑡 (1)

Cột (7) = Cột (4) – cột (2)

Ví dụ tính toán:
Tính tỷ trọng của từng phương thức thanh toán:
Tỷ trọng thanh toán trực tuyến trong kỳ thực hiện: (650,000 / (650,000 +
480,000 + 320,000)) * 100 ≈ 43.18%
So sánh tăng giảm giữa kỳ kế hoạch và kỳ thực hiện:
41

Tăng giảm thanh toán trực tuyến: ((650,000 - 600,000) / 600,000) * 100 = 8.33%
Áp dụng tương tự cho các phương thức thanh toán khác để tính toán tỷ trọng và
so sánh tăng giảm giữa hai kỳ. Điều này sẽ giúp hiểu rõ hơn về cách các phương thức
thanh toán ảnh hưởng đến doanh thu của doanh nghiệp và xu hướng thay đổi giữa hai
kỳ.
2.6. Phân tích doanh thu bán hàng theo đơn vị trực thuộc
2.6.1. Mục đích phân tích
Trong các doanh nghiệp thương mại hiện nay, nhiều doanh nghiệp có mô hình
kinh doanh tổng hợp theo quy mô lớn, có nhiều cửa hàng, quầy hàng trực thuộc đóng
trên những địa bàn khác nhau. Các đơn vị trực thuộc có thể thực hiện những chức năng,
nhiệm vụ hoặc kinh doanh những mặt hàng khác nhau. Về mô hình quản lý, thông
thường các doanh nghiệp giao quyền tự chủ trong kinh doanh và tự chịu trách nhiệm
hạch toán kinh tế (hạch toán độc hoặc phụ thuộc) trên cơ sở thực hiện các chỉ tiêu kinh
tế chủ yếu doanh nghiệp giao.
Do vậy, phân tích doanh thu bán hàng theo các đơn vị trực thuộc nhằm mục
đích nhận thức và đánh giá đúng đắn kết quả kinh doanh của từng đơn vị trực thuộc hạch
toán kinh tế nội bộ, qua đó thấy được sự tác động ảnh hưởng đến thành tích, kết quả
chung của doanh nghiệp. Đồng thời qua phân tích cũng thấy được những ưu, nhược
điểm và những mặt tồn tại trong việc tổ chức và quản lý kinh doanh trong từng đơn vị
trực thuộc để đề ra những chính sách, biện pháp quản lý thích hợp.

2.6.2 Phương pháp phân tích


Phương pháp phân tích là so sánh giữa số thực hiện với số kế hoạnh doanh thu
của từng đơn vị ( do công ty giao cho đơn vị tự xây dựng ) để thấy được mức dộ hoàn
thành, số chênh lệch tăng giảm. Đồng thời so sánh số chênh lệch tăng giảm của từng
đơn vị trực thuộc với kế hoạch chung của công ty để thấy được mức độ tác động đến tỷ
lệ tăng giảm chung của toàn doanh nghiệp.
Hãy xem xét một ví dụ:
Doanh nghiệp XYZ có các đơn vị trực thuộc như các cửa hàng chi nhánh, văn
phòng đại diện, và đơn vị kinh doanh online. Dữ liệu cho trong bảng sau: (Đơn vị: nghìn
đồng)
42

Kế hoạch Thực hiện So sánh tăng giảm


Các chỉ tiêu Số Tỷ Số Tỷ Tỷ
Số tiền Tỷ lệ
tiền trọng tiền trọng trọng
A 1 2 3 4 5 6 7
Doanh thu từ các 900 920
cửa hàng chi nhánh
Doanh thu từ văn 600 620
phòng đại diện
Doanh thu từ đơn vị 400 380
kinh doanh online
Tổng 1.900 1.920

Gợi ý phân tích:


Tính toán các chỉ số:
Tính tỷ trọng của từng đơn vị trực thuộc:
Tỷ trọng = (Doanh thu từng đơn vị / Tổng doanh thu của tất cả các đơn vị) *
100
So sánh tăng giảm giữa kỳ kế hoạch và kỳ thực hiện:
Tăng giảm số tiền từ cửa hàng chi nhánh: 920,000 - 900,000 = 20,000 USD
Tăng giảm tỷ lệ từ văn phòng đại diện: ((620,000 - 600,000) / 600,000) * 100 ≈
3.33%
Tăng giảm tỷ trọng từ đơn vị kinh doanh online: Tỷ trọng kỳ thực hiện - Tỷ
trọng kỳ kế hoạch
Ví dụ tính toán:
Tính tỷ trọng của từng đơn vị trực thuộc:
Tỷ trọng từ các cửa hàng chi nhánh trong kỳ thực hiện: (920,000 / (920,000 +
620,000 + 380,000)) * 100 ≈ 51.98%
So sánh tăng giảm giữa kỳ kế hoạch và kỳ thực hiện:
Tăng giảm số tiền từ văn phòng đại diện: 620,000 - 600,000 = 20,000 USD
Tăng giảm tỷ lệ từ đơn vị kinh doanh online: ((380,000 - 400,000) / 400,000) *
100 ≈ -5.00%
Tăng giảm tỷ trọng từ các cửa hàng chi nhánh: 51.98% - 50.00% = 1.98%
Áp dụng tương tự cho các đơn vị khác để tính toán số tiền, tỷ lệ và tỷ trọng của
từng nhóm đơn vị trực thuộc và so sánh tăng giảm giữa hai kỳ. Điều này sẽ giúp bạn
43

hiểu rõ hơn về cách mỗi đơn vị trực thuộc ảnh hưởng đến doanh thu và xu hướng thay
đổi giữa hai kỳ.
2.7. Phân tích doanh thu bán hàng theo quý
2.7.1 Mục đích phân tích
Phân tích doanh thu bán hàng theo tháng, quý nhằm mục đích thấy được mức
độ và tiến độ hoàn thành kế hoạch bán hàng. Đồng thời qua phân tích cũng thấy được
sự biến động của doanh thu bán hàng qua các thời điểm khác nhau và những nhân tố
ảnh hưởng cùa chúng để có những chính sách và biện pháp thích hợp trong việc chỉ đạo
kinh doanh

2.7.2 Phương pháp phân tích


So sánh giữa số thực hiện với số kế hoạch hoặc số cùng kỳ năm trước để thấy
được mức độ hoàn thành, tăng, giảm
So sánh doanh thu thực hiện theo từng tháng, quý với kế hoạch năm (số luỹ kế)
để thấy được tiến độ thực hiện kế hoạch.
Hãy xem xét một ví dụ:
Doanh nghiệp ABC có doanh thu từng quý được thể hiện ở bảng sau, đơn vị
(nghìn đồng)
So với năm So với kế
Năm gốc Kế hoạch Thực hiện
gốc hoạch
Qúy
Tỷ Tỷ Tỷ
Tiền Tiền Tiền %HT Tiền %HT Tiền
trọng trọng trọng
A 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
I 800 820 830
II 900 910 920
III 950 940 930
IV 1.000 990 990

Gợi ý phân tích:


Cột (2), (4), (6): Tính tỷ trọng của từng quý:
Tỷ trọng = (Doanh thu từng quý / Tổng doanh thu của cả năm) * 100
𝐶ộ𝑡 (5)
Cột (7) = 𝑥100
𝐶ộ𝑡 (1)

Cột (8) = Cột (5) – cột (1)


𝐶ộ𝑡 (5)
Cột (9) = 𝑥100
𝐶ộ𝑡 (3)

Cột (10) = Cột (5) – cột (3)


Dựa vào các số liệu tính toán và đưa ra các nhận xét.
44

2.8. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu bán hàng
2.8.1. Phân tích mức độ ảnh hưởng của số lượng hàng bán và đơn giá bán
Doanh thu bán hàng có hai nhân tố ảnh hưởng trực tiếp. Đó là số lượng hàng
bán và dơn giá bán của hàng hoá. Mối liên hệ của hai nhân tố đó với doanh thu được
phản ánh qua công thức sau:
Doanh thu bán hàng = Số lượng hàng bán x Đơn giá bán
Từ công thức trên ta thấy nếu số lượng hàng bán và đơn giá bán tăng thì doanh
thu tăng và ngược lại. Xét về tính chất thì số lượng hàng bán ra là nhân tố chủ quan, đơn
giá bán phần nhiều mang tính chất khách quan, do sự điều tiết của quan hệ cung cầu.
Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố trên có thể chia ra thành hai trưòng hợp tuỳ thuộc
vào những số liệu cho phép.
Trường hợp phân tích theo lô hàng thì căn cứ vào số liệu hạch toấn chi tiết số
lượng hàng bán tương ứng với đơn giá bán để tính toán trên cơ sở áp dụng phương pháp
thay thế liên hoàn hoặc phương pháp số chênh lệch.
Trường hợp doanh nghiệp kình doanh nhiều mặt hàng, không thể phân tích các
nhân tố ảnh hưởng theo số liệu và đơn giá bán của từng mặt hàng thì phải căn cứ vào
chỉ số giá đo thống kê theo dõi và cung cấp để tính toán phân tích.
Hãy xem xét ví dụ:
Tại một doanh nghiệp thương mại A có tình hình doanh thu bán hàng theo số
liệu như sau:
Các chỉ tiêu Kế hoạch Thực hiện
Số lượng hàng bán 2.400 2.600
Đơn giá bán (nghìn đồng) 570 540
Doanh thu bán hàng (nghìn đồng) 1.368.000 1.404.000
Hãy sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn để phân tích mức độ ảnh hưởng
của số lượng và đơn giá bán đến doanh thu của doanh nghiệp thương mại A.
Gợi ý phân tích:
Bước 1. Đối tượng phân tích:
Chênh lệch doanh thu bán hàng kỳ thực tế so với kỳ kế hoạch tăng: 1.404.000
– 1.368.000 = 36.000 (nghìn đồng)
Bước 2. Lập công thức:
Doanh thu bán hàng = Số lượng x đơn giá
45

Bước 3. Doanh thu bán hàng kỳ kế hoạch là: 2.400 x 570 = 1.368.000 (nghìn
đồng)
+ Thay thế lần 1. Nhân tố số lượng thay đổi :
2600 x 570 = 1.482.000 (nghìn đồng)
Do số lượng kỳ thực tế thay đổi nên doanh thu bán hàng đã thay đổi:
1.482.000 – 1.368.000 = 114.000 (nghìn đồng)
+ Thay thế lần 2. Nhân tố đơn giá bán thay đổi:
2600 x 540 = 1.404.000 (nghìn đồng)
Do nhân tố giá thay đổi nên doanh thu bán hàng đã thay đổi:
1.404.000 – 1.482.000 = (-78.000) (nghìn đồng)
Bước 4. Tổng hợp
Do số lượng bán ra kỳ thực tế thay đổi nên doanh thu bán hàng đã tăng 114.000
(nghìn đồng)
Do đơn giá bán ra thay đổi nên doanh thu bán hàng đã tăng (-78 000 (nghìn
đồng)
Do sự thay đổi của nhân tố số lượng và đơn giá bán, doanh thu của doanh nghiệp
thương mại tăng 36.000 đồng.

2.8.2 Phân tích mức độ ảnh hưởng của số lượng lao động và năng suất lao động
đến doanh thu bán hàng
Trong các doanh nghiệp nói chung cũng như trong doanh nghiệp thương mại
nói riêng số lượng lao động, cơ cấu phân bổ lao động và năng suất lao động là những
nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự tàng giảm doanh thu bán hàng.
-Nếu biết được doanh thu và số lượng lao động ở mỗi kỳ thì ta có thể phân tích
được sự ảnh hưởng của hai nhân tố là số lượng lao động và năng suất lao động với doanh
thu bán hàng khi đó.
Doanh thu bán hàng = Tổng số LĐ x NSLĐ bình quân
Hay M = T xW
Trong đó: M: Doanh thu bán hàng.
T: Số lượng lao động.
W: Năng suất lao động bình quân
46

Số lượng lao động được coi là nhân tố khách quan, năng suất lao động được
coi là nhân tố chủ quan. Khi cả hai nhân tố này biến động đều làm ảnh hưởng tới doanh
thu bán hàng.
-Nếu biết doanh thu, số lượng lao động, năng suất lao động bình quân, số ngày
làm việc ở cảhai kỳ, thì mối liên hệ của các chỉ tiêu lao động với chỉ tiêu doanh thu được
tính theo công thức.
Doanh thu bán hàng = Số lượng LĐ x Thời gian LĐ x Năng suất LĐBQ
Hay M = T x Tn x W
Trong đó: Tn là thời gian lao động.
Khi một trong ba nhân tố trên thay đổi hoặc cả hai nhân tố đều thay đổi thì ảnh
hưởng tới doanh thu. Việc phân tích các nhân tố trên ảnh hưởng tới doanh thu như thế
nào thì ta dựa trên cơ sở áp dụng phương pháp số chênh lệch hay phương pháp thay thế
liên hoàn.
Ví dụ:
Cho bảng dữ liệu về tiền lương trong năm của doanh nghiệp thương mại A như
sau:

Các chỉ tiêu Kế hoạch Thực hiện


Tổng doanh thu bán hàng (triệu đồng) 26.000 30.500
Tổng số lao động (người) 42 50
Năng suất lao động bình quân
619,05 610
(người/năm)
Hãy sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn phân tích ảnh hưởng của số lượng
lao động và năng suất lao động đến doanh thu bán hàng doanh nghiệp A.
Gợi ý phân tích: Tương tự như ví dụ trong phân tích mức độ ảnh hưởng của số
lượng hàng bán và đơn giá bán
47

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 2


1. Hãy trình bày mục đích phân tích, nguồn số liệu phân tích doanh thu bán hàng
tại doanh nghiệp thương mại – dịch vụ?
2. Phương pháp nào thường được áp dụng trong công tác phân tích doanh thu
bán hàng tại doanh nghiệp thương mại – dịch vụ?
3. Hãy trình bày mục đích phân tích, phương pháp phân tích doanh thu bán hàng
theo nhóm và những mặt hàng chủ yếu?
4. Hãy trình bày mục đích phân tích, phương pháp phân tích doanh thu bán hàng
theo phương thức bán?
5. Hãy trình bày mục đích phân tích, phương pháp phân tích doanh thu bán hàng
theo phương thức thanh toán?
6. Các nhân tố nào ảnh hưởng tới doanh thu bán hàng? Hãy trình bày mức độ
ảnh hưởng của những nhân tố đó đến doanh thu bán hàng?
48

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH MUA HÀNG TRONG DOANH NGHIỆP
THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ

Thời gian: 5 giờ


1. Mục tiêu của chương
- Kiến thức: trình bày được mục đích, nhiệm vụ phân tích tình hình mua hàng
trong doanh nghiệp thương mại dịch vụ
- Kỹ năng
+ Phân tích được tình hình mua hàng theo nhóm, mặt hàng và những mặt hàng
chủ yếu.
+ Phân tích được tình hình mua hàng có liên hệ đến tình hình bán ra; tình hình
mua hàng theo nguồn hàng; mua hàng theo nhu cầu sử dụng.
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm
+ Tập trung lắng nghe giảng và chủ động xây dựng bài.
+ Chủ động trong học tập, hỗ trỡ nhau khi cần thiết.
+ Có tinh thần làm việc nhóm và làm việc độc lập.
+ Đại diện nhóm để trình bày và phản biện được các vấn đề liên quan đến phát
vấn của các nhóm khác.

2. Nội dung chương


2.1. Mục đích phân tích và nguồn số liệu phân tích
2.1.1 Mục đích phân tích
Việc thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch mua hàng trong doanh nghiệp có ảnh hường
trực tiếp và quyết định đến việc thực hiện kế hoạch bán ra và hiệu quả kinh tế của doanh
nghiệp. Nếu doanh nghiệp thực hiện tốt kế hoạch mua hàng, đảm bảo đủ về số lượng,
kết cấu chủng loại, chất lượng và giá cả mua hàng cũng như thời điểm cung ứng sẽ góp
phần vào việc thực hiện tốt kế hoạch sản xuất kinh doanh và hiệu quả kinh tế. Do vậy,
phân tích tình hình mua hàng trong doanh nghiệp là nội dung quan trọng và cần thiết
trong phân tích hoạt động kinh tế doanh nghiệp. Mục đích phân tích tình hình mua hàng:
Nhận thức đánh giá đúng đắn, khách quan tình hình thực hiện kế hoạc mua hàng
của doanh nghiệp, qua đó thấy được sự tác động, ảnh hưởng của nó đến quá trình thực
hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh và hiệu quả kinh tế.
Tìm ra những tồn tại bất hợp lý trong quá trình thực hiện kế hoạch mua hàng,
từ đó đề ra được những chính sách, biện pháp nhằm thực hiện tốt kế hoạch mua hàng.
49

2.1.2 Nguồn số liệu phân tích


Các chỉ tiêu kế hoạch mua hàng: Tổng trị giá mua, trị giá mua theo nhóm mặt
hàng và mặt hàng chủ yếu.
Các số liệu kế toán thống kê về hàng hóa, nguyên vật liệu bao gồm cả kế toán
tổng hợp, kế toán chi tiết, các hợp đồng mua hàng, các chứng từ, hóa đơn phản ánh tình
hìn mua hàng.
Các số liệu thông tin kinh tế thị trường của những mặt hàng mua của các doanh
nghiệp.
2.2. Phân tích tình hình mua hàng theo nhóm, mặt hàng và những mặt hàng chủ
yếu
2.2.1 Mục đích phân tích
Nội dung phân tích tình mua hàng của doanh nghiệp bao gồm các chỉ tiêu sau:
- Tổng trị giá mua vào trong kì
- Trị giá mua theo nhóm mặt hàng trong đó có những mặt hàng chủ yếu
Phân tích tình hình mua hàng theo nhóm (mặt hàng) để thấy mức độ hoàn thành
bằng tỉ lệ phần trăm, số chênh lệch tăng giảm, và tỉ trọng của từng nhóm, mặt hàng trên
tổng trị giá hàng mua.

