You are on page 1of 34

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.

HCM
KHOA DU LỊCH VÀ ẨM THỰC

TIỂU LUẬN GIỮA KỲ HỌC PHẦN

DU LỊCH SINH THÁI

Đề tài:

PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI U


MINH THƯỢNG
Giáo viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Đình Tình

Nhóm thực hiện: Nhóm 07

Lớp:

Họ tên thành viên nhóm:

1. Nguyễn Duy Khang – MSSV: 2024190370

2. Nguyễn Vân Thanh Thư – MSSV: 2024190735

3. Phan Thị Kiều Oanh – MSSV: 2024190446

4. Võ Trí Ân – MSSV: 2024190302

5. Trương Hà Thu Sương – MSSV: 2024190124

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2022


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HCM
KHOA DU LỊCH VÀ ẨM THỰC

TIỂU LUẬN GIỮA KỲ HỌC PHẦN

DU LỊCH SINH THÁI

Đề tài:

PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI U


MINH THƯỢNG
Giáo viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Đình Tình

Nhóm thực hiện: Nhóm 07

Lớp:

Họ tên thành viên nhóm:

1. Nguyễn Duy Khang – MSSV: 2024190370

2. Nguyễn Vân Thanh Thư – MSSV: 2024190735

3. Phan Thị Kiều Oanh – MSSV: 2024190446

4. Võ Trí Ân – MSSV: 2024190302

5. Trương Hà Thu Sương – MSSV: 2024190124

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2022


LỜI CẢM ƠN
Lời nói đầu tiên, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Thạc sỹ Nguyễn Đình
Tình, là giảng viên học phần “Du lịch sinh thái” mà chúng em đang học. Trong quá
trình học tập, chúng em đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ và hướng dẫn rất tận
tình, tâm huyết của thầy. Thầy đã truyền đạt kiến thức rất tỉ mỉ và nhiệt tình để
chúng em có thể hiểu và hoàn thành được bài tiểu luận này.
Do chưa nhiều có kinh nghiệm nên bài làm sẽ có không ít sai sót cũng như sự hạn
chế về mặt kiến thức. Chúng em rất mong nhận được những lời nhận xét, ý kiến
đóng góp và phê bình từ thầy để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn.
Lời nói cuối cùng, chúng em xin chúc thầy có thật nhiều sức khoẻ, thành công và
hạnh phúc.
Chúng em xin chân thành cảm ơn.

TP. Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2022


Nhóm tác giả
BẢNG ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HOÀN THÀNH CÔNG VIỆC CỦA
CÁC THÀNH VIÊN TRONG NHÓM 07

Mức độ
Xác
STT Họ và tên MSSV Nội dung phụ trách hoàn
nhận
thành
Nội dung 2.4 đến Tiểu kết
Nguyễn chương 2; phân công nội Đã xác
1 2024190370 100%
Duy Khang dung; chuẩn bị nội dung bao nhận
cáo
Nguyễn Nội dung 3.6, Tiểu kết
Đã xác
2 Vân Thanh 2024190735 chương 3 và Kết Luận; Tổng 100%
nhận
Thư hợp và chỉnh word.
Phan Thị Đã xác
3 2024190446 Nội dung 3.1 đến 3.5 100%
Kiều Oanh nhận
Nội dung 1.3, tiểu kết
Đã xác
4 Võ Trí Ân 2024190302 chương 1; nội dung 2.1 đến 100%
nhận
2.3
Trương Hà Đã xác
5 2024190124 Mở đầu và nội dung 1.1; 1.2 100%
Thu Sương nhận
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

TPHCM, ngày … tháng … năm 2022


(Ký và ghi rõ họ tên)
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
VQG Vườn Quốc Gia
DLST Du lịch sinh thái
DL Du lịch
HST Hệ sinh thái

vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Lượng khách đến Vườn Quốc Gia U Minh Thượng qua các năm................12

vii
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH SINH THÁI...................................2
1.1. Khái niệm du lịch sinh thái..................................................................................2
1.2. Tài nguyên du lịch sinh thái.................................................................................2
1.2.1. Khái niệm tài nguyên du lịch sinh thái..........................................................2
1.2.2. Đặc điểm tài nguyên du lịch sinh thái...........................................................3
1.2.3. Các loại tài nguyên du lịch sinh thái cơ bản.................................................3
1.3. Các nguyên tắc cơ bản của DLST bền vững........................................................5
CHƯƠNG 2. TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH
THÁI TẠI VQG U MINH THƯỢNG........................................................................6
2.1. Tổng quan về VQG U Minh Thượng...................................................................6
2.2. Tiềm năng phát triển DLST tại VQG U Minh Thượng........................................6
2.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên...........................................................................6
2.2.2. Tài nguyên du lịch văn hóa...........................................................................9
2.3. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật............................................................10
2.3.1. Cơ sở hạ tầng (giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước)..........................10
2.3.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật (cơ sở lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí…)...........11
2.4. Thực trạng phát triển du lịch sinh thái tại VQG U Minh Thượng......................12
2.5. Đánh giá hoạt động du lịch sinh thái tại VQG U Minh Thượng........................14
2.5.1. Những mặt đã đạt được...............................................................................14
2.5.2. Những mặt hạn chế.....................................................................................14
2.6. Đánh giá hoạt động du lịch sinh thái tại VQG U Minh Thượng nhìn từ ma trận
SWOT...................................................................................................................... 15
2.6.1. Điểm mạnh (S – Strengths)..........................................................................15
2.6.2. Điểm yếu (W – Weaknesses)........................................................................15
2.6.3. Cơ hội (O – Opportunities).........................................................................16
2.6.4. Thách thức (T – Threats).............................................................................17
CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DLST TẠI VQG U MINH
THƯỢNG THEO HƯỚNG BỀN VỮNG.................................................................20
3.1. Về quy hoạch, quản lý.......................................................................................20
3.2. Về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực...............................................................20
3.3. Về phát triển cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật du lịch........................................21
3.4. Về đa dạng hoá sản phẩm du lịch......................................................................21
viii
3.5. Về tuyên truyền quảng bá, thu hút đầu tư..........................................................21
3.6. Về giáo dục môi trường, khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương22
KẾT LUẬN................................................................................................................23
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................24

ix
MỞ ĐẦU
Trong xu thế hiện nay, cùng với sự phát triển của các ngành kinh tế thì du lịch đã dần
trở thành một ngành quan trọng, giữ vị trí then chốt mang lại hiệu quả kinh tế – xã hội
và môi trường ở nhiều quốc gia trên thế giới cũng như ở Việt Nam nói chung và tỉnh
Kiên Giang nói riêng.
Kiên Giang là tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long, tỉnh là một trong những đầu tàu
trong các lĩnh vực kinh tế, giáo dục, văn hóa – xã hội của cả vùng, không chỉ thể hiện
tốt vai trò của mình, trong những năm gần đây Kiên Giang còn được biết đến là một
khu vực du lịch hấp dẫn du khách cả trong và ngoài nước. Tận dụng những thế mạnh
sẵn có về tài nguyên tự nhiên và nhân văn, nguồn lao động, cơ sở hạ tầng và vật chất
kỹ thuật, Kiên Giang đã phát triển mạnh loại hình du lịch sinh thái, đây là một loại
hình du lịch khá phổ biến ở Kiên Giang trong thời gian gần đây, cùng với nhiều điều
kiện thuận lợi và những nét đặc trưng riêng đã có nhiều bước tiến và đạt được kết quả
đáng kể trong lĩnh vực này, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế của Kiên
Giang. Bên cạnh những mặt mạnh khai thác được, du lịch sinh thái Kiên Giang vẫn
còn nhiều tiềm năng chưa khai thác hết cũng như tồn tại nhiều hạn chế, đôi khi mang
tính trùng lấp trong quá trình phát triển các loại hình du lịch sinh thái với các tỉnh khác
trong vùng, chưa tạo được nét đặc trưng riêng cho du lịch sinh thái của Kiên Giang,
đôi khi tạo sự nhàm chán cho du khách. Trước thực trạng trên nhóm quyết định chọn
đề tài: “Du lịch sinh thái tại Vườn Quốc Gia U Minh Thượng – Kiên Giang" làm tiểu
luận.

