You are on page 1of 44

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KĨ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

VŨ MINH NHẬT
NGUYỄN DUY ĐƯỢC

ĐỀ XUẤT PHƯƠNG PHÁP NÂNG CAO Ý THỨC THAM GIA


GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ CỦA NGƯỜI DÂN VIỆT NAM

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ


MÔN: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KĨ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2023


VŨ MINH NHẬT
NGUYỄN DUY ĐƯỢC

ĐỀ XUẤT PHƯƠNG PHÁP NÂNG CAO Ý THỨC THAM GIA GIAO THÔNG
ĐƯỜNG BỘ CỦA NGƯỜI DÂN VIỆT NAM

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ


MÔN: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Mã lớp học: REME320690_08

Giảng viên hướng dẫn

TS. Nguyễn Ngọc Phương

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2023


ĐỀ XUẤT PHƯƠNG PHÁP NÂNG CAO Ý THỨC THAM GIA GIAO THÔNG
ĐƯỜNG BỘ CỦA NGƯỜI DÂN VIỆT NAM
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...........................................................................................................................
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI..................................................................................................
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU..........................................................................................
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.......................................................................................
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU............................................................................................
4. Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU............................................................................................
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................................................................4
6. CẤU TRÚC TIỂU LUẬN..........................................................................................5
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ NÂNG CAO Ý THỨC THAM GIA GIAO THÔNG
ĐƯỜNG BỘ CỦA NGƯỜI DÂN.....................................................................................
1.1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ..................................................................
1.1.1. Các nghiên cứu và bài viết liên quan đến đề tài......................................................
1.1.2. Nhận xét các nghiên cứu và bài viết liên quan đến đề tài.......................................
1.2. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA ĐỀ TÀI............................................................
1.2.1. Khái niệm về giao thông đường bộ ........................................................................
1.2.2. Khái niệm về giải pháp nâng cao...........................................................................
1.2.3. Khái niệm về an toàn giao thông đường bộ.............................................................
1.3. LÝ LUẬN VỀ Ý THỨC THAM GIA GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ CỦA NGƯỜI
DÂN..................................................................................................................................
1.3.1. Mục tiêu nâng cao ý thức tham gia giao thông đường bộ.......................................
1.3.2. Nội dung về ý thức tham gia giao thông đường bộ của người dân..........................
1.3.3. Phương pháp và hình thức nâng cao ý thức tham gia giao thông đường bộ...........
1.3.4. Đánh giá ý thức tham gia giao thông đường bộ của người dân...............................
1.4. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý THỨC THAM GIA GIAO THÔNG ĐƯỜNG
BỘ CỦA NGƯỜI DÂN....................................................................................................
1.4.1. Các yếu tố chủ quan................................................................................................
1.4.2. Các yếu tố khách quan.............................................................................................
Kết luận chương 1.............................................................................................................
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG Ý THỨC THAM GIA GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ CỦA
NGƯỜI DÂN TẠI THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC .................................................................
2.1. KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TẠI THÀNH PHỐ
THỦ ĐỨC ........................................................................................................................
2.1.1. Khái quát chung về thực trạng vi phạm pháp luật về an toàn giao thông đường bộ ở
nước ta hiện nay................................................................................................................
2.1.2. Thực trạng vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn
Thành phố Thủ Đức...........................................................................................................
2.2. KHÁI QUÁT TỔ CHỨC KHẢO SÁT THỰC TRẠNG...........................................
2.2.1. Mục đích khảo sát....................................................................................................
2.2.2. Nội dung khảo sát....................................................................................................
2.2.3. Đối tượng khảo sát..................................................................................................
2.2.4. Phương pháp khảo sát..............................................................................................
2.2.5. Cách thức xử lý số liệu............................................................................................
2.3. THỰC TRẠNG Ý THỨC THAM GIA GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ CỦA NGƯỜI
DÂN ...............................................................................................................
2.2.1. Thực trạng nhận thức của người dân về thực hiện tham gia giao thông đường bộ.
2.2.2. Thực trạng việc tham gia giao thông đường bộ của người dân..................................
2.2.3. Thực trạng việc đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông đường bộ của người dân.
2.2.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá ý thức tham gia thông đường bộ của người dân......
2.2.5. Thực trạng việc tuyên truyền, phổ biên, giáo dục và nâng cao tham gia thông
đường bộ của người dân....................................................................................................
2.4. THỰC TRẠNG ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý THỨC
THAM GIA GIAO THÔNG .......................................................................
2.4.1 Thực trạng các yếu tố khách quan..............................................................................
2.4.2 Thực trạng các yếu tố chủ quan................................................................................
2.5. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG.............................................................
2.5.1. Mặt mạnh.................................................................................................................
2.5.2. Hạn chế và nguyên nhân..........................................................................................
Kết luận chương 2.............................................................................................................
CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT BIỆN PHẤP NÂNG CAO Ý THỨC THAM GIA GIAO
THÔNG ĐƯỜNG BỘ CỦA NGƯỜI DÂN Ở THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC......................
3.1. CÁC NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP …....................................................
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu …....................................................................
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn …....................................................................
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả …....................................................................
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi ….......................................................................
3.2. BIỆN PHÁP NÂNG CAO Ý THỨC THAM GIA GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ…..
3.2.1. Tăng cường việc giáo dục ý thức cho người dân về an toàn giao thông ngay tại mỗi
gia đình, nơi cư trú, cơ quan, trường học….....................................................................
3.2.2. Đổi mới và sáng tạo trong việc đào tạo lái xe.........................................................
3.2.3. Nâng cấp và đổi mới hệ thống biển báo giao thông..............................................
3.2.4. Khuyến khích người dân sử dụng phương tiện công cộng, xe đạp và đi bộ...........
3.2.5. Nâng cao và đổi mới công tác quản lý ý thức tham gia giao thông đường bộ của
người dân...........................................................................................................................
.................................................3.3. Khảo sát tính cấp thiết, khả thi của các biện pháp đề
XUẤT....................................................................................................................................
Kết luận chương 3............................................................................................................
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..........................................................................................
..........................................................................DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC NGHIÊN CỨU
LỜI CAM ĐOAN

Nhóm chúng tôi: Nguyễn Duy Được, Vũ Minh Nhật , học viên ngành công nghệ kỹ thuật
ô tô khóa 22 tại trường Đại học sư phạm kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh. Tôi xin cam
đoan đề tài tiểu luận “Đề xuất phương pháp nâng cao ý thức tham gia giao thông đường
bộ của người dân việt nam” đây là công trình nghiên cứu của riêng của nhóm tôi dưới sự
hướng dẫn của tiến sĩ Nguyễn Ngọc Phương. Kết quả nghiên cứu của các tác giả khác
được sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn đầy đủ, rõ ràng. Các số liệu trình bày
trong tiểu luận là trung thực. Kết quả nghiên cứu của luận văn chưa từng được công bố
trong bất cứ công trình nào.

Tác giả luận văn

Nguyễn Duy Được, Vũ Minh Nhật


LỜI CẢM ƠN

Tiểu luận này được hoàn thành với sự giúp đỡ và hướng dẫn tận tình của các cô
giáo, thầy giáo cùng với sự nỗ lực học hỏi, nghiên cứu của bản thân trong thời gian
học tập tại trường Đại học sư phạm kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh.
Trước hết, tôi trân trọng gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu và tập thể giảng viên
trường Đại học sư phạm kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh, đã tạo điều kiện giúp đỡ
tôi hoàn thành chương trình học tập và có được những kiến thức, kỹ năng cần thiết
để nghiên cứu, thực hiện tiểu luận.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến tiến sĩ Nguyễn Ngọc
Phương, người đã tận tâm, nhiệt tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian
thực hiện tiểu luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn các anh/ chị, bạn bè đã tạo điều kiện thuận lợi, cung cấp
thông tin và số liệu hỗ trợ tôi nghiên cứu đề tài.
Đồng thời, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã luôn quan tâm giúp đỡ,
cổ vũ, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và
hoàn thành tiểu luận này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót nhất
định. Tôi rất mong nhận được những chỉ dẫn, góp ý của quý thầy cô và đồng nghiệp
để luận văn được hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả luận văn

Nguyễn Duy Được, Vũ Minh Nhật


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đề tài nghiên cứu về phương pháp nâng cao ý thức tham gia giao thông đường bộ
của người dân Việt Nam là một đề tài rất thực tiễn và có ý nghĩa quan trọng trong bối
cảnh hiện nay. Giao thông đường bộ tại Việt Nam đang đối mặt với nhiều vấn đề liên
quan đến an toàn giao thông, bao gồm tai nạn giao thông và vi phạm luật giao thông. Tai
nạn giao thông là một vấn đề nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sự an toàn, sức khỏe và tài
sản của người dân, cũng như đến sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Theo thống
kê, trong 9 tháng đầu năm 2019, cả nước có trên 5.600 người chết, trên 9.600 người bị
thương do tai nạn giao thông1. Nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tai nạn giao thông là do ý
thức của người tham gia giao thông còn kém.Việt Nam có một tỷ lệ cao vi phạm luật giao
thông và các hành vi nguy hiểm trên đường, gây ra nhiều vấn đề về an toàn và ô nhiễm
giao thông. Nhiều người vi phạm các quy định về tốc độ, vượt ẩu, vượt đèn đỏ, không đội
mũ bảo hiểm, không có giấy tờ hợp lệ, không tuân thủ các biển báo, biển cấm, không
nhường đường cho người đi bộ, không giúp đỡ người bị tai nạn... Nâng cao ý thức của
người tham gia giao thông là giải pháp quan trọng hàng đầu để giảm nguy cơ và mức độ
mất an toàn giao thông. Để làm được điều này, cần có sự phối hợp của nhiều bên liên
quan, như gia đình, xã hội, nhà trường, cơ quan chức năng…. Các vấn đề liên quan đến
giao thông không chỉ ảnh hưởng đến cá nhân mà còn tác động xã hội rộng lớn. Tai nạn
giao thông gây thương vong, mất mát kinh tế và tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc
sống của nhiều người. Giao thông đường bộ đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống
hàng ngày của mọi người. Nếu môi trường giao thông tốt hơn và an toàn hơn, cuộc sống
của người dân sẽ được cải thiện. Cần có những hoạt động giáo dục, phổ biến, tuyên
truyền, kiểm tra, xử lý và khuyến khích nhằm nâng cao ý thức và văn hóa giao thông của
mọi người.
Nghiên cứu về phương pháp nâng cao ý thức tham gia giao thông đường bộ của
người dân tại thành phố Thủ Đức sẽ giúp tìm ra những giải pháp hiệu quả và phù hợp với
điều kiện của từng địa phương, từng đối tượng và từng loại hình giao thông ở nơi khác.
Nghiên cứu cũng sẽ giúp rút ra những kinh nghiệm từ các nước có văn hóa giao thông
cao và áp dụng vào thực tiễn của chính địa phương ta nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát: đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao ý thức tham gia giao
thông đường bộ.
Mục tiêu cụ thể
Nghiên cứu thực trạng an toàn giao thông đường bộ
Xác định được những yếu tố tác động đến ý thức tham gia giao thông
đường bộ
Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao ý thức tham gia giao thông đường bộ.

