You are on page 1of 28

Ví dụ 1

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới lựa chọn điểm đến du lịch

1. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi cũng như quyết định mua dịch vụ du lịch
là chủ đề đã thu hút được rất nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu cũng như những người
làm công tác thực tiễn trong và ngoài nước.

1.1. Những nghiên cứu về hành vi mua

- Tác giả Hồ Kỳ Minh xác định thị trường du khách tiềm năng và chỉ ra các địa điểm cũng
như các khu du lịch mà du khách quốc tế lựa chọn tại Đà Nẵng. Do vậy các nhà quả lý có thể
thực hiện các biện pháp phù hợp nhằm nâng cao khả năng thu hút cũng như làm hài lòng hơn
nữa du khách thông qua các sự cải thiện chất lượng hạ tầng cũng như các dịch vụ kemd them.
Nghiên cứu đã phân tích hành vi của du khách nước ngoài khi du lịch Đà Nẵng và đưa ra các gợi
ý nhằm gia tăng sự hài lòng của du khách: cung cấp chi tiết, cập nhật thông tin; phát triển loại
hình du lịch cũng như các sản phẩm du lịch mới; tăng cường các dịch vụ hỗ trợ. Nghiên cứu dựa
trên nền tảng các khái niệm và mô hình : mô hình về quyết định lựa chọn của khách du lịch về
dịch vụ của Woodside và MacDonald, mô hình về quá trình ra quyết định của khách du lịch -
Mathieson và Wall’s , mô hình kích thích phản ứng của hành vi tiêu dùng du lịch của Middleton.
Công trình nghiên cứu đã xác đinh được thị trường cần tập trung khai thác quan trọng nhất là
khách Đông Bắc Á, đứng thứ hai là thị trường khách Đông Nam Á.
- C. Van Vuuren (2011), Travel motivations and behaviour of tourists to a South African
resort
Hành vi du lịch đề cập đến cách hành xử của khách du lịch theo thái độ của họ trước,
trong và sau khi đi du lịch. Mục đích của nghiên cứu này là xác định hành vi du lịch với sự tham
chiếu cụ thể về động cơ du lịch của khách du lịch đến một khu nghỉ mát ở Nam Phi. Kết quả của
nghiên cứu này bao gồm bốn phần: Hồ sơ nhân khẩu học của khách truy cập vàokhu nghỉ mát,
phân tích nhân tố của các động lực du lịch, phân tích nhân tố về lý do du lịch và mối tương quan
phân tích giữa động lực du lịch và lý do du lịch. Kết quả cho thấy động cơ của khách du lịch đến
khu nghỉ mát là nghỉ ngơi và thư giãn, tham gia các hoạt động thú vị, tham gia làm giàu và học
hỏi kinh nghiệm, giao tiếp xã hội và các giá trị cá nhân nhất định. Những kết quả nghiên cứu này
chỉ ra rằng các nhà tiếp thị du lịch bắt buộc phải nghiên cứu liên tục để xác định hành vi của
khách du lịch đến các khu nghỉ dưỡng; để các khu nghỉ dưỡng được ưa thích, họ cần tìm những
khía cạnh độc đáo có thể thu hút du khách đến khu nghỉ dưỡng vì khách du lịch luôn tìm kiếm
thứ gì đó khác biệt.
- Sasitorn Chetanont (2012), Chinese Tourists’s Behaviors towards Travel and
Shopping in Bangkok
Mục tiêu của đề tài này là nghiên cứu hành vi du lịch của người Trung Quốc đối với du
lịch và mua sắm ở Bangkok. Đề tìa này chủ yếu nhằm tìm giải pháp cho việc thu hút khách du
lịch trên cơ sở nghiên cứu về hành vi du lịch của khách du lịch Trung Quốc. Để thu thập dữ liệu,
nhà nghiên cứu chia nghiên cứu thành 2 phần: Phần 1 là nghiên cứu tài liệu hoặc nghiên cứu thứ
cấp liên quan đến khách du lịch Trung Quốc, hành vi của khách du lịch Trung Quốc tại Thái
Lan, những nghiên cứu liên quan đến Trung Quốc khách du lịch, hành vi đối với du lịch và mua
sắm ở Bangkok; Phần 2 là nghiên cứu khảo sát trong việc thu thập dữ liệu về du lịch hành vi đối
với du lịch và mua sắm ở Bangkok bằng cách phân phát bảng câu hỏi cho khách du lịch Trung
Quốc. Bảng câu hỏi được sử dụng làm công cụ nghiên cứu, được chia thành 2 phần: Phần 1:
Thông tin cá nhân, xã hội và văn hóa và Phần 2: Câu hỏi về hành vi của du khách Trung Quốc
tại Bangkok. Mẫu nghiên cứu này là 400 Khách du lịch Trung Quốc tại Bangkok bằng cách sử
dụng công thức Taro Yamane, với độ tin cậy 95% và ở mức đáng kể 0,05. Nhóm mẫu được chọn
bằng cách lấy mẫu ngẫu nhiên và lấy mẫu có chủ đích. Sau khi xác minh dữ liệu thu thập được
từ bảng câu hỏi và hoàn thành , nhà nghiên cứu phân tích thống kê suy luận bằng cách sử dụng
số liệu thống kê Chi-square. Các biến được dùng để quan sát là: (1) Thông tin cơ bản của người
trả lời: giới tính, tuổi tác, tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn, vị trí hiện tại và thu nhập trung
bình hàng tháng; (2) Hành vi của khách du lịch Trung Quốc tại Bangkok: số lượt truy cập, mục
tiêu tham quan, chuẩn bị du lịch, nơi đặt dịch vụ lưu trú, thời gian tham quan thường xuyên, thời
gian tham quan, sử dụng dịch vụ tại trung tâm thông tin, điểm tham quan ấn tượng, quà lưu niệm,
chi phí trung bình trong khi đi du lịch và việc có quay lại du lịch tại Bangkok.
Nghiên cứu về hành vi của khách du lịch Trung Quốc đối với du lịch và mua sắm ở
Bangkok đã đưa ra kết quả là nhữngphân tích về hành vi của khách du lịch Trung Quốc tại
Bangkok; phân tích mối quan hệ hành vi của khách du lịch Trung Quốc tại Bangkok với thông
tin cá nhân.
1.2 Những nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến điểm đến du lịch