1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH SINH THÁI
1.1. Khái niệm du lịch sinh thái
Allen (1993): DLST đc phân biệt với các loại hình DL thiên nhiên khác về mức độ
giáo dục đối với MT và sinh thái, thông qua những hướng dẫn viên của nghiệp vụ lành
nghề. DLST tạo ra mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên hoang dã cùng với ý
thức đc giáo dục để biển bản thân khách du lịch thành những người đi đầu trong công
tác bảo vệ MT. Phát triển DLST sẽ làm giảm thiểu tác động của khách du lịch đến văn
hóa và MT, đảm bảo cho địa phương được hưởng nguồn lợi do du khách mang lại và
chú trọng đến những đóng góp tài chính cho việc bảo tồn thiên nhiên.
Nepan: DLST là loại hình DL đề cao sự tham gia của nhân dân vào việc hoạch định và
quản lý các tài nguyên DL để tăng cường phát triển cộng đồng, liên kết giữa bảo tồn
thiên nhiên và phát triển DL, đồng thời sử dụng thu nhập thu DL để bảo vệ các nguồn
lực mà ngành DL phụ thuộc vào.
Malaixia: DLST là hoạt động D1 và thăm viếng một cách có trách nhiệm về mặt MT
tới những khu thiên nhiên còn nguyên vẹn, nhằm tận hưởng và trân trọng các giá trị
của thiên nhiên (và những đặc tính văn hóa kèm theo, trước đây cũng như hiện nay),
mà hoạt động này sẽ thúc đẩy công tác bảo tồn, có ảnh hưởng đến du khách không lớn
và tạo đk cho dân chúng địa phương đc tham dự một cách tích cực, có lợi về XH và
KT.
Oxtraylia: DLST là DL dựa vào thiên nhiên, có liên quan đến sự giáo dục và diễn giải
về MT TN, đc quản lý bẻ vững về mặt sinh thái.
Định nghĩa của Hiệp hội DLST quốc tế: DLST là việc đi lại có trách nhiệm tới các khu
vực thiên nhiên mà bảo tồn được MT và cải thiện phúc lợi cho người dân địa phương.
Định nghĩa của Việt Nam: DLST là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa
bản địa, gắn với giáo dục MT, có đóng góp cho nỗ lực phát triển bền vững, với sự
tham gia tích cực của cộng đồng địa phương.
1.2. Tài nguyên du lịch sinh thái
1.2.1. Khái niệm tài nguyên du lịch sinh thái
Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị
nhân văn, công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng nhằm thoả

2
mãn nhu cầu du lịch; là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch
nhằm tạo ra sự hấp dẫn du lịch.
Tài nguyên du lịch sinh thái là một bộ phận quan trọng của tài nguyên du lịch bao gồm
các giá trị tự nhiên thể hiện trong một hệ sinh thái cụ thể và các giá trị văn hóa bản địa
tồn tại và phát triển không tách rời hệ sinh thái tự nhiên đó, được khai thác, sử dụng để
tạo ra các sản phẩm DLST, phục vụ cho mục đích phát triển du lịch nói chung DLST
nói riêng.
1.2.2. Đặc điểm tài nguyên du lịch sinh thái
Tài nguyên du lịch sinh thái phong phú và đa dạng, trong đó có nhiều tài nguyên đặc
sắc có sức hấp dẫn lớn: bộ phận quan trọng của tài nguyên du lịch chủ yếu được hình
thành từ tự nhiên, mà bản thân tự nhiên lại rất đa dạng và phong phú, vì thế tài nguyên
DLST cũng có đặc điểm này.
Tài nguyên du lịch sinh thái thường rất nhạy cảm với các tác động. Sự thay đổi tính
chất của một số hợp phần tự nhiên hoặc sự suy giảm hay mất đi của một số loài sinh
vật cấu thành nên hệ sinh thái nào đó dưới tác động của con người sẽ là nguyên nhân
làm thay đổi, thậm chí mất đi hệ sinh thái đó và kết quả là tài nguyên DLST sẽ bị ảnh
hưởng ở những mức độ khác nhau. Tài nguyên du lịch sinh thái có thời gian khai thác
khác nhau.
Trong các loại tài nguyên DLST, có loại có thể khai thác được quanh năm, song cũng
có loại mà việc khai thác ít nhiều lệ thuộc vào thời vụ. Sự lệ thuộc này chu yếu dựa
theo quy luật diễn biến của khí hậu của mùa di cư sinh sản các loài sinh vật, đặc biệt là
các loài đặc hữu quý hiếm.
Tài nguyên du lịch sinh thái thường năm xa các khu dân cư và được khai thác tại chỗ
để tạo ra các sản phẩm du lịch bởi chúng sẽ nhanh chóng bị suy giảm, bị biến đổi,
tham chi không còn nữa do tác động trực tiếp của người dân như sân bản, chặt cây...
nhằm thoả mãn nhu cầu cuộc sống của mình.
1.2.3. Các loại tài nguyên du lịch sinh thái cơ bản
 Các hệ sinh thái điển hình và đa dạng sinh học:
HST rừng nhiệt đới.
+ HST rừng rậm nội chí tuyến gió mùa ẩm thường xanh (HST ẩm nhiệt đới), HST
rừng rậm gió mùa ẩm thường xanh trên núi đá vôi, HST xavan nội chí tuyến gió mùa
khô (HST rừng xavan), HST rừng khô hạn

3
HST núi cao
HST đất ngập nước. HST rừng ngập mặn ven biển: HST đầm lầy nội địa HST sông, hồ
HST đầm phá
HST san hô, cỏ biển
HST vùng cát ven biển
HST biển đảo
HST nông nghiệp
Lãnh thổ Việt Nam được chia thành các đơn vị địa lý sinh học (đen sinh học), bao
gồm:
 Đơn vị sinh học Đông Bắc
 Đơn vị sinh học Tây Bắc - Hoàng Liên Sơn
 Đơn vị sinh học đồng bằng sông Hồng
 Đơn vị sinh học Bắc Trung Bộ (Bắc Trường Sơn)
 Đơn vị sinh học Nam Trung Bộ và Tây Nguyên
 Đơn vị sinh học Đông Nam Bộ (Nam Trung tâm Đông Dương)
 Đơn vị sinh học đồng bằng sông Cửu Long
 Các tài nguyên du lịch sinh thái đặc thù:
Miệt vườn: là các khu chuyên canh trồng cây ăn quả, trồng hoa, cây cảnh rất hấp dẫn
đối với khách du lịch
Sân chim: Là một hệ sinh thái đặc biệt ở những vùng đất rộng từ vài hecta đến hàng
trăm hecta, hệ thực vật tương đối phát triển, khí hậu thích hợp với điều kiện sống hoặc
đi cư theo mùa của một số loài chim.
Cảnh quan tự nhiên: Là sự kết hợp tổng thể các thành phần tự nhiên, trong đó địa hình,
lớp phủ thực vật và sông nước đóng vai trò quan trọng để tạo nên yếu tổ thẩm mỹ hấp
dẫn khách du lịch.
 Văn hóa bản địa:
Kiến thức canh tác khai thác, bảo tồn và sử dụng các loài sinh vật phục vụ cuộc sống
của cộng đồng
Đặc điểm sinh hoạt văn hoá với các lễ hội truyền thống
Kiến trúc dân gian, công trình gắn với các truyền thuyết, đặc điểm tự nhiên của khu
vực.
Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ gắn liền với cuộc sống của cộng đồng.
4
Các di tích lịch sử văn hoá, khảo cổ gắn liền với lịch sử phát triển, tín ngưỡng của
cộng đồng.
1.3. Các nguyên tắc cơ bản của DLST bền vững
Có hoạt động giáo dục và diễn giải nhằm nâng cao hiểu biết về môi trường, qua đó tạo
ý thức tham gia vào các nỗ lực bảo tồn: Du khách khi rời khỏi nơi mình đến tham quan
sẽ phải có được sự hiểu biết cao hơn về các giá trị của môi trường tự nhiên, về những
đặc điểm sinh thái khu vực và văn hoá bản địa. Với những hiểu biết đó, thái độ cư xử
của du khách đối với môi trường thiên nhiên sẽ thay đổi.
Bảo vệ môi trường và duy trì hệ sinh thái: DLST bền vững coi vấn đề bảo vệ môi
trường, duy trì hệ sinh thái là những ưu tiên hàng đầu, đây là một trong những nguyên
tắc cơ bản, quan trọng cần tuân thủ, bởi vì : Việc bảo vệ môi trường và duy trì các hệ
sinh thái chính là mục tiêu hoạt động của DLST bền vững; Sự tồn tại của DLST bền
vững gắn liền với môi trường tự nhiên và các hệ sinh thái điển hình. Sự xuống cấp của
môi trường, sự suy thoái các hệ sinh thái đồng nghĩa với sự đi xuống của hoạt động
DLST bền vững.
Bảo vệ và phát huy bản sắc văn hoá cộng đồng: Đây được xem là một trong những
nguyên tắc quan trọng đối với hoạt động DLST bền vững, bởi các giá trị văn hoá bản
địa là một bộ phận hữu cơ không thể tách rời các giá trị môi trường của hệ sinh thái ở
một khu vực cụ thể.
Tạo cơ hội có việc làm và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương. Đây vừa là
nguyên tắc vừa là mục tiêu hướng tới của DLST bền vững. Nếu như các loại hình du
lịch thiên nhiên khác ít quan tâm đến vấn đề này và phần lớn lợi nhuận từ các hoạt
động du lịch đều thuộc về các công ty điều hành thì ngược lại, DLST bền vững sẽ
dành một phần đáng kể lợi nhuận từ hoạt động của mình để đóng góp nhằm cải thiện
môi trường sống của cộng đồng địa phương.

