You are on page 1of 89

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH

KHOA Y – DƯỢC
BỘ MÔN ĐIỀU DƯỠNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ


LIÊN QUAN Ở NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
TYPE 2 ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN
ĐA KHOA TỈNH TRÀ VINH

Giảng viên hướng dẫn: ThS. NGUYỄN LÊ THANH TRÚC


Sinh viên thực hiện: NGUYỄN QUỐC VIỆT
Mã số sinh viên: 115419172
Lớp: ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG KHÓA 2019
Mã lớp: DA19DDB
Khóa: 2019-2023

Trà Vinh, tháng 8 năm 2023


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH
KHOA Y – DƯỢC
BỘ MÔN ĐIỀU DƯỠNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ


LIÊN QUAN Ở NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
TYPE 2 ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN
ĐA KHOA TỈNH TRÀ VINH

Giảng viên hướng dẫn: ThS. NGUYỄN LÊ THANH TRÚC


Sinh viên thực hiện: NGUYỄN QUỐC VIỆT
Mã số sinh viên: 115419172
Lớp: ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG KHÓA 2019
Mã lớp: DA19DDB
Khóa: 2019-2023

Trà Vinh, tháng 8 năm 2023


LỜI CẢM ƠN

Ngay sau khi được giao đề tài khóa luận này, em đã thấy cảm thấy mình rất may
mắn vì có cơ hội được làm nghiên cứu, được học hỏi thêm nhiều kiến thức mới. Để
hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến:

Ban Giám Hiệu trường Đại học Trà Vinh, Ban Giám Đốc Bệnh viện Đa khoa
tỉnh Trà Vinh, quý thầy cô trong Bộ môn Điều dưỡng đã giảng dạy, truyền thụ cho
em những kiến thức bổ ích trong suốt 4 năm học vừa qua.

Các cán bộ nhân viên phòng khám Nội Bệnh viện Đa khoa tỉnh Trà Vinh đã tạo
mọi điều kiện thuận lợi giúp em trong quá trình thực viện và hoàn thành khóa luận
tốt nghiệp này.

Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô Ths. Nguyễn Lê Thanh Trúc
đã trực tiếp giúp đỡ, hướng dẫn và truyền đạt những kiến thức trong suốt quá trình
thực hiện khóa luận.

Xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và những người thân đã dành nhiều tình
cảm động viên trong quá trình học tập và hoàn thành khóa luận.

Cuối lời em xin cảm ơn tất cả người bệnh đã đồng ý tham gia vào nghiên cứu để
em có được những số liệu khách quan và chính xác nhất cho khóa luận này.

Trà Vinh, tháng 8 năm 2023


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan nghiên cứu của chúng tôi số liệu được ghi nhận, nhập liệu và
phân tích một cách trung thực. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi chưa từng công bố
ở bất cứ nghiên cứu nào khác. Những tài liệu tham khảo trong nghiên cứu được
trích dẫn theo đúng quy định.

Trà Vinh, tháng 8 năm 2023


Sinh viên thực hiện

Nguyễn Quốc Việt


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ..........................................................................................................1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................3

1.1. Khái niệm và phân loại đái tháo đường...........................................................3

1.2. Thực trạng bệnh đái tháo đường trên thế giới và Việt Nam............................4

1.3. Đánh giá tình trạng dinh đưỡng ở người bệnh ĐTĐ type 2.............................5

1.4. Một số yếu tố liên quan đến TTDD của người bệnh ĐTĐ type 2....................8

1.5. Các biện pháp dự phòng và hỗ trợ điều trị bệnh ĐTĐ type 2........................10

1.6. Các nghiên cứu liên quan..............................................................................11

1.7. Sơ lược địa bàn nghiên cứu...........................................................................13

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................14

2.1. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................14

2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu.................................................................14

2.3. Thiết kế nghiên cứu.......................................................................................14

2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu...............................................................14