3. Đối tượng nghiên cứu


Đối tượng khảo sát: những người đã và đang tham gia giao thông đường bộ.
Đối tượng phân tích: ý thức tham gia giao thông của người dân.
4. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về không gian: khu vực thành phố Thủ Đức.
Phạm vi về thời gian: Các số liệu thống kê phục vụ khảo sát được thu thập từ
2017-2023.
Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng ý thức giao thông
đường bộ của người dân. Từ đó đề ra các giải pháp cải thiện tình trạng tai nạn hơn.
5. Ý nghĩa nghiên cứu
Ý nghĩa lí luận: Thông qua việc làm rõ thực trạng của vấn đề thực hiện pháp luật
trong lĩnh vực đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Thủ
Đức làm phong phú thêm các vấn đề lý luận chung về thực hiện pháp luật trong thực tế
hiện nay và trong lĩnh vực cụ thể - lĩnh vực đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ.
Ý nghĩa thực tiễn: Những kết quả nghiên cứu của luận án, nhất là các kết luận
khoa học về thực trạng quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ ở Hà
Nội đã trực tiếp cung cấp luận cứ quan trọng cho các cơ quan nhà nước có thẩ m quyền
trong hoạch định,thực thi và hoàn thiện chính sách, pháp luật về trật tự, an toàn giao
thông đường bộ.
6. Cấu trúc tiểu luận
Chương 1:Cơ sở lí luận về nâng cao ý thức tham gia giao thông đường bộ.
Chương 2: Thực trạng ý thức tham gia giao thông đường bộ của người dân ở thành
phố Thủ Đức .
Chương 3: Đề xuất biện pháp nâng cao ý thức tham gia giao thông đường bộ của
người dân ở thành phố Thủ Đức.
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ NÂNG CAO Ý THỨC THAM GIA GIAO
THÔNG ĐƯỜNG BỘ CỦA NGƯỜI DÂN
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Các nghiên cứu liên quan
Văn hóa giao thông tại nước ta hiện đang là bài toán lớn, đòi hỏi lời giải cấp
thiết không chỉ từ phía các cơ quan chức năng mà còn chủ yếu xuất phát từ ý thức,
thái độ, trách nhiệm của đại bộ phận người tham gia giao thông.
Từ sự thiếu hiểu biết về pháp luật khiến cho một bộ phận xem thường tính
mạng của mình và người khác. Điều này dễ thấy ở nơi có đường càng rộng, càng
đẹp thì càng có nguy cơ xảy ra TNGT; nơi đường chật, người đông thì lại dễ gây
ùn tắc. Việc phổ cập và hướng dẫn thi hành Luật giao thông ở nhiều nơi còn mang
tính hình thức qua loa, đại khái chiếu lệ khiến cho người tham gia giao thông
không biết hoặc biết lơ mơ, gây ra những vụ TNGT đáng tiếc trong thời gian qua.
Tình trạng tiêu cực, mãi lộ của cảnh sát giao thông đâu đó, có lúc vẫn tồn tại. Hình
thức xử phạt hành chính chưa nghiêm minh và mức phạt chưa đủ mạnh vô tình
làm cho người điều khiển phương tiện không chấp hành tốt Luật giao thông,
không dừng xe khi có hiệu lệnh, khi bị đuổi bắt còn có thể gây tại nạn. Ở các đô
thị lớn, vào giờ tan tầm không khó để thấy xe cộ ùn ùn đổ ra đường, phố xá đen
kịt người, khói bụi mù mịt, thói quen “điền vào chỗ trống” một lần nữa góp phần
gia tăng ách tắc, tạo nên cảnh tượng vô cùng hỗn độn. Hành vi tham gia giao
thông của thanh thiếu niên hiện đang là vấn đề đáng báo động, đã có không ít vụ
TNGT thảm khốc xảy ra mà nguyên nhân là do phóng nhanh, vượt ẩu, sử dụng
chất kích thích, không dùng đèn báo khi chuyển hướng, không sử dụng đúng đèn
chiếu sáng xa gần, không đội mũ bảo hiểm trên các tuyến đường bắt buộc…
Để ý thức của người tham gia giao thông được nâng cao, thiết nghĩ, cấp ủy và
chính quyền các cấp cần nỗ lực hơn trong giáo dục, tuyên truyền Luật giao thông
một cách cụ thể, thường xuyên. Việc học và tuân thủ luật, ứng xử có văn hóa khi
tham gia giao thông được coi như nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi công dân. Sở
Giao thông Vận tải, Sở Giáo dục và Đào tạo, các tổ chức đoàn, hội liên quan cần
có biện pháp phối hợp với các trường trên địa bàn tuyên truyền, vận động học
sinh, sinh viên lái xe an toàn, coi đây như một môn học ngoại khóa bắt buộc. Các
cơ sở tổ chức thi sát hạch, cấp bằng lái cần hoạt động minh bạch, đúng quy định
của pháp luật. Thành lập các đội cảnh sát mô tô lưu động trước hết là phổ biến cơ
bản Luật Giao thông đường bộ, sau đó là xử lý những trường hợp cố tình vi phạm.
Có như vậy, bài toán về văn hóa giao thông mới từng bước được gỡ giải trong thời
gian tới (Hà Giang, 29/7/2023).
Tai nạn giao thông là điều không mong muốn, có thể đến với bất kì ai, vào
bất kỳ thời điểm nào khi tham gia giao thông, không phân biệt tuổi tác, nghề
nghiệp hay địa vị xã hội và để lại nhiều hệ lụy nặng nề đối với xã hội. Ở nước ta
hiện nay, tình hình tai nạn giao thông mặc dù đã từng bước được cải thiện,
song vẫn diễn biến phức tạp với số vụ, số người chết và bị thương do tai nạn
giao thông vẫn ở mức cao.
Tai nạn giao thông là điều không mong muốn, có thể đến với bất kì ai, vào
bất kỳ thời điểm nào khi tham gia giao thông, không phân biệt tuổi tác, nghề
nghiệp hay địa vị xã hội và để lại nhiều hệ lụy nặng nề đối với xã hội. Ở nước ta
hiện nay, tình hình tai nạn giao thông mặc dù đã từng bước được cải thiện,
song vẫn diễn biến phức tạp với số vụ, số người chết và bị thương do tai nạn
giao thông vẫn ở mức cao.
Với tinh thần "mình vì mọi người, mọi người vì mình", hơn lúc nào hết mỗi
người dân cần tự giác chấp hành nghiêm chỉnh Luật Giao thông để đem lại hạnh
phúc cho chính mình cũng như cho cộng đồng. Tuy bắt đầu từ những điều đơn
giản, thiết thực với mỗi người, nhưng làm sao để mọi người đều có ý thức thượng
tôn pháp luật khi tham gia giao thông lại không đơn giản. Bởi lẽ, chỉ khi nào tất cả
mọi người nâng cao ý thức và trách nhiệm, tự giác chấp hành các quy định và luật
lệ giao thông thì tai nạn mới không xảy ra (L.HÀ, 27/12/2019).
Trên phạm vi toàn quốc, tình trạng học sinh vi phạm pháp luật về an toàn giao
thông khi đi học bằng phương tiện xe máy điện, xe máy, xe mô-tô rất đáng lo ngại,
là nguyên nhân chủ yếu của phần lớn vụ tai nạn giao thông gây chết người. Theo
thống kê của lực lượng chức năng, các vi phạm phổ biến là: điều khiển phương
tiện khi chưa có giấy phép lái xe, không đội mũ bảo hiểm, dàn hàng ngang, chạy
quá tốc độ, vượt ẩu, lạng lách, đánh võng, không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín
hiệu giao thông, sử dụng điện thoại khi điều khiển phương tiện… Cục Cảnh sát
giao thông cho biết, 10 tháng đầu năm 2023, cả nước phát hiện, xử lý hơn 64.400
trường hợp học sinh vi phạm trật tự an toàn giao thông, trong đó, hơn 30.600
trường hợp chưa đủ tuổi điều khiển xe mô-tô, xe gắn máy.
Có thể thấy, phần lớn lỗi vi phạm là do hạn chế về nhận thức, ý thức của các
em. Nhiều vụ tai nạn giao thông xảy ra do kỹ năng điều khiển phương tiện của học
sinh chưa tốt, hoặc do chủ quan, thiếu kiến thức pháp luật về an toàn giao thông.
Vì vậy, việc tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho học sinh là
rất cần thiết (Anh thơ, 15/11/2023).
1.1.2. Nhận xét
Qua đó, các tác giả cho ta thấy được tầm quan trọng của việc nâng cao ý
thức tham gia giao thông đường bộ trong việc giảm thiểu tai nạn giao thông ở
nước ta.
Nâng cao ý thức tham gia giao thông đường bộ không phải là vấn đề mới
nhưng vẫn chưa được thực hiện một cách toàn diện, triệt để.
Nâng cao ý thức tham gia giao thông đường bộ cần có sự kết hợp giáo dục,
tuyên truyền từ nhiều phía: gia đình, nhà trường, xã hội.
1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1. Khái niệm về giao thông đường bộ
