You are on page 1of 40

CHƯƠNG 3: CẦU DU LỊCH VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH

HƯỞNG ĐẾN CẦU DU LỊCH


3.1. KHÁI NIỆM NHU CẦU, ĐỘNG CƠ DU LỊCH VÀ CẦU DU LỊCH
Trước khi làm rõ khái niệm nhu cầu, động cơ du lịch và cầu du lịch, chúng ta nhắc
lại các khái niệm nhu cầu, động cơ, mong muốn và cầu nói chung.

3.1.1. NHU CẦU, ĐỘNG CƠ, MONG MUỐN VÀ CẦU


Khi một người nhận thức được sự khác biệt giữa trạng thái hiện tại và trạng thái kỳ
vọng của mình, anh ta bị áp lực cần thu hẹp sự chênh lệch này, lúc đó xuất hiện sự khó chịu
cần giải quyết và hình thành nhu cầu. “Nhu cầu (needs) là cảm giác thiếu thốn” (Kotler,
tr.6). Đó là cảm giác thiếu hụt một cái gì đó mà một người có thể cảm nhận được, nó tạo
nên sự căng thẳng về sinh lý hoặc tâm lý đòi hỏi phải giải quyết.
Mỗi người cùng một lúc có thể có nhiều nhu cầu khác nhau. Trong đó có những nhu
cầu họ tìm cách giải quyết và có những nhu cầu họ chấp nhận phải bỏ qua. Nhu cầu nối trội
lên bề mặt ý thức, có đủ sức mạnh để thôi thúc người ta hành động gọi là động cơ
(motivation)1. “Một nhu cầu trở thành động cơ khi nó được khơi dậy ở một mức độ đủ
mạnh. Động cơ là một nhu cầu đủ cấp bách để hướng người đó tìm kiếm sự thỏa mãn”
(Kotler, tr.147).
Từ nhu cầu, động cơ đã có, thông qua những đặc điểm văn hóa và đặc điểm cá nhân
của mình, anh ta muốn có các sản phẩm, giải pháp khác nhau để thỏa mãn nhu cầu của
mình. Những sản phẩm, giải pháp ấy là biểu hiện cụ thể của nhu cầu, gọi là mong muốn.
“Mong muốn (wants) là hình thức biểu hiện cụ thể của nhu cầu, nó chịu tác động bởi những
đặc điểm văn hóa và cá nhân của cá thể” (Kotler, tr.6). Khi có nhu cầu phục hồi lại sự mệt
mõi về thể xác và tinh thần, một người, phụ thuộc vào đặc điểm văn hóa và cá nhân của
mình, họ có thể có những mong muốn khác nhau: vài ngày về quê, vài ngày tắm biển hay
một cuộc đi bộ băng rừng,…
Nếu một người có mong muốn nhưng nếu mong muốn đó không có khả năng tài
chính để thực hiện thì những mong muốn đó không tác động đến giá cả thị trường. Khi
mong muốn được bảo đảm bởi khả năng thanh toán, nó sẽ ảnh hưởng đến giá cả thị trường
dù cho hành vi mua đã được thực hiện hay chưa thực hiện xong. “Mong muốn được bảo
đảm bởi khả năng thanh toán được gọi là cầu (demands)” (Kotler, tr.6). Lượng cầu được
thể hiện bởi số lượng hàng hóa, dịch vụ mà người ta có khả năng mua và sẵn sàng mua ở
một mức giá nhất định trong khoảng thời gian xem xét. Khi giá thay đổi, lượng cầu thay
đổi. Cầu là những số lượng hàng hóa và dịch vụ mà người mua có khả năng mua và sẵn
sàng mua ở những mức giá khác nhau trong khoảng thời gian xem xét.

1
Có những lý thuyết khác nhau giải thích động cơ. Ở đây chúng ta theo lý thuyết Tháp nhu cầu của Maslow
3.1.2. NHU CẦU, ĐỘNG CƠ, MONG MUỐN VÀ CẦU DU LỊCH
Nhu cầu du lịch là nhu cầu của con người rời khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình
một cách tạm thời theo nhiều mục đích khác nhau ngoài mục đích làm việc hay làm một
hoạt động nào đó có hưởng thù lao tại nơi đến.
Trong các mục đích của chuyến du lịch, mục đích nổi trội nhất tạo nên động cơ du
lịch.
Động cơ du lịch và đặc điểm văn hóa, cá nhân, tâm lý sẽ quyết định việc lựa chọn
loại hình du lịch, điểm đến du lịch và các loại hình dịch vụ du lịch. Các loại hình du lịch,
điểm đến du lịch và loại hình dịch vụ du lịch mà du khách cần có để đáp ứng nhu cầu, động
cơ du lịch của mình thể hiện mong muốn du lịch của du khách.
Một khi nhu cầu, mong muốn du lịch được bảo đảm bởi khả năng thanh toán và các
điều kiện khác để vượt qua những cản trở du lịch thì nhu cầu, mong muốn đó sẽ tác động
đến giá cả của thị trường du lịch và trở thành cầu du lịch. Cầu du lịch là nhu cầu, mong
muốn du lịch được bảo đảm bới khả năng thanh toán và thời gian dành cho du lịch. Về mặt
lượng, cầu du lịch được thể hiện bởi lượng cầu du lịch. Lượng cầu du lịch là số lượng hàng
hóa và dịch vụ mà khách du lịch có khả năng mua hoặc sẵn sàng mua ở một mức giá nhất
định trong khoảng thời gian xem xét. Cầu du lịch là những số lượng hàng hóa, dịch vụ du
lịch mà khách du lịch có khả năng mua và sẵn sàng mua ở những mức giá khác nhau trong
khoảng thời gian xem xét.

3.2. ĐO LƯỜNG VÀ PHÂN TÍCH CẦU DU LỊCH

3.2.1. CÁC CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH LƯỢNG CẦU DU LỊCH


Lượng cầu du lịch là số lượng hàng hóa và dịch vụ mà khách du lịch mua hoặc có
thể mua ở một khoảng thời gian xem xét. Tuy nhiên, các loại hàng hóa, dịch vụ du lịch này
khác nhau về chất và được đo lường bởi các đơn vị tính khác nhau (đối với dịch vụ lưu trú
là số ngày lưu trú, dịch vụ ăn uống là số bữa ăn, dịch vụ vận chuyển là số km,…) nên các
lượng hàng hóa, dịch vụ khác nhau mà khách du lịch mua trong chuyến đi không thể tổng
hợp lại thành một lượng đo lường duy nhất. Do vậy, khác với lượng cầu các loại hàng hóa
khác, lượng cầu du lịch không thể được đo lường một cách trực tiếp qua số lượng hàng hóa
mua.
Một cách gián tiếp, cầu du lịch được phản ánh qua các chỉ tiêu sau. Tuy phản ánh
gián tiếp nhưng chúng vẫn phản ánh luật cầu: giá của các dịch vụ du lịch càng cao, lượng
cầu mà các chỉ tiêu này phản ánh sẽ càng thấp.

1. Số lượt đến của khách du lịch


Số lượt đến của khách du lịch tại một nơi nào đó là một trong những chỉ tiêu thể hiện
lượng cầu du lịch. Dù chỉ phản ánh gián tiếp, nhưng rõ ràng số lượt dến của khách du lịch
càng cao, có khả năng số lượng hàng hóa và dịch vụ du lịch khách du lịch mua tại nơi đó
càng lớn.
Dễ dàng thấy rằng, mối quan hệ tương quan giữa số lượt khách du lịch đến và lượng
cầu du lịch (số lượng hàng hóa và dịch vụ bán được) là không thật sự chặt, nó khá xa và rõ
ràng là phản ánh lượng cầu du lịch một cách gián tiếp.
Dù vậy, ưu điểm của chỉ tiêu này là khá đơn giản trong việc đo lường, nhất là đối với
du lịch quốc tế. Khách du lịch quốc tế phải trình báo sự nhập cảnh của mình ở cửa khẩu
biên giới (phi thường, bến cảng…) và chúng ta có thể dễ dàng thu thập số liệu về lượng
khách đến một cách chính xác. Chính vì vậy, trong các thống kê của UNWTO về du lịch
quốc tế, chỉ tiêu này được sử dụng như là một trong những chỉ tiêu chính.
Nhưng vấn đề đo lường sẽ khó khăn hơn nếu chúng ta cần xác định số lượt đến của
khách du lịch nội địa. Đối với khách du lịch nội địa sử dụng phương tiện vận chuyển công
cộng thì việc thu thập số liệu còn khá dễ dàng, nhưng nếu họ sử dụng ô tô riêng để đi du
lịch thì trong thực tế chúng ta chỉ có thể áp dụng phương pháp điều tra chọn mẫu.
Một cách thường được sử dụng là tại các điểm nút giao thông, nơi khách du lịch
thường dừng lại (nhà ga, phòng đợi ở sân bay hay đỉnh đèo Hải Vân để điều tra cho số lượt
khách du lịch đến Đà Nẵng bằng đường bộ từ hướng Bắc chẳng hạn), người ta phát những
phiếu điều tra thăm dò để xác định số lượng, nơi đến, mục đích chuyến đi của họ…Dựa vào
số liệu thu thập được, chúng ta có thể phân biệt ai là khách du lịch, ai không phải là khách
du lịch. Từ mẫu này suy rộng ra số lượt đến của khách cho một điểm đến du lịch.
Dù đây là chỉ tiêu phản ánh cầu du lịch một cách gián tiếp nhưng việc đo lường
thường xuyên số lượt đến của khách là một việc rất bổ ích trong việc nắm các biến đổi về
cầu du lịch của một đất nước, một vùng.

2. Số ngày (hoặc đêm) lưu lại của khách du lịch


Cùng số lượt đến như nhau nhưng nếu số ngày lưu lại của khách nhiều hơn, lượng
hàng hóa và dịch vụ du lịch được mua sẽ nhiều hơn. Do mối tương quan giữa số ngày lưu
lại của khách du lịch với số lượng các loại hàng hóa, dịch vụ du lịch cao hơn nên nó phản
ánh lượng cầu du lịch tốt hơn so với chỉ tiêu số lượt đến của khách du lịch.

Số ngày (đêm) Số lượt đến x Bình quân số ngày


=
lưu lại của KDL của KDL (đêm) lưu lại của
KDL
Chỉ tiêu về số ngày (đêm) lưu lại của khách du lịch là rất cần thiết cho những người
làm công tác quy hoạch du lịch. Cụ thể là những người lập dự án xây dựng mới hay mở
rộng các khách sạn, quy hoạch xây dựng các bãi tắm, các khu giải trí hay lên kế hoạch xây
dựng những công trình, phương tiện phục vụ công cộng cho điểm du lịch.
Các chỉ tiêu này được xây dựng từ các số liệu thu thập lấy từ các khách sạn hoặc nhà
trọ khác nhau.

3. Số lượng tiền khách du lịch đã chi tiêu (Doanh thu từ khách du lịch)
Tiêu dùng du lịch là cơ sở tạo nên những tác động kinh tế tích cực của du lịch. Ở
đây, chúng ta xét nó như một trong những chỉ tiêu để xác định lượng cầu du lịch. Như đã
nói, lượng cầu du lịch được thể hiện qua nhiều loại hàng hóa và dịch vụ khác nhau với các
đơn vị đo lường hiện vật khác nhau, vì vậy chúng ta không thể cộng lại được. Trong nền sản
xuất hàng hóa, thước đo chung dễ sử dụng nhất, có ý nghĩa nhất để tổng hợp các loại hàng
hóa, dịch vụ là thước đo giá trị. Cho nên, chỉ tiêu số lượng tiền khách du lịch là chi tiêu gần
gũi nhất, có ý nghĩa nhất để phản ánh lượng cầu du lịch. Tuy nhiên, đây cũng là một chỉ tiêu
khó xác định một cách chính xác nhất.
Nếu tính từ doanh thu của các doanh nghiệp, rõ ràng nhiều doanh nghiệp vừa phục
vụ khách du lịch vừa phục vụ dân địa phương, như nhà hàng chẳng hạn, không thể phân biệt
đâu là doanh thu từ khách du lịch, đâu là doanh thu từ cư dân địa phương. Nếu thống kê từ
chi tiêu của khách du lịch, việc thống kê để tính toán chỉ tiêu này thường vấp phải khuynh
hướng khách du lịch bị quên, muốn giấu bớt hay khai khống lên. Trên thực tế, ta có thể sử
dụng các phương pháp sau.
3a. Phương pháp tính trực tiếp
Phương pháp dễ thấy nhất là ước tính chi tiêu của khách du lịch thông qua số ngày
(hoặc đêm) lưu lại của khách và số tiền chi tiêu bình quân mỗi ngày của khách du lịch,
trong đó, bình quân chi tiêu trong một ngày đêm của khách du lịch có được từ kết quả điều
tra khách du lịch.

Số lượng =
Số ngày x Bình quân chi tiêu
tiền KDL đã (đêm) lưu lại trong một ngày (đêm)
chi tiêu của KDLThời gian lưu của KDL
Số lượt
hay: Số lượng = x x Bình quân chi tiêu
tiền KDL đã đến của lại bình quân trong một ngày (đêm)
chi tiêu KDL của KDL của KDL
Như vậy, lượng cầu du lịch tăng khi:
- Số lượt đến của khách du lịch tăng.
- Thời gian lưu lại bình quân của một khách du lịch dài hơn.
- Khách bị kích thích chi tiêu/ngày nhiều hơn.
Trong phân tích động thái, từ công thức này, sử dụng phương pháp phân tích nhân
tố, chúng ta có thể xác định % đóng góp của từng nhân tố vào sự tăng (giảm) của cầu du
lịch. Từ đó chúng ta xác định chính sách thích hợp:
- Hoặc chúng ta tập trung vào nổ lực quảng cáo, chính sách giá…để tăng cường việc
thu hút khách đến.
- Hoặc (và) chúng ta đa dạng hóa các hoạt động giải trí, các loại hình du lịch…để giữ
khách lưu lại dài ngày hơn.
- Hoặc (và) tập trung vào công việc thực hiện các nỗ lực để kích thích chi tiêu trên một
ngày của khách du lịch.
3b. Tính gián tiếp thông qua thuế
Trong thực tiễn, một cách đo lường khác dễ thu thập số liệu hơn, đó là xác định “số
lượng tiền khách du lịch đã chi tiêu” thông qua mức thuế của các doanh nghiệp du lịch.
Tổng chi tiêu của khách du lịch bằng tổng doanh thu của các cơ sở kinh doanh du
lịch. Các hoạt động kinh doanh này phải nộp thuế trị giá gia tăng. Từ các khoản thuế trị giá
gia tăng, chúng ta có thể xác định tổng các doanh thu của các hoạt động kinh doanh du lịch
tức tổng số tiền khách du lịch đã chi tiêu.
Ví dụ cách tính chi tiêu du lịch (tương ứng là doanh thu của các doanh nghiệp du
lịch) tại một điểm du lịch A năm 2019 như sau:
Bảng 3.1: Xác định chi tiêu du lịch gián tiếp thông qua thuế
STT Ngành Thuế suất Mức thuế VAT Doanh thu
VAT (%) (tỷ đồng) (tỷ đồng)
1. Dịch vụ lưu trú 10 10 100
2. Dịch vụ ăn uống 10 3 30
3. Dịch vụ vận chuyển 10 5 50
4. Dịch vụ tham quan, giải trí 10 2 20
5 Kinh doanh hàng lưu niệm 10 1 10
TỔNG CỘNG 210
Nhưng trong nhiều ngành kinh doanh du lịch như nhà hàng, vận chuyển, giải trí,…
thật khó mà xác định đâu là doanh thu từ khách du lịch, đâu là doanh thu từ cư dân địa
phương. Trong thực tế, có những nhà hàng thu chủ yếu là từ dân địa phương chứ không
phải từ khách du lịch. Vì vậy, ở một số nước, người ta quy ước tất cả nhà hàng trong một
khu vực nhất định, nơi khách du lịch thường lui tới, tất cả doanh thu đều tính vào doanh thu
du lịch, các nhà hàng khác tính vào ngành dịch vụ ăn uống (không du lịch).
3c. Tính gián tiếp thông qua mức nộp thuế của một ngành kinh doanh đặc thù của du
lịch (thường là ngành khách sạn)
Từ các số liệu điều tra về thuế suất của ngành kinh doanh khách sạn, điều tra cơ cấu
chi tiêu của khách du lịch (trong đó ta có tỉ trọng chi tiêu cho lưu trú trong toàn bộ chi tiêu
của khách du lịch), ước tính chi tiêu của những khách du lịch lưu trú tại nhà người thân, ở
những nơi không trả tiền lưu trú, …chúng ta có thể xác định được tổng số tiền khách du lịch
chi tiêu trong một khoảng thời gian nhất định.
Ví dụ :Chúng ta có số liệu của một địa phương như sau: Mức thuế doanh thu từ ngành kinh
doanh khách sạn là 2 tỷ đồng. Thuế suất doanh thu ngành này là 10 %. Tỷ trọng của chi tiêu
lưu trú trong toàn bộ chi tiêu của khách du lịch khoảng 40%. Ước tính chi tiêu của khách du
lịch không lưu trú tại những nơi phải trả tiền lưu trú là 40 tỷ đồng. Từ số liệu này ta có:
Chi tiêu cho lưu trú của khách:
2 (tỷ đồng) / 10% = 20 (tỷ đồng)
Ước tính chi tiêu của khách có trả tiền lưu trú:
20 (tỷ đồng) / 40% = 50 (tỷ đồng)
Ước tính tổng số tiền chi tiêu của khách du lịch:
50 (tỷ đồng) + 40 (tỷ đồng) = 90 (tỷ đồng)
3.2.2. PHÂN TÍCH CẦU DU LỊCH
Phân tích cầu du lịch của một điểm đến một cách toàn diện cần phải được triển khai
theo cả 3 hướng:
 Phân tích theo chiều dọc (phân tích chuỗi thời gian, còn được gọi là phân tích xu
hướng);
 Phân tích mặt cắt ngang (còn gọi là phân tích so sánh);

Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến cầu du lịch.
3.2.2.1. Phân tích xu hướng
Các kỹ thuật hay sử dụng là phương pháp phân tích chỉ số, tốc độ tăng trưởng liên
hoàn, tốc độ tăng trưởng bình quân và xây dựng hàm xu hướng.
1. Phương pháp phân tích chỉ số
Từ dãy số liệu thống kê lịch về lượng cầu du lịch xem xét, ta xây dựng dãy chỉ số
lượng cầu du lịch. Năm đầu tiên trong dãy số gọi là năm gốc. Chỉ số năm gốc được gán là
100. Chỉ số của năm t trong dãy số được tính bởi:
Dt
It = x 100
D0
Trong đó: It – Chỉ số lượng cầu du lịch năm t
Dt – Lượng cầu du lịch năm t
D0 – Lượng cầu du lịch năm gốc
Dãy chỉ số cho phép ta có những đánh giá ban đầu. So với nhìn vào dãy số tuyệt đối,
sử dụng dãy chỉ số về số lượt khách, số ngày khách hay chi tiêu của khách, cho phép ta dễ
dàng hơn trong phát hiện xu hướng phát triển của lượng cầu du lịch.
Chẳng hạn, ta lấy dãy số trong bảng 3.2 về Tổng thu từ khách du lịch ở nước ta giai
đoạn 2000 – 2019 (đây cũng chính là tổng số lượng tiền chi tiêu của khách (mà ở chương 2
chúng ta gọi là tiêu dùng du lịch trong nước)).
Nhìn vào dãy chỉ số ở bảng 3.2, ta thấy, sau 20 năm, tổng thu từ khách du lịch của
nước ta tăng hơn 43,39 lần. Trong đó, nếu sau 5 năm đầu, tổng thu từ khách du lịch chỉ tăng
1,72 lần thì sau 10 năm, con số ấy đã tăng 5,52 lần, sau 15 năm là hơn 20 lần. Một xu
hướng tăng trưởng nhanh dần khá ấn tượng.
2. Phương pháp phân tích tốc độ tăng trưởng liên hoàn
Nếu tốc độ phát triển là sự so sánh giữa quy mô chỉ tiêu năm phân tích so với năm
gốc thì tốc độ tăng trưởng là sự so sánh giữa chênh lệch quy mô chỉ tiêu năm phân tích và
năm gốc so với quy mô chỉ tiêu năm gốc. Tốc độ tăng trưởng liên hoàn là tốc độ tăng
trưởng của năm phân tích so với năm ngay trước đó.
Tốc độ tăng trưởng liên hoàn năm t được tính bởi:
Dt −Dt−1 Dt
Vt = x100% = ( − 1) x 100%
Dt−1 Dt−1

Trong đó: Dt – Lượng cầu du lịch năm t


Dt-1 – Lượng cầu du lịch năm ngay trước năm t
Đọc dãy tốc độ tăng trưởng liên hoàn, không chỉ thấy xu hướng mà còn giúp dễ phát
hiện những bất thường trong phát triển. Hãy lưu ý đến những năm có tốc độ tăng trưởng
liên hoàn cao hay thấp đột biến.
Từ cột tốc độ tăng trưởng liên hoàn ở bảng 3.2, có thể thấy trong giai đoạn 2000 –
2019, tốc độ tăng trưởng hàng năm của tổng thu từ khách du lịch Việt Nam là khá cao,
thường xuyên ở quanh mức +20%. Trừ năm 2003, tổng thu giảm (-4,35%) do dịch SARS,
hai năm 2007, 2008 tăng trưởng ở mức một con số do khủng hoảng kinh tế tài chính toàn
cầu, còn lại tốc độ tăng trưởng hằng năm đều rất cao, đặc biệt năm 2006 tốc độ tăng trưởng
đạt +70%, năm 2013 đạt +81,15%.
3. Phương pháp phân tích tốc độ tăng trưởng bình quân
Tốc độ tăng trưởng bình quân từ năm m đến năm n được tính bởi:
𝑛−𝑚 Dn
Vbq = ( √
Dm
- 1) x 100%

Trong đó: Dn – Lượng cầu du lịch năm n


Dm – Lượng cầu du lịch năm m
Tốc độ tăng trưởng bình quân một giai đoạn gồm nhiều năm cho phép loại bỏ những
biến động ngẫu nhiên trong từng năm để thấy được xu hướng phát triển mang tính bản chất
hơn của giai đoạn phân tích. Chúng ta có thể tính tốc độ bình quân cho toàn bộ giai đoạn
hay chia thành các giai đoạn nhỏ hơn để tính tốc độ tăng trưởng bình quân.
Từ kết quả tính toán trong bảng 3.2, ta có thể thấy trong 20 năm qua du lịch Việt
Nam phát triển rất nhanh với tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm của tổng thu từ khách
du lịch giai đoạn này đạt mức rất cao (+ 21,95%, so với tốc độ tăng trưởng bình quân GDP
nước ta giai đoạn này chỉ là +6,46%2). Bỏ qua những tác động ít nhiều mang tính ngẫu
nhiên đến tốc độ tăng trưởng hàng năm, ta có thể thấy điểm đến du lịch Việt Nam đã phát
triển hợp quy luật về chu kỳ sống của một điểm đến (hay sản phẩm) thành công. Giai đoạn
2000 – 2005 là giai đoạn triển khai với tốc độ tăng trưởng bình quân tương đối chậm
(+11,51%), hai lần 5 năm 2005 – 2010 và 2010 – 2015 là giai đoạn phát triển với tốc độ
phát triển bình quân khá cao (lần lượt là +26,19% và +29,93%). Chúng ta đã nhìn thấy xu
hướng của giai đoạn bảo hòa trong 5 năm 2015 – 2019 khi tốc độ tăng trưởng bình quân
giai đoạn này chậm lại (chỉ còn +20,72).

2
GDP nước ta năm 2000 là 76,475 tỷ USD, năm 2019 là 251,209 tỷ USD (cố định 2015). Nguồn: Website của Ngân
hàng Thế giới: https://data.worldbank.org/indicator/NY.GDP.MKTP.KD?locations=VN
Bảng 3.2 Tổng thu từ khách du lịch Việt Nam giai đoạn 2000-2019
Tổng thu từ Tốc độ
Chỉ số
Năm khách du lịch tăng trưởng
2000=100
(nghìn tỷ đồng) liên hoàn (%)
(A) (1) (2) (3)
2000 17,40 100
2001 20,50 118 17,82
2002 23,00 132 12,20
2003 22,00 126 -4,35
2004 26,00 149 18,18
2005 30,00 172 15,38
2006 51,00 293 70,00
2007 56,00 322 9,80
2008 60,00 345 7,14
2009 68,00 391 13,33
2010 96,00 552 41,18
2011 130,00 747 35,42
2012 160,00 920 23,08
2013 289,84 1.666 81,15
2014 322,86 1.856 11,39
2015 355,55 2.043 10,13
2016 417,27 2.398 17,36
2017 541,00 3.109 29,65
2018 637,00 3.661 17,74
2019 755,00 4.339 18,52
Tốc độ tăng trưởng bình quân (2000-2005): 11,51%
Tốc độ tăng trưởng bình quân (2005-2010): 26,19%

Tốc độ tăng trưởng bình quân (2010-2015): 29,93%

Tốc độ tăng trưởng bình quân (2015-2019): 20,72%

Tốc độ tăng trưởng bình quân (2000-2019): 21,95%


Nguồn cột (1): Tổng cục Du lịch (http://vietnamtourism.gov.vn/index.php/items/13462: giai đoạn
2000-2007, https://vietnamtourism.gov.vn/index.php/statistic/receipts: giai đoạn 2008 – 2019))

4. Phương pháp phân tích hàm xu hướng


Phương pháp phân tích hàm xu hướng nhằm xác định hàm số phản ánh sự phát triển
của lượng cầu du lịch theo thời gian. Đây là việc sử dụng mô hình hồi quy đơn biến, trong
đó biến độc lập là biến thời gian.
Người đọc có thể tìm hiểu thêm ở giáo trình Kinh tế lượng. Ở đây, theot cách đơn
giản, ta xây dựng hàm xu hướng qua 6 bước:
1. Xây dựng đường hồi quy thực nghiệm: Dãy số liệu thống kê của lượng cầu du lịch
được thể hiện thành các điểm trên đồ thị. Nối các điểm này lại, chúng ta có đường
gấp khúc. Đó là đường thực nghiệm
2. Nhận dạng dạng hàm của đường thực nghiệm. Trong thực tế nó có thể là đường
thẳng (dạng hàm tuyến tính Y = aX + b) hay các dạng phi tuyến: ngày càng tăng
nhanh (dạng hàm mũ Y = aX + b, a>1), ngày càng tăng chậm (dạng hàm logarit tự
nhiên Y = alnX + b),… Trong kinh tế, hay gặp nhất là tăng chậm ở giai đoạn triển
khai, tăng nhanh ở giai đoạn phát triển, qua điểm uốn, tăng chậm dần và bảo hòa ở
giai đoạn bảo hòa (dạng hàm logistic3)
3. Đổi biến số để đưa các dạng hàm phi tuyến này về dạng tuyến tính
4. Đổi số liệu thống kê theo biến số mới, áp dụng phương pháp tổng bình phương bé
nhất để xác định a và b trong hàm tuyến tính4
5. Trả lại biến số cũ, chúng ta có hàm lý thuyết của xu hướng phát triển lượng cầu.
6. Đánh giá mức độ chặt chẽ của mối liên hệ tương quan thông qua hệ số tương quan
(tuyến tính) hoặc tỷ số tương quan (phi tuyến).
Từ dạng hàm hồi quy và các tham số a, b, ta có thể phân tích xu hướng phát triển lượng
cầu. Hơn nữa, nếu các điều kiện môi trường trong thời gian đến không có biến động lớn,
chúng ta có thể sử dụng hàm xu hướng để dự đoán lượng cầu du lịch trong tương lai.
Sử dụng số liệu từ bảng 3.2, ta có đường hồi quy thực nghiệm như trong hình 3.1
800.00 755.00

700.00
637.00

600.00 541.00

500.00
417.27
400.00 355.55
322.86
289.84
300.00

200.00 160.00
130.00
96.00
68.00
100.00 51.0056.0060.00
17.4020.5023.0022.0026.0030.00
0.00
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019

Hình 3.1 Doanh thu từ khách du lịch Việt Nam giai đoạn 2000-2019 (nghìn tỷ đồng)

1+𝑚𝑒 −𝑡/𝜏 1
3
Dạng hàm logistic: Y=𝛼 , trường hợp đặc biệt của nó là hàm sigmoid Y = 𝛼 1+𝑒 −𝑡
1+𝑛𝑒 −𝑡/𝜏
𝑛 ∑ 𝑌𝑡 𝑋𝑡 −∑ 𝑋𝑡 ∑ 𝑌𝑡
4
a= 2 ; b = 𝑌 − 𝑎𝑋.
𝑛 ∑ 𝑋2𝑡 − (∑ 𝑋𝑡 )
Thay vì tính toán theo công thức, một cách thuận lợi hơn, bạn đọc có thể sử dụng SPSS hay đơn giản là sử dụng hàm
linest trong excel để xác định hai tham số a và b.
Đường thực nghiệm của Tổng thu từ khách du lịch của Việt Nam giai đoạn 2000 –
1
2019 có dạng hàm sigmoid Y = 𝛼 1+𝑒 −𝑡 với điểm uốn tại t = 2018.
Áp dụng các bước trên, hàm lý thuyết của nó là:
1
Dt = 1.300 1+𝑒 −(𝑡−2018) + 14
∑(𝑌𝑖−Ŷ𝑖)2
Tỷ số tương quan ɳ = √1 − ∑(𝑌𝑖−𝑌𝑏𝑞)2 = 0.9955 phản ánh quan hệ tương quan chặc.

Nếu trong giai đoạn 2020 – 2025, tình hình môi trường kinh doanh của du lịch Việt
Nam không có biến động lớn, thay t = 2025, ta có thể dự báo tổng thu từ khách du lịch của
Việt Nam năm 2026 sẽ là 1.196,61 (nghìn tỷ đồng).

Trong phân tích quét ban đầu, dãy chỉ số và tốc độ tăng trưởng liên hoàn thể hiện mức
độ tăng, giảm. Tiếp tục phân tích chi tiết hơn thông qua phân tích tốc độ tăng trưởng bình
quân từng giai đoạn, chúng ta thấy được các bước thăng trầm. Để thấy rõ xu hướng hơn, ta
thể hiện trên đồ thị các xu hướng thay đổi, qua đó làm nổi bật những thay đổi tại các thời
điểm đặc biệt. Từ những bất thường, chúng ta cần điều tra thêm, đánh giá tác động của 'bất
thường' đối với hiệu quả phát triển, nhờ đó chúng ta có thể có một số manh mối về vấn đề
đang xảy ra. Tuy nhiên, các xu hướng này cần phải xem xét trong bối cảnh cụ thể của
chúng. Một điểm đến mới phát triển du lịch, quy mô phát triển còn bé, thì tốc độ tăng
trưởng 5% có thể là thấp trong khi nơi khác có thời gian tăng trưởng dài, quy mô tăng
trưởng lớn thì doanh thu tăng 5%/năm có thể đánh giá là một thành công lớn.