2.2.2 Phương pháp phân tích


Căn cứ vào các số liệu kế hoạch và thực hiện đã thu thập được, sử dụng phương
pháp so sánh để thấy được mức độ hoàn thành bằng tỉ lệ % số chênh lệch tăng giảm và
tỉ trọng của từng nhóm, mặt hàng trên tổng trị giá hàng mua.
Ví dụ: Tại doanh nghiệp A có tình hình mua hàng theo nhóm hàng, được thể
hiện trong bảng sau:
Bảng A: Phân tích tình hình mua hàng theo nhóm hàng
Đơn vị: Triệu đồng
Kế hoạch Thực hiện So sánh tăng giảm
Tỉ Tỉ Tỉ
Các chỉ tiêu Tiền Tiền Tiền Tỉ lệ
trọng trọng trọng
1 2 3 4 5 6 7
Thực phẩm 12000 58,53 14000 59,57 2000 16,67 1.04
tươi sống
Thực phẩm 3500 17,07 3000 12,77 -500 -14,29 -4,30
đóng gói
Nước uống 3200 15,61 3800 16,17 600 18,75 0,56
50

Đồ gia dụng 1800 8,79 2700 11,49 900 50,00 2,70


và dụng cụ
chế biến
Giải thích:
cột (2), (4): Tính tỷ trọng
Cột (5) = cột (3)- cột (1)
𝑐ộ𝑡 (5)
Cột (6) = x 100
𝑐ộ𝑡 (1)

Cột (7) = cột (4) - cột (2)


Nhận xét: Tổng doanh số mua vào trong kỳ thực hiện so với kế hoạch tăng 3000
triệu đồng, tỷ lệ tăng 14,63%.
Phân tích chi tiết từng nhóm hàng, ta thấy:
+ Mặt hàng thực phẩm tươi sống: Doanh số mua kỳ thực hiện so với kỳ kế hoạch
tăng 2000 triệu đồng, tỷ lệ tăng 16,67%, tỷ trọng tăng 1,04%.
+ Mặt hàng thực phẩm đóng gói: Doanh số mua kỳ thực hiện so với kỳ kế hoạch
giảm 500 triệu đồng, tỷ lệ giảm 14,29%%, tỷ trọng giảm 4,30%.
+ Mặt hàng nước uống: Doanh số mua kỳ thực hiện so với kỳ kế hoạch tăng 600
triệu đồng, tỷ lệ tăng 18,75%, tỷ trọng tăng 0,56%
+ Mặt hàng đồ gia dụng và dụng cụ chế biến: Doanh số mua kỳ thực hiện so với
kỳ kế hoạch tăng 900 triệu đồng, tỷ lệ tăng 50%, tỷ trọng tăng 2,7%
2.3. Phân tích tình hình mua hàng có liên hệ đến tình hình bán ra
2.3.1 Mục đích phân tích
Đối với họat động kinh doanh thương mại, mua vào là để bán ra nhằm mục đích
thu lợi nhuận. Do vậy, để thấy được sự tác động ảnh hưởng đến việc bán hàng và hiệu
quả kinh doanh, phải có sự so sánh tình hình thực hiện kế hoạch mua hàng với các chỉ
tiêu doanh thu bán hàng và lợi nhuận thực hiện trong kỳ.

2.3.2 Phương pháp phân tích


Để có thể đánh giá rõ nét hơn tình hình mua hàng có thể ảnh hưởng đến bán ra
như thế nào, ta cần tính toán, phân tích các chỉ tiêu tỉ lệ phần trăm hoàn thành kế hoạch
mua vào và số chênh lệch có điều chỉnh với tỉ lệ phần trăm hoàn thành kế hoạch bán ra.
Công thức như sau:
51

Tỷ lệ HTKH mua
hàng có điều = 𝑇𝑟ị 𝑔𝑖á 𝑚𝑢𝑎 𝑡ℎự𝑐 𝑡ế 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑘ỳ (𝑔𝑖á 𝑚𝑢𝑎)
x 100
chỉnh theo bán 𝑇𝑟ị 𝑔𝑖á 𝑚𝑢𝑎 𝑘ế ℎ𝑜ạ𝑐ℎ 𝑥 𝑡ỷ 𝑙ệ % 𝐻𝑇𝐾𝐻 𝑏á𝑛 𝑟𝑎

Nếu tính toán theo các công thức trên mà tỷ lệ % HTKH mua hàng > 100 và số
chênh lệch >0 thì chứng tỏ việc mua vào trong kỳ nhiều hơn so với hàng bán ra, hàng sẽ
bị ứ đọng
Trường hợp tỉ lệ % HTKH mua hàng < 100 và số chênh lệch âm (-) thì chứng
tỏ việc mua vào chưa đáp ứng tốt chon nhu cầu bán ra.
TRong trưởng hợp tỷ lệ % bằng 0 và số chênh lệch bằng 0 thì mua vào phù hợp,
cấn đối với nhu cầu bán ra.
Ngoài ra, người ta có thể dùng chỉ tiêu hệ số tiêu thụ hàng mua để phân tích mối
quan hệ giữa mua và bán theo công thức:
𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑠ố 𝑏á𝑛 ℎà𝑛𝑔 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑘ỳ
Hệ số tiêu thụ hàng mua =
𝑡𝑟ị 𝑔𝑖á 𝑚𝑢𝑎 𝑣à𝑜 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑘ỳ

Chỉ tiêu này phải lớn hơn hoặc bằng 1 và tăng lên thì đánh giá việc mua hàng
trong kỳ là tốt, vì tồn kho cuối kỳ giảm. Nếu nhỏ hơn 1 và giảm đi thì có nghĩa là mua
vào quá nhiều, bán ra chậm, hàng tồn kho cuối kỳ tăng là không tốt.
Ví dụ: Cho bảng sau:
Bảng B: Phân tích tình hình tiêu thu hàng hóa theo giá mua ( đơn vị: Triệu đồng)
So sánh
Các chỉ tiêu Kế hoạch Thực hiện Chênh lệch số
%HTKH
tiền
A 1 2 3 4
Thực phẩm 13.400 17.000 3.600 126,87
tươi sống
Thực phẩm 4.595 5.096 501 110,90
đóng gói
Nước uống 3.700 4.200 500 113,51
Đồ gia dụng 1.900 1.500 -400 -78,95
và dụng cụ
chế biến
Tổng cộng 23.595 27.796 4.201 117,80
Giải thích:
Cột (3) = cột (2)- cột (1)
𝑐ộ𝑡 (2)
Cột (4) = x 100
𝑐ộ𝑡 (1)
52

Căn cứ vào những số liệu ở hai bảng A, B , ta có những nhận xét sau:
Nếu phân tích hai tổng doanh số mua vào, bán ra ta có:
Mua vào trong kỳ tăng 3000 triệu đồng, tỷ lệ tăng 14,63%. Ban ra trong kỳ tăng
4.201 triệu đồng, tỷ lệ tăng 17,8%. Như vậy, tỷ lệ tăng mua vào nhỏ hơn tỷ lệ bán ra.
Trị giá hàng mua vào tăng nhỏ hơn trị giá hàng bán ra 1.201 triệu đồng. Điều này chứng
tỏ hàng mua vào chưa đáp ứng tốt cho nhu cầu bán ra, thiếu 1.201 triệu đồng.
Để thấy rõ hơn mối liên hệ giữa mua vào, bán ra trong kỳ, ta lập bảng C ( Bảng
phân tích tình hình mua vào có điều chỉnh với tỷ lệ bán ra) , như sau:
Bảng C : Bảng phân tích tình hình mua vào có điều chỉnh với tỷ lệ bán ra
Đơn vị: Triệu đồng
Kế hoạch có Thực hiện So sánh
Các chỉ tiêu điều chỉnh Kế hoạch Chênh lệch số
theo bán %HTKH
mua tiền
A 1 2 3 4
Thực phẩm
15.224 17.762 2.538 116,67
tươi sống
Thực phẩm
3.881 3.327 -554 85,72
đóng gói
Nước uống 4.323 3.800 -523 87,90
Đồ gia dụng
và dụng cụ 1.421 2.700 1.279 190,01
chế biến
Tổng cộng 24.849 27.589 2.740 111,03
Giải thích:
Cột (3) = cột (2)- cột (1)
𝑐ộ𝑡 (2)
Cột (4) = x 100
𝑐ộ𝑡 (1)

Từ những số liệu trong bảng C, ta có những nhận xét sau:


Tổng giá trị mua vào thực hiện so với kế hoạch có điều chỉnh giảm với tỷ lệ
%HTKH, bán ra giảm 1.113 triệu đồng, tỷ lệ giảm 4,52%
Đi sâu phân tích từng nhóm hàng, ta thấy:
Nhóm Thực phẩm tươi sống: kỳ thực hiện so với kế hoạch có điều chỉnh tăng
2.538 triệu đồng, tỷ lệ tăng 16,67%
Nhóm Thực phẩm đóng gói: kỳ thực hiện so với kế hoạch có điều chỉnh giảm
với tỷ lệ %HTKH, bán ra giảm 1.113 triệu đồng, tỷ lệ giảm 4,52%
53

Nhóm Nước uống: kỳ thực hiện so với kế hoạch có điều chỉnh giảm 523 triệu
đồng, tỷ lệ giảm 12,1%
Nhóm Đồ gia dụng và dụng cụ chế biến: kỳ thực hiện so với kế hoạch có điều
chỉnh tăng 1.279 triệu đồng, tỷ lệ tăng 90,1%
2.4. Phân tích tình hình mua hàng theo nguồn hàng
2.4.1 Mục đích phân tích
Hàng hóa của doanh nghiệp thườn được mua vào từ nhiều nguồn khác nhau.
Mỗi nguồn đều có chất lượng hàng hóa và giá cả khác nhau. Phân tích tình hình mua
hàng theo nguồn hàng để thấy được sự biến động tăng, giảm và từ đó tìm ra những ưu
điểm, lợi thế, tồn tại trong các nguồn hàng mua, làm căn cứ cho việc lựa chọn những
nguồn hàng có lợi, mang lại hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp.

2.4.2 Phương pháp phân tích


Áp dụng phương pháp so sánh các số liệu thực hiện với số liệu kế hoạch về tổng
giá mua theo từng nguồn hàng
Hãy xem xét ví dụ.
Tại doanh nghiệp A có tình hình mua hàng theo nguồn hàng được thể hiện trong
bảng sau, đơn vị ( triệu đồng).
Năm trước Năm nay So sánh tăng giảm
Chỉ tiêu
Tiền Tỉ trọng Tiền Tỉ trọng Tiền Tỉ lệ Tỉ trọng
A 1 2 3 4 5 6 7
Mua từ 5.200 5.500
nguồn A
Mua từ 7.500 7.100
nguồn B
Mua từ 4.300 4.800
nguồn C
Mua từ 5.000 6.100
nguồn D
Cộng 22.000 23.500

Gợi ý phân tích:


cột (2), (4): Tính tỷ trọng
Cột (5) = cột (3)- cột (1)
𝑐ộ𝑡 (3)
Cột (6) = x 100
𝑐ộ𝑡 (1)

Cột (7) = cột (4) - cột (2


54

Dựa vào số liệu đã tính toán, nhận xét tình hình mua hàng theo nguồn hàng của
doanh nghiệp A.
2.5. Phân tích tình hình mua hàng theo nhu cầu sử dụng
2.5.1 Mục đích phân tích
Đối với các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp thương mại, mua vào chủ yếu
là để bán ra. Tuy nhiên, hàng bán ra nhằm đáp ứng những nhu cầu rất khác nhau. Phân
tích tình hình mua hàng theo nhu cầu sử dụng nhằm đảm bảo cân đối vơi snhu cầu, tránh
tình trạng thừa, thiếu trong hoạt động kinh doanh.

2.5.2 Phương pháp phân tích


Áp dụng phương pháp so sánh để phân tích mua hàng theo nhu cầu sử dụng
Hãy xem xét ví dụ.
Tại doanh nghiệp A có tình hình mua hàng theo nhu cầu sử dụng được thể hiện
trong bảng sau, đơn vị ( triệu đồng).

So sánh tăng giảm


Các chỉ tiêu Kế hoạch Thực hiện
Tiền Tỷ lệ %/
A 1 2 3 4
Nhu cầu 10.000 12.500 2.500 25,00
thường xuyên
Nhu cầu thời 7.500 9.000 1.500 20,00
vụ
Nhu cầu sản 3.000 2.000 1.000 - 33,34
xuất
Cộng 20.500 23.500 3.500 14,63

Gợi ý phân tích:


Cột (3) = cột (2)- cột (1)
𝑐ộ𝑡 (2)
Cột (4) = x 100
𝑐ộ𝑡 (1)

Dựa vào bảng số liệu đã tính toán, nhận xét tình hình mua hàng theo nhu cầu sử
dụng của doanh nghiệp A.
2.6. Phân tích tình hình mua vào, bán ra trong mối liên hệ với xác định kết quả
2.6.1 Mục đích phân tích
Để phân tích kết quả kinh doanh của doanh nghiệp theo từng thương vụ, cần
đánh giá tình hình mua vào, bán ra trong mối liên hệ với xác định kết quả kinh doanh.

2.6.2 Phương pháp phân tích


55

Thông qua việc xác định giá trị hàng mua của hàng hóa (Trị giá hàng mua =
khối lượng hàng hóa mua vào x đơn giá hàng mua), Áp dụng phương pháp so sánh và
phân tích kết quả kinh doanh trên cơ sở so sánh doanh thu và chi phí.
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 3
Câu 1. Hãy trình bày mục đích phân tích, nguồn số liệu phân tích tình hình mua
hàng tại doanh nghiệp thương mại, dịch vụ?
Câu 2. Phương pháp phân tích nào thường được áp dụng trong công tác phân
tích tình hình mua hàng tại doanh nghiệp thương mại, dịch vụ?
Câu 3. Hãy trình bày mục đích phân tích, phương pháp phân tích tình hình mua
hàng có liên hệ đến tình hình bán ra của doanh nghiệp thương mại, dịch vụ?
56

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHI PHÍ TRONG DOANH NGHIỆP
THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ

Thời gian: 10 giờ


1. Mục tiêu của chương
- Kiến thức
+ Nêu được các khái niệm cơ bản về chi phí, phân loại chi phí trong doanh
nghiệp thương mại dịch vụ.
+ Trình bày được phương pháp phân tích tình hình chi phí trong mối liên hệ
với doanh thu.
- Kỹ năng
+ Tính và phân tích được các chỉ tiêu về tổng mức chi phí, tỷ suất chi phí, mức
độ tăng giảm tỷ suất chi phí, mức độ tiết kiệm hay lãng phí chi phí.
+ Tính được tỷ trọng chi phí của từng chức năng trong tổng chi phí, tỷ suất chi
phí của tổng chi phí nói chung cũng như tỷ suất chi phí của từng chức năng nói riêng.
+ So sánh được sự tăng giảm về số tiền, tỷ lệ và sực thay đổi về tỷ trọng và tỷ
suất chi phí.
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm
+ Tập trung lắng nghe giảng và chủ động xây dựng bài.
+ Chủ động trong học tập, hỗ trỡ nhau khi cần thiết.
+ Có tinh thần làm việc nhóm và làm việc độc lập.
+ Đại diện nhóm để trình bày và phản biện được các vấn đề liên quan đến phát
vấn của các nhóm khác.

2. Nội dung chương


2.1. Khái niệm, phân loại chi phí và nguồn số liệu phân tích
2.1.1. Khái niệm, phân loại chi phí và nguồn số liệu phân tích
Chi phí kinh doanh là khoản chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động kinh
doanh thông thường của DN. Đó là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong
kỳ kế toán dưới hình thức các khoản tiền chi ra. các khoản khấu trừ tài sản hoặc phát
sinh các khoản nợ dẫn đến làm giảm vốn chủ sở hữu.
Chi phí kinh doanh gồm nhiều loại, có vị trí và công dụng khác nhau. Cho nên,
để tiện cho việc quản lý, sử dụng và hạch toán cần phải tiến hành phân loại chi phí
57

- Căn cứ vào mức độ tham gia các hoạt động kinh doanh, người ta chia chi phí
thành:
Chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp.
Chi phí trực tiếp: chi phí mua hàng, bán hàng hóa và các khoản chi phí trực tiếp
khác.
Chi phí gián tiếp: là những khoản chi phí quản lý doanh nghiệp
Căn cứ vào tính chất biến đổi chi phí được phân thành chi phí khả biến (biến
phí), chi phí cố định (định phí).
Căn cứ vào chức năng hoạt động của doanh nghiệp thì phân thành chi phí mua
hàng, chi phí sản xuất, chi phí bán hàng, chi phí quản lý….
Căn cứ vào nội dung kinh tế: chi phí nhân viên, cp khấu hao TSCĐ, Cp NVL,
CP công cụ đồ dung, CP dịch vụ mua ngoài, CP bằng tiền khác.
Mục đích nhận thức và đánh giá chính xác, toàn diện và khách quan tình hình
quản lý và sử dụng chi phí qua đó thấy được những mặt tồn tại, bất hợp lý trong quá
trình quản lý và sử dụng chi phí kinh doanh tốt hơn.

2.1.2 Nguồn số liệu sử dụng trong phân tích chi phí và kinh doanh thương mại
Nguồn tài liệu phân tích:
- Chỉ tiêu kế hoạch và định mức chi phí.
- Các số liệu kế toán chi phí: kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết chi phí
- Căn cứ vào các chế độ chính sách và các tài liệu văn bản có liên quan đến tình
hình chi phí như chế độ tiền lượng, các quy định về giá cước vận chuyển, chính sách tín
dụng…
2.2. Phân tích chung tình hình chi phí trong mối liên hệ với doanh thu
2.2.1. Mục đích phân tích
Đánh giá tổng quát tình hình biến động của các chỉ tiêu chi phí giữa kỳ phân
tích và kỳ gốc, để thấy sự ảnh hưởng của nó đến việc thực hiện kế hoạch doanh thu bán
hàng, xác định mức tiết kiệm hay lãng phí về chi phí.
Trong doanh nghiệp thương mại, chi phí kinh doanh được sử dụng trước hết
phải tạo ra doanh thu để có thể bù đắp các nguồn chi phí và tạo ra lợi nhuận.
Do đó để đánh giá tình hình sử dụng chi phí có hợp lý hay không phải xét sự
biến động tăng giảm của chi phí kinh doanh trong việc thực hiện các chỉ tiêu doanh thu.