Đường bộ theo quy định tại khoản 1 – Điều 3 Luật Giao thông đường bộ
năm 2008 gồm:
Đường: nền đường, mặt đường, lề đường, lề phố.
Cầu đường bộ: cầu vượt sông, cầu vượt khe núi, cầu vượt trong đô thị,
cầu vượt đường sắt, cầu vượt đường bộ, cầu vượt biển và bao gồm cả
cầu dành cho người đi bộ.
Hầm đường bộ: hầm qua núi, hầm ngầm qua sông, hầm chui qua
đường bộ, hầm chui qua đường sắt, hầm chui qua đô thị và hầm dành
cho người đi bộ.
Ngoài ra còn có bến phà, cầu phao đường bộ, đường ngầm, đường
tràn.
1.2.2. Khái niệm về giải pháp nâng cao
Giải pháp là phương pháp giải quyết vấn đề, phương pháp là cách
thức nghiên cứu, tìm kiếm các phương án để giải quyết vấn đề đó. Việc tìm
ra giải pháp sẽ giúp chúng ta đạt được mục tiêu đề ra và giải quyết vấn đề
một cách triệt để.
Nâng cao nghĩa là làm tăng thêm.
Vậy giải pháp nâng cao là phương pháp giải quyết vấn đề, phương
pháp là cách thức nghiên cứu, tìm kiếm các phương án nhằm cải thiện tăng
cường, phát triển một vấn đề, một hoạt động, một kĩ năng, một chất lượng
nào đó.
1.3. Lý luận về ý thức tham gia giáo thông đường bộ của người dân
1.3.1. Mục tiêu nâng cao ý thức tham gia giao thông đường bộ
Nâng cao nhận thức về pháp luật giao thông và văn hóa giao thông an toàn.
Đây là mục tiêu cơ bản và quan trọng nhất, bởi vì nếu người tham gia giao
thông không có ý thức tự giác chấp hành pháp luật và ứng xử có văn hóa khi
tham gia giao thông, thì sẽ khó có thể đảm bảo an toàn giao thông.
Giảm tai nạn giao thông cả về số vụ, số người chết và số người bị thương.
Đây là mục tiêu cụ thể và đo lường được, nhằm giảm thiểu tối đa những hậu
quả nghiêm trọng do tai nạn giao thông gây ra cho người tham gia giao
thông, gia đình, xã hội và kinh tế.
Khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông trên các trục giao thông chính, các
đầu mối giao thông trọng điểm, tại các đô thị lớn và không để xảy ra ùn tắc
giao thông kéo dài. Đây là mục tiêu nhằm giải quyết một trong những vấn đề
nan giải của giao thông đường bộ hiện nay, đó là tình trạng ùn tắc giao
thông, gây ra nhiều phiền toái, mất thời gian, tiền bạc, năng lượng và gây ô
nhiễm môi trường.
1.3.2. Nội dung về ý thức tham gia giao thông đường bộ cảu người dân
Ý thức tham gia giao thông đường bộ là hành vi, văn hóa khi tham gia giao
thông trong đó bao gồm việc hiểu biết và ý thức chấp hành các quy định
pháp luật về giao thông.
Ý thức tham gia giao thông đường bộ là sự tự giác, trách nhiệm và tôn trọng
đối với các người tham gia giao thông khác, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài
sản và môi trường.
Ý thức tham gia giao thông đường bộ là việc thực hiện đúng các nguyên tắc
an toàn giao thông, như đội mũ bảo hiểm, đi đúng phần đường, làn đường
quy định, không đi xe trên vỉa hè, đi bộ dưới lòng đường, chấp hành nghiêm
hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông, ứng xử có văn hóa khi xảy ra va chạm
giao thông.
1.3.3. Phương pháp và hình thức nâng cao ý thức tham gia giao thông đường bộ
Tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật về giao thông cho người dân,
nhất là đối tượng học sinh, sinh viên, công nhân, lao động, người lái xe
chuyên nghiệp. Tổ chức các cuộc thi, hội thi, trò chơi, sân chơi về an toàn
giao thông để nâng cao kiến thức và kỹ năng tham gia giao thông cho người
dân.
Thực thi, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm giao thông, áp dụng các biện
pháp xử phạt hành chính, hình sự, thu hồi giấy phép lái xe, tạm giữ phương
tiện, tịch thu phương tiện, thu phí... để tạo sức răn đe và giáo dục cho người
vi phạm.
Nâng cao chất lượng hạ tầng giao thông, phương tiện vận tải và dịch vụ cứu
hộ, cứu nạn. Xây dựng các mô hình an toàn giao thông tại các điểm giao cắt,
điểm mất an toàn giao thông, khu vực trước cổng trường, khu vực đông dân
cư, khu vực có nguy cơ tai nạn cao... để giảm nguy cơ va chạm và tăng mức
độ nhận diện từ xa cho người tham gia giao thông.
Phát triển và ưu tiên các loại hình giao thông công cộng, các phương tiện
thân thiện với môi trường, giảm thiểu sự phụ thuộc vào các phương tiện cá
nhân. Áp dụng các biện pháp quản lý và điều tiết giao thông hiệu quả, như
phân luồng, giới hạn tốc độ, thu phí, ưu tiên cho các phương tiện giao thông
công cộng, xe đạp, xe điện... để giảm tình trạng ùn tắc, ô nhiễm và tiết kiệm
năng lượng.
Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng, các tổ chức xã hội, các
cơ quan truyền thông và cả người dân trong việc thực hiện các chương trình,
dự án, hoạt động liên quan đến an toàn giao thông. Tạo ra sự đồng thuận,
đồng lòng, đồng tâm và đồng hành trong việc nâng cao ý thức tham gia giao
thông đường bộ.
1.3.4. Đánh giá ý thức tham gia giao thông đường bộ của người dân
Nhiều người dân không chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật
về trật tự, an toàn giao thông, như lạng lách, đánh võng, vượt đèn đỏ, không
đội mũ bảo hiểm, không có giấy phép lái xe, không có biển số xe, không có
đăng kiểm, không có bảo hiểm...
Thiếu hiểu biết về các quy định an toàn giao thông, như lấy trộm ốc vít
đường ray, chiếm dụng đường, không nhường đường cho xe cứu hoả, xe cấp
cứu, xe cảnh sát giao thông, không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của
người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông...
1.4. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý THỨC THAM GIA GIAO
THÔNG ĐƯỜNG BỘ CỦA NGƯỜI DÂN
1.4.1. Các yếu tố chủ quan
Không nắm rõ và tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về trật
tự, an toàn giao thông, như lạng lách, đánh võng, vượt đèn đỏ, không đội mũ
bảo hiểm, không có giấy phép lái xe, không có biển số xe, không có đăng
kiểm, không có bảo hiểm...
Thiếu hiểu biết về các quy định an toàn giao thông, như lấy trộm ốc vít
đường ray, chiếm dụng đường, không nhường đường cho xe cứu hoả, xe cấp
cứu, xe cảnh sát giao thông, không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của
người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông...
Thiếu ý thức trách nhiệm, tự giác và tôn trọng quyền lợi của người khác khi
tham gia giao thông, như không đội mũ bảo hiểm đảm bảo chất lượng, đi
đúng làn đường, phần đường, vạch đường, bảo đảm đi đúng tốc độ, nhường
đường, rẽ trái, rẽ phải đúng quy định, bảo dưỡng định kỳ các phương tiện,
ứng xử có văn hóa khi xảy ra va chạm giao thông...
1.4.2. Các yếu tố khách quan
Cơ sở hạ tầng giao thông còn thiếu, chưa đáp ứng được nhu cầu di chuyển
của người dân, gây ra tình trạng quá tải, ùn tắc, khó khăn trong việc điều tiết
và kiểm soát giao thông.
Hệ thống biển báo, đèn tín hiệu, vạch kẻ đường còn thiếu sót, không rõ ràng,
không đồng bộ, không phù hợp với thực tế giao thông.
Công tác quản lý, kiểm tra, xử lý vi phạm giao thông còn nhiều hạn chế,
chưa đảm bảo tính công bằng, minh bạch, kịp thời, nghiêm minh.
Công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về an toàn giao thông
còn chưa đạt hiệu quả cao, chưa thấm sâu vào ý thức của người dân.
Những yếu tố môi trường tự nhiên như: thời tiết, bão lũ, ô nhiễm không khí,
ô nhiễm môi trường, nguồn nước; yếu tố môi trường xã hội như: mặt trái của
nền kinh tế thị trường; phong tục tập quán, thói quen, tâm lý đám đông… đã
ảnh hưởng gián tiếp đến tâm lý, văn hóa giao thông của người tham gia giao
thông, văn hóa của nhà quản lý, hoạch định giao thông.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1


