You are on page 1of 18

2.

3 Đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Cần Thơ
2.3.1 Đánh giá theo đại diện phía cung và cầu
2.3.1.1 Đánh giá theo đại diện phía Cung
Đối với đại diện phía Cung, đã tham khảo kết quả đánh giá của Thạc sỉ Huỳnh
Thị Bảo Trâm đã khảo sát từ các đại diện các công ty lữ hành, vận chuyển,
khách sạn, hàng không về các nguồn lực thừa hưởng, nguồn lực sáng tạo, nhân
tố và nguồn lực hỗ trợ, quản lý điểm đến và điều kiện cầu theo hệ thống các chỉ
số của Dwyer và Kim tại địa bàn thành phố Cần Thơ.
Cách đánh giá này là dựa trên thang điểm từ 1 đến 5, nếu đánh giá cao nhất
là 5 điểm, thấp nhất là 1 điểm với trọng số như nhau.
Đối với đại diện phía cung, chúng tôi đã phát 85 phiếu điều tra và thu về 58
phiếu. Thời gian thực hiện điều tra là từ ngày 9/5 đến ngày 31/7/2013. Cụ thể
như sau:
+ Đánh giá về nguồn lực thừa hưởng:
Qua kết quả điều tra tổng hợp ý kiến đại diện phía Cung cho rằng, thành phố
Cần Thơ có nguồn lực về “khí hậu thuận lợi” cho phát triển du lịch, tức là trên
mức “hài lòng”. Ngoài ra, chỉ tiêu cũng đƣợc đánh giá cao tiếp theo là “đa
dạng ẩm thực” và “cảnh quan thiên nhiên” với điểm trung bình là 3.50 điểm,
“vườn du lịch” là 3.33 điểm. Chỉ tiêu đánh giá thấp nhất là “các di tích lịch sử
bao gồm cả bảo tàng” với điểm trung bình là 2.90 điểm. Chỉ tiêu “nghệ thuật
truyền thống” được đánh giá không cao 2.97 điểm so với các chỉ tiêu khác của
nguồn lực thừa hưởng

Biểu đồ về nguồn lực thừa hưởng - Đại diện phía Cung


Từ kết quả điều tra và thực tế cho thấy thành phố Cần Thơ có điều kiện khí hậu
thuận lợi cho du lịch phát triển, thời tiết ổn định, có 2 mùa chính trong năm là
mùa mưa và mùa khô, đặc biệt số giờ nắng ở Cần Thơ khá cao (trung bình
2.300 – 2.500 giờ/năm) là điều kiện thuận lợi thu hút khách du lịch trong và
ngoài nước, đặc biệt là khách nước ngoài đi trú đông, đồng thời là nơi thuận lợi
để tổ chức các hoạt động du lịch
+ Đánh giá nguồn lực sáng tạo:

Biểu đồ về nguồn lực sáng tạo - Đại diện phía Cung


Từ biểu cho thấy, có 4/17 chỉ số đánh giá dƣới trung bình, có 13/17 chỉ số trên
trung bình. Các ý kiến đại diện phía cung đánh giá cao về chỉ tiêu “chất
lượng/hiệu quả sân bay” và “thông tin, hƣớng dẫn du lịch” với số điểm lần
lƣợt là 3.16 và 3.14. Chỉ tiêu đánh giá thấp nhất là “các hoạt động mạo hiểm”
với 2.21 điểm. Thật vậy, Cần Thơ có sân bay Trà Nóc với cơ sở hạ tầng đƣợc
đầu tƣ phát triển và ngày càng mở nhiều tuyến bay mới thu hút khách du lịch
trong, ngoài nƣớc. Bên cạnh đó, thông tin và hƣớng dẫn du lịch đƣợc cung cấp
đầy đủ và kịp thời cho khách du lịch tại các công ty lữ hành, hãng hàng không,
cơ sở lƣu trú,…Nếu so với điểm số trung bình của nguồn lực thừa hƣởng thì
nguồn lực sáng tạo thấp điểm hơn, vậy nên du lịch Cần Thơ cần tập trung hơn
nữa để khai thác những yếu tố trong nguồn lực sáng tạo, đặc biệt là các sản
phẩm du lịch mới, đặc trƣng, hấp dẫn đối với khách du lịch.
+ Đánh giá các nhân tố và nguồn lực hỗ trợ: Qua kết quả điều tra nhận thấy, tất
cả các chỉ tiêu có số điểm số trên trung bình. Quan sát biểu đồ bên dƣới thấy
rằng, điểm trung bình cao nhất là 3.09 đối với chỉ số “an toàn/an ninh cho du
khách”, điểm trung bình thấp nhất là “khoảng cách/thời gian bay từ nơi khách
cƣ trú” 2.53 điểm. 60Chỉ tiêu “liên hệ điểm đến và kinh doanh du lịch” cũng
đƣợc đánh giá cao 3.03 điểm. Do đó, du lịch thành phố Cần Thơ cần phát huy
thế mạnh và mở nhiều tuyến bay nội địa, quốc tế để phục vụ, đáp ứng nhu cầu
của khách du lịch.