2.5. Công cụ thu thập số liệu và phương pháp đánh giá.......................................15

2.6. Phương pháp xử lý số liệu.............................................................................18

2.7. Biến số..........................................................................................................19

2.8. Sai số và cách khắc phục...............................................................................23

2.9. Đạo đức trong nghiên cứu.............................................................................24

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ.......................................................................................25

3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu..............................................................25

3.2. Tình trạng dinh dưỡng của người bệnh ĐTĐ type 2......................................28

3.3. Mô tả một số yếu tố liên quan của người bệnh ĐTĐ type 2..........................33

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN.....................................................................................43

4.1. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu...................................................43


4.2. Tình trạng dinh dưỡng của người bệnh ĐTĐ type 2......................................46

4.3. Một số yếu tố liên quan đến TTDD ở người bệnh ĐTĐ type 2.....................49

4.4. Ứng dụng của nghiên cứu.............................................................................57

KẾT LUẬN............................................................................................................59

KIẾN NGHỊ...........................................................................................................61

PHỤ LỤC 1............................................................................................................62

PHỤ LỤC 2............................................................................................................63

TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................69


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1 Đánh giá dựa trên phân loại BMI...............................................................7


Bảng 2.1 Đánh giá dựa trên phân loại BMI.............................................................17
Bảng 3.1 Đặc điểm nhân khẩu học của người bệnh ĐTĐ type 2.............................25
Bảng 3.2 Thời gian phát hiện bệnh ĐTĐ type 2......................................................26
Bảng 3.3 Bệnh lý kèm theo của người bệnh ĐTĐ type 2........................................26
Bảng 3.4 Lối sống của người bệnh ĐTĐ type 2......................................................27
Bảng 3.5 Đặc điểm nhân trắc học của người bệnh ĐTĐ type 2...............................28
Bảng 3.6 Số đo vòng eo vượt ngưỡng của người bệnh ĐTĐ type 2........................29
Bảng 3.7 Tỷ lệ % vượt ngưỡng của chỉ số VE/VM ở người bệnh ĐTĐ type 2.......29
Bảng 3.8 Tình trạng dinh dưỡng của người bệnh ĐTĐ type 2 theo NRS ...............32
Bảng 3.9 Tần suất sử dụng một số loại thực phẩm của người bệnh ĐTĐ type 2.....33
Bảng 3.10 Mối liên quan giữa đặc điểm nhân khẩu học với tình trạng dinh dưỡng
của người bệnh ĐTĐ type 2 theo NRS....................................................................36
Bảng 3.11 Mối liên quan giữa lối sống với tình trạng dinh dưỡng của người bệnh
ĐTĐ type 2 theo NRS.............................................................................................38
Bảng 3.12 Mối liên quan giữa đặc điểm nhân khẩu học với tình trạng TC/BP của
người bệnh ĐTĐ type 2...........................................................................................39
Bảng 3.13 Mối liên quan giữa lối sống với tình trạng TC/BP của người bệnh ĐTĐ
type 2....................................................................................................................... 41
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1 Tình trạng dinh dưỡng của người bệnh nam.........................................30
Biểu đồ 3.2 Tình trạng dinh dưỡng của người bệnh nữ...........................................30
Biểu đồ 3.3 Tình trạng dinh dưỡng chung của người bệnh ĐTĐ type 2..................31
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Tiếng Việt
ĐTĐ: Đái tháo đường