Nâng cao ý thức tham gia giao thông đường bộ là quá trình tác động có mục đích,
có kế hoạch nhằm chỉ ra nhứng hạn chế, khuyết điểm trong ý thức của người dân,
những thiếu hụt về tri thức, những qui định, luật về an toàn giao thông đường bộ.
Nâng cao ý thức tham gia giao thông đường bộ cần phải xác định được mục tiêu,
nội dung, phương phápp và hình thức, đánh giá cho phù hợp với người dân.
Các yếu tố ảnh hưởng đến ý thức tham gia giao thông đường bộ bao gồm: không
nắm rõ và tuân thủ các quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông; thiếu
hiểu biết về các quy định an toàn giao thông; thiếu ý thức trách nhiệm, tự giác và
tôn trọng quyền lợi của người khác khi tham gia giao thông; cơ sở hạ tầng giao
thông chưa đáp ứng được nhu cầu; hệ thống biển báo, đèn tín hiệu, vạch kẻ đường
còn thiếu sót; công tác quản lý, kiểm tra, xử lý vi phạm giao thông còn nhiều hạn
chế; công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về an toàn giao thông còn
chưa đạt hiệu quả; những yếu tố môi trường tự nhiên.

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ NÂNG CAO Ý THỨC THAM GIA GIAO


THÔNG ĐƯỜNG BỘ CỦA NGƯỜI DÂN
1.5. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.5.1. Các nghiên cứu liên quan
Văn hóa giao thông tại nước ta hiện đang là bài toán lớn, đòi hỏi lời giải cấp
thiết không chỉ từ phía các cơ quan chức năng mà còn chủ yếu xuất phát từ ý thức,
thái độ, trách nhiệm của đại bộ phận người tham gia giao thông.
Từ sự thiếu hiểu biết về pháp luật khiến cho một bộ phận xem thường tính
mạng của mình và người khác. Điều này dễ thấy ở nơi có đường càng rộng, càng
đẹp thì càng có nguy cơ xảy ra TNGT; nơi đường chật, người đông thì lại dễ gây
ùn tắc. Việc phổ cập và hướng dẫn thi hành Luật giao thông ở nhiều nơi còn mang
tính hình thức qua loa, đại khái chiếu lệ khiến cho người tham gia giao thông
không biết hoặc biết lơ mơ, gây ra những vụ TNGT đáng tiếc trong thời gian qua.
Tình trạng tiêu cực, mãi lộ của cảnh sát giao thông đâu đó, có lúc vẫn tồn tại. Hình
thức xử phạt hành chính chưa nghiêm minh và mức phạt chưa đủ mạnh vô tình
làm cho người điều khiển phương tiện không chấp hành tốt Luật giao thông,
không dừng xe khi có hiệu lệnh, khi bị đuổi bắt còn có thể gây tại nạn. Ở các đô
thị lớn, vào giờ tan tầm không khó để thấy xe cộ ùn ùn đổ ra đường, phố xá đen
kịt người, khói bụi mù mịt, thói quen “điền vào chỗ trống” một lần nữa góp phần
gia tăng ách tắc, tạo nên cảnh tượng vô cùng hỗn độn. Hành vi tham gia giao
thông của thanh thiếu niên hiện đang là vấn đề đáng báo động, đã có không ít vụ
TNGT thảm khốc xảy ra mà nguyên nhân là do phóng nhanh, vượt ẩu, sử dụng
chất kích thích, không dùng đèn báo khi chuyển hướng, không sử dụng đúng đèn
chiếu sáng xa gần, không đội mũ bảo hiểm trên các tuyến đường bắt buộc…
Để ý thức của người tham gia giao thông được nâng cao, thiết nghĩ, cấp ủy và
chính quyền các cấp cần nỗ lực hơn trong giáo dục, tuyên truyền Luật giao thông
một cách cụ thể, thường xuyên. Việc học và tuân thủ luật, ứng xử có văn hóa khi
tham gia giao thông được coi như nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi công dân. Sở
Giao thông Vận tải, Sở Giáo dục và Đào tạo, các tổ chức đoàn, hội liên quan cần
có biện pháp phối hợp với các trường trên địa bàn tuyên truyền, vận động học
sinh, sinh viên lái xe an toàn, coi đây như một môn học ngoại khóa bắt buộc. Các
cơ sở tổ chức thi sát hạch, cấp bằng lái cần hoạt động minh bạch, đúng quy định
của pháp luật. Thành lập các đội cảnh sát mô tô lưu động trước hết là phổ biến cơ
bản Luật Giao thông đường bộ, sau đó là xử lý những trường hợp cố tình vi phạm.
Có như vậy, bài toán về văn hóa giao thông mới từng bước được gỡ giải trong thời
gian tới (Hà Giang, 29/7/2023).
Tai nạn giao thông là điều không mong muốn, có thể đến với bất kì ai, vào
bất kỳ thời điểm nào khi tham gia giao thông, không phân biệt tuổi tác, nghề
nghiệp hay địa vị xã hội và để lại nhiều hệ lụy nặng nề đối với xã hội. Ở nước ta
hiện nay, tình hình tai nạn giao thông mặc dù đã từng bước được cải thiện,
song vẫn diễn biến phức tạp với số vụ, số người chết và bị thương do tai nạn
giao thông vẫn ở mức cao.
Tai nạn giao thông là điều không mong muốn, có thể đến với bất kì ai, vào
bất kỳ thời điểm nào khi tham gia giao thông, không phân biệt tuổi tác, nghề
nghiệp hay địa vị xã hội và để lại nhiều hệ lụy nặng nề đối với xã hội. Ở nước ta
hiện nay, tình hình tai nạn giao thông mặc dù đã từng bước được cải thiện,
song vẫn diễn biến phức tạp với số vụ, số người chết và bị thương do tai nạn
giao thông vẫn ở mức cao.
Với tinh thần "mình vì mọi người, mọi người vì mình", hơn lúc nào hết mỗi
người dân cần tự giác chấp hành nghiêm chỉnh Luật Giao thông để đem lại hạnh
phúc cho chính mình cũng như cho cộng đồng. Tuy bắt đầu từ những điều đơn
giản, thiết thực với mỗi người, nhưng làm sao để mọi người đều có ý thức thượng
tôn pháp luật khi tham gia giao thông lại không đơn giản. Bởi lẽ, chỉ khi nào tất cả
mọi người nâng cao ý thức và trách nhiệm, tự giác chấp hành các quy định và luật
lệ giao thông thì tai nạn mới không xảy ra (L.HÀ, 27/12/2019).
Trên phạm vi toàn quốc, tình trạng học sinh vi phạm pháp luật về an toàn giao
thông khi đi học bằng phương tiện xe máy điện, xe máy, xe mô-tô rất đáng lo ngại,
là nguyên nhân chủ yếu của phần lớn vụ tai nạn giao thông gây chết người. Theo
thống kê của lực lượng chức năng, các vi phạm phổ biến là: điều khiển phương
tiện khi chưa có giấy phép lái xe, không đội mũ bảo hiểm, dàn hàng ngang, chạy
quá tốc độ, vượt ẩu, lạng lách, đánh võng, không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín
hiệu giao thông, sử dụng điện thoại khi điều khiển phương tiện… Cục Cảnh sát
giao thông cho biết, 10 tháng đầu năm 2023, cả nước phát hiện, xử lý hơn 64.400
trường hợp học sinh vi phạm trật tự an toàn giao thông, trong đó, hơn 30.600
trường hợp chưa đủ tuổi điều khiển xe mô-tô, xe gắn máy.
Có thể thấy, phần lớn lỗi vi phạm là do hạn chế về nhận thức, ý thức của các
em. Nhiều vụ tai nạn giao thông xảy ra do kỹ năng điều khiển phương tiện của học
sinh chưa tốt, hoặc do chủ quan, thiếu kiến thức pháp luật về an toàn giao thông.
Vì vậy, việc tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho học sinh là
rất cần thiết (Anh thơ, 15/11/2023).
1.5.2. Nhận xét
Qua đó, các tác giả cho ta thấy được tầm quan trọng của việc nâng cao ý
thức tham gia giao thông đường bộ trong việc giảm thiểu tai nạn giao thông ở
nước ta.
Nâng cao ý thức tham gia giao thông đường bộ không phải là vấn đề mới
nhưng vẫn chưa được thực hiện một cách toàn diện, triệt để.
Nâng cao ý thức tham gia giao thông đường bộ cần có sự kết hợp giáo dục,
tuyên truyền từ nhiều phía: gia đình, nhà trường, xã hội.
1.6. Các khái niệm cơ bản của đề tài
1.6.1. Khái niệm về giao thông đường bộ
Đường bộ theo quy định tại khoản 1 – Điều 3 Luật Giao thông đường bộ
năm 2008 gồm:
Đường: nền đường, mặt đường, lề đường, lề phố.
Cầu đường bộ: cầu vượt sông, cầu vượt khe núi, cầu vượt trong đô thị,
cầu vượt đường sắt, cầu vượt đường bộ, cầu vượt biển và bao gồm cả
cầu dành cho người đi bộ.
Hầm đường bộ: hầm qua núi, hầm ngầm qua sông, hầm chui qua
đường bộ, hầm chui qua đường sắt, hầm chui qua đô thị và hầm dành
cho người đi bộ.
Ngoài ra còn có bến phà, cầu phao đường bộ, đường ngầm, đường
tràn.
1.6.2. Khái niệm về giải pháp nâng cao
Giải pháp là phương pháp giải quyết vấn đề, phương pháp là cách
thức nghiên cứu, tìm kiếm các phương án để giải quyết vấn đề đó. Việc tìm
ra giải pháp sẽ giúp chúng ta đạt được mục tiêu đề ra và giải quyết vấn đề
một cách triệt để.
Nâng cao nghĩa là làm tăng thêm.
Vậy giải pháp nâng cao là phương pháp giải quyết vấn đề, phương
pháp là cách thức nghiên cứu, tìm kiếm các phương án nhằm cải thiện tăng
cường, phát triển một vấn đề, một hoạt động, một kĩ năng, một chất lượng
nào đó.
1.7. Lý luận về ý thức tham gia giáo thông đường bộ của người dân
1.7.1. Mục tiêu nâng cao ý thức tham gia giao thông đường bộ
Nâng cao nhận thức về pháp luật giao thông và văn hóa giao thông an toàn.
Đây là mục tiêu cơ bản và quan trọng nhất, bởi vì nếu người tham gia giao
thông không có ý thức tự giác chấp hành pháp luật và ứng xử có văn hóa khi
tham gia giao thông, thì sẽ khó có thể đảm bảo an toàn giao thông.
Giảm tai nạn giao thông cả về số vụ, số người chết và số người bị thương.
Đây là mục tiêu cụ thể và đo lường được, nhằm giảm thiểu tối đa những hậu
quả nghiêm trọng do tai nạn giao thông gây ra cho người tham gia giao
thông, gia đình, xã hội và kinh tế.
Khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông trên các trục giao thông chính, các
đầu mối giao thông trọng điểm, tại các đô thị lớn và không để xảy ra ùn tắc
giao thông kéo dài. Đây là mục tiêu nhằm giải quyết một trong những vấn đề
nan giải của giao thông đường bộ hiện nay, đó là tình trạng ùn tắc giao
thông, gây ra nhiều phiền toái, mất thời gian, tiền bạc, năng lượng và gây ô
nhiễm môi trường.
1.7.2. Nội dung về ý thức tham gia giao thông đường bộ cảu người dân
Ý thức tham gia giao thông đường bộ là hành vi, văn hóa khi tham gia giao
thông trong đó bao gồm việc hiểu biết và ý thức chấp hành các quy định
pháp luật về giao thông.
Ý thức tham gia giao thông đường bộ là sự tự giác, trách nhiệm và tôn trọng
đối với các người tham gia giao thông khác, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài
sản và môi trường.
Ý thức tham gia giao thông đường bộ là việc thực hiện đúng các nguyên tắc
an toàn giao thông, như đội mũ bảo hiểm, đi đúng phần đường, làn đường
quy định, không đi xe trên vỉa hè, đi bộ dưới lòng đường, chấp hành nghiêm
hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông, ứng xử có văn hóa khi xảy ra va chạm
giao thông.
1.7.3. Phương pháp và hình thức nâng cao ý thức tham gia giao thông đường bộ
Tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật về giao thông cho người dân,
nhất là đối tượng học sinh, sinh viên, công nhân, lao động, người lái xe
chuyên nghiệp. Tổ chức các cuộc thi, hội thi, trò chơi, sân chơi về an toàn
giao thông để nâng cao kiến thức và kỹ năng tham gia giao thông cho người
dân.
Thực thi, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm giao thông, áp dụng các biện
pháp xử phạt hành chính, hình sự, thu hồi giấy phép lái xe, tạm giữ phương
tiện, tịch thu phương tiện, thu phí... để tạo sức răn đe và giáo dục cho người
vi phạm.
Nâng cao chất lượng hạ tầng giao thông, phương tiện vận tải và dịch vụ cứu
hộ, cứu nạn. Xây dựng các mô hình an toàn giao thông tại các điểm giao cắt,
điểm mất an toàn giao thông, khu vực trước cổng trường, khu vực đông dân
cư, khu vực có nguy cơ tai nạn cao... để giảm nguy cơ va chạm và tăng mức
độ nhận diện từ xa cho người tham gia giao thông.
Phát triển và ưu tiên các loại hình giao thông công cộng, các phương tiện
thân thiện với môi trường, giảm thiểu sự phụ thuộc vào các phương tiện cá
nhân. Áp dụng các biện pháp quản lý và điều tiết giao thông hiệu quả, như
phân luồng, giới hạn tốc độ, thu phí, ưu tiên cho các phương tiện giao thông
công cộng, xe đạp, xe điện... để giảm tình trạng ùn tắc, ô nhiễm và tiết kiệm
năng lượng.
Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng, các tổ chức xã hội, các
cơ quan truyền thông và cả người dân trong việc thực hiện các chương trình,
dự án, hoạt động liên quan đến an toàn giao thông. Tạo ra sự đồng thuận,
đồng lòng, đồng tâm và đồng hành trong việc nâng cao ý thức tham gia giao
thông đường bộ.
1.7.4. Đánh giá ý thức tham gia giao thông đường bộ của người dân
Nhiều người dân không chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật
về trật tự, an toàn giao thông, như lạng lách, đánh võng, vượt đèn đỏ, không
đội mũ bảo hiểm, không có giấy phép lái xe, không có biển số xe, không có
đăng kiểm, không có bảo hiểm...
Thiếu hiểu biết về các quy định an toàn giao thông, như lấy trộm ốc vít
đường ray, chiếm dụng đường, không nhường đường cho xe cứu hoả, xe cấp
cứu, xe cảnh sát giao thông, không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của
người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông...
1.8. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý THỨC THAM GIA GIAO
THÔNG ĐƯỜNG BỘ CỦA NGƯỜI DÂN
1.8.1. Các yếu tố chủ quan
Không nắm rõ và tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về trật
tự, an toàn giao thông, như lạng lách, đánh võng, vượt đèn đỏ, không đội mũ
bảo hiểm, không có giấy phép lái xe, không có biển số xe, không có đăng
kiểm, không có bảo hiểm...
Thiếu hiểu biết về các quy định an toàn giao thông, như lấy trộm ốc vít
đường ray, chiếm dụng đường, không nhường đường cho xe cứu hoả, xe cấp
cứu, xe cảnh sát giao thông, không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của
người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông...
Thiếu ý thức trách nhiệm, tự giác và tôn trọng quyền lợi của người khác khi
tham gia giao thông, như không đội mũ bảo hiểm đảm bảo chất lượng, đi
đúng làn đường, phần đường, vạch đường, bảo đảm đi đúng tốc độ, nhường
đường, rẽ trái, rẽ phải đúng quy định, bảo dưỡng định kỳ các phương tiện,
ứng xử có văn hóa khi xảy ra va chạm giao thông...
1.8.2. Các yếu tố khách quan
Cơ sở hạ tầng giao thông còn thiếu, chưa đáp ứng được nhu cầu di chuyển
của người dân, gây ra tình trạng quá tải, ùn tắc, khó khăn trong việc điều tiết
và kiểm soát giao thông.
Hệ thống biển báo, đèn tín hiệu, vạch kẻ đường còn thiếu sót, không rõ ràng,
không đồng bộ, không phù hợp với thực tế giao thông.
Công tác quản lý, kiểm tra, xử lý vi phạm giao thông còn nhiều hạn chế,
chưa đảm bảo tính công bằng, minh bạch, kịp thời, nghiêm minh.
Công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về an toàn giao thông
còn chưa đạt hiệu quả cao, chưa thấm sâu vào ý thức của người dân.
Những yếu tố môi trường tự nhiên như: thời tiết, bão lũ, ô nhiễm không khí,
ô nhiễm môi trường, nguồn nước; yếu tố môi trường xã hội như: mặt trái của
nền kinh tế thị trường; phong tục tập quán, thói quen, tâm lý đám đông… đã
ảnh hưởng gián tiếp đến tâm lý, văn hóa giao thông của người tham gia giao
thông, văn hóa của nhà quản lý, hoạch định giao thông.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1


