You are on page 1of 38

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG THƯƠNG TP.

HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN


ĐÀM PHÁN TRONG THƯƠNG
MẠI QUỐC TẾ
ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU VĂN HÓA ĐÀM PHÁN CỦA
ĐẤT NƯỚC HÀN QUỐC VÀ PHÂN TÍCH MỐI
QUAN HỆ CỦA NƯỚC ĐÓ VỚI VIỆT NAM TRONG
KINH DOANH?

Giảng viên hướng dẫn: Th.S Lê Thị Biên Thùy


Nhóm thực hiện: Nhóm 8
Lớp: 12DHKDQT06

TP Hồ Chí Minh, tháng 3 năm 2024


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG THƯƠNG TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN


ĐÀM PHÁN TRONG THƯƠNG
MẠI QUỐC TẾ
ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU VĂN HÓA ĐÀM PHÁN CỦA
ĐẤT NƯỚC HÀN QUỐC VÀ PHÂN TÍCH MỐI
QUAN HỆ CỦA NƯỚC ĐÓ VỚI VIỆT NAM TRONG
KINH DOANH?

Giảng viên hướng dẫn: Th. S Lê Thị Biên Thùy


Nhóm thực hiện: Nhóm 8
Lớp: 12DHKDQT06

TP Hồ Chí Minh, tháng 3 năm 2024


DANH SÁCH SINH VIÊN VÀ BẢNG ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HOÀN
THÀNH CÔNG VIỆC CỦA CÁC THÀNH VIÊN TRONG NHÓM

STT HỌ VÀ TÊN MSSV NỘI DUNG PHỤ MỨC ĐỌ


TRÁCH HOÀN
THÀNH
1 Phạm Thị Sang 2036213894 Phần 4 100%
Trang Thuyết trình
Làm slide phần 4
Phân chia công việc
2 Lê Thị Huỳnh Mai 2036213764 Phần 3 100%
Thuyết trình
Làm Slide phần 3
3 Phan Thị Thành Thọ 2036213871 Phần 1 100%
Làm Slide
Thuyết trình
Chỉnh word
4 Nguyễn Phương 2036213862 Phần 2 100%
Thảo Thuyết trình
Làm slide phần 2
5 Tạ Thị Cẩm Giang 2036213695 Phần 2 100%
Soạn tổng slide
Thuyết trình
6 Phan Thị Thu 2036213798 Phần 3 100%
Nguyệt Câu hỏi củng cố
Soạn slide phần 3
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
…………………………………………………………………………….………
…………………………………………………………………………….………
…………………………………………………………………………….………
…………………………………………………………………………….………
…………………………………………………………………………….………
…………………………………………………………………………….………
…………………………………………………………………………….………
…………………………………………………………………………….………
…………………………………………………………………………….………
…………………………………………………………………………….………
…………………………………………………………………………….………
…………………………………………………………………………….………
…………………………………………………………………………….………
…………………………………………………………………………….………
…………………………………………………………………………….………
…………………………………………………………………………….………
…………………………………………………………………………….………
…………………………………………………………………………….………
…………………………………………………………………………….………
…………………………………………………………………………….………

TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng 3 năm 2024


(Ký và ghi rõ họ tên)
DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1. 1. Cờ Hàn Quốc...............................................................................................................7


Hình 1. 2. Bản đồ Hàn Quốc (Nguồn: hanquocchotoinhe)...........................................................8

Hình 2. 1. Quy tắc vai vế khi uống rượu (Jejuair, 2017)............................................................12


Hình 2. 2. Tư thế uống rượu (Jejuair, 2017)...............................................................................12
Hình 2. 3. Nhận rượu đúng cách (Jejuair, 2017).........................................................................13
Hình 2. 4. Các khía cạnh của Hofstede (Nguồn: Hofstede Insight)............................................16
Hình 2. 5. Những điều tối kỵ trong giao tiếp của người Hàn (Tín Phát, 2021)...........................27

Hình 3. 1. Thương mại Việt Nam - Hàn Quốc giai đoạn 2013 - 2023 (TCHQ VN)...................29

Hình 4. 1. Cúi đầu khi chào hỏi (BBT Tín Phát, 2021)..............................................................33
Hình 4. 2. Cách trao danh thiếp khi đàm phán (BBT Tín Phát, 2021)........................................34
MỤC LỤC
1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN...........................................................................6
1.1. Dân số.......................................................................................................8
1.2. Vị trí địa lý................................................................................................8
1.3. Tôn giáo....................................................................................................8
1.4. Văn hóa.....................................................................................................9
1.5. Con người..................................................................................................9
2. VĂN HÓA ĐÀM PHÁN CỦA NƯỚC HÀN QUỐC...................................10
2.1 Văn hóa và con người ở Hàn Quốc.........................................................10
2.1.1. Cách chào hỏi khi gặp người Hàn Quốc..........................................10
2.1.2. Cách sử dụng từ ngữ........................................................................11
2.1.3. Phong cách uống rượu......................................................................12
2.1.4. Văn hóa Hàn Quốc tiêu biểu qua cách uống trà...............................14
2.1.5. Các khía cạnh Hofstede....................................................................15
2.2 Tìm hiểu tôn giáo, hệ thống đảng phái chính trị, pháp luật và môi trường
kinh tế................................................................................................................18
2.3 Những đặc trưng đàm phán với Hàn Quốc.............................................21
2.4 Những lưu ý và những điều cần tránh khi đàm phán với Hàn Quốc......27
3. MỐI QUAN HỆ CỦA HÀN QUỐC VÀ VIỆT NAM TRONG KINH
DOANH................................................................................................................28
3.1 Quan hệ thương mại giữa 2 nước............................................................29
3.2. Tỉ lệ xuất nhập khẩu................................................................................30
3.3. Những mặt hàng xuất khẩu:....................................................................30
3.4. Những mặt hàng nhập khẩu:...................................................................32
4. GỢI Ý CHO DOANH NGHIỆP VN KHI LÀM ĂN VỚI ĐỐI TÁC NƯỚC
HÀN QUỐC.........................................................................................................33
4.1. Về không gian và thời gian:....................................................................33
4.2. Hiểu về phong cách làm việc của họ:.....................................................33
4.3. Về giao tiếp.............................................................................................34
4.4. Hiểu về cách truyền đạt thông tin của họ................................................35
4.5. Một số lưu ý khác....................................................................................35
KẾT LUẬN..........................................................................................................37
1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN

Triều Tiên (Choson) là cái tên đã có từ hơn 5.000 năm trước, có nghĩa là “Vùng
đất của Bình Minh tươi sáng”. Bán đảo Triều Tiên hiện đang bị chia cắt thành hai
miền: Cộng Hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (Bắc Triều Tiên) ở miền Bắc và
Cộng Hòa Triều Tiên (Hàn Quốc) ở miền nam. Hàn Quốc có tên gọi đầy đủ là
Đại Hàn Dân Quốc hay còn được gọi là Nam Triều Tiên, Nam Hàn,… Đây là
quốc gia theo thể chế Cộng Hòa bao gồm 16 đơn vị hành chính. Thủ đô của quốc
gia này là Seoul. Đây là một trung tâm kinh tế sầm uất của Châu Á và cũng là
thành phố toàn cầu có vai trò quan trọng trên thế giới. Hàn Quốc có nền kinh tế
phát triển theo phân loại của Ngân hàng Thế giới và IMF. Hàn Quốc là thành
viên của Liên hiệp quốc, WTO, OECD và nhóm các nền kinh tế lớn G-20, cũng
là thành viên sáng lập của APEC và Hội nghị cấp cap Đông Á và là đồng minh
không thuộc NATO của Hoa Kỳ (Hồng Vân, 2009).

Hình 1. 1. Cờ Hàn Quốc.


Diện tích: 100.364km²

Dân số: 51.756.118 người (2024)

GDP: 1,824 nghìn tỷ USD (2021)

GDP theo PPP: 2,502 nghìn tỷ USD (2021) (Thứ 14 TG)

GDP bình quân đầu người: 35,196 USD

Xuất khẩu: 512,498 tỷ USD (2020)


Nhập khẩu: 467,633 tỷ USD (2020)

Dự trữ ngoại tệ và vàng: 458,700 tỷ USD (2020)

Nợ nước ngoài: 542,4 tỷ USD (2020) Nguồn: Wikipedia, 2024

1.1. Dân số
Dân số hiện tại ở Hàn Quốc đạt đến 51.756.118 người với lãnh thổ trải rộng
100,032 km vuông vào ngày 28/02/2024 theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc.
Dân số Hàn Quốc hiện chiếm 0,64% dân số thế giới. Hiện đang đứng thứ 28 trên
thế giới trong bảng xếp hạng dân số các nước và vùng lãnh thổ. Với mật độ dân
số là 532 người/ km2. Tổng diện tích đất của Hàn Quốc là 100.365 km2 chiếm 45%
diện tích bán đảo Triều Tiên. Độ tuổi trung bình ở Hàn Quốc là 45,1 tuổi (Danso,
2024).

1.2. Vị trí địa lý


Với vị trí địa lý nằm ở phía nam của bán đảo Triều Tiên thuộc Châu Á nên Hàn
Quốc là quốc gia thường được gọi là Nam Triều Tiên. Bên cạnh đó, Hàn Quốc
giáp với biển Nhật Bản ở phía đông Hàn Quốc, phía bắc giáp với Bắc Triều Tiên,
còn phía tây là Hoàng Hải. Địa hình Hàn Quốc chủ yếu là đồi núi với 70% lãnh
thổ được bao phủ bởi đồi núi. Bên cạnh đó, xứ sở kim chi còn sở hữu cho mình
bãi bồi ven biển lớn thứ 2 thế giới là Seomangeum. Đây là một trong những lí do
khiến quốc gia này có nhiều danh lam thắng cảnh, thiên nhiên tuyệt đẹp và hùng
vĩ (Wiki voyage, 2024).