3.2.2.2. Phân tích so sánh


Trong khi phân tích xu hướng giúp chúng ta đánh giá sự tăng trưởng của cầu du lịch
theo thời gian, nó không cho chúng ta biết gì về sự tăng trưởng này so với các điểm đến
khác. Từ đó, chẳng hạn, nhìn vào phân tích xu hướng, chúng ta thấy tốc độ tăng trưởng
doanh thu du lịch hàng năm lên đến 10%, chúng ta dễ yên tâm nghĩ rằng du lịch địa phương
đã hoạt động tốt. Nhưng nếu so sánh với tốc độ tăng trưởng trung bình của thế giới, quốc
gia hay khu vực là 15%, chúng ta sẽ phải thay đổi đánh giá ban đầu của mình về tốc độ tăng
trưởng của mình.
Trong so sánh giữa các điểm đến, đưa vào phân tích là những điểm đến du lịch tương
đồng. Đó là nơi phải có những tương đồng về:
 Loại hình tài nguyên du lịch;
 Thị trường (tức là các điểm đến chia sẻ một cơ sở khách hàng tương tự).
 Giai đoạn trong vòng đời phát triển của điểm đến;
Với một điểm đến du lịch tương đồng, chúng ta so sánh tốc độ tăng trưởng lượng cầu
theo từng chỉ tiêu: số lượt khách, số ngày khách, lượng tiền khách du lịch đã chi tiêu để phát
hiện các thành công và chưa thành công trong thu hút khách, lưu giữ khách và kích thích chi
tiêu của khách. Trên cơ sở đó, phân tích so sánh hoạt động marketing điểm đến, cấu trúc sản
phẩm, cấu trúc thị trường, mặt bằng giá,.. để có những gợi ý chính sách. Bên cạnh đó, phân
tích so sánh những kết quả của tác động tích cực và tiêu cực của phát triển du lịch là một
nội dung phân tích cần thiết.
Với hai điểm đến du lịch không tương đồng tuyệt đối, việc phân tích so sánh cũng cho
phép rút ra những kết quả thú vị. Chẳng hạn, hai điểm đến du lịch có cùng loại hình tài
nguyên du lịch, cùng cơ sở thị trường nhưng ở vào giai đoạn phát triển khác nhau trong
vòng đời điểm đến thì điểm đến phát triển sau sẽ sử dụng điểm đến trước như là một trong
những cơ sở dự báo lượng cầu. Ngoài ra, việc phân tích các thành công và thất bại của điểm
đến trước để rút ra các bài học kinh nghiệm cũng là cần thiết.

3.2.2.3. Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố


Khi chỉ tiêu phân tích là tích số bởi hai hay nhiều nhân tố, chúng ta có thể sử dụng
phương pháp phân tích ảnh hưởng của các nhân tố để xác định mức độ tác động từ sự thay
đổi từng nhân tố đến sự thay đổi của chỉ tiêu phân tích.
Doanh thu từ khách du lịch là một trong những chỉ tiêu phản ánh lượng cầu du lịch
gần gũi nhất.

Doanh thu = Số lượt đến x Thời gian lưu lại x Bình quân chi tiêu trong
du lịch của KDL bình quân của KDL một ngày-khách của
KDL

Phương pháp này được triển khai từ công thức chung. Điều lưu ý là trong các thừa
tố, chúng ta cần đánh giá đâu là những thừa tố phản ánh mặt lượng hơn, đâu là những thừa
tố phản ánh mặt chất nhiều hơn trong sự phát triển lượng cầu. Trong khi chúng ta thay đổi
một thừa tố nào đó, với các thừa tố còn lại, cần cố định các thừa tố lượng hơn ở kỳ phân
tích, các thừa tố chất hơn ở kỳ gốc.
Công thức chung:

Với: D - Doanh thu du lịch,


a - Số lượt đến của khách du lịch,
b - Thời gian lưu lại bình quân,
c - Chi tiêu bình quân một ngày – khách
0 - Chỉ số chỉ kỳ gốc,
1 - Chỉ số chỉ kỳ phân tích.
Từ công thức chung:
D = a.b.c
D1 a1.b1.c1
=
D0 a0.b0.c0
Ta sử dụng các công thức phân tích:
D1 a1.b1.c1 a1.b1.c0 a1.b0.c0
= x x
D0 a1.b1.c0 a1.b0.c0 a0.b0.c0
D1 – D0 = (a1.b1.c1 - a1.b1.c0) + (a1.b1.c0 - a1.b0.c0) + (a1.b0.c0 - a0.b0.c0)

3.2.3. TÍNH THỜI VỤ CỦA KINH DOANH DU LỊCH

3.2.3.1. Nguyên nhân và hậu quả của tính thời vụ trong kinh doanh du lịch
1. Các khái niệm
Tính thời vụ trong kinh doanh du lịch xuất phát từ tính thời vụ của cầu du lịch. Tính
thời vụ của cầu du lịch là sự biến động lặp đi, lặp lại có tính chu kỳ của lượng cầu du lịch.
Trong năm, hàng năm có sự lặp lại, có tháng đông khách, có tháng vắng khách. Trong tuần
cũng vậy, có ngày đông khách, có ngày vắng khách. Trong ngày, tại điểm tham quan, tại
nhà hàng, tại quầy lễ tân, có thời điểm đông khách, thời điểm vắng khách.
Trong khi lượng cầu biến động thì lượng cung khá cứng nhắc, khó thay đổi trong
ngắn hạn. Diều này khiến cho kinh doanh du lịch có tính thời vụ.
Tính thời vụ trong kinh doanh du lịch là sự biến động lặp đi, lặp lại có tính chu kỳ
của kinh doanh du lịch, có lúc hoạt động kinh doanh diễn ra căng thẳng, cung không đáp
ứng đủ cầu, nhưng có lúc hoạt động kinh doanh diễn ra nhàn hạ, chậm chạp, nguồn cung dư
thừa không được sử dụng hết.
Sự biến động lặp đi, lặp lại có tính chu kỳ này có thể theo giờ trong ngày, theo ngày
trong tuần hay theo tháng trong năm.
Du lịch là một trong những ngành có mức độ biến đổi của cầu cao nhất cho bất kỳ
sản phẩm nào, chỉ ít căng thẳng hơn thiệp giáng sinh, những mặt hàng đặc trưng của lễ,
tết,… hay máy lạnh nhưng cao hơn hầu hết tất cả các việc mua cá nhân những mặt hàng có
giá trị cao khác. Kết quả là trong thực tế, các du khách và các nhà cung ứng cùng đối diện
với nhiều điểm cân bằng thị trường mỗi năm.
2. Nguyên nhân của tính thời vụ của cầu du lịch
Dễ thấy nhất là do tác động của sự lặp lại có tính chu kỳ của thời gian rãnh, đa phần
là khách quan ngoài du lịch do các quy định mang tính thể chế: ngày nghỉ cuối tuần, quy
định thời điểm nghỉ lễ, nghỉ tết. Thời gian nghỉ hè sẽ ảnh hưởng đến quyết định đi du lịch
của các gia đình có con trong độ tuổi đi học. Thời gian rãnh ảnh hưởng nhiều đến du lịch
giải trí nhưng ít ảnh hưởng đến du lịch công vụ.
Thứ hai là tập quán đi du lịch. Nhiều gia đình có thói quen đi nghỉ hè. Du khách châu
Âu có thêm tập quán nghỉ đông. Ở nước ta còn có quan niệm “Tháng giêng là tháng ăn
chơi”. Ở những thị trường gửi khách mới nổi, nhiều người muốn đi vào mùa đông khách
với suy nghĩ sẽ hưởng được không khí đông vui. Điều này càng khiến cầu du lịch càng cao
đột biến vào những ngày này. Nhưng gần đây xuất hiện hiện tượng những người có kinh
nghiệm du lịch lại chọn thời điểm đi du lịch vào mùa vắng khách.
Một nguyên nhân quan trọng khiến cho lượng cầu tăng vào một số thời điểm trong
năm xuất phát từ điều kiện khí hậu thời tiết và đặc điểm khai thác của tài nguyên du lịch. Đa
phần hoạt động du lịch diễn ra ngoài trời nên khách du lịch thường chọn đi vào những mùa
thời tiết thuận lợi, ít mưa, nắng ấm. Mùa hè thích hợp cho tắm biển, nghỉ mát vùng cao,
mùa đông sẽ là mùa trượt tuyết. Các lễ hội xuất hiện vào những ngày cố định trong năm.
3. Hậu quả của tính thời vụ trong kinh doanh du lịch
Kết quả dễ thấy của tính thời vụ là trong du lịch thường có những điểm cân bằng thị
trường khác nhau với mức giá và sản lượng bán khác nhau vào những thời điểm khác nhau
trong năm. Loại hình resort ven biển có thể có "mùa cao điểm" và "mùa thấp điểm" với hai
mức giá khác nhau, và đôi khi có sự đóng cửa một số cơ sở làm cho nguồn cung thấp hơn ở
mùa thấp điểm. Trong hàng không cũng vậy. Bảng 3.3 thể hiện 4 điều kiện thị trường theo
mùa khác nhau trong tuyến hàng không giữa London Anh và Sydney Úc:
Bảng 3.3 Giá vé máy bay theo mùa hạng economy London - Sydney 1994/1995

Mùa Thời kỳ áp dụng Giá vé (UK£) Chỉ số


Cơ bản 16/04 - 15/06 860 100
Ngoài mùa chính (Off - Peak) 01/02 - 15/04 1045 122
16/06 - 31/07
Gần mùa chính (Shouder) 01/08 - 09/12 1245 145
25/12 - 31/01
Mùa chính 09/12 - 24/12 1400 163
Nguồn: IATA 1994 Air Tariffs/Galileo CRS
Ở đây, các thị trường có 4 mùa trong năm, với nguyên tắc định giá thay đổi đến 63%.
Nhu cầu về sự thay đổi giá như vậy xuất phát từ sự không co giãn và 'tính giật cục
(lumpiness)' của nguồn cung mà chúng ta sẽ xem xét ở chương năm.
Tính thời vụ làm giảm hiệu quả kinh doanh du lịch. Tính thời vụ khiến cho các
doanh nghiệp du lịch một mặt, phải giữ một khối lượng nguồn lực to lớn để đáp ứng cầu lúc
căng thẳng nhưng mặt khác lại không sử dụng đầy đủ các nguồn lực này vào thời kỳ vắng
khách. Điều này dẫn đến việc sử dụng lảng phí nguồn lực đã mua và vì vậy làm giảm hiệu
quả kinh doanh.
Xét những nguyên nhân nói trên, ta thấy đó là những yếu tố khách quan, ngoài ngành
du lịch chi phối vì vậy, tính thời vụ trong kinh doanh du lịch tồn tại một cách khách quan,
tất yếu. Chúng ta không thể thủ tiêu tính thời vụ mà chỉ có thể hạn chế mức độ căng thẳng
của nó. Dó đó, vấn đề là phải xác định những diễn biến có tính quy luật của thời vụ để thích
ứng, đánh giá mức độ căng thẳng của nó và thực hiện các giải pháp nhằm hạn chế tính thời
vụ.
4. Các giải pháp phổ biến để hạn chế tính thời vụ
Tùy điều kiện môi trường và khả năng bên trong mà điểm đến du lịch hay doanh
nghiệp vào những thời điểm khác nhau sử dụng các giải pháp khác nhau, nhưng những giải
pháp hay gặp nhất là:
4a. Đa dạng hóa thị trường
Những nguồn khách khác nhau sẽ có các mùa đông khách, vắng khách khác nhau. Việc khai
thác các thị trường có mùa du lịch khác với thị trường mục tiêu sẽ cho phép có nguồn khách
đều đặn hơn
4b. Phân biệt giá theo mùa
Do sản phẩm du lịch không dự trữ được nên khi đường cầu biến động theo mùa trong năm,
theo ngày trong tuần, điểm đến du lịch sẽ có các điểm cân bằng thị trường khác nhau với
các mức giá khác nhau mà các doanh nghiệp du lịch không thể cưỡng lại được. Đặc biệt,
với các doanh nghiệp du lịch có tỷ trọng chi phí cố định cao như hàng không, đường sắt,
lưu trú,.. vào mùa vắng khách, việc chấp nhận một mức giá thấp, có thể dưới giá thành,
nhằm khai thác công suất thiết kế với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận cho cả năm là một lựa
chọn đúng đắn.
4c. Xây dựng nhịp điệu quảng cáo, khuyến mại theo mùa
Bên cạnh phân biệt giá, quảng cáo, khuyến mại là hai công cụ có thể tác động mạnh đến
lượng cầu. Trong thực tế, do việc thành công trong mùa chính sẽ quyết định sự thành công
cho hoạt động kinh doanh cả năm nên cần phải đẩy mạnh quảng cáo vào trước mùa du lịch
chính. Tuy vậy, việc thực hiện các chương trình khuyến mại và quảng cáo cho các chương
trình khuyến mại là cần thiết để hạn chế tính thời vụ.
4d. Sự hỗ trợ của nhà nước thông qua các chính sách tác động đến việc điều chỉnh thời
điểm nghỉ hè, nghỉ lễ, nghỉ phép
Ở một số nước, đất nước được chia thành một số vùng có thời gian nghỉ hè, nghỉ đông sớm,
muộn khác nhau, khuyến khích các doanh nghiệp cho nhân viên nghỉ phép phân tán hơn
trong năm. Điều này cho phép kéo dài hơn mùa du lịch và hạn chế tính thời vụ cho các điểm
đến du lịch trong nước.
4e. Thúc đẩy việc hình thành mùa du lịch thứ hai
Sẽ rất tốt cho điểm đến nếu bên cạnh mùa du lịch chính nó còn có những mùa du lịch phụ.
Một điểm đến du lịch biển chẳng hạn, ngoài mùa hè tắm biển, việc tổ chức các cuộc thi và
đầu tư bổ sung để hình thành hoạt động vào mùa sóng lớn cũng được nhiều điểm đến theo
đuổi. Việc bố trí thời điểm festival, lễ hội, hội thi thể thao.. cũng cần được xem xét trên khía
cạnh này.
4f. Đa dạng hóa sản phẩm và đa năng hóa các công trình xây dựng, thiết bị máy móc
Mỗi loại hình du lịch du lịch có mức độ căng thẳng của tính thời vụ khác nhau cũng như có
các mùa du lịch chính vào các thời điểm khác nhau. Một điểm đến có các loại hình du lịch
đa dạng sẽ có tính thời vụ ít căng thẳng hơn nhiều một điểm đến chỉ có một loại hình du
lịch, đặc biệt là những loại hình du lịch khai thác các tài nguyên du lịch thiên nhiên. Hơn
nữa, việc đa dạng hóa các loại hình du lịch của điểm đến sẽ hỗ trợ việc đa dạng hóa thị
trường và hình thành mùa du lịch thứ hai.
Tương tự, một doanh nghiệp du lịch cũng cần đa dạng hóa sản phẩm để khai thác các thị
trường khác nhau, không loại trừ việc khai thác sức mua của cư dân địa phương để tạo sự
ổn định trong kinh doanh. Một công trình xây dựng, một thiết bị đầu tư nên tính đến việc sử
dụng vào các mục đích khác nhau. Một sảnh trong khách sạn chẳng hạn, khi xây dựng có
thể được cân nhắc tính toán để trở thành nhà hàng, nơi tổ chức hội nghị, thậm chí có thể tạm
thời chia nhỏ cho các cuộc họp nhỏ, tiệc nhỏ,…