2.2.2. Phương pháp phân tích


58

Phương pháp so sánh thường được áp dụng để Phân tích chung tình hình chi phí
trong mối liên hệ với doanh thu. Các chỉ tiêu được sử dụng để so sánh bao gồm
- Tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu tài chính.
- Tổng chi phí kinh doanh: chi phí mua hàng, chi phí bán hàng, chi phí quản lý
doanh nghiệp...
- Tổng chi phí (F) : Là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản chi phí mà
doanh nghiệp đã bỏ ra để thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh. Nó bao gồm: chi phí mua
hàng, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
- Tỷ suất chi phí (F’): là chỉ tiêu tương đối phản ánh tỷ lệ % của chi phí trên
doanh thu bán hàng
- Doanh thu bán hàng (M).
- Tỷ suất chi phí: là chỉ tiêu tương đối phản ánh tỷ lệ % của tổng chi phí/ tổng
doanh thu. Nói lên trình độ quản lý HĐKD, chất lượng quản lý và sử dụng chi phí của
doanh nghiệp:
F’= (F/M) x 100
F’ : tỷ suất chi phí (%)
F: tổng chi phí kinh doanh
M: tổng doanh thu
- Mức độ tăng giảm tỷ suất chi phí phản ánh sự thay đổi về tỷ suất CP giữa 2
kỳ:
 F’= F’1 – F’0
 F’: Mức độ tăng, giảm tỷ suất chi phí
F’1: Tỷ suất chi phí kỳ phân tích
F’0 : Tỷ suất chi phí kỳ gốc
- Tốc độ tăng giảm tỷ suất chi phí là chỉ tiêu phản ánh tỷ lệ % giữa mức độ tăng
, giảm tỷ suất chi phí với tỷ suất chi phí kỳ gốc:
TF’ = (Δ F’ /F0’)X100
Tf’: Tốc độ tăng, giảm tỷ suất chi phí
Δ F’: Mức độ tăng, giảm tỷ suất chi phí
F0’ là tỷ suất chi phí ở kỳ gốc
59

- Mức độ tiết kiệm hay lãng phí chi phí cho biết với mức doanh thu bán hàng
trong kỳ và mức độ tăng giảm của tỷ suất chi phí thì doanh nghiệp sẽ tiết kiệm hay lãng
phí bao nhiêu tiền: U = Δ F’ x M1
U: Mức tiết kiệm hay lãng phí chi phí
M1: Doanh thu bán hàng thực tế trong kì
Hãy xem xét ví dụ:
Cho bảng dữ liệu về tình kinh kinh doanh của doanh nghiệp thương mại A như
sau:
Đơn vị: Triệu đồng
Các chỉ tiêu Kế hoạch Thực hiện
Doanh thu bán 32.000 33.250
hàng
Chi phí kinh doanh 1600 1330

Qua phân tích, ta có bảng phân tích chung tình hình chi phí kinh doanh trong
mối liên hệ với doanh thu như sau:
Thực So sánh tăng giảm
Các chỉ tiêu Kế hoạch
hiện Tiền Tỷ lệ
Doanh thu bán hàng 32.000 33.250 1250 3,9%
Chi phí kinh doanh 1.600 1.330 -270 -16,87%
Tỷ suất chi phí 5% 4%
Mức độ tăng giảm chi phí -1%
Tốc độ tăng giảm chi phí -20%
Mức độ tiết kiệm (hay lãng -332,5
phí) chi phí

Qua bảng trên cho thấy, Chi phí kinh doanh của doanh nghiệp A giảm 270 triệu
đồng tướng ứng với tỷ lệ giảm 16,87% so với kỳ kế hoạch, tuy nhiên mức doanh thu
bán hàng tăng 1250 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 3,9%. Điều này dẫn tới tỷ suất
chi phí giảm 1% nên đã tiết kiệm 332,5 triệu đồng so với kế hoạch đề ra. Như vậy, nhìn
chung tình hình quản lý và sử dụng chi phí của Doanh nghiệp là tốt
2.3. Phân tích tình hình chi phí theo các chức năng hoạt động
2.3.1 Phân tích tổng hợp theo chi phí các chức năng hoạt động
2.3.1.1. Mục đích phân tích
60

Việc phân chi phí theo chức năng hoạt đông giúp cho doanh nghiệp có thể xác
định rõ vai trò, chức năng của từng khoản mục chi phí trong quá trình hoạt động sản
xuất kinh doanh tại doanh nghiệp.
Là căn cứ để tính giá thành sản xuất và giá thành toàn bộ của sản phẩm và tập
hợp chi phí theo từng hoạt động chức năng
Cung cấp thông tin có hệ thống để lập các báo cáo tài chính.
2.3.1.2. Phương pháp phân tích

Sử dụng phương pháp so sánh để so sánh các chỉ tiêu sau: Tỷ trọng chi phí của
từng chức năng trong tổng chi phí, tỷ suất chi phí của từng chức năng và của tổng chi
phí, tăng giảm về số tiền, tỉ lệ của từng chức năng.
Hãy xem xét ví dụ:
Tại một doanh nghiệp thương mại A có tình hình chi phí kinh doanh được cho
trong bản dưới đây, hãy phân tích tình hình chi phí kinh doanh của doanh nghiệp, ( đơn
vị: Triệu đồng).
Các chỉ tiêu Kế hoạch Thực hiện
Chi phí mua hàng 350 420
Chi phí bán hàng 620 610
Chi phí quản lý 330 400
Tổng chi phí 1.300 1.430
Tổng doanh thu 26.000 30.500
Gợi ý phân tích:
Tính toán các chỉ tiêu sau:
- Tỷ trọng của từng khoản mục:
𝐓ừ𝐧𝐠 𝐤𝐡𝐨ả𝐧 𝐦ụ𝐜 𝐩𝐡í
Tỷ trọng = x 100
𝐓ổ𝐧𝐠 𝐜𝐡𝐢 𝐩𝐡í
𝐓ừ𝐧𝐠 𝐤𝐡𝐨ả𝐧 𝐦ụ𝐜 𝐩𝐡í
Tỷ suất = x 100
𝐃𝐨𝐚𝐧𝐡 𝐭𝐡𝐮

- So sánh tăng giảm ( số tiền, tỷ trọng, tỷ suất) giữa kỳ kế hoạch và kỳ thực hiện
Dựa vào các số liệu đã tính toán, đưa ra nhận xét về tình hình phân bổ chi phí
theo các chức năng hoạt động của doanh nghiệp A.

2.3.2. Phân tích chi phí mua hàng


2.3.2.1. Mục đích phân tích

Chi phí mua hàng là khi mua hàng có phát sinh các chi phí liên quan trực tiếp
đến quá trình thu mua hàng hóa từ lúc mua đến khi hàng về đến doanh nghiệp.
61

Chi phí mua hàng bao gồm: bảo hiểm hàng hóa, tiền thuê kho, thuê bến bãi, chi
phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản trong quá trình mua hàng, các khoản hao hụt tự nhiên
trong định mức phát sinh của quá trình thu mua hàng hóa và các chi phí khác liên quan
đến việc mua hàng tồn kho.
Việc phân tích chi phí mua hàng nhằm đánh giá được sự biến động của từng
khoản mục chi phí, qua đó làm rõ được nguyên nhân tăng giảm và đưa ra các biện pháp
khắc phục.
2.3.2.2. Phương pháp phân tích

Tương tự như trên, áp dụng phương pháp so sánh để so sánh các chỉ tiêu tỷ trọng
chi phí của từng chức năng trong tổng chi phí, tỷ suất chi phí của từng chức năng và
của tổng chi phí, tăng giảm về số tiền, tỉ lệ của từng chức năng.
Hãy xem xét ví dụ:
Tại một doanh nghiệp thương mại A có tình hình chi phí mua hàng được cho
trong bảng dưới đây, hãy phân tích tình hình chi phí mua hàng của doanh nghiệp A, (
đơn vị: Triệu đồng).
Các chỉ tiêu Kế hoạch Thực hiện
Chi phí thuê dịch vụ từ
210 244
bên ngoài
Chi phí thuê kho, bãi 105 120
Chi phí khác 35 56
Tổng chi phí 350 420
Tổng doanh thu 26.000 30.500

Gợi ý phân tích:


Tính toán các chỉ tiêu sau:
- Tỷ trọng của từng khoản mục:
𝐓ừ𝐧𝐠 𝐤𝐡𝐨ả𝐧 𝐦ụ𝐜 𝐩𝐡í
Tỷ trọng = x 100
𝐓ổ𝐧𝐠 𝐜𝐡𝐢 𝐩𝐡í
𝐓ừ𝐧𝐠 𝐤𝐡𝐨ả𝐧 𝐦ụ𝐜 𝐩𝐡í
Tỷ suất = x 100
𝐃𝐨𝐚𝐧𝐡 𝐭𝐡𝐮

- So sánh tăng giảm ( số tiền, tỷ trọng, tỷ suất) giữa kỳ kế hoạch và kỳ thực hiện
Dựa vào các số liệu đã tính toán, đưa ra nhận xét về tình hình phân bổ chi phí
mua hàng của doanh nghiệp A.

2.3.3 Phân tích cước phí vận chuyển của doanh nghiệp thương mại
a. Mục đích phân tích:
62

Nhằm đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch chi phí và xác định các nhân tố ảnh
hưởng đến cước phí vận chuyển
b. Phương pháp phân tích:
Dùng phương pháp thay thế liên hoàn để phân tích và sử dụng các chỉ tiêu sau:
Khối lượng hàng hóa vận chuyển (tấn)
Quãng đường vận chuyển bình quân (km)
Giá cước vận chuyển bình quân (đồng/tấn.km)
Công thức áp dụng:
Cước phí vận chuyển = khối lượng hàng hóa vận chuyển x Quãng đường vận
chuyển bình quân x giá cước vận chuyển bình quân
Hãy xem xét ví dụ:
Tại một doanh nghiệp thương mại A có số liệu về cước phí vận chuyển được
cho trong bản dưới đây, hãy phân tích cước phí vận chuyển của doanh nghiệp, ( đơn vị:
Triệu đồng).
Các chỉ tiêu Kế hoạch Thực hiện
Chi phí mua hàng 350 420
Chi phí bán hàng 620 610
Chi phí quản lý 330 400
Tổng chi phí 1.300 1.430
Tổng doanh thu 26.000 30.500
Gợi ý phân tích: Sử dụng công thức đã cho, áp dụng phương pháp thay thế liên
hoàn và đưa ra nhận xét .

2.3.4. Phân tích chi phí bán hàng


Mục đích phân tích:
Chi phí bán hàng được hiểu là khoản chi phí được dùng vào mục đích xây
dựng quy trình bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp đến với khách hàng.
Chi phí bán hàng bao gồm các khoản chi phí như sau:
- Chi phí lương của nhân viên trong bộ phận bán hàng (tiền lương, tiền công,
các khoản phụ cấp,…)
- Chi phí bảo hiểm (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp), kinh
phí công đoàn của nhân viên bộ phận bán hàng
- Chi phí chào hàng, giới thiệu, quảng cáo sản phẩm
- Chi phí hoa hồng bán hàng
- Chi phí bảo hành sản phẩm (trừ chi phí hoạt động xây lắp)
63

- Chi phí bảo quản, đóng gói, vận chuyển


- Chi phí vật liệu văn phòng, công cụ dụng cụ, khấu hao TSCĐ sử dụng cho bán
hàng
- Chi phí dịch vụ mua ngoài như là điện, nước, fax,.. dùng cho nhân viên bán
hàng
- Chi phí bán hàng bằng tiền khác
Việc xác định chính xác chi phí bán hàng là rất quan trọng nhằm đảm bảo cho
định giá sản phẩm hoặc dịch vụ được thiết lập ở các cấp cung cấp mức tỷ suất lợi nhuận
gộp hợp lý. Đưa doanh nghiệp đến vị trí để tối đa hóa lợi nhuận bằng việc quản lý chi
phí trên cao.
Phương pháp phân tích:
Để phân tích chi phí bán hàng, ta cần tính tỷ trọng chi phí của từng chỉ tiêu trong
tổng chi phí. Tỷ suất chi phí của tổng chi phí nói chung cũng như tỷ suất chi phí của
từng chỉ tiêu nói riêng. Và áp dụng phương pháp so sánh để xem xét sự thay đổi của số
tiền, tỷ trọng, tỷ suất chi phí.
Hãy xem xét ví dụ:
Tại một doanh nghiệp thương mại A có số liệu về tình hình chi phí bán hàng
được cho trong bảng dưới đây, hãy phân tích tình hình chi phí bán hàng của doanh
nghiệp, ( đơn vị: Triệu đồng).
Các chỉ tiêu Kế hoạch Thực hiện
Chi phí nhân viên bán 205 210
hàng
Chi phí tiếp thị, quảng 95 110
cáo
Chi phí phân phối sản 85 80
phẩm dịch vụ
Tổng chi phí bán hàng 385 400
Doanh thu 12.000 13.100
Gợi ý phân tích:
Tính toán các chỉ tiêu sau:
- Tỷ trọng của từng khoản mục:
𝐓ừ𝐧𝐠 𝐤𝐡𝐨ả𝐧 𝐦ụ𝐜 𝐩𝐡í
Tỷ trọng = x 100
𝐓ổ𝐧𝐠 𝐜𝐡𝐢 𝐩𝐡í
𝐓ừ𝐧𝐠 𝐤𝐡𝐨ả𝐧 𝐦ụ𝐜 𝐩𝐡í
Tỷ suất = x 100
𝐃𝐨𝐚𝐧𝐡 𝐭𝐡𝐮

- So sánh tăng giảm ( số tiền, tỷ trọng, tỷ suất) giữa kỳ kế hoạch và kỳ thực hiện
64

Dựa vào các số liệu đã tính toán, đưa ra nhận xét về tình hình phân bổ chi phí
bán hàng của doanh nghiệp A.

2.3.5. Phân tích chi phí dịch vụ mua ngoài của doanh nghiệp
a. Mục đích phân tích: Nhằm đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch chi phí dịch
vụ trong quá trình bán hàng của doanh nghiệp, qua đó tìm ra nguyên nhân làm tăng,
giảm chi phí.
b. Phương pháp phân tích: Áp dụng phương pháp so sánh để phân tích số liệu
của kỳ thực hiện so với kỳ kế hoạch.
Hãy xem xét ví dụ sau:
Tại một doanh nghiệp thương mai có số liệu về phân tích chi phí mua ngoài
trong bảng sau, đơn vị (đồng):
Các chỉ tiêu Kế hoạch Thực hiện So sánh tăng giảm
A 1 2 3
Chi phí dịch vụ mua ngoài 210.000.000 216.000.000 6.000.000
Trong đó:
- Chi phí điện nước 36.000.000 37.000.000 1.000.000
- Chi phí thuê sửa chữa 25.000.000 31.500.000 6.500.000
TSCĐ 45.000.000 41.200.000 -3.800.000
- Chi phí vận chuyển, bốc
dỡ hàng bán 60.000.000 57.800.000 -2.200.000
- Chi phí thuê kho, bãi để 44.000.000 48.500.000 4.500.000
hàng
- Chi phí hoa hồng

Qua số liệu bảng trên, ta thấy: Chi phí dịch vụ mua ngoài thực hiện so với kế
hoạch tăng là:
216.000.000 – 210.000.000 = 6.000.000 đồng
Nguyên nhân do: chi phí điện nước tăng 1.000.000 đồng dẫn đến chi phí dịch
vụ tăng 1.000.000 đồng
Chi phí thuê sữa chữa TSCĐ tăng dẫn đến chi phí dịch vụ tăng
Chi phí vận chuyển, bốc dỡ hàng bán giảm dẫn đén chi phí dịch vụ giảm
- Chi phí thuê kho, bãi để hàng giảm dẫn đến chi phí dịch vụ giảm
- Chi phí hoa hồng tăng giảm dẫn đến chi phí dịch vụ tăng
Nhìn chung chi phí dịch vụ tăng 6.000.0000 đồng chủ yếu là do chi phí thuê sữa
chữa tăng cao. Do đó, doanh nghiệp cần xem xét lại TSCĐ của doanh nghiệp mình. Cái
65

nào hư hỏng nặng phải tiến hành thanh lý đồng thời mua sắm TSCĐ mới để tiến hành
kinh doanh.

