You are on page 1of 6

1.

Các câu hỏi nghiên cứu


1. Anh (chị) hãy chỉ ra các những điểm giống và khác nhau giữa những người nêu
trong hình 1.1. Với một người rời khỏi nhà, nếu phân biệt chi tiết hơn theo cả 3
tiêu chí: mục đích chuyến đi, không gian chuyến đi và thời gian chuyến đi, chúng
ta còn có thể có những loại lữ khách nào nữa?
2. Anh (chị) hãy phân tích ý nghĩa của việc xác định chính xác các tiêu chí để phân
biệt người đi du lịch với những người rời khỏi nhà vì các lý do khác? Tiêu chí
phân biệt các khách du lịch với các phạm vi không gian khác nhau và quãng thời
gian khác nhau có ý nghĩa gì?
3. Theo Anh (chị), chúng ta nên chỉ chọn một định nghĩa tốt nhất cho khái niệm du
lịch hay phải xem xét nhiều khái niệm về du lịch. Nếu chọn một, anh (chị) chọn
định nghĩa nào? Vì sao?
4. Vì sao nói "Bán sản phẩm du lịch là bán các giấc mơ"?
5. Vì sao nói tài nguyên du lịch là nền tảng phát triển của tất cả dịch vụ cấu thành sản
phẩm du lịch?
6. Với từng đặc điểm của sản phẩm du lịch, hãy phân tích ảnh hưởng của đặc điểm
đó đến hoạt động kinh doanh du lịch?
7. Thế nào là loại hình du lịch? Hãy so sánh với khái niệm về hệ sản phẩm (product
line) trong marketing. Từ ý nghĩa của việc xác định hệ sản phẩm trong chính sách
sản phẩm của một doanh nghiệp, hãy nêu ý nghĩa của việc phân loại các loại hình
du lịch cho một điểm đến du lịch và doanh nghiệp du lịch?
8. Từ rất nhiều loại hình du lịch đã nêu trong bài, Đà Nẵng (hoặc một điểm đến du
lịch nào khác bạn chọn) đã phát triển tốt các loại hình du lịch nào? theo bạn, Đà
Nẵng có thể và cần phải phát triển những loại hình nào nữa?
9. Những bài học kinh nghiệm rút ra từ quá trình phát triển du lịch thế giới và nước
ta?
10. Có thể có những xu hướng mới nào hơn nữa trong phát triển du lịch và loại hình
du lịch thời gian đến?
11. Từ những số liệu và nhận định về tình hình phát triển du lịch hiện nay, dự đoán
cho thời gian đến của UNWTO trong Tourism highlights 2017 ed.(http://www.e-
unwto.org/doi/pdf/10.18111/9789284419029). Hãy đưa ra những nhận định riêng
của bạn.

2. Các câu hỏi ôn tập


1. Anh (chị) hãy:
a. Nêu những vấn đề chính mà “Chương 1: Bản chất, đặc điểm của du lịch” phải
giải quyết.
b. Theo anh (chị), chương này hỗ trợ cho các chương còn lại của học phần như
thế nào?
c. Từ nghiên cứu đặc điểm của sản phẩm du lịch, anh (chị) thấy đâu là đặc điểm
mà anh (chị) quan tâm nhất khi kinh doanh du lịch sau này? Vì sao?
2. Anh (chị) hãy:
a. Nêu 3 tiêu chí để phân biệt một khách du lịch và một người lữ hành không phải
là khách du lịch.
b. Phân tích ý nghĩa về khía cạnh thống kê và khía cạnh pháp luật của việc phân
biệt rõ khách du lịch với người lữ hành không phải khách du lịch.
c. Anh (chị) có nhận xét gì về áp dụng các tiêu chí này của Việt Nam?
3. Anh (chị) hãy:
a. Định nghĩa du lịch như là hiện tượng nhân văn (hiện tượng của con người nói
chung).
b. Phân tích sự mở rộng các nội hàm của thuật ngữ du lịch.
c. Với tư cách là người nghiên cứu du lịch, chúng ta nên hiểu du lịch như thế
nào? Vì sao?