Hình 1. 2. Bản đồ Hàn Quốc (Nguồn: hanquocchotoinhe).


1.3. Tôn giáo
Trước đây, người Hàn Quốc chủ yếu ảnh hưởng bởi đạo Shaman, đạo Phật, đạo
Tin Lành, Thiên Chúa giáo và trong lịch sử hiện đại, lòng tin ở đạo Thiên Chúa
đã xâm nhập vào sâu trong con người nước Hàn Quốc. Khi có sự du nhập của
đạo Khổng và đạo Phật ở Hàn Quốc, Shaman giáo dần mất đi chỗ đứng trong sự
nghiệp chính trị xã hội. Tuy đạo Khổng và đạo Phật trở thành công cụ cai trị
nhân dân nhưng đạo Shaman vẫn còn tác động lâu dài. Tự do tôn giáo ở quốc gia
được hiến pháp Hàn Quốc đảm bảo. Theo số liệu thống kê của một cuộc khảo sát
xã hội cho thấy hơn 7% người Hàn Quốc theo một tôn giáo cụ thể. Số người theo
đạo Phật chiếm 46% tổng số người theo đạo ở Hàn Quốc với 10,7 triệu Phật tử,
tiếp theo là đạo Tin Lành chiếm 39% với 8,6 triệu tín đồ và số người theo đạo
Thiên Chúa là 13% tổng số người theo đạo (Muiqa, 2016).

1.4. Văn hóa


Văn hóa Đại Hàn Dân Quốc là một nền văn hóa đương đại được hình thành và
phát triển từ nền văn hóa truyền thống lâu đời của bán đảo Triều Tiên. Nền văn
hóa Cổ Triều Tiên chịu ảnh hưởng sâu sắc giữa sự giao thoa của Trung Quốc,
Nga và Nhật Bản – ba nền văn hóa lớn, tiêu biểu nhất của khu vực Đông Bắc Á
thời bấy giờ.

Văn hoá Hàn Quốc hiện đại đã và đang rất thân thiện, gần gũi với giới trẻ với sự
trợ giúp đắc lực từ phía Chính Phủ cũng như lượng lớn fan hâm mộ của các
nhóm nhạc K-pop, đã và đang phổ biến rộng rãi trên phạm vi toàn cầu, đặc biệt là
khu vực Châu Á. Văn hóa Hàn Quốc là bộ phận quan trọng hàng đầu, mang tính
biểu tượng và không thể thay thế trong cấu tạo chuyên ngành học thuật như Hàn
Quốc học và Đông Á học.

1.5. Con người


Tính lạc quan: Người Hàn Quốc có tính cách sống hưởng thụ, xã hội Hàn ngay
nay khá hiện đại với đời sống thoải mái, phóng khoáng,… Hiện nay, thanh niên
Hàn đại đa số đều có đi phẫu thuật thẩm mỹ, họ cho rằng đẹp hơn sẽ thành công
hơn nên đất nước này còn được gọi là “đất nước dao kéo”.

Tính siêng năng, trung thực: Người Hàn Quốc họ có thói quen đến công ty sớm
nhất và cũng về sớm nhất. Họ ưu tiên mọi thứ cho công việc. Vì thế họ ghét sự
lười biếng và đi muộn về sớm, họ luôn yêu cầu sự đúng giờ và trao đổi thông tin
rõ ràng.

Tính nóng nảy, vội vàng: Vì người Hàn Quốc luôn ưu tiên mọi thứ cho việc nên
hiện tượng thường gặp trong cuộc sống của người Hàn là sự xô bồ, chen chút.
Tạo ra tính cách nóng nảy, vội vã ở người Hàn Quốc.

Văn hóa gia đình: Đối với người Hàn gia đình có ý nghĩa khá đặc biệt và là giá
trị không thể thay thế trong tâm thức của họ. Các hộ gia đình ở Hàn Quốc họ
sống chủ yếu theo hộ gia đình đa thế hệ. Trong gia đình, một người đàn ông có
vai trò lớn nhất, dẫn dắt mọi người đều phải tôn trọng ý kiến.

Thích tụ tập: Người Hàn khá thích tổ chức các cuộc họp gặp gỡ ăn uống ở nhà.
Khi người Hàn đến nhà hàng, rất hiếm khi mọi người cùng góp tiền thanh toán.
Thường thì người lớn nhất sẽ trả tiền cho tất cả. Văn hóa đãi tiệc và ẩm thực của
Hàn Quốc rất độc đáo, đặc biệt là văn hóa ăn uống cùng đồng nghiệp và bạn bè
khá phát triển.

Giáo dục: Đa phần các bậc phụ huynh luôn sẵn sàng hi sinh mọi thứ để tạo điều
kiện tốt nhất cho con cái. Hàn Quốc có tỷ lệ biết đọc, viết cao cũng như tỷ lệ
phần trăm những người học đại học cao. Từ xa xưa, người Hàn luôn đề cao
người có học vấn.

Thiên kiến và thành kiến cao: Với người Hàn Quốc, ấn tượng ban đầu là vô cùng
quan trọng. Nhiều khi họ quyết định một việc chỉ bằng một cuộc gặp và chỉ cần
một ấn tượng tốt ban đầu. Cũng khá dễ thấy khi người Hàn Quốc khá chú trọng
hình thức bên ngoài. (Du học Hàn, 2016)

2. VĂN HÓA ĐÀM PHÁN CỦA NƯỚC HÀN QUỐC

2.1 Văn hóa và con người ở Hàn Quốc


2.1.1. Cách chào hỏi khi gặp người Hàn Quốc
Trong văn hóa Hàn Quốc, cách bắt tay không phổ biến như trong một số văn hóa
phương Tây và Việt Nam. Thay vào đó, người Hàn Quốc thường thực hiện các
hành động chào hỏi khác như:
Cúi đầu: Đây là hành động phổ biến và được người Hàn quan tâm nhất.
Khi bạn cúi đầu chúng ta cần phải cúi thấp người từ phần eo và thắt lưng còn lại
thì phải đứng thẳng với phần đầu gối khép lại với nhau.

Chạm vai hoặc vỗ lưng nhẹ nhàng: Đây là cách giao tiếp thân thiện và gần
gũi hơn. Người Hàn Quốc có thể chạm vai hoặc vỗ lưng nhẹ nhàng của người
khác khi chào hỏi hoặc bày tỏ sự kính trọng.

Giơ tay và gật đầu: Trong một số tình huống, người Hàn Quốc có thể giơ
tay và gật đầu để chào hỏi hoặc đáp lại sự chào hỏi từ người khác.

2.1.2. Cách sử dụng từ ngữ


Tôn trọng và lịch sự: Trong giao tiếp hàng ngày, người Hàn Quốc thường
thể hiện sự lịch sự và tôn trọng đối với người khác. Họ thường sử dụng các từ
ngữ và cử chỉ lễ phép như "xin chào", "cảm ơn", và "xin lỗi" để bày tỏ sự tôn
trọng và sự quan tâm đến người đối diện.

Tích cực và sôi nổi trong trò chuyện với người quen: Khi trò chuyện với
bạn bè hoặc người quen, người Hàn Quốc thường rất hòa nhã, nhiệt tình và sôi
nổi. Họ thích chia sẻ cảm xúc, kể chuyện và tham gia vào các cuộc trò chuyện
vui vẻ.

Gia đình có vai trò quan trọng trong văn hóa Hàn Quốc, vì vậy người Hàn
Quốc thường thích nói chuyện về gia đình và cuộc sống cá nhân của họ. Họ có
thể chia sẻ về cuộc sống hàng ngày, kế hoạch và các sự kiện gia đình.

Chú ý đến ngôn từ phi ngôn ngữ: Người Hàn Quốc thường sử dụng ngôn
từ phi ngôn ngữ, tức là họ thường diễn đạt ý kiến hoặc cảm xúc một cách gián
tiếp hơn, thay vì nói trực tiếp. Điều này có thể là để tránh sự xung đột và duy trì
mối quan hệ tốt đẹp với người khác.

Chú ý đến ngôn từ cơ thể: Người Hàn Quốc thường sử dụng cử chỉ và
ngôn từ cơ thể để bổ sung cho trò chuyện. Họ có thể sử dụng biểu hiện khuôn
mặt, ngôn ngữ cơ thể và âm thanh để diễn đạt ý kiến và cảm xúc của họ.

Thận trọng trong việc sử dụng ngôn từ: Do sự tôn trọng và lịch sự, người
Hàn Quốc thường thận trọng trong việc sử dụng ngôn từ. Họ cố gắng tránh sử
dụng ngôn từ mạnh mẽ hoặc gây tranh cãi và thường tìm cách diễn đạt ý kiến
một cách nhẹ nhàng và trung lập.

2.1.3. Phong cách uống rượu


Nếu bạn là một “mọt phim” Hàn chính hiệu, chắc hẳn sẽ thấy vô cùng quen thuộc
với những cảnh quay người Hàn Quốc tụ tập uống rượu soju cùng nhau. Dù trai
hay gái, họ đều sẽ sử dụng rượu cho các buổi tụ họp, gặp gỡ…. Khi có dịp trải
nghiệm quốc gia Hàn Quốc, bạn nên chú ý 1 số văn hoá uống rượu như sau:

Quy tắc vai vế:

Người Hàn rất coi trọng vai vế, trong đó có tuổi tác, cấp bậc.. điều này thể hiện
rõ qua cách xưng hô. Người vế cao hơn sẽ ngồi ở vị trí trung tâm, thường là
hướng cửa vào. Đồng thời, người có cấp bậc thấp hơn sẽ rót rượu cho người bề
trên, không để cốc của họ bị trống trong bữa tiệc. Hãy nhớ kỹ điều này.