3.2.3.2. Xác định quy luật thời vụ


Để dự đoán lượng khách tại những thời điểm nhất định nhằm lên kế hoạch khách và
doanh thu, từ đó là kế hoạch tài chính, kế hoạch bố trí lao động, kế hoạch vật tư, kế hoạch
bảo dưỡng, bảo trì cũng như kế hoạch đào tạo bồi dưỡng hay bố trí nghỉ phép cho nhân
viên), cũng như xác định nhịp điệu cho kế hoạch marketing,… chúng ta cần phải xác định
quy luật biến động của thời vụ.
Lượng cầu du lịch (có thể tính theo lượt khách, ngày khách hay doanh thu) tại một
thời điểm trong chu kỳ (giờ trong ngày, ngày trong tuần, tháng trong năm,…) của một điểm
đến (hay doanh nghiệp du lịch) sẽ chịu tác động bởi 3 nhân tố:
 Tính thời vụ s(t),
 Quy mô thu hút khách trung bình các thời kỳ trong chu kỳ của điểm đến (hay doanh
nghiệp) (Q),
 Các tác động ngẫu nhiên Ɛ(t).
Xác định quy luật thời vụ s(t) đòi hỏi chúng ta phải loại bỏ những tác động ngẫu
nhiên Ɛ(t) và ảnh hưởng bởi quy mô Q của điểm đến (doanh nghiệp). Các bước dưới đây là
phương pháp xác định quy luật thời vụ.
Trường hợp này chúng ta xác định quy luật thời vụ theo các tháng trong năm.
Phương pháp xác định quy luật thời vụ giữa các ngày trong tuần, các giờ trong ngày cũng
tương tự.
Từ dữ liệu thống kê số ngày khách qua các tháng trong n năm,
Gọi: aij là số ngày khách của tháng thứ j (j = 1,12 ) năm thứ i (i = 1, n ).
Xj là bình quân số ngày khách tháng j của n năm,
1 n
Xj =  aij
n i 1
(j = 1,12 )

Sử dụng Xj với n đủ lớn, chúng ta loại được sự tác động của yếu tố ngẫu nhiên Ɛ(t).
Gọi: X là bình quân của Xj (j = 1,12 ),
1 12
X =  Xj
12 i 1

Xj
Ij =
X
Bước này cho phép ta loại ảnh hưởng của quy mô nguồn khách của điểm đến hay
của doanh nghiệp xem xét.
Ij chính là chỉ số thời vụ tháng j của điểm đến (doanh nghiệp) xem xét.
Chuỗi Ij (j = 1,12 ) là quy luật thời vụ của điểm đến (doanh nghiệp) xem xét.
Những tháng có chỉ số Ij lớn (so với 1) là mùa đông khách, những tháng có chỉ số I j
nhỏ (so với 1) là mùa vắng khách.
Mức độ căng thẳng của tính thời cụ của điểm đến hay doanh nghiệp được đo lường
bởi độ lệch chuẩn δ(Ij)

1 12 2 2
δ(Ij) = √ 
12 i1
(Ij − Ij ) = √Ij2 − Ij = √Ij2 − 1

Thông thường, khi δ(Ij)>0,3 thì điểm đến du lịch dó bị coi là tính thời vụ khá căng
thẳng.

3.3. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LƯỢNG CẦU CỦA MỘT
THỊ TRƯỜNG GỬI KHÁCH ĐẾN MỘT ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH
Như đã lưu ý, sản phẩm du lịch là một sản phẩm rất đặc biệt mà người tiêu dùng phải
đến nơi cung ứng - 'nhà máy du lịch' - để hưởng thụ sản phẩm và đi lại là một bộ phận của
chính sản phẩm. Thông thường, những điều kiện kinh tế chủ yếu ở điểm đến khá khác biệt
với nơi gửi khách, đặc biệt là trong du lịch quốc tế và trong các chuyến đi dài ngày. Như
vậy, không chỉ các biến số kinh tế ở quê hương có ảnh hưởng đến cầu. Bảng 3.4. cung cấp
một hình thức phân loại các biến số kinh tế có ảnh hưởng mạnh mẽ đến cầu du lịch:
Bảng 3.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu du lịch
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG CÁC NHÂN TỐ ẢNH CÁC NHÂN TỐ
ĐẾN CẦU DU LỊCH HƯỞNG ĐẾN CẦU DU LIÊN KẾT
TẠI NƠI GỬI KHÁCH LỊCH TẠI ĐIỂM ĐẾN (nhóm C)
(Nhóm A) (Nhóm B)
Mức thu nhập khả dụng Mặt bằng giá Chênh lệch giá của nơi
Phân phối thu nhập Khả năng cạnh tranh của gửi khách và nơi nhận
Quyền được nghỉ có lương nguồn cung khách
Giá trị đồng nội tệ Chất lượng sản phẩm Nỗ lực xúc tiến của điểm
DL đến tại nơi gửi khách
Chính sách thuế và kiểm
soát chi tiêu du lịch Những quy định đối với Tỷ giá hối đoái
du khách Chi phí tiền của và thời
gian của chuyến đi

Các biến số nhóm A là những biến số ảnh hưởng đến cầu du lịch của du khách tiềm
năng ở nơi gửi khách, bất kể là du khách muốn đi đâu. Chúng chủ yếu là các biến số liên
quan đến khả năng của người mua trong việc bước vào bất kỳ thị trường du lịch nào - đó là
những ràng buộc như thu nhập và thời gian sẵn sàng để sử dụng, sự khuyến khích hay hạn
chế của chính quyền đối với việc đi du lịch của người dân.
Các biến số nhóm B xác định các khả năng thu hút của điểm đến, như nhau với mọi
du khách, bất kể họ đến từ đâu. Các biến số này có thể liên quan đến sản phẩm và nhà cung
ứng. Do sự cạnh tranh bên trong cũng như giữa các điểm đến và các điều kiện trong nhiều
điểm đến đang cạnh tranh, sẽ tác động lẫn nhau, thông qua hiệu quả thay thế, sẽ ảnh hưởng
đến lượng cầu và cầu du lịch (chạy dọc đường cầu hay dịch chuyển đường cầu).
Các biến số nhóm C theo nhiều giác độ là đáng xem xét nhất, xuất phát từ những mối
nối kết đặc biệt giữa nơi gửi khách và điểm đến. Chúng chỉ tác động đến cầu của một điểm
đến nhất định từ một thị trường gửi khách nhất định. Nối kết này không nên được xem xét
một cách riêng rẻ bởi du khách cùng lúc sẽ xem xét các biến số nhóm C của cả một vài
điểm đến cạnh tranh trong việc ra quyết định chọn lựa mua của mình. Cũng cần đưa vào
nhóm C các biến số liên quan đến các thủ tục xuất nhập cảnh (có lẽ được đo lường bằng
cách sử dụng biến giả) như là một ràng buộc đối với cầu du lịch.
Chúng ta sẽ phân tích một số nhân tố chính.

3.3.1. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CẦU DU LỊCH TẠI NƠI GỬI
KHÁCH

3.3.1.1. Khả năng tài chính


Để có được một sản phẩm nào đó, người tiêu dùng phải đưa ra một cái gì khác trong
nguồn lực khan hiếm của mình. Trong nền kinh tế thị trường, nguồn lực đó là tiền tệ. Sở
hữu một lượng tiền đủ để mua trong số các hàng hóa và dịch vụ cho phép tối đa hóa lợi ích
của người tiêu dùng là ràng buộc chính trên cầu tổng thể của người mua. Lượng tiền này
phải đến từ thu nhập có sẵn (disposable income), tiền mặt, dự trữ bằng tiền như là tiền để
dành.
Rõ ràng tất cả các cầu du lịch đều bị ràng buộc như nhau bởi khả năng tài chính. Có
lẽ trường hợp duy nhất không như vậy là các chuyến du lịch 'mạo hiểm' không tiền: balô
đeo vai, đi bộ hay quá giang các phương tiện vận chuyển, nghỉ tại nhà người thân hay ngủ
bụi (sleeping rough) và chỉ tham quan các thắng cảnh, di tích, các điểm vui chơi công cộng,
miễn phí. Các du khách này tối thiểu hóa chi tiêu của họ. Lúc đó, du lịch xảy ra mà không
có bất kỳ hoạt động thị trường nào. Dầu vậy, trong hầu hết các trường hợp, du lịch không
chỉ là việc mua mà là việc mua chủ yếu từ ngân quỹ của mình hoặc người tài trợ.
Các loại hình du lịch khác nhau có nguồn tài trợ và sự bức thiết phải thực hiện
chuyến đi khác nhau.
1. Du lịch giải trí và mức thu nhập toàn quyền sử dụng (real discretionary income)
Từ thu nhập nhận được, thu nhập còn lại sau khi khấu trừ thuế, các khoản bảo hiểm
bắt buộc gọi là thu nhập khả dụng. Từ thu nhập khả dụng, người đó sẽ phải đáp ứng các chi
phí sinh hoạt cơ bản như chi phí nhà ở, điện, nước, thực phẩm, quần áo và các chi phí tương
tự. Sau khi các chi phí cần thiết đã được đáp ứng, thu nhập còn lại được gọi là thu nhập toàn
quyền sử dụng. Đây là phần thu nhập mà người ta có thể tùy ý chi tiêu (hoặc tiết kiệm) như
mong muốn. Nói chung, chính thu nhập toàn quyền sử dụng quyết định lượng cầu du lịch.
Dù vậy, ở đây chúng ta cũng cần lưu ý hai vấn đề. Thu nhập của một người phải tính trên
thu nhập thực tế. Đó là sức mua của thu nhập nhận được sau khi được điều chỉnh bởi lạm
phát. Ví dụ, sự gia tăng thu nhập hàng năm của một người khoảng 10% là một sự gia tăng
đáng kể; nếu chỉ số giá sinh hoạt trong năm tăng 5%, sự gia tăng thu nhập thực tế chỉ còn
5%. Một yếu tố quan trọng khác quyết định đến việc đi du lịch là mức thu nhập của hộ gia
đình. Thu nhập bình quân của người lao động không tăng nhưng việc người vợ (hoặc
chồng) tham gia vào thị trường lao động làm tăng tổng thu nhập của hộ cũng là nhân tố
quan trọng ảnh hưởng đến xu hướng tăng cầu giải trí du lịch hiện nay.
2. Du lịch MICE và tình hình phát triển kinh tế
MICE là loại hình du lịch mà chi phí của chuyến đi sẽ được thanh toán bởi các công
ty chứ không phải từ nguồn lực cá nhân. Do đó du khách sẽ có xu hướng chi tiêu cao nhiều
lần hơn so với khách du lịch giải trí; giá trị ròng của họ mang tới các điểm đến thường cao
hơn so với khách đi du lịch giải trí.
MICE là thị trường du lịch rất lớn kể cả du lịch quốc tế và du lịch trong nước. MICE
bị ảnh hưởng bởi tình hình kinh tế, nhưng đối với hầu hết các công ty, việc thực hiện
chuyến đi của các đại diện công ty là điều cần thiết chứ không phải là một chi tiêu xa xỉ.
Tuy nhiên, khi diễn ra suy thoái kinh tế hay bản thân kinh doanh của công ty gặp khó khăn,
công ty có thể thay đổi mức chi tiêu du lịch, sử dụng các loại vé máy bay, khách sạn, nhà
hàng tiết kiệm hơn, hoặc giới hạn thời gian và số chuyến đi. Dù vậy, so với du lịch giải trí,
ngay cả trong thời kỳ nền kinh tế khó khăn, du lịch công vụ lúc đó dù sẽ ở mức chi tiêu thấp
hơn nhưng vẫn tiếp tục trong khi du lịch giải trí có thể bị suy giảm nghiêm trọng.

3.3.1.2. Phân phối thu nhập


Gắn liền với mức thu nhập toàn quyền sử dụng không chỉ là sự tăng trưởng của GNP
mà còn là vấn đề phân phối thu nhập trong xã hội.
Giai đoạn trước Chiến tranh thế giới lần thứ II, du lịch chỉ phổ biến ở tầng lớp trên là
những người có thu nhập cao. Sau Chiến tranh thế giới lần thứ II, một trong nguyên nhân cơ
bản thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của du lịch quần chúng là có sự thay đổi trong phân
phối thu nhập của xã hội mà theo đó là sự phát triển của tầng lớp trung lưu. Đây là tầng lớp
năng động nhất xã hội, khi có điều kiện, nhất là điều kiện tài chính, họ sẽ là những du khách
tiềm năng đông đảo. Sự bùng nổ các làn sóng du lịch quốc tế vào những năm 1950 rồi
những năm 1970 gắn liền với sự phát triển của tầng lớp trung lưu tại Bắc Mỹ, Châu Âu rồi
Nhật Bản. Hiện nay, với sự phát triển của tầng lớp này ở Trung Quốc, chúng ta đang chứng
kiến sự gia tăng mạnh mẽ của thị trường gửi khách Trung Quốc.

3.3.1.3. Thời gian rảnh


Khi đi du lịch, người ta không chỉ tốn tiền bạc mà còn phải tốn thời gian. Do nhu cầu
du lịch là nhu cầu thứ yếu nên người ta chỉ đi du lịch khi có thời gian rảnh. Vì vậy, khác với
các hàng hóa khác, phân tích lượng cầu, chúng ta không chỉ phân tích sự ràng buộc của
ngân sách mà còn phải phân tích sự ràng buộc của quỹ thời gian rảnh (Xin xem phần Phụ
lục “Mô hình cầu của Lancaster trong du lịch” ở cuối chương).
Rõ ràng một chuyến đi du lịch đòi hỏi một khoản thời gian đủ dài, thường là một
ngày trở lên. Tuy nhiên, thời gian rảnh dành cho du lịch phụ thuộc vào các khoản thời gian
khác. Cần xem xét cơ cấu quỹ thời gian của con người, phát hiện các xu hướng thay đổi
từng bộ phận trong đó để xác định sự ảnh hưởng của chúng đến cầu du lịch.
Hình 3.2 cho chúng ta thấy cơ cấu quỹ thời gian của một người. Quỹ thời gian được chia
thành thời gian dành cho làm việc và thời gian ngoài thời gian làm việc.
Trong thời gian dành cho làm việc còn có thời gian đi lại từ nhà đến chỗ làm và thời
gian chuẩn bị cho công việc tại chỗ làm. Trong thời gian ngoài thời gian làm việc, chúng ta
còn tốn thời gian cho nhu cầu sinh hoạt thiết yếu, nấu nướng, giặt giũ, chăm sóc con cái,
nhà cửa... Đó là khoản thời gian bị gò bó mà chúng ta không thể làm việc gì khác được.