4. Anh (chị) hãy:
a. Định nghĩa du lịch như là tổng thể các quan hệ.
b. Phân tích các mối quan hệ giữa khách du lịch, doanh nghiệp du lịch, chính
quyền và cộng đồng cư dân địa phương trong du lịch.
c. Anh (chị) đánh giá như thế nào về sự giải quyết hài hòa các lợi ích này trong
phát triển du lịch tại Đà Nẵng?
5. Anh (chị) hãy:
a. Nêu định nghĩa về sản phẩm du lịch.
b. Anh (chị) hãy chỉ ra những nhu cầu của con người mà sản phẩm du lịch có thể
thỏa mãn.
c. Anh (chị) sinh ra và lớn lên ở đâu? Hãy giới thiệu sản phẩm du lịch (hoặc sản
phẩm du lịch tiềm năng) tại địa phương của anh (chị).
6. Anh (chị) hãy:
a. Giới thiệu mô hình của Mc Intosh về cấu trúc sản phẩm du lịch.
b. Từ vị trí của tài nguyên du lịch trong mô hình, hãy phân tích vai trò nền tảng
của tài nguyên du lịch trong quan hệ với các dịch vụ thành phần của sản phẩm
du lịch.
c. Từ các quan hệ đã chỉ ra ở câu b, phân tích quan hệ giữa tài nguyên du lịch và
các dịch vụ du lịch tại Đà Nẵng (hoặc địa phương của anh (chị)).
7. Anh (chị) hãy:
a. Giới thiệu mô hình của Mc Intosh về cấu trúc sản phẩm du lịch.
b. Từ mô hình này, hãy giải thích phát biểu "Sản phẩm du lịch = Tài nguyên du
lịch + Các dịch vụ, hàng hóa du lịch".
c. Minh họa phát biểu trên tại điểm đến du lịch Đà Nẵng (hoặc một điểm đến du
lịch nào khác do anh (chị) chọn).
8. Anh (chị) hãy:
a. Kể ra các đặc điểm của sản phẩm du lịch xuất phát từ tính chất dịch vụ.
b. Hãy phân tích “Tính phi vật thể của sản phẩm du lịch” ảnh hưởng như thế nào
đến quản trị doanh nghiệp du lịch?
c. Vận dụng điều này như thế nào trong doanh nghiệp lữ hành (cho sinh viên K3)
hoặc khách sạn (cho sinh viên K23) hoặc doanh nghiệp tổ chức sự kiện, lễ hội
(cho sinh viên K26).
9. Anh (chị) hãy:
a. Kể ra các đặc điểm của sản phẩm du lịch xuất phát từ tính chất dịch vụ.
b. Hãy phân tích: “Quá trình sản xuất và tiêu dùng sản phẩm du lịch diễn ra cùng
lúc, cùng nơi” ảnh hưởng như thế nào đến quản trị doanh nghiệp du lịch?
c. Vận dụng điều này như thế nào trong doanh nghiệp lữ hành (cho sinh viên K3)
hoặc khách sạn (cho sinh viên K23) hoặc doanh nghiệp tổ chức sự kiện, lễ hội
(cho sinh viên K26).
10. Anh (chị) hãy:
a. Kể ra các đặc điểm của sản phẩm du lịch xuất phát từ tính chất dịch vụ.
b. Hãy phân tích: “Việc tham gia của khách hàng trong quá trình tạo ra và đánh
giá chất lượng dịch vụ du lịch” ảnh hưởng như thế nào đến quản trị doanh
nghiệp du lịch?
c. Vận dụng điều này như thế nào trong doanh nghiệp lữ hành (cho sinh viên K3)
hoặc khách sạn (cho sinh viên K23) hoặc doanh nghiệp tổ chức sự kiện, lễ hội
(cho sinh viên K26).
11. Anh (chị) hãy:
a. Kể ra các đặc điểm riêng có của sản phẩm du lịch.
b. Hãy phân tích: “Sản phẩm du lịch sử dụng cả những nguồn lực khan hiếm và
không khan hiếm” ảnh hưởng như thế nào đến quản trị doanh nghiệp du lịch?
c. Vận dụng điều này như thế nào trong doanh nghiệp lữ hành (cho sinh viên K3)
hoặc khách sạn (cho sinh viên K23) hoặc doanh nghiệp tổ chức sự kiện, lễ hội
(cho sinh viên K26).