Hình 2. 1. Quy tắc vai vế khi uống rượu (Jejuair, 2017)


Cách rót rượu:

Khi rót rượu cho người cấp trên, phải dùng cả 2 tay, tay phải cầm chai, tay trái đỡ
rượu. Hãy nhớ đừng để ống tay chạm vào thức ăn. Không chỉ như vậy, khi rót
rượu, không nên rót quá nhiều hoặc quá ít, tránh để người nhận mất hứng. Tốt
nhất, bạn chỉ nên rót khoảng 70 – 80% mức ly rượu là hợp lý nhất.

Tư thế uống rượu:


Hãy xoay người về hướng khác để uống. Đây được xem là hành động thể hiện sự
tôn trọng với người lớn tuổi hơn mình. Bạn nên nhớ rằng, nếu không làm như
vậy, các bậc tiền bối/ người lớn sẽ đánh giá thấp bạn.

Hình 2. 2. Tư thế uống rượu (Jejuair, 2017)


Nhận rượu đúng cách:

Khi được mời uống rượu, hãy nên nhớ đỡ chén bằng 2 tay. Và khi cụng ly với
người lớn tuổi hơn mình, bạn cũng nên đặt ly thấp hơn so với họ. Bạn cũng nên
nhớ rằng, khi được mời uống rượu, nếu bạn không thể uống, thì cũng đừng nên
từ chối thẳng, mà hãy nâng ly như bình thường và nhấp môi nhẹ. Như vậy, người
mời rượu cũng có thể ngầm hiểu ý và không thể trách được.

Hình 2. 3. Nhận rượu đúng cách (Jejuair, 2017)


Không nên bỏ đá vào rượu:

Rượu Soju được xem là một loại rượu quốc dân của người Hàn Quốc. Loại rượu
này thường không quá gắt, nồng độ cồn vừa phải. Vì thế, mà dù nam hay nữ cũng
đều thích chọn loại rượu ày để thưởng thức. Và có thể bạn chưa biết, người Hàn
Quốc thường thích uống rượu được ướp lạnh, để cảm nhận được hương vị hấp
dẫn

Tuy nhiên, thích uống lạnh không có nghĩa là cho đá vào bên trong rượu. Bởi với
họ, việc cho thêm đá vào rượu sẽ làm nhạt đi hương vị vốn có. Đây cũng là lý do
mà người Hàn Quốc không bao giờ cho đá vào bên trong rượu khi sử dụng.

Đừng tự rót rượu cho mình:

Trong các buổi uống rượu, người Hàn Quốc thường sẽ rót cho nhau chứ không tự
rót cho mình bao giờ. Thông thường, người rót rượu là người trẻ tuổi nhất hoặc
có thứ bậc thấp. Khi bắt gặp những chiếc cốc rỗng trên bàn, bạn có thể rót thêm
rượu nếu mình ở vai vế thấp hơn. Đây cũng là một trong những hành động thể
hiện sự tôn trọng đối với vế trên trong bàn ăn.

Không nên uống trước những bậc tiền bối

Trên bàn ăn của người Hàn Quốc, thứ bậc luôn là yếu tố cực kỳ quan trọng. Vì
thế, khi dùng rượu, bạn cũng nên chờ các bậc tiền bối/ người lớn tuổi uống trước
rồi mới tới lượt mình. Nếu như bạn đi hội họp cùng bạn bè thì có thể cụng ly và
uống cùng nhau. Đây là hai tình huống quan trọng, giúp bạn có được sự đánh giá
tốt hơn tại Hàn Quốc khi dùng bữa có rượu.

2.1.4. Văn hóa Hàn Quốc tiêu biểu qua cách uống trà
Uống trà ở Hàn Quốc được xem như 1 bộ môn nghệ thuật. Tuỳ thuộc vào từng
mùa trong năm mà nghệ nhân trà dùng các chất liệu trà cụ khác nhau. Trà cụ mùa
hè gồm những bát kiểu katade có miệng rộng để nước trà nóng mau nguội. Vào
mùa thu và mùa đông kiểu bát irabo giữ được nhiệt của nước trà được sử dụng vì
người thưởng trà cần uống một tách trà nóng. Tiêu chí đánh giá trà cụ của người
Hàn Quốc chủ yếu dựa vào mẫu mã, đường nét, màu sắc và cảm xúc của người
nghệ nhân. Nguyên tắc thưởng trà truyền thống của người Hàn Quốc như sau:
Khách phải chờ chủ nhà nâng chén trước rồi mới nâng chén của mình sau
tượng trưng cho môt lời cảm tạ sự tiếp đón của chủ nhà.

Khi dùng trà, cầm chén quay lòng bàn tay vào trong, dâng chén lên sát
mũi để thưởng hương trà. Sau đó tay che miệng chậm rãi hớp một ngụm nhỏ,
nuốt khẽ cho hương trà thoát ra đằng mũi, đồng thời đọng lại một phần trong cổ
họng, nuốt nước bọt tiếp lần một, lần hai, lần ba để cảm nhận.

2.1.5. Các khía cạnh Hofstede


2.1.5.1. Chỉ số khoảng cách quyền lực
Với mức điểm trung bình là 60, Hàn Quốc về cơ bản là đất nước có khoảng cách
quyền lực tương đối cao. Điều này có nghĩa là mọi người chấp nhận một trật tự
phân cấp trong đó mọi người đều có một vị trí và không cần biện minh thêm. Hệ
thống cấp bậc trong một tổ chức được coi là phản ánh sự bất bình đẳng cố hữu,
tập trung hóa là phổ biến, cấp dưới mong đợi được chỉ bảo những gì phải làm và
ông chủ lý tưởng là một người chuyên quyền nhân từ.

Nếu bạn nào thích phim Hàn và hay xem phim Hàn, chắc hẳn sẽ ít nhất 1 lần
được chứng kiến cách làm việc của người Hàn Quốc tại môi trường văn phòng.
Điều dễ dàng nhận ra đối với văn hóa làm việc của người Hàn Quốc, nhân viên
rất ít khi có tiếng nói, họ là những người sẵn sàng chấp nhận mệnh lệnh từ cấp
trên với sự phân chia đẳng cấp rõ ràng. Nhân viên bình thường chủ yếu sẽ không
có quyền phản đối nhiều, họ sẽ làm theo các chỉ thị do quản lý cấp gần nhất đưa
xuống. Các nhân viên thường ở lại văn phòng cho đến khi sếp rời đi và họ luôn
lập kế hoạch chi tiết cho từng công việc bởi các sếp Hàn thường rất thích điều
này. Bên cạnh đó họ không ngại tăng ca hay khó chịu khi bị sếp hối thúc công
việc. Và các nhân viên phải luôn hòa nhã với đồng nghiệp và giữ mối quan hệ
đúng mực với sếp.
Chính vì chỉ số khoảng cách quyền lực tương đối cao nên việc nước ta khi đàm
phán với người Hàn hãy chủ ý đến tôn trọng và thể hiện sự kính trọng đối với
những người có vị thế cao rong đội đàm phán từ phía Hàn Quốc.
2.1.5.2. Chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tập thể

Quan niệm của Hofstede về Chủ nghĩa cá nhân như một chiều kích văn hóa
doanh nghiệp. Kết quả của Hostede cho thấy chỉ số Chủ nghĩa cá nhân của Hàn
Quốc và Việt Nam đều thuộc loại thấp, nghĩa là cả hai nền văn hóa đều có tính
tập thể cao. Với số điểm 18 Hàn Quốc là nước có mức độ tập trung vào xã hội
tập thể cao, họ luôn hành động vì lợi ích nhóm và hạn chế việc theo đuổi lợi ích
cá nhân. Mục tiêu là tạo ra một xã hội hài hòa mà cuối cùng sẽ có lợi cho tất cả
mọi người. Chúng ta rất ít khi nghe thấy từ “tôi” hay “của tôi” mà thay vào đó là
“chúng ta” “của chúng tôi”. Mục đích của công ty và các lợi ích nhóm của nhóm
được ưu tiên hàng đầu cho bất kỳ công việc nào họ làm, tự do cá nhân bị kìm nén
để đạt được lợi ích nhóm, bất kỳ ý kiến cá nhân nào đều bị coi là ích kỷ và không
thể chấp nhận được.

2.1.5.3. Nam tính so với nữ tính

Kết quả Hofstede cho thấy với 39 điểm thuộc loại thấp nghĩa là nền văn hóa ở
Hàn Quốc đậm nữ tính, nghĩa là coi trọng tình cảm, quan trọng chất lượng cuộc
sống hơn thành công vật chất, không có sự trọng nam khinh nữ và xã hội đặt
nhiều giá trị vào sự hợp tác, mối quan hệ xã hội, và sự chăm sóc.

Và trong kinh doanh đàm phán với Hàn Quốc, các yếu tố về chỉ số nữ tính cũng
ảnh hưởng phong cách đàm phán. Vì là Hàn Quôc là nước mang đậm nét nữ tính,
do vậy người tham gia đàm phán có thể đánh giá cao việc xây dựng mối quan hệ
và hiểu biết đối tác. Các đàm phán có thể chú trọng đến sự hài hòa, sự đồng
thuận và giải quyết xung đột một cách thoải mái.
Hình 2. 4. Các khía cạnh của Hofstede (Nguồn: Hofstede Insight).
2.1.5.4. Tránh sự không chắc chắn
Tránh sự không chắc chắn hay con gọi là “mức độ chấp nhận của xã hội với sự
mơ hồ", khi mà con người chấp nhận hoặc ngăn cản một thứ gì đó không kỳ
vọng, không rõ ràng và khác so với hiện trạng thông thường. Chỉ số càng cao cho
thấy mức độ gắn kết của thành viên trong cộng động đó với các quy chuẩn hành
vi, luật lệ, văn bản hướng dẫn và thường tin tưởng sự thật tuyệt đối hay một sự
"đúng đắn" chung trong mọi khía cạnh mà tất cả mọi người đều nhận thức được
và ngược lại cho thấy sự cởi mở và chấp nhân những ý kiến trái chiều và gây
tranh cãi.