Nâng cao ý thức tham gia giao thông đường bộ là quá trình tác động có mục đích,
có kế hoạch nhằm chỉ ra nhứng hạn chế, khuyết điểm trong ý thức của người dân,
những thiếu hụt về tri thức, những qui định, luật về an toàn giao thông đường bộ.
Nâng cao ý thức tham gia giao thông đường bộ cần phải xác định được mục tiêu,
nội dung, phương phápp và hình thức, đánh giá cho phù hợp với người dân.
Các yếu tố ảnh hưởng đến ý thức tham gia giao thông đường bộ bao gồm: không
nắm rõ và tuân thủ các quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông; thiếu
hiểu biết về các quy định an toàn giao thông; thiếu ý thức trách nhiệm, tự giác và
tôn trọng quyền lợi của người khác khi tham gia giao thông; cơ sở hạ tầng giao
thông chưa đáp ứng được nhu cầu; hệ thống biển báo, đèn tín hiệu, vạch kẻ đường
còn thiếu sót; công tác quản lý, kiểm tra, xử lý vi phạm giao thông còn nhiều hạn
chế; công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về an toàn giao thông còn
chưa đạt hiệu quả; những yếu tố môi trường tự nhiên.

CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT BIỆN PHẤP NÂNG CAO Ý THỨC THAM GIA GIAO
THÔNG ĐƯỜNG BỘ CỦA NGƯỜI DÂN Ở THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC
3.1. CÁC NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu
Biện pháp phải được xây dựng dựa trên mục tiêu là nâng cao ý thức tham gia giao
thông của người dân được coi là một trong những nội dung quan trọng, góp phần giảm
thiểu tai nạn giao thông và mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn


Đề xuất các biện pháp dựa trên kết quả nghiên cứu thực trạng ý thức tham gia giao
thông đường bộ của người dân, TP. Thủ Đức mà chúng tôi đã tiến hành khảo sát, nghiên
cứu. Từ đó đề xuất các biện pháp phải áp dụng được trong thực tiễn, phù hợp với điều
kiện của địa phương.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả


Đề xuất biện phấp nâng cao ý thức tham gia giao thông đường bộ của người dân ở
thành phố thủ đức phải đảm bảo mang lại hiệu quả cao, khắc phục được những hạn chế,
tồn tại trong việc tham gia giao thông của người dân, việc quản lý của cơ quan nhà nước,
cũng như cơ sở hạ tầng đường bộ.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi


Các biện pháp đề xuất phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, nguồn lực
của nhà nước và có tính thực thi cao, nhà nước, chính quyền dễ triển khai, thực hiện. Từ
đó cải thiện được ý thức tham gia giao thông của người dân thành phố Thủ Đức phù hợp
với văn hóa, điều kiện kinh tế-xã hội, giúp giảm tối thiểu tai nạn giao thông

3.2. Biện pháp nâng cao ý thức tham gia giao thông đường bộ
3.2.1. Tăng cường việc giáo dục ý thức cho người dân về an toàn giao thông ngay tại
mỗi gia đình, nơi cư trú, cơ quan, trường học
3.2.1.1. Tổ chức các chương trình giáo dục giao thông từ mầm non đến trung học cơ sở
để tạo ra ý thức giao thông từ khi còn trẻ.
Việc tổ chức các chương trình giáo dục về an toàn giao thông từ mầm non đến trung học
cơ sở là rất quan trọng để tạo ra ý thức giao thông từ khi trẻ còn nhỏ. Ở mức mầm non và
tiểu học, việc tích hợp các hoạt động giáo dục giao thông thông qua trò chơi, hoạt động
ngoại khóa và hình thức học tương tác giúp trẻ hiểu được những quy tắc cơ bản và nhận
thức về an toàn khi tham gia giao thông đường bộ. Các hoạt động này có thể bao gồm học
cách băng qua đường an toàn, nhận biết biển báo, đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp, và nhận
biết những nguy hiểm tiềm ẩn khi đi bộ hoặc đi xe. Ở mức trung học cơ sở, việc mở rộng
kiến thức về an toàn giao thông có thể thông qua việc giảng dạy về quy tắc và luật lệ giao
thông chi tiết hơn. Đồng thời, việc thảo luận về tình huống thực tế và cách xử lý an toàn
trong những tình huống giao thông khẩn cấp cũng rất quan trọng. Các hoạt động thực
hành như lái xe mô phỏng, trò chơi vai diễn, hoặc thực hiện các dự án tình nguyện về an
toàn giao thông cũng giúp học sinh áp dụng kiến thức vào thực tế. Việc tạo ra một môi
trường giáo dục liên tục từ khi trẻ còn nhỏ đến khi trở thành thanh thiếu niên không chỉ
giúp củng cố kiến thức mà còn tạo ra thói quen và nhận thức sâu sắc về an toàn giao
thông, giúp họ trở thành người tham gia giao thông có ý thức và trách nhiệm.