TỔNG QUỸ THỜI GIAN

THỜI GIAN DÀNH CHO CÔNG VIỆC THỜI GIAN NGOÀI THỜI GIAN LÀM VIỆC

THỜI GIAN THỜI GIAN THỜI GIAN THỜI GIAN THỜI GIAN TỰ DO
ĐI LÀM CHUẨN BỊ LÀM VIỆC BỊ GÒ BÓ

NHU CẦU PHÁT TRIỂN THỜI GIAN


XÃ HỘI BẢN THÂN RẢNH

DU LỊCH GIẢI TRÍ


TẠI CHỖ

DU LỊCH DU LỊCH DU LỊCH THAM QUAN


CÔNG VỤ KỲ NGHỈ CUỐI TUẦN TRG NGÀY

Hình 3.2 Cơ cấu thời gian và thời gian rảnh


Ngoài thời gian làm việc và thời gian bị gò bó nói trên, còn lại là thời gian tự do mà
chúng ta có thể làm những công việc khác nhau tùy theo ý thích của mình. Là con người,
chúng ta có nhu cầu phục hồi sức khỏe, giao tiếp xã hội, phát triển bản thân và chúng được
thực hiện trong thời gian tự do này. Để phục hồi sức khỏe, giao tiếp xã hội và phát triển bản
thân, chúng ta có thể thư giãn, học tập, mở rộng giao tiếp xã hội qua hoạt động xã hội, hoạt
động tín ngưỡng hay thăm viếng lẫn nhau tại địa phương nơi mình sinh sống. Nhưng chúng
ta cũng có thể thực hiện điều đó ngoài nơi cư trú thường xuyên và điều này hình thành cầu
du lịch.
Rõ ràng, khi thời gian làm việc có xu hướng ngày càng giảm. Số ngày nghỉ phép
hàng năm, số ngày nghỉ lễ và số ngày nghỉ cuối tuần tăng lên, điều này sẽ ảnh hưởng trực
tiếp đến tăng cầu du lịch.
Không những thế, việc giảm các khoản thời gian bị gò bó khác cũng ảnh hưởng đến
thời gian dành cho du lịch. Khi các thời gian gò bó trong ngày cao, họ không có điều kiện
nghỉ ngơi trong những ngày làm việc vì vậy cuối tuần, ngày lễ, họ có xu hướng nằm nhà thư
giãn. Nhưng nếu thời gian bị gò bó trong ngày giảm đi, chẳng hạn, việc phát triển mạng
lưới giao thông nội thị, giảm tắc nghẽn giao thông, sự phát triển của hệ thống siêu thị, các
phương tiện làm bếp, làm vệ sinh, sự phát triển của hệ thống nhà trẻ, mẫu giáo, lớp học bán
trú… sẽ làm giảm thời gian đi làm, thời gian bị gò bó khác và tăng thời gian rảnh trong
ngày. Khi thời gian rảnh trong ngày làm việc tăng lên, người ta có điều kiện nghỉ ngơi, giải
trí tại nhà (đọc sách, xem TV,…). Vì vậy đến cuối tuần, ngày lễ, nhu cầu nghỉ ngơi tại nhà
giảm và tạo áp lực gia tăng nhu cầu rời khỏi nhà đi du lịch vào những lúc này. Việc gia tăng
phương tiện thông tin liên lạc, tăng thời gian thỏa mãn nhu cầu xã hội trong ngày làm việc
cũng góp phần vào xu thế này. Đến lượt nó, nếu cuối tuần, nghỉ lễ người ta đã đi đến những
điểm du lịch lân cận thì vào kỳ nghỉ phép năm hay kỳ nghỉ lễ lớn người ta có xu hướng đi
đến những điểm du lịch xa hơn. Xu hướng người dân các tỉnh phía Bắc và phía Nam đi du
lịch Miền Trung và ra nước ngoài vào kỳ nghỉ hè, nghỉ phép thể hiện xu hướng này.

3.3.1.4. Chính sách thuế và kiểm soát chi tiêu du lịch


1. Sự kiểm soát chi tiêu du lịch
Nói chung, hầu hết các nước đều có chính sách khuyến khích người dân đi du lịch
trong nước. Tuy nhiên, với du lịch quốc tế, gắn liền với đó là chi tiêu ngoại tệ, vấn đề có
khác. Ở một số nước, nhất là những nước đang phát triển, để ngăn cản hiện tượng nhập siêu
du lịch, chính quyền thường có chính sách giới hạn số lượng ngoại tệ được quyền mang ra
khi đi du lịch nước ngoài và/hoặc yêu cầu xác nhận nguồn gốc hợp pháp của ngoại tệ mang
ra. Dù vậy, với một số nước, trong đáp ứng yêu cầu nâng cao mức sống của người dân, với
áp lực từ quốc gia đối tác trong giảm xuất siêu, đã có chính sách khuyến khích cư dân mình
đi du lịch ở nước ngoài.
2. Chính sách thuế đối với chi tiêu của doanh nghiệp
Các doanh nghiệp coi những khoản chi phí du lịch công vụ, khuyến thưởng, phúc lợi
như là một loại chi tiêu làm giảm lợi nhuận doanh nghiệp. Ở một số nước, Chính phủ cho
phép tính công tác phí như là một khoản chi, nhờ vậy giảm thuế thu nhập doanh nghiệp. Ở
một số nước khác, cho phép các Công ty du lịch được hưởng khấu trừ thuế thu nhập doanh
nghiệp cho các khoản chi du lịch phúc lợi hay khuyến thưởng. Điều này có thể làm thay đổi
giá cả thực sự của sản phẩm du lịch và từ đó làm thay đổi cầu du lịch. Chẳng hạn, giả định
rằng thuế suất biên (marginal corporate tax) của Công ty du lịch (là số thuế trên một đô la
thu nhập bổ sung - Quý) là 50%, và Chính phủ đưa ra quyết định cho phép cơ quan thuế
khấu trừ toàn bộ thuế (full tax-deductibility) cho các thu nhập từ các chương trình du lịch
khuyến thưởng, phúc lợi của các tổ chức. Hình 3.3 thể hiện những tác động đến cung du
lịch.

Giá
D1 S

P1 S
2
P2
P'1
S
S D
2

Q1 Q2 Cầu
Hình 3.3. Thay đổi trong khấu trừ thuế đối với doanh thu từ chi tiêu du lịch của doanh nghiệp
Với một cân bằng thị trường ban đầu, giá là OP1, các tổ chức đang mua lượng sản
phẩm du lịch kinh doanh là OQ1. Việc đưa vào chính sách khấu trừ toàn bộ thuế làm giảm
giá thực tế nhờ thuế suất biên 50%. Điều này làm dịch chuyển đường cung từ S1S1 đến S2S2
từ đó giá giảm xuống còn P'1 và sự chuyển dịch thị trường có thể tạo ra mức cân bằng mới ở
mức giá OP2 và cầu du lịch OQ2. Cũng nên lưu ý rằng lượng cầu có thể tăng ít hơn Q1Q2
bởi bản chất ít co giãn của cầu du lịch công vụ.
Trong thực tế, các Chính phủ sử dụng khấu trừ thuế một cách chọn lọc hơn nhiều.
Chính phủ Mỹ chẳng hạn thay đổi giới hạn lượng tiền chi tiêu du lịch trên một người trong
một ngày được tính giảm trừ và có thể cho phép giảm trừ lớn hơn cho chi tiêu du lịch trong
nước so với chi tiêu du lịch quốc tế (và số tiền được giảm trừ thay đổi đáng kể giữa các
quốc gia nước ngoài được viếng). Những quy định này thay đổi tương đối giá thực tế, và có
thể được sử dụng như một vũ khí cân bằng cán cân thanh toán.

3.3.1.5. Các nhân tố xã hội


Có những nhân tố phi kinh tế ảnh hưởng đến lượng cầu của thị trường gửi khách.
Chúng chủ yếu là những nhân tố ảnh hưởng đến hành vi du lịch của từng cá nhân. Điều này
sẽ được trình bày chi tiết hơn ở chương sau, ở đây chúng ta xét tác động của nhóm nhân tố
này trên giác độ ảnh hưởng đến đám đông, trên toàn thị trường.
1. Cấu trúc xã hội
Ở đây, chúng ta xem xét sự tác động của xu hướng thay đổi quy mô dân số và cấu
trúc dân số.
Dân số là dữ liệu ban đầu của du lịch. Trong phân tích cầu du lịch, quy mô dân số là
dữ liệu ít ý nghĩa. Nếu nhìn vào quy mô dân số của các quốc gia, chúng ta dễ thấy rằng các
quốc gia có quy mô dân số lớn là những nước đang phát triển và vì vậy, họ thường là các
quốc gia có tỷ lệ người dân đi du lịch thấp. Thậm chí, ta có thể thấy một tỷ lệ bất thường
giữa quy mô dân số và khuynh hướng đi du lịch. Một vài quốc gia nhỏ nhất là những quốc
gia có thu nhập bình quân đầu người cao và là những quốc gia có tỷ lệ người dân đi du lịch
cao nhất.
Xét những nước phát triển, vốn là những nước gửi khách lớn, hiện nay chúng ta thấy
có một vài thay đổi trong cấu trúc xã hội.
Thứ nhất, đó là việc giảm tỷ suất sinh ở các nước này. Điều này không chỉ làm giảm
số người mới tham gia vào thị trường du lịch mà còn dẫn đến tình trạng lão hóa dân số và
dẫn đến việc phát triển một thị trường mới “thị trường lứa tuổi thứ ba” bao gồm những
người phần lớn đã hoàn thành trách nhiệm gia đình và có mức độ thu nhập tùy ý sử dụng
khá cao đồng thời có khả năng và thời gian để đi du lịch.
Thứ hai là việc giảm quy mô trung bình của gia đình. Việc giảm quy mô gia đình,
cùng với tỷ lệ phụ nữ đi làm ngày càng tăng đã làm tăng khả năng đi du lịch của các hộ. Xu
hướng này được hỗ trợ bởi những thay đổi tích cực trong thái độ của xã hội đối với du lịch.
Thứ ba, trong tất cả các nước phát triển, thời gian người lao động được nghỉ có
hưởng lương đã tăng lên trong những năm qua. Ngày càng tăng số lượng người lao động
hàng năm hưởng nhiều hơn một kỳ nghỉ.
2. Giáo dục
Có một sự tương quan giữa trình độ giáo dục và mức thu nhập mà bạn kiếm được
của các nhóm trong xã hội. Bên cạnh đó chúng ta cũng thấy có sự tương quan giữa trình độ
học vấn và sự ham mê tìm hiểu văn hóa và ham muốn được trải nghiệm ở những vùng đất
mới. Trong thực tế chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy các nghiên cứu trong đó phát hiện mối
tương quan khá chặc giữa trình độ học vấn và thiên hướng đi du lịch. Đặc biệt là tương
quan giữa thu nhập, học vấn với các chuyến đi du lịch đường dài, có lẽ vì những chi phí và
khả năng gặp rủi ro của hành trình. Ở thái cực khác, một loại khách du lịch đường dài khác
là khách du lịch ngân sách hạn chế mà chúng ta gọi là du khách ba lô nhưng ở đây ta vẫn
thấy họ phổ biến vẫn là những người có trình độ học vấn trên trung học phổ thông.
3. Mức độ đô thị hóa
Đáng chú ý là hầu hết khách du lịch quốc tế đều sống ở khu vực đô thị. Điều này
phản ánh một thực tế là người dân sống ở khu vực thành thị có mức thu nhập cao hơn so với
những người sống ở các vùng nông thôn. Ngoài ra, họ có điều kiện tiếp cận thuận lợi hơn
với thông tin du lịch, với mạng lưới các đại lý du lịch, công ty lữ hành và các đầu mối giao
thông. Bên cạnh đó, người dân sống ở khu vực đô thị chịu áp lực cao hơn về môi trường
sống so với những người ở các khu vực ngoài đô thị. Xu hướng này thường thể hiện trong
việc lựa chọn điểm đến, nơi cung cấp cho họ một môi trường khác với môi trường họ
thường sống. Chất lượng môi trường và chất lượng trải nghiệm kỳ nghỉ là yếu tố quyết định
đến lựa chọn điểm đến của họ.

3.3.2. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CẦU DU LỊCH TẠI ĐIỂM ĐẾN

3.3.2.1. Giá cả
Giá cả của các sản phẩm du lịch tại điểm đến là nhân tố cơ bản quyết định lượng cầu
du lịch. Sự tác động của giá cả đến cầu phức tạp hơn nhiều so với sự tác động của thu nhập.
Hai điều kiện đặc biệt cần lưu ý:
 Mặc dù trong chương trình du lịch trọn gói, các dịch vụ riêng lẻ là những sản phẩm
bổ sung nhau tạo nên chuyến đi nhưng rõ ràng trong giới hạn một thu nhập nhất định
dành cho chuyến đi, xét về tác động của giá, chúng là những sản phẩm cạnh tranh
nhau;
 Vấn đề quan trọng là giá so sánh giữa các điểm đến và giữa điểm đến và vùng gửi
khách chứ không chỉ là giá ở điểm đến. Người tiêu dùng không đơn giản đối diện với
một tập giá trong một vùng địa lý mà đối diện với giá so sánh của hai hay nhiều thị
trường khác nhau.
Trong du lịch quốc tế, biến số tỷ giá hối đoái thường là đóng góp chính đối với sự
khác biệt về giá so sánh. Chẳng hạn, trong những năm gần đây, tỷ giá hối đoái đã
làm cho Hà Lan và Nhật Bản trở thành những điểm đến đắt đỏ nhưng làm cho Israel
và Tây Ban Nha trở thành những điểm đến rẻ hơn. Lạm phát cao có thể phá hủy
những lợi thế về giá nhưng nó lại thường được đi cùng với sự điều chỉnh của tỷ giá
hối đoái.
Trong du lịch, có thể có những sản phẩm tồn tại hiệu ứng Veblen. Đó là hệ số co giãn
của cầu theo giá bất thường với giá trị của Ep là dương trong một dãy giá nhất định của sản
phẩm (Mc Intosh và Goeldner 1990). Đó là cầu thực tế tăng khi giá tăng. Hiệu ứng này
thường gắn liền với các sản phẩm phô trương - được nhận thức có giá trị cao trong thị
trường gồm những du khách ít bị ràng buộc bởi khả năng tài chính. Cũng tương tự như
những người sưu tập nghệ thuật giàu có sẽ không muốn mua một kiệt tác 'rẻ tiền' vì nó
không thể là kiệt tác và bởi vì chỉ những tác phẩm nghệ thuật đắt tiền mới có thể cung cấp
bằng chứng có uy tín vốn là một phần lợi ích của việc mua như vậy, một vài du khách có
thể muốn thể hiện sự giàu có và uy tín của mình thông qua việc mua những sản phẩm du
lịch xa xỉ như thuê phòng có giá cao nhất trên một cruise ship đắt tiền hay nhà hàng đắt nhất
mà để chiêu đãi khách trong chuyến du lịch công vụ.

3.3.2.2. Chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh của điểm đến
Mặc dù mức thu nhập tùy ý sử dụng và giá cả sản phẩm du lịch là hai yếu tố cơ bản
của cầu du lịch nhưng chất lượng sản phẩm du lịch ngày càng trở thành một yếu tố quyết
định khả năng thu hút khách của điểm đến. Nó bao gồm các yếu tố 'kéo' khách du lịch đến,
từ việc cung cấp các dịch vụ tham quan giải trí độc đáo, cung cấp chỗ ở và các tiện nghi
khác phù hợp cho đến sự thuận lợi trong việc tiếp cận điểm đến.
Trong một khoản ngân sách nhất định dành cho du lịch, căn cứ vào nhu cầu du lịch,
khách du lịch sẽ lựa chọn một hoặc một số điểm đến trong hàng loạt các điểm đến có sẵn.
Khả năng đáp ứng tốt hơn nhu cầu du lịch của một loại đối tượng khách sẽ quyết định sức
cạnh tranh của điểm đến đối với đoạn thị trường xem xét.
Không chỉ là chất lượng và sức cạnh tranh của các sản phẩm du lịch riêng lẻ. Hệ
thống các tuyến - điểm du lịch, thể hiện sự kết hợp về mặt không gian của các cơ sở cung
ứng các dịch vụ du lịch riêng lẻ, được coi là nội dung cơ bản tạo nên sự hấp dẫn của điểm
đến. Trong điều kiện hiện nay, khi số lượng du khách mua chương trình du lịch trọn gói vẫn
còn cao, đặc biệt trong du lịch quốc tế, thì khả năng của các hãng lữ hành trong thiết kế và
thực hiện các chương trình du lịch phù hợp với các đối tượng khách là yếu tố cụ thể đo
lường sức hấp dẫn của điểm đến.

3.3.2.3. Khả năng thương mại của sản phẩm du lịch


Khả năng thương mại của sản phẩm du lịch là khả năng tạo thuận lợi cho du khách
trong việc mua sản phẩm du lịch, bao gồm cả khả năng cung cấp thông tin và đặt chỗ của
các cơ sở cung ứng dịch vụ (doanh nghiệp vận chuyển, khách sạn, nhà hàng, cơ sở tham
quan, giải trí,…) cũng như các tour operator và các đại lý du lịch. Sự xuất hiện của hệ thống
đăng ký giữ chỗ CRSs và internet đã cho phép du khách tiềm năng tiếp cận thông tin nhanh
hơn và đặt chỗ gần như tức thời. Khi du khách tiềm năng tìm lời khuyên và thông tin từ hệ
thống thương mại hóa sản phẩm du lịch, họ trở nên cởi mở và dễ được thuyết phục hơn,
những thông tin này có thể ảnh hưởng và thường xuyên thay đổi nhận thức ban đầu của du
khách về điểm đến. Chính điều này là “yếu tố bảo đảm” tạo nên một động lực mạnh mẽ
trong việc lựa chọn một điểm đến.