2.3.6. Phân tích chi phí quản lý doanh nghiệp


a. Mục đích phân tích: Chi phí quản lý doanh nghiệp là một loại chi phí phát
sinh trong quá trình tổ chức các hoạt động doanh nghiệp. Chi phí quản lý của doanh
nghiệp liên quan đến tất cả các hoạt động kinh doanh, không tách rời cho từng hoạt động
cụ thể. Đồng thời, tùy theo cách thức hoạt động của doanh nghiệp mà chi phí quản lý
cũng khác nhau.
Chi phí quản lý doanh nghiệp sẽ bao gồm những loại chi phí như sau:
Chi phí quản lý nhân viên
Chi phí vật liệu quản lý
Chi phí đồ dùng văn phòng
Chi phí khấu hao tài sản cố định (TSCĐ)
Thuế và các loại lệ phí khác
Chi phí dự phòng
Chi phí dịch vụ mua ngoài
Các khoản chi bằng tiền khác: Các khoản chi khác như chi hội nghị, chi phí đi
lại, tàu xe…
Phân tích chi phí quản lý doanh nghiệp nhằm đánh giá sự biến động tăng, giảm
của từng khoản mục chi phí. Qua phân tích làm rõ nguyên nhân tăng, giảm để đề ra
những biện pháp khắc phục.
b. Phương pháp phân tích: áp dụng phương pháp so sánh để phân tích sự tăng
giảm về số tiền, tỷ lệ và sự thay đổi về tỷ trọng và tỷ suất chi phí
2.4. Phân tích tình hình sử dụng chi phí tiền lương
2.4.1 Mục đích phân tích
Mục đích phân tích: Chi phí tiền lương là những khoản chi phí bằng tiền mà
doanh nghiệp phải trả cho người lao dộng, căn cứ vào khối lượng, tính chất và hiệu quả
công việc mà người lao động đảm nhận. Chi phí tiền lương bao gồm: Lương chính, các
khoản phục cấp theo lương và các khoản bảo hiểm của cán bộ công nhân viên trong
doanh nghiệp. Do đó việc quản lý và sử dụng chi phí tiền lương có ý nghĩa rất quan
trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Phân tích tình
hình sử dụng chi phí tiền lương nhằm nhận thức và đánh giá một cách đúng đắn, toàn
66

diện tình hình sử dụng quỹ lương của doanh nghiệp, từ đó thấy được sự ảnh hưởng của
chi phí tiền lương tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, và đề ra được các biện pháp
chính sách hợp lý.

2.4.2 Phương pháp phân tích


Các chỉ tiêu thường được sử dụng để phân tích chi phí tiền lương:
Tổng quỹ lượng: Là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ chi phí tiền lương của doanh
nghiệp gồm cả lương cho lao động trực tiếp và lao động gián tiếp.
Tỷ suất tiền lượng: là chỉ tiêu phản ánh mối quan hệ so sánh giữa tổng quỹ tiền
lương với doanh thu bán hàng
Công thức tính:
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑞𝑢ỹ 𝑡𝑖ề𝑛 𝑙ươ𝑛𝑔
Tỷ suất tiền lương (%) = x100
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑑𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑏á𝑛 ℎà𝑛𝑔

𝑇ổ𝑛𝑔 𝑞𝑢ỹ 𝑙ươ𝑛𝑔 1 𝑛ă𝑚


Mức lương bình quân 1 tháng =
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑠ố 𝑙𝑎𝑜 độ𝑛𝑔 𝑥 12 𝑡ℎá𝑛𝑔
𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑏á𝑛 ℎà𝑛𝑔 1 𝑛ă𝑚
Năng suất lao động bình quân /tháng =
𝑡ổ𝑛𝑔 𝑠ố 𝑙𝑎𝑜 độ𝑛𝑔 𝑥 12

Ví dụ: Doanh nghiệp A có bảng số liệu như sau:


Các chỉ tiêu Kế hoạch Thực hiện
Tổng doanh thu bán hàng (triệu
36.180 36.864
đồng)
Tổng số lao động (người) 45 48
Tổng quỹ lương (triệu đồng) 2.700 3.168
Sử dụng phương pháp so sánh, hãy phân tích tình hình sử dụng tổng hợp chi phí
tiền lương của doanh nghiệp và nhận xét.
Gợi ý phân tích:
Thực So sánh tăng giảm
Các chỉ tiêu Kế hoạch
hiện Số tuyệt đối Tỷ lệ
Tổng doanh thu bán hàng
36.180 36.864 684 1,89%
(triệu đồng)
Tổng số lao động (người) 45 48 3 6,67%
Tổng quỹ lương (triệu
2.700 3.168 468 17,34%
đồng)
Năng suất lao động bình
quân người/tháng (triệu 67 64 -3 - 4,48%
đồng)
Tiền lương bình quân
5 5,5 0,5 10%
người/tháng (triệu đồng)
Tỷ suất chi phí tiền lương 7,46% 8,59%
Mức độ tăng giảm tỷ suất
1,13%
chi phí tiền lương
67

Tốc độ tăng giảm tỷ suất


15,15%
chi phí tiền lương
Mức độ tiết kiệm hay lãng
phí chi phí tiền lương 416,56
(triệu đồng)

Qua số liệu ở bảng trên cho thấy:


Tổng quỹ lương của doanh nghiệp ở kỳ thực hiện so với kỳ kế hoạch tăng 1,89%,
tương ứng với 684 triệu đồng. Tuy nhiên mức tăng của tổng quỹ lương là 17,34%, lớn
hơn nhiều so với mức tăng doanh thu, điều này dẫn tới tỷ suất chi phí tiền tương tăng
1,13%.
Mặt khác, mức lương bình quân người/tháng tăng 0,5 triệu đồng, tương ứng tỷ
lệ tăng 10 %, tuy nhiên năng suất lao động lại giảm 4,48%. Như vậy, việc sử dụng quỹ
lương của doanh nghiệp là chưa hợp lý.

2.4.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quỹ lương thời gian
Áp dụng phương pháp thay thế liên hoàn để phân tích công thức sau:
Tổng = Số lao động x Thời x Mức
quỹ lương trong doanh nghiệp gian lao động lương bình
trong năm trong năm (tháng) quân/tháng

Hãy xem xét ví dụ:


Cho bảng dữ liệu về tiền lương trong năm của doanh nghiệp thương mại A như
sau:

Các chỉ tiêu Kế hoạch Thực hiện


Tổng quỹ tiền lương (triệu đồng) 3.024 3.744
Tổng số lao động (người) 42 48
Mức lương bình quân/tháng (triệu
6 6,5
đồng)
Hãy sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn phân tích ảnh hưởng của số lượng
lao động và mức lương bình quân/tháng đến quỹ lương doanh nghiệp A.
Gợi ý :
Bước 1. Đối tượng phân tích:
Chênh lệch quỹ lương kỳ thực tế so với kỳ kế hoạch tăng:
3.744 –3.024 = 720 ( triệu đồng)
Bước 2. Lập công thức:
68

Tổng quỹ lương trong năm = Tổng số lao động x 12 tháng x Mức lương bình
quân tháng
Bước 3. Tổng quỹ lương kỳ kế hoạch là: 42 x 12 x 6 = 3.024 (triệu đồng)
+ Thay thế lần 1. Nhân tố số lượng lao động thay đổi:
48 x 12 x 6 = 3.456 (triệu đồng)
Do số lượng lao động kỳ thực tế thay đổi nên tổng quỹ lương đã thay đổi:
3.456 – 3.024 = 432 (triệu đồng)
+ Thay thế lần 2. Nhân tố mức lương bình quân tháng thay đổi:
48 x 12 x 6,5 = 3.744 (triệu đồng)
Do nhân tố mức lương bình quân tháng thay đổi nên tổng quỹ lương đã thay
đổi:
3.744 - 3.456 = 288 (triệu đồng)
Bước 4. Tổng hợp
- Do số lượng lao động kỳ thực tế thay đổi nên tổng quỹ lương đã tăng 432
(triệu đồng)
- Do nhân tố mức lương bình quân tháng thay đổi nên tổng quỹ lương đã tăng:
288 triệu đồng)
Tổng cộng: Do nhân tố số lượng lao động và mức lương bình quân tháng thay
đổi nên tổng quỹ lương tăng 720 triệu đồng
Nhận xét: Tổng quỹ tiền lương của doanh nghiệp kỳ thực hiện so với kỳ kế
hoạch tăng 720 triệu đồng đó là do tổng số lao động tăng 06 người, và lương bình quân
tháng tăng 500.000 đồng/người nên đã dẫn đến tổng quỹ lương tăng.
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 4
Câu 1. Trình bày mục đích và tình hình phân tích chi phí trong mối liên hệ với doanh
thu ?
Câu 2. Trình bày mục đích và phương pháp phân tích tình hình chi phí theo các chức
năng hoạt động ?
Câu 3. Trình bày mục đích và phương pháp phân tích tình hình thực hiện kế hoạch, chi
phí mua hàng ?
Câu 4. Trình bày mục đích và phương pháp phân tích tình hình sử dụng chi phí tiền
lương của doanh nghiệp ?
69

CHƯƠNG 5: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH KẾT QUẢ KINH DOANH VÀ PHÂN
PHỐI KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ

Thời gian: 10 giờ


1. Mục tiêu của chương
- Kiến thức
+ Trình bày được các khái niệm cơ bản về ý nghĩa, nhiệm vụ phân tích tình hình
tiêu thụ và lợi nhuận trong doanh nghiệp
+ Trình bày được nội dụng phân tích kết quả kinh doanh của doanh nghệp;
+ Giải thích được phương pháp phân tích nhân tố ảnh hưởng đến kết quả sản
xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;
- Kỹ năng
+ Phân tích được tình hình tiêu thụ, phân tích lợi nhuận của doanh nghiệp.
+ Đánh giá được kết quả kinh doanh của doanh nghiệp của doanh nghiệp từ đó
có những đề xuất cụ thể cho doanh nghiệp.
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm
+ Tập trung lắng nghe giảng và chủ động xây dựng bài.
+ Chủ động trong học tập, hỗ trỡ nhau khi cần thiết.
+ Có tinh thần làm việc nhóm và làm việc độc lập.
+ Đại diện nhóm để trình bày và phản biện được các vấn đề liên quan đến phát
vấn của các nhóm khác.
+ Cẩn thận, tỉ mỉ, khách quan trong phân tích.

2. Nội dung chương


2.1. Mục đích phân tích và nguồn số liệu phân tích
2.1.1 Mục đích phân tích
Lợi nhuận là phần chênh lệch giữa doanh thu với các khoản chi phí trong kỳ
hoạt động kinh doanh.
Kết quả KD của DN được hình thành từ kế quả HĐSXKD của doanh nghiệp và
hoạt động khác.
Phân tích tình hình kết quả kinh doanh và phân phối kết quả kinh doanh nhằm
nhận thức, đánh giá đúng đắn, toàn diện, khách quan và khách quan tình hình thực hiện
các chỉ tiêu lợi nhuận.Thấy được các thành tích đã đạt được và những mâu thuẫn tồn tại
trong quá trình hoạt động kinh doanh và quản lý kinh tế. Từ đó phân tích những nguyên
70

nhân khách quan, chủ quan và đề ra các biện pháp quản lý thích hợp để tăng lợi nhuận.
Đồng thời nhằm mục đích nhận thức và đánh giá tình hình phân phối lợi nhuận.

2.1.2 Nguồn số liệu phân tích


Tình hình kết quả kinh doanh và phân phối kết quả kinh doanh của một doanh
nghiệp thương mại và dịch vụ có thể được phân tích thông qua một số nguồn số liệu sau:
Bảng cân đối kế toán (Balance Sheet): Bảng cân đối kế toán cung cấp thông tin
về tài sản, nợ và vốn của doanh nghiệp tại một thời điểm cụ thể. Nó giúp xác định cơ
cấu tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp, đồng thời cung cấp thông tin về khả năng
thanh khoản và cơ cấu nợ.
Báo cáo kết quả kinh doanh (Income Statement): Báo cáo này thể hiện doanh
thu, chi phí và lợi nhuận của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định. Nó
cho biết lợi nhuận gộp, lợi nhuận ròng và các chỉ số hiệu suất khác.
Báo cáo lưu chuyển tiền mặt (Cash Flow Statement): Báo cáo này thể hiện dòng
tiền mặt vào ra của doanh nghiệp từ hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt
động tài chính. Nó cung cấp thông tin về khả năng sinh lời và khả năng chi trả của doanh
nghiệp.
Tỷ lệ và chỉ số tài chính: Bao gồm các chỉ số như tỷ suất lợi nhuận, tỷ suất sinh
lời, tỷ lệ thanh toán nợ, và các chỉ số khác để đánh giá hiệu suất và tình hình tài chính
của doanh nghiệp so với ngành và cạnh tranh.
Báo cáo của các bộ phận cụ thể: Nếu doanh nghiệp chia thành các bộ phận, các
báo cáo chi tiết từng bộ phận cụ thể (ví dụ: bán hàng, marketing, sản xuất) cũng cung
cấp thông tin quan trọng về hiệu suất và tác động của từng bộ phận đối với kết quả kinh
doanh chung.
Thông tin về chiến lược kinh doanh và kế hoạch phân phối lợi nhuận: Các báo
cáo hoặc thông tin từ doanh nghiệp về chiến lược kinh doanh, kế hoạch phân phối lợi
nhuận như chia cổ tức, tái đầu tư, phát hành cổ phiếu mới, hay mục tiêu tăng trưởng.
Khi phân tích tình hình kết quả kinh doanh và phân phối kết quả kinh doanh,
việc kết hợp các nguồn số liệu này sẽ cung cấp cái nhìn tổng quan và chi tiết về hiệu
suất hoạt động và tài chính của doanh nghiệp trong quá khứ và dự kiến trong tương lai.
2.2. Phân tích tổng hợp tình hình kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
2.2.1 Mục đích phân tích
71

Mục đích của việc phân tích tổng hợp tình hình kết quả kinh doanh của doanh
nghiệp là để cung cấp cái nhìn tổng quan về hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp trong
một khoảng thời gian nhất định. Điều này giúp quản lý và các bên liên quan hiểu rõ về
tình hình kinh doanh và đưa ra các quyết định chiến lược phù hợp.

2.2.2 Phương pháp phân tích


Sử dụng phương pháp so sánh số thực tế với số kế hoạch hoặc số thực hiện kỳ
trước để thấy mức độ hoàn thành, tình hình tăng, giảm lợi nhuận. Khi phân tích sử dụng
các chỉ tiêu sau:
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh: được xác định bằng lợi nhuận gộp(
từ bán hàng và cung cấp dịch vụ + doanh thu hoạt động tài chính ) – chi phí (tài chính,
bán hàng và quản lý doanh nghiệp)
Lợi nhuận từ hoạt động khác: là khoản chênh lệch từ doanh thu khác và chi phí
khác
Tổng lợi nhuận = lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh + lợi nhuận khác
Hãy xem xét ví dụ sau:
Căn cứ vào tình hình tổng hợp kết quả kinh doanh tại doanh nghiệp thương mại
X, được thể hiện dưới bảng sau.
Năm trước Năm nay So sánh
Các chỉ tiêu Số Tỉ Số Tỉ Số Tỉ
Tỉ lệ
tiền trọng tiền trọng tiền trọng
A 1 2 3 4 5 6 7
1. Lợi nhuận thuần từ 1.290 99,15 1.405 98,95 115 9,91 -0,20
hoạt động kinh doanh
Lợi nhuận khác 11 0,85 15 1,05 4 36,36 0,20
Tổng cộng 1.301 100 1.420 100 119 9,14 0
Giải thích:
Cột (5) = Cột (3) – Cột (1)
𝐶ộ𝑡 (5)
Cột (6) = x100
𝐶ộ𝑡 (1)

Cột (7) = Cột (4) – Cột (2)


Qua số liệu bảng trên cho thấy, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp thưc hiện
so với kế hạch tăng 119 triệu đồng, với tỷ lệ tăng là 9,14%. Nguyên nhân do:
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh là nguồn chủ yếu tăng 115 triệu đồng
với tỷ lệ tăng 8,91%
72

Lợi nhuận khác chiếm tỷ trọng nhỏ cũng tăng 4 triệu đồng với tỷ lệ tăng 36,36%
Do đó, nhìn ching, tình hình thực hiện kế hoạch lợi nhuận là tương đối tốt.
2.3. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
2.3.1 Phân tích chung kết quả của hoạt động kinh doanh
a. Mục đích phân tích:
Phân tích chung kết quả bán hàng nhằm nhận thức và đánh giá khái quát tình
hình kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
b.Phương pháp phân tích:
- Sử dung phương pháp so sánh
- Sử dung các chỉ tiêu: Doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ: là toàn bô
số tiền thu được hoặc sẽ thu từ các giao dịch và nghiệp vụ phát sinh doanh thu như: bán
sp, hàng hoá, cung cấp dịch vụ cho khách hang bao gồm các khoản phụ phí và phí thu
them ngoài giá bán (nếu có)
Doanh thu thuần về bán hang và cung cấp dịch vụ mà Dn thực hiện được trong
kỳ kế toán có thể thấp hơn DTBH và cung cấp dịch vụ ghi nhận ban đầu do các nguyên
nhân: CKTM; giảm giá hang đã bán cho khách hang hoặc hang bán bị trả lại, nộp thuế
tiêu thụ đặc biệt hoặc thuế XK, Thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp được tính trên
DTBH và cung cấp dịch vụ thực tế thực hiện trong kỳ kế toán.
Giá vốn hang bán: để xác định kết quả tiêu thụ hang hoá trong kỳ, bên cạnh các
yếu tố như DT Thuần, CPKD, ta phải xác định được giá trị vốn của hàng hoá tiêu thụ
trong kỳ. Trị giá vốn của hang hoá tiêu thụ trong kỳ bao gồm:
+ Trị giá mua của hàng hoá tiêu thụ
+ CP mua hàng phân bổ cho hang tiêu thụ
Chi phí bán hang: là những khoản CP phát sinh trong quá trình lưu thông tiêu
thụ sản phẩm, hàng hoá dịch vụ: Chi phí bao gói sp, hàng hoá; Cp bảo quản hàng hoá;
cp vận chuyển; tiếp thị quảng cáo hàng hoá….
Chi phí quản lý DN: là những khoản chi phí gián tiếp có liên quan đến toàn bộ
hoạt động sxkd của Dn: CP quản lý kd; cp quản lý hành chính; và các chi phí chung
khác…\
Công thức tính Lợi nhuận gộp về BH và CCDV như sau:
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ = Doanh thu bán hàng và cung
cấp dịch vụ– Trị giá vốn hàng bán
73

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh = Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung
cấp dịch vụ + doanh thu hoạt động tài chính – Chi phí tài chính – Chi phí bán hàng –
Chi phí quản lý doanh nghiệp
Hãy xem xét ví dụ :
Căn cứ vào tình hình phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp
dịch vụ X được biểu diễn trong bảng sau, ta có nhận xét như sau:
So sánh tăng giảm
Các chỉ tiêu Năm trước Năm nay
Số tiền Tỷ trọng
Doanh thu 500 600 100 20%
bán hàng
Chi phí hoạt 200 250 50 25%
động
- Chi phí bán 100 150
hàng
Chi phí quản
lý doanh 100 100
nghiệp
Lợi nhuận 300 350 50 16,67%
thuần
Doanh thu: Tăng từ $500,000 lên $600,000, tăng $100,000 (20%). Điều này
cho thấy doanh nghiệp đã có được một lượng doanh thu lớn hơn so với năm trước.
Chi phí hoạt động: Tăng từ $200,000 lên $250,000, tăng $50,000 (25%). Sự gia
tăng này có thể là do mở rộng hoạt động, nhưng cần được kiểm soát để đảm bảo không
ảnh hưởng quá mạnh đến lợi nhuận.
Lợi nhuận thuần: Tăng từ $300,000 lên $350,000, tăng $50,000 (16,67%). Đây
là phần lợi nhuận cuối cùng mà doanh nghiệp thu được sau khi trừ đi các chi phí. Tăng
trưởng lợi nhuận này thể hiện hiệu suất kinh doanh tốt.
Việc so sánh tăng giảm số tiền và tỷ trọng giữa các năm giúp hiểu rõ hơn về sự
phát triển của doanh nghiệp. Một sự tăng trưởng đáng kể ở các chỉ số quan trọng như
doanh thu cùng với việc kiểm soát được chi phí hoạt động thường là mục tiêu quan trọng
trong việc phát triển doanh nghiệp.