5
CHƯƠNG 2. TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH
SINH THÁI TẠI VQG U MINH THƯỢNG
2.1. Tổng quan về VQG U Minh Thượng
Lãnh thổ VQG U Minh Thượng nằm trên địa bàn xã An Minh Bắc và xã Minh Thuận,
huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang có tọa độ địa lí là: Từ 9°31 đến 9°39' vĩ Bắc
và từ 105°03' đến 105°07' kinh độ Đông.
Phạm vi ranh giới:
 Phía Đông giáp huyện Vĩnh Thuận.
 Phía Tây giáp huyện An Biên, An Minh.
 Phía Bắc giáp huyện Gò Quao.
 Phía Nam giáp huyện Thới Bình của tỉnh Cà Mau.
Rừng nằm trong địa giới của huyện U Minh Thượng tỉnh Kiên Giang, thuộc vùng bán
đảo Cà Mau. Với tổng diện tích là 8053ha, ở phía Bắc một vùng đầm lầy than bùn
rộng lớn thuộc 2 tỉnh Kiên Giang và Cà Mau. VQG U Minh Thượng nằm trong vùng
ngập nước ngọt bao gồm trên vùng đất than bùn, trảng cỏ ngập nước theo mùa và vùng
đầm lầy trống.
2.2. Tiềm năng phát triển DLST tại VQG U Minh Thượng
2.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên
Tài nguyên sinh vật Lớp phủ thực vật. Mặc dù rừng tràm chiếm ưu thế trong phần lớn
khu vực đầm lầy than bùn, nhưng hệ thực vật trong VQG U Minh Thượng cũng khá đa
dạng. Dựa vào mật độ che phủ và thời gian sinh trưởng của tràm, sự chen lẫn của các
loài thực vật với nhau và các quần xã thực vật khác, có nhiều đơn vị lớp phủ được ghi
nhận trong khu vực VQG U Minh Thượng. Dưới đây là một số kiểu lớp phủ thực vật
chính trong VQG U Minh Thượng
 Rừng tràm 3446,43 Rừng tràm chen lấn cây bụi và thực vật thủy sinh 2851,39
 Thực vật thủy sinh 1404,63
 Mặt nước và thực vật thủy sinh 213,10
 Sậy và cây tạp 137,45
 Tổng 8053,00 (Lớp thực vật của tỉnh Kiên Giang. Nxb Kiên Giang, Tr 68 – 129)
Rừng Tràm: Hiện trạng cho thấy rừng tràm với độ che phủ từ 20-80% chiếm ưu thế
trong toàn bộ khu vực VQG U Minh Thượng. Với diện tích 3446,43 ha trong đó với
6
1595,04 ha trồng rừng tràm với mật độ từ thưa đến dày. Mặc dù phần lớn tràm bị chết
do trận cháy năm 2002, nhưng vẫn còn lại một lượng lớn tràm được xem là rừng tràm
bán tự nhiên còn lại trên đầm lầy than bùn. Theo kết quả phân chia trong đơn vị rừng
tràm, có 5 đơn vị lớp phủ rừng tràm trong khu vực VQG (1, tràm trưởng thành mật độ
dày; 2, tràm trưởng thành mật độ trung bình; 3, tràm trưởng thành mật độ thưa; 4, tràm
nhỏ mật độ dày; 5, tràm vừa mật độ trung bình)
Trong đó tràm trưởng thành mật độ dày là dãy rừng tràm còn sót lại sau trận cháy năm
2002, với diện tích khoảng 370,75 ha. Hầu hết tràm có mật độ trung bình với độ che
phủ trên 70% và có độ tuổi trên 17 năm. Một dãy tràm nằm cạnh kênh Ngang là chỗ
cho cộng đồng Dơi làm nơi trú ngụ. Đối với tràm trưởng thành mật độ trung bình thì
đây cũng là dãy tràm còn lại sau trận cháy năm 2002, với diện tích khoảng 182,30 ha.
Tràm có độ tuổi trên 14 năm và độ che phủ trung bình từ 40 – 60%. Phần lớn dãy rừng
tràm này nằm cạnh dãy rừng tràm trưởng thành có mật độ dày. Giữa những cụm tràm
có sự sống của những nhóm thực vật khác như sậy, bèo tai chuột, bèo cái nhưng mật
độ không nhiều. 46 Tràm trưởng thành mật độ thưa đây là những dãy tràm có chiều
ngang khá nhỏ phần lớn tràm đều lớn tuổi phân bố không đều theo các kênh rạch nhỏ
bên trong VQG. Chiếm diện tích khoảng 358,05 ha, các cụm tràm này qua quan sát
cho thấy đều có độ tuổi trên 14 năm. Tràm nhỏ mật độ dày, đây là cánh rừng tràm có
độ tuổi từ 9 – 10 năm, có độ che phủ trên 70% ở khu trung tâm của VQG. Tràm phát
triển trên khu vực tầng than bùn có độ dày lớn nhất (>1m), nên có địa hình cao nhất
khu vực VQG U Minh Thượng. phía ngoài là những cánh tràm thưa chen lẫn cây bụi
hoặc cây thủy sinh. Tràm tuổi trung bình mật độ trung bình bao bọc xung quanh rừng
tràm có mật độ dày hoặc hoặc một số cụm tràm nằm rải rác trên các con rạch nhỏ
trong khu vực VQG U Minh Thượng. Là cánh rừng tràm tái sinh trung bình có độ che
phủ từ 40 – 60%. Diện tích của cánh rừng này chiếm khoảng 200,33 ha. Do mật độ
tràm trung bình nên chen giữa thường có những cây bụi như sậy, bèo cái Rừng tràm
chen lấn cây bụi và thực vật thủy sinh Trong khu vực VQG U Minh Thượng có một
diện tích khá lớn rừng tràm phát triển chen lấn cây bụi và thực vật thủy sinh. Chính sự
hiện diện của các loài thực vật khác đã làm tăng sự đa dạng sinh học thực vật trong
khu vực đất than bùn U Minh Thượng.
Thực vật thủy sinh Trong điều kiện ngập nước quanh năm ngoài tràm cộng đồng thực
vật thủy sinh với nhiều loài phát triển trong khu vực VQG U Minh Thượng. Phổ biến

7
nhất là bèo cái, bèo tai chuột, bồn bồn,… Dựa vào tính đồng nhất và ưu thế của một số
loài thực vật khác nhau trong quần xã, một số lớp phủ của quần xã thực vật thủy sinh
được phân chia trong khu vực VQG U Minh Thượng. Theo những khu vực kênh, rạch
bèo cái làm trở ngại việc đi lại, di chuyển tàu ghe. Mặt nước và thực vật thủy sinh Do
địa hình thấp và bị ngập nước nhiều năm nên một khu vực có diện tích khá lớn khoảng
213,1 ha. Được đánh giá là vùng mặt nước với một ít loài thực vật thủy sinh đang sinh
sống.
Quần xã thực vật thủy sinh chủ yếu đang sinh sống được ghi nhận ở khu vực này chủ
yếu là bồn bồn, súng ma, bèo cái, rong đuôi chồn. Vài nơi trong khu ngập nước cao có
súng ma phát triển, loài Năng Ống vẫn thấy xuất hiện từng đốm nhỏ. Những nơi như
vậy là dấu vết của một khu đồng cỏ ngập nước theo mùa trước đây bi ngập từ năm
2003 đến nay. Nhóm cây gỗ chiếm ưu thế là tràm, có nơi có Trâm Bầu, Gáo Vàng,
Khuynh Điệp được trồng xen lẫn vào những dãy Sậy. Sậy chiếm ưu thế trong loài thân
thảo, trên bờ nếu có trảng trống thì thường gặp cỏ ống, những thực vật ký sinh có thể
gặp như Choại, Giây Giác, Bòng bong đeo bám những thân cây gỗ ngay cả những thân
cây sậy. Hệ thực Vật Trần Triết đã nghiên cứu về thảm và hệ thực vật dựa vào ảnh vệ
tinh landsat. U Minh Thượng có khu hệ thực vật đa dạng và phong phú bao gồm nhiều
loại hiếm và đặc hữu. Năm 2000 Trần Triết đã ghi nhận 226 loài thực vật bậc cao có
mạch. Trong số đó có loại bèo tấm nhọn là loại hiếm trong khu vực Đông Nam Á,
nhưng trong khu vực VQG UMT thì lại rất phổ biến. Năm 2003 Viện sinh thái và tài
nguyên sinh vật đã kế thừa những thông tin này và bổ sung nâng số lượng thực vật lên
299 loài, 102 họ. Đợt khảo sát tháng 8/2009 đã bổ sung thêm nâng tổng số loài đã ghi
nhận trên toàn khu vực 387 loài thuộc 108 họ, gồm 13 loài đặc hữu và 5 loài quý hiếm.
Đây là khu vực đồng bằng, dải đất ven biển nên độ phong phú cao thuộc những họ
thích hợp với hệ sinh thái đồng bằng, đất chua phèn, than bùn, chịu ngập nước như: họ
cúc, họ cỏ, họ cói. Nhiều loại rừng ngập mặn như: họ Đước, họ cỏ roi ngựa, chi Mắm.
Trong khu vực chỉ có duy nhất 1 loài được ghi trong SĐVN, 2007, bậc VU sẽ nguy
cấp: Côm Cánh Ướt, họ côm, cây phân bố hẹp vùng Đồng Tháp Mười, chịu ngập úng
về mùa mưa. Khu hệ động vật Những kết quả khảo sát bước đầu đã thống kê được cho
thấy hệ động vật ở VQG U Minh Thượng được đánh giá là có tính đa dạng sinh học
cao nhất khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long thể hiện như sau: Nhóm Thú: Qua kết
quả nghiên cứu đã ghi nhận được ở VQG U Minh thượng có 32 loài thuộc 13 họ, 7 bộ,