Biểu đồ về nguồn lực hỗ trợ - Đại diện phía Cung


Vì vậy, các nhân tố và nguồn lực hỗ trợ có số điểm trung bình thấp hơn số
điểm của nguồn lực thừa hƣởng và nguồn lực sáng tạo. Do đó, để nâng cao
cạnh tranh điểm đến, du lịch Cần Thơ cần tập trung hơn nữa các yếu tố trong
nguồn lực hỗ trợ để thu hút và giữ chân khách du lịch.
+ Đánh giá về quản lý điểm đến:
Qua kết quả điều tra cho thấy, có 7/37 chỉ số đƣợc đánh giá cao với 3 điểm trở
lên, có 30/37 chỉ số đƣợc đánh giá trên trung bình từ 2.55 điểm trở lên. Bảy chỉ
số đƣợc đánh giá cao, trong đó chỉ số đƣợc đánh giá cao nhất là “uy tín của cơ
quan du lịch trong việc thu hút du lịch”, “nhận thức tầm quan trọng của khu
vực công với phát triển du lịch”, “trợ giúp cộng đồng đối với các sự kiện đặc
biệt”, “năng lực quản lý doanh nghiệp du lịch”, “ lập tour du lịch trọn gói trải
nghiệm điểm đến cho khách du lịch”, hai chỉ tiêu bằng số điểm là “giao tiếp
giữa khách du lịch và ngƣời dân địa phƣơng” và “thái độ phục vụ của
nhân viên xuất nhập cảnh/hai quan”. Qua đó, cần nâng cao về ý thức giao tiếp
giữa khách du lịch với ngƣời dân địa phƣơng hơn nữa.
Bảy chỉ số tiếp theo đƣợc đánh giá ở mức khá cao từ 2.9 đến 2.97, trong đó cao
nhất là “nhận thức tầm quan trọng của khu vực tƣ nhân với phát triển du lịch”,
thấp nhất là chỉ số “thủ tục nhập cảnh/hải quan thuận lợi”. Do vậy, để nâng cao
năng lực cạnh tranh về du lịch thì thành phố Cần Thơ cần nâng cao chất lƣợng
nguồn nhân lực. Mƣời chỉ số có số điểm khá từ 2.81 đến 2.88, trong đó năm
chỉ số có số điểm 62trung bình cao nhất bằng nhau là “mở rộng đầu tƣ nƣớc
ngoài vào ngành du lịch”, “cam kết của khu vực tƣ nhân đối với đào tạo du
lịch”, “ủng hộ của ngƣời dân địa phƣơng đối vơi phát triển du lịch”, “mặt hàng
mua sắm tƣơng xứng với số tiền bỏ ra”, “môi trƣờng đầu tƣ phát triển du
lịch”.
Mƣời ba chỉ số còn lại từ 2.55 đến 2.79, trong đó cao nhất là điểm trung bình
của chỉ số “tầm nhìn điểm đến thể hiện giá trị cổ đông và “trải nghiệm điểm
đến tƣơng xứng với số tiền bỏ ra”. Thấp nhất là chỉ số “chất lƣợng đầu vào
nghiên cứu đối với chính sách du lịch”. Tóm lại, điểm số của các chỉ tiêu trong
Quản lý điểm đến cao hơn so với điểm trung bình trong chỉ tiêu Nguồn lực
sáng tạo, Nguồn lực hỗ trợ, nhƣng thấp hơn so với điểm số trong Nguồn lực
thừa hƣởng. Do đó, để nâng cao cạnh tranh du lịch nhƣ một điểm đến thì thành
phố Cần Thơ cần tập trung hơn cho các yếu tố về nguồn lực sáng tạo, nguồn
lực hỗ trợ, đồng thời phát huy những nguồn lực thừa hƣởng và tăng cƣờng giải
pháp đối với các chỉ số trong công tác quản lý điểm đến
+ Đánh giá về điều kiện cầu:
Qua biểu đồ thấy rằng đại diện phía Cung đánh giá khá cao về Điều kiện
cầu, cao nhất là chỉ tiêu về “hình ảnh điểm đến nói chung”, thấp nhất là chỉ tiêu
“phù hợp giữa sản phẩm điểm đến và sở thích của du khách”. Điều này cho
thấy, du lịch Cần Thơ nói chung thu hút nhiều khách du lịch vì vị trí trung tâm
và sự phát triển của một đô thị miền Tây, dù vậy khi nói đến du lịch Cần Thơ
dƣới góc nhìn của đại diện phía cung vẫn chƣa có một sản phẩm đặc trƣng.
Nếu so với điểm số nguồn lực sáng tạo, nguồn lực hỗ trợ và quản lý điểm đến
thì điểm số trung bình của điều kiện cầu cao hơn, nhƣng vẫn thấp hơn điểm số
trung bình của chỉ số trong nguồn lực thừa hƣởng.
Nhìn chung, các chỉ số theo đánh giá của đại diện phía Cung tƣơng đối cao,
đặc biệt là nguồn lực thừa hƣởng, thấp nhất là một số chỉ số trong nguồn lực
sáng tạo. Thực tế cho thấy, để nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến thì du
lịch ở thành phố Cần Thơ cần tập trung hơn nữa việc đầu phát triển phƣơng
tiện hàng không, đồng thời cần đầu tƣ phát triển các yếu tố khác của nguồn lực
sáng tạo nhƣ “các hoạt động dƣới nƣớc”, “công viên chủ đề/giải trí”…
2.3.1.2 Đánh giá theo đại diện phía Cầu:
Đối với đại diện phía cầu, tƣơng tự đại diện phía Cung, khảo sát được 100
phiếu, thu đƣợc 58 phiếu gồm khách nội địa, quốc tế từ các tỉnh thành trong cả
nƣớc đi du lịch tại Cần Thơ và một số khách tại Cần Thơ, qua đó có cái nhìn
khách quan về các nguồn lực, làm cơ sở cho các giải pháp ở chƣơng kế tiếp.