2.3.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
a. Mục đích phân tích:
74

Mục đích chính của việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận từ hoạt
động kinh doanh tại một doanh nghiệp dịch vụ bao gồm:
Đánh giá Hiệu suất Kinh doanh: Phân tích các nhân tố có ảnh hưởng đến lợi
nhuận giúp đánh giá hiệu suất của doanh nghiệp. Nó cung cấp cái nhìn tổng quan về
những yếu tố nào đang góp phần vào việc tạo ra hoặc ảnh hưởng đến lợi nhuận.
Tối ưu hóa Chiến lược Kinh doanh: Hiểu rõ các yếu tố quyết định lợi nhuận
giúp doanh nghiệp điều chỉnh và tối ưu hóa chiến lược kinh doanh. Nó cho phép thay
đổi hay điều chỉnh chiến lược để tận dụng tối đa các cơ hội và giảm thiểu rủi ro.
Định hình Chiến lược Tiếp thị và Bán hàng: Phân tích này cung cấp thông tin
cho việc xây dựng chiến lược tiếp thị và bán hàng hiệu quả. Hiểu rõ về yếu tố nào có
ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận giúp tập trung vào các chiến lược tiếp thị mục tiêu và hiệu
quả hơn.
Quyết định Đầu tư và R&D: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận
giúp định hình quyết định về đầu tư vào nghiên cứu và phát triển (R&D). Việc hiểu rõ
về việc nào tạo ra giá trị gia tăng cho doanh nghiệp có thể hỗ trợ quyết định về đầu tư
vào R&D.
Tạo ra Chiến lược Nâng cao Lợi nhuận: Phân tích này là cơ sở cho việc xây
dựng chiến lược nhằm tăng cường lợi nhuận. Bằng việc hiểu rõ các yếu tố chi phối lợi
nhuận, doanh nghiệp có thể tập trung vào cải thiện những yếu tố này để nâng cao lợi
nhuận.
Dự đoán và Đánh giá Tương lai: Phân tích này cung cấp cái nhìn về tiềm năng
tương lai của doanh nghiệp dựa trên các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận. Nó có thể hỗ
trợ trong việc dự đoán xu hướng và đưa ra đánh giá về triển vọng kinh doanh.
b. phương pháp phân tích
Dùng phương pháp so sánh và cân đối để phân tích và sử dụng các công thức
sau:
Lợi nhuận bán hàng trước thuế TNDN = Doanh thu thuần - Giá vốn hàng bán
ra – Chi phí hàng bán – chi phí quản lý DN phân bổ
Ví dụ:
Giả sử chúng ta có dữ liệu sau đây cho một doanh nghiệp dịch vụ trong năm
N-1 và N:
Năm N-1 Năm N
Doanh thu thuần: $300,000 $400,000
75

Giá vốn hàng bán ra: $120,000 $150,000


Chi phí hàng bán: $50,000 $60,000
Chi phí quản lý doanh $40,000 $45,000
nghiệp phân bổ:
Gợi ý phân tích:
Bây giờ, chúng ta sẽ tính lợi nhuận bán hàng trước thuế TNDN cho từng năm:
Năm N-1:
Lợi nhuận bán hàng trước thuế TNDN=Doanh thu thuần−Gía vốn hàng
bán ra−Chi phí hàng bán −Chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ
=300,000−120,000−50,000−40,000=$90,000
Năm N: Lợi nhuận bán hàng trước thuế TNDN=Doanh thu thuần−Gía
vốn hàng bán ra−Chi phí hàng bán −Chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ
=400,000−150,000−60,000−45,000=$145,000
Phân tích:
Doanh thu tăng từ $300,000 lên $400,000 từ N-1 lên N, tăng 33,33%.
Giá vốn hàng bán tăng từ $120,000 lên $150,000, tăng 25%.
Chi phí hàng bán tăng từ $50,000 lên $60,000, tăng 20%.
Chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ tăng từ $40,000 lên $45,000, tăng 12,5%.
Từ dữ liệu và phân tích trên, có một số nhận xét có thể được đưa ra:
Tăng trưởng Doanh thu đáng chú ý: Doanh thu thuần đã tăng từ $300,000 lên
$400,000, cho thấy doanh nghiệp đã có sự tăng trưởng đáng kể giữa hai năm.
Tăng trưởng Giá vốn hàng bán và Chi phí hàng bán: Cả Giá vốn hàng bán và
Chi phí hàng bán đều tăng, dẫn đến việc giảm tỷ lệ lợi nhuận. Tăng chi phí hàng bán cần
được kiểm soát để đảm bảo mức độ tăng trưởng lợi nhuận hợp lý.
Chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ tăng ít hơn so với tăng trưởng doanh thu:
Mặc dù chi phí quản lý tăng từ $40,000 lên $45,000, tăng trưởng này không đáng kể so
với tăng trưởng doanh thu. Điều này có thể chỉ ra một mức độ hiệu quả trong việc quản
lý chi phí.
Tăng trưởng lợi nhuận: Lợi nhuận bán hàng trước thuế TNDN đã tăng từ
$90,000 lên $145,000, đây là một tăng trưởng lớn và tích cực.
Cần tập trung vào quản lý chi phí: Mặc dù lợi nhuận đã tăng, việc quản lý chi
phí hàng bán và giảm giá vốn hàng bán sẽ giúp cải thiện tỷ lệ lợi nhuận.
76

Tăng trưởng Doanh thu cần được kết hợp với tối ưu hóa Chi phí: Tăng trưởng
doanh thu là tốt, nhưng việc tối ưu hóa chi phí đồng thời là cần thiết để đảm bảo lợi
nhuận tốt hơn.

2.3.3. Phân tích kết quả hoạt động đầu tư tài chính
a. Mục đích phân tích:
Nhằm nhận thức và đánh giá khái quát tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư tài
chính của doanh nghiệp và kết quả của hoạt động đầu tư tài chính
b. Phương pháp phân tích:
Dùng phương pháp so sánh giữa số liệu của năm báo cáo với số liệu của năm
trước để xác định các chỉ tiêu và sử dụng các công thức sau:
Lợi nhuận gộp hoạt động tài chính = doanh thu hoạt động tài chính – chi phí tài
chính
Tỷ suất lợi nhuận gộp hoạt động tài chính trên vốn đầu tư tài chính = ( lợi nhuận
gộp hoạt động tài chính/vốn đầu tư tài chính ) x100
Ví dụ: Giả sử chúng ta có dữ liệu sau đây cho một doanh nghiệp dịch vụ trong
năm N-1 và N:
Các chỉ tiêu Năm N-1 Năm N
Doanh thu hoạt động tài $90,000 $108,000
chính
Chi phí tài chính $40,000 $38,000
Lợi nhuận gộp hoạt động $50,000
tài chính:
400,000 $70,000
Vốn đầu tư tài chính:
$12,500 $500,000
Tỷ suất lợi nhuận gộp:
14%
Gợi ý phân tích:
Tăng trưởng Lợi nhuận gộp hoạt động tài chính đáng chú ý: Tăng từ $50,000
lên $70,000, biểu thị một sự tăng trưởng 40% giữa hai năm. Điều này có thể chỉ ra một
hiệu suất tốt hơn trong việc tạo ra lợi nhuận từ các hoạt động đầu tư tài chính.
Tăng trưởng Vốn đầu tư tài chính không đồng đều: Mặc dù vốn đầu tư tài chính
tăng từ $400,000 lên $500,000, tức là một tăng trưởng 25%, nhưng nó không tương
xứng với tăng trưởng lợi nhuận. Điều này có thể cần phải được xem xét để đảm bảo rằng
việc sử dụng vốn đầu tư tài chính là hiệu quả.
77

Tỷ suất lợi nhuận gộp hoạt động tài chính đã tăng lên: Tỷ suất lợi nhuận gộp
đã tăng từ 12.5% lên 14%, chỉ ra một cải thiện trong việc sử dụng vốn đầu tư tài chính
để tạo ra lợi nhuận.
Cần xem xét quản lý vốn đầu tư tài chính: Mặc dù lợi nhuận tăng, việc quản lý
vốn đầu tư tài chính cần được xem xét để đảm bảo rằng mức độ tăng trưởng của nó cũng
đồng đều và hiệu quả như tăng trưởng lợi nhuận.
2.4. Phân tích kết qủa hoạt động khác
2.4.1. Mục đích phân tích:
Lợi nhuận khác là lợi nhuận được hình thành từ nguồn bất thường khác ngoài
các hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động đầu tư tài chính. Phân tích kết quả hoạt
động khác nhằm nhận thức và đánh giá khái quát tình hình tăng giảm thu nhập khác và
chi phí khác của doanh nghiệp.

2.4.2. Phương pháp phân tích


Dùng phương pháp so sánh để phân tích.
Công thức:
Lợi nhuận khác = Thu nhập khác – Chi phí khác
- Thu nhập khác là khoản thu từ nhượng bán, thanh lý TSCĐ, thu do được miễn,
giảm thuế
- Chi phí khác là khoản chi nộp phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế, chi về thanh
lý, nhượng bán TSCĐ
Ví dụ: Căn cứ vào tình hình kết quả hoạt động khác của doanh nghiệp thương
mại X có số liệu trong bảng sau:
Bảng phân tích tình hình lợi nhuận khác (đơn vị: Triệu đồng)
So sánh chênh
Các chỉ tiêu Năm nay Năm trước
lệch
A 1 2 3
1. Thu nhập khác 55 75 20
- Thu tiền phạt hợp 21 29 8
đông
- Thu tiền nhượng 14 21 7
bán TSCĐ
- Thu khác 20 25 5
2. Chi phí khác 44 60 16
- Chi nộp phạt hợp 15 26 11
đồng
12 15 3
78

- Chi thanh lý
nhượng bán TSCĐ 17 19 2
- Chi khác 11 15 4
3. Lợi nhuận khác

Cột (3) = Cột (2) – Cột (1)


Qua số liệu ở bảng trên ta thấy:
Lợi nhuận năm nay so với năm trước tăng 4 triệu đồng. Nguyên nhân là do:
Do thu nhập khác tăng 20 triệu đồng dẫn đến lợi nhuận tăng 20 triệu đồng.
Do chi phí khác tăng 16 triệu đồng dẫn đến lợi nhuận giảm 16 triệu đồng.
Qua phân tích trên ta thấy tình hình lợi nhuận khác của doanh nghiệp tăng 04
triệu đồng, đó là do cả thu nhập khác và chi phí khác đều tăng. Trong thu nhập khác có
thu tiền phạt hợp đồng tăng nhiều nhất là 08 triệu đồng và thu khác 05 triệu đồng. Trong
chi phí khác có chi nộp phạt hợp đồng tăng 11 triệu đồng và chi phí khác tăng 02 triệu
đồng. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp chưa thực hiện tốt tình hình lợi nhuận khác, đólà
doanh nghiệp chưa thực hiện tốt hợp đồng kinh tế nên khoản chi nộp phạt theo hợp đồng
tăng cao.
2.5. Phân tích tình hình phân phối kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
2.5.1 Mục đích phân tích
Phân tích tình hình phân phối kết quả kinh doanh của một doanh nghiệp nhằm
xác định và hiểu rõ hơn về cách mà kết quả kinh doanh được phân phối và sử dụng có
đúng với chế độ, chính sách tài chính của nhà nước hay không.

2.5.2 Phương pháp phân tích


Dùng phương pháp so sánh giữa số thực hiện kỳ kế hoạch và kỳ thực hiện, năm
nay với năm trước.
Ví dụ:
Căn cứ vào tình hình phân phối kết quả kinh doanh của doanh nghiệp thương
mại X có số liệu trong bảng sau:
Năm trước Năm nay So sánh
Các chỉ tiêu Tỷ Tỷ Tỷ
Số tiền Số tiền Số tiền Tỷ lệ
trọng trọng trọng
A 1 2 3 4 5 6 7
Tổng số lợi nhuận 1.301 100 1.420 100 119 9,15 0
79

Lợi nhuận phân phối 1.301 100 1.250 88,03 -51 -3.92 -11,97
- Nộp thuế thu nhập 550 42,28 580 40,85 30 5,45 1,43
- chia liên doanh 211 16,22 150 10,56 -61 -28,91 -5,66
- trích lập các quỹ 540 41,50 520 36,62 -20 -3,7 -4,88
Trong đó:
Qũy đầu tư phát triển 350 26,90 350 24,65 0 0 -2,25
Qũy dự phòng tài 50 3,84 50 3,52 0 0 - 0,32
chính
Qũy khen thưởng 140 10,76 140 8,45 -20 -14,29 -2,31

Lợi nhuận chưa phân 0 0 170 11,97 170 - 11,97


phối
Năm trước 0 0 0 - 0
Năm nay 170 11,97 170 - 11,97
Giải thích:
Cột (5) = Cột (3) – Cột (1)
𝐶ộ𝑡 (5)
Cột (6) = x100
𝐶ộ𝑡 (1)

Cột (7) = Cột (4) – Cột (2)


Qua số liệu bảng trên, ta thấy: Số lợi nhuận năm nay so với năm trước giảm là:
51 triệu đồng. Nguyên nhân là do:
Nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tăng 30 triệu đồng, tuy nhiên chiia liên doanh
giảm 61 triệu đồng, trích lập các quỹ xí nghiệp giảm 20 triệu đồng. Việc trích lập các
quỹ xí nghiệp giảm 20 triệu đồng trong đó quỹ đầu tư phát triển chiếm tỷ trọng lớn lại
không tăng, đồng thời quỹ khen thưởng năm nay lại giảm 20 triệu đồng so với năm
trước. Việc này không khuyến khích được người lao động làm việc, tăng năng suất lao
động. do đó tình hình phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp là chưa tốt, lợi nhuận chưa
vẫn phối vẫn còn 170 triệu đồng chưa sử dụng đến.

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 5


Câu 1. Nêu phương pháp phân tích tổng hợp tình hình kết quả kinh doanh của
doanh nghiệp thương mại, dịch vụ?
Câu 2. Nêu phương pháp phân tích kết quả bán hàng và cung cấp dịch vụ của
doanh nghiệp thương mại, dịch vụ?
80

Câu 3. Nêu phương pháp phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả bán hàng
của doanh nghiệp thương mại, dịch vụ?
Câu 4. Nêu phương pháp phân tích kết quả hoạt động đầu tư tài chính và kết
quả khác cảu doanh nghiệp thương mại, dịch vụ?
Câu 5. Nêu phương pháp phân tích tình hình phân phối kết quả kinh doanh của
doanh nghiệp thương mại?
81

CHƯƠNG 6: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TRONG DOANH NGHIỆP
THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ

Thời gian: 5 giờ


1. Mục tiêu của chương
- Kiến thức
+ Trình bày được khái niệm, ý nghĩa và nội dung của phân tích tình hình tài
chính của doanh nghiệp thương mại dịch vụ.
+ Xác định các tài liệu sử dụng để phục vụ cho việc phân tích tình hình tài chính
của doanh nghiệp thương mại dịch vụ.
- Kỹ năng
+ Vận dụng các phương pháp phân tích hoạt động kinh doanh để đánh giá khái
quát tình hình tài chính và các tỷ số tài chính chủ yếu của doanh nghiệp thương mại dịch
vụ.
+ Thực hiện việc phân tích đánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp
thương mại dịch vụ để đưa ra các quyết định tài chính tối ưu từ kết quả của quá trình
phân tích.
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm
+ Tập trung lắng nghe giảng và chủ động xây dựng bài.
+ Chủ động trong học tập, hỗ trỡ nhau khi cần thiết.
+ Có tinh thần làm việc nhóm và làm việc độc lập.
+ Đại diện nhóm để trình bày và phản biện được các vấn đề liên quan đến phát
vấn của các nhóm khác.