8
12 loài nằm trong Sách Đỏ Việt Nam và IUCN. Trong đó có 10 loài thú ăn thịt thuộc 4
họ, 4 loài trong số đó được xếp trong sách đỏ Việt nam 2007. Một số loài rất hiếm
trong cả nước cũng có ở đây như: Rái cá lông mũi, rái cá vuốt bé, mèo cá, cầy đốm
lớn. Số lượng cá thể của 1 loài thú ở đây lại khá cao so 50 với các vùng khác, đặc biệt
là một số loài quý hiếm như: rái cá vuốt bé, rái cá lông mũi, mèo cá, cầy giông đốm
lớn. Tổng số có 152 loài chim thuộc 39 họ đã được ghi nhận quá trình điều tra. Tổng
cộng thành phần loài chim ở VQG U Minh Thượng tính đến thời điểm này lên đến 172
loài thuộc 42 họ. Trong 19 loài này, 9 loài nằm trong danh sách đang hoặc sắp bị đe
dọa tuyệt chủng trên toàn cầu do IUCN đề cử. Tuy nhiên nhìn chung số loài bò sát ở
đây tương đối phong phú về số loài, thể hiện là 31 loài thuộc 11 họ, 2 bộ. Ngoài 31
loài bò sát thì VQG U Minh Thượng có 7 loài lưỡng cư khác, tổng cộng là 38 loài.
Trong đó 20 loài đang bị đe dọa diệt vong trong cả nước và trên thế giới. Các loài cần
đặc biệt ưu tiên gồm: trăn gấm, rắn hổ chúa, rùa răng, rùa hộp lưng đen, rùa ba giờ và
cua đinh. Nhóm thuỷ sinh Vườn quốc gia U Minh Thượng là khu rừng ngập nước có
hệ động thực vật phong phú, là nơi giao lưu và chuyển tiếp giữa hai khu hệ sinh vật
nước mặn và nước ngọt, chứa đầy đủ các yếu tố sinh thái mặn, lợ, ngọt khiến khu hệ
sinh vật ở đây trở nên phức tạp. Song tài nguyên thủy sinh vật nói chung và khu hệ
động vật nổi nói riêng luôn luôn biến đổi dưới tác 53 động của khí hậu, chế độ mưa
nắng trong năm và tác động của con người, khả năng phục hồi của khu hệ sinh vật,
trong đó có thủy sinh vật là một hiện hữu.
2.2.2. Tài nguyên du lịch văn hóa
VQG U Minh Thượng nằm ở xã An Minh Bắc và xã Minh Thuận thuộc huyện mới U
Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang, cách thành phố Hồ Chí Minh 365km về phía Tây
Nam. Vùng đệm VQG U Minh Thượng có diện tích 13,069ha và dân số khoảng hơn
4000 hộ (khoảng hơn 4000 gia đình) sống chủ yếu dựa vào tài nguyên thiên nhiên
trong vùng. Qua các điều tra phát triển kinh tế cho hộ nông dân vùng đệm của vườn đã
cho thấy, số chủ hộ là nữ giới ít hơn nhiều so với chủ hộ là nam giới.
Dân số trong vùng khoảng 21.772 người thuộc 2 xã An Minh Bắc và xã Minh Thuận
của huyện U Minh Thượng Năm 2007, hai xã này được sát nhập cùng với 4 xã khác
lập thành huyện U Minh Thượng hiện nay. Dân số sống ở vùng đệm của vườn, hầu
như không có dân cư sống trong khu vực lỗi của vườn.

9
Thời gian qua tỉnh Kiên Giang và Ban Quản lý VQG đã có nhiều cố gắng trong công
tác ổn định dân cư và hỗ trợ phát triển kinh tế trong vùng. Năm 1992, tỉnh Kiên Giang
chủ trương khoanh nuôi, bảo vệ, khôi phục rừng tràm nguyên sinh với diện tích hơn
tám nghìn hạ và hình thành vùng đệm U Minh Thượng với quy mô gần 14.300 ha
thuộc hai xã An Minh Bắc và Minh Thuận. Mãi đến năm 1999, toàn vùng vẫn còn hơn
60% diện tích đất để hoang hóa. gần 70% dân số nghèo. Sau khi khảo sát các mô hình
kinh tế trong vùng, UBND tỉnh Kiên Giang đã triển khai Dự án phát triển kinh tế nông
hộ vùng đệm U Minh Thương. Hàng trăm tỷ đồng được đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở,
hệ thống để bao khép kín.
2.3. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật
2.3.1. Cơ sở hạ tầng (giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước)
Vườn Quốc gia U Minh Thượng thuộc địa phận huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên
Giang, cách thành phố Rạch Giá khoảng 50km về phía nam. Giao thông vận tải tại
VQG U Minh Thượng khá thuận lợi bao gồm cả giao thông đường bộ và giao thông
đường thuỷ:
Đường thủy: Từ thành phố Rạch Giá, du khách có thể đến U Minh Thượng bằng
đường bộ hoặc đường thủy. Nếu đi bằng đường thủy, du khách qua phủ Tắc Cậu –
Xẻo Rô, sau đó đi thuyền trên sông Cái Lớn là sẽ tới Vườn Quốc gia U Minh Thượng.
Đường bộ:
 Xe khách: Từ Rạch Giá bạn có thể bắt xe chạy tuyến Bến xe Rạch Sỏi – Bến xe Cà
Mau, đến ngã tư Cộng sự thì xuống. Từ đây liên hệ với người dân địa phương để
thuê xe ôm đi vào Vườn quốc gia U Minh Thượng (nếu người dân không rõ thì nói
là đi Hồ Hoa Mai).
 Xe máy: Từ Rạch Giá, chạy xe theo hướng QL 63. Đến ngã tư Cộng sự thinh quẹo
phải theo hướng đi vào Hồ Hoa Mai (đi thêm khoảng 8km)
Hệ thống điện, nước và thông tin liên lạc:
 Hệ thống cung cấp điện: Hiện nay VQG đã có một trạm biến áp riêng để phân phối
điện cho các khu vực trong vườn. Nguồn điện trong khu vực luôn ổn định. Hệ
thống đường dây tải điện đạt yêu cầu và đã được kéo đến hầu hết các hộ dân vùng
đệm xã của vườn.
 Hệ thống cung cấp nước: Hiện nay có trạm cấp nước sạch Hòa Chánh A thuộc
huyện mới U Minh Thượng được đưa vào hoạt động năm 2007. Đây là một trong
10
9 công trình thuộc thành phần 4 của dự án cấp nước và vệ sinh nông thôn ĐBSCL
nhằm đem lại nguồn nước sạch, đảm bảo sức khỏe người dân và hướng tới nâng
cao toàn diện cuộc sống cộng đồng.
 Hệ thống thông tin liên lạc: Tại trung tâm hành chính của VQG, mạng điện thoại
cố định và di động đã được phủ sóng. Đặc biệt mạng internet đã được kết nối phục
vụ nhu cầu thông tin của cán bộ nhân viên và du khách tham quan. Tuy nhiên các
khu vực xa hơn mạng điện thoại chưa được phủ kín và mạng internet chưa được
lắp đặt.
2.3.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật (cơ sở lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí…)
Cơ sở lưu trú
Cơ sở lưu trú là thành phần quan trọng và đặc trưng nhất trong toàn bộ cơ sở vật chất
kỹ thuật du lịch. Các cơ sở này bao gồm: Khách sạn, Motel, Camping, Bungalow, làng
du lịch, biệt thự, nhà trọ... Thông thường khách đi du lịch là để tận hưởng và sử dụng
các tài nguyên du lịch nên cơ sở lưu trú thường được xây dựng tập trung ở gần những
nơi có tài nguyên du lịch hoặc các đô thị, đầu mối giao thông. Các cơ sở này chịu sự
quản lý của tổ chức kinh doanh du lịch hoặc có thể hoạt động độc lập.
Cơ sở ăn uống
Cùng với cơ sở lưu trú, cơ sở ăn uống đáp ứng nhu cầu căn bản nhất của con người khi
họ sống ngoài nơi cư trú. Các cơ sở ăn uống, giải khát như: Nhà hàng, quầy bar, có thể
đặt trong hoặc ngoài cơ sở lưu trú. Các cơ sở này cần đảm bảo vệ sinh, món ăn hợp
khẩu vị, giá cả phải chăng và nên phục vụ đặc sản địa phương.
Cơ sở vui chơi giải trí
Khách du lịch đến một nơi du lịch nào đó, thì ngoài việc sử dụng và tận hưởng giá trị
của các tài nguyên du lịch và các dịch vụ (lưu trú, ăn uống), thì việc tham gia các hình
thức vui chơi giải trí sẽ làm cho kỳ nghỉ trở nên tích cực hơn. Các hình thức vui chơi
giải trí rất đa dạng và phong phú có thể phân thành các nhóm sau:
 Các hình thức vui chơi giải trí trên không: Đu quay, cáp treo, nhảy dù....
 Các hình thức vui chơi giải trí nước: Lướt sóng, lướt ván, xe đạp nước, câu trượt
nước, câu cá ....
 Các hình thức vui chơi giải trí trên mặt đất: ô tô điện, đua xe,..