Điểm phòng chống rủi ro được chấm cao nhất tại các quốc gia Mỹ Latinh, Nam
và Đông Âu (bao gồm cả cộng đồng nói tiếng Đức) và Nhật Bản. Chỉ số này thấp
dần cho các dân tộc da trắng, người Bắc Âu và Trung Quốc. Chỉ số tránh sự
không chắc chắn của Hàn Quốc khá cao (80), cho thấy Người Hàn làm việc đều
suy tính trước sau, đảm bảo không có rủi ro nào xuất hiện. Bởi một phần lịch sử
hình thành đất nước Hàn Quốc, điều kiện tự nhiên, nhận thức của người Hàn, dần
dần hình thành nên tính cách đặc trưng này (Giang, 2020).
2.1.5.5. Định hướng ngắn hạn - dài hạn

Hầu như các nước Đông Á có điểm định hướng dài hạn khá lớn, ví dụ như Trung
Quốc là 118, Hong Kong là 96 và Nhật Bản là 88 điểm. Và Hàn Quốc cũng là
quốc gia châu Á nên cũng có khá nhiều điểm tương đồng. Chỉ số định hướng dài
hạn của Hàn Quốc (100) ở mức cao. Một phần tính cách người Hàn đòi hỏi sự kỉ
luật, tính chắc chắn trong công việc, giao tiếp, xã hội. Bên cạnh đó, trình độ dân
trí nằm ở mức cao, chất lượng cuộc sống tốt hơn so với mặt bằng chung các nước
châu Á.
2.2 Tìm hiểu tôn giáo, hệ thống đảng phái chính trị, pháp luật và môi
trường kinh tế
2.2.1. Về Tôn giáo

Trong số những người được phỏng vấn, tin rằng niềm tin tôn giáo giúp ích trong
việc đạt được các mục tiêu như sức khỏe, thi cử và công ăn việc làm 51%. Nói
chung, phản ứng tích cực hiệu quả đối với tôn giáo là cao, không có sự khác biệt
đáng kể so với một năm 2021.

Trong quá trình đàm phán với Hàn Quốc, tôn giáo thường không trực tiếp đóng
vai trò quyết định. Tuy nhiên, chúng có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa hai
quốc gia theo một số cách:

Nền văn hóa và đạo đức: Các giáo lý và giáo dục từ Phật giáo và Thiên
chúa giáo có thể tạo ra những giá trị chung về đạo đức và tình cảm nhân quả, có
thể ảnh hưởng tích cực đến quá trình đàm phán và hợp tác giữa hai quốc gia.
Người Hàn Quốc có thể đặt nặng lòng tin và sự chân thành trong quan hệ đàm
phán, thường có xu hướng tránh xung đột mạnh mẽ và tìm kiếm sự hài hòa.

Cách tiếp cận mục tiêu: Tôn giáo có thể ảnh hưởng đến cách người Hàn
Quốc thiết lập và đạt được mục tiêu trong đàm phán. Một số người có thể sử
dụng cách tiếp cận kiên nhẫn, chậm rãi, và tập trung vào quan hệ dài hạn hơn
là mục tiêu ngắn hạn.

Thái độ và cảm xúc: Tôn giáo có thể định hình thái độ và cảm xúc của
người Hàn Quốc trong đàm phán. Sự kiên nhẫn, nhân từ, và sự kiên trì có thể
được coi là những phẩm chất quan trọng và phản ánh trong quá trình đàm
phán.

Tuy nhiên, đáng lưu ý là không phải tất cả người Hàn Quốc đều có cùng một
tôn giáo và mức độ ảnh hưởng của tôn giáo có thể khác nhau giữa các cá nhân.
Đồng thời, yếu tố văn hóa, giáo dục và kinh nghiệm cũng đóng vai trò quan
trọng trong việc hình thành tính cách và quan điểm của mỗi người trong đàm
phán.

2.2.2. Luật pháp và các quy định

Hiểu rõ về các luật pháp và quy định kinh doanh của Hàn Quốc, bao gồm các
điều khoản về hợp đồng, bản quyền, và bảo vệ người lao động, giúp đảm bảo tính
hợp pháp và an toàn cho các hoạt động kinh doanh. Hàn Quốc có hệ thống pháp
luật phân chia giữa Luật Dân sự, Luật Hình sự, và Luật Hành chính. Đối tác kinh
doanh cần hiểu rõ những luật lệ này và cách chúng ảnh hưởng đến quyền lợi và
trách nhiệm của họ trong hợp đồng. Hợp đồng kinh doanh tại Hàn Quốc cần tuân
theo các quy định của Luật Dân sự. Các điều khoản quan trọng như điều kiện, giá
trị pháp lý, và các cam kết khác nên được xác định rõ ràng để tránh hiểu lầm và
tranh chấp sau này.

Việc hiểu rõ luật pháp và các quy định ở Hàn giúp doanh nghiệp nước ta đảm
bảo các yếu tố sau:

Tuân thủ pháp luật: Việc hiểu rõ luật pháp giúp đảm bảo rằng mọi giao
kèo và thoả thuận được thực hiện hợp pháp và tuân thủ các quy định của cả hai
bên. Tuân thủ pháp luật không chỉ là trách nhiệm pháp lý mà còn tăng cường uy
tín của bạn trong mắt đối tác.

Tránh rủi ro pháp lý: Nắm được các luật pháp ở Hàn sẽ giúp bạn soạn thảo
hợp đồng rõ ràng giúp giảm khả năng mắc phải các vấn đề pháp lý không mong
muốn.
Đàm phán hiệu quả hơn: Luật pháp giúp bạn chuẩn bị tốt hơn quá trình đàm
phán và đặt ra những điều kiện có thể được thực hiện và chấp nhận. Ngoài ra việc
có kiến thức về luật pháp giúp bạn đưa ra các đề xuất và yêu cầu pháp lý một
cách chặt chẽ hơn, làm tăng khả năng thành công trong đàm phán.

2.2.3. Chính trị

Chính trị của Hàn Quốc diễn ra trong khuôn khổ là một nước Cộng hòa dân chủ.
Theo đó, Tổng thống là người đứng đầu nhà nước và một hệ thống đa Đảng. Hàn
Quốc có hệ thống đa Đảng được thể chế hóa yếu, được đặc trưng bởi những thay
đổi thường xuyên trong việc sắp xếp các Đảng. Các Đảng chính trị có cơ hội
giành quyền lực đơn độc. Đảm bảo rằng giá trị cốt lõi và mục tiêu kinh doanh
của doanh nghiệp tương thích với giá trị và mục tiêu chính trị của đối tác.

Thể chế chính trị gắn bó mật thiết với bộ máy tổ chức của hệ thống chính trị. Bộ
máy nhà nước xây dựng, hoàn thiện và vận hành sự phát triển của đất nước trong
khi thể chế chính trị mang ý nghĩa quy định, thúc đẩy và hoàn thiện của bộ máy
vận hành. Bên cạnh các lĩnh vực đời sống xã hội thì nòng cốt để phát triển một
quốc gia là kinh tế và chính trị.

Hàn Quốc hiện tại đang đi theo chế độ đa đảng. Đảng là một tổ chức chính trị và
đại diện cho lợi ích của một giai cấp. Đảng ra đời nhằm tranh giành, giữ và thực
thi quyền lực nhà nước. Các đảng muốn thắng cử để giành lấy quyền hành dẫn
dắt đất nước cần có sự ủng hộ từ phía nhân dân. Do đó các đảng phái thường mở
rộng hoạt động đến tận các địa phương, các đảng phái có tiềm lực về kinh tế sẽ
lôi kéo được nhiều cử tri ủng hộ. Tuy nhiên điểm chung của các hệ thống chính
trị đa đảng của các nước chủ nghĩa tư bản là chỉ có đảng của giai cấp tư sản mới
là đảng cuối cùng nắm quyền lực nhà nước. Đây được gọi là nguyên tắc nhất
nguyên chính trị chỉ có một quyền lực duy nhất thuộc về giai cấp tư sản.

Nhìn chung, thể chế nhà nước của Hàn Quốc khá chặt chẽ và có hiệu quả. Các cơ
quan chính phủ cùng các cơ quan hành pháp, các cơ quan địa phương đều có sự
liên kết và kiểm soát lẫn nhau tạo thành một hệ thống bộ máy vận hành đất nước
mang tính liên kết và hỗ trợ qua lại lẫn nhau. Bên cạnh các yếu tố như kinh tế,
giáo dục, quân sự,… thì sự dẫn dắt của một bộ máy nhà nước hoàn chỉnh và
minh bạch là yếu tố thiết yếu để đưa đất nước phát triển một cách nhanh chóng
và rực rỡ.

Với hệ thống chính trị của Hàn khi doanh nghiệp nước ta đàm phán nên thể hiện
sự minh bạch và trung thực về quyết định và định hình chiến lược của mình. Sự
minh bạch này có thể tạo ra niềm tin và tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác.
Ngoài ra Hàn Quốc thường đánh giá cao tinh thần hợp tác và đối thoại xây dựng
giữa các bên. Đề xuất giải pháp có lợi ích chung và có thể tạo ra cơ hội phát triển
đối tác.

2.2.4. Môi trường kinh tế

Kinh tế Hàn Quốc là một nền kinh tế hỗn hợp phát triển cao, được đặc trưng bởi
các tập đoàn sở hữu bởi các gia đình giàu có được gọi là các Chaebol. Hàn Quốc
có nền kinh tế lớn thứ 4 ở châu Á và thứ 10 thế giới theo GDP danh nghĩa. Đây
là một quốc gia nổi tiếng. được nhiều người biết đến bởi tốc độ phát triển kinh tế
thần kỳ từ một trong những nước nghèo nhất thế giới trở thành nước phát triển có
thu nhập cao chỉ qua vài thế hệ. Sự phát 6 triển vượt bậc này được ví như là Kỳ
tích sông Hàn, khi nó đã đưa Hàn Quốc sánh ngang với các quốc gia trong
OECD và G20. Cho đến nay Hàn Quốc vẫn là một trong những quốc gia phát
triển có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới kể từ sau cuộc Đại suy thoái. Một
số tập đoàn kinh tế lớn tại Hàn Quốc: tập đoàn Samsung, tập đoàn Hyundai
Motor, tập đoàn Posco, tập đoàn Kia Motor, tập đoàn LG,...