- Hoàng Thị Thu Hương ( 2016) đã nghiên cứu mô hình thể hiện mối quan hệ giữa các
yếu tố tác động đến thái độ, sự cam kết lựa chọn cũng như lòng trung thành của du khách đối
với điểm đến, tìm ra quy luật hành vi giữa hai quyết định lựa chọn điểm đến du lịch văn hóa và
du lịch biển. Đồng thời người dân Hà Nội nói riêng và khách du lịch nội địa nói chung đều có nhu
cầu hưởng thụ sản phẩm du lịch tổng hợp bởi các yếu tố cấu thành một cách hoàn chỉnh, đặc biệt là
động cơ khám phá nét độc đáo của tài nguyên và nét văn hóa đặc trưng vùng miền ảnh hưởng mạnh
mẽ tới thái độ cũng như sự cam kết lựa chọn điểm đến. Kết quả của luận án góp phần làm phong
phú hơn sự hiểu biết của các nhà quản lý đối với hành vi của du khách từ đó đưa ra các chính sách
phù hợp nhằm thu hút hơn nữa du khách tới điểm đến Huế, Đà Nẵng.
- Đào Thu Hương (2016), nghiên cứu đã đưa ra mô hình chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng tới
ý định quay lại Đà Nẵng của du khách nội địa. Các yếu tố được xác định có ảnh hưởng tới ý định
quay lại Đà Nẵng của du khách bao gồm: (1) Động cơ kéo, (2) Thái độ, (3) Nhận thức kiểm soát
hành vi, (4) Giá trị nhận thức, (5) Kinh nghiệm quá khứ. Trong đó, nhân tố Nhận thức kiểm soát
hành vi có ảnh hưởng lớn nhất. Bên cạnh đó công trình đã đưa ra các gợi ý chính sách nhằm gia
tăng khả năng quay trở lại Đà Nẵng của nhóm đối tượng nghiên cứu. Hạn chế của nghiên cứu là
vẫn còn thiếu nhiều thành phần khác nhau tác động mà đề tài chưa khảo sát hết để kiểm định
chúng trong mô hình đa biến với mối quan hệ chủ đạo ý định quay lại điểm đến.
- Hoàng Thanh Liêm (2017), nghiên cứu trên về quyết định lựa chọn điểm đến đối với
trường hợp Bình Thuận của du khách trong nước đã đề đưa ra mô hình gồm các yếu tố: nguồn
nhân lực, sự đa dạng của dịch vụ, giá dịch vụ hợp lý, điểm đến an toàn, cơ sở hạ tầng, môi trường
tự nhiên. Với kết quả phân tích hồi quy đa biến, tác giả đưa đến kết luận, 2 yếu tố nhân lực và giá
dịch vụ hợp lý tác động mạnh hơn cả tới quyết định lựa chọn điểm đến Bình Thuận với đối tượng
nghiên cứu là khách du lịch trong nước.
- Tác giả Nguyễn Quốc Nghi [9] trong nghiên cứu của mình đã chỉ ra nhân tố hình ảnh điểm
đến bao gồm 5 thành phần: HA1 – Giá cả, âm nhạc và phong cách phục vụ, HA2 – Thực phẩm
và đặc sản địa phương, HA3 – Các hoạt động giải trí HA4 – Môi trường tự nhiên, HA5 – Hình
ảnh con người, thiên nhiên và nguồn lực hỗ trợ; Nhân tố trải nghiệm du lịch bao gồm 4 thành
phần: TN1 – Trải nghiệm về suy nghĩ và hành động; TN2 – Sự kết hợp của trải nghiệm; TN3 –
Trải nghiệm liên hệ; TN4 – Trải nghiệm cảm giác và cảm nhận. Trong đó, 2 nhân tố quan trọng
nhất là: TN1 - Trải nghiệm suy nghĩ và hành động, HA3 - Sự quản lý điểm đến và vui chơi giải
trí.
- Bashar Aref Mohammad Al-Haj Mohammad (2010), Analysing of Push and Pull Travel
Motivations of Foreign Tourists to Jordan
Nghiên cứu tập trung vào các tác động của nhân tố đẩy và kéo tới động lực đi du lịch của
du khách quốc tế. Kết quả thực nghiệm đã chỉ ra rõ ràng rằng động lực du lịch gắn liền với lợi thế
cạnh tranh của điểm đến du lịch. Đề tài xác định được trong số 25 yếu tố đẩy và 26 yếu tố kéo của
động lực du lịch của khách quốc tế tại Jordan được đưa ra đánh giá thì những yếu tố quan trọng
nhất được khách du lịch đánh giá bao gồm: khí hậu,tài nguyên thiên nhiên, văn hóa và lịch sử,
thương hiệu điểm đến, sự thư gian về thể chất, chi phí, điểm đến an toàn, sự thuận lơi visa. Cụ thể,
yếu tố tài nguyên thiên nhiên, thương hiệu điểm đến và yếu tố an toàn được xem như là yếu tố
quan trọng nhất. Tiếp theo đó là các nhân tố văn hóa lịch sử và chị phí, sự thuận lợi visa giữ vị trí
quan trọng thứ hai. Yếu tố quan trọng thứ ba là khí hậu .
- Daud Mohamada, Rozana Mohd Jamilb (2012), A Preference Analysis Model for Selecting
Tourist Destinations: Based on Motivational Factors: A Case Study in Kedah, Malaysia
Đề tài này trình bày đánh giá các nhân tố quan trọng ảnh tấc động tới sự quyết định chọn
điểm đến của du khách địa phương ở Kedah bằng phương pháp TOPSIS phân cấp mờ. Nghiên
cứu này tập trung vào các yếu tố bên trong thúc đẩy khách du lịch lựa chọn sở thích của họ về
ĐĐDL. 5 tiêu chí chính ảnh hưởng đến mong muốn của khách du lịch là yếu tố tâm lý (PF), Yếu
tố vật lý (PH), Tương tác xã hội (SI) và Tìm kiếm hoặc Thăm dò (SE). Có 11 phụtiêu chí được
xem xét: Các tiêu chí phụ trong Các yếu tố tâm lý là thoát khỏi cuộc sống hằng ngày (E) và tự
thể hiện bản thân(SA); tiêu chí phụ của yếu tố vật lý là nghỉ ngơi và thư giãn (RR), điều trị y tế
(MT) và sức khỏe và thể lực (HF); các tiêu chí phụ trong Tương tác xã hội là thăm bạn bè hoặc
người thân (VF), gặp gỡ những người mới (MP); Cuối cùng, các tiêu chí phụ trong Tìm kiếm
hoặc Khám phá là tìm kiếm sự mới lạ (NS), khám phá văn hóa (CE), tìm kiếm phiêu lưu (AS)
và tận hưởng cuộc sống về đêm và mua sắm (EN). Mỗi tiêu chí và tiêu chí phụ được giải thích
chi tiết trong Hsu et al (2009). Các lựa chọn thay thế được xem xét trong nghiên cứu này là
những địa điểm thu hút khách du lịch ở Kedahcụ thể là Langkawi (L), Bukit Kayu Hitam (BH),
Thung lũng Bujang (BV), Sông Sedim (SR) và Alor Setar (AS).
1.3. Những nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua dịch vụ du lịch

Tác giả Um và Crompton [35] chỉ ra rằng khách du lịch có kiến thức hạn chế về các dịch vụ tại
nơi mà họ chưa từng đến. Kiến thức thường hạn chế đối với các thông tin mang tính biểu tượng thu
được từ các yếu tố truyền thông hoặc từ nhóm, mạng xã hội của họ. Do đó, dịch vụ du lịch nổi lên như
là một yếu tố có ảnh hưởng rất quan trọng trong quá trình lựa chọn điểm đến của du khách.
Tác giả R.Mutinda và M.Mayaka [32] cho rằng các yếu tố cá nhân của du khách có ý nghĩa hơn
các yếu tố môi trường, nó là yếu tố quan trọng quyết định sự lựa chọn dịch vụ du lịch.
Theo Lang và cộng sự [26], các yếu tố cơ bản cơ bản như nhân khẩu học của khách du lịch (tuổi
tác, thu nhập, chu kỳ cuộc sống,...), dữ liệu tâm lý (lợi ích theo đuổi, sở thích, thái độ,...), các biến
marketing (như sản phẩm, giá cả, quảng cáo,...), các yếu tố có liên quan tới điểm đến (các yếu tố thu
hút, các biến tình huống,...) cũng như nhận thức của du khách sẽ ảnh hưởng đến việc lựa chọn dịch
vụ.
Một nghiên cứu với trường hợp của Slovenia [23] cho rằng để tăng tính cạnh tranh cho dịch vụ
du lịch và thay đổi động cơ, kích thích nhu cầu của du khách; hoạt động Marketing hay cụ thể là các
nguồn thông tin tiếp cận với khách hàng trở thành một trong những chiến lược quan trọng; góp phần
giúp các nhà quản lý du lịch thành công trong việc quản lý hoạt động kinh doanh du lịch cũng như
quản lý dịch vụ du lịch.
Các nghiên cứu trước đây đã cho thấy rằng nhiều khách du lịch đã tham khảo nhiều nguồn
thông tin khác nhau trước khi đưa ra mỗi quyết định lựa chọn dịch vụ du lịch cho chuyến đi của mình.
Hiện nay các nguồn thông tin ngày càng đóng vai trò quan trọng tác động đến hành vi tiêu dùng của
du khách, đặc biệt là thông tin từ nguồn là những du khách có kinh nghiệm du lịch và thông qua các
kênh truyền thông trên internet theo kết quả nghiên cứu của Volo [36].
Luận án tiến sĩ của tác giả Hoàng Thị Thu Hương [5] gợi ý về sự phụ thuộc của lựa chọn
dịch vụ du lịch bởi các yếu tố tác động từ thái độ, sự cam kết lựa chọn cũng như lòng trung thành
của du khách. Nghiên cứu cũng chỉ ra quy luật hành vi giữa quyết định lựa chọn dịch vụ du lịch
văn hóa và du lịch biển; một kết quả khác chỉ ra du khách Hà Nội nói riêng và khách du lịch nội
địa nói chung đều có nhu cầu hưởng thụ sản phẩm du lịch tổng hợp bởi các yếu tố cấu thành một
cách hoàn chỉnh, đặc biệt là động cơ khám phá nét độc đáo của tài nguyên cũng như yếu tố văn hóa
riêng biệt tác động mạnh mẽ tới thái độ cũng như quyết định lựa chọn dịch vụ du lịch.
Nghiên cứu của Đào Thị Thu Hường [4] đề cập đến một số vấn đề về dịch vụ du lịch và
mô hình đánh giá sự ảnh hưởng của các yếu tố đến ý định quay lại điểm đến du lịch của du
khách. Công trình nghiên cứu này đã chỉ ra mức độ ảnh hưởng của 5 nhân tố đến ý định quay lại
thành phố Đà Nẵng của du khách: động cơ kéo, thái độ, nhận thức kiểm soát hành vi, giá trị nhận
thức, kinh nghiệm quá khứ. Trong đó, nhân tố nhận thức kiểm soát hành vi có ảnh hưởng lớn
nhất tới ý định quay lại Đà Nẵng. Bên cạnh đó công trình đã đề xuất một số hàm ý chính sách
nhằm giúp các cơ quan có thẩm quyền và các doanh nghiệp tập trung nguồn lực để nâng cao
những yếu tố có tác động mạnh mẽ đến ý định quay lại điểm đến du lịch của du khách nhằm
giúp cho điểm đến Đà Nẵng có thể thu hút được nhiều khách du lịch hơn. Tuy nhiên nghiên cứu
chưa đề cập tới nhiều thành phần khác nhau tác động mà đề tài chưa khảo sát hết để kiểm định
chúng trong mô hình đa biến với mối quan hệ chủ đạo ý định quay lại điểm đến.
Hoàng Thanh Liêm [6]
khi nghiên cứu về quyết định lựa chọn dịch vụ du lịch đối với
trường hợp Bình Thuận của du khách trong nước đã đề đưa ra mô hình gồm các yếu tố: nguồn
nhân lực, sự đa dạng của dịch vụ, giá dịch vụ hợp lý, điểm đến an toàn, cơ sở hạ tầng, môi trường
tự nhiên. Với kết quả phân tích hồi quy đa biến, tác giả đưa đến kết luận, 2 yếu tố nhân lực và giá
dịch vụ hợp lý tác động mạnh hơn cả tới quyết định lựa chọn điểm đến Bình Thuận với đối tượng
nghiên cứu là khách du lịch trong nước.
Nghiên cứu của Trần Thị Kim Thoa [12] khẳng định: động cơ đi du lịch, thái độ, hình ảnh
của điểm đến, nhóm tham khảo, giá tour du lịch, truyền thông, tác động tới quyết định lựa chọn
điểm đến Hội An đối với nhóm du khách Tây Âu và Bắc Mỹ.
Như vậy, các nhà nghiên cứu đã khẳng định rằng việc hiểu hành vi của người tiêu dùng
du lịch và các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn dịch vụ du lịch đóng vai trò vô cùng
quan trọng, giúp nhà quản lý điểm đến lý giải, dự đoán và có những ứng xử phù hợp nhằm thoả
mãn tập du khách mục tiêu.