3.3.2.4. Những quy định đối với du khách


Nhìn chung, ở hầu hết các nước, các quy định đưa ra chủ yếu là khuyến khích việc
thu hút khách du lịch đến. Tuy nhiên, ở một số điểm đến, xuất phát từ yêu cầu phát triển bền
vững, chính quyền có thể đưa ra quyết định hành chính về hạn chế số lượng du khách được
đến viếng. Ở một số nơi khác, cũng cùng mục đích này và đồng thời tạo nguồn thu ngân
sách phục vụ cho hoạt động bảo tồn tài nguyên du lịch, chính quyền có thể đặt thêm mức
thuế phụ trội dành cho du khách quốc tế khi thuê phòng khách sạn (Roma hiện nay chẳng
hạn) hay khách du lịch nước ngoài phải mua vé trước khi vào một số thành phố du lịch của
Myanmar.
Ngoài ra, đã từng có lúc một số nước dù là nước đang phát triển, vì lý do muốn bảo
vệ truyền thống văn hóa của mình một cách cực đoan đã không khuyến khích thậm chí cấm
khách du lịch nước ngoài với tuyên bố “Đất nước chúng tôi không bán mặt trời”.
3.3.3. NHỮNG NHÂN TỐ LIÊN KẾT

3.3.2.1. Hoạt động marketing


Marketing là một yếu tố rất quan trọng trong thu hút khách từ thị trường mục tiêu ở
một nơi gửi khách đến một điểm đến nhất định.
Mỗi du khách với những động cơ du lịch và các đặc điểm nhân khẩu, tâm lý khác
nhau có những mong muốn khác nhau về điểm đến du lịch. Tập hợp những du khách có sự
tương tự nhau trong hành vi mua này hình thành một đoạn thị trường. Trong một thế giới
mà nhiều nước đưa ra một sản phẩm du lịch tương đối đồng nhất, chẳng hạn như du lịch
biển, du lịch núi hoặc trượt tuyết, mỗi điểm đến cần phải lựa chọn cho mình một hoặc một
số đoạn thị trường làm thị trường mục tiêu của mình. trên cơ sở đó, thực hiện sự khác biệt
hóa bởi một chiến lược định vị được nghiên cứu tốt. Vì vậy, ví dụ, hai khu bãi biển tương
đối giống nhau có thể được phân biệt bởi các du khách tiềm năng thông qua các yếu tố liên
quan. Điểm đến này được nhấn mạnh bởi hình ảnh biển của một hòn đảo nhiệt đới trong khi
điểm đến kia xuất hiện trong tâm trí của du khách mục tiêu bãi biển như là một phần của
môi trường đô thị phát triển.
Đối với hầu hết mọi người, trong đó đa số là các du khách lần đầu đến điểm đến, họ
thiếu kiến thức cá nhân về điểm đến nên nói chung họ khá mơ hồ về những trải nghiệm du
lịch mà họ sẽ được hưởng tại điểm đến. Nhiều du khách đã mua một chương trình du lịch
dựa vào sự giới thiệu của bạn bè hoặc qua thông tin truyền thông. Quảng cáo và các hình
thức truyền thông cổ động khác sẽ kích thích động cơ du lịch của khách du lịch tiềm năng .
Họ sẽ bị ảnh hưởng bởi các hoạt động truyền thông cổ động như các ấn phẩm quảng cáo,
các chương trình khuyến mãi và đôi khi là sự xuất hiện các cảnh quan tuyệt vời của điểm
đến trong các bộ phim ăn khách. Có thể thể nói rằng chúng đã trở thành một hình thức nghệ
thuật tương đối phát triển và là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn nhất quyết định lựa
chọn một điểm đến kỳ nghỉ.

3.3.3.2. Chênh lệch giá của nơi nhận khách và nơi gửi khách
Như đã nói ở trên, vấn đề quan trọng trong tác động của giá đến cầu du lịch không
phải là mặt bằng giá của điểm đến mà là sự so sánh về giá giữa các điểm đến và giữa điểm
đến với nơi gửi khách. Trong chuyến đi, khách du lịch thường xuyên so sánh giá cả các
hàng hóa, dịch vụ mình mua với giá cả hàng hóa, dịch vụ tương tự tại quê hương và tại các
điểm đến khác đã trãi qua. Khi có cảm nhận rằng họ nhận được ở điểm đến xem xét một
mức giá hợp lý hơn họ sẽ có tâm lý cởi mở hơn trong chi tiêu tại đó. Cũng cần lưu ý rằng
mức độ nhạy cảm về so sánh giá giữa các loại hàng hóa, dịch vụ là không như nhau. Dĩ
nhiên, trong so sánh về giá giữa các điểm đến và giữa điểm đến du lịch với quê hương
mình, du khách sẽ nhạy cảm hơn với sản phẩm có độ giống nhau cao. Ngoài ra, những hàng
hóa, dịch vụ chi tiêu thường xuyên trong ngày như dịch vụ taxi, dịch vụ ăn uống, lưu trú sẽ
có độ nhạy cảm về giá so với những hàng hóa, dịch vụ chi tiêu không thường xuyên như
tham quan hay chăm sóc y tế tại điểm đến.
3.3.3.3. Tỷ giá hối đoái
Các mức giá trong điểm đến sẽ bị ảnh hưởng không chỉ bởi cơ cấu chi phí trong
phạm vi quốc gia cụ thể mà còn bị ảnh hưởng bởi mức độ tỷ giá hối đoái áp dụng. Điều này
có thể được chứng minh bằng cách nhìn vào xu hướng du lịch giữa hai quốc gia. Ví dụ Mỹ
và khu vực Euro của châu Âu. Khi đồng đô la lên giá so với Euro, số liệu thống kê cho thấy
du khách Mỹ đến châu Âu nhiều hơn vì Châu Âu trở thành một điểm đến rẻ hơn. Ngược lại,
khi đồng USD giảm giá so với Euro. Tuy nhiên, cũng lưu ý rằng với cơ chế thả nổi tỷ giá
như hiện nay và độ trễ giữa thời điểm mua và thời điểm thực hiện chuyến đi, sự biến động
của tỷ giá không còn có ảnh hưởng tương tự như trước. Ví dụ, một người Trung Quốc mua
một chương trình du lịch ở Việt Nam và nếu đồng Việt Nam tăng giá so với đồng Nhân dân
tệ, nghĩa là làm cho Việt Nam trở thành một điểm đến đắt tiền hơn, du khách Trung Quốc
này dường như không hủy bỏ kỳ nghỉ đó, đặc biệt nếu nó liên quan đến một khoản phí hủy
chương trình. Phí hủy này có thể lớn hơn so với mức tăng chi tiêu do thay đổi tỷ giá hối
đoái.
Nhiều nhà nghiên cứu đã thực hiện những phân tích những tác động của riêng tỷ giá
hối đoái (Summary 1987). Sự giảm tỷ giá của đồng tiền nước gửi khách (quốc gia A) sẽ tác
động làm giảm cầu du lịch quốc tế của nước đó thông qua các tác động của giá cả. Nhưng
nó cũng là nguyên nhân làm tăng cầu du lịch nội địa trong quốc gia A bởi cư dân muốn tìm
một sản phẩm thay thế rẻ hơn. Điều này cũng tương tự như việc thay thế hàng hóa nhập
khẩu trên thị trường hàng hóa. Tất cả những tác động của tỷ giá hối đoái nói trên cũng có
thể được kỳ vọng theo hướng ngược lại - kích thích du lịch quốc tế vì sự đắt đỏ của du lịch
trong nước.

3.3.3.4. Chi phí tiền của và thời gian của chuyến đi


Để đi du lịch du khách phải tốn chi phí tiền bạc, thời gian, sức khỏe để thực hiện
hành trình từ nhà đến điểm đến đã chọn. Hiện nay du khách có nhiều phương án lựa chọn
hơn trong thực hiện hành trình của mình. Quá trình phi thể chế hóa cả trong hàng không và
đường sắt đã thúc đẩy sự cạnh tranh trong ngành vận chuyển.
Những cải tiến trong dịch vụ vận chuyển, nhất là công nghệ hàng không thể hiện qua
sự phong phú của tuyến bay, độ nhặt của tần suất chuyến bay, việc thuận lợi trong mua vé,
tiện nghi và an toàn trong chuyến bay cho phép ngày càng có nhiều người thực hiện các
chuyến du lịch đường dài hơn. Tuy nhiên, chi phí về tiền của và thời gian của chuyến đi
luôn là yếu tố quan trọng trong quyết định chọn điểm đến của một thị trường gửi khách. Do
đó, một điểm đến muốn thu hút khách từ một thị trường gửi khách nào đó thì việc giảm hai
loại chi phí này là nỗ lực không thể thiếu. Thực tế cho thấy việc hình thành các tuyến bay
trực tiếp giữa hai nơi này luôn kéo theo sự gia tăng lượng cầu du lịch một cách rõ ràng.
3.4. PHÂN TÍCH KINH TẾ MỘT SỐ NHÂN TỐ CHỦ YẾU

3.4.1. PHÂN TÍCH QUAN HỆ THU NHẬP - CẦU DU LỊCH


Mức độ tác động của thay đổi khả năng tài chính - thu nhập đến cầu có thể được đo
lường bởi hệ số co giãn của cầu theo thu nhập, được xác định theo tỷ số:
% thay đổi của lượng cầu DL
Ey =
% thay đổi của thu nhập khả dụng
Nói chung, hệ số co giãn của cầu theo thu nhập là dương, cầu đối với những hàng
hóa, dịch vụ thiết yếu thường ít co giãn theo thu nhập (Ey < 1), trong khi cầu của các hàng
hóa thứ yếu hay xa xỉ thường có cầu co giãn theo thu nhập (Ey > 1).
Nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã được thực hiện về độ co giãn của cầu du lịch theo
thu nhập. Nói chung, cầu du lịch tương đối co giãn nếu được đo lường bằng chi tiêu du lịch,
nhưng sẽ kém co giãn hơn nếu đo lường bởi số ngày khách hay số lượt khách. Đó là do: khi
thu nhập tăng, du khách vẫn bị ràng buộc bởi thời gian nên không đổi số lượt đi và số ngày
đi nhưng có thể thay bằng một chuyến đi du lịch có giá cao hơn. Tương tự, một chuyến du
lịch, đặc biệt là du lịch thuần túy cho kỳ nghỉ, trở thành một phần được định trước trong chi
tiêu của hộ, việc giảm thu nhập có nghĩa là phải chọn kỳ nghỉ rẻ hơn thay vì cắt chuyến đi.
Như vậy, độ co giãn của cầu theo thu nhập đối với một điểm đến nhất định có thể
khác rất nhiều so với kỳ vọng nếu cầu của những điểm đến này bắt nguồn chủ yếu từ một
thị trường gửi khách duy nhất. Chẳng hạn, vào thời kỳ kinh tế khó khăn, những người thành
phố Hồ Chí Minh có thể đi nghỉ ở thành phố Vũng Tàu, nhưng với sự gia tăng thu nhập, họ
có thể đi du lịch với cùng độ dài thời gian ở Đà Nẵng, Pattaya hay bất kỳ nơi nào khác.
Điều này làm cho trên thực tế, thành phố Vũng Tàu có hệ số co giãn của cầu theo thu nhập
là âm đối với một số đoạn thị trường, mặc dù những đoạn thị trường khác có thể bù đắp các
thiếu hụt này - có lẽ đó là những người mà trước đây hoàn toàn không thể đi du lịch ở đâu
cả.
Các loại hình du lịch khác nhau cũng có độ co giãn cầu theo thu nhập khác nhau.
Cầu du lịch công vụ và du lịch hạng sang tương đối ít co giãn, phản ánh bản chất của giá trị
sản phẩm ngoài những gì chúng được mua. Cầu du lịch thăm thân (VFR) cũng ít co giãn
hơn cầu du lịch thuần túy, phản ánh một điều như du lịch công vụ, mức độ bắt buộc hơn là
chọn lựa.
Hình 3.4. biểu thị mức độ ảnh hưởng lên cầu du lịch của những hệ số co giãn theo
thu nhập khác nhau. Nếu thu nhập của thị trường gửi khách tăng từ Y0 lên Y1, chi tiêu du
lịch thay đổi từ Q0 đến các mức độ khác nhau từ Q1 đến Q5 (ở đây Q0 đơn thuần chỉ là chỉ
số xuất phát cho mỗi loại hình du lịch hơn là một chi tiêu bằng nhau cho các trường hợp
xem xét).
Hình 3.4. Độ co giãn của cầu theo thu nhập của các loại hình du lịch
Ví dụ về một điểm đến mà độ co giãn của cầu theo thu nhập của nó là âm đưa đến
một vấn đề tranh cãi rằng với một vài đoạn thị trường, một sản phẩm du lịch nhất định nào
đó có thể được xem xét như là các hàng hóa thứ cấp (inferior products). Thật khó để chứng
minh điều này qua sô liệu thống kê nếu không nghiên cứu tách biệt sự thay đổi của cầu đối
với điểm đến cho một thị trường gửi khách hay một đoạn thị trường cụ thể bởi tổng cầu du
lịch của điểm đến đó vẫn tăng do sự mở rộng các đoạn thị trường khác. Người dân Hà Nội
hay du khách nước ngoài có thể ghé thăm các resort của Đà Nẵng thường xuyên hơn vì thu
nhập của họ tăng và hẳn là chúng ta không nên xem nó như một sản phẩm điểm đến 'thứ
cấp'.
Mặc dù vậy, vẫn có những sản phẩm du lịch riêng lẻ khác được xem xét như hàng hóa thứ
cấp. Nhà nghỉ, lều trại cho thuê, xe buýt đường dài,… tất cả đã được minh chứng bằng số
liệu rằng cầu bị mất đi trong các đoạn thị trường du lịch khi thu nhập của khách hàng trong
đoạn thị trường này tăng lên.