2. Nội dung chương


2.1. Nhiệm vụ phân tích và nguồn số liệu phân tích
2.1.1 Nhiệm vụ phân tích
Khái niệm: Phân tích tài chính doanh nghiệp là quá trình vận dụng tổng thể các
phương pháp phân tích khoa học để đánh giá tài chính của doanh nghiệp, giúp cho các
chủ thể quản lý có lợi ích gắn với doanh nghiệp nắm được thực trạng tài chính và an
ninh tài chính của doanh nghiệp, dự đoán được chính xác tài chính của doanh nghiệp
trong tương lai cũng như những rủi ro tài chính mà doanh nghiệp có thể gặp phải; qua
đó, đề ra các quyết định phù hợp với lợi ích của họ. Các chủ thể có lợi ích gắn với doanh
nghiệp và các đối tượng có liên quan đều quan tâm đến hoạt động tài chính của doanh
82

nghiệp có nhu cầu sử dụng thông tin kinh tế, tài chính của doanh nghiệp. Mỗi đối tượng
quan tâm theo giác độ và với mục tiêu khác nhau. Các đối tượng quan tâm đến tình hình
tài chính của doanh nghiệp bao gồm:
- Các nhà quản lý doanh nghiệp
- Nhà đầu tư (kể cả Các cổ đông hiện tại và tương lai)
- Những cung cấp tín dụng cho doanh nghiệp như: Ngân hàng, tổ chức tài chính,
người mua trái phiếu của doanh nghiệp, các doanh nghiệp khác...
- Những người hưởng lương trong doanh nghiệp
- Cơ quan quản lý Nhà nước;
- Nhà phân tích tài chính;
- ... Các đối tượng sử dụng thông tin tài chính khác nhau sẽ đưa ra các quyết
định với mục đích khác nhau. Vì vậy, phân tích tài chính đối với mỗi đối tượng khác
nhau sẽ đáp ứng các mục tiêu khác nhau. Cụ thể :
a) Phân tích tài chính đối với nhà quản lý doanh nghiệp: Là người trực tiếp
quản lý, điều hành doanh nghiệp, nhà quản lý hiểu rõ nhất tài chính doanh nghiệp, do
đó họ có nhiều thông tin phục vụ cho việc phân tích. Phân tích tài chính doanh nghiệp
đối với nhà quản lý nhằm đáp ứng những mục tiêu sau:
- Tạo ra những chu kỳ đều đặn để đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý doanh
nghiệp trong giai đoạn đã qua, việc thực hiện các nguyên tắc quản lý tài chính, khả năng
sinh lời, khả năng thanh toán và rủi ro tài chính trong hoạt động của doanh nghiệp...;
- Đảm bảo cho các quyết định của Ban giám đốc về đầu tư, tài trợ, phân phối
lợi nhuận... phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp
- Cung cấp thông tin cần thiết cho những dự đoán tài chính;
- Cung cấp các căn cứ để kiểm tra, kiểm soát hoạt động, quản lý trong doanh
nghiệp.
Phân tích tài chính làm rõ điều quan trọng của dự đoán tài chính, mà dự đoán
là nền tảng của hoạt động quản lý, làm sáng tỏ, không chỉ chính sách tài chính mà còn
làm rõ các chính sách chung trong doanh nghiệp.
b) Phân tích tài chính đối với các nhà đầu tư:
Các nhà đầu tư là những người giao vốn của mình cho doanh nghiệp quản lý
sử dụng, được hưởng lợi và cũng chịu rủi ro. Đó là những cổ đông, các cá nhân, các đơn
vị, doanh nghiệp khác. Các đối tượng này quan tâm trực tiếp đến những tính toán về giá
83

trị của doanh nghiệp. Thu nhập của các nhà đầu tư là cổ tức được chia và thặng dư giá
trị của vốn. Hai yếu tố này phần lớn chịu ảnh hưởng của lợi nhuận thu được của doanh
nghiệp. Trong thực tế, các nhà đầu tư thường quan tâm đến khả năng sinh lời của doanh
nghiệp. Câu hỏi chủ yếu phải làm rõ là: Sức sinh lời bình quân vốn kinh doanh, sức sinh
lời vốn cổ phần.... của doanh nghiệp là bao nhiêu? Giá của cổ phiếu trên thị trường so
với mệnh giá, so với giá trị ghi sổ như thế nào? Các dự án đầu tư dàihạn của doanh
nghiệp dựa trên cơ sở nào? Tính trung thực, khách quan của các báocáo tài chính đã
công khai.... Nếu họ không có kiến thức chuyên sâu để đánh giá hoạtđộng tài chính của
doanh nghiệp thì nhà đầu tư phải dựa vào những nhà phân tích tàichính chuyên nghiệp
cung cấp thông tin cần thiết cho các quyết định của họ.
Như vậy, phân tích tài chính doanh nghiệp đối với nhà đầu tư là để đánh giá
doanh nghiệp và ước đoán giá trị cổ phiếu, khả năng sinh lời, phân tích rủi ro trongkinh
doanh...dựa vào việc nghiên cứu các báo cáo tài chính, nghiên cứu các thông tinkinh tế,
tài chính, những cuộc tiếp xúc trực tiếp với ban quản lý doanh nghiệp, đặthàng các nhà
phân tích tài chính doanh nghiệp...để làm rõ triển vọng phát triển của doanh nghiệp và
đánh giá các cổ phiếu trên thị trường tài chính....nhằm ra quyết định đầu tư có hiệu quả
nhất
c) Phân tích tài chính đối với các nhà cung cấp tín dụng:
Các nhà cung cấp tín dụng là những người cho doanh nghiệp vay vốn để đápứng
nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất - kinh doanh. Khi cho vay, họ phải biết chắcđược
khả năng hoàn trả tiền vay. Thu nhập của họ là lãi suất tiền cho vay. Do đó, phântích
hoạt động tài chính đối với người cho vay là xác định khả năng hoàn trả nợ củakhách
hàng. Tuy nhiên, phân tích đối với những khoản cho vay dài hạn và nhữngkhoản cho
vay ngắn hạn có những nét khác nhau.
Đối với những khoản cho vay ngắn hạn, nhà cung cấp tín dụng ngắn hạn đặcbiệt
quan tâm đến khả năng thanh toán ngay của doanh nghiệp. Nói khác đi là khảnăng ứng
phó của doanh nghiệp khi nợ vay đến hạn trả. Đối với các khoản cho vay dài hạn, nhà
cung cấp tín dụng dài hạn phải thẩm định tài chính các dự án đầu tư, quản lý được quá
trình giải ngân sử dụng vốn cho từng dự án đầu tư để đảm bảo khả năng hoàn trả nợ
thông qua thu nhập và khả năng sinh lời của doanh nghiệp cũng như kiểmsoát dòng tiền
của các dự án đầu tư của doanh nghiệp.
84

d) Phân tích tài chính đối với những người hưởng lương trong doanh nghiệp:
Người hưởng lương trong doanh nghiệp là người lao động của doanh nghiệp, có nguồn
thu nhập chính từ tiền lương được trả. Bên cạnh thu nhập từ tiền lương, một số lao động
còn có một phần vốn góp nhất định trong doanh nghiệp. Vì vậy, ngoài phần thu nhập từ
tiền lương được trả họ còn có tiền lời được chia. Cả hai khoản thu nhập này phụ thuộc
vào kết quả hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp cũng như chính sách đãi
ngộ, cơ hội thăng tiến trong sử dụng lao động của doanh nghiệp. Do vậy, phân tích tài
chính doanh nghiệp giúp họ định hướng việc làm ổn định và yên tâm dốc sức vào hoạt
động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp theo công việc được phân công.
+ Đối với các cơ quan quản lý nhà nước
Đây là các cơ quan đại diện cho quyền lực và lợi ích của Nhân dân như: Bộ Tài
chính (Cục Tài chính doanh nghiệp, cơ quan Thuế, cơ quan tài chính các cấp, cơ quan
Hải quan), Quản lý thị trường..... thực hiện nhiệm vụ quản lý, giám sát nền kinh tế,
doanh nghiệp là đối tượng quản lý, mọi diễn biến, hoạt động của doanh nghiệp đều được
phản ánh qua các dòng di chuyển của các nguồn lực tài chính từ bên ngoài vào doanh
nghiệp và từ doanh nghiệp ra thị trường nên phân tích tài chính doanh nghiệp cần cung
cấp thông tin về tình hình quản lý, sử dụng và bảo toàn vốn của nhà nước tại các doanh
nghiệp, giám sát việc thực hiện các nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với nhà nước, kiểm
tra việc chấp hành luật pháp của doanh nghiệp.. nhằm giúp các nhà quản lý của các cơ
quan này thực hiện nhiệm vụ do Nhà nước giao một cách hiệu quả hơn
+ Các bên có liên quan khác
Thuộc nhóm này có các nhà cung cấp, khách hàng, các đối thủ cạnh tranh, các
cơ quan truyền thông đại chúng … cũng rất quan tâm đến tài chính của doanh nghiệp
với những mục tiêu cụ thể.
Tóm lại: Phân tích tài chính doanh nghiệp là công cụ hữu ích được dùng để xác
định giá trị kinh tế, để đánh giá mặt mạnh, mặt yếu của doanh nghiệp, tìm ra nguyên
nhân khách quan và chủ quan, giúp cho từng chủ thể quản lý có cơ sở cần thiết để lựa
chọn và đưa ra được những quyết định phù hợp với mục đích mà họ quan tâm.
Nhiệm vụ phân tích: Đánh giá chính xác, toàn diện và khách quan tình hình tài
chính của doanh nghiệp. Đánh giá tình hình công nợ phải thu, phải trả và khả năng thanh
toán các khoản nợ, tình hình bảo toàn và tăng trưởng vốn kinh doanh của doanh nghiệp.
85

Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nói chug và hiệu quả sử dụng từng bộ phận
vốn nói riêng.

2.1.2 Nguồn số liệu phân tích


Dựa vào các chỉ tiêu kế hoạch tài chính của doanh nghiệp, bảng cân đối kế toán,
báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, báo cao svefe tình hình
tài sản thừa, thiếu chờ xử lý…
2.2. Phân tích tổng hợp tình hình tài chính doanh nghiệp thương mại dịch v
2.2.1 Phân tích sự biến động vả cơ cấu của vốn trong mối liên hệ với doanh thu
và kết quả kinh doanh
a. Mục đích phân tích
Vốn là biểu hiện bằng tiền của tài sản. Tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp
luôn bằng tổng nguồn vốn. Phân tích sự biến động cơ cấu vốn trong mối liên hệ doanh
thu với kết quả kinh doanh nhằm nhận thức và đánh giá khái quát tình hình huy động
các nguồn vốn, tình hình phân phối, sử dụng các nguồn vốn kinh doanh của doanh
nghiệp thương mại. Qua phân tích thấy được khả năng đáp ứng nhu cầu về vốn cho hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp thương mại, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn.
b. Phương pháp phân tích
Sử dụng phương pháp so sánh để tính các chỉ tiêu, tỷ trọng vốn của doanh nghiệp
thương mại, tỷ lệ tăng giảm vốn của doanh nghiệp thương mại… để phản ánh tổng quát
tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Khi phân tích cần căn cứ vào các số liệu tổng hợp về vốn và nguồn vốn và các
chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh như doanh thu bán hàng, kết quả bán hàng.
Ví dụ: Kết quả Phân tích tổng hợp tình hình vốn của doanh nghiệp A, được thể
hiện trong bảng sau:
Năm trước Năm nay So sánh tăng giảm
Các chỉ tiêu Tỷ Tỷ Tỷ
Số tiền Số tiền Số tiền Tỷ lệ
trọng trọng trọng
1 2 3 4 5 6 7 8
TSLĐ và đầu
785,75 35,78 850,70 34,74 64,95 8,34 -1,04
tư ngắn hạn
TSCĐ và đầu
1.410,05 64,22 1.508,30 65,26 188,25 13,35 1,04
tư dài hạn
Tổng số vốn
2.195,80 100 2.449,00 100 253,20 11,53 0
kinh doanh
86

Doanh thu
7.950,00 0 10.250,00 0 2.300,00 28,93 0
bán hàng
Lợi nhuận
737,20 0 827,50 0 990,30 12,25 0
kinh doanh
Giải thích:
Cột (6) = Cột (4) – Cột (2)
𝐶ộ𝑡 (6)
Cột (7) = x100
𝐶ộ𝑡 (2)

Cột (8) = Cột (5) – Cột (3)


Qua số liệu ở biểu trên, ta thấy:
Tổng số vốn inh doanh của doanh nghiệp năm nay so với năm trước tăng 253,20
triệu đồng, với tỷ lệ tăng 11,53%.TRong tổng số vốn này, ta thấy TSCĐ và ĐTDH chiểm
tỉ trọng lớn cũng tăng 188,25 triệu đồng lớn hơn mức tăng của TSLĐ và ĐTNH 64,95
triệu đồng.
- Trong khi đó doanh thu bán hàng năm nay so với năm trước tăng 2.300 triệu
đồn với tỷ lệ tăng 12,25%.
- Mặt khác, lợi nhuận kinh doanh năm nay so với năm trước tăng 90,30 triệu
đồng với tỉ lệ tăng 12,25%
Do đó, đánh giá chung việc quản lý và sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp
là tốt vì mức tăng của doanh thu và lợi nhuận đều lớn hơn mức tăng của tổng vốn kinh
doanh.

2.2.2. Phân tích cơ cấu nguồn vốn doanh nghiệp


a. Mục đích phân tích: Cơ cấu nguồn vốn tiếng Anh có tên gọi là Capital
structure. Nó thể hiện tỉ trọng của các nguồn vốn mà doanh nghiệp sử dụng cho hoạt
động kinh doanh của mình. Việc phân tích cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp sẽ là
một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến chi phí sử dụng vốn bình quân của
công ty đó. Phân tích kết cấu nguồn vốn sẽ đánh giá được khả năng tự chủ, chủ động
hơn trong kinh doanh, quyết định những bước đi đúng đắn khi gặp khó khăn.
b. Phương pháp phân tích: Doanh nghiệp sử dụng phương pháp so sánh để phân
tích cơ cấu nguồn vốn. Dựa vào đó, công ty sẽ xem xét các tỷ lệ tăng giảm của năm báo
cáo so với năm trước. So sánh tổng nguồn vốn đầu kỳ và cuối năm, đưa ra những đánh
giá khách quan trong xu hướng thay đổi vốn.
87

Khi phân tích cơ cấu nguồn vốn, doanh nghiệp chú trọng đến 3 chỉ tiêu chủ yếu
sau đây:
- Hệ số nợ
Hệ số nợ là hệ số phản ánh số nợ phải trả trong tổng số nguồn vốn của doanh
nghiệp. Nói cách khác, số nợ phải chiếm bao nhiêu phần trăm tổng tài sản. Nếu số nợ
thấp minh chứng cho cơ cấu tài sản và nguồn vốn đang được phân bổ và sử dụng hợp lý
để tạo ra lợi nhuận cho công ty.
Công thức hệ số nợ = Tổng nợ/ tổng số nguồn vốn tài sản của doanh nghiệp
- Hệ số vốn chủ sở hữu
Hệ số vốn chủ sở hữu thể hiện số vốn chủ sở hữu chiếm bao nhiêu trong tổng
nguồn vốn. Như kiến thức thực tế, tổng thể nguồn vốn được hình thành từ vốn chủ sở
hữu và số nợ sẽ phải trả.
Cơ cấu nguồn vốn còn phản ánh qua hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu. Như vậy có
thể xác định cụ thể được:
Hệ số nợ = 1 - hệ số vốn chủ sở hữu
Hệ số vốn chủ sở hữu = 1 - hệ số nợ
Hệ số vốn chủ sở hữu = Nguồn vốn chủ sở hữu/ Tổng nguồn vốn tài sản.
- Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu
Khi phân tích cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp, doanh
nghiệp sẽ thấy xuất hiện hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu. Công thức cụ thể như sau:
Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu = Tổng nợ/ Nguồn vốn chủ sở hữu
Bên cạnh việc phân tích cơ cấu trên, doanh nghiệp cũng nên quan tâm và lưu ý
một số chỉ tiêu phân tích cơ cấu nguồn vốn nổi bật như:
Tỷ lệ vay ngắn hạn = Tổng vay ngắn hạn/ Tổng nguồn vốn
Tỷ lệ nợ phải trả cho người bán = Tổng nợ trả cho người bán/ tổng nguồn vốn
của doanh nghiệp.
Tỷ lệ nợ ngắn hạn= Tổng nợ ngắn hạn/ Tổng số nợ mà doanh nghiệp phải trả.
Ví dụ: Căn cứ vào tình hình cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp X được phân
tích trong bảng sau, ta có nhận xét:
Năm trước Năm nay So sánh tăng giảm
Các chỉ
tiêu Tỷ Tỷ Số Tỷ
Số tiền Số tiền Tỷ lệ
trọng trọng tiền trọng
88

A 1 2 3 4 5 6 7
Nợ phải trả 1.441,80 65,66 1.664,00 67,95 222,20 15,41 2,29
Nguồn vốn 754,00 34,34 785,00 32,05 31,00 4,11 -2,29
chủ sở hữu
Tổng nguồn 2.195,80 100 2.449,00 100 253,20 11,53 0
vốn kinh
doanh

Giải thích biểu:


Cột (6) = Cột (4) – Cột (2)
𝐶ộ𝑡 (6)
Cột (7) = x100
𝐶ộ𝑡 (2)

Cột (8) = Cột (5) – Cột (3)