12. Anh (chị) hãy:
a. Kể ra các đặc điểm của sản phẩm du lịch xuất phát từ tính chất dịch vụ.
b. Hãy phân tích: “Sản phẩm du lịch được tiêu dùng chủ yếu ở địa điểm ngoài nơi
cư trú thường xuyên của khách du lịch” ảnh hưởng như thế nào đến quản trị
doanh nghiệp du lịch?
c. Vận dụng điều này như thế nào trong doanh nghiệp lữ hành (cho sinh viên K3,
K26) hoặc khách sạn (cho sinh viên K23) hoặc doanh nghiệp tổ chức sự kiện,
lễ hội (cho sinh viên K3, K26).
13. Anh (chị) hãy:
a. Kể ra các đặc điểm của sản phẩm du lịch xuất phát từ tính chất dịch vụ.
b. Hãy phân tích: “Sản phẩm du lịch thỏa mản những nhu cầu đặc biệt và thứ yếu
của con người” ảnh hưởng như thế nào đến quản trị doanh nghiệp du lịch?
c. Vận dụng điều này như thế nào trong doanh nghiệp lữ hành (cho sinh viên K3)
hoặc khách sạn (cho sinh viên K23) hoặc doanh nghiệp tổ chức sự kiện, lễ hội
(cho sinh viên K26).
14. Anh (chị) hãy:
a. Giới thiệu những hoạt động của khách du lịch tại nơi sinh sống, tại điểm đến và
trên đường.
b. Theo đó, anh (chị) hãy giới thiệu các hoạt động của doanh nghiệp du lịch tại 3
khu vực: vùng gửi khách, tuyến đường và điểm đến du lịch (vùng nhận khách).
c. Theo anh (chị), tại Đà Nẵng (hoặc tại địa phương của anh (chị)), đâu là những
hoạt động tiềm năng cho phép anh (chị) có thể mở doanh nghiệp.
15. Anh (chị) hãy:
a. Kể ra các đặc điểm của sản phẩm du lịch xuất phát từ tính chất dịch vụ.
b. Hãy phân tích: “Việc cung ứng sản phẩm du lịch liên quan đến nhiều đơn vị
thuộc nhiều ngành khác nhau và diễn ra trên địa bàn rất rộng” ảnh hưởng như
thế nào đến quản trị điểm đến và quản trị doanh nghiệp du lịch?
c. Vận dụng điều này như thế nào trong doanh nghiệp lữ hành (cho sinh viên K3)
hoặc khách sạn (cho sinh viên K23) hoặc doanh nghiệp tổ chức sự kiện, lễ hội
(cho sinh viên K26).
16. Anh (chị) hãy:
a. Kể ra các đặc điểm của sản phẩm du lịch xuất phát từ tính chất dịch vụ.
b. Hãy phân tích: “Việc kinh doanh sản phẩm du lịch có tính thời vụ” ảnh hưởng
như thế nào đến quản trị doanh nghiệp du lịch?
c. Vận dụng điều này như thế nào trong doanh nghiệp lữ hành (cho sinh viên K3)
hoặc khách sạn (cho sinh viên K23) hoặc doanh nghiệp tổ chức sự kiện, lễ hội
(cho sinh viên K26).
17. Anh (chị) hãy cho biết:
a. Thế nào là loại hình du lịch?
b. Ý nghĩa của việc xác định các loại hình du lịch cho một điểm đến du lịch?
c. Chỉ ra và nhận xét về các loại hình du lịch chính, phụ, bổ sung của điểm đến
du lịch Đà Nẵng (hay điểm đến nào đó các anh (chị) chọn).
18. Anh (chị) hãy:
a. Giới thiệu các tiêu thức phân loại loại hình du lịch.
b. Hãy nêu các loại hình du lịch phân theo mục đích chuyến đi.
c. Lần lượt theo các tiêu thức đã nêu ở trên, chỉ ra những loại hình du lịch phát
triển ở Đà Nẵng và đánh giá mức độ đa dạng hóa loại hình du lịch của nó.