Bên cạnh đó, chúng tôi còn lấy ý kiến của đại diện phía cầu về chất lƣợng
hƣớng dẫn viên du lịch, với kết quả đánh giá là hƣớng dẫn viên nhiệt tình
46.55% và có trình độ chuyên môn Giỏi 36.21% (phụ lục 2.12).Thời gian thực
hiện điều tra là từ ngày 9/5 đến ngày 31/7/2013. Cụ thể nhƣ sau:
+ Đánh giá về nguồn lực thừa hƣởng: Đại diện phía Cầu đánh giá khá cao chỉ
tiêu “đa dạng ẩm thực”, thật vậy Cần Thơ là nơi tập trung ngƣời Hoa, ngƣời
Kinh và một số ngƣời Khmer sinh sống nên có sự đa dạng về ẩm thực. Thấp
nhất đƣợc đại diện phía cầu đánh giá là điểm số chỉ tiêu “sạch sẽ và vệ sinh
điểm đến”. Các chỉ số còn lại tƣơng đối cao lần lƣợt là “vƣờn du lịch”, “làng
cổ dân gian/di tích văn hóa”, “các di tích lịch sử gồm bảo tàng”, “nghệ thuật
truyền thống”, “động thực vật”, tiếp đến hai chỉ tiêu có điểm trung bình bằng
nhau là “thiên nhiên hoang sơ”, “cảnh quan thiên nhiên”. Hai chỉ tiêu tiếp theo
“đặc điểm nghệ thuật và kiến trúc”, “khí hậu thuận lợi cho du lịch” có số điểm
trung bình bằng nhau.
+ Đánh giá nguồn lực sáng tạo: Qua biểu đồ 2.7 thấy rằng, “chất lƣợng/tính đa
dạng của dịch vụ thực phẩm” đƣợc đánh giá cao nhất, thấp nhất là điểm số của
chỉ tiêu “các hoạt động mạo hiểm”. Bởi vì, so với các tỉnh thành khác ở đồng
bằng sông Cửu Long thì Cần Thơ tập trung các trung tâm mua sắm đa dạng,
phong phú nhƣ: Co.op mart, Nguyễn Kim, Metro,…. Tuy nhiên, hiện Cần Thơ
chƣa có các loại hình du lịch mạo hiểm nên hoạt động này cần đầu tƣ để thu
hút khách du lịch. Mƣời lăm chỉ số còn lại đƣợc đại diện phía cầu đánh giá khá
cao từ 2.86 điểm đến 3.50 điểm, trong đó chỉ số đƣợc đánh giá cao là “chất
lƣợng/tính đa dạng của cơ sở lƣu trú”, bởi Cần Thơ là trung tâm của vùng Tây
Nam bộ, là thành phố trực thuộc trung ƣơng, tập trung đa dạng, phong phú các
cơ sở giáo dục uy tín nên việc phát triển hệ thống cơ sở lƣu trú là điều tất yếu.
Kế tiếp là các chỉ số về “hiệu quả vận chuyển” và “hoạt động mua sắm đa
dạng” với số điểm trung bình khá cao lần lƣợt 3.48 và 3.45 điểm.
Hơn nữa “thông tin và hƣớng dẫn du lịch” (3.43) cũng đƣợc đại diện phía cầu
đánh giá cao, các công ty, hãng lữ hành ở Cần Thơ ngày càng tăng về số lƣợng
lẫn chất lƣợng và các chƣơng trình du lịch ở các công ty, hãng lữ hành cũng
ngày càng đa dạng, đáp ứng đƣợc nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch
trong, ngoài nƣớc, tiếp đến là “khả năng tiếp cận khu vực thiên của
khách”(3.41).
Chỉ số tiếp theo “chất lƣợng/hiệu quả sân bay” và “các phƣơng tiện giải trí”,
lần lƣợt có điểm trung bình là 3.36, 3.34. Tám chỉ số còn lại có điểm trung
bình từ 2.86 đến 3.17 điểm. Vì vậy, nguồn lực sáng tạo có số điểm trung bình
thấp hơn so với nguồn lực thừa hƣởng, điều này cho thấy khách du lịch đánh
giá khá cao các yếu tố trong nguồn lực thừa hƣởng, nên du lịch Cần Thơ nên
tập trung khai thác, đầu tƣ các yếu tố trong nguồn lực sáng tạo, đặc biệt là loại
hình du lịch mạo hiểm.
+ Đánh giá các nhân tố và nguồn lực hỗ trợ:
Quan sát biểu đồ cho thấy, chỉ số có điểm trung bình cao nhất là “an toàn/an
ninh cho du khách”. Tiếp đến là chỉ số “khoảng cách/thời gian bay từ nơi khách
cƣ trú”, “liên hệ với thị trƣờng nguồn trọng điểm” và “hệ thống bƣu chính
viễn thông cho khách du lịch”. Vì trong phạm vi nghiên cứu của đề tài tại Cần
Thơ nên bỏ qua chỉ số “yêu cầu thị thực”. Năm chỉ số còn lại có số điểm trung
bình tƣơng đối cao lần lƣợt là “liên hệ giữa điểm đến và kinh doanh du lịch”,
“tần suất/năng lực tiếp cận vận chuyển”, “tiếp cận tổ chức tài chính và phƣơng
tiện đổi tiền chất lƣợng”, “các cơ sở, phƣơng tiện y tế/chăm sóc sức khỏe phục
vụ khách du lịch” và thấp nhất là chỉ số trung bình của “các chuyến bay trực
tiếp”. Nhìn chung, các chỉ số của “các nhân tố và nguồn lực hỗ trợ” có số điểm
trung bình thấp hơn nguồn lực sáng tạo và nguồn lực thừa hƣởng. Do đó, để
nâng cao năng lực cạnh tranh thì du lịch thành phố Cần Thơ cần tập trung hơn
nữa các yếu tố của nguồn lực hỗ trợ, đặc biệt chỉ số “các chuyến bay trực
tiếp”, nên mở rộng nhiều tuyến bay hơn nữa để thu hút khách du lịch nội địa và
quốc tế đến Cần Thơ