2. Các lý thuyết về hành vi mua dịch vụ du lịch


2.1 Các lý thuyết về hành vi mua của khách hàng
- Tiến trình mua của khách hàng

Sự lựa chọn của khách hàng đối với một sản phẩm hàng hoá được hiểu là sự chuyển đổi
từ động cơ bên trong thành hành động mua sản phẩm. Philip Kotler (2009) trình bày quy trình
quyết định mua của người tiêu dùng là quy trình phức tạp, được diễn ra từ khi con người cảm
nhận thấy sự thiếu hụt của mình tới khi tìm kiếm thông tin, mua sắm, và có những cảm nhận sau
mua. Quy trình đó được thể hiện theo như sau:

Hình 1.1 Quy trình ra quyết định mua hàng của người tiêu dùng
Nguồn: Philip Kotler

- Lý thuyết hành động hợp lý TRA (Theory of Reasoned Action)

Hành vi của khách hàng là một lĩnh vực nghiên cứu rất phức tạp bao gồm các nghiên cứu
về thái độ, hành động, phản ứng của khách hàng. Mô hình thuyết hành động hợp lí TRA (Theory
of reasoned action) của Fishbein và Ajzen [18] xác định hành vi thực sự (Actual Behavior – ActB)
của con người được ảnh hưởng bởi ý định của người đó đối với hành vi sắp thực hiện. Ý định lại
chịu sự tác động của hai nhân tố chính là thái độ cá nhân (Attitude toward Behavior – ATB) và
chuẩn mực chủ quan (Social Norms – SN) như kinh nghiệm, phong cách sống, trình độ, tuổi tác,
giới tính …
Niềm tin về kết quả hành động Thái độ

Đánh giá kết quả hành động

Ý định Hành vi
Niềm tin về tiêu chuẩn của người
xung quanh

Động lực để tuân thủ những Tiêu chuẩn chủ quan


người xung quanh

Hình 1.2 Mô hình Lý thuyết hành vi hợp lý TRA


Nguồn: Ajzen và Fishbein

Lý thuyết hành động hợp lý được phát triển để dự đoán và thấu hiểu được những ảnh
hưởng của động cơ thúc đẩy lên những hành vi thực sự, và những hành vi thực sự này không
phải chịu sự kiểm soát từ ý chí cá nhân, đây cũng là điểm hạn chế của lý thuyết này. Đồng thời
lý thuyết cũng xác định như thế nào, ở đâu để nhắm đến thay đổi hành vi thực sự, và giải thích
được hầu hết các hành vi của con người vì vậy lý thuyết hành động hợp lý đã gián tiếp giải thích
quá trình lựa chọn dịch vụ du lịch của du khách.

- Thuyết hành vi dự định (TPB - Theory of Planned Behavior)

Thuyết hành vi dự định (TPB - Theory of Planned Behavior) của Ajzen (1991) được phát
triển từ lý thuyết hành vi hợp lý nhằm khắc phục hạn chế của lý thuyết trước về việc cho rằng
hành vi của con người là hoàn toàn do kiểm soát lý trí. Tương tự như lý thuyết TRA, nhân tố
trung tâm trong lý thuyết hành vi có kế hoạch là dự định của mỗi cá nhân trong quá trình thực
hiện một hành vi nhất định. TPB bổ sung vào mô hình TRA yếu tố “nhận thức kiểm soát hành
vi”. Nhận thức kiểm soát hành vi phản ánh việc dễ dàng hay khó khăn khi thực hiện hành vi và
việc thực hiện hành vi đó có bị kiểm soát hay hạn chế không (Ajzen, 1991). Trong lý thuyết này,
tác giả cho rằng ý định ra quyết định về một hành vi sẽ chịu ảnh hưởng bởi ba yếu tố như thái
độ đối với hành vi, tiêu chuẩn chủ quan và nhận thức về kiểm soát hành vi. Mối liên hệ được thể
hiện như mô hình bên dưới:
Hình 1.3 Mô hình Lý thuyết hành vi có kế hoạch TPB
Nguồn: Ajzen, 1991
2.2. Các lý thuyết về hành vi mua dịch vụ du lịch

- Mô hình của Mathieson and Wall:

Mathieson and Wall (1982) đã xây dựng nên một mô hình về tiến trình ra quyết định và
các yếu tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn điểm đến và các dịch vụ du lịch với mục đích khái quát hóa
các nhóm yếu tố ảnh hưởng dựa vào các bước ra quyết định đi du lịch của du khách. Mô hình lý
thuyết dựa trên 5 giai đoạn của quá trình ra quyết định đi du lịch là: (1) nhận biết nhu cầu và
mong muốn đi du lịch, (2) tìm kiếm và đánh giá các thông tin liên quan, (3) quyết định đi du lịch,
(4) chuẩn bị và trải nghiệm chuyến đi, (5) đánh giá sự hài lòng sau chuyến đi. Theo tác giả, trong
quá trình đó, mỗi giai đoạn đều có những tác động nhất định từ môi trường và bên ngoài ở những
mức độ khác nhau.
Hình 1.4. Tiến trình ra quyết định và các yếu tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn điểm đến và
các dịch vụ du lịch (Mathieson and Wall, 1982)

- Mô hình của Gilbert

Theo Gilbert (1991), mô hình của Mathieson and Wall, 1982 tồn tại một số khoảng trống
về một số thành phần quan trọng như sự cảm nhận của khách du lịch, kinh nghiệm, đặc điểm
tính cách của khách và tiến trình thu nhận cũng như xử lý thông tin. Để giải quyết vấn đề này,
Gilbert (1991) đã đề xuất mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định lựa chọn và tiêu
dùng của khách hàng.

Kinh tế-xã hội Văn hóa

Động cơ Nhận thức

Du khách –
người ra quyết định

Cá tính, tính cách Kinh nghiệm

Nhóm tham khảo Gia đình

Hình 1.5. Mô hình ra quyết định của người tiêu dùng (Gilbert, 1991)
Mô hình này gồm hai nhóm tương đương với 2 mức độ ảnh hưởng là nhóm các yếu tố
thuộc đặc điểm cá nhân như động cơ, cá tính hay tính cách, nhận thức cũng như kinh nghiệm
của khách hàng liên quan đến sản phẩm hay dịch vụ. Nhóm yếu tố ảnh hưởng thứ hai thuộc yếu
tố môi trường như sự tác động của tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội, sự tham vấn của nhóm
tham khảo và gia đình trong việc ra quyết định lựa chọn mua một sản phẩm, dịch vụ bất kì, trong
đó có lựa chọn điểm đến cho chuyến đi du lịch của mình.

2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua dịch vụ du lịch của du khách

Theo Um và Crompton [35]


quyết định lựa chọn điểm đến là hoạt động quyết định chọn
lựa một trong các điểm đến nhóm các điểm đến đã tìm hiểu và nhận thấy rằng đáp ứng được các
yêu cầu đặt ra của du khách. Do vậy việc quyết định lựa chọn điểm đến được xác định là bước
tiếp theo của quá trình lựa chọn điểm đến (với bước đầu tiên là sự nhận thức về một nhóm điểm
đến thoả mãn yêu cầu của du khách trong tất cả các điểm đến mà họ đã tìm hiểu).
Hiện nay các mô hình nghiên cứu về lựa chọn điểm đến đều có xuất phát chung là các lý
thuyết về hành vi của người người tiêu. Có thể coi quyết định lựa chọn điểm đến của du khách
là một quá trình quyết định mua một sản phẩm hàng hoá. Do vậy quyết định lựa chọn điểm đến
của của du khách là quá trình phức tạp đồng thời bị tác động của nhiều yếu tố từ bên trong cũng
như các yếu bên ngoài.