19. Anh (chị) hãy:
a. Nêu những nét chính về lịch sử phát triển du lịch thế giới.
b. Từ những bước thăng trầm của du lịch thế giới, anh (chị) có thể rút ra những
bài học kinh nghiệm gì?
c. Với địa phương mà anh (chị) sinh sống, anh (chị) có thể vận dụng gì ở những
bài học này?
20. Anh (chị) hãy:
a. Giới thiệu sơ lược tình hình phát triển du lịch thế giới từ sau chiến tranh thế
giới lần 2 đến nay.
b. Hãy chỉ ra phân tích những xu hướng phát triển tương lai của thế giới.
c. Du lịch nước ta cần làm gì để khai thác được những xu hướng đó?
21. Anh (chị) hãy cho biết:
a. Thế nào là xu hướng phát triển du lịch bền vững?
b. Vì sao nói du lịch bền vững là xu hướng tất yếu của du lịch hiện nay?
c. Anh (chị) nghĩ gì về việc thực hiện yêu cầu phát triển du lịch bền vững tại Đà
Nẵng (hay địa phương của anh (chị))?
22. Anh (chị) hãy cho biết:
a. Thế nào là xu hướng phát triển du lịch bền vững?
b. Hãy giới thiệu các loại hình du lịch thể hiện xu hướng phát triển du lịch bền
vững hiện nay.
c. Theo anh (chị), tại địa phương của mình, đâu là loại hình du lịch cần phát triển
phục vụ xu hướng phát triển du lịch bền vững?
23. Anh (chị) hãy:
a. Nêu các đặc điểm của giới trẻ thời đại hiện nay (thời đại kỹ thuật số).
b. Hãy giới thiệu các loại hình du lịch mà giới trẻ thời đại hiện nay đang quan
tâm.
c. Theo anh (chị), trong các loại hình du lịch trên, đâu là loại hình du lịch nước ta
có thể phát triển? Vì sao anh (chị) chọn chúng?
24. Anh (chị) hãy:
a. Phát biểu định nghĩa về điểm đến du lịch (destination).
b. Phân biệt điểm du lịch (điểm thu hút (attraction)) và điểm đến du lịch.
c. Phải chăng có sự khác biệt trong quản trị điểm thu hút và điểm đến du lịch?
25. Anh (chị) hãy cho biết:
a. Thế nào là Du lịch quần chúng (Mass tourism)?
b. Trên thế giới, loại hình du lịch này xuất hiện từ khi nào? Điều kiện ra đời và
tác động của hiện tượng này?
c. Sự tăng trưởng ào ạt của du khách Trung Quốc và Hàn Quốc là kết quả của
phát triển du lịch quần chúng tại 2 thị trường gửi khách này. Anh (chị) có quan
điểm như thế nào về sự đón nhận loại khách này tại Đà Nẵng?
26. Không cần quá chi tiết nhưng anh (chị) cho biết:
a. Các quốc gia và khu vực chi tiêu du lịch và nhận khách lớn nhất thế giới?
b. Triển vọng của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, Đông Á, Đông Nam Á và
Việt Nam trong thu hút khách thời gian đến?
c. Việt Nam nên làm gì trước các xu hướng về các dòng khách này?
27. Anh (chị) hãy cho biết:
a. Xu hướng phát triển các loại hình du lịch trên thế giới thời gian qua và trong
thời gian đến?
b. Hãy phân tích xu hướng phát triển các loại hình du lịch tại Việt Nam (hay tại
địa phương của bạn)
c. Bây giờ bạn sẽ nghiên cứu thêm những mảng kiến thức và kỹ năng gì để tiếp
nhận xu hướng này nhằm chuẩn bị cho việc kinh doanh sau khi tốt nghiệp?
28. Là một đại diện điển hình của "Thế hệ kỹ thuật số", anh (chị) cho biết:
a. Anh (chị) có những hành vi tiêu dùng du lịch gì khác với thế hệ trước?
b. Là người kinh doanh du lịch đón nhận thế hệ này, bạn sẽ đưa ra những dự đoán
gì cho kinh doanh du lịch tại Việt Nam?
c. Bây giờ, ở trong trường, anh (chị) chuẩn bị gì và khi ra trường, anh (chị) sẽ
mang lại điều gì khác biệt cho đối tượng khách này?

You might also like