+ Đánh giá về quản lý điểm đến:


Qua điều tra cho thấy, điểm số chỉ tiêu cao nhất là “trải nghiệm điểm đến
tƣơng xứng với số tiền bỏ ra”, thấp nhất là chỉ tiêu “sử dụng thƣơng mại điện
tử trong ngành du lịch”. Năm chỉ số tiếp theo cũng tƣơng đối cao từ 3.3 đến
3.40 lần lƣợt là “tiêu chuẩn dịch vụ đƣợc thực hiện tốt”, “nhận thức tầm quan
trọng của khu vực công với phát
triển du lịch bền vững”, “lãnh đạo/cam kết của Chính phủ đối với du lịch”,
“đào tạo du lịch đáp ứng nhu cầu của khách du lịch”, “ủng hộ của ngƣời dân
đối với phát triển du lịch”. Trong đó, chỉ số đƣợc đại diện phía cầu đánh giá
cao nhất là “tiêu chuẩn dịch vụ đƣợc thực hiện tốt”, thấp nhất là “lãnh đạo/cam
kết của Chính phủ đối với du lịch”, “đào tạo du lịch đáp ứng nhu cầu của khách
du lịch”, “ủng hộ của ngƣời dân đối với phát triển du lịch”. Thực tế cho thấy,
thành phố Cần Thơ có tài nguyên phát triển du lịch và tiêu chuẩn dịch vụ đƣợc
thực hiện tốt. Mƣời bốn chỉ số tiếp theo có điểm số từ 3.20 đến 3.27, trong đó
chỉ số cao nhất là 3.29 là chỉ tiêu “trợ giúp cộng đồng đối với các sự kiện đặc
biệt”, “lập tour trọn gói trải nghiệm điểm đến cho khách”, “chƣơng trình phát
triển du lịch cho ngƣời dân địa phƣơng”. Thấp nhất là chỉ tiêu “tuân thủ
nguyên tắc đạo đức trong kinh doanh du lịch”. Mƣời sáu chỉ số còn lại từ 3
điểm đến 3.19, trong đó điểm số đƣợc đánh giá cao nhất là” “môi trƣờng đầu
tƣ phát triển du lịch”, thấp nhất là điểm số của chỉ tiêu “đáp ứng nhu cầu cộng
đồng”. Tóm lại, theo đánh giá của đại diện phía Cầu thì chỉ tiêu trong Quản lý
điểm đến đƣợc đánh giá cao nhất là “trải nghiệm điểm đến tƣơng xứng với số tiền
bỏ ra”, thấp nhất là chỉ tiêu “sử dụng thƣơng mại điện tử trong ngành du lịch”. Vì
vậy, có thể thấy giá cả cho các dịch vụ du lịch ở Cần Thơ đƣợc khách du lịch hài
lòng, vì tƣơng xứng với số tiền bỏ ra. Tuy nhiên, để nâng cao năng lực cạnh tranh
du lịch thì Cần Thơ cần đầu tƣ hơn nữa công nghệ thông tin trong việc kinh
doanh, quảng bá, xúc tiến du lịch. So với các chỉ tiêu khác thì chỉ tiêu Quản lý
điểm đến cao hơn chỉ tiêu của các nhân tố và nguồn lực hỗ trợ, thấp hơn nguồn lực
sáng tạo và nguồn lực thừa hƣởng. Do đó, du lịch Cần Thơ cần tập trung đầu tƣ
hơn nữa về các chỉ tiêu của nguồn lực hỗ trợ và tăng cƣờng trong công tác
quản lý điểm đến để thu hút khách du lịch trong, ngoài nƣớc
+ Đánh giá về điều kiện cầu