Chính vì nền kinh tế lớn và sự phát triển mạnh mẽ trên thế giới nên việc hiểu rõ
về quy mô và sức ảnh hưởng của nền kinh tế này là quan trọng, đặc biệt là những
thương hiệu và thị trường Hàn Quốc đang nhắm tới.

2.3 Những đặc trưng đàm phán với Hàn Quốc


2.3.1. Quan điểm và phong cách đàm phán

Người Hàn Quốc đôi khi có những thay đổi bất chợt trong suy nghĩ. Về mặt lý
thuyết, người mua luôn đứng ở vị trí thuận lợi trên bàn đàm phán nhưng với họ
điều đó không phải luôn đúng. Cả hai bên đều phải quan tâm đến lợi ích của
nhau, hợp tác trên nguyên tắc “đôi bên cùng có lợi” nhưng vẫn bị chi phối bởi
mối quan hệ cá nhân. Họ chú trọng cả vào lợi ích trước mắt cũng như lợi ích lâu
dài. Mặc dù phong cách đàm phán ban đầu rất mang tính cạnh tranh, nhưng họ
vẫn coi trọng mối quan hệ lâu dài và hy vọng một kết quả có lợi cho cả đôi bên.
Một mặt người Hàn Quốc rất coi trọng mối quan hệ cá nhân, luôn duy trì việc
gây dựng quan hệ với đối tác nhưng mặt khác họ cũng rất cảm tính, hay công
kích đối tác hoặc trở nên gay gắt trong quá trình đàm phán. Tuy nhiên, phong
cách hay công kích không có nghĩa là họ có mục đích xấu. Kỹ năng, nghệ thuật
đàm phán tốt nhất cần vận dụng vẫn là giữ bình tĩnh, thân thiện, hòa nhã và kiên
trì. Đừng bao giờ để các vấn đề bàn bạc trong quá trình đàm phán trở thành
những mâu thuẫn gay gắt giữa hai bên.
2.3.2. Chia sẻ thông tin

Người Hàn Quốc giành khá nhiều thời gian vào việc thu thập thông tin và bàn
bạc chi tiết trước khi bước vào giai đoạn thương lượng giá cả. Trong giai đoạn
này họ sẽ cố tìm ra điểm yếu của đối tác. Người Hàn Quốc không thoải mái trong
việc chia sẻ thông tin vì họ cho rằng bí mật thông tin là một lợi thế trong đàm
phán. Lưu ý thông tin họ cung cấp có thể không hoàn toàn chính xác. Tuy nhiên,
nếu bạn đã tạo được lòng tin với họ thì có thể họ sẽ chia sẻ những thông tin đáng
tin cậy.
Đôi khi mục đích của họ chỉ là muốn thăm dò thị trường. Họ chỉ muốn biết rõ về
sản phẩm hoặc dịch vụ để nắm được thông tin hơn là mua hàng. Vì thế hãy cảnh
giác với kiểu làm ăn này và cố gắng bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong suốt quá
trình đàm phán cho dù bên đối tác có biểu hiện là muốn mua hàng.
2.3.3. Tốc độ đàm phán