3.2.1.2. Sử dụng phương tiện truyền thông, truyền thông xã hội, và các chiến dịch quảng
cáo để tạo ý thức về an toàn giao thông và tuân thủ luật lệ giao thông
Việc sử dụng phương tiện truyền thông, truyền thông xã hội và các chiến dịch quảng cáo
là một cách hiệu quả để tạo ra ý thức về an toàn giao thông và tuân thủ luật lệ giao thông
đối với công chúng. Các phương tiện này có thể bao gồm:
- Chiến dịch truyền thông xã hội: Tận dụng các nền tảng truyền thông xã hội như
Facebook, Instagram, Twitter, và YouTube để lan tỏa thông điệp về an toàn giao
thông. Các video, hình ảnh, và bài viết có thể giúp tạo ý thức cho cộng đồng về việc
tuân thủ luật lệ giao thông.
- Chương trình truyền hình và phát sóng radio: Hợp tác với các đài truyền hình và đài
phát thanh để phát sóng các chương trình về an toàn giao thông. Các cuộc phỏng vấn,
chương trình thực tế, và quảng cáo trên truyền hình có thể tác động mạnh mẽ đến ý
thức của người dân.
- Chiến dịch quảng cáo sáng tạo: Tạo ra các chiến dịch quảng cáo độc đáo và ấn
tượng về an toàn giao thông. Sử dụng hình ảnh, video, và thông điệp thú vị để kêu gọi
mọi người tuân thủ luật lệ và chung tay xây dựng môi trường giao thông an toàn.
- Hợp tác với các thương hiệu và người nổi tiếng: Kết hợp với các thương hiệu, người
nổi tiếng, và các tác nhân có ảnh hưởng để lan tỏa thông điệp về an toàn giao thông.
Các diễn viên, ca sĩ, và người nổi tiếng có thể trở thành “đại sứ” cho chiến dịch này.
3.2.2. Đổi mới và sáng tạo trong việc đào tạo lái xe
Áp dụng công nghệ trong việc đào tạo lái xe có thể giúp học viên hiểu rõ hơn về quy tắc
giao thông và kỹ năng lái xe. Sử dụng các ứng dụng di động, phần mềm mô phỏng, và hệ
thống giám sát giúp tạo ra môi trường học tập tương tác và thú vị. Sử dụng thiết bị thực tế
ảo để đào tạo lái xe trong các tình huống khó khăn, như trời mưa, đêm tối, hay đường
đèo. Học viên có thể trải nghiệm thực tế mà không cần đến các tình huống nguy hiểm.
Đổi mới trong nội dung đào tạo là quan trọng. Bên cạnh kiến thức về luật lệ giao thông,
học viên cần được đào tạo về kỹ năng lái xe an toàn, kỹ thuật xử lý tình huống, và tư duy
phản xạ. Đồng thời cần tổ chức các buổi tọa đàm, hội thảo, và sự kiện với sự tham gia
của cộng đồng, các chuyên gia giao thông, và các tài xế kinh nghiệm. Chia sẻ kinh
nghiệm và học hỏi từ những người đã có nhiều năm lái xe. Tạo ý thức về tư duy an toàn,
đào tạo không chỉ về kỹ thuật lái xe, mà còn về tư duy an toàn. Học viên cần hiểu về tầm
quan trọng của việc tuân thủ luật lệ, tôn trọng người khác trên đường, và đảm bảo an toàn
cho bản thân và người khác.
3.2.3. Nâng cấp và đổi mới hệ thống biển báo giao thông
3.2.3.1. Cải thiện hệ thống biển báo và đường phố để làm cho chúng dễ hiểu và thân thiện
với người dân
Ngôn ngữ và biểu tượng rõ ràng, sử dụng ngôn ngữ đơn giản, ít từ vựng và biểu tượng rõ
ràng để truyền đạt thông điệp nhanh chóng. Màu sắc và đối tượng phù hợp, sử dụng màu
sắc rực rỡ, dễ nhìn và phù hợp với môi trường địa phương và người dân. Chuẩn hóa và
Tổng thể hóa, tạo ra một hệ thống biển báo có tính nhất quán về kích thước, màu sắc và
cách trình bày để dễ dàng nhận diện và hiểu. Tích hợp hệ thống thông tin đồng bộ, đảm
bảo các biển báo và đường phố được thiết kế để tạo thành một hệ thống thông tin đồng
bộ, không gian mở và dễ theo dõi. Thích ứng với Người sử dụng, tập trung vào người đi
bộ, thiết kế biển báo và cải thiện đường phố với mục tiêu tăng cường an toàn và thuận
tiện cho người đi bộ. Hỗ trợ người khuyết tật, đảm bảo các biển báo và thiết kế đường
phố có tính tiện lợi và thân thiện với người khiếm thị hoặc người khuyết tật. Tham gia
cộng đồng, tư vấn từ cộng đồng: Liên kết với cộng đồng để thu thập ý kiến và đề xuất từ
người dân về việc cải thiện hệ thống biển báo và đường phố. Chiến dịch thông tin và giáo
dục: Tổ chức các chương trình giáo dục để giới thiệu và giải thích về hệ thống biển báo
và đường phố mới cho người dân. Sử dụng Công nghệ, biển báo thông minh, áp dụng
công nghệ để cung cấp thông tin động trên biển báo, giúp người dân nhận thông tin mới
nhanh chóng. Ứng dụng di động và hệ thống thông tin trực tuyến, phát triển ứng dụng và
hệ thống thông tin trực tuyến cung cấp thông tin chi tiết về biển báo và đường phố. Tính
đơn giản, rõ ràng và thân thiện với người dân là yếu tố quan trọng để tạo ra một hệ thống
biển báo và đường phố hiệu quả và dễ sử dụng cho mọi người.
3.2.3.2. Đảm bảo việc đặt biển báo đúng quy định và thường xuyên kiểm tra và bảo trì
Tiến hành Kiểm tra Định kỳ: thực hiện kiểm tra định kỳ về tình trạng của các biển báo
giao thông để phát hiện sớm các biển báo bị hỏng hóc, mờ, hoặc mất tính hiệu lực. Đánh
giá hiệu quả: đánh giá xem biển báo có hiệu quả trong việc truyền đạt thông điệp và liệu
chúng có cần được thay đổi hay không. Bảo Trì và Sửa chữa thực hiện bảo trì để duy trì
chất lượng của biển báo giao thông, bao gồm làm sạch, sơn lại khi cần thiết, và thay thế
các biển báo hỏng. Xử lý kịp thời khi có biển báo bị hỏng, mất tính hiệu lực để ngăn chặn
các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra do sự thiếu thông tin. Quản lý Tài liệu và Báo
cáo, ghi chép và theo dõi: Ghi chép thông tin về việc kiểm tra, bảo trì, sửa chữa các biển
báo để có thể theo dõi và quản lý hiệu quả hơn. Báo cáo ngay khi phát hiện các vấn đề
lớn liên quan đến biển báo để có thể xử lý kịp thời. Đào tạo cho nhân viên, cung cấp đào
tạo cho nhân viên thực hiện kiểm tra và bảo trì các biển báo giao thông. Nâng cao nhận
thức cộng đồng, tăng cường thông tin và giáo dục cộng đồng về tầm quan trọng của việc
duy trì và bảo dưỡng hệ thống biển báo giao thông. Việc duy trì, kiểm tra và bảo trì định
kỳ hệ thống biển báo giao thông không chỉ đảm bảo tính an toàn mà còn nâng cao sự
thông tin hóa và hiệu quả của việc sử dụng biển báo trong giao thông đường bộ.
3.2.4. Khuyến khích người dân sử dụng phương tiện công cộng, xe đạp và đi bộ
Để khuyến khích người dân sử dụng phương tiện công cộng, xe đạp và đi bộ, có một số
biện pháp có thể thực hiện: Cải thiện Hạ tầng Giao thông, xây dựng hạ tầng phù hợp, đầu
tư vào hạ tầng phục vụ cho việc đi bộ và sử dụng xe đạp, bao gồm làm rộng vỉa hè, xây
dựng các đường dành riêng cho xe đạp và đường đi bộ. Tạo nhiều điều kiện thuận lợi hơn
cho người dùng phương tiện công cộng như các chương trình khuyến mãi, cung cấp ưu
đãi, giảm giá hoặc thẻ thành viên cho người sử dụng phương tiện công cộng hoặc đi xe
đạp. Hệ thống giao thông thông minh, phát triển các ứng dụng thông minh cung cấp
thông tin về lịch trình, tình trạng giao thông, giúp người dùng quyết định lựa chọn
phương tiện phù hợp.Tổ chức các chương trình giáo dục về lợi ích của việc sử dụng
phương tiện công cộng, xe đạp và đi bộ cho cộng đồng. Chiến dịch quảng cáo và thông
tin: Tạo ra các chiến dịch quảng cáo và thông tin về lợi ích của việc sử dụng phương tiện
công cộng và xe đạp. Cung cấp cơ sở vật chất: Xây dựng và duy trì các điểm dừng
phương tiện công cộng, khu vực đậu xe đạp an toàn và tiện ích. Chương trình khuyến mãi
công cộng: Tổ chức các chương trình sự kiện, ngày hội để tạo cơ hội cho người dân trải
nghiệm và thúc đẩy việc sử dụng phương tiện công cộng và đi bộ. Thực hiện chính sách
hỗ trợ: Chính sách hỗ trợ: Thực hiện chính sách khuyến khích sử dụng phương tiện công
cộng và xe đạp, bao gồm hỗ trợ tài chính cho người dân sử dụng các phương tiện này.
Thực hiện giải pháp tài chính: Áp dụng các giải pháp tài chính như thuế, giảm giá, hoặc
hỗ trợ tài chính để khuyến khích việc sử dụng các phương tiện này. Kết hợp các biện
pháp trên có thể giúp tạo ra môi trường thuận lợi và thúc đẩy sử dụng phương tiện công
cộng, xe đạp và đi bộ, đồng thời giảm thiểu tác động của xe cơ giới đến môi trường và đô
thị.
3.2.5. Nâng cao và đổi mới công tác quản lý ý thức tham gia giao thông đường bộ
của người dân
3.2.5.1.Hoàn thiện các quy định pháp luật
Cần có những quy định cụ Thể và rõ ràng, đặt ra các quy định cụ thể về việc điều khiển
giao thông, quy tắc ưu tiên, giới hạn tốc độ, và các quy định về an toàn cần thiết. Điều
chỉnh và bổ sung quy định, cập nhật, điều chỉnh và bổ sung quy định để phù hợp với thực
tế giao thông và xu hướng mới. Tăng cường hình phạt đối với việc vi phạm luật lệ giao
thông, đặc biệt là những hành vi nguy hiểm hoặc gây nguy hiểm cho người khác. Các quy
định pháp luật phải làm người dân là chính, phục vụ mong muốn chung của người dân,
đồng thời cứng rắn đối với những trường hợp không tuân thủ đúng quy định của pháp
luật giao thông.
3.2.5.2.Theo dõi và quản lý người tham gia giao thông bằng hệ thông tính điểm