Theo kết quả của biểu đồ thấy rằng, điểm số trung bình của Điều kiện cầu khá
cao, trong đó đại diện phía Cầu đánh giá cao nhất là chỉ tiêu “nhận biết về cung
sản phẩm cụ thể của điểm đến”, thấp nhất là “ nhận biết về điểm du lịch”, qua
đó cho thấy khách du lịch thƣờng tìm hiểu kỹ những sản phẩm, dịch vụ trƣớc
khi đi đến tham quan thành phố Cần Thơ, tuy nhiên có những địa điểm, sản
phẩm có thể khai thác du lịch, nhƣng công tác quảng bá, tuyên truyền chƣa
đƣợc quan tâm thích đáng chẳng hạn Bƣng đá nổi, lung Cột cầu, dâu Hạ
Châu….. Qua kết quả khảo sát cho thấy, đại diện phía cầu đánh giá điều kiện
cầu thấp hơn các nguồn lực còn lại, tuy nhiên điểm số trung bình thấp nhất là
yếu tố của chỉ số trong Quản lý điểm đến.
2.3.2 Đánh giá theo mô hình SWOT
 Điểm mạnh
Nguồn lực thừa hưởng:
+ Khí hậu thuận lợi cho phát triển du lịch, một có hai mùa mƣa và khô, đặc
biệt là số giờ nắng trong năm khá cao khoảng 2.300- 2.500 giờ/năm, cao nhất
nhì ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long (sau Tiền Giang). Đây là điều kiện
thuận lợi tổ chức các hoạt động du lịch và thu hút khách du lịch nƣớc ngoài
nƣớc ngoài.
+ Đa dạng ẩm thực: Cần Thơ ở vị trí thuận lợi, là trung tâm khu vực đồng bằng
sông Cửu Long nên tập trung ẩm thực của nhiều tỉnh thành và ẩm thực của các
dân tộc anh em Hoa, Khmer.
- Nguồn lực sáng tạo:
+ Chất lƣợng/hiệu quả sân bay: là lợi thế của du lịch Cần Thơ so với đối thủ
cạnh tranh trong khu vực, vì sân bay Trà Nóc mới đƣợc đầu tƣ mới và tƣơng
lai sẽ mở nhiều chuyến bay trong và ngoài nƣớc.
+ Chất lƣợng /tính đa dạng của cơ sở lƣu trú: đƣợc khách du lịch đánh giá cao,
vì Cần Thơ là trung tâm của vùng đồng bằng sông Cửu Long, nên tập trung đa
dạng, phong phú các loại hình cơ sở lƣu trú.
- Quản lý điểm đến: Uy tín của cơ quan du + Chƣa có sự phù hợp giữa sản
phẩm điểm điểm đến tƣơng xứng với số tiền bỏ ra là trong những ƣu thế của
du lịch thành phố Cần Thơ
- Điều kiện cầu: Đối với khách du lịch nhận biết về điểm du lịch và hình ảnh
điểm đến nói chung là thế mạnh của du lịch Cần Thơ.
 Điểm yếu:
-Nguồn lực thừa hưởng:
+ Các di tích lịch sử bao gồm bảo tàng, không phải là thế mạnh của du lịch Cần
Thơ, bởi hiện di tích lịch sử ở Cần Thơ với số lƣợng ít so với các tỉnh thành
nhƣ Tiền Giang, An Giang, Kiên Giang.
+ Đại diện phía cầu đánh giá không cao tiêu chí sạch sẽ và vệ sinh điểm đến,
tuy nhiên so với các tỉnh thành khác trong khu vực, Cần Thơ tốt hơn về tiêu chí
này.
- Nguồn lực sáng tạo:
+ Các hoạt động mạo hiểm dành cho du
lịch chƣa đƣợc đầu tƣ và phát triển.
+ Các phƣơng tiện thể thao (Golf,
Tennis) cần đƣợc chú ý đầu tƣ.
- Quản lý điểm đến:
+ Chất lƣợng đầu vào nghiên cứu đối với chính sách du lịch chƣa đƣợc triệt
để.
+ Chính sách du lịch xã hội (với ngƣời già, ngƣời tàn tật…) chƣa đƣợc quan
tâm
- Điều kiện cầu:
+ Đối với khách du lịch nhận biết về điểm đến chƣa cao, do công tác xúc tiến,
quảng bá còn hạn chế.
+ Chƣa có sự phù hợp giữa sản phẩm điểm đến và sở thích của du khách. Hay
nói một cách khác sản phẩm du lịch chƣa định vị đƣợc thị trƣờng mục tiêu