Tốc độ đàm phán thường chậm và kéo dài vì phải trải qua rất nhiều giai đoạn như
xây dựng mối quan hệ, thu thập thông tin, thương lượng và ra quyết định.
Đối tác Hàn Quốc cũng thường sử dụng mọi biện pháp để thuyết phục người bán
giảm giá cho đơn hàng. Để đạt được mục tiêu cuối cùng, người bán có thể phải đi
lại khá nhiều lần để đàm phán. Trong suốt quá trình đàm phán hãy kiên nhẫn,
kìm nén cảm xúc và biết chấp nhận những trì hoãn phát sinh.
Người Hàn Quốc thường thích phong cách làm nhiều việc cùng một lúc. Họ có
thói quen theo đuổi nhiều mục tiêu và nhiều hạng mục trong cùng một thời điểm.
Trong quá trình đàm phán, họ thường bàn bạc các vấn đề không theo trật tự đã
định trước. Họ thường mặc cả và thương lượng giá cả nhiều mặt hàng cùng một
lúc trong quá trình đàm phán. Họ không có thói quen quay lại thảo luận những
vấn đề mà trước đó hai bên đã thống nhất.
Ngoài ra, họ cũng hay đột nhiên gọi điện thoại hoặc đi dự những buổi họp bất
thường khi cuộc đàm phán đang đến giai đoạn mấu chốt. Chỉ một số ít người làm
việc này với mục đích khiến đối tác đàm phán bị lúng túng, còn phần lớn là
không có ý đồ gì xấu. Nếu đối tác Hàn Quốc tự dưng giảm tốc độ đàm phán, hãy
đánh giá một cách thật cẩn trọng xem họ muốn thêm thời gian để tìm hiểu thông
tin hay họ không muốn làm ăn với doanh nghiệp Việt Nam. Thông thường thì
đây có thể là một thủ thuật với mục đích buộc bên bán phải giảm giá đơn hàng.
Vì vậy, hãy đẩy nhanh tốc độ đàm phán bằng cách chỉ ra những cơ hội có lợi mà
họ có được khi hợp tác.
Có thể thấy người Hàn Quốc thường là những bậc thầy về nghệ thuật đàm phán,
sắc sảo và tài giỏi. Họ thích thương lượng và làm điều này trong suốt quá trình
đàm phán. Nếu không nhiệt tình tham gia sẽ khiến họ nghi ngờ hoặc thấy bị xúc
phạm. Người Hàn Quốc sử dụng rất thuần thục các kỹ năng, nghệ thuật đàm
phán khiến cho quá trình thương lượng thường bị kéo dài. Giá khởi điểm so với
giá lúc ký kết hợp đồng thường chênh nhau khoảng 40%. Do đó, bên bán nên
lường trước những mức giá đối tác có thể đưa ra và chuẩn bị những mức giá mà
mình có thể đáp ứng được. Điều này giúp đối tác Hàn Quốc không bị mất mặt
khi từ chối những lời đề nghị. Hãy hỏi đối tác Hàn Quốc xem bên bán được lợi gì
nếu giảm giá đơn hàng. Đừng đưa mức giá chiết khấu sớm quá vì có khi đối tác
muốn thỏa thuận thêm.
Người Hàn Quốc rất thích sử dụng những thủ thuật đánh lừa đối phương. Những
thủ thuật này bao gồm nói dối, gửi thông điệp không chính xác, giả vờ không
quan tâm đến cuộc đàm phán hay mức giá chiết khấu, không miêu tả rõ giá trị
hàng hóa hay yêu cầu sai lệch. Việc làm như vậy có thể sẽ mang lại những hậu
quả không đáng có và phá vỡ mối quan hệ làm ăn. Nghệ thuật đàm phán “kẻ đấm
người xoa” rất được đối tác Hàn Quốc ưa chuộng, đặc biệt trong trường hợp một
cơ quan pháp lý đứng ra với vai trò là “người xoa dịu” tranh chấp. Điều này có
thể cho phép giải quyết tranh chấp mà vẫn tuân thủ đúng luật pháp. Dàn xếp cẩn
thận, thủ thuật đánh lừa đối phương khéo léo có thể giúp đối tác đạt được mức
giá vừa ý mà không phá hỏng mối quan hệ lâu dài.
Người Hàn Quốc không coi trọng quan niệm “quyền lực hạn chế” vì quyết định
cuối cùng phụ thuộc vào ý kiến tập thể chứ không phải là một cá nhân cụ thể.
Đối tác Hàn Quốc thường gây sức ép như: yêu cầu hẹn ngày đưa ra quyết định,
ngày hết hạn báo giá, sức ép về thời gian hoặc chần chừ không trả lời. Quyết
định cuối cùng được đưa ra nhiều hơn một lần và không biết đâu là chính thức.
Vì vậy, đừng bao giờ thông báo là bạn sẽ đưa ra quyết định cuối cùng vì việc làm
này sẽ khiến đối tác cho rằng bạn không nghiêm túc. Nếu đối tác Hàn Quốc biết
bên bán sẽ gặp trở ngại khi đáp ứng thời hạn mà họ đưa ra thì họ sẽ dùng nó làm
áp lực buộc phải giảm giá. Nhiều khi tưởng như cuộc đàm phán sắp kết thúc thì
họ có thể đột ngột yêu cầu thương lượng và thỏa thuận lại. Thậm chí có trường
hợp, họ đề nghị thương lượng lại từ đầu vào đúng ngày cuối cùng chuyến công
tác. Do đó, nên xác định trước mức giảm giá có thể chấp nhận được. Đừng sử
dụng những thủ thuật gây sức ép về thời gian vì người Hàn Quốc rất kiên nhẫn và
bền bỉ. Tuy nhiên, có thể sử dụng thủ thuật này nếu cuộc đàm phán diễn ra ở Việt
Nam.
Chần chừ là một trong những thủ thuật hiệu quả nhất trong giai đoạn cuối của
vòng đàm phán – nhưng đôi lúc cũng không khiến đối tác Hàn Quốc bị bất ngờ.
Tránh sử dụng các thủ thuật gây sức ép khác như bắt đầu vòng đàm phán với
mức giá tốt nhất hoặc với những điều kiện không nhân nhượng vì nó sẽ khiến đối
tác Hàn Quốc cho rằng bạn hoàn toàn không nhiệt tình và thoải mái khi đàm
phán.
Người Hàn Quốc thường có cách mở đầu vòng đàm phán rất bất ngờ nhằm buộc
bạn để lộ thông tin về giá trị đơn hàng – một hành động mà nhiều nước ở Châu Á
coi là không thiện chí. Để đối phó với hành động này, bạn nên biểu lộ nhất quán
cho họ thấy bạn sẽ đưa ra mức giá hợp lý và khả thi. Hai bên có thể đưa ra những
lời cảnh báo và thậm chí đe dọa nhưng cần phải hết sức khéo léo. Khi gặp tình
huống này, người Hàn Quốc thường biểu lộ cảm xúc và tỏ ra khá tức giận. Lúc
này, bạn phải tỏ thái độ thiện chí muốn hợp tác và thể hiện sự chuyên nghiệp để
đưa đối tác trở lại với cuộc đàm phán. Huỷ bỏ hay bỏ về là những điều cấm kị
khi đàm phán vì đối tác Hàn Quốc sẽ cảm thấy bị mất mặt và sẽ không bao giờ
có cơ hội đàm phán lại.
Tóm lại, cần phải thật bình tĩnh và kiên nhẫn kể cả khi chỉ một bên duy nhất
muốn hợp tác. Nếu không sẽ gặp rất nhiều bất lợi trong các buổi đàm phán tiếp
sau.
2.3.4. Đưa ra quyết định
Người Hàn Quốc luôn tuân theo tôn ti, trật tự. Cho dù đối tác là một doanh nhân
mang phong cách châu Âu – những người quan niệm quyết định chỉ thuộc về một
cá nhân – thì quyết định cuối cùng vẫn phải dựa trên sự nhất trí của cả tập thể.
Điều này sẽ khiến một số nhà thương thảo từ các nước phương Tây bị nhầm lẫn
vì họ quen với quan niệm chỉ người lãnh đạo cao nhất mới có quyền quyết định.
Quyết định cuối cùng thường được các cổ đông đưa ra sau rất nhiều cuộc tranh
luận hoặc trao đổi thư từ. Vì thế, quá trình đưa ra quyết định cuối cùng tại Hàn
Quốc tốn khá nhiều thời gian và đòi hỏi sự kiên nhẫn (Châu, 2021).
Vai trò của các nhà quản lý cấp cao là quản lý toàn bộ quá trình chứ không phải
tự mình đưa ra quyết định. Tuy nhiên, trong thực tế ý kiến cúa họ cũng rất có
trọng lượng nên bạn hãy làm mọi cách để có được sự ủng hộ của họ. Đôi khi
những người lãnh đạo trao quyền quyết định cho cấp dưới để họ cảm thấy được
coi trọng chứ không chỉ là nhân viên làm thuê. Đối tác Hàn Quốc có thể thu xếp
rất nhiều buổi gặp gỡ cá nhân. Thế nhưng người mà bạn gặp mặt có khi chỉ là
người đại diện công ty chứ không phải là người đưa ra quyết định.
Khi đưa ra các quyết định, các doanh nhân Hàn Quốc thường “tuỳ cơ ứng biến”
hơn là áp dụng các nguyên tắc kinh doanh thông thường. Cảm nhận và kinh
nghiệm được coi trọng hơn những kết quả thu được từ thực tiễn và những thực tế
khách quan khác; tuy nhiên, điều đó không có nghĩa đối tác Hàn Quốc sẽ bỏ qua
những khía cạnh quan trọng khác. Một số người cũng chú trọng phân tích và đòi
hỏi nhiều thông tin. So với các nước khác ở châu Á, người Hàn Quốc có thể đối
mặt với mọi khó khăn một khi họ nắm rõ được kế hoạch.
2.3.5. Thỏa thuận và ký kết hợp đồng
Hãy cố gắng có được cam kết bằng văn bản từ phía đối tác sau mỗi buổi họp
hoặc sau mỗi giai đoạn đàm phán quan trọng vì cam kết bằng miệng thường
không có tính pháp lý và không đáng tin cậy. Mặc dù những cam kết này được
coi là những công cụ nhằm phát triển mối liên lạc và củng cố quan hệ giữa hai
bên, nhưng chúng cũng không có tác động nhiều tới thỏa thuận cuối cùng. Đối
tác Hàn Quốc thường thích xây dựng những thỏa thuận chung chung sau đó mới
chuyển sang bàn bạc chi tiết các vấn đề cần thiết. Họ chỉ chấp nhận khi các điều
khoản và điều kiện thật rõ ràng. Sự thoả thuận chỉ có giá trị khi cả hai bên đã
đồng ý, vì vậy đừng vội vàng trả lời một cách đơn giản là đồng ý mà phải thăm
dò ý của đối tác.
Văn bản hợp đồng thường khá dài vì bao gồm chi tiết mọi điều kiện và điều
khoản của một thỏa thuận hợp tác thông thường cũng như các điều khoản bất khả
kháng. Tuy nhiên, việc soạn thảo và ký kết hợp đồng phải tuân theo đúng thủ tục.
Người Hàn Quốc tin rằng hiệu quả lớn nhất mà một thỏa thuận hợp tác mang lại
phụ thuộc vào cam kết của các bên chứ không phải là những gì được quy định
trong hợp đồng. Ngoài ra, cần lưu ý không bao giờ được ký hợp đồng bằng mực
đỏ.
Mặc dù giới luật sư không được sử dụng và tôn trọng nhiều ở Hàn Quốc, nhưng
việc hỏi ý kiến tư vấn của chuyên gia luật trước khi ký kết hợp đồng cũng không
phải là không có tác dụng. Tuy nhiên, phải thật cận thận khi để họ đi cùng đến
bàn đàm phán. Đối tác Hàn Quốc có thể coi đó là không tin tưởng lẫn nhau.
Người Hàn Quốc chỉ coi hợp đồng là văn bản để ký kết cho hợp pháp chứ không
mang tính ràng buộc cả hai bên. Chính vì thế, họ thường cố gắng thương
lượng thêm cho có lợi về phía mình ngay cả khi hợp đồng đã được ký kết. Họ
thường đề nghị tổ chức buổi họp làm rõ thông tin chi tiết để thảo luận lại những
vấn đề đã được hai bên thông qua. Nếu từ chối, thì có nghĩa quan hệ hai bên sẽ bị
rạn nứt và có thể đối tác sẽ không thực hiện đầy đủ mọi cam kết đã quy định
trong hợp đồng. Trong trường hợp này, có thể nghĩ đến việc áp dụng luật để buộc
đối tác phải thực hiện cam kết. Tuy nhiên, điều này sẽ phá vỡ mọi cố gắng của
bạn trước kia, ảnh hưởng tới quan hệ làm ăn trong tương lai không chỉ với đối tác
đó mà còn với cả các đối tác khác.
2.3.4. Quan niệm phụ nữ trong kinh doanh

Trước đây, xã hội Hàn Quốc chỉ coi trọng đàn ông thì hiện nay vấn đề bình đẳng
giới đã bắt đầu được quan tâm hơn. Nhiều phụ nữ, tiêu biểu là lớp trẻ, đã có vị trí
cao trong xã hội, tuy nhiên vẫn không có thẩm quyền cũng như ảnh hưởng lớn tới
việc đưa ra quyết định cuối cùng.
Hầu hết người Hàn Quốc cho rằng đàn ông có quyền đưa ra các quyết định. Vì
thế đôi khi những phụ nữ nước ngoài cảm thấy bất bình. Tuy nhiên, phụ nữ châu
Âu thường được tôn trọng hơn so với phụ nữ châu Á. Nếu bạn là nữ, bạn nên
nhấn mạnh tầm quan trọng của công ty bạn và vai trò của mình trong đó. Thư
giới thiệu hoặc lời ủy quyền từ một người có chức quyền trong doanh nghiệp của
bạn sẽ giúp bạn nhiều hơn khi đàm phán. Phải thật cẩn trọng khi thể hiện sự tự
tin và quyết đoán của mình, đừng quá xông xáo và niềm nở khi trao đổi với đối
tác.
2.4 Những lưu ý và những điều cần tránh khi đàm phán với Hàn Quốc
Để có thể đạt được thành công trong đàm phán với đối tác Hàn Quốc, cần lưu ý
một số vấn đề trong buổi gặp gỡ đầu tiên:
Chuẩn bị kỹ những kiến thức về đất nước, con người Hàn Quốc, thông tin về đối
tác như nhân vật chủ chốt của công ty, dẫn đoàn đàm phán,...
Đừng xưng hô với người Hàn Quốc bằng tên của họ vì điều đó được coi là cực
kỳ bất lịch sự. Tên tiếng Hàn bắt đầu họ và theo sau là tên riêng. Cách chính xác
để xưng hô với người Hàn là “ông”, “bà” cùng với họ của họ. Tốt nhất là tìm
hiểu rõ chức danh của đối tác trước khi hẹn lịch đàm phán.
Không nói những lời chỉ trích bởi nó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới “thể diện” -
thứ mà người Hàn Quốc vô cùng coi trọng. Tương tự như vậy, đối đầu trực tiếp
là điều tối kỵ.
Không tặng quà bao gồm 4 món bởi con số 4 được xem là không may mắn ở Hàn
Quốc.
Hết sức chú ý lắng nghe đối tác trình bày và thể hiện thái độ nghiêm túc, quan
tâm, tránh mất tập trung khi họ trình bày, trao đổi vấn đề. Đến lượt mình, cần
trình bày chậm rãi, rõ ràng, mạch lạc nếu có các phương tiện hỗ trợ như laptop,
đèn chiếu, video,...để minh họa thì càng tốt.
Đừng nóng vội quá mức. Quá trình ra quyết định ở Hàn Quốc thường được thực
hiện tập thể và do đó sẽ đòi hỏi nhiều thời gian hơn (Tín Phát, 2021).
Trước khi rời khỏi cuộc đàm phán, nên dành lời cảm ơn người Hàn Quốc đã dành
thời gian để đón tiếp/dành thời gian cho cuộc đàm phán. Hãy luôn cố gắng thể
hiện thái độ tích cực cho dù cuộc gặp gỡ không mấy thành công.