2..3.1. Yếu tố bên trong

- Động cơ du lịch:
Động cơ du lịch được hình thành từ các yếu tố tâm lý cá nhân của mỗi du khách. Động
cơ thúc đẩy và duy trì hoạt động cá nhân, làm cho hoạt động này diễn ra theo đúng mục tiêu đã
định. Với mỗi động cơ du lịch khác nhau sẽ ảnh hưởng tới quyết định chọn điểm đến của du
khách. Crompton [25] đã đưa ra một mô hình về động cơ du lịch đó là mô hình động cơ đẩy (Push
motivation) và kéo (Pull motivation). Động cơ đẩy rất có ý nghĩa trong việc giải thích mong
muốn đi du lịch trong khi động cơ kéo lý giải cho việc lựa chọn điểm đến của du khách.
Động cơ đẩy (động cơ bên trong) đề cập đến những yếu tố bên trong thúc đẩy hoặc tạo ra
mong muốn được thỏa mãn nhu cầu đi du lịch ví dụ như những yếu tố thuộc về vật chất như
muốn được nghỉ ngơi thư giãn, yếu tố thuộc về văn hóa như muốn khám phá những vùng đất
hay địa danh mới, yếu tố thuộc về mối quan hệ giữa các cá nhân như muốn giao lưu kết bạn
hay gắn bó tình cảm gia đình, yếu tố muốn thể hiện hay khẳng định bản thân.
Động cơ kéo (cảm nhận về điểm đến) chính là các thuộc tính của điểm du lịch mà có thể
đáp lại và củng cố hoặc kích thích thêm những động cơ đẩy vốn có. Nó bao gồm các nguồn lực
hữu hình như bãi biển, các hoạt động giải trí và sức hút từ văn hóa bản địa; sự cảm nhận cũng
như mong đợi của khách du lịch như kỳ vọng trải nghiệm được nét mới lạ độc đáo của điểm đến,
kỳ vọng có được nhiều lợi ích từ điểm đến.
- Thái độ:
Thái độ sẽ thể hiện những cảm xúc thiện chí hay không thiện chí về một đối tượng. Thái
độ của du khách với một điểm đến du lịch bao gồm nhiều yếu tố như lòng tin, quan điểm, mong
muốn, kinh nghiệm, cũng như phản ứng của du khách tới mỗi điểm đến. Từ đó các du khách sẽ
tạo lên sự liên kết đối với điểm đến, sau đó họ sẽ đưa ra các quan điểm đánh giá cũng như hành
động lựa chọn đối với sản phẩm điểm đến.
Trong nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn điểm đến, Fishbein và Ajzen (theo
) nhấn mạnh rằng đo lường thái độ phải dựa trên thái độ của khách du lịch đối với các hành
[35]

động của họ tại một nơi nhất định, chứ không phải là thái độ đối với các điểm đến.

2.3.2. Yếu tố bên ngoài

- Hình ảnh điểm đến:


Theo Lin và cộng sự cho rằng hình ảnh điểm đến là nhận thức của du khách về một
[27]

điểm đến cụ thể, một vùng miền nào đó, là yếu tố khách quan mà khách du lịch cảm thấy về một
điểm đến du lịch. Theo Crompton [25] hình ảnh điểm đến đại diện cho sự mong đợi về một điểm
đến và có thể thúc đẩy họ thực hiện chuyến đi.
Khi xem xét tới các yếu tố của điểm đến, phần lớn nhà nghiên cứu đều cho rằng hình ảnh
điểm đến là đặc điểm rất quan trọng và thường có ảnh hưởng rõ rệt tới quyết định lựa chọn điểm
đến đối với du khách. Chính vì vậy yếu tố hình ảnh điểm đến luôn là khái niệm được nghiên cứu
và đánh giá nhiều nhất trong các nghiên cứu của ngành du lịch hiện đại bởi vì hình ảnh điểm đến
đã được chứng minh là có ảnh hưởng đến sự lựa chọn điểm đến cũng như sự hài lòng trong hành
trình du lịch [16].
- Các yếu tố marketing:
Tác giả Woodside và Steven Lysonski (1989) cho rằng nếu ĐĐDL nào có thể đưa ra được
các sản phẩm du lịch tốt, ở một mức giá phù hợp, truyền thông các thuộc tính của điểm đến một
cách hợp lý cũng như có cách phân phối sản phẩm qua các kênh bán hàng thích hợp thì điểm đến
đó sẽ gia tăng cơ hội được khách du lịch tìm đến [37].
Các thuộc tính có thể kể tới như yếu tố marketing như: giá tour du lịch, địa điểm cung
cấp tour du lịch và truyền thông.
Giá cả tour du lịch là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn dịch vụ
du lịch của du khách. Khi có sự chênh lệch về giá cả tour ở các điểm đến có chất lượng tương
đương thì khách du lịch thường chọn những địa điểm có mức giá tour rẻ hơn và phù hợp với chi
tiêu của họ.
Địa điểm cung cấp tour du lịch. Yếu tố này đề cập đến địa điểm và cách thức đặt tour. Sự
thuận tiện và sẵn có của địa điểm cung cấp tour du lịch đến một điểm đến cụ thể, cùng với cách
thức đặt tour nhanh gọn sẽ làm cho khả năng quyết định lựa chọn đi du lịch tới điểm đến đó của
du khách cao hơn.
Trong truyền thông, quảng cáo là hình thức chủ yếu tác động đến hành vi lựa chọn điểm
đến của du khách. Quảng cáo qua các phƣơng tiện truyền thông và quảng cáo qua truyền miệng.
Với yếu tố này, cần xem xét nội dung của truyền thông có thể hiện và làm nổi bật được hình ảnh
điểm đến hay không.
- Nhóm tham khảo:
Nhóm tham khảo (bạn bè, gia đình và ngườii thân) có ảnh hưởng hết sức quan trọng đến
hành vi lựa chọn dịch vụ du lịch của khách du lịch.
Nhóm tham khảo là nhóm mà cá nhân chịu sự chi phối và tác động đến hành vi lựa chọn
dịch vụ du lịch. Ảnh hưởng của nhóm tham khảo đến hành vi lựa chọn của du khách thông qua
dư luận xã hội (dư luận nhóm) về điểm đến du lịch, dịch vụ du lịch. Cá nhân có tính cộng đồng
càng cao thì ảnh hưởng dư luận của nhóm càng mạnh. bao gồm bạn bè, gia đình và người thân
có sức ảnh hưởng quan trọng đến hành vi lựa chọn dịch vụ du lịch của khách du lịch.
- Các yếu tố thuộc đặc điểm chuyến đi:
Nghiên cứu của Mathieson và Wall [29] chỉ ra rằng các yếu tố thuộc về đặc điểm chuyến
đi ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn dịch vụ du lịch của khách du lịch. Theo hai tác giả này, các
yếu tố đặc điểm chuyến đi bao gồm: khoảng cách, thời gian lưu trú, số lượng khách tham gia,
chi phí chuyến đi, mức độ rủi ro.
Ví dụ 2
Nghiên cứu ảnh hưởng của tố chất cá nhân nhà lãnh đạo tới kết
quả lãnh đạo doanh nghiệp ở Việt Nam

1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu ngoài nước
1.1.1. Tổng quan các nghiên cứu về tố chất cá nhân của nhà lãnh đạo
Theo các quan điểm nghiên cứu khác nhau, một hoặc một nhóm tố chất nhất
định sẽ có tác động tích cực tới kết quả lãnh đạo, giúp nhà lãnh đạo thành công trong
khi một hoặc một nhóm tố chất khác lại có tác động hoàn toàn ngược lại. Dưới đây
là một số quan điểm nghiên cứu cơ bản.
Nghiên cứu phẩm chất cá nhân của nhà lãnh đạo Sankar (2003) cho rằng “tầm
nhìn, mục tiêu, định vị bản thân, chiến lược, đạo đức nghề nghiệp, thái độ làm việc,
nhận thức, chuẩn mực đạo đức, hành vi và nhu cầu tự hoàn thiện” là những tố chất cá
nhân giúp cho nhà lãnh đạo thành công trong công việc.
Về mối quan hệ giữa tố chất cá nhân với hoạt động lãnh đạo và hiệu quả công
việc, một số nhà nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa những yếu tố này với một số
phẩm chất cá nhân như: lòng can đảm, sự chính trực, sự say mê, lòng trắc ẩn, sự lạc
quan, lòng tốt, tính nhân bản, có mục đích, vị tha (Bright, Cameron và Caza, 2006).
Về mối quan hệ giữa những tố chất cá nhân và mức độ thỏa mãn trong công
việc và cuộc sống, Aristotle đưa ra 13 tố chất bao gồm: lòng can đảm, thái độ ôn hòa,
tính phóng khoáng, sự đàng hoàng, lòng kiêu hãnh, thái độ tích cực, sự thân thiện,
đáng tin cậy, được thừa nhận, lòng tự trọng, sự công bằng, danh dự và sự chân thành
(Chun, Yammarino, Dionne, Sosik và Moon, 2009).
Một đóng góp quan trọng làm sáng tỏ lý thuyết tố chất lãnh đạo đến từ lĩnh
vực tâm lý học phải kể đến là Mô hình 5 tố chất (Big five personality trait, Five factor
model) do Judge, Bono, Illies và Gerhardt (2002) đề xuất, bao gồm:
• Tư duy mở, ham hiểu biết (Openness) thể hiện thông qua việc sẵn sàng tiếp
nhận các ý kiến phản biện, những ý tưởng khác thường, khuyến khích những
phát minh, sáng chế, sự sáng tạo trong công việc; đồng thời cũng thể hiện sự
tự do và bay bổng trong tư duy và hành động vượt ngoài những khuôn mẫu.
• Sự tận tâm trong công việc (Conscientiousness) thể hiện thông qua cách thức
làm việc có nguyên tắc, được hoạch định cẩn thận và có hiệu quả.
• Tính hướng ngoại (Extraversion) thể hiện định hướng ra bên ngoài, năng
động, hoạt bát, tư duy tích cực, tính cộng đồng cao, giao tiếp tốt và sẵn sàng
thiết lập mối quan hệ với các cá nhân khác.
• Tính tình dễ chịu, ôn hòa (Agreeableness) thể hiện thông qua sự thân thiện,
cảm thông, hợp tác hơn là ngờ vực và chống đối người khác; ngoài ra còn thể
hiện sự đáng tin và sẵn lòng giúp đỡ người khác.
• Chế ngự cảm xúc (Neuroticism) thể hiện ở khả năng vượt qua những tâm
trạng thiếu tích cực như giận giữ, lo lắng, thất vọng hoặc bị tổn thương để
đạt được sự cân bằng về mặt tâm lý và kiểm soát được cảm xúc.
Việc Judge, Bono, Illies và Gerhardt (2002) chỉ ra 5 nhóm tố chất trên giúp
làm sáng rõ hơn nội dung những tố chất giúp nhà lãnh đạo thành công, tuy nhiên việc
phân nhóm và lý giải nội hàm của những tố chất này còn mang tính tổng quát và quá
nghiêng về khía cạnh tâm lý học nên chưa thật sự hiệu quả để sử dụng đánh giá các
nhà lãnh đạo trong lĩnh vực quản trị và kinh doanh.
Cũng bắt nguồn từ lĩnh vực tâm lý học, nhưng cách phân nhóm của Peterson
và Seligman (2004) rõ ràng và phù hợp hơn khi áp dụng nghiên cứu tố chất của nhà
lãnh đạo trong quản trị và kinh doanh. Peterson và Seligman (2004) đã nghiên cứu và
chỉ ra 24 đặc điểm nổi bật trong tính cách cá nhân và nhóm chúng thành 6 nhóm tố
chất giúp mỗi cá nhân, nhà lãnh đạo thành công, thỏa mãn với công việc.
• Sự hiểu biết (Winsdom): Óc sáng tạo, ham hiểu biết, sự sẵn sàng tiếp thu,
ham học hỏi, khả năng bao quát;
• Lòng can đảm (Courage): Sự dũng cảm, kiên trì, chính trực, say mê;
• Tính nhân bản (Humanity): Sự nhân ái, lòng tốt và khả năng giao tiếp;
• Sự vượt trội (Transcendence): Hay tư tưởng vượt trội thể hiện qua sự cầu
toàn đồng thời trân trọng kế quả làm việc của người khác, luôn lạc quan, hài
hước và có niềm tin vào cuộc sống, công việc;
• Sự kiềm chế (Temperance): Lòng vị tha với người khác, sự khiêm tốn với bản
thân, sự cẩn trọng trong công việc, tính kỷ luật và tự chủ;
• Sự công bằng (Justice): Tinh thần đồng đội, công tâm và khả năng dẫn dắt.
Các tố chất này đã được Noel Balliett Thun (2009) sử dụng để xem xét mối
quan hệ giữa tố chất cá nhân và hiệu quả lãnh đạo trong tổ chức thông qua việc phát
triển bảng hỏi gồm 26 câu và đã chứng minh được độ tin cậy của thang đo này
(Character Strength in Leadership Survey – CSL) khi so sánh kết quả thu được với
các thang đo khác đã được thừa nhận trước đó như Lý thuyết cấp trên – cấp dưới
(LMX), Bảng hỏi đa nhân tố về lãnh đạo (Multi-Factor leadership questionnaire).
Bảng 1.1. Bảng tổng kết các nghiên cứu về tố chất lãnh đạo (Tích cực)