 Cơ hội:
- Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Tổng cục du lịch và Sở văn hóa du
lịch
- Xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, thúc đẩy du lịch phát triển, tăng khả
năng thu hút đầu tư nước ngoài
- Thu nhập và mức sống của người dân ngày càng cao: khi thu nhập bình quân
của người dân tăng lên thì chi tiêu cho tiêu dùng hàng ngày và giải trí đều tăng
lên. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của tất cả các ngành, các
lĩnh vực trong đó có du lịch.
- Hệ thống cảng biển và sân bay quốc tế với hệ thống quy mô lớnn đang được
đầu tư và sắp đưa vào hoạt động: mở rộng cảng hàng không quốc tế Cần Thơ,
quy hoạch thành phố sân bay với 10.000 ha, các cảng biển lớn đang được đầu
tư. Đây là những cơ hội rất lớn để Cần Thơ phát triển về du lịch
 Thách thức:
- Mức độ cạnh tranh ngày càng cao giữa các điểm đến trong khu vưc ĐBSCL:
Do sự phát triển tương tự vì cùng dựa trên những tài nguyên du lịch giống
nhau, trình độ quản lý tương đương nhau nên giữa các địa phương không tránh
khỏi sự cạnh tranh trong việc thu hút khách nhưng mỗi tỉnh đều có thế mạnh,
tiềm năng riêng như: Tiền Giang, Vĩnh Long có thế mạnh vượt trội về du lịch
vườn, sông nước; Kiên Giang, Cà Mau, Trà Vinh, Bến Tre có du lịch biển,
rừng; An Giang có núi Sam, chùa Bà, văn hóa Chăm; thành phố Cần Thơ cũng
có thế mạnh về du lịch vườn, sông nước và có vị trí trung tâm, có cơ sở hạ tầng
du lịch khá nhất vùng có thể trở thành trung tâm hội nghị, hội thảo quốc gia và
quốc tế.
- Tác động của thiên tai, biến đổi khí hậu, suy thoái tài nguyên, triều cường,
thời tiết bất thường đó là 1 thách thức lớn đối với điểm du lịch Cần Thơ, vùng
ĐBSCL
+ Do ảnh hưởng Covid 19, hoạt động du lịch bị ảnh hưởng khá nặng nề, Ước
năm 2021, tổng số khách đến thành phố là hơn 2,1 triệu lượt, đạt 34,2% khách,
giảm 62,2% so với năm 2020.
+  Doanh nghiệp du lịch phải đóng cửa, tạm ngưng hoạt động, lao động mất
việc, chuyển nghề để lo cuộc sống. Đến nay, nguồn lực doanh nghiệp du lịch
rất khó khăn, lao động phân tán,….
- Du lịch phát triển sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và đời sống văn hóa:
+ Tình trạng ô nhiễm môi trường gia tăng, đặc biệt là ô nhiễm do rác thải đang
trực tiếp gây ra những tác động xấu, “ngăn” du khách đến với vùng đô thị sông
nước Cần Thơ
+ Du lịch phát triển kéo theo đó là gây ra tiếng ồn từ các phương tiện giao
thông và du khách có thể gây phiền hà cho cư dân địa phương và các du khách
khác kể cả động vật hoang dã.
+ Sự phát triển du lịch làm gia  tăng  nạn  buôn bán đồ cổ trái phép, nạn cướp
dật, ảnh hưởng tới đời sống văn hóa người dân.

+Du lịch phát triển làm du nhập thêm những nền văn hóa mới. Do vậy làm xói
mòn văn hóa, bản sắc dân tộc.