11
Các cơ sở thể thao là một bộ phận của cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, bao gồm các
công trình thể thao với các thiết bị chuyên dùng, các sân chơi thể thao (sân tennis,
golf,...)
Các công trình phục vụ thông tin văn hóa bao gồm: Trung tâm văn hóa thông tin,
phòng chiếu phim, nhà hát, câu lạc bỏ, phòng triển lãm. Hoạt động văn hóa thông tin
có thể được tổ chức thông qua đêm văn nghệ, chiếu phim....
Cùng với tài nguyên du lịch, ngày nay, các khu vui chơi giải trí có sức thu hút du
khách mạnh mẽ và trở thành một bộ phận không thể tách rời khỏi.
2.4. Thực trạng phát triển du lịch sinh thái tại VQG U Minh Thượng
Du lịch sinh thái tại VQG U Minh Thượng qua các năm hoạt động từ 2007 cho đến
nay thì số lượng du khách không ngừng được tăng lên. Cụ thể:
Bảng 2.1 Lượng khách đến Vườn Quốc Gia U Minh Thượng qua các năm
2007 2008 2009 2010 2011 2012
Khách du
21.182 26.634 31.172 43.490 65.267 70.681
lịch (lượt)
Số lượng
5.452 4.538 12.318 21.777 5.414
tăng
Tỷ lệ tăng 25,74% 17,04% 39,52% 50,07% 8,30%
(Nguồn: Báo cáo các năm của VQG U Minh Thượng)
Từ số liệu trên cho thấy: lượng khách đến tham quan Vườn có tăng lên theo từng năm
nhưng không ổn định, điển hình năm 2012 tăng 5.414 lượt khách/năm chiếm 8,30% so
với năm 2011, trong khi năm 2011 tăng 21.777 lượt khách/năm chiếm 50,07% so với
năm 2010. Điều này được lý giải rằng: nguyên nhân giảm lượng khách là do việc cung
cấp thông tin của Vườn còn hạn chế, chưa được thường xuyên và liên tục, nguồn vốn
đầu tư phát triển du lịch còn thiếu, chưa đầu tư nhiều cả tài lực vật lực để du lịch được
phát triển mạnh mẽ. Hơn nữa, trong năm 2012 thời tiết rất khắc nghiệt, nắng hạn kéo
dài, nguy cơ xảy ra cháy rừng cao. Để đảm bảo cho công tác phòng chống cháy rừng,
Vườn đã tạm ngưng phục vụ du lịch trong thời gian từ tháng 02 đến tháng 06 để tập
trung cho công tác phòng cháy chữa cháy rừng năm 2012, nên số lượng du khách
không tăng nhiều. Điều này làm hạn chế sự phát triển du lịch sinh thái tại đây, chưa
phát huy được lợi thế tiềm năng sẵn có mà thiên nhiên đã ban tặng cho vùng đất U
minh lịch sử này.
12
Trong đó số lượng khách nội địa chiếm thị phần chủ yếu: khoản 70% đến 75% tổng
lượng khách. Khách nội địa với thành phần là khách đến từ các tỉnh chủ yếu là thành
phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Cần Thơ,… loại
khách này thường đi theo nhóm từ 4 đến 10 người, thời gian tham quan chủ yếu vào
các ngày lễ và cuối tuần.Ngoài ra còn có mục đích du lịch khác có thể kể đến như du
lịch chuyên đề; nghiên cứu khoa học; khách tham quan của các cơ quan nhà nước và đi
theo diện khách đoàn.
Khách quốc tế chiếm thị phần nhỏ, chỉ khoảng 25 đến 30% tổng lượng khách. Chủ yếu
là các nhà khoa học đến nghiên cứu về U Minh Thượng, ngoài ra còn có khách
Phương Tây, Đông Âu, Thái Lan, Indonesia, Singapore,… Họ thường du lịch theo tour
đoàn với, mục đích tham quan khám phá thiên nhiên; du lịch văn hóa,…
Đặc biệt khoảng hơn hai năm trở lại đây, do dịch COVID-19 cùng với việc hàng năm
đóng cửa trung bình từ hai tháng mùa khô để bảo đảm công tác phòng, chống cháy
rừng đã ảnh hưởng đến lượng du khách đến với VQG U Minh Thượng. Theo công bố
và thống kê từ năm 2021, vườn quốc gia đón tiếp và phục vụ trên 26.000 lượt du
khách đến tham quan, du lịch sinh thái (chỉ đạt 38% kế hoạch do từ ngày 13/5/2021
tạm ngừng hoạt động để thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19). Đến
ngày 20/01/2022, Vườn quốc gia U Minh Thượng chính thức mở cửa đón khách trở
lại. Sau 45 ngày mở cửa với trên 11.000 lượt khách đến tham quan cho thấy, đã cho
thấy hoạt động du lịch và số lượng khách đến đã dần được hồi phục.
VQG U Minh Thượng phân biệt 2 mùa trong năm đó là mùa khô và mùa lũ, VQG mở
cửa đón khách quanh năm, nhưng lượng khách thường đông hơn vào mùa hè. Khách
trong nước thường đi vào mùa khô, thường là các chuyến phượt ngắn ngày cuối tuần
để câu cá,thư giãn.Tuy nhiên vào các mùa lũ nơi đây vẫn đón được một lượng khách
đáng kể đến thăm, thưởng thức nét văn hóa, ẩm thực mùa nước nổi nơi đây. Đối với
khách nước ngoài, do chủ yếu khách nước ngoài đến với VQG U Minh Thượng là các
nhà khoa học,nghiên cứu nên thời gian không cố định, họ đi nhằm mục đích nghiên
cứu khu rừng nguyên sinh nên có thể đến vào bất cứ tháng nào trong năm,tuy nhiên vì
mục đích nghiên cứu hệ động thực vật nên họ thường đến nhiều vào mùa nước nổi,vì
đây cũng chính là mùa sinh sản, phát triển nhất của hệ động thực vật.

13
Số lượng khách đến tham quan du lịch trong ngày chiếm tỉ lệ cao, thời gian lưu trú
ngắn.Vì hầu hết các dịch vụ, cơ sở lưu trú vẫn còn chưa thật sự phát triển để đáp ứng
cho du khách.
Mặc dù điều kiện cơ sở vật chất phục vụ du lịch của VQG còn khiêm tốn, nhưng bước
đầu VQG U Minh Thượng và các cơ quan chức năng đã phối hợp xây dựng các điểm,
tuyến và các loại hình du lịch nhằm khai thác và phát huy tốt nguồn tài nguyên du lịch
tự nhiên và nhân văn phong phú, đặc sắc của vùng.
 Các điểm du lịch
Đến VQG U Minh Thượng khách du lịch có nhiều địa chỉ để tham quan như mảng
chim, mảng dơi quạ, tràm nguyên sinh, quần thể heo rừng, rái cá, kỳ đà, và đặc biệt là
khu giải trí câu cá Hồ Hoa Mai,…
 Các tuyến du lịch
Hiện Vườn quốc gia U Minh Thượng đang có 2 tuyến du lịch phục vụ du khách: Tham
quan rừng tràm nguyên sinh kết hợp với tham quan sân chim; Tham quan rừng tràm tái
sinh kết hợp tham quan máng Dơi và tham quan sinh cảnh Trảng trống. Phương tiện đi
lại để đi hai tuyến này là thuyền máy (giá vé: 20.000đ/người/tuyến, đủ 4 người mới
đi). Bên cạnh đó du khách cũng có thể thăm quan Hồ Hoa Mai, ngắm Vườn quốc gia
U Minh Thượng từ chòi canh, thưởng thức các món ăn đồng quê tại căng tin của Vườn
quốc gia U Minh Thượng.
Hai tuyến du lịch đến sân chim và thăm mảng dơi thu hút lượng lớn khách đến với
VQG U Minh Thượng. Trung bình mỗi tháng trên 2000 lượt khách đến tham quan
Vườn quốc gia và con số này đang tăng dần lên.
2.5. Đánh giá hoạt động du lịch sinh thái tại VQG U Minh Thượng
2.5.1. Những mặt đã đạt được
Công tác bảo tồn và khai thác thế mạnh vốn có của vùng.
Mang lại lợi ích cho cộng đồng: đặc biệt là cộng đồng dân cư vùng đệm của khu bảo
tồn thiên nhiên U Minh Thượng ngoài việc nhận được lợi ích từ việc bảo tồn ở vùng
lõi còn nhận được những lợi ích mà du lịch mang lại bằng nhiều cách như cung cấp
cho du khách những sản phẩm địa phương (thức ăn; những đặc sản địa phương); Dịch
vụ lưu trú; Bên cạnh đó các dịch vụ như các trang trại Nông – Lâm – Ngư kết hợp cho
tham quan, giải trí,… cũng tạo điều kiện thu nhập cho người dân.