So sánh những tố chất tương ứng


với cách phân loại của Peterson và Seligman
Tác giả/Năm công bố
Lòng Tính Sự Sự Sự Tố
can nhân vượt kiềm hiểu chất
đảm bản trội chế biết khác
Judge, Piccolo, Kosalka (2009) X X X (1)
Sarros, Cooper và Hartican X x X
(2006)
Chun, Yammarino, Dionne,
X x x
Sosik, Moon (2009)
Bright, Cameron và Caza (2006) X x X x
Peterson và Seligman (2004) X X X X X X(2)
Sankar (2003) x x x (3)
Judge, Bono, Illies và Gerhardt x x X X x (4)
(2002)
Big Five Traits Theory X X X (5)
(Nguồn: Tổng hợp kết quả nghiên cứu của tác giả)
Trong đó:

• X: Đề cập đến cùng một / một số tố chất; x: Có sự tương thích nhất định.

• (1): Giống Big Five Traits Theory và đánh giá bản thân, thông minh, uy tín.

• (2): Sự công bằng.

• (3): Chuẩn mực đạo đức, đạo đức nghề nghiệp, nhu cầu tự hoàn thiện.
• (4): Tính hướng ngoại.

• (5): Sự tận tâm, tính hướng ngoại và sự ôn hòa


Một mặt, các nhà nghiên cứu tập trung đánh giá ảnh hưởng của các tố chất
tích cực đến kết quả lãnh đạo, mặt khác, các nghiên cứu về các tố chất có ảnh hưởng
tiêu cực cũng xuất hiện nhiều hơn. Trong các nghiên cứu về các tố chất có tác động
tiêu cực (dark traits), nổi lên những nghiên cứu về nhóm 3 tố chất bao gồm Tự cao
tự đại (narcissism), Thủ đoạn xảo quyệt (machiavellianism) và Sự thiếu ổn định về
tâm lý (spychopathy).
Schaubroeck, Walumbwa, Ganster và Kepes (2007) đã kiểm chứng một mô
hình về sự tác động qua lại giữa đặc điểm của công việc và những tố chất không tích
cực của cá nhân nhà lãnh đạo tới sự căng thẳng về thể chất và tinh thần của nhân viên
dưới quyền, thái độ của họ đối với công việc và những cam kết gắn bó với tổ chức.
Rauthmann và Kolar (2012) giả định rằng khía cạnh tiêu cực của mỗi cá nhân
có thể được đo lường thông qua ba tiêu chí gồm sự khao khát, tầm quan trọng của
công việc đối với bản thân mỗi người và tầm quan trọng đối với người khác. Kết quả
nghiên cứu của họ đã chỉ ra rằng, mặc dù trước đó được đánh giá là như nhau nhưng
trên thực tế sự tự cao tự đại được đánh giá là tác động tích cực hơn tới sự chấp nhận
của nhân viên so với hai tính cách còn lại.
Jonason, Slomski và Partyka (2012) lại coi 3 tố chất này như là thước đo để
đánh giá nhân viên tiêu cực và là dấu hiệu để nhận biết những sách lược mà họ sẽ sử
dụng tại nơi làm việc. Kết quả là, sự thiếu ổn định về tâm lý và tính cách xảo quyệt
có mối liên hệ chặt chẽ với những phản ứng cứng nhắc như sự đe dọa... trong khi đó
tính cách xảo quyệt và việc quá yêu bản thân lại có liên quan chặt chẽ đến những
phản ứng mềm mỏng như khen ngợi hay ca tụng người khác.
Một khía cạnh khá thú vị khác mà các nhà nghiên cứu cũng đã chỉ ra là những
tố chất tiêu cực cũng có khía cạnh tích cực và ngược lại. Đề cập đến vấn đề này có
nghiên cứu của Judge, Piccolo và Kosalka (2009) và Furnham, Trickey và Hyde
(2012). Trong đó, Furnham, Trickey và Hyde (2012) nghiêng về khía cạnh
tâm lý học đã chỉ ra những tính cách tiêu cực có mối quan hệ chặt chẽ đến cả thành
công và thất bại trong những công việc cụ thể. Kết quả này được minh chứng thông
qua việc nghiên cứu mối quan hệ giữa 11 tố chất tiêu cực với 6 thước đo tự đánh giá
hành vi trong công việc. Trong một nghiên cứu trước đó, Judge, Piccolo và Kosalka
(2009) cũng cho rằng các tố chất tích cực của nhà lãnh đạo (ham hiểu biết, sự tậm
tâm, tính hướng ngoại, sự ôn hòa, khả năng chế ngự cảm xúc, khả năng tự đánh giá,
sự thông minh, sức thu hút) và các tố chất tiêu cực của nhà lãnh đạo (Tự cao tự đại,
ngạo mạn, tư tưởng thống trị và thủ đoạn xảo quyệt) đều có tính hai mặt và đều có
ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả của hoạt động lãnh đạo.