+ Do khách du lịch đa số từ nơi khác tới nên có thể không hiểu rõ những quy
tắc, chuẩn mực chung điểm đến làm ảnh hưởng tới tuần phong mỹ tục của dân
cư địa phương.
Chiến lược ST:

S1+T1: Khai thác hiệu quả các tài nguyên du lịch, tạo nét khác biệt và đặc
trưng cho TP. Cần Thơ

S5+T1: Nâng cao chất lượng dịch vụ để thu hút khách du lịch

Chiến lược WT:

W2+T2: tích cực phòng chống dịch bệnh, đồng thời với việc bảo vệ cảnh quan
môi trường

W4+T1: tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng các nhân viên và cán bộ
ngành du lịch

3.1 Định hướng phát triển du lịch đồng bằng sông Cửu Long
Theo đề án phát triển du lịch tại đồng bằng sông Cửu Long năm 2020 quan
điểm phát triển đã được xác định là : “ đưa du lịch trở thành ngành kinh tế có
đóng góp thực sự quan trọng vào công cuộc phát triển đất nước, góp phần tích
cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, và nỗ lực xóa đói giảm nghèo
cho người dân, đảm bảo an ninh quốc phòng và góp phần đa dạng hóa sản
phẩm du lịch của cả nước, nâng cao vị thế du lịch trên cơ sở khai thác có hiệu
quả và bền vững những lợi thế vị trí và tài nguyên của vùng”. Đề án cũng nêu
rõ “ sản phẩm du lịch du lịch đặc thù của vùng đồng bằng sông Cửu Long là du
lịch tham quan sông nước miệt vườn kết hợp nghỉ tại nhà dân, du lịch văn hóa
tìm hiểu văn hóa các dân tộc tại địa phương, du lịch sinh thái, tham quan
nghiên cứu các hệ sinh thái đa dạng của vùng…”

Du lịch nông thôn phát triển góp phần đa dạng hóa các ngành nghề nông thôn,
tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, tăng thu ngân sách, tạo điều kiện
nâng cao mức sống cho người dân nông thôn, gìn giữ truyền thống văn hóa của
địa phương. Hiện nay các sản phẩm du lịch của đông bằng sông Cửu Long
chưa có sự khác biệt. Đó là vì điều kiện tự nhiên, mối trường sinh thái, cảnh
quan giữa các địa phương trong vùng ít có sự khác biệt nên để tạo ra sự khác
biệt là rất khó. Mặt khác, do mỗi điểm đến có quy mô nhỏ nên việc đón các
đoàn khách đông cũng rất khó. Để kéo dài thời gian lưu trú của khách và giúp
người dân tăng thu nhập thì ngoài việc phát triển các khu du lịch, vùng đồng
bằng sông Cửu Long có thể phát triển các sản phẩm du lịch nông thôn như:

- Tổ chức cho du khách lưu trú ở các nhà nghỉ theo mô hình nhà của nông dân
với các cây trồng, vật nuôi, nông cụ và vật dụng cổ truyền….Khách đến ở đây
sẽ được thấy và được sống như những người nông dân Tây Nam Bộ với thiên
nhiên trong lành, không khí gia đình thân thiện và thưởng thức các món ăn dân
dã… Mô hình này đã hình thành ở vùng cây ăn trái nổi tiếng Cái Mơn (huyện
Chợ Lách, tỉnh Bến Tre), Cái Bè (Tiền Giang), Vĩnh Long... nhưng chưa rộng
khắp và chưa được tổ chức thành hệ thống, mỗi nhà vườn chỉ có khả năng đón
khách từ 20-30 du khách.- Tổ chức cho du khách lưu trú ở các nhà nghỉ theo
mô hình nhà ở của nông dân với các cây trồng, vật nuôi, nông cụ và vật dụng
cổ truyền... Khách đến ở sẽ được thấy và được sống như những người nông dân
Tây Nam Bộ với thiên nhiên trong lành, không khí gia đình thân thiện và
thưởng thức các món ăn dân dã… Mô hình này đã hình thành ở vùng cây ăn
trái nổi tiếng Cái Mơn (huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre), Cái Bè (Tiền Giang),
Vĩnh Long... nhưng chưa rộng khắp và chưa được tổ chức thành hệ thống, mỗi
nhà vườn chỉ có khả năng đón khách từ 20-30 du khách. - Các cơ sở nghề
truyền thống trong vùng: Một số hộ nông dân sản xuất các mặt hàng lưu niệm
như các vật dụng đánh bắt cá, đồ chơi truyền thống của trẻ em, món ăn truyền
thống của vùng như các loại mắm khô, nuôi ong lấy mật, nấu rượu, các loại
bánh, kẹo truyền thống Nam Bộ… để du khách tham quan tìm hiểu, làm thử và
mua các sản phẩm này. - Với cảnh quan sông nước miệt vườn, di tích văn hóa,
các làng nghề có thể phát triển thành những điểm đến hấp dẫn mà không cần
quá nhiều vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và đào tạo nhân lực. Đó là, song
song với việc phát triển các loại hình du lịch xanh trên cơ sở khai thác cảnh
quan sông nước miệt vườn là loại hình du lịch cộng đồng trên cơ sở phát triển
các làng nghề. Về các khu nghỉ dưỡng sẽ xây dựng ở các cồn dọc sông Tiền và
các nhà nghỉ nông thôn thì không nhất thiết phải có sự khác biệt, chỉ cần bảo
đảm tiêu chí xanh và đúng kiểu nhà ở đồng bằng vì chúng sẽ được kết nối vào
hệ thống khu nghỉ dưỡng, nhà nghỉ của toàn vùng. Trong những năm tới, nhu
cầu du lịch xanh tăng cao, nhu cầu về các nhà nghỉ loại này sẽ không đủ đáp
ứng vào mùa cao điểm. Loại hình nhà nghỉ nông thôn không cần vốn đầu tư lớn
vì đó cũng là nhà ở của nông dân, chỉ cần sửa chữa hoặc xây dựng thêm phòng
cho khách lưu trú. Người quản lý và phục vụ cũng chính là chủ nhà và những
người trong nhà. Họ sẽ được trang bị một số kiến thức và nghiệp vụ chuyên
môn về cung cấp dịch vụ du lịch. Những kiến thức và nghiệp vụ này dễ học,
không đòi hỏi phải có trình độ học vấn cao và thời gian dài nên phù hợp với
đặc điểm của lực lượng lao động tại địa phương. Các dịch vụ cung cấp chính là
cho du khách thâm nhập vào đời sống thực của cư dân địa phương, để họ được
sống như một người dân nông thôn thực sự, làm các công việc đồng áng, chăm
sóc vườn cây, thu hoạch sản phẩm, giao tiếp với bà con làng xóm, tham gia các
lễ hội... trong môi trường thiên nhiên trong lành. Tuy nhiên, một nhà nông dân
riêng lẻ khó đón được khách nên cần được tổ chức thành làng du lịch với các tổ
hợp tác có ban quản lý chung để có thể tổ chức đón những đoàn khách đông
người, quảng bá sản phẩm và xây dựng hoặc cải thiện hệ thống giao thông. Đối
với các làng nghề, nếu mục đích phát triển làng nghề chỉ là tạo ra việc làm phi
nông nghiệp bằng cách sản xuất và bán các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp có
thể sẽ gặp khó khăn về thị trường do nhu cầu tiêu dùng một số loại trong những
sản phẩm này có thể không tăng, thậm chí còn có xu hướng giảm khi xã hội
phát triển, thu nhập của người dân tăng cao như bột, chiếu.... Một trong những
cách hiệu quả để duy trì các nghề truyền thống trong xã hội hiện đại là song
song với việc bán sản phẩm, cần tổ chức cho du khách tham quan quy trình sản
xuất và tham gia làm thử... với điều kiện có thu phí, từ đó các làng nghề sẽ
giảm được áp lực về chi phí, năng suất và thị trường tiêu thụ sản phẩm. Như
vậy, đối với đồng bằng sông Cửu Long, vùng sản xuất nông nghiệp lớn nhất
nước ta, việc phát triển du lịch dựa trên cơ sở phát triển ngành nông nghiệp và
làng nghề truyền thống không chỉ cho phép cư dân địa phương tăng thu nhập
mà còn được sống trong môi trường thiên nhiên trong lành, các quan hệ xã hội
không có nhiều thay đổi đòi hỏi con người phải thay đổi để thích nghi... Ưu
tiên phát triển ngành du lịch, chú trọng du lịch nông thôn là chính là con đường
đưa cơ cấu kinh tế vùng đồng bằng sông Cửu Long chuyển dần sang cơ cấu
dịch vụ - nông - công nghiệp, đẩy nhanh tốc độ phát triển của vùng.
Tài liệu tham khảo

[1] Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ (2009), Báo cáo Hội nghị tổng kết hoạt động
năm 2009, tháng 12/2009.
[2] [2] Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2011), Báo cáo Tổng hợp đầu tư vùng đồng
bằng sông Cửu Long giai đoạn 2006-2010 và phương hướng 2011-2015, tháng
9/2011.
[3] Department of Tourism Management of the Alexander Technological
Educational Institute of Thessaloniki, Greece and the Technical University of
Crete, “Global tourism trend”, Greece, 2009.
[4] Asian Development Bank, Viet Nam, Economic Data,
http://www2.adb.org/Documents/Books/Key_Indicators/2011/pdf/VIE.pdf,
truy cập ngày 25/7/2012.
[5] World Bank Indicators, 2012,
http://data.worldbank.org/indicator/NV.AGR. TOTL.ZS
[6] World Economic Impact Report 2011,
http://www.wttc.org/research/ecnomic-impactreseach/

[7] World Tourism Organization, Tourism highlights, 2012,


http://mkt.unwto.org/en/publication/unwtotourism-highlights-2012-edition/

You might also like