14
2.5.2. Những mặt hạn chế
Những mặt hạn chế cần được chú ý khắc phục để tăng tính hấp dẫn đối với du khách
đó là dịch vụ lưu trú, cơ sở vật chất còn thiếu thốn phát triển không đồng đều, vị trí
tiếp cận khó khăn, sự hạn chế và đơn điệu của các dịch vụ du lịch,…
Nguồn nhân lực hiện tại phục vụ cho du lịch tại VQG còn rất hạn chế cả số lượng và
chất lượng.
2.6. Đánh giá hoạt động du lịch sinh thái tại VQG U Minh Thượng nhìn từ ma
trận SWOT
2.6.1. Điểm mạnh (S – Strengths)
VQG U Minh thượng có hệ sinh thái rừng tràm úng phèn trên đất than bùn, đây là nơi
duy nhất của Việt nam có hệ sinh thái này với nguồn tài nguyên động thực vật vô cùng
phong phú và đa dạng, tài nguyên nhân văn mang đậm bản sắc văn hóa Nam bộ nên có
nhiều tiềm năng để phát triển du lịch đặc biệt là du lịch tham quan nghiên cứu và du
lịch sinh thái.
VQG U Minh thượng nằm trong chiến lược phát triển của tỉnh Kiên giang, là một
trong 04 vùng phát triển du lịch trọng điểm nên luôn được quan tâm và chú trọng đầu
tư phát triển để tận dụng, khai thác những thế mạnh tiềm năng du lịch một cách tương
xứng với nguồn tài nguyên sẵn có.
Sự kiện VQG U Minh thượng được công nhận là khu dự trữ sinh quyển và gần đây
nhất là Vườn Di sản Asean sẽ là một thế mạnh để thu hút sự quan tâm của du khách
trong nước và quốc tế đến tham quan, chiêm ngưỡng.
Nói đến vùng đất U minh là ai cũng đã từng ít nhất một lần được nghe nhắc đến khu
căn cứ cách mạng nổi tiếng qua 2 thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, là nơi
hoạt động và chiến đấu của nhiều đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước
như các đồng chí: Lê Duẩn, Nguyễn Tấn Dũng,…
2.6.2. Điểm yếu (W – Weaknesses)
Mặc dù VQG U Minh thượng sở hữu nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn
phong phú và đa dạng nhưng cho tới nay chưa khai thác tương xứng với tiềm năng đó,
thể hiện hệ thống sản phẩm du lịch vẫn còn nghèo nàn, đơn điệu. VQG U Minh
thượng còn non trẻ trong hoạt động kinh doanh du lịch, còn lẩn quẩn giữa bảo tồn và
làm kinh tế nên chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc tận dụng những thế mạnh sẵn có
để phát triển du lịch một cách chuyên nghiệp.
15
Cơ sở hạ tầng – vật chất kỹ thuật còn yếu kém chưa đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch.
Vì vậy những trở ngại về cơ sở hạ tầng tiếp tục là điểm yếu cần đầu tư dài hơi. Hệ
thống cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở lưu trú và dịch vụ du lịch phát triển chậm chưa đủ
tầm cỡ quy mô, tính chất tiện nghi và phong cách sản phẩm du lịch còn nhỏ lẻ, chưa
đồng bộ, vận hành chưa chuyên nghiệp do vậy chưa hình thành được hệ thống các khu
du lịch quốc gia với thương hiệu nổi bật.
Bộ máy quản lý về du lịch còn nhỏ bé, chưa ngang tầm nhiệm vụ. Lực lượng lao động
du lịch tuy đông đảo nhưng tỷ lệ được đào tạo bài bản chuyên nghiệp du lịch thấp. Đội
ngũ làm công tác DLST chưa được tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ, chưa có nhiều
kiến thức về phát triển DLST ở VQG. Chất lượng nhân lực du lịch vẫn chưa đáp ứng
yêu cầu đòi hỏi về tính chuyên nghiệp, kỹ năng quản lý, giao tiếp và chất lượng phục
vụ. VQG U Minh thượng thực sự thiếu đội ngũ hướng dẫn viên chuyên nghiệp với
nhiều loại hình du lịch và ứng với các ngôn ngữ thuộc thị trường mục tiêu vẫn chưa
sẵn sàng đầy đủ.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động du lịch chưa được đẩy mạnh, còn
xem nhẹ công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh du lịch sinh thái VQG. Xúc tiến
quảng bá du lịch chưa chuyên nghiệp, chưa bài bản, chưa hiệu quả; mới dừng ở quảng
bá hình ảnh chung, chưa tạo được tiếng vang và sức hấp dẫn đặc thù cho từng sản
phẩm, thương hiệu du lịch.
Việc liên kết với các đơn vị hoạt động du lịch chưa được quan tâm thực hiện.
Nguồn kinh phí đầu tư cho du lịch là rất ít, không đáng kể làm hạn chế khả năng thực
hiện những dự án nhằm góp phần làm phát triển DLST tại đây.
2.6.3. Cơ hội (O – Opportunities)
Diễn biến kinh tế, chính trị, an ninh thế giới có tác động mạnh hơn khi Việt Nam hội
nhập ngày càng sâu và toàn diện. Việt Nam đã gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới
(WTO). Toàn cầu hóa là một xu thế khách quan, lôi cuốn các nước, các vùng lãnh thổ
vừa thúc đẩy hợp tác, vừa tăng sức ép cạnh tranh và tính phụ thuộc lẫn nhau. Quan hệ
song phương, đa phương ngày càng được mở rộng trong các hoạt động kinh tế, văn
hóa, xã hội, môi trường và những vấn đề chung hướng tới mục tiêu thiên niên kỷ. Các
mối quan hệ Á – Âu, Mỹ – Châu Á, Nhật Bản – ASEAN và các nền kinh tế trong
APEC ngày càng phát triển theo chiều hướng tích cực.

16
Quan hệ ngoại giao tích cực của Việt Nam với thế giới đang mở ra cơ hội thu hút đầu
tư vốn và công nghệ vào Việt Nam nói chung và đầu tư du lịch nói riêng. Các nền kinh
tế lớn, các tổ chức quốc tế đang tích cực hỗ trợ Việt Nam trong quá trình chuyển đổi
nền kinh tế sang cơ chế thị trường, trong đó dòng đầu tư FDI và ODA cho phát triển
du lịch ngày một tăng.
Châu Á – Thái Bình Dương vẫn là khu vực phát triển năng động và thu hút du lịch.
Hợp tác trong khối ASEAN ngày càng tăng cường về chiều sâu. Hiệp hội du lịch Châu
Á – Thái Bình Dương (PATA) hoạt động ngày càng có tiêu điểm hơn. Việt Nam là
điểm đến, thị trường mới nổi với những lợi thế nhất định trong hợp tác song phương
và đa phương. Các dòng di chuyển vốn đầu tư và luồng khách du lịch đang có xu
hướng dịch chuyển mạnh tới khu vực Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có Việt
Nam.
Xu hướng phát triển của nền kinh tế tri thức, khoa học công nghệ được ứng dụng ngày
càng có hiệu quả và có sức lan tỏa vô cùng nhanh và rộng. Kinh nghiệm quản lý tiên
tiến, công nghệ hiện đại, nguồn nhân lực chất lượng cao làm thay đổi căn bản phương
thức quan hệ kinh tế, đặc biệt công nghệ thông tin truyền thông được ứng dụng mạnh
trong hoạt động du lịch. Việt Nam có cơ hội đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng khi bắt kịp
xu hướng và nhanh chóng tiếp thu công nghệ mới ứng dụng trong phát triển du lịch.
Du lịch đã là một xu hướng phổ biến trên toàn cầu, du lịch quốc tế liên tục tăng
trưởng; du lịch nội khối chiếm tỷ trọng lớn; du lịch khoảng cách xa có xu hướng tăng
nhanh. Du lịch trở thành một trong những ngành kinh tế dịch vụ phát triển nhanh nhất
và lớn nhất trên bình diện thế giới, góp phần vào sự phát triển và thịnh vượng của các
quốc gia. Đặc biệt các nước đang phát triển, vùng sâu, vùng xa coi phát triển du lịch là
công cụ xóa đói, giảm nghèo và tăng trưởng kinh tế. Đây là cơ hội to lớn về xu thế thời
đại mà Việt Nam có thể tận dụng để phát triển các loại hình du lịch mới, đa dạng tận
dụng lợi thế về tài nguyên du lịch để nhanh chóng đạt mục tiêu phát triển, đặc biệt xu
hướng du lịch cộng đồng đang nổi lên là cơ hội thúc đẩy phát triển kinh tế cho các
vùng nghèo và quốc gia đang phát triển như Việt Nam.
Việt Nam về vị trí địa lý gần với thị trường khổng lồ Trung Quốc và các nước Đông
bắc Á (Nhật Bản, Hàn Quốc) với trên 1,5 tỷ người tiêu dùng du lịch có thu nhập cao
và đang tăng mạnh. Cơ hội thu hút một phần thị trường khách du lịch đến từ các quốc
gia này mở ra cho Du lịch Việt Nam một chân trời rộng lớn.