Việc theo dõi và quản lý người tham gia giao thông thông qua hệ thống tính điểm có thể
được xem xét như một cách tiếp cận để khuyến khích tuân thủ và cải thiện hành vi tham
gia giao thông an toàn. Tuy nhiên, việc triển khai hệ thống này cần xem xét cẩn thận để
đảm bảo tính công bằng, hiệu quả và đảm bảo quyền lợi của người dùng. Hệ thống tính
điểm cần phải minh bạch và công bằng để người tham gia giao thông có thể hiểu và đánh
giá chính xác về điểm số của họ dựa trên các tiêu chí cụ thể. Cần xác định rõ ràng các
tiêu chí và quy tắc để tính điểm, bao gồm việc xử phạt, khuyến khích hay đánh giá theo
mức độ tuân thủ luật giao thông, an toàn lái xe, và thái độ trong giao thông. Sự tích hợp
công nghệ và hệ thống thông tin có thể giúp theo dõi và ghi nhận thông tin một cách
chính xác và hiệu quả, nhưng cần bảo mật thông tin cá nhân và tuân thủ quy định về bảo
vệ dữ liệu cá nhân. Một hệ thống quản lý liên quan, như việc cấp phép lái xe hoặc đăng
ký phương tiện, có thể được liên kết với hệ thống tính điểm để tăng tính hiệu quả và minh
bạch. Điều chỉnh và đánh giá lại: Hệ thống cần có cơ chế để điều chỉnh và đánh giá lại
tính điểm, cũng như cơ hội cho người dùng góp ý và phản hồi về tính công bằng và hiệu
quả của hệ thống. Công cộng và tương tác xã hội: Việc thông tin điểm số có thể được chia
sẻ công cộng hoặc thông qua các nền tảng tương tác xã hội để tạo động lực cho người
tham gia giao thông cải thiện hành vi. Hệ thống này nên kết hợp với các chương trình
giáo dục và khuyến khích để tăng cường ý thức và hiểu biết về an toàn giao thông thay vì
tập trung chỉ vào việc xử phạt. Như vậy, việc sử dụng hệ thống tính điểm để theo dõi và
quản lý người tham gia giao thông cần được xem xét một cách toàn diện với sự cân nhắc
đến các vấn đề về công bằng, bảo mật thông tin và tác động tích cực vào hành vi của
người tham gia.
3.2.5.3. Tăng cường lắp đặt hệ thông giám sát bằng camera
Việc triển khai hệ thống này cần xem xét cẩn thận và đảm bảo sự cân nhắc đến mặt pháp
lý, quyền riêng tư, và quản lý thông tin. Camera giám sát có thể giúp giảm thiểu các hành
vi vi phạm luật giao thông, giúp ngăn chặn tai nạn và tăng cường an ninh trên đường. Ghi
lại chứng cứ: Hệ thống camera có thể ghi lại hình ảnh và video về các sự kiện giao thông,
hỗ trợ trong việc xác định trách nhiệm và điều tra tai nạn. Quản lý giao thông: Dữ liệu từ
camera có thể được sử dụng để phân tích tình hình giao thông, giúp cải thiện việc quản lý
và phân luồng giao thông. Thúc đẩy tuân thủ luật giao thông: Sự hiện diện của camera có
thể làm tăng ý thức và tuân thủ của người tham gia giao thông vì sự nhìn thấy của công
cụ giám sát. Bên cạnh những ưu điểm đó chúng ta cần cân nhắc một số vấn đề về quyền
riêng tư: Việc thu thập và lưu trữ dữ liệu từ camera có thể xâm phạm đến quyền riêng tư
của người dân nếu không được quản lý cẩn thận. Chi phí việc lắp đặt và duy trì hệ thống
camera đòi hỏi chi phí không nhỏ, bao gồm cả chi phí cài đặt và bảo trì. Cần quan tâm
đến phản ứng của công chúng, một số người có thể phản đối việc theo dõi và ghi lại hành
vi của họ thông qua camera vì lo ngại về quyền riêng tư. Khả năng xử lý dữ liệu, lượng
dữ liệu lớn từ camera cần phải được xử lý hiệu quả để trở thành thông tin hữu ích và
không tạo gánh nặng cho hệ thống. Để tận dụng được ưu điểm của hệ thống giám sát qua
camera và đồng thời giảm thiểu nhược điểm, cần có sự kết hợp giữa việc lắp đặt camera
thông minh, chính sách bảo mật thông tin, và sự minh bạch trong việc sử dụng dữ liệu từ
camera để đảm bảo tính hiệu quả và công bằng.
3.3.5.4. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra
Tăng cường công tác kiểm tra và thanh tra trong lĩnh vực giao thông có thể là một cách
hiệu quả để đảm bảo tuân thủ luật giao thông và cải thiện an toàn đường phố. Tăng cường
hiện diện của công an giao thông, điều này có thể bao gồm việc tăng cường số lượng
cảnh sát giao thông hoặc các đội ngũ kiểm tra viên trên các tuyến đường quan trọng hoặc
điểm nóng về tai nạn giao thông. Cải thiện đào tạo và năng lực của các cán bộ quản lý
giao thông, đảm bảo rằng những người thực hiện kiểm tra và thanh tra có đủ kiến thức và
kỹ năng để nhận biết vi phạm luật giao thông và áp dụng các quy định một cách chính
xác và công bằng. Áp dụng công nghệ để hỗ trợ công tác kiểm tra và thanh tra, ví dụ như
hệ thống camera giám sát, máy quét biển số xe tự động hoặc các hệ thống thông tin trực
tuyến để xác định vi phạm. Thiết lập mục tiêu cụ thể cho việc kiểm tra và thanh tra, tập
trung vào việc giảm tai nạn giao thông, đảm bảo tuân thủ luật và tăng cường an toàn giao
thông. Tăng cường thông tin và tuyên truyền, thông tin về các hoạt động kiểm tra và
thanh tra cần được công bố rộng rãi để tạo ra hiệu ứng đe dọa cũng như nâng cao ý thức
và tuân thủ của người dân. Tập trung kiểm tra vào các vi phạm có nguy cơ gây nguy hiểm
cao nhất, như vi phạm vượt đèn đỏ, vi phạm tốc độ, hoặc vi phạm liên quan đến an toàn
người đi bộ. Cung cấp cơ hội để người dân có thể phản hồi về quá trình kiểm tra và thanh
tra, đồng thời tạo điều kiện để họ có thể báo cáo về hành vi vi phạm luật giao thông. Tăng
cường công tác kiểm tra và thanh tra đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng, minh bạch và công
bằng để đảm bảo rằng nó không chỉ hỗ trợ vào việc xử lý vi phạm mà còn tạo ra hiệu ứng
tích cực trong việc cải thiện an toàn giao thông và ý thức tuân thủ luật của người dân.

3.3. Khảo sát tính cấp thiết, khả thi của các biện pháp đề xuất
Để khảo sát tính cần thiết của các biện pháp nâng cao ý thức tham gia giao thông
của người dân thành phố Thủ Đức, được đề xuất chúng tôi đưa ra câu hỏi: “Anh, chị
đánh giá mức độ cần thiết của các biện pháp đề xuất?”. Kết quả thể hiện ở bảng sau:
Mức độ đánh giá (%)
Rất Không Xếp
Nội dung đánh giá Cần ít cần
cần cần bậc
thiết thiết
thiết thiết
Tăng cường việc giáo dục ý
thức cho người dân về an
toàn giao thông ngay tại mỗi 70 30 0 0 1
gia đình, nơi cư trú, cơ quan,
trường học
Đổi mới và sáng tạo trong
việc đào tạo lái xe 30 70 0 0 4

Nâng cấp và đổi mới hệ


thống biển báo giao thông 30 70 0 0 4

Khuyến khích người dân sử


dụng phương tiện công
50 50 0 0 3
cộng, xe đạp và đi bộ
Nâng cao và đổi mới công
tác quản lý ý thức tham gia
giao thông đường bộ của 60 40 0 0 2
người dân

48 52 0 .0
Giá trị trung bình

Để khảo sát tính khả thi của các biện pháp nâng cao ý thức tham gia giao thông
của người dân thành phố Thủ Đức, được đề xuất chúng tôi đưa ra câu hỏi: “Anh/chị hãy
đánh giá mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất?”. Kết quả thể hiện ở bảng sau:
Mức độ đánh giá (%)
Rất ít
Nội dung đánh giá Khả Không Xếp bậc
khả khả
thi khả thi
thi thi
Tăng cường việc giáo dục ý
thức cho người dân về an
toàn giao thông ngay tại mỗi 70 30 0 0 1
gia đình, nơi cư trú, cơ quan,
trường học
Đổi mới và sáng tạo trong
việc đào tạo lái xe 50 40 0 0 3

Nâng cấp và đổi mới hệ


thống biển báo giao thông 30 70 0 0 5

Khuyến khích người dân sử 40 60 0 0 4


dụng phương tiện công cộng,
xe đạp và đi bộ

Nâng cao và đổi mới công tác


quản lý ý thức tham gia giao
thông đường bộ của người 60 40 0 0 2
dân

Giá trị trung bình 50 50 0 0

Kết luận chương 3


Qua nghiên cứu lý luận và phân tích thực trạng, luận văn đã đề xuất 5 biện pháp
nâng cao ý thức tham gia giao thông đường bộ của người dân ở thành phố Thủ Đức. Đó
là:
-Tăng cường việc giáo dục ý thức cho người dân về an toàn giao thông ngay tại
mỗi gia đình, nơi cư trú, cơ quan, trường học…
- Đổi mới và sáng tạo trong việc đào tạo lái xe.
- Nâng cấp và đổi mới hệ thống biển báo giao thông.
- Khuyến khích người dân sử dụng phương tiện công cộng, xe đạp và đi bộ.
- Nâng cao và đổi mới công tác quản lý ý thức tham gia giao thông đường bộ của
người dân.