3.4.2. PHÂN TÍCH QUAN HỆ GIÁ CẢ - CẦU DU LỊCH


Cũng như với những thay đổi của thu nhập, tác động của sự thay đổi giá lên cầu có
thể được đo lường bởi hệ số co giãn của cầu theo giá, được tính bởi công thức:
% thay đổi của lượng cầu DL
Ep =
% thay đổi của giá sản phẩm du lịch
Quy luật đường cầu trong Kinh tế học chỉ ra rằng đối với hầu hết các sản phẩm, Ep là
số âm - đó là do đường cầu là đường nghịch biến theo giá. Nếu │Ep│>1 biểu thị rằng cầu
co giãn (sự nhạy cảm của cầu đáp ứng vượt trội so với phần trăm của bất kỳ sự thay đổi giá
nào).
Với một sản phẩm, độ co giãn của cầu theo giá có thể khác nhau ở những mức giá
khác nhau và phụ thuộc vào chúng ta xem xét hệ số co giãn ngắn hạn hay dài hạn.
Với các loại sản phẩm du lịch khác nhau, độ co giãn của cầu theo giá cũng rất khác
nhau. Nói chung, mức độ cạnh tranh càng cao, và vì vậy, khả năng thay thế giữa các sản
phẩm càng cao, hệ số co giãn của cầu theo giá càng lớn bởi du khách có tìm hiểu về giá sẽ
tìm phương án mua rẻ hơn. Ngoài ra, một lần nữa, ở đây, chúng ta lại thấy hệ số co giãn của
cầu theo giá của du lịch giải trí cao hơn của du lịch công vụ và du lịch thăm thân, phản ánh
bản chất thiết yếu hơn của các sản phẩm du lịch công vụ và VFR.
Sự lựa chọn giữa các điểm đến cạnh tranh cho một chuyến du lịch bị tác động mạnh
bởi sự thay đổi về giá. Hệ số co giãn của cầu theo giá dài hạn (6 năm) đối với một điểm đến
quan trọng của những quốc gia gửi khách chính đã thể hiện một sự thay đổi từ khoảng -4
đối với một sự thay đổi nhỏ của giá (2,5%), đến khoảng -1,5 đối với một sự thay đổi lớn của
giá (40%) (Edwards 1987, dữ liệu phản ánh quan hệ giữa điểm đến Mỹ và thị trường gửi
khách `Châu Âu).
Bảng liệt kê về lượng cầu ('demand schedule') của một điểm đến trung bình của quốc
gia X được thể hiện trong hình 3.5. sau:

Giá

Q Cầu của điểm đến


Hình 3.5. Các đáp ứng của cầu đối với các sự thay đổi giá của một kỳ nghỉ
Nguồn: theo Edwards (1987)
Ở mức giá tương đối đang xét là Po, cầu du lịch ở điểm đến là Qo. Hình dạng của
đường cầu biểu thị rằng mức độ tăng giảm của cầu có sự thay đổi theo sự thay đổi của giá,
và quan hệ của cầu theo giá có dạng hàm logarit hơn là hàm đường thẳng. Cùng một mẫu
nghiên cứu, người ta thấy rằng quan hệ cầu - giá của một chương trình du lịch cũng tương
tự như quan hệ cầu – giá của điểm đến.
Có 2 lưu ý quan trọng khi giải thich các dữ liệu này:
- Thứ nhất, ở đây cầu du lịch được biểu thị dưới hình thức tương đối (phản ánh gián tiếp
thông qua số lượt khách, số ngày khách, chi tiêu của khách) hơn là một số lượng tuyệt đối
các hàng hóa, dịch vụ nhưng lượng cầu vẫn biến đổi theo hệ số co giãn của cầu theo giá.
- Thứ hai, biến cầu theo dõi là tổng cầu của điểm đến. Tuy nhiên, nếu xét cầu cá nhân, sự
biến động của cầu theo giá không phải là đường liên tục. Trong thực tế, với một cá nhân,
khi có thay đổi giá nhưng sự thay đổi giá không đủ lớn, ở dưới ngưỡng có thể nhận thức
được của người tiêu dùng, thì sự thay đổi này có thể chẳng gây ra một sự thay đổi nào của
cầu cả.
Hiện tượng này được xem xét chi tiết hơn trong mô hình Lancaster ở Phụ lục. Phân
tích tổng cầu cũng che giấu mức độ tác động của giá của các dịch vụ riêng lẻ đển cầu toàn
bộ; trong đó, giá của một số dịch vụ ảnh hưởng mạnh (rõ ràng trong toàn bộ chuyến đi, chi
phí đi lại là một biến số chính; trong chi phí toàn bộ tại điểm đến, chi phí lưu trú là một biến
số quan trọng). Còn lại, những chi phí và giá trị của một dịch vụ thành phần khác của trải
nghiệm du lịch đều không phải luôn được nhận biết rõ đối với khách du lịch. Chúng ta có
thể xem thêm những nghiên cứu gần đây về công tác định giá hưởng không (hedonic
pricing)5 - về giá các giá trị ẩn (implicit prices) được tạo bởi những tính năng của các sản
phẩm du lịch không mua bán (thắng cảnh, lòng hiếu khách của cư dân địa phương,…)
(Nghiên cứu của Sinclair và các cộng sự 1990 là những kiến thức tiên phong của lĩnh vực
này).
Vấn đề sẽ rõ ràng hơn khi chúng ta phân tích các dịch vụ thành phần. Với một ngân
sách xem xét, cầu dịch vụ lưu trú và vận chuyển chẳng hạn, có hệ số co giãn và hệ số co
giãn chéo khá cao. Hệ số co giãn chéo Ecp (Cross-price elastic) được xác định theo công
thức:
% thay đổi của cầu sản phẩm A
Ecp =
% thay đổi của giá sản phẩm B
Nếu A và B là thay thế gần, chúng ta có thể kỳ vọng Ecp dương và có thể > 1. Đó là
trường hợp thường thấy, chẳng hạn là:
 Việc lựa chọn trong các khách sạn, motel tại điểm đến,
 Sự lựa chọn nhà cung ứng cho chuyến tham quan trong ngày,
 Mua hàng lưu niệm hay mua hàng miễn thuế,
 Việc lựa chọn xe bus, tàu hỏa, máy bay,… cho cùng một tuyến đường.
Trong những trường hợp trên, các sản phẩm có thể được xem như tương đối hoặc
hoàn toàn giống hệt nhau và giá trị của Ecp thường cao.

5
Hedonic pricing: Phương pháp định giá dựa trên giả thiết rằng giá được xác định dựa vào 2 thành phần: một là dựa
vào những tính chất của sản phẩm vốn phải tốn chi phí để tạo ra nó và hai là dựa vào những nhân tố bên ngoài có ảnh
hưởng đến nó. Ví dụ: giá nhà được xác định dựa vào những đặc điểm của ngôi nhà như kích thước, kiến trúc, trang thiết
bị,… cũng như dựa vào những đặc điểm quanh nó như hàng xóm hiền lành, gần trường tốt, chợ tốt,…Phần thứ hai là
giá hưởng không. Cũng tương tự như vậy trong chuyến đi, việc hưởng khí hậu mát mẻ, không khí trong lành và ngắm
cảnh là những giải trí được hưởng không - TrSQuý
Hiện tượng co giãn của cầu theo giá của hai loại hàng bổ sung cũng thường thấy
trong du lịch. Trong những năm đầu của thập kỷ 1980's, khi giá vé máy bay xuyên Đại Tây
Dương bị giảm một cách mạnh mẽ bởi sự cạnh tranh được khởi xướng từ hãng Laker
Airways, cầu dịch vụ lưu trú và những dịch vụ du lịch khác ở New York, Miami, London và
Paris gia tăng đáng kể do lượng khách từ bên kia Đại Tây Dương. Tương tự, những công ty
cho thuê xe tạo ra được lượng cầu gia tăng bằng cách liên kết với các hãng hàng không
đang giảm giá.

3.4.3. HÀM NGHỊCH BIẾN KHOẢNG CÁCH (THE DISTANCE DECAY


FUNCTION)
Trong vận chuyển hành khách, người tiêu dùng buộc phải tiêu dùng cả thời gian và
tiền bạc để thực hiện chuyến đi, và việc sử dụng các nguồn lực này, như một ràng buộc đối
với cầu du lịch, thường quan trọng hơn khoảng cách vật lý của chuyến đi. Đối với nhiều
người, bản thân hoạt động du lịch là khoản thời gian trải nghiệm thú vị, và có thể họ không
nhận thức đã hao phí một 'chi phí thời gian' trong đi lại, dù vậy, vẫn có chi phí cơ hội về
thời gian, cũng như chi phí chi phí tiền bạc và được nhiều người tính đến. Người tiêu dùng
phải hy sinh cơ hội chi tiêu thời gian làm việc khác để đi du lịch, mặc dù nhiều du khách
cũng có thể làm thành công những việc khác trong chuyến đi,
Điều này dẫn đến rằng trong khoảng cách cần đo lường, một biến kép 'chi phí thời
gian - tiền bạc' sẽ là phương tiện đo lường trong ngành vận chuyển hành khách tốt hơn là
khoảng cách vật lý. Từ đó, chúng ta có thể kỳ vọng rằng cầu đối với khách du lịch - ở đây là
việc lựa chọn điểm đến của du lịch giải trí - sẽ biến đổi ngược chiều với biến này.
Nghiên cứu thực nghiệm (chẳng hạn, Greer & Wall 1979, Holloway 1989) đã chỉ ra
rằng trong thực tế, mối quan hệ như vậy là có tương quan chặt nhưng có một số điều chỉnh.
Hình 3.6 thể hiện mối quan hệ giữa chi phí thời gian-tiền bạc và cầu du hành được biểu diễn
như một hàm nghịch biến.

Tần suất
cầu du
lịch

Chuyến
DL 2 tuần

Chuyến DL
cuối tuần

O W F Chi phí thời gian/tiền


bạc của hành trình
Hình 3.6 Hàm nghịch biến khoảng cách trong du hành du lịch
Đầu tiên, mối quan hệ giữa thời gian/tiền bạc và cầu du lịch không hoàn toàn là hàm
nghịch biến, nó có một đỉnh cầu mà trước đó, cầu tuy rất thấp nhưng là số dương. Theo
thuật ngữ thống kê, quan hệ này có thể được miêu tả bởi hàm phân phối loga chuẩn hơn là
hàm mũ nghịch biến. Vì vậy, trong đa phần trường hợp, nếu chi phí thời gian/tiền bạc quá
cao thì cầu rất nhỏ; nếu chi phí thời gian/tiền bạc thấp hơn, cầu du lịch sẽ cao hơn, nhưng có
một mức mà chi phí thời gian/tiền bạc thấp hơn nó thì cầu một lần nữa lại giảm xuống. Điều
này có thể được giải thích bởi thực tế rằng du khách nhận thức nếu họ chỉ thực hiện một
chuyến đi 20 hay 30 phút, chi phí tuy ít nhưng nó quá gần nơi cư trú và không có đủ sự mới
lạ mà một chuyến du lịch đơn giản cần có. Có một khoảng cách ưu tiên (tính theo chi phí
thời gian/tiền bạc) đối với du hành mà ở đó cầu là cao nhất.
Thứ hai, khoảng cách ưu tiên đối với du hành thay đổi theo chiều dài thời gian toàn
bộ của chuyến du lịch và có lẽ của chi tiêu toàn bộ. Trong hình 3.6, khoảng cách OW là
khoảng cách ưu tiên của một chuyến du lịch cuối tuần (mà ở Châu Âu là chuyến đi trung
bình khoảng 90 - 120 phút), ngược lại với một chuyến du lịch dài hơn, khoảng 2 - 3 tuần
nghỉ hè, lại có khoảng cách ưu tiên OF lớn hơn nhiều. Không chỉ có khoảng cách xa hơn mà
toàn bộ hàm phân phối lại dịch chuyển sang phải.
Những khái niệm tương tự của biến kép chi phí thời gian/tiền bạc đã được sử dụng
như một mô hình hệ thống trong các chuyến đi giải trí và du lịch. Mô hình như vậy, trong
khi ít phổ biến trong lý thuyết kinh tế học, dễ thấy rằng khoảng cách địa lý và vật lý dùng
để đo lường những ràng buộc của cầu là không đủ để giải thích sự phân phối của cầu du
lịch. Điều này được chứng minh bởi chính quyền và những người cung ứng khác của sản
phẩm du lịch mà không thể di chuyển một cách vật chất các điểm đến nhưng có thể kích
khởi nhu cầu du lịch đến đó bằng cách cung cấp những cách thức vận chuyển nhanh hơn
nhay rẻ hơn từ vùng gửi khách đến điểm đến đó.

PHỤ LỤC: ÁP DỤNG MÔ HÌNH CẦU CỦA LANCASTER TRONG DU


LỊCH

1. Hạn chế của lý thuyết cổ điển trong phân tích cầu du lịch
Lý thuyết cầu cổ điển thích hợp để xem xét cầu đối với một sản phẩm đơn lẻ hay
hàng tiện dụng (convenient goods) - loại hàng có giá trị không cao, mua thường xuyên. Mặc
dù vậy, những nội dung dễ hiểu áp dụng cho một cá nhân vốn muốn tối đa hóa lợi ích bằng
cách chọn một cặp hàng hóa được xác định bằng điểm gặp giữa đường cong bàng quang và
đường ngân sách (chẳng hạn, xem Samuelson 1989 hay Sinden 1977) sẽ không đủ khả năng
làm công cụ phân tích cho một hàng hóa có nhiều lợi ích hay sản phẩm kết hợp như sản
phẩm du lịch. Những phân tích hành vi mua là cần thiết, đặc biệt phân tích những quyết
định mua cần giải quyết trước khi rời khỏi nhà đi du lịch. Hầu hết các chi tiêu du lịch được
xác định ở giai đoạn này.
Mô hình sau đây được phát triển từ Lancaster 1966, Rugg 1971 và nghiên cứu riêng
của tác giả. Những triển khai sau
này, chẳng hạn, giá hàng xa xỉ và các đo lường định lượng đã được thảo luận bởi Stabler
(1988). Kỹ thuật đo lường chung nhất là những phân tích kết hợp.

2. Mô hình Lancaster cơ bản


Đối với một cá thể du khách (người tiêu dùng) i, hay một đoạn thị trường xác định i,
giả định rằng họ là những người đưa ra quyết định hợp lý.
Hàm mục tiêu, để thị trường tối đa hóa lợi ích:
maximise U1 = U1(z)
với các ràng buộc:
z = g(x) 'kỹ thuật tiêu dùng'
Y ≥ px ràng buộc thu nhập/tiền bạc
V ≥ tx ràng buộc thời gian
và không có những ràng buộc âm: x ≥ 0, z ≥ 0
trg đó: z là vectơ các thuộc tính của sản phẩm du lịch
x là vectơ của các số lượng các dịch vụ thành tố của sản phẩm du lịch toàn bộ
(dịch vụ lưu trú, vận chuyển,…)
p là vectơ cột của giá cả đơn vị của các dịch vụ thành tố x
t là vectơ cột của chi phí thời gian cho mỗi phần tử x
Y là thu nhập sẵn có hay ngân quỹ dành cho du lịch
V là thời gian rãnh sẵn có hay quỹ thời gian dành cho du lịch
Ràng buộc kỹ thuật tiêu dùng là sự đơn giản hóa mô hình Lancaster mà trong đó các
dịch vụ thành tố hay sản phẩm kết hợp nhau tạo ra các 'hoạt động' hình thành các thuộc tính
chức năng của sản phẩm. Kết quả là chúng ta một mô hình toán phi tuyến.
Ví dụ
Để minh họa mô hình, chúng ta có thể đưa ra một ví dụ đơn giản. Giả định sản phẩm
du lịch xem xét chỉ có hai thuộc tính chức năng mà du khách i tìm kiếm, đó là:
z1 - Số các đêm vui chơi giải trí về đêm
z2 - Các hoạt động thể thao dưới nước
Ba resort tạo nên một bộ sản phẩm (điểm đến) lựa chọn của du khách:
x1 - Resort 1, có rất nhiều hoạt động thể thao định hướng biển
x2 - Resort 2, có các hoạt động hỗn hợp
x3 - Resort 3, thiên đường của giải trí về đêm
Hình 3.7 là đồ thị của mô hình:

z1 x1 x2

x3

z2
Hình 3.7 Đồ thị của mô hình Lancaster đơn giản hóa
Các ràng buộc kỹ thuật tiêu dùng được thể hiện bởi các tia OX 1, OX2, OX3. Hai trục
tọa độ biểu thị số lượng của các thuộc tính z1 và z1.
Cho biết giá cả thị trường pk cho mỗi đơn vị của mỗi resort xk (k = 1 đến 3) mà giá là
giá toàn bộ dịch vụ hay giá lưu trú mỗi ngày kiểu Mỹ (American Plan daily rate), số lượng
tối đa hay số ngày lưu trú, có thể đạt tới được là Mk được tính theo:
𝐘
Mk =
𝐩𝐤
Tương tự, độ dài của thời gian lưu trú tối đa có thể bị ràng buộc bởi thời gian dành
cho du lịch, V. 'Chi phí thời gian' tk của mỗi resort có thể được xác định căn cứ vào độ dài
thời gian của chuyến đi từ nơi cư trú đến mỗi resort điểm đến, vì vậy, resort ở xa sẽ tốn chi
phí thời gian hơn resort ở gần. Thời gian lưu trú tối đa đạt được là Sk được tính theo:
𝐕
Sk =
𝐭𝐤