17
2.6.4. Thách thức (T – Threats)
Việt Nam về vị trí địa lý gần với thị trường khổng lồ Trung Quốc và các nước Đông
bắc Á (Nhật Bản, Hàn Quốc) với trên 1,5 tỷ người tiêu dùng du lịch có thu nhập cao
và đang tăng mạnh. Cơ hội thu hút một phần thị trường khách du lịch đến từ các quốc
gia này mở ra cho Du lịch Việt Nam một chân trời rộng lớn.
Sức ép cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt, đặc biệt đối với Du lịch Việt Nam là
ngành còn non trẻ và còn nhiều điểm yếu. Cạnh tranh giữa các điểm đến trong khu vực
như Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippines, Campuchia đang trở nên quyết liệt
hơn với quy mô và tính chất mới do có yếu tố công nghệ mới và toàn cầu hóa. Sự cạnh
tranh này cả về dòng vốn đầu tư và thu hút khách, cả về chất lượng và hiệu quả kinh
doanh và xây dựng hình ảnh, thương hiệu quốc gia. Những yếu tố cạnh tranh quốc tế
đòi hỏi Việt Nam phải đầu tư nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm du lịch với lợi thế
quốc gia và sự độc đáo của văn hóa dân tộc Việt Nam nếu không sẽ thua thiệt trong
cạnh tranh toàn cầu.
Biến đổi khí hậu đang có tác động mạnh mẽ hơn so với dự báo. Du lịch Việt Nam với
thế mạnh tập trung vào biển đảo sẽ đứng trước thách thức vô cùng lớn và khó lường
trước ảnh hưởng của triều cường, mực nước biển dâng ở các vùng duyên hải, vùng
châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long. Những dị thường của khí hậu tác động trực
tiếp gây khó khăn, trở ngại tới hoạt động du lịch. Trên bình diện thế giới, Việt Nam
được xác định là 1 trong các quốc gia chịu tác động mạnh nhất của biến đổi khí hậu
bởi mực nước biển dâng. Ngoài ra ô nhiễm môi trường cục bộ đang trở thành mối đe
dọa đối với điểm đến du lịch nếu chậm có giải pháp kiểm soát thích đáng.
Nhu cầu du lịch thế giới có nhiều thay đổi, hướng tới những giá trị mới được thiết lập
trên cơ sở giá trị văn hoá truyền thống (tính độc đáo, nguyên bản), giá trị tự nhiên (tính
nguyên sơ, hoang dã), giá trị sáng tạo và công nghệ cao (tính hiện đại, tiện nghi). Du
lịch bền vững, du lịch xanh, du lịch có trách nhiệm, du lịch cộng đồng gắn với xoá đói
giảm nghèo, du lịch hướng về cội nguồn, hướng về thiên nhiên là những xu hướng nổi
trội. Chất lượng môi trường trở thành yếu tố quan trọng cấu thành giá trị thụ hưởng du
lịch. Đây là thách thức vô cùng lớn về quan điểm, nhận thức và chuyên môn kỹ thuật.
Du lịch Việt Nam nếu không nắm bắt kịp xu hướng này sẽ đứng trước nguy cơ tụt hậu,
mất thị phần và hiệu quả thấp. Sự quay lưng của du khách với điểm đến sẽ là thảm
họa.
18
Qua đánh giá thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 1995
– 2010 có thể thấy thực trạng ngành du lịch với những thành tựu rất đáng khích lệ
nhưng tồn tại không ít những hạn chế, bất cập. Thực tế đó rõ ràng chưa làm hài lòng
các cấp quản lý cũng như mỗi người dân Việt Nam hay với tư cách là khách du lịch.
Thập kỷ tới với định hướng tái cấu trúc nền kinh tế và thay đổi mô hình tăng trưởng
chuyển sang tập trung phát triển theo chiều sâu, có tính lựa chọn và ưu tiên trọng điểm,
có chất lượng và thể hiện thương hiệu nổi bật, nhầm giá trị gia tăng cao, đảm bảo hiệu
quả bền vững và tăng cường năng lực cạnh tranh. Những nhận định mang tính tổng
quát trên sẽ là tiền đề cơ sở cho các bên liên quan xem xét và hóa giải bằng các chiến
lược, chính sách, quy hoạch, kế hoạch, bước đi và hành động cụ thể phù hợp với tình
hình.

19
CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DLST TẠI VQG U MINH
THƯỢNG THEO HƯỚNG BỀN VỮNG
3.1. Về quy hoạch, quản lý
Vườn quốc gia U Minh Thượng được bao bọc bởi hệ thống đê khép kín có chiều dài
60km, với khoảng 21. 122ha thuộc diện tích các xã như An Minh, Minh Thuận Bắc
(huyện U Minh Thượng), bao gồm 8.053ha vùng lõi (trong đó 7838ha là khu bảo vệ
nghiêm ngặt, 200ha là khu vực kết hợp phục hồi sinh thái và bảo tồn di tích lịch sử,
15ha là phân khu hành chính) và 13.069ha vùng đệm. Khu vực dành riêng cho sinh
quyển của tỉnh Kiên Giang bao gồm lãnh thổ của một số huyện như Phú Quốc, Kiên
Hải, Kiên Lương và U Minh Thượng với diện tích hơn 1,1 triệu ha, bao gồm các khu
vực cốt lõi thuộc về VQG U Minh Thượng, VQG Phú Quốc và Rừng phòng hộ ven
biển ở Kiên Lương - Kiên Hải. Trong hệ sinh thái rừng úng phèn của ĐBSCL, chỉ còn
duy nhất hệ thực vật rừng của vùng lõi thuộc VQG U Minh Thượng có những đặc
điểm của rừng cực đỉnh nguyên sinh bao gồm các ưu hợp rừng tràm hỗn giao và rừng
tràm trên đất than bùn với diện tích gần 3.000ha.
Trong những năm qua, tỉnh Kiên Giang đã nỗ lực rất nhiều trong việc thực hiện quá
trình bảo tồn và phục hồi tài nguyên thiên nhiên ở vùng đất than bùn, đảm bảo sự tự
nhiên, hoang dã và toàn vẹn của hệ thống sinh thái, sự đa dạng và nổi bật của giá trị
dân số ở VQG U Minh Thượng.
Để phát triển du lịch theo định hướng của Ủy ban nhân dân tỉnh, VQG sẽ nâng cao vai
trò quản lý và hoàn thiện cơ chế, phương thức, bộ máy tổ chức hoạt động du lịch, đồng
thời tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch; đẩy nhanh tiến độ phát triển các sản
phẩm du lịch mới, mang tính trải nghiệm, nghiên cứu khoa học; xây dựng kế hoạch
phát triển sản phẩm mới hằng năm… Duy trì và tăng cường công tác quản lý về bảo vệ
cảnh quan, vệ sinh, môi trường, xử lý rác thải tại các tuyến; xây dựng khu du lịch sinh
thái VQG U Minh Thượng trở thành điểm du lịch thân thiện, mến khách.
3.2. Về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực
Vườn quốc gia có cơ chế đãi ngộ đối với các công ty lữ hành truyền thống. Đào tạo,
bồi dưỡng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhất là bộ phận kỹ thuật và hướng dẫn
viên.
Nâng cao hiệu quả và khai thác người dân địa phương làm du lịch bằng cách đào tạo,
huấn luyện và nâng cao các kỹ năng nghiệp vụ về du lịch.
20
Tổ chức nhiều chuyến đi thực tế cho nhân viên để có cơ hội tiếp xúc, trao đổi và học
hỏi kinh nghiệm về du lịch.
Xây dựng kế hoạch và lập đề án tuyển dụng nhân viên có trình độ, chuyên môn và
năng lực để bố trí, sử dụng.
Xây dựng phương án trả lương đối với cán bộ nhân viên làm việc theo hướng trả lương
theo hiệu quả công việc được giao.
3.3. Về phát triển cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật du lịch
Hoàn thiện bãi đỗ xe ở gần vườn trên phần đất dành riêng cho phân khu hành chính và
dịch vụ; tiếp tục xây thêm 2 bến thuyền tham quan phục vụ khách du lịch.
Xây dựng khu dịch vụ lưu trú khách du lịch; hoàn thiện và mở rộng căn tin vườn với
sức chứa lớn hơn.
Hệ thống cung cấp nước riêng cho VQG; hệ thống thu gom và xử lý rác thải dự kiến
xây dựng và cải thiện, hoàn thiện hơn trong thời gian tới.
Nâng cao và hoàn thiện hơn nữa hệ thống giao thông vận tải. Trang bị thêm phương
tiện phục vụ tham quan du lịch như: xuồng ba lá, máy móc, xe đạp, các thiết bị ngắm
nhìn. Xây dựng thêm các công trình dịch vụ để phục vụ nhu cầu du khách du lịch như:
ăn uống, vui chơi, mua sắm…
3.4. Về đa dạng hoá sản phẩm du lịch
Hiện tại các hoạt động du lịch tại VQG U Minh Thượng tập trung vào các loại hình du
lịch như du lịch khám phá hệ cảnh quan thiên nhiên rừng tràm trên đất ngập nước úng
phèn; khám phá rừng tràm; vui chơi, giải trí; tham quan di tích lịch sử kết hợp tham
quan cộng đồng dân cư địa phương; du lịch kết hợp với nghiên cứu, giáo dục.
Về dịch vụ bổ trợ, vườn có gần 20 phòng nghỉ, một nhà truyền thống, quầy bán hàng
lưu niệm…
Sau khi các điều kiện phục vụ du lịch được đảm bảo tốt hơn, nên mở rộng các loại
hình du lịch như: du lịch kết hợp giải trí, nghỉ dưỡng – chữa bệnh; nâng cao việc
thưởng thức ẩm thực mùa nước nổi của vùng; du lịch tham quan, thám hiểm, giải trí và
câu cá…
3.5. Về tuyên truyền quảng bá, thu hút đầu tư
Thường xuyên đăng trên diễn đàn các loại hình dịch vụ vui chơi giải trí có tại Vườn
quốc gia. Tăng cường thêm nhiều loại hình dịch vụ theo nhu cầu khách du lịch.