1.1.2. Tổng quan các nghiên cứu về kết quả lãnh đạo doanh nghiệp
Đo lường tác động, kết quả của hoạt động lãnh đạo được ghi nhận dưới các
góc độ khác nhau, phục vụ các chủ đích nghiên cứu khác nhau.
Đầu tiên và phổ biến nhất là cách tiếp cận đánh giá kết quả lãnh đạo theo hai
nhóm gồm nhóm các chỉ tiêu tài chính và nhóm các chỉ tiêu phi tài chính.
Đánh giá kết quả lãnh đạo thông qua nhóm các chỉ tiêu tài chính: Đây không
phải là nhóm chỉ tiêu quan trọng trong việc đo lường kết quả và hiệu quả lãnh đạo vì
các kết quả tài chính của doanh nghiệp chịu sự tác động của rất nhiều yếu tố khác
thuộc môi trường kinh doanh và môi trường nội bộ doanh nghiệp. Các yếu tố này có
thể là năng lực cạnh tranh, khả năng huy động và hiệu suất sử dụng nguồn lực, chu kỳ
của ngành kinh doanh, chu kỳ kinh tế, khủng hoảng kinh tế, sự biến động của các yếu
tố vĩ mô... Trong khi đó, hoạt động lãnh đạo và nghiên cứu hoạt động lãnh đạo bắt
nguồn từ nghiên cứu hành vi tổ chức (Organizational Behavior) thường mang tính định
tính và có tác động lâu dài. Có thể kết quả của thời kỳ / giai đoạn này lại bắt nguồn từ
những hành vi, quyết định của giai đoạn trước đó. Do đó, các chỉ tiêu tài chính thường
khó có mối tương quan chặt chẽ với hoạt động lãnh đạo, có thể có ảnh hưởng, tác
động nhưng thường phải được nghiên cứu và ghi nhận theo thời gian tại nhiệm của
nhà lãnh đạo. Các chỉ tiêu thường được dùng để đánh giá bao gồm: Doanh số/Lợi
nhuận, tốc độ tăng trưởng, giá trị doanh nghiệp/thị giá cổ phiếu...
Koene, Vogelaar và Soeters (2002) nghiên cứu tác động của phong cách lãnh
đạo với kết quả lãnh đạo thông qua việc đo lường hai chỉ tiêu tài chính (lợi nhuận
ròng và các chi phí có thể kiểm soát) và 3 chỉ tiêu đánh giá về môi trường của doanh
nghiệp (năng suất của doanh nghiệp, sẵn sàng đổi mới và giao tiếp trong doanh
nghiệp) tại 50 siêu thị thuộc một chuỗi siêu thị lớn của Hà Lan. Kết quả đã chỉ ra có
một mối quan hệ rõ ràng giữa phong cách lãnh đạo với kết quả tài chính và môi trường
làm việc tại từng siêu thị.
Đánh giá kết quả lãnh đạo thông qua nhóm các chỉ tiêu phi tài chính: Đây là
những nhóm chỉ tiêu được sử dụng phổ biến hơn và được đánh giá cao hơn khi dùng
đo lường kết quả của hoạt động lãnh đạo trong doanh nghiệp. Các nhà nghiên cứu,
các nhóm nghiên cứu khác nhau sử dụng các tiêu chí khác nhau để đo lường.
Knippenberg và Hogg (2003), tập trung nghiên cứu về mô hình mang tính xã
hội về sự lãnh đạo trong tổ chức, đã nhấn mạnh đến những đặc điểm cá nhân của nhà
lãnh đạo với tư cách là thành viên trong nhóm và khả năng của họ trong việc thuyết
sự lãnh phục, dẫn dắt các thành viên khác của nhóm. Để đo lường tác động hay kết
quả sự lãnh đạo này, các tác giả sử dụng nhóm 4 chỉ tiêu bao gồm kết quả và động
lực làm việc của nhân viên dưới quyền, sẵn sàng đổi mới, sự tuân thủ, nhận thức về
hiệu quả và uy tín cá nhân của nhà lãnh đạo.
Piero, Cicero, Bonaiuto, Knippenberg và Kruglanski (2005) cũng đã đo lường
kết quả của hoạt động lãnh đạo thông qua 4 chỉ tiêu bao gồm đánh giá của nhân viên
về hiệu quả lãnh đạo, sự thỏa mãn trong công việc, tự đánh giá kết quả cá nhân và
mong muốn thay đổi công việc. Thực chất các nhà nghiên cứu này mong muốn đo
lường tác động điều tiết của nhu cầu mở rộng nhận thức lên mối quan hệ giữa phong
cách lãnh đạo với kết quả lãnh đạo, với đối tượng nghiên cứu là 242 người lao động
trong 3 công ty của Italia (lĩnh vực lọc hóa dầu, sản xuất và điện tử).
Cách phân nhóm thứ hai do tác giả đề xuất là đánh giá kết quả lãnh đạo thông
qua nhóm các chỉ tiêu về kết quả làm việc của nhân viên dưới quyền và kết quả lãnh
đạo chung trong doanh nghiệp. Trong đó, kết quả lãnh đạo thông qua nhân viên dưới
quyền bao gồm các chỉ tiêu:
• Sự nhận thức về kết quả lãnh đạo của nhà lãnh đạo (Piero, Cicero, Bonaiuto,
Knippenberg và Kruglanski, 2005; Reave 2005; Knippenberg và Hogg, 2003;
Koene, Vogelaar và Soeters 2002; Mumford, Zaccaro, Jonhson, Diana, Gilbert
và Threlfall, 2000...)
• Sự thỏa mãn trong công việc và động lực làm việc (Piero, Cicero, Bonaiuto,
Knippenberg và Kruglanski, 2005...)
• Cam kết gắn bó với tổ chức (Piero, Cicero, Bonaiuto, Knippenberg và
Kruglanski, 2005; Thunn, 2009; Reave, 2005...)
• Đạo đức nghề nghiệp (Reave, 2005...)
Kết quả lãnh đạo chung trong doanh nghiệp được đánh giá thông qua các chỉ
tiêu tổng quát hơn, bao trùm hơn bao gồm:
• Kết quả hoạt động gồm lợi nhuận ròng và kiểm soát chi phí (Koene, Vogelaar
và Soeters, 2002...)
• Năng lực tổ chức hoạt động (Koene, Vogelaar và Soeters, 2002; Cavazotte,
Moreno, Hickmann, 2012...)
• Tư tưởng và sự sẵn sàng đổi mới, cải cách trong doanh nghiệp (Knippenberg
và Hogg, 2003; Koene, Vogelaar và Soeters, 2002, Cavazotte, Moreno,
Hickmann, 2012...)
• Giao tiếp trong doanh nghiệp (Cavazotte, Moreno, Hickmann, 2012...)
Trong quá trình thống kê các công trình nghiên cứu đã công bố về quan điểm
và các tiêu chí đo lường kết quả lãnh đạo, tác giả đã nhận thấy một số tiêu chí / nhóm
tiêu chí được nhiều tác giả trước đó sử dụng khá phổ biến. Các tiêu chí đánh giá này
được ghi nhận và nhóm vào 5 nhóm bao gồm:
• Nhóm A: Sự thỏa mãn trong công việc
• Nhóm B: Cam kết gắn bó với tổ chức
• Nhóm C: Sức khỏe tâm lý, sự thoải mái tinh thần
• Nhóm D: Năng lực tổ chức hoạt động
• Nhóm E: Tư tưởng sẵn sàng đổi mới
Các tiêu chí được liệt kê và phân vào 5 nhóm kể trên khá phổ biến, mang tính
đại diện và phù hợp với mục tiêu nghiên của tác giả đã trình bày trong luận án. Cụ
thể, các nghiên cứu về tiêu chí đo lường kết quả lãnh đạo doanh nghiệp của các tác
giả trước đó được thống kê, so sánh trong Bảng 1.2 dưới đây:
Bảng 1.2. Các tiêu chí đo lường kết quả lãnh đạo tổ chức / doanh nghiệp

TT Nhóm tác giả / Năm Tiêu chí đo lường kết quả lãnh đạo Nhóm
1 Piero, Cicero, • Nhận thức về kết quả lãnh đạo -----
Bonaiuto, • Thỏa mãn trong công việc A
Knippenberg và • Tự đánh giá cá nhân -----
Kruglanski (2005) • Mong muốn thay đổi việc B
2 Knippenberg và Hogg • Kết quả, động lực làm việc -----
(2003) • Sẵn sàng đổi mới E
• Sự tuân thủ, chấp hành -----
• Kết quả và uy tín nhà lãnh đạo -----
3 Koene, Vogelaar và • Uy tín của nhà lãnh đạo -----
Soeters (2002) • Kết quả hoạt động
o Lợi nhuận ròng -----
o Chi phí có thể kiểm soát -----
• Môi trường doanh nghiệp
o Năng lực tổ chức hoạt động D
o Sẵn sàng đổi mới E
o Giao tiếp trong DN ------
(Nguồn: Tổng hợp kết quả nghiên cứu của tác giả)