Qua số liệu bảng trên, ta thấy:
Tổng nguồn vôn kinh doanh của doanh nghiệp năm nay so với năm trước tăng
là: 253,2 triệu đồng, tương ứng tỉ lệ tăng 11,53%. Nguyên nhân do:
Nguồn vốn nợ phải trả tăng 222,2 triệu đồng
Nguồn vốn chủ sở hữu tăng 31 triệu đồng
Như vậy, tình hình huy động nguồn vốn của doanh nghiệp chưa tốt. Nguồn vốn
nợ phải trả chiếm tỷ trọng lớn và tăng cao, trong khi đó nguồn vốn chủ sở hữu của doanh
nghiệp lại chiếm tỷ trọng nhỏ và tuy năm nay so với năm trước có tăng nhưng mức độ
tăng chậm hơn nhiều so với công nợ phải trả. Điều này ảnh hưởng không tốt tới khả
năng tự chủ về tài chính của doanh nghiệp.
2.3. Phân tích tình hình quản lý và sử dụng tài sản của doanh nghiệp
2.3.1. Phân tích tình hình tài sản lưu động
Tài sản lưu động (TSLĐ) của doanh nghiệp là tất cả tài sản thuộc quyền sở hữu
của doanh nghiệp mà có các đặc điểm như: thời gian sử dụng ngắn hạn (thường dưới
một năm), thường xuyên luân chuyển qua các khâu của quá trình sản xuất trong quá
trình hoạt động kinh doanh và sẽ hoàn thành 1 vòng luân chuyển khi kết thúc một chu
kỳ sản xuất.
Tài sản lưu động bao gồm: tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, các khoản phải thu
ngắn hạn, hàng tồn kho, chi phí trả trước, chứng khoán có thể bán và những tài sản có
thể chuyển thành tiền mặt trong thời hạn dưới một năm. Nhìn chung là tất cả tài sản có
thời gian sử dụng, luân chuyển và thu hồi vốn trong một năm (nếu chu kỳ kinh doanh
89

dưới một năm) hoặc trong vòng một chu kỳ kinh doanh (nếu chu kỳ kinh doanh trên một
năm). Chu kỳ kinh doanh được hiểu là khoảng thời gian cần thiết kể từ khi doanh nghiệp
bỏ vốn vào kinh doanh dưới hình thái tiền tệ lại thu được vốn đó dưới hình thái tiền tệ.
Phân tích tình hình TSLĐ nhằm nhận thức và đánh giá khái quát tình hình biến
động tăng, giảm tài sản và cơ cấu phân bổ của từng loại tài sản sau một kì hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp.
Để phân tích tình hình TSLĐ, cần áp dụng phương pháp so sánh để phân tích
các chỉ tiêu sau:

Gía trị thực của TSLĐ = Tổng giá trị TSLĐ Tổng chi phí dự phòng giảm giá
- TSLĐ và đầu tư ngắn hạn

Tổng chi phí dự Chi phí dự phòng Chi phí dự Chi phí dự phòng
phòng giảm giá = giảm giá đầu tư phòng + giảm giá hàng tồn
TSLĐ và đầu tư ngắn hạn + phải thu khó đòi kho
ngắn hạn

2.3.2. Phân tích tình hình tài sản cố định


a. Mục đích phân tích
Tài sản cố định trong doanh nghiệp vừa thể hiện quy mô của doanh nghiệp vừa
thể hiện nguồn tư liệu lao động chủ yếu trong quá trình sản xuất kinh doanh. Không thể
phủ nhận tầm quan trọng của TSCĐ cho quá trình này. Nếu cung cấp dư thừa nguyên
vật liệu, dồi dào về lao động tuy nhiên không có TSCĐ thì quá trình sản xuất có thể diễn
ra chậm hoặc bị gián đoạn. Việc này ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề sản xuất sản phẩm
và kết quả của quá trình sản xuất. Phân tích tình hình sử dụng TSCĐ sẽ giúp giải quyết
những vấn đề trên. Qua phân tích, doanh nghiệp sẽ có những đánh giá khái quát tình
hình sử dụng TSCĐ có biện pháp sử dụng và quản lý tài sản cố định khoa học, hợp lý
nhằm huy động đến mức tối đa, không ngừng tăng sản lượng, tăng năng suất lao động,
hạ giá thành sản phẩm,...
b. Phương pháp phân tích
Phương pháp phân tích là so sánh giữa số cuối kỳ và số đầu năm cả về nguyên
giá lẫn tỷ trọng của từng loại để biết được sự biến động về tài sản cố định và phải dựa
vào tình hình thực tế của doanh nghiệp để có nhận xét đánh giá.
Phân tích cơ cấu tài sản cố định
90

Phân tích cơ cấu tài sản cố định là xem xét tỷ trọng của từng loại tài sản cố định
chiếm trong tổng số có hợp lý không, để từ đó khai thác được những tiềm năng đang
tiềm ẩn và khắc phục những yếu kém trong việc bố trí cơ cấu tài sản cố định.
Tài sản cố định trong doanh nghiệp xét theo phạm vi có thể chia làm 3 nhóm:
+ Tài sản cố định dùng cho sản xuất kinh doanh (dùng cho sản xuất và qủan lý)
+ Tài sản cố định dùng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh, quốc phòng.
+ Tài sản cố định không dùng, chưa dùng, chờ thanh lý.
Để minh họa cho phương pháp phân tích tình hình biến động tài sản cố định, ta
sử dụng số liệu về tài sản cố định của doanh nghiệp sản xuất qua bảng phân tích sau:
BẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
Đơn vị: triệu đồng

So sánh tăng
Năm trước Năm nay
giảm
Các chỉ tiêu
Tỷ Tỷ
Số tiền Số tiền Số tiền Tỷ lệ
trọng trọng
A 1 2 3 4 5 6
1.TSCĐ hữu hình 851.30 63,06 891,60 58,65 40,30 4,73
Nhà cửa, Công trình
kiến trúc
2. TSCĐ đi thuê 149,10 11,04 279,00 18,35 129,90 87,12
- Máy móc thiết bị
- Phương tiện vận tải
3. TSCĐ vô hình 349,60 25,90 349,60 23,00 0 0
- Chi phí nghiên cứu,
phát triển
Cộng 1.350,00 100 1.520,20 100 170,20 12,61
Giải thích:
Cột (5) = Cột (3) – Cột (1)
𝐶ộ𝑡 (5)
Cột (6) = x100
𝐶ộ𝑡 (1)

Qua số liệu bảng trên cho thấy,


Qua phân tích ta thấy tài sản cố định năm nay tăng nhiều so với năm trước
12,61%, tương ứng với mức tăng 170,20 triệu đồng. Điều này chứng tỏ quy mô tài sản
cố định của doanh nghiệp tăng lên đáng kể. Cụ thể như sau:
91

Tài sản cố định hữu hình tăng 4,73 %, tương ứng với tăng tài sản 40,30 triệu
đồng. Tài sản cố định đi thuê tăng mạnh, tăng 87,12%, tương ứng với tăng tài sản 129,90
triệu đồng. Tài sản cố định vô hình không tăng, không giảm. điều này cho thấy cơ cấu
về tài sản cố định của doanh nghiệp là chưa hipwj lý, chủ yếu là tài sản đi thuê tăng
nhiều.
Phân tích tình hình trang bị kỹ thuật của tài sản cố định
Tình trạng kỹ thuật của tài sản cố định được hiểu là giá trị hao mòn khi tham
gia vào chu kỳ kinh doanh. Nếu TSCĐ tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh thì mức
độ hao mòn sẽ lớn, giá trị còn lại ít đi và chuyển dần vào giá trị sản phẩm. Nếu TSCĐ
của doanh nghiệp có mức hao mòn lớn thì doanh nghiệp sẽ có biện pháp để trang bị mới
phục vụ cho kinh doanh, và ngược lại. Do đó, để đánh giá tình trạng kỹ thuật của tài sản
cố định ta phải căn cứ vào hệ số hao mòn của tài sản cố định, ta có chỉ tiêu phân tích
sau:
ΣHM
H=
ΣNG

Trong đó:
H: Hệ số hao mòn tài sản cố định
HM: Giá trị hao mòn luỹ kế
NG: Nguyên giá TSCĐ
Hệ số hao mòn càng gần 1, chứng tỏ tài sản cố định của doanh nghiệp càng cũ,
do đó doanh nghiệp cần đổi mới và trang bị lại tài sản cố định.
Hệ số hao mòn tài sản cố định càng nhỏ hơn 1, chứng tỏ tài sản cố định của
doanh nghiệp càng mới hoặc được đổi mới nhiều.
Phương pháp phân tích là so sánh hệ số hao mòn tài sản cố định ở các thời điểm
cuối kỳ so với đầu năm, ta sẽ đánh giá được sự biến động về tình trạng kỹ thuật của tài
sản cố định, từ đó có biện pháp như: trang bị đổi mới, sửa chữa tài sản cố định.
Để phân tích tình trạng kỹ thuật của TSCĐ, ta lập bảng phân tích sau:
So sánh tăng giảm
Năm trước Năm nay
Các chỉ tiêu Số tiền Tỷ lệ %
A 1 2 3 4
TSCĐ hữu hình 1.000,40 1.170,60 170,20 17,01
Hao mòn lũy kế 310,10 400,00 89,90 28,99
Giá trị hao mòn 690,30 770,60 80,30 11,63
92

Hệ số hao mòn 0,31 0,34 0,03 -


TSCĐ vô hình 349,60 349,60 0 0
Hao mòn lũy kế 126,70 185,70 59,00 46,57
Giá trị còn lại 222,90 163,90 -59,00 -26,47
Hệ số hao mòn 0,36 0,53 0,17 -
Tổng nguyên giá TSCĐ 1.350,00 1.520,20 170,20 12,61
Tổng hao mòn lũy kế 436,80 585,70 148,90 34,09
Tổng giá trị còn lại 913,20 934,50 21,30 2,33
Hệ số hao mòn 0,32 0,39 0,07 -
Cộng 1.350,069,300 1.520,20 170,20 12,61
Giải thích:
Cột (3) = Cột (2) – Cột (1)
𝐶ộ𝑡 (3)
Cột (4) = x100
𝐶ộ𝑡 (1)

Qua số liệu bảng trên, ta thấy:


Tổng hao mòn lũy kế năm nay so với năm trước tăng là 148,90 triệu đồng, với
tỷ lệ tăng 34,09%. Nguyên nhân tăng:
- Do hao mòn lũy kế của TSCĐ hữu hình tăng 89,90 triệu đồng
- Do hao mòn lũy kế của TSCĐ vô hình tăng 59,00 triệu đồng
Như vậy, việc tăng 148,90 triệu đồng cho ta thấy mức độ hao mòn của TSCĐ
ở doanh nghiệp là lớn với tỷ lệ tăng 34,09%, lớn hơn nhiều so với mức tăng của tổng
nguyên giá TSCĐ 12,61%. Do đó, doanh nghiệp cần có kế haochj đầu tư bổ sung và tu
bổ TSCĐ để khôi phục và tăng giá trị sử dụng của TSCĐ.
2.5. Phân tích tình hình huy động nguồn vốn kinh doanh
2.5.1 Phân tích tình hình công nợ phải trả
a. Mục đich phân tích
Công nợ bao gồm các khoản phải thu và các khoản nợ phải trả là một vấn đề
phức tạp nhưng rất quan trọng, vì nó tồn tại trong suôt quá trình hoạt dộng kinh doanh
cua doanh nghiệp. Sự tăng hay giảm các khoản nợ phải thu cũng như các khoản nợ phải
trả có tác động rất lớn đến việc bố trí cơ cấu nguồn vốn đảm bảo cho hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp cũng như tác động rất lớn đến hiệu quả kinh doanh. Việc bố trí
cơ cấu nguồn vốn cũng cho ta thấy được sức mạnh tài chính của doanh nghiệp. Khi mà
tỷ lệ nợ của doanh nghiệp cao có nghĩa mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp chịu tác động bởi các nguồn lưc bên ngoài, phụ thuộc rất lớn đến các chủ nợ,
93

doanh nghiệp không chủ động được các nguồn vốn để đảm bảo hoạt đông kinh doanh,
điều này sẽ không tốt và ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Để nắm
được tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu và các khoản nợ phải trả như thế nào
để từ đó có kế hoạch điều chỉnh cơ cấu tài chính hơp lý cũng như đưa ra các biện pháp
hiệu quả nhất để thu hồi công nợ, hạn chế nợ quá hạn, nợ khó đòi tăng cao. Nâng cao
hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và giảm thiểu sự phụ thuộc vào nguồn
lực bên ngoài, đảm bảo khả năng thanh toán tránh nguy cơ phá sản.
Công nợ phải trả là nguồn vốn kinh doanh được tài trợ từ bên ngoài doanh
nghiệp, mà doanh nghiệp có trách nhiệm phải trả. Phân tích tình hình cộng nợ phải trả
nhằm nhận thức và đánh giá tình hình biến động tăng, giảm các khoản nợ phải trả. Qua
đó thấy được tình hình và khả năng trả nợ của các doanh nghiệp trong tương lai, để xuất
được các biện pháp và có kế hoạch trả nợ.
b. Phương pháp phân tích
Để phân tích, ta tiến hành tính tỷ trọng của từng khoản mục nợ phải trả, so sánh
các khoản nợ phải trả giữa cuối năm với đầu năm trên tổng số cũng như trên từng khoản
nợ phải trả và số tiền nợ quá hạn cả về số tuyệt đối và số tương đối trên từng chỉ tiêu và
dựa vào tình hình biến động cụ thể của từng chỉ tiêu để rút ra nhận xét. Thông tin từ kết
quả phân tích là cơ sở để nhà quản trị đưa ra các quyết định thanh toán phù hợp nhằm
nâng cao uy tín và hạn chế rui ro tài chính cho doanh nghiệp.
Trên cơ sở Bảng cân đối kế toán và các tài liệu khác có liên quan, ta lập bảng
phân tích theo mẫu như sau:
Năm trước Năm nay So sánh tăng giảm
Các chỉ tiêu Số Tỷ Số Tỷ Số Tỷ
Tỷ lệ
tiền trọng tiền trọng tiền trọng
A 1 2 3 4 5 6 7
I. Nợ phải trả ngắn hạn
1. Phải trả người bán
Trong đó: Nợ quá hạn
2. Người mua trả tiền
trước
Trong đó: Nợ quá hạn
3. Thuế và các
khoản phải nộp NN
Trong đó: Nợ quá hạn
94

4. Phải trả người lao


động
Trong đó: Nợ quá hạn
5. Phải trả nội bộ
Trong đó: Nợ quá hạn
6. Phải trả theo tiến
độ kế hoạch hợp đồng
xây dựng
Trong đó: Nợ quá hạn
7. Các khoản phải trả
khác
Trong đó: Nợ quá hạn
II. Nợ phải trả dài hạn
1. Phải trả người bán
Trong đó: Nợ quá hạn
2. Phải trả nội bộ
Trong đó: Nợ quá hạn
3. Phải trả dài hạn khác
Trong đó: Nợ quá hạn
Cộng
Giải thích:
Cột (2), Cột (4): Tính Tỷ trọng
Cột (5) = Cột (3) – Cột (1)
Cột (7) = Cột (4) – Cột (2)
𝐶ộ𝑡 (5)
Cột (6) =
𝐶ộ𝑡 (1)

Dựa vào bảng phân tích mẫu như trên, so sánh các khoản nợ phải trả giữa cuối
năm với đầu năm trên tổng số cũng như trên từng khoản nợ phải trả và số tiền nợ quá
hạn cả về số tuyệt đối và số tương đối trên từng chỉ tiêu và dựa vào tình hình biến động
cụ thể của từng chỉ tiêu để rút ra nhận xét.

2.5.2 Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp
a. Mục đích phân tích
Việc phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán có vai trò rất quan
trọng đối với nhà quan lý doanh nghiệp cũng như các đối tượng quan tâm.
95

- Đối với nhà quản lý: việc phân thích này giúp cho nhà quan lý có thể thấy
được xu thế vận động của các khoản nợ phải thu và các khoản nợ phải trả. Từ đó xem
xét các nguyên nhân vì sao nó tăng cao để có biện pháp hữu hiệu và tăng cường đôn đốc
công tác thu hồi công nợ, cũng như kế hoạch trả nợ và điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn hơp
lý tránh nguy cơ mất khả năng thanh toán.
- Đối với chủ sỡ hữu: thông qua việc phân tích này họ có thể rút ra được nhận
xét là doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả hay không từ đó họ có quyết định nên tiếp tục
đầu tư hay không.
- Đối với chủ nợ: Họ có thể đánh giá được tình hình tài chính cũng như năng
lực của doanh nghiệp ở hiện tại và tương lai. Một doanh nghiệp có hiệu quả thì tình hình
tài chính lành mạnh, cơ cấu nguồn vốn hợp lý, từ đó chủ nợ sẽ có quyết định có cho
doanh nghiệp vay vốn thêm hay không, cũng như việc bán chịu hàng hoá cho doanh
nghiệp, để tránh nguy cơ mất vốn.
Khả năng thanh toán được hiểu như khả năng chuyển hoá tiền măt của các tài
sản công ty để đối phó với các khoản nợ đến hạn, thông số khả năng thanh toán còn
được gọi là thông số hoán chuyển tiền mặt vì nó bao hàm khả năng chuyển đổi các tài
khoản thành tiền trong khoảng thời gian ngắn, quy thành một chu kỳ kinh doanh thường
nhỏ hơn hoặc bằng một năm, ý nghĩa chung của thông số này là biểu hiện khả năng trả
nợ bằng cách chỉ ra các quy mô phạm vi tài sản có thể dùng để trang trải các yêu cầu
của chủ nợ với thời gian phù hợp.
Để đánh giá khả năng thanh toán, ta có thể sử dụng hệ số thanh toán, nó phản
ánh mối tương quan giữ tổng số nợ mà doanh nghiệp phải thanh toán với tổng số tiền và
tài sản mà doanh nghiệp có.
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑠ố 𝑡𝑖ề𝑛 𝑐ó 𝑡ℎể 𝑑ù𝑛𝑔 để 𝑡ℎ𝑎𝑛ℎ 𝑡𝑜á𝑛
HT =
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑠ố 𝑐á𝑐 𝑘ℎ𝑜ả𝑛 𝑛ợ 𝑝ℎả𝑖 𝑡ℎ𝑎𝑛ℎ 𝑡𝑜á𝑛

Hệ số thanh toán có thể nhỏ hơn 1 hoặc lớn hơn 1


Nếu HT < 1 và tiến dần đến 0 có nghĩa là doanh nghiệp không có khả năng thanh
toán, nếu để kéo dài, doanh nghiệp sẽ bị giải thể.
Nếu HT > 1 hoặc bằng 1 có nghĩa là doanh nghiệp đảm bảo và thừa khả năng
thanh toán.
b. Phương pháp phân tích
Áp dụng phương pháp so sánh để phân tích
96