Hình 2. 5. Những điều tối kỵ trong giao tiếp của người Hàn (Tín Phát, 2021)
Trong đàm phán kinh doanh, đối tác người Hàn Quốc cũng khá coi trọng hình
thức bên ngoài. Do đó, việc lựa chọn trang phục có màu sắc nhã nhặn, dịu dàng
sẽ tạo ấn tượng tốt ngay lần gặp mặt đầu tiên. Sau khi đã xây dựng được mối
quan hệ và sự tín nhiệm của họ thì hãy nghĩ đến những trang phục sáng màu khi
đi giao dịch. Nam giới nên mặc com lê tối màu và thắt cà vạt trong bất kỳ sự kiện
nào để tạo sự lịch thiệp, chỉnh chu. Trang phục nữ phổ biến nhất thường là chân
váy kết hợp với áo cánh nữ. Nên tránh mặc váy quá chật bởi theo phong tục Hàn
Quốc mọi người thường ngồi trên sàn nhà hoặc sàn nhà ăn khi dùng bữa.

Bên cạnh đó, việc mời ăn tối, giải trí, thi hát karaoke thậm chí uống rượu mạnh
có thể giúp xây dựng mối quan hệ thân thiện với đối tác Hàn Quốc. Từ chối tham
gia vào các hoạt động này có thể được xem như là bạn không quan tâm đến việc
làm ăn với đối tác, không xem trọng họ. Mặc dù việc kinh doanh không được
thảo luận trên bàn tiệc nhưng vẫn có những ngoại lệ. Đối tác Hàn Quốc xem đây
là cơ hội để truyền đạt những thông điệp quan trọng hoặc là dịp tranh luận để giải
quyết những vướng mắc. Đôi khi họ cũng tranh thủ tìm thông tin từ bạn để củng
cố vị thế của họ trên bàn đàm phán. Khi bạn muốn đề phòng, bạn không nên trả
lời thẳng vấn đề nhưng cũng đừng bao giờ tỏ dấu hiệu là bạn còn nghi ngờ (Lê
Thảo, 2023).

3. MỐI QUAN HỆ CỦA HÀN QUỐC VÀ VIỆT NAM TRONG KINH


DOANH.

3.1 Quan hệ thương mại giữa 2 nước


So với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới, quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc
phát triển nhanh hơn và trên nhiều lĩnh vực khác nhau do có được sự quan tâm
đặc biệt của Chính phủ hai nước.

Kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức năm 1992 đến nay ,
mối quan hệ kinh tế giữa hai nước đã có những bước phát triển đáng tự hào.
nhưng bên cạnh đó vẫn còn nhiều tồn tại trong quan hệ kinh tế giữa hai nước
hiện nay đó là sự mất cân đối quá lớn trong cán cân thương mại giữa hai nước,
Việt Nam luôn bị nhập siêu và mức nhập siêu có xu hướng ngày càng tăng.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Tổng thống Hàn Quốc cùng nhất trí cho rằng,
trong chặng đường hơn 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, quan hệ hai nước đã
có bước tiến triển vượt bậc với những dấu mốc quan trọng, từ Đối tác toàn diện
năm 2001 đến Đối tác chiến lược năm 2009 và Đối tác chiến lược toàn diện năm
2022.

Ngày 5/5/2015, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA;
tiếng Anh: Viet Nam – Korea Free Trade Agreement) là điều ước quốc tế được
ký kết giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Đại Hàn Dân Quốc về việc
xây dựng khu vực thương mại tự do, hợp tác kinh tế song phương.

Vì thế, trong những năm qua, thương mại giữa Việt Nam và Hàn Quốc liên tục
phát triển bởi cơ cấu xuất nhập khẩu của hai nước bổ sung cho nhau và ít có sự
cạnh tranh trực tiếp
3.2. Tỉ lệ xuất nhập khẩu

Hình 3. 1. Thương mại Việt Nam - Hàn Quốc giai đoạn 2013 - 2023 (TCHQ VN).
Dữ liệu do Hiệp hội Thương mại quốc tế Hàn Quốc (KITA) công bố ngày 5/2
cho thấy năm 2023, Việt Nam tiếp tục là đối tác thương mại lớn thứ ba của Hàn
Quốc năm thứ hai liên tiếp mặc dù xuất khẩu và nhập khẩu từ Việt Nam đều
giảm.

Phóng viên TTXVN tại Seoul dẫn dữ liệu của KITA cho biết kim ngạch thương
mại giữa Hàn Quốc và Việt Nam năm 2023 đạt 79,43 tỷ USD, trong đó xuất khẩu
sang Việt Nam giảm 12,3% so với năm 2022 xuống còn 53,49 tỷ USD; nhập
khẩu từ Việt Nam cũng giảm 2,9% xuống 25,94 tỷ USD. Theo đó, thặng dư
thương mại của Hàn Quốc giảm 19,5% xuống 27,55 tỷ USD.

KITA cho rằng, thương mại và xuất khẩu sang Việt Nam trong năm 2023 sụt
giảm là do xuất khẩu chip giảm. Các lô hàng bán dẫn của Hàn Quốc sang Việt
Nam giảm 21,6% so với cùng kỳ xuống còn 12,73 tỷ USD. Trong khi đó, 4 mặt
hàng xuất khẩu khác gồm bảng cảm biến, sản phẩm dầu mỏ, thiết bị liên lạc
không dây và nhựa tổng hợp cũng giảm.

3.3. Những mặt hàng xuất khẩu:


Mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất trong 10 tháng đầu năm 2023 là nhóm
mặt hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt hơn 3,9 tỷ USD, tăng
43,6%, chiếm 20,3% tỷ trọng. Tiếp đến điện thoại các loại và linh kiện đạt 2,9 tỷ
USD, chiếm 15% tỷ trọng, giảm 35,2% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp đến là
mặt hàng dệt may, đạt 2,6 tỷ USD, giảm 6,7%, chiếm 13,5% tỷ trọng.

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 1/2024, nước ta
đã xuất khẩu 180.221 tấn phân bón và thu về hơn 72 triệu USD, tăng 41,7% về
lượng và tăng 14% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2023. Trong cả năm 2023,
nước ta xuất sang Hàn Quốc 89.190 tấn phân bón với trị giá hơn 65,4 triệu USD,
như vậy sản lượng trong tháng 1 đã vượt quá 1 nửa so với cả năm 2023 cộng lại.

Những năm gần đây, Việt Nam đã đẩy mạnh xuất khẩu nông, lâm, thủy sản sang
Hàn Quốc nhờ tận dụng lợi thế từ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-Hàn
Quốc (VKFTA). Năm 2024, dự báo một số nguồn cung nông sản của Hàn Quốc
giảm, sẽ là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam khai thác mở rộng thị trường.

Theo số liệu thống kê của cơ quan Hải quan Hàn Quốc, trong năm 2023, Việt
Nam là thị trường cung cấp sắn lớn nhất cho thị trường Hàn Quốc, với 94,13
nghìn tấn, trị giá 38,65 triệu USD, giảm 33,4% về lượng và giảm 35,5% về trị giá
so năm 2022. Thị phần sắn của Việt Nam chiếm 51,09% trong tổng lượng sắn
nhập khẩu của Hàn Quốc, cao hơn so mức 45,41% của năm 2022.

Đối với mặt hàng thủy sản, năm 2023, nhập khẩu thủy sản của Hàn Quốc giảm
do kinh tế đối mặt với nhiều khó khăn, nhu cầu tiêu thụ trong nước giảm. Tính
chung cả năm 2023, nhập khẩu thủy sản của Hàn Quốc đạt 1,341 triệu tấn, trị giá
5,928 tỷ USD, giảm 15,9% về lượng và giảm 8,4% về trị giá so năm 2022. Việt
Nam là thị trường cung cấp thủy sản lớn thứ 3 cho Hàn Quốc trong năm 2023, thị
phần thủy sản Việt Nam trong tổng trị giá nhập khẩu của Hàn Quốc giảm từ
14,2% trong năm 2022 xuống còn 13,5% trong năm 2023.

Năm 2024 cũng đang được kỳ vọng tạo ra bước đột phá xuất khẩu rau quả sang
Hàn Quốc. Năm 2023, Hàn Quốc là thị trường xuất khẩu rau quả lớn thứ 3 của
Việt Nam, sau Trung Quốc và Mỹ với kim ngạch đạt 226 triệu USD, đạt 125%
kim ngạch 2022..

Với mặt hàng cà-phê, năm 2023, xuất khẩu cà-phê của Việt Nam sang Hàn Quốc
tăng cả về lượng và giá trị. Cụ thể, giá trị xuất khẩu năm 2023 đạt 117,2 triệu
USD, đạt 127% kim ngạch 2022; khối lượng xuất khẩu đạt 45,6 nghìn tấn, đạt
120% khối lượng năm 2022.

3.4. Những mặt hàng nhập khẩu:


5 tháng đầu năm 2023, Việt Nam nhập khẩu từ Hàn Quốc 44 mặt hàng, trong đó
trị giá nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 10,25 tỷ USD, là
mặt hàng duy nhất có kim ngạch 10 tỷ USD trở lên và chiếm tới 50% trị giá nhập
khẩu hàng hóa từ thị trường này.

Trong nhóm hàng hóa nhập khẩu tỷ USD từ Hàn Quốc còn ghi nhận thêm mặt
hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác với 2,32 tỷ USD và xăng dầu với
1,35 tỷ USD. Hàn Quốc hiện là một trong 7 thị trường cung cấp xăng dầu nhập
khẩu cho Việt Nam với 1,67 triệu tấn, tương ứng chiếm 40% tổng lượng xăng
dầu nhập khẩu của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2023.

Việt Nam ghi nhận nhập khẩu 13 mặt hàng từ Hàn Quốc có kim ngạch 100 triệu
USD trở lên với tổng trị giá 4,73 tỷ USD. Trong đó, 5 mặt hàng nhập khẩu lớn
nhất trong nhóm này là chất dẻo nguyên liệu với 773 triệu USD; vải các loại với
638 triệu USD; sản phẩm từ chất dẻo với 542 triệu USD; kim loại thường với
523 triệu USD và sắt thép với 426 triệu USD.