21
Tạo trang web riêng cho VQG và cung cấp thông tin cho khách du lịch những điểm
mới của khu vực.
Thiết kế thêm nhiều chương trình tour hấp dẫn, thu hút khách du lịch bằng việc đăng
tải qua các trang báo, tạp chí, qua các phương tiện truyền thông…
Kêu gọi nhà đầu tư bằng cách đưa ra những lợi ích mà nhà đầu tư nhận được sau khi
đầu tư vào KDL.
3.6. Về giáo dục môi trường, khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa
phương
Phát triển các trung tâm giáo dục môi trường, cung cấp những thông tin cần thiết đầy
đủ, đồng thời lồng ghép các nội dung mang tính trách nhiệm về các vấn đề của môi
trường; nâng cao hiểu biết về đa dạng sinh học, đồng thời phổ cập các quy định về bảo
vệ môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học tại VQG, thiết kế và phổ biến các tờ rơi tuyên
truyền; tăng cường các hoạt động giáo dục môi trường trên các tuyến tham quan cho
khách, cho hướng dẫn viên, tuyên truyền công tác phòng chống cháy rừng và bảo tồn
đa dạng sinh học cho người dân địa phương.
Mặt khác, phần lớn đời sống các cư dân địa phương sinh sống tại vùng đệm tương đối
khó khăn, trình độ dân trí còn thấp, do đó các hoạt động làm kế sinh nhai của cộng
đồng làm ảnh hưởng đến bảo tồn đa dạng sinh học của VQG cũng như là tài nguyên du
lịch sinh thái của vùng. Như vậy, để giảm thiểu đáng kể những thiệt hại, một số hình
thức như chèo xuồng đưa khách đi tham quan, cung cấp các dịch vụ ăn uống cho
khách, sản xuất, buôn bán các đặc sản của vùng, quà lưu niệm,... bằng chính sức lao
động của cộng đồng địa phương được đưa vào cũng góp phần cải thiện kinh tế cộng
đồng, đảm bảo gìn giữ đa dạng sinh học.

22
KẾT LUẬN
Du lịch sinh thái là một loại hình du lịch cộng đồng thúc đẩy ý thức, trách nhiệm với
môi trường tự nhiên, bảo tồn và phát triển môi trường, văn hóa bản địa đồng thời đảm
bảo được lối sống lành mạnh cho cư dân địa phương, tạo nên mối quan hệ hữu cơ, gắn
bó mật thiết giữa con người và tự nhiên, đây cũng là loại hình du lịch đòi hỏi những ý
nghĩa về bảo tồn, giáo dục và đóng góp cho địa phương ở mức độ cao hơn của loại
hình du lịch thiên nhiên đơn thuần, trở thành xu thế phát triển du lịch hiện nay trên thế
giới và Việt Nam, hướng tới sự bền vững.
Loại hình du lịch này đòi hỏi ở mỗi cộng đồng trong khu vực có trách nhiệm bảo tồn
tính bền vững, hướng tới mục tiêu tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương,
khuyến khích người dân có ý thức bảo vệ môi trường, tạo thuận lợi cho họ làm kinh tế
du lịch và bảo vệ môi trường tự nhiên. Như vậy, du lịch sinh thái cộng đồng đề cao
quyền làm chủ, quản lý phân bổ lợi ích rộng rãi và nâng cao chất lượng cuộc sống cho
cộng đồng. Với khách du lịch, du lịch sinh thái cộng đồng tạo cơ hội tìm hiểu, nâng
cao nhận thức về môi trường và giao lưu văn hóa các địa phương, các vùng miền, trải
nghiệm cuộc sống. Đây cũng chính là ưu thế của du lịch sinh thái và du lịch bền vững.
Tại Việt Nam, du lịch sinh thái cộng đồng đã góp phần xóa đói, giảm nghèo và chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Du lịch cộng đồng mang lại hiệu quả rõ rệt trong quá
trình phát triển ở các vùng nông thôn nước ta, tạo nhiều cơ hội cho cộng đồng địa
phương nhận được thu nhập trực tiếp từ các hoạt động du lịch. Du lịch cộng đồng
mang lại hiệu quả rõ ràng trong quá trình hiện đại hóa nông thôn thông qua việc tạo
thêm nhiều công ăn việc làm, giữ gìn và phát huy các làng nghề truyền thống, bảo vệ
các giá trị cộng đồng, thay đổi mức sống của người dân địa phương, thay đổi nhận
thức và từng bước thu hẹp sự khác biệt giữa đô thị và nông thôn về chất lượng cuộc
sống, giảm bớt sức ép về di dân tự do từ các vùng nông thôn tới đô thị, góp phần làm
ổn định trật tự xã hội.
Tóm tại, với tiềm năng của rừng sự đa dạng và phong phú về các loài động thực vật;
sự đa dạng về văn hóa – tri thức dân gian, tri thức bản địa là những tài nguyên vô cùng
quý báu, góp phần to lớn vào việc phát triển DLST và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên
trong VQG. Tin rằng U Minh Thượng sẽ là nơi lý tưởng để du khách khám phá, hưởng
thụ cảnh quan thiên nhiên độc đáo mà tự nhiên đã tạo nên.

23
24
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1) Đỗ Thu Nga, Nguyễn Đình Tình (Đồng chủ biên). Bài giảng “Du lịch sinh thái”.
2) Báo điện tử Vietnam+, “Phát triển du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia U Minh
Thượng”, 07/04/2022. Truy cập ngày 11/6/2022. Từ:
https://www.vietnamplus.vn/phat-trien-du-lich-sinh-thai-o-vuon-quoc-gia-u-minh-
thuong/780166.vnp
3) Huy Hải (kiengiang.gov.vn), “Kiên Giang: Phát triển du lịch sinh thái Vườn Quốc
gia U Minh Thượng”, 27/3/2019. Truy cập ngày 11/6/2022. Từ:
https://sdl.kiengiang.gov.vn/trang/TinTuc/7/820/Kien-Giang--Phat-trien-du-lich-
sinh-thai-Vuon-Quoc-gia-U-Minh-Thuong.html
4) Phương Anh (Nguồn: Báo Kiên Giang), “Vườn quốc gia U Minh Thượng - Kiên
Giang: Điểm đến du lịch thân thiện, mến khách”, 31/03/2022. Truy cập ngày
11/6/2022. Từ: https://vietnamtourism.gov.vn/index.php/items/40267

25

You might also like