Ví dụ: Tại một doanh nghiệp thương mại, có số liệu về phân tích tình hình công
nợ và khả năng thanh toán được thể hiện trong bảng sau:

Các
khoản
So sánh Các khoản So sánh
tiền Đầu Đầu
Cuối kỳ tăng nợ phải Cuối kỳ tăng
dùng để năm năm
giảm thanh toán giảm
thanh
toán
A 1 2 3 B 4 5 6
1.Vốn 100.650 62.870 -37.780 Lương và 25.500 20.700 -4.800
bằng tiền các khoản
phải trả cho
NLD
Tiền mặt 28.140 20.400 -7.740 Các khoản 108.800 91.300 -17.500
phải nộp
ngân sách
NN
Tiền gửi 58.510 25.750 -32.760 Các khoản 85.200 110.500 +25.300
ngân nợ phải trả
hàng
Tiền 14.000 16.720 2.720
đang
chuyển
Các 159.000 175.200 16.200
khoản
nợ phải
thu
Cộng 259.650 238.070 -21.580 219.500 22.500 3000

Giải thích:
Cột (3) = cột (2) – cột (1)
Cột (6) = cột (5) – cột (5)
Qua số liệu bảng trên, ta thấy:
Các khoản tiêu dùng để thanh toán cuối kỳ so với đầu năm giảm đi 21.580.000đ,
trong khi đó các khoản nợ thanh toán cuối kỳ so với đầu năm tăng 3.000.000đ. Do đó ,
dẫn đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp bị giảm:
Hệ số thanh toán đầu năm
259.650
HT = = 1,18
219.500

Hệ số thanh toán cuối kỳ


97

238.070
HT = = 1,07
222.500

Nhận thấy, mặc dù hệ số thanh toán đầu năm và cuối kỳ đều lớn hơn 1, điều này
có nghĩa doanh nghiệp vẫn có thể đảm bảo được việc thanh toán. Nhưng hệ số thanh
toán cuối kỳ lại giảm đi so với đầu năm, điều này cho thấy khả năng thanh toán của
doanh nghiệp đã bị giảm đi.
Nguyên nhân là do:
- Vốn bằng tiền của doanh nghiệp giảm , chứng tỏ tình hình tài chính của doanh
nghiệp yếu
- Các khoản nợ phải thu cuối kỳ so với đầu năm tăng 16.200.000đ, điều này cho
thấy doanh nghiệp đã bị chiếm dụng vốn, cần nhanh chóng thu hổi vốn nhanh nhất
- Tiền lương và các khoản phải trả cho NLĐ bị giảm đi, động lực làm việc của
NLĐ giảm sút
- Các khoản nợ phải trả tăng cao, các khoản nộp ngân sách nhà nước giảm đi.
Qua phân tích trên cho ta thấy, tình hình tài chính của doanh nghiệp là chưa tốt
nên đã làm cho khả năng thanh toán của doanh nghiệp bị giảm. Các khoản tiền mặt, tiền
gửi ngân hàng của doanh nghiệp giảm mạnh mà các khoản nợ phải trả tăng cao, do đó
doanh nghiệp cần có các biện pháp nhanh chóng giải quyết các tồn đọng trên.

2.5.3 Phân tích tình hình nguồn vốn chủ sở hữu
a. Mục đích phân tích
Vốn chủ sở hữu là nguồn vốn do chủ sở hữu đầu tư doanh nghiệp được toàn
quyền sử dụng mà không phải cam kết thanh toán. Tùy theo từng loại tình hình doanh
nghiệp mà nguồn vốn chủ sở hữu được hình thành từ các nguồn khác nhau.
Phân tích vốn chủ sở hữu nhằm nhận thức, đánh giá, tình hình biến động tăng,
giảm và nguyên nhân tăng, giảm nguồn vốn chủ sở hữu.Qua đó, thấy được khả năng đáp
ứng cho các nhu cầu sản xuất kinh doanh để có kế hoạch huy động tốt các nguồn vốn.
b. Phương pháp phân tích
Áp dụng phương pháp so sánh để phân tích, so sánh năm báo cáo với năm trước
Ví dụ: ta có bảng phân tích tình hình nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp
A như sau:
Năm trước Năm nay So sánh tăng giảm
Các chỉ tiêu Tỷ Tỷ Số Tỷ
Số tiền Số tiền Tỷ lệ
trọng trọng tiền trọng
98

A 1 2 3 4 5 6 7
Nguồn vốn 608,88 80,75 623,85 79,47 14,97 -1,28 2,46
kinh doanh
Nguồn vốn 69,72 9,25 54,15 6,90 -15,57 -2,35 -22,33
XDCB
Các quỹ xí 71,5 9,48 102,7 13,08 31,2 3,60 43,64
nghiệp
Nguồn vốn 3,9 0,52 4,3 0,55 0,4 0,03 10,26
khác
754 100 785 100 31 0 4,11

Giải thích
Cột (5) = Cột (3) – Cột (1)
𝐶ộ𝑡 (5)
Cột (6) = x100
𝐶ộ𝑡 (1)

Cột (7) = Cột (4) – Cột (2)


Qua sự phân tích ở bảng trên, ta nhận thấy: Nguồn vốn chủ sở hữu của doanh
nghiệp năm nay so với năm trước tăng 31 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 4,11%. Có thể thấy
nguyên do :
+ Do nguồn vốn kinh doanh tăng 14,97 triệu đồng
+ Do nguồn vốn xây dựng giảm 15,57 triệu đồng
+ Do quỹ xí nghiệp tăng 31, 2 triệu đồng
+ Do nguồn vốn khác tăng 0,4 triệu đồng
Tổng tăng: 31 triệu đồng
Như vậy, nguồn vốn chủ sở hữu tăng 31 triệu đồng trong năm nay, tỉ lệ tăng
4,11%. Trong đó, nguồn vốn từ quỹ các xí nghiệp chiếm tỉ trọng lớn nhất, tăng 3,6%
tương ứng với 31,2 triệu đồng. Nguồn vốn XDCB giảm 15,57 triệu đồng, tương ứng tỉ
lệ giảm 22,33% chứng tỏ các công trình XDCB đã hoàn thành và đưa vào sử dụng. Do
đó, tình hìn huy động vốn của doanh nghiệp về cơ bản là tốt.
2.6. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
2.6.1 Khái niệm hiệu quả kinh doanh và ý nghĩa nâng cao hiệu quả kinh doanh
a. Khái niệm
Hiệu quả kinh doanh bvao gồm hai mặt: Hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội,
trong đó hiệu quả kinh tế mang tính chất quyết định
99

Hiệu quả kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn nhân tài, vật lực của
doanh nghiệp xã hội để đạt được kết quả cao nhất với chi phí thấp nhất.
Hiệu quả xã hội phản ánh những lợi ích về mặt xã hội đạt được từ quá trình hoạt
động kinh doanh.
Như vậy, hiệu quả kinh doanh là số tương đối phản ánh kết quả đạt được với
chi phí bỏ ra và sự soa sánh giữa kết quả đầu ra với yếu tố đầu vào.
b. Ý nghĩa
- Là điều kiện cơ bản để doanh nghiệp có thể mở rộng qui mô
- là điều kiện cơ bản để đầu tư cải tiến công nghệ và kỹ thuật trong kinh doanh
và quản lý kinh tế
- Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần người lao động
- Nâng cao vị trí xã hội, uy tín của doanh nghiệp trên thị trường

2.6.2. Các chỉ tiêu phân tích tổng hợp hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
a. Mục đích phân tích: Nhằm nhận thức và đánh giá tình hình biến động tăng,
giảm của các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
b. Phương pháp phân tích
áp dụng phương pháp so sánh để phân tích các chỉ tiêu sau:
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑑𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢
Hệ số doanh thu trên vốn kinh doanh =
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑣ố𝑛 𝑘𝑖𝑛ℎ 𝑑𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛
𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 ℎ𝑜ạ𝑡 độ𝑛𝑔 𝑘𝑖𝑛ℎ 𝑑𝑜𝑎𝑛ℎ
Hệ số lợi nhuận trên vốn kinh doanh =
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑣ố𝑛 𝑘𝑖𝑛ℎ 𝑑𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛

+ Tổng vốn kinh doanh bình quân được tính theo phương pháp như sau:
𝑉ố𝑛 𝑘𝑖𝑛ℎ 𝑑𝑜𝑎𝑛ℎ đầ𝑢 𝑘ỳ+𝑣ố𝑛 𝑘𝑖𝑛ℎ 𝑑𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑐𝑢ố𝑖 𝑘ỳ
Vốn kinh doanh bình quân =
2

Ví dụ: Tình hình tổng hợp hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại doanh nghiệp
thương mại được phân tích ở bảng sau:

Năm So sánh tăng giảm


Các chỉ tiêu Năm nay
trước Số tuyệt đối Tỷ lệ %
A 1 2 3 4
Doanh thu bán hàng 26.000 30.500 4.500 17,31
Tổng vốn kinh doanh bình 324,50 312,00 -12,5 -3,85
quân
Lợi nhuận 737,20 827,50 90,30 12,25
Hệ số doanh thu trên vốn 80,12 97,76 17,64 22,02
100

Hệ số lợi nhuận trên vốn 2,27 2,65 0,38 16,74

Giải thích
Cột (3) = Cột (2) – Cột (1)
𝐶ộ𝑡 (3)
Cột (4) = x100
𝐶ộ𝑡 (1)

Nhận thấy, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trên là tốt vì doanh thu bán
hàng và lợi nhuận của doanh nghiệp năm nnay so với năm trước đều tăng trong khi đó
vốn kinh doanh bình quân của doanh nghiệp lại giảm đi (-12,5) triệu đồng. Diều này dẫn
đến hệ số doanh thu của năm nay tăng so với năm trươc là 22,02% và hệ số lợi nhuận
của năm nay so với năm trước tăng 16,74%.

2.6.3 Các chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động
a. Mục đích phân tích:
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động nhằm nhận thức và đánh giá tình hình
biến động tăng, giảm vốn lưu động của doanh nghiệp.
b. Phương pháp phân tích:
Dùng phương pháp so sánh để phân tích các chỉ tiêu sau:
Công thức tính các chỉ tiêu như sau:
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑑𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢
Hệ số doanh thu trên vốn lưu động =
𝑉ố𝑛 𝑙ư𝑢 độ𝑛𝑔 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛
𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛
Hệ số lợi nhuận trên vốn lưu động =
𝑉ố𝑛 𝑙ư𝑢 độ𝑛𝑔 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛

Trong đó:
+ Tổng doanh thu bao gồm doanh thu bán hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ của
doanh nghiệp;
+ Lợi nhuận kinh doanh: gòm lợi nhuận bán hàng hóa, sản phẩm, và dịch vụ của
doanh nghiệp;
+ Tốc độ chu chuyển vốn lưu động chung:
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑑𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢
Hệ số vòng quay vốn lưu động =
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑣ố𝑛 𝑙ư𝑢 𝑡ℎô𝑛𝑔 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛

𝑇ổ𝑛𝑔 𝑣ố𝑛 𝑙ư𝑢 độ𝑛𝑔 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛


Số ngày chu chuyển vôn lưu động =
𝑀ứ𝑐 𝑑𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛 1 𝑛𝑔à𝑦

𝑇ổ𝑛𝑔 𝑑𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢


Mức doanh thu bình quân 1 ngày =
𝑆ố 𝑛𝑔à𝑦 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑘ỳ 𝑝ℎâ𝑛 𝑡í𝑐ℎ

𝑠ố 𝑛𝑔à𝑦 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑘ỳ 𝑝ℎâ𝑛 𝑡í𝑐ℎ


Số ngày chu chuyển vốn lưu động =
𝐻ệ 𝑠ố 𝑣ò𝑛𝑔 𝑞𝑢𝑎𝑦 𝑣ố𝑛 𝑙ư𝑢 độ𝑛𝑔
101

Lưu ý: Số ngày trong kỳ phân tích là quý thì sẽ tính 90 ngày, là năm thì sẽ tính
360 ngày.
Ví dụ:
Căn cứ vào tình hình hiệu quả sử dụng vốn lưu dộng của một nhà hàng A có số
liệu trong bảng sau:

Năm So sánh tăng giảm


Các chỉ tiêu Năm nay
trước Số tuyệt đối Tỷ lệ %
A 1 2 3 4
Doanh thu bán hàng 26.000 30.500 4.500 17,31
Lợi nhuận kinh doanh 737,20 827,50 90,30 12,25
Tổng giá vốn hàng bán ra 23.595 27.796 4.201 17,8
Vốn lưu động bình quân 1.360,50 1284,70 -75,80 -5,57
Hệ số doanh thu/Vốn lưu 19,11 23,74 4,63 24,23
động
Hệ số lợi nhuận/vốn lưu động 0,54 0,64 0,10 18,52
Hệ số vòng quay vốn lưu 17,34 21,64 4,3 24,80
động
Số ngày chu chuyển vốn lưu 20,76 16,64 -4,12 -19,85
động
Giải thích:
Cột (3) = Cột (2) – Cột (1)
𝐶ộ𝑡 (3)
Cột (4) = x 100
𝐶ộ𝑡 (1)

Qua số liệu bảng trên, ta thấy :Tình hình sử dụng vốn của nhà hàng năm nay so
với năm trước có hiệu quả hơn vì số vốn lưu động giảm đi, nhưng doanh thu bán hàng
và lợi nhuận đều tăng. Nhận thấy đó là do vòng quay vốn lưu động tăng 4,3 lần nhưng
số ngày chu chuyển vốn lưu động lại giảm 4,12 ngày.

2.6.4 Các chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định và vốn đầu tư
Tài sản cố định là hình thái biểu hiện vật chất của vốn cố định. Vì vậy, để đánh
giá được hiệu quả sử dụng vốn cố định thì cần phải đánh giá hiệu quả sử tài dụng sản cố
định qua các chỉ tiêu:
- Hệ số lợi nhuận trên vốn cố định = Lợi nhuận bán hàng/ Vốn cố định bình
quân
102

Trong đó vốn cố định bình quân có thể tính theo nguyên giá hoặc giá trị hiện
còn của TSCĐ
Vốn đầu tư XDCB là số vốn ứng trước của doanh nghiệp nhằm xây dựng các
công trình như nhà cửa, kho tang, mua sắm máy móc thiết bị hoặc sửa chữa lớn TSCĐ.
Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB bao gồm cả đầu tư mới và đầu tư bổ sung.
Nó được xác định bằng công thức sau:
𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑏á𝑛 ℎà𝑛𝑔 (𝑛ă𝑚)
Hệ số doanh thu trên vốn =
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑣ố𝑛 đầ𝑢 𝑡ư
𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 (𝑛ă𝑚)
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn cố định mới đầu tư = x100
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑣ố𝑛 đầ𝑢 𝑡ư

𝑇ổ𝑛 𝑣ố𝑛 đầ𝑢 𝑡ư


Thời gian hoàn trả vốn cố định mới đầu tư =
𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 (𝑛ă𝑚)+𝑉ố𝑛 𝑘ℎấ𝑢 ℎ𝑎𝑜 𝑏𝑝 (𝑛ă𝑚)

Để phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định và vốn đầu tư nên áp dụng phương
pháp so sánh các chỉ tiêu trên. Nếu hệ số doanh thu và hệ số lợi nhuận thực tế so với dự
đoán tăng lên và thời gian hoàn trả vốn giảm đi thì hiệu quả sử dụng vốn đầu tư là tốt.
Ví dụ:
Năm
Các chỉ tiêu Năm nay So sánh tăng giảm
trước
A 1 2 3
Tổng giá trị vốn đầu tư XDCB 11.150 11.780 630
Doanh thu bán hàng 24.362 25.945 1.583
Lợi nhuận bình quân năm 343,50 516 172,50
Mức khấu hao bình quân năm 1.115 1.178 63
Hệ số doanh thu trên vốn đầu tư 2,18 2,20 0,02
Hệ số lợi nhuận trên vốn đầu tư 0,03 0,04 0,01
Thời gian hoàn vốn (năm) 7,64 6,95 -0,69

Giải thích biểu: Cột (3) = cột (2) - cột (1)


Qua số liệu ở biểu trên ta thấy:
Doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư XDCB trên là hợp lý vì các chỉ tiêu hệ số
doanh thu và lợi nhuận trên vốn đầu tư đều tăng lên, trong khi đó thời gian hoàn vốn lại
giảm ddi0,69 lần so với dự đoán như vậy là tốt.

Các chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng vốn đầu tư tài chính
103

Đầu tư tài chính là hình thức đầu tư vốn ra bên ngoài nhằm mục đích thu lợi
nhuận. Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư tài chính được xác định bằng các chỉ tiêu sau:
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑢 𝑛ℎậ𝑝 đầ𝑢 𝑡ư 𝑡à𝑖 𝑐ℎí𝑛ℎ
Hệ số thu nhập trên vốn đầu tư tài chính =
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑣ố𝑛 đầ𝑢 𝑡ư 𝑡à𝑖 𝑐ℎí𝑛ℎ

𝑇ổ𝑛𝑔 𝑙ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 đầ𝑢 𝑡ư 𝑡à𝑖 𝑐ℎí𝑛ℎ


Hệ số lợi nhuận của vốn đầu tư tài chính =
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑣ố𝑛 đầ𝑢 𝑡ư 𝑡à𝑖 𝑐ℎí𝑛ℎ

Trong đó:
Tổng lợi nhuận đầu tư tài chính = Tổng thu nhập đầu tư tài chính – chi phí đầu
tư tài chính
Tuy nhiên vốn đầu tư vào hoạt động tài chính bao gồm nhiều lĩnh vực hoạt động.
Mỗi lĩnh vực hoạt động lại có những đặc điểm riêng trong việc tính toán hiệu quả đầu
tư.

You might also like