Các biện pháp mà đề tài đề xuất xuất phát từ thực tiễn để cải thiện ý thức tham gia
giao thông đường bộ của người dân ở thành phố Thủ Đức. Các biện pháp nêu trên có liên
quan mật thiết với nhau. Tuy nhiên, các biện pháp này được sử dụng hiệu quả nhất khi
khai thác triệt để thế mạnh riêng phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương. Căn
cứ vào đặc điểm, điều kiện của từng trường địa phương có thể tham khảo và lựa chọn
những biện pháp quản lý phù hợp nhất cho mình.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ


1. KẾT LUẬN
Trong bối cảnh tăng cường phát triển giao thông và sự phát triển của xã hội, ý thức tham
gia giao thông của người dân Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an
toàn và trật tự giao thông. Đề xuất phương pháp nâng cao ý thức tham gia giao thông của
người dân là một bước đầu quan trọng nhằm hướng tới mục tiêu này. Qua việc tìm hiểu
và phân tích các yếu tố ảnh hưởng, cùng với việc đề xuất các phương pháp cụ thể, có thể
đưa ra những giải pháp thích hợp để cải thiện ý thức và hành vi tham gia giao thông của
người dân thành phố Thủ Đức.

2. KHUYẾN NGHỊ
2.1 Cải thiện giáo dục và đào tạo:
Tăng cường chương trình giáo dục và đào tạo về giao thông từ cấp tiểu học đến đại học,
đặc biệt là việc tích hợp kiến thức về an toàn giao thông và ý thức công dân vào chương
trình giáo dục chính quy.

2.2 Tăng cường tuyên truyền và thông tin:


Xây dựng các chiến dịch tuyên truyền rộng rãi, sử dụng các phương tiện truyền thông đa
dạng để lan tỏa thông điệp về an toàn giao thông và ý thức tham gia của người dân.

2.3 Sử dụng công nghệ thông tin:


Tận dụng công nghệ để cung cấp thông tin liên tục, hỗ trợ và tăng cường ý thức thông
qua ứng dụng di động, các trang web hay các nền tảng trực tuyến.

2.4 Tăng cường kiểm tra và xử lý vi phạm:


Tăng cường quản lý và thực hiện kiểm tra, đánh giá vi phạm luật giao thông một cách
công bằng, đồng thời tạo ra các biện pháp kỷ luật phù hợp để thúc đẩy ý thức tuân thủ
luật.

2.5 Tạo sân chơi và hoạt động tích cực:


Xây dựng các chương trình và hoạt động cộng đồng, thi đua, cuộc thi hoặc các sân chơi
tạo động lực và tăng cường ý thức tham gia giao thông.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Nguyễn Ngọc Thạch (2015). Nghiên cứu các giải pháp động bộ nhằm tăng cường
an toàn giao thông đường bộ ở Việt Nam. Trường đại học giao thông vận tải.
- Ngô Thị Lệ Thủy (2010). Nghiên cứu hành vi tham gia giao thông của sinh viên
trường đại học sư phạm-đại học Đà Nằng. Đại học sư phạm-đại học Đà Nẵng.
- Dương Thị Như Hoa, Trương Tấn Đạt, Vũ Anh Tuấn (2010). Thực trạng tai nạn
giao thông đường bộ ở thành phố Hồ Chí Minh và một số biện pháp giải quyết.
Đại học công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.
- Bùi Xuân Cậy (2007), Đường đô thị và tổ chức giao thông, Nxb Giao thông vận
tải.
- Bộ Giáo dục và đào tạo - Kế hoạch số 417/KH-BGD&ĐT ngày 17/5/2019 tăng
cường công tác giáo dục an toàn giao thông trong trường học giai đoạn 2019 -
2021.
- Trần Văn Luyện (2002), 141 câu hỏi đáp về giao thông đường bộ. Nxb Công an
nhân dân.
- Lê Hoài Nam (Đai học Nha Trang-2013), Tin tức sự kiện,.Ý thức tham gia giao
thông của học sinh, sinh viên hiện nay.
- Trần Sơn (2004), Một số vấn đề cần biết về trật tự an toàn giao thông. Cục cảnh
sát giao thông đường bộ - đường sắt.
- Văn phòng Trung ương Đảng (2016), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ
XII, Nxb Chính trị quốc gia.
- Chính phủ (2019), Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 quy định xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, Hà
Nội.

PHỤ LỤC NGHIÊN CỨU


PHỤ LỤC 1: THỰC TRẠNG Ý THỨC THAM GIA GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
CỦA NGƯỜI DÂN TẠI THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC
Thực trạng nhận thức của người dân về thực hiện tham gia giao thông đường bộ
Mức độ đánh giá (%)

Không
Câu hỏi khảo sát Thường Thỉnh
Ít khi bao
xuyênMức Thoảng
độ đánh giá (%)
giờ
Rất Khá Không
Câu hỏi khảo sát Quan
Khi tham gia giao thông bạn hay
quan quan quang
để ý quan sát biên báo giao thông trọng
trọng trọng trọng
không?
Bạn có biết rằng tuân thủ quy
Bạn đã từng vi phạm luật giao
tắc giao thông và an toàn giao
thông không?Như không đội nón
thông đường bộ là quan trọng
bảo hiểm, chạy quá tốc độ cho
để đảm bảo sự an toàn của bạn
phép.....
và người khác không?
Bạn đã từng bị mắc kẹt trong tắc
Việc nâng cao ý thức tham gia
nghẽn giao thông trong thời gian
giao thông của người dân?
gần đây không?
Vệc tuyên truyền, phổ biên,
Bạn giáo
có phải
dụcdivàchuyển hàng
nâng cao ngày
tham gia
bằngthông
phươngđường
tiện bộ của người
cá nhân (xe máy,
dân?
ô tô) để đi làm hoặc hoạt động
hàng ngày khác không?
Việc kiểm tra, đánh giá ý thức
tham gia thông đường bộ của
người dân?

Thực trạng
việc tham
gia giao thông đường bộ của người dân
Thực trạng việc đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông đường bộ của người dân
Mức độ đánh giá (%)

Không
Câu hỏi khảo sát Thường Thỉnh
Ít khi bao
xuyên Thoảng
giờ

Bạn có thói quen sử dụng các


phương tiện an toàn khi tham gia
giao thông không? Như nón bảo
hiểm, dây an toán

Khi lái xe hoặc tham gia giao


thông, bạn có thường xuyên tuân
theo các quy tắc giao thông không?

Bạn có thường sử dụng cà phê,


thuốc lá hoặc chất kích thích khác
trước khi lái xe không?

Bạn đã từng bị tai nạn giao thông


trong thời gian gần đây không?

Thực trạng kiểm tra, đánh giá ý thức tham gia thông đường bộ của người dân
Mức độ đánh giá (%)

Không
Câu hỏi khảo sát Thường Thỉnh
Ít khi bao
xuyên Thoảng
giờ

Bạn đã từng bị công an giao thông


xử phạt vi phạm luật giao thông
không?

Bạn đã từng bị công an chặn kiểm


tra giấy phép lái xe hay kiểm tra
nồng độ cồn không?

Bạn đã từng bị phạt nguội vi phạm


an toàn giao thông không?

Theo bạn công an có thường xuyên


làm đúng theo luật giao thông
không?

Thực trạng việc tuyên truyền, phổ biên, giáo dục và nâng cao tham gia thông đường
bộ của người dân
Mức độ đánh giá (%)

Không
Câu hỏi khảo sát Thường Thỉnh
Ít khi bao
xuyên Thoảng
giờ

Bạn đã từng tham gia vào một


khóa học hoặc chương trình giáo
dục về giao thông đường bộ trong
1 năm không?

Bạn có thường xem xét thông tin


giao thông trên các phương tiện
truyền thông hoặc ứng dụng di
động để cập nhật tình hình giao
thông và thông tin liên quan
không?

Bạn hay ý kiến hoặc đề xuất gì để


cải thiện an toàn giao thông trong
khu vực bạn sống?

Bạn đã từng tham gia vào các


chiến dịch vận động về an toàn
giao thông hoặc các sự kiện liên
quan đến giao thông trong thời
gian gần đây không?

Thực trạng ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng đến ý thức tham gia giao thông
Mức độ đánh giá (%)

Ảnh Khá Không


Câu hỏi khảo sát Ít ảnh
hưởng ảnh ảnh
hưởng
nhiều hưởng hưởng

Sự phát triển của kinh tế- xã hội có


ảnh hưởng đến ý thức tham gia
giao thông không?

Hệ thống luật pháp, các quy định


của pháp luật có ảnh hưởng đến ý
thức tham gia giao thông không

Việc giáo dục- đào tạo có ảnh


hưởng đến ý thức giao thông
không?

Bạn cảm thấy rằng cơ sở hạ tầng


giao thông, bao gồm tình trạng
đường, biển báo, và đèn giao
thông, ảnh hưởng đến cách bạn
tham gia giao thông không?

PHỤ LỤC 2: KHẢO SÁT TÍNH CẤP THIẾT, KHẢ THI CỦA CÁC BIỆN PHÁP ĐỀ
XUẤT
Khảo sát tính cần thiết của các biện pháp nâng cao ý thức tham gia giao thông của người
dân thành phố Thủ Đức
Mức độ đánh giá (%)
Rất Không Xếp
Nội dung đánh giá Cần ít cần
cần cần bậc
thiết thiết
thiết thiết
Tăng cường việc giáo dục ý
thức cho người dân về an
toàn giao thông ngay tại mỗi
gia đình, nơi cư trú, cơ quan,
trường học
Đổi mới và sáng tạo trong
việc đào tạo lái xe

Nâng cấp và đổi mới hệ


thống biển báo giao thông

Khuyến khích người dân sử


dụng phương tiện công
cộng, xe đạp và đi bộ

Nâng cao và đổi mới công


tác quản lý ý thức tham gia
giao thông đường bộ của
người dân

Giá trị trung bình


Khảo sát tính khả thi của các biện pháp nâng cao ý thức tham gia giao thông của người
dân thành phố Thủ Đức
Mức độ đánh giá (%)
Rất ít
Nội dung đánh giá Khả Không Xếp bậc
khả khả
thi khả thi
thi thi
Tăng cường việc giáo dục ý
thức cho người dân về an
toàn giao thông ngay tại mỗi
gia đình, nơi cư trú, cơ quan,
trường học
Đổi mới và sáng tạo trong
việc đào tạo lái xe

Nâng cấp và đổi mới hệ


thống biển báo giao thông

Khuyến khích người dân sử


dụng phương tiện công cộng,
xe đạp và đi bộ

Nâng cao và đổi mới công tác


quản lý ý thức tham gia giao
thông đường bộ của người
dân

Giá trị trung bình

You might also like