1.1.3. Tổng quan các nghiên cứu về ảnh hưởng của tố chất cá nhân tới kết quả lãnh đạo
doanh nghiệp

Một số tác giả có phân nhóm các cấp lãnh đạo khi đo lường ảnh hưởng của
tố chất các nhân với kết quả lãnh đạo như nghiên cứu của Mumford, Zaccaro,
Jonhson, Diana, Gilbert và Threlfall (2000). Các tác giả này nghiên cứu các sỹ quan
trong quân đội Hoa Kỳ, họ đối tượng nghiên cứu thành 2 nhóm cấp trung và cấp
cao rồi đánh giá kết quả lãnh đạo thông qua chất lượng của các quyết định, phân
tích phản biện, kết quả lãnh đạo của cá nhân. Các tố chất - tính cách được xem xét
thành 7 nhóm tiêu biểu với các mức độ thể hiện cao thấp bao gồm: Chi tiết, hướng
ngoại, hướng nội, thích nghi, tự do, tranh đấu và đổi mới.
Thực tế, cách phân nhóm tố chất – tính cách của các tác giả này khó lý giải, khá trùng
lặp và thiếu nhất quán. Tuy vậy, họ cũng đã chỉ ra được những tiêu chí đánh giá kết
quả lãnh đạo và chứng minh sự khác biệt ở các cấp lãnh đạo khác nhau.
Tiếp cận dưới góc độ các giá trị tinh thần và hành vi cụ thể, Reave (2005) đã
xem xét mối quan hệ giữa các yếu tố này và hiệu quả lãnh đạo. Trong đó những tố
chất cá nhân bao gồm sự chính trực, sự trung thực và tính nhân bản; các hành vi
hay kỹ năng lãnh đạo như tôn trọng người khác, đối sử công bằng, biết quan tâm
chia sẻ, biết lắng nghe, ghi nhận kết quả làm việc của nhân viên, có đức tin có mối
quan hệ chặt chẽ với kết quả và hiệu quả lãnh đạo. Để đo lường kết quả lãnh đạo,
Reave tập trung vào kết quả lãnh đạo đối với cá nhân bao gồm các yếu tố như sự
nhận thức, động lực làm việc, sự thỏa mãn trong công việc, sự gắn bó, đạo đức nghề
nghiệp của nhân viên dưới quyền.
Noel Balliett Thunn (2009) nghiên cứu về ảnh hưởng của 6 nhóm gồm 24 tố
chất cá nhân theo cách phân loại của Peterson và Seligman (2004) bao gồm sự
hiểu biết, lòng can đảm, tính nhân bản, sự vượt trội, sự kiềm chế và sự công bằng.
Để đo lường kết quả hoạt động lãnh đạo, Thunn sử dụng 3 nhóm tiêu chí bao gồm:
Hành vi cá nhân (sự thỏa mãn trong công việc, niềm tin, sự tận tâm), cam kết gắn
bó và sức khỏe tâm lý. Thunn cũng phát triển bảng hỏi gồm 26 câu và đã chứng
minh được độ tin cậy của thang đo này (Character Strength in Leadership Survey –
CSL) khi so sánh kết quả thu được với các thang đo khác đã được thừa nhận trước
đó như Lý thuyết cấp trên – cấp dưới (LMX), Bảng hỏi đa nhân tố về lãnh đạo
(Multi-Factor leadership questionnaire).
Cùng phạm vi nghiên cứu về nhà lãnh đạo trong các doanh nghiệp sản xuất,
hai nhóm tác giả bao gồm Cavazotte, Moreno, Hickmann (2012) và Strohhecker,
GroBler (2013) nghiên cứu trong lĩnh vực quản trị vật tư, năng lượng. Các tác giả
này cùng tiếp cận theo trường phái lãnh đạo cải cách (Transformational leadership)
với việc đề cao các tố chất cá nhân như sự thông minh, nhân cách, trí tuệ xúc cảm,
kiến thức.
Cụ thể, Cavazotte, Moreno, Hickmann (2012) nghiên cứu trên 134 nhà quản
trị cấp trung của một công ty dầu khí Brazil và thấy rằng có sự ảnh hưởng
rõ rệt của trí tuệ xúc cảm tới sự cải cách trong doanh nghiệp và lên kết quả hoạt
động quản trị nội bộ của doanh nghiệp trong khi những ảnh hưởng này của các tố
chất cá nhân khác (Big five traits theory) và sự thông minh là không rõ ràng. Trong
nghiên cứu này, các tác giả cũng đã sử dụng giới tính, kinh nghiệm của nhà lãnh
đạo, và kích thước nhóm như là các biến kiểm soát, có ảnh hưởng lên cả lãnh đạo
cải cách và kết quả hoạt động quản trị.
Strohhecker, GroBler (2013) dựa vào mô hình PPIK (Process – Personality
– Interest – Knowledge) cũng nghiên cứu sự ảnh hưởng của 4 tố chất bao gồm Sự
thông minh – Tư duy theo quá trình, Kiến thức, Nhân cách và Sự say mê
(Intelligence-as-Process, Intelligence-as-Knowledge, Personality, Interest
- PPIK) lên kết quả hoạt động quản trị sản xuất cụ thể là quản trị vật tư, nguyên
vật liệu, kho tàng (Inventory Management Performance - IMP). Kết quả nghiên
cứu chỉ ra sự thông minh có liên hệ chặt chẽ nhất tới kết quả hoạt động trong khi
các yếu tố khác có mối quan hệ yếu hơn những tương đối rõ ràng.

Trí tuệ xúc


cảm

Thông
minh Lãnh đạo
cải cách

Sự tận
tâm
Kết quả quản
Tính hướng trị nội bộ
ngoại

Tính tình ôn
hòa
Chế ngự cảm
xúc Biến kiểm soát:
Giới tính, kinh nghiệm
quản trị, kích thước
Hình 1.1. Ảnh hưởng của sự khác biệt giữa các cá nhân tới lãnh đạo cải cách
và kết quả quản trị nội bộ.
(Nguồn: Cavazotte, Moreno và Hickmann, 2012)
Một nghiên cứu khá thú vị khác về đo lường ảnh hưởng của tố chất cá nhân
tới kết quả lãnh đạo phải kể đến là mô hình đánh giá kết quả lãnh đạo 360 độ (Strang
và Kuhnert, 2009). Hai tác giả này sử dụng lý thuyết về Cấp độ phát triển lãnh đạo
(Leadership Developmental Level) làm lý thuyết nền tảng cho nghiên cứu của mình,
có đối chiếu so sánh với Mô hình 5 tố chất nhằm tìm ra những tố chất cá nhân có ảnh
hưởng lớn đến kết quả lãnh đạo. Về đo lường kết quả lãnh đạo, hai tác giả gọi cách
thức đo lường của mình là 360 độ khi họ thu thập và đánh giá kết quả của một nhà
lãnh đạo thông qua cấp trên, cấp dưới và người đồng cấp với đối tượng mà họ đang
nghiên cứu. Đây là một đóng góp thú vị về đo lường kết quả lãnh đạo của nhà lãnh
đạo đối với tổ chức của họ; người lãnh đạo được đánh giá đa chiều, công bằng và
chính xác hơn. Trong nghiên cứu này, hai tác giả cũng xem xét sự ảnh hưởng của tuổi
tác, giới tính, đặc trưng công việc của nhà lãnh đạo tới kết quả lãnh đạo dưới góc độ
là biến kiểm soát trong mô hình.

P – Tư duy
theo
quá trình

P – Nhân
cách
Kết quả quản trị
vật tư, NVL, kho
tàng…

I – Sự say

K – Kiến thức

Hình 1.2. Sự ảnh hưởng của PPIK lên IMP

(Nguồn: Strohhecker và GroBler, 2013)


Tiếp cận tổng hợp hơn, Jon Aarum Andersen (2006), đã xem xét mối quan hệ
giữa nhân cách, tố chất cá nhân của nhà lãnh đạo với sự vượt trội của nhà lãnh đạo,
sự nhận thức về kết quả lãnh đạo, hành vi và hiệu quả của tổ chức. Trong đó, các
nghiên cứu liên quan đến lãnh đạo được tác giả chia thành 4 lĩnh vực bao gồm:

• Mối quan hệ giữa tố chất cá nhân của nhà lãnh đạo với sự vượt trội của nhà
lãnh đạo và sự nhận thức về kết quả lãnh đạo.
• Mối quan hệ giữa tố chất cá nhân của nhà lãnh đạo với hiệu quả hoạt động
của tổ chức.
• Mối quan hệ giữa tố chất cá nhân của nhà lãnh đạo với hành vi của nhà lãnh đạo.
• Mối quan hệ giữa hành vi của nhà lãnh đạo với hiệu quả hoạt động của tổ chức.

Sự vượt trội của nhà lãnh


đạo &
Nhận thức về kết quả lãnh đạo

Tố chất cá nhân Hiệu quả hoạt


của nhà lãnh đạo động của tổ chức
Hành vi của
nhà lãnh
đạo
Hình 1.3. Mối quan hệ giữa tố chất cá nhân với sự vượt trội, sự nhận thức
về kết quả lãnh đạo, hành vi và hiệu quả của tổ chức

(Nguồn: Jon Aarum Andersen, 2006)

Các tiêu chí đã được sử dụng để nghiên cứu ảnh hưởng của các tố chất cá nhân
tới kết quả lãnh đạo được thống kê trong Bảng 1.3. Các thống kê này sẽ là cơ sở để
tác giả đề xuất bộ chỉ tiêu đánh giá ảnh hưởng của tố chất cá nhân nhà lãnh đạo tới
kết quả lãnh đạo doanh nghiệp được sử dụng trong luận án.
Thông qua phần thống kê trong Bảng 1.3, ta có thể thấy các tác giả đo lường
kết quả của hoạt động lãnh đạo chủ yếu thông qua các chỉ tiêu phi tài chính vì các chỉ
tiêu tài chínhcó độ trễ thường phải được nghiên cứu và ghi nhận theo thời gian.
Bảng 1.3. Tiêu chí đo lường ảnh hưởng tố chất cá nhân tới kết quả lãnh đạo

Tiêu chí đo lường


Nhóm tác giả / Năm Tố chất cá nhân Nhóm
kết quả lãnh đạo
1 Strohhecker, GroBler (2013)
• Thông minh • Nhân cách • Quản trị vật tư, nguyên vật -----
• Kiến thức • Sự say mê liệu, kho tàng
2 Cavazotte, Moreno, Hickmann (2012)
• Trí tuệ xúc cảm • Tính hướng ngoại • Cải cách trong doanh -----
• Thông minh • Dễ chịu, ôn hòa nghiệp -----
• Tư duy mở • Chế ngự cảm xúc • Kết quả hoạt động quản trị
• Sự tận tâm
3 Mumford, Zaccaro, Jonhson, Diana, Gilbert và Threlfall (2000)
• Chi tiết • Tự do • Chất lượng các quyết định -----
• Hướng ngoại • Tranh đấu • Phân tích phản biện -----
• Hướng nội • Đổi mới • Kết quả lãnh đạo của cá -----
• Thích nghi nhân -----
4 Thunn (2009)
• Sự hiểu biết • Sự vượt trội • Hành vi cá nhân
• Lòng can đảm • Sự kiềm chế - Thỏa mãn trong công việc A
• Tính nhân bản • Sự công bằng - Niềm tin
- Sự tận tâm
• Cam kết gắn bó B
• Sức khỏe tâm lý C
5 Reave (2005)
• Sự chính trực • Đối sử công bằng • Sự nhận thức
• Sự trung thực • Quan tâm chia sẻ • Động lực làm việc
• Tính nhân bản • Biết lắng nghe • Sự thỏa mãn trong công việc A
• Tôn trọng người • Biết ghi nhận • Sự gắn bó B
khác • Có đức tin • Đạo đức nghề nghiệp -----
(Nguồn: Tổng hợp kết quả nghiên cứu của tác giả)