z1 x1

x2

S1

S2 x3
M1
M2

M3 U1
S3 U1
z2
Hình 3.8 Đồ thị của mô hình Lancaster về những ràng buộc của thời gian/tiền bạc ảnh
hưởng đến độ dài thời gian lưu trú
Trong đồ thị ở hình 3.8, đường M1 - M2 - M3 thể hiện ràng buộc ngân sách và đường
S1 - S2 - S3 thể hiện ràng buộc thời gian. Ràng buộc thấp nhất là ràng buộc hiệu lực(effective
constraint), và như vậy đường M1 - M2 - S3 thể hiện mức tối đa có thể đạt được hay còn gọi
là đường biên hiệu lực (effective frontier). S1 - S2 chẳng hạn là một ràng buộc thừa, vì du
khách bị giới hạn bởi khả năng tài chính và mức giá cao ở resort 1 và 2 hơn là lý do thời
gian.
Đối với đoạn thị trường i cho trước, sự lựa chọn các thuộc tính để tối đa hóa lợi ích
sẽ có kết quả là đường cong bàng quan U phản ánh trao đổi mong muốn giữa các thuộc tính.
Điều này cũng tương tự như đường cong bàng quang trong lý thuyết nhu cầu cổ điển (mà ở
đó là các loại hàng hóa chứ không phải các thuộc tính). Tối đa hóa lợi ích có nghĩa là đạt
đến đường U cao nhất có thể được. Trường hợp này, U1 là đường lợi ích không thể đạt được
và U2 là đường cong tối đa còn thỏa mãn ràng buộc, tiếp tuyến của đường biên hiệu lực ở
điểm M2. Trong trường hợp này, du khách muốn có lượng cầu OM2 đơn vị sản phẩm ở
resort 2.
Rất có thể chúng ta sẽ gặp đường bàng quang là đường thẳng nhưng điều này khó
xảy ra vì khi du khách càng có nhiều khối lượng một thuộc tính thì lợi ích biên của nó sẽ
giảm dần. Cũng có thể rằng đường U sẽ không tiếp xúc với đường biên hiệu lực tại điểm M2
hay bất kỳ điểm góc nào khác. Nếu điều này xảy ra, chẳng hạn ở một điểm nằm giữa M1 và
M2, điều này sẽ hàm ý rằng du khách sẽ trải qua một ít thời gian ở resort 1 và một ít thời
gian khác ở resort 2. Nếu điều này dẫn đến việc gia tăng chi phí vận chuyển thì rõ ràng
đường M1M2 sẽ không phải là đường thẳng mà trở thành đường cong lồi về gốc tọa độ, vì
vậy việc chia thời gian lưu trú sẽ khó xảy ra.

3. Tác động của sự thay đổi của các ràng buộc, của giá cả hàng hóa du lịch và xuất
hiện sản phẩm mới
Mô hình này thích nghi một cách dễ dàng với tác động của sự thay đổi của các biến.
3a. Sự thay đổi của ngân sách và/hay quỹ thời gian dành cho du lịch
Đầu tiên, nếu quỹ tài chính hay thời gian dành cho du lịch tăng lên, các điểm M hay
S trên các tia X1, X2, X3 có thể dịch chuyển ra xa gốc tọa độ một đoạn lệ thuộc vào số đơn
vị sản phẩm hay ngày lưu trú tăng thêm mà bây giờ có thể có được. Nếu số lượng tăng thêm
là như nhau ở cả 3 tia, chúng ta có thể kỳ vọng du khách i sẽ mua nhiều đơn vị sản phẩm
hơn ở resort 2 - một tác động tuyến tính của biến thu nhập. Nếu số lượng thêm là khác nhau
đủ lớn, một resort khác bây giờ có thể trở thành một lựa chọn tối ưu nếu một khối lượng lớn
hơn của 'du lịch' ở đó có thể được mua - một tác động thay thế bởi thu nhập.
3b. Sự thay đổi của giá và/hay chi phí thời gian của hàng hóa du lịch

x1
z1

x2
M1
Hình 3.9 Đồ thị Mô hình Lancaster thể hiện sự thay đổi giá
Thứ hai, nếu mức giá (hay chi phí thời gian) của một resort thay đổi, một sự thay đổi
tương tự của các điểm M và S diễn ra. Một sự tăng giá rất nhỏ ở X2 có thể làm giảm mức
cực đại đến M'2 mà resort 2 vẫn là một việc mua tối ưu, nhưng một sự tăng giá đủ lớn có thể
dẫn đến sự thay đổi ở mức M''2 (xem hình 3.9), và để tối đa hóa lợi ích, du khách có thể
thay thế đến OM1 đơn vị của X1. Đây là một tình huống rất thực tế khi các du khách có thể
thích ứng với sự tăng giá nhỏ nhưng không chấp nhận sự tăng giá cao hơn.
3c. Sự xuất hiện sản phẩm mới
Cuối cùng, nếu một resort mới xuất hiện, hay các du khách biết thêm một resort mà
trước đây không có trong tập các resort xem xét của họ, chúng ta có thể thêm một tia mới.
Nếu resort này rất đắt, hay rất xa, hay các thuộc tính của nó hoàn toàn khác với sở thích của
du khách, sẽ không có một tác động nào lên cầu. Nhưng nếu khác đi, tia của nó có thể là X4
(xem hình 3.10), với ràng buộc hiệu lực là M4, và du khách i có thể gia tăng lợi ích bằng
cách thay đổi kế hoạch của kỳ nghỉ.

x1
z1
x4

x2
M1 M4

M2
x3

M3 U5
U2
z2
Hình 3.10 Đồ thị Mô hình Lancaster thể hiện tác động của SP mới trên thị trường
Nếu có n đoạn thị trường du lịch (hay n du khách), chúng ta có thể cộng toàn bộ nhu
cầu của họ cho mỗi resort X1, X2 và X3 để xác định tổng cầu, kể cả dự báo về sự thay đổi
cầu theo những thay đổi cho trước về giá tương đối hay tuyệt đối, về thu nhập, thời gian đi
lại và những biến dự báo khác.

CÁC CÂU HỎI NGHIÊN CỨU


1. Vì sao khác với các loại hàng hóa, dịch vụ khác, chúng ta cần phải có một hệ thống
các chỉ tiêu khác nhau để phản ánh lượng cầu du lịch? Ưu nhược điểm của từng chỉ
tiêu và khả năng sử dụng phối hợp các chỉ tiêu này để phân tích cầu du lịch?
2. Theo anh (chị), đâu là những nguyên nhân chính của tính thời vụ tại Đà Nẵng (hay
một điểm đến du lịch khác nào đó mà anh (chị) chọn)? Từ những giải pháp phổ biến
để hạn chế tính thời vụ, địa phương cần đề ra những giải pháp cụ thể nào nhằm hạn
chế tính thời vụ.
3. Hiện nay là sinh viên, không lâu nữa sẽ tốt nghiệp, đi làm. Hãy so sánh sự tác động
của các nhân tố ảnh hưởng đến cầu du lịch (tại nơi gửi khách) đến khả năng đi du
lịch của anh (chị) tại hai thời điểm khác nhau nói trên.
4. Dựa vào các nhân tố ảnh hưởng đến cầu du lịch của một thị trường gửi khách đến
một điểm đến du lịch, anh (chị) thử phân tích việc tăng giảm lượng cầu du lịch của
khách Trung Quốc đến Việt Nam trong thời gian đến so với thời kỳ trước Covid 19.

CÁC CÂU HỎI ÔN TẬP


1. Anh (chị) hãy:
a. Nêu những vấn đề chính mà “Chương 3: Cầu du lịch và các nhân tố ảnh hưởng
đến cầu du lịch” phải giải quyết.
b. Phân tích sự khác biệt trong phân loại các nhân tố ảnh hưởng đến cầu du lịch so
với các nhân tố ảnh hưởng đến cầu hàng hóa thông thường?
c. Theo anh (chị), chương này phục vụ gì cho việc ra quyết định kinh doanh của
doanh nghiệp du lịch?
d. Từ nghiên cứu mô hình về sự lựa chọn hợp lý của du khách (mô hình Lancaster),
anh (chị) hãy chỉ ra đặc thù trong lựa chọn hợp lý của du khách so với người mua
hàng hóa thông thường.
2. Anh (chị) hãy:
a. Nêu khái niệm nhu cầu du lịch, mong muốn du lịch, động cơ du lịch và lượng cầu
du lịch.
b. Phân tích mối quan hệ giữa các khái niệm này.
c. Anh (chị) thử phân tích động cơ của khách du lịch Trung Quốc đến Đà Nẵng. Với
động cơ đã xác định, anh (chị) nghĩ Đà Nẵng nên phát triển các sản phẩm du lịch
nào cho phù hợp?
3. Anh (chị) hãy:
a. Giới thiệu hệ thống các chỉ tiêu phản ánh lượng cầu du lịch.
b. Phân tích những ưu nhược điểm của các chỉ tiêu này.
c. Với số liệu về hệ thống các chỉ tiêu phản ánh lượng cầu du lịch có sẵn nhiều năm
của một điểm đến, anh (chị) có thể sử dụng những phương pháp phân tích thống
kê nào phục vụ mục tiêu phân tích nào?
4. Anh (chị) hãy:
a. Nêu khái niệm về động cơ du lịch.
b. Giới thiệu các nhóm động cơ du lịch cơ bản.
c. Đến du lịch tại Đà Nẵng (hoặc tại địa phương của các anh (chị)) có những đoạn
thị trường nào? Thử chỉ ra các động cơ du lịch chính của từng đoạn thị trường đã
nêu.
5. Anh (chị) hãy:
a. Nêu các chỉ tiêu phản ánh lượng cầu du lịch
b. Cho biết vì sao trong du lịch, chúng ta phải sử dụng nhiều chỉ tiêu để phản ánh
một đối tượng này?
c. Hãy giới thiệu các phương pháp phân tích cầu du lịch.
6. Anh (chị) hãy cho biết:
a. Thế nào là tính thời vụ của kinh doanh du lịch?
b. Phân tích nguyên nhân, hậu quả và các giải pháp có thể có để hạn chế tính thời vụ
trong kinh doanh du lịch?
c. Với tư cách là nhà quản trị của điểm đến Đà Nẵng (hay của địa phương anh
(chị)), thử chỉ ra các biện pháp hạn chế tính thời vụ của điểm đến.
7. Anh (chị) hãy:
a. Liệt kê các nhân tố của nơi gửi khách ảnh hưởng đến lượng cầu du lịch.
b. Hãy phân tích tác động của thu nhập (khả năng tài chính) đến cầu du lịch của du
khách.
c. Thử dự đoán thay đổi thu nhập dân cư của thị trường gửi khách Trung Quốc và
chỉ ra xu hướng quy mô nguồn khách Trung Quốc đến Đà Nẵng trong 3 năm đến.
8. Anh (chị) hãy:
a. Liệt kê các nhân tố của nơi gửi khách ảnh hưởng đến lượng cầu du lịch.
b. Hãy phân tích tác động của thời gian rãnh đến lượng cầu du lịch.
c. Trong thời gian đến, việc gia tăng các loại thực phẩm sơ chế sẵn và thiết bị nhà
bếp sẽ cho phép các bà nội trợ tiết kiệm thời gian lo bữa ăn cho gia đình. Điều
này có ảnh hưởng đến lượng cầu du lịch gửi khách nước ta không? Vì sao?
9. Anh (chị) hãy:
a. Liệt kê các nhân tố của nơi gửi khách ảnh hưởng đến lượng cầu du lịch.
b. Hãy phân tích tác động của các nhân tố xã hội (cấu trúc xã hội, giáo dục, mức độ
đô thị hóa) đến lượng cầu du lịch.
c. Thử phân tích tác động của các nhân tố này đến cầu du lịch nước ta trong thời
gian đến.
10. Anh (chị) hãy:
a. Liệt kê các nhân tố của điểm đến có ảnh hưởng đến lượng cầu du lịch.
b. Hãy phân tích tác động của nhân tố giá cả đến lượng cầu du lịch.
c. Theo anh (chị), trong thực tế, giá cả những mặt hàng nào của Đà Nẵng ảnh hưởng
nhiều đến lượng cầu du lịch đến Đà Nẵng? Vì sao?
11. Anh (chị) hãy:
a. Liệt kê các nhân tố của điểm đến có ảnh hưởng đến lượng cầu du lịch.
b. Hãy phân tích tác động của chất lượng sản phẩm du lịch, khả năng cạnh tranh và
khả năng thương mại hóa của sản phẩm du lịch ảnh hưởng đến lượng cầu du lịch.
c. Nếu chất lượng nước biển vẫn diễn biến xấu, anh (chị) thử nêu viễn cảnh của du
lịch Đà Nẵng.
12. Anh (chị) hãy:
a. Liệt kê các nhân tố liên kết giữa nơi gửi khách và điểm đến du lịch có ảnh hưởng
đến lượng cầu du lịch.
b. Hãy phân tích tác động của tỷ số so sánh về chỉ số giá của hai địa phương trên
đến lượng cầu du lịch.
c. Giá cả dịch vụ taxi của Đà Nẵng tăng cao so với các địa phương khác có làm thay
đổi nhiều tổng chi tiêu của du khách tại Đà Nẵng không? Vì sao?
13. Anh (chị) hãy:
a. Phân tích mối quan hệ giữa khả năng tài chính dành cho du lịch và cầu du lịch.
b. Phải chăng có sự khác biệt khi chúng ta phân tích khả năng tài chính dành cho du
lịch của du lịch giải trí và du lịch MICE? Nếu có, sự khác biệt đó như thế nào?
c. Nếu Đà Nẵng thành công trong phát triển loại hình du lịch MICE, thu nhập bình
quân đầu người nước ta giảm thì doanh thu du lịch nội địa của Đà Nẵng sẽ giảm
tương ứng?
14. Anh (chị) hãy:
a. Giới thiệu các đặc trưng của hệ số co dãn của cầu theo giá đối với sản phẩm du
lịch.
b. Có hay không có sự thay đổi hệ số co dãn này ở những mức giá khác nhau và ở
chỗ chúng ta xem xét dài hạn hay ngắn hạn?
c. Thế nào là giá hưởng không (hedonic price)? Phải chăng hiện nay du lịch Đà
Nẵng có tính cạnh tranh mạnh hơn du lịch Huế chính là nhờ công tác định giá
hưởng không (hedonic pricing) này?
15. Anh (chị) hãy:
a. Anh (chị) hãy giới thiệu hàm nghịch biến khoảng cách của cầu du lịch.
b. Phải chăng hàm nghịch biến khoảng cách này là như nhau đối với những loại
hình du lịch khác nhau?
c. Theo anh (chị), Đà Nẵng thuộc “Khoảng cách ưu tiên” của đoạn thị trường nào?
16. Anh (chị) hãy:
a. Giới thiệu mô hình Lancaster về lựa chọn hợp lý điểm đến của du khách.
b. Hãy sử dụng mô hình này để phân tích sự tác động của thay đổi giá, thay đổi chi
phí thời gian cũng như việc xuất hiện một điểm đến du lịch mới đến cầu du lịch
của một điểm đến xem xét.
17. Anh (chị) hãy:
a. Chỉ ra những hạn chế của mô hình lựa chọn hợp lý cổ điển (mô hình lựa chọn
hợp lý của Kinh tế vi mô) trong phân tích cầu du lịch.
b. Giới thiệu mô hình Lancaster về lựa chọn hợp lý điểm đến của du khách.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Philip Kotler, Cary Armstrong, Principles of Marketing, 14th edition, Prentice Hall,
2012

You might also like