Trong nhóm nông, thủy sản, Việt Nam nhập khẩu từ Hàn Quốc 38,8 triệu USD
hàng thủy sản; 7,5 triệu USD hàng sữa và sản phẩm sữa; 26,6 triệu USD hàng rau
quả; 2,1 triệu USD hàng dầu mỡ động thực vật.

Về tăng trưởng, 9 mặt hàng nhập khẩu từ Hàn Quốc có trị giá tăng so với cùng
kỳ năm trước. Trong đó, thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh tăng cao nhất với
+94%; tiếp đến là dây điện và dây cáp điện với +44%; chất thơm, mỹ phẩm và
chế phẩm vệ sinh với +35%...

Hàn Quốc vẫn là đối tác thương mại quan trọng hàng đầu hiện nay của Việt Nam
mà không đất nước nào thay thế được. Tiềm năng để phát triển thương mại giữa
hai nước Việt Nam - Hàn Quốc rất lớn. Thương vụ Việt Nam - Hàn Quốc cũng
cần lưu ý, ngoài sản phẩm chất lượng, vẫn cần các yếu tố khác như ổn định trong
sản xuất, an toàn trong chế biến lưu thông, chữ tín trong cam kết. Có thể đảm bảo
được các yếu tố này, doanh nghiệp sẽ thuận lợi trong đàm phán và giữ đối tác lâu
dài.

4. GỢI Ý CHO DOANH NGHIỆP VN KHI LÀM ĂN VỚI ĐỐI TÁC


NƯỚC HÀN QUỐC.

4.1. Về không gian và thời gian:


Một số thương gia cho rằng, thương nhân Hàn Quốc thích tổ chức cuộc gặp gỡ
đầu tiên tại văn phòng của họ, nhưng cũng có 1 số người thích mở đầu các cuộc
gặp gỡ tại 1 nhà hàng. Vì vậy, bạn cần “thăm dò” sở thích của từng đối tác trước
để chọn nơi thích hợp cho 1 cuộc đàm phán suôn sẻ.

Bên cạnh đó, ở bất kì quốc gia nào, sự đúng giờ cũng là một dấu hiệu của tác
phong làm việc chuyên nghiệp. Tuy nhiên, giờ giấc làm việc của đối tác Hàn
Quốc cũng có phần khác biệt so với Việt Nam, họ bắt đầu làm việc từ 9 giờ sáng
đến 5 giờ chiều, từ thứ hai đến thứ sáu và thường từ 9 giờ sáng đến 1 giờ chiều
thứ bảy. Bạn nên lên lịch hẹn trước.

4.2. Hiểu về phong cách làm việc của họ:


Người Hàn Quốc sẽ rất có cảm tình nếu bạn hiểu biết về văn hoá và phong tục
của họ. Tuy nhiên, bạn cần thể hiện điều đó 1 cách khôn khéo, nếu không, bạn sẽ
khiến họ cảm thấy bị đe doạ và mất tự nhiên.

Trong tính cách, người Hàn Quốc rất đa cảm, trong kinh doanh cũng vậy, họ
thường bị cảm xúc chi phối. Nếu bạn tìm hiểu kỹ về họ, bạn có thể nắm vững
tâm lý của họ để đánh trúng sợi dây tình cảm của họ.

Không nên vặn vẹo trong khi làm việc, họ chỉ muốn thương thảo ôn hoà.

Cần có lập trường rõ ràng, “trong nhu có cương” khi đàm phán với họ, vì nếu bạn
tỏ ra nhu nhược hoặc nhường nhịn họ trong lúc đầu, có thể họ sẽ lấn án bạn.

Trước khi đàm phán, cần hiểu ai là người có vị trí cao, đứng đầu trong đoàn, trực
tiếp tác động vào quyết định của dự án. Và đặc biệt, cần lựa chọn người đàm
phán cho phù hợp với đối tác về độ tuổi, chức vụ .. Vì người Hàn Quốc coi trọng
sự ngang bằng trong kinh doanh.
Người Hàn Quốc có thể kéo dài cuộc đàm phán chỉ để thử tính kiên nhẫn của đối
phương. Do đó, doanh nhân Việt Nam nên kiên trì. Khi các cuộc đàm phán kéo
dài, hãy tỏ ra thật bình tĩnh. Khi thương lượng Người Hàn Quốc rất coi trọng ý
kiến của tập thể, vì vậy đừng nên hối thúc họ ra quyết định, cần cho họ thời gian
để thảo luận ý kiến.

Về giá cả nên mềm mỏng vì họ quan tâm đến giá cả nhiều hơn về mặt hiệu suất.

Nên soạn hợp đồng chi tiết, rõ ràng, trong đó nêu rõ đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ
của mỗi bên. Lưu ý rằng không nên viết hợp đồng bằng mực đỏ, điều này thể
hiện vị thế của người viết đang giảm sút.

Người Hàn tự coi rằng họ đã “cho” người ta bản hợp đồng chứ không phải người
ta giành được bản hợp đồng đó. Cho nên hãy biết cách nói như cách họ muốn
nghe. Chẳng hạn:” Tôi sẽ rất vui nếu họ dành cho tôi hợp đồng đó” thay vì ‘tôi
muốn giành được hợp đồng đó”.

4.3. Về giao tiếp


Người Hàn Quốc rất ấn tượng với lần gặp đầu tiên, họ cũng khá chú ý vẻ bề
ngoài.Vì vậy, doanh nhân Việt Nam nên chú ý kỹ lưỡng về mặt trang phục.
Người nam giới nên mặc áo vét với cà vạt cùng 1 chiếc sơ mi trắng, nữ giới nên
mặc áo dài hoặc vest dành cho nữ. Điều này vừa chứng tỏ lòng tôn vinh quốc gia
cũng như sự chỉnh chu trong trang phục.

Hình 4. 1. Cúi đầu khi chào hỏi (BBT Tín Phát, 2021)
Người Hàn rất hay cúi chào khi gặp nhau và rất hoan nghênh người nước ngoài
chào theo cách của người Hàn trong các cuộc gặp mặt kinh doanh. Do đó, khi
được giới thiệu trong lần gặp đầu tiên và khi chia tay, doanh nhân Việt nên cúi
chào và người có địa vị thấp hơn sẽ cúi chào trước. Lưu ý rằng đừng nên cố gắng
bắt tay phụ nữ Hàn Quốc vì họ ít khi bắt tay và có vẻ không tự nhiên.

Hình 4. 2. Cách trao danh thiếp khi đàm phán (BBT Tín Phát, 2021)
Khi nhận danh thép, doanh nhân Việt Nam cũng nên xem qua, nắm vững các
thông tin cơ bản như tên,chức vụ rồi mới cất danh thiếp đi. Đừng bỏ danh thiếp
của họ vào trong ví hoặc túi quần sau, cũng đừng nên viết lên danh thiếp đó, điều
đó khiến họ cảm thấy bạn không tôn trọng họ.

4.4. Hiểu về cách truyền đạt thông tin của họ.


Trong đàm phán, khi người Hàn nhìn chăm chăm vào đối tác thì đó là biểu hiện
của sự nghi ngờ. Do đó, nhà đàm phán Việt Nam cần chú ý tới những điều này.

Không nên tin tưởng hết 100% thông tin tốt đẹp mà người Hàn Quốc đưa ra, vì
họ thường có tính cách giữ hoà khí, vì vậy họ sẽ có xu hướng đưa ra những thông
tin tốt lành, ngay cả khi thông tin đó không đảm bảo. Người Hàn Quốc rất ngại từ
chối thẳng thừng, có thể hơi “thảo mai” nhưng bạn nên hiểu những câu họ nói
như :” Tôi không dám chắc”, “tôi sẽ xem lại”,… đều là sự từ chối, và không tán
thành, nhưng họ không nói thẳng.

4.5. Một số lưu ý khác.


Không nên ca ngợi người Nhật và người Mỹ trước mặt đối tác Hàn Quốc. Đây là
vấn đề rất nhạy cảm, do vậy các nhà Đàm phán Việt nên tránh đề cập. Nhiều
người cho rằng Mỹ và Liên Xô cũ phải chịu trách nhiệm về sự chia cắt 2 miền
Triều Tiên. Người Hàn cũng rất nghi ngờ người Nhật do họ từng phải chịu nhiều
đau khổ dưới ách đô hộ của người Nhật trước đây, bên cạnh đó, họ cũng ghen tỵ
với những tiến bộ nhanh chóng của Nhật bản.
Khi được người Hàn khen, nên tỏ ra khiêm tốn, từ chối 1 cách lịch sự vì người
Hàn Quốc rất coi trọng sự khiêm tốn và coi đó là sự chuẩn mực về tính cách.
Người Hàn cũng rất thích khen ngợi, vì vậy, cũng nên khi lại đối tác Hàn.
KẾT LUẬN

Đàm phán là một “nghệ thuật” rất lợi hại. Mang dến cho 2 bên nhiều lợi ích khác
nhau. Song song đó, cũng chính là những mặt hại nếu bạn chưa thực sự tìm hiểu
kỹ về các đối tác trong cuộc đàm phán. Vì vậy, đàm phán hiện nay đã trở thành
những nhu cầu cấp bách với trình tiến hội nhập kinh tế của Việt Nam.

Trên cơ sở tìm hiểu, tham khảo, nhóm 8 đã có đưa ra 1 số gợi ý để hệ thống sơ


lược lại những nét chính trong phong cách đàm phán của doanh nhân Hàn Quốc.
Những đề xuất đóng góp nhằm nâng cao hiệu quả để đàm phán với doanh nhân
xứ kim chi, giúp bạn đọc Việt có thể tham khảo hiểu thêm về văn hoá Hàn Quốc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

You might also like