1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam, các nghiên cứu về tố chất cá nhân của nhà lãnh đạo nói chung, về
tố chất cá nhân của nhà lãnh đạo doanh nghiệp và tác động của nó tới kết quả lãnh
đạo nói riêng còn rất hạn chế. Các nghiên cứu này theo một số hướng cơ bản như sau:
Hướng thứ nhất là các nghiên cứu mang tính chính trị tư tưởng, vận dụng quan
điểm Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về yêu cầu đạo đức phong cách lãnh đạo,
phong cách làm việc, lề lối làm việc... của người cán bộ Đảng viên, của
người lãnh đạo, của người quản lý. Theo đó, người lãnh đạo, người quản lý phải
thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện mình để hạn chế khuyết điểm, tăng cường các ưu
điểm tập trung ở 5 đức tính (Trần Nguyễn Tuyên, 2015): Nhân (Thật thà, hết lòng
thương yêu đồng bào đồng chí, sẵn sàng chịu khổ, hy sinh...); Nghĩa (Ngay thẳng,
không lo toan lợi ích cá nhân ngoài lợi ích của Đảng, của dân tộc; thấy việc phải nói
– phải làm, cố gắng hoàn thành nhiệm vụ...); Trí (Không bị việc tư túi làm mù quáng,
làm việc có lợi, tránh việc có hại cho Đảng, cho dân...); Dũng (Dũng cảm, không quản
khó khăn, có gan sửa chữa khuyết điểm...); Liêm (Không tham địa vị, tiền tài; không
háo danh...)
Cùng quan điểm trên, Trần Sỹ Phán (2004) chỉ ra ngoài phẩm chất đạo đức
tốt, để hoàn thành nhiệm vụ, người cán bộ lãnh đạo vừa phải có năng lực chuyên môn
giỏi. Trong đó, phẩm chất đạo đức bao gồm bản lĩnh chính trị vững vàng, gương mẫu
về đạo đức và gần gũi với nhân dân. Bên cạnh đó, người lãnh đạo cũng cần có uy tín
để xứng đáng là người cầm lái, đứng mũi chịu sào (Lãnh Thị Bích Hòa, 2006). Ngoài
ra, cũng có những nghiên cứu về tố chất cá nhân của cán bộ lãnh đạo, nhà quản lý
trong các cơ quan, đơn vị (Đỗ Minh Cương, 2006; Tương lai, 2006... Hướng này tập
trung chủ yếu vào đội ngũ nhà lãnh đạo, nhà quản lý trong cơ quan nhà nước, nhấn
mạnh yếu tố đức – tài và phẩm chất người lãnh đạo xã hội chủ nghĩa, trong thời kỳ
công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
Một số nghiên cứu khác vẫn tập trung vào người lãnh đạo, quản lý trong cơ
quan Nhà nước nhưng nhìn dưới góc độ tâm lý học về nhân cách người lãnh đạo
(Nguyễn Bá Dương, 2004; Lê Hữu Xanh, 2006; Vũ Anh Tuấn, 2009), nhân cách
người làm quan (Lương Xuân Hà, 2007)... Với quan điểm này, nhân cách người lãnh
đạo được nhìn dưới lăng kính Đức – Tài. Trong đó, “đức là cái gốc của người cách
mạng” nhưng muốn đạt được hiệu quả cao trong công việc “ngoài kiến thức, vốn sống,
kinh nghiệm, bản lĩnh, tính quyết đoán, tư duy của họ lại cần phải mềm dẻo, uyển chuyển,
linh hoạt” (Nguyễn Bá Dương, 2004). Hay theo Lê Hữu Xanh (2006), nhân cách người
lãnh đạo là sự thống nhất giữa đức và tài, trong đó đức là gốc, tài là quan trọng; chú
trọng năng lực tổ chức và quan tâm tới phẩm chất đạo đức.
Với cách nhìn tổng hợp hơn, theo Vũ Anh Tuấn (2009), nhân cách người lãnh
đạo – quản lý “Đó là tổng hòa những phẩm chất tâm lý của một nhà chính trị, nhà tổ
chức, am hiểu chuyên môn, đồng thời là một nhà giáo dục biểu hiện qua năng lực,
phẩm chất và phong cách trong các hoạt động lãnh đạo, quản lý”. Hướng nghiên cứu
này nhìn nhận một cách cụ thể hơn, dưới góc độ tâm lý học, xã hội học nhưng còn
nặng về đánh giá cảm tính, lý thuyết. Theo đó, người lãnh đạo cần có:
• Tư chất của người làm chính trị: Biết sử dụng quyền lực chính trị như một
“phương tiện”, “công cụ” để quá trình lãnh đạo, quản lý đạt hiệu quả.
• Tư chất của một nhà tổ chức: Là người định hướng, hợp tác và điều hành;
biết (1) sử dụng con người, (2) xây dựng bộ máy và (3) tổ chức hoạt động.
• Tư chất của một nhà hoạt động chuyên môn với tính cách là một hoạt động
chủ đạo am hiểu chuyên ngành và có trình độ quản lý chuyên ngành.
• Tư chất của một nhà giáo dục: sự gương mẫu, sự chuẩn mực, có tính thuyết
phục từ phong cách, ngôn ngữ đến tầm sâu trí tuệ của người lãnh đạo, quản lý.
Hướng thứ ba là những nghiên cứu về tố chất, phẩm chất, năng lực... của nhà
lãnh đạo trong hoạt động quản lý theo hướng tiếp cận hiện đại hơn, chỉ ra được những
nhân tố cấu thành tố chất cá nhân nhà lãnh đạo gồm Lòng khát khao, Tư duy, Tầm
vóc (Vũ Minh Khương, 2009); hay yếu tố cấu thành nhân cách như Xu hướng, Tính
cách, Khí chất và Năng lực (Trần Thị Bích Trà, 2006)... Hướng nghiên cứu này bắt
đầu tiếp cận hiện đại, có cơ sở lý thuyết chặt chẽ hơn và bước đầu lượng hóa các kết
quả nghiên cứu làm cơ sở cho các đánh giá và nhận định.
Trong đó đáng chú ý phải kể đến nghiên cứu của Trần Thị Bích Trà (2006) khi
đã chỉ ra 23 phẩm chất tâm lý (tương tự như tố chất cá nhân) cần thiết trong nhân
cách người lãnh đạo nói chung và người lãnh đạo trong giai đoạn hiện nay (từng phẩm
chất đều có giá trị trung bình > 2.44). 23 phẩm chất này chia làm 3 nhóm gồm “phẩm
chất về đạo đức”, “phẩm chất về năng lực” và “phẩm chất tâm lý đặc thù”; trong đó
“phẩm chất về đạo đức” được đánh giá là cần thiết hơn hai nhóm còn lại. Một điểm
đáng chú ý nữa là ngoài những phẩm chất có giá trị tương đồng cao giữa hai nhóm lãnh
đạo và nhân viên thì nhóm nhân viên thường đánh giá mức độ cần thiết của các phẩm
chất này cao hơn. Kết quả chung đều khẳng định ý nghĩa của
những phẩm chất này không chỉ tới việc lập kế hoạch, tổ chức mà quan trọng
hơn là động viên, khuyến khích nhân viên dưới quyền chủ động, sáng tạo làm
việc, nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ được giao và góp phần thực hiện mục tiêu
chung của tổ chức.
Ngoài ra, dưới góc nhìn về giới, nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Thu
Hà (2008) cũng chỉ ra những định kiến giới đang tồn tại về đặc điểm tính cách
và khả năng của nữ trong lĩnh vực lãnh đạo, quản lý. Tác giả đã liệt kê 30 đặc
điểm phẩm chất, tính cách cả tích cực lẫn tiêu cực thường được nhắc đến khi mô
tả về một người rồi yêu cầu người được hỏi đánh giá “Cần thiết nhất đối với
người lãnh đạo”, “Đúng nhất với nam lãnh đạo” và “Đúng nhất với nữ lãnh đạo”.
Kết quả khá lý thú khi 7 phẩm chất được số đông người xác định là cần thiết với
lãnh đạo bao gồm Mạnh mẽ, kiên định, thận trọng, tự tin, quyết đoán, chủ
động và sáng tạo hoàn toàn trùng khớp với các phẩm chất được cho là đúng với
nam lãnh đạo. Ngược lại, Yếu đuối, tự ti, tuân thủ, tế nhị - ý tứ, khiêm tốn, tình
cảm, tính kiềm chế được rất ít người cho là cần thiết với lãnh đạo lại được cho
rằng đúng với nữ lãnh đạo. Kết quả này cũng góp phần chỉ rõ hơn sự khác biệt
giới, cụ thể hơn là những định kiến về giới trong lãnh đạo và quản lý.

You might also like