TC/BP: Thừa cân, béo phì

TTDD: Tình trạng dinh dưỡng

VE: Vòng eo

VM: Vòng mông

Tiếng Anh
BMI: Body mass index

WHO: World Health Organization

WHR: Waist-Hip Ratio


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh mạn tính không lây có khuynh hướng ngày càng
gia tăng trên toàn cầu. ĐTĐ type 2 có tác động làm gia tăng tỷ lệ tử vong, giảm chất
lượng cuộc sống, bên cạnh đó các biến chứng do bệnh ĐTĐ gây tăng gánh nặng cho
kinh tế người bệnh, cho gia đình người bệnh và cả xã hội [48]. Theo Tổ chức Y tế
Thế giới (WHO), ĐTĐ là “căn bệnh của lối sống”, dinh dưỡng không hợp lý, ít hoạt
động thể lực làm cho tốc độ mắc các bệnh mạn tính không lây đặc biệt là bệnh ĐTĐ
type 2 gia tăng nhanh chóng [54]. Một số nghiên cứu cũng đã cho thấy, người bệnh
mắc ĐTĐ type 2 thực hiện chế độ dinh dưỡng đúng, tập luyện thể thao đúng cách sẽ
giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn, đồng thời có tỷ lệ biến chứng thấp hơn người
bệnh không thực hiện [15], [16]. Vì vậy, để khuyến cáo và can thiệp dinh dưỡng
hiệu quả cần tiến hành đánh giá tình trạng dinh dưỡng (TTDD) cho người bệnh, sẽ
phát hiện sớm tình trạng thiếu hoặc thừa dinh dưỡng đồng thời giúp cho việc theo
dõi diễn biến bệnh, tiên lượng bệnh hiệu quả.

Tỷ lệ ĐTĐ type 2 ngày càng gia tăng trên thế giới, theo Liên đoàn ĐTĐ thế giới
(IDF), năm 2021 khoảng 537 triệu người trưởng thành (20-79 tuổi) đang chung
sống với bệnh đái tháo đường, tổng số người mắc bệnh đái tháo đường dự kiến sẽ
tăng lên 643 triệu vào năm 2023 và 783 triệu vào năm 2045 [54]. Tại Việt Nam theo
ước tính của Bộ Y tế đối với người tuổi từ (20-79), bệnh ĐTĐ sẽ tăng thêm khoảng
78,5% trong giai đoạn (2017-2045), kết quả điều tra của Bộ Y tế năm 2021 cho thấy
tỷ lệ mắc đái tháo đường ở người trưởng thành ước tính là 7,1%, tương đương với
khoảng gần 5 triệu người đang mắc bệnh đái tháo đường [6].

Bên cạnh đó nếu ăn không đảm bảo chất dinh dưỡng hoặc do hấp thu kém cơ thể
sẽ bị thiếu một hoặc nhiều chất dinh dưỡng và sẽ gây ra tình trạng suy dinh dưỡng.
Trên toàn cầu, suy dinh dưỡng là một vấn đề sức khoẻ cộng đồng nghiên trọng với
tỷ lệ mắc bệnh là 925 triệu người [46], [50], [79]. Suy dinh dưỡng là một rối loạn
lâm sàng bao gồm hàng loạt các khiếm khuyết về nhân trắc học từ giảm (cân nặng
thấp so với chiều cao) và cản trở (chiều cao thấp so với tuổi) trong tình trạng suy
dinh dưỡng đến các rối loạn dinh dưỡng khác bao gồm chỉ số BMI cao như thừa

GVHD: ThS. Nguyễn Lê Thanh Trúc SVTH: Nguyễn Quốc Việt


2

cân, béo phì (TC/BP) [46], [51]. Suy dinh dưỡng thường được xác định bởi sự hiện
diện của cả chỉ số BMI thấp và nồng độ albumin huyết thanh thấp [62]. Suy dinh
dưỡng có thể dẫn đến rối loạn chức năng miễn dịch và tăng tỷ lệ tử vong do nhiễm
trùng [52], [81], [83]. Ngoài ra một khẩu phần ăn giàu thức ăn động vật, thói quen
ăn ngoài gia đình, tăng sử dụng thức ăn nhanh, lạm dụng rượu bia và ít vận động đã
góp phần gây nên tình trạng TC/BP [41]. Các nghiên cứu cũng cho thấy TC/BP là
yếu tố nguy cơ của ĐTĐ type 2, đặc biệt béo phì làm tăng nguy cơ biến chứng của
bệnh, đồng thời cũng chứng minh mỡ nội tạng tiết ra một loại protein là retinol-
binding protein 4, làm tăng tính đề kháng với insulin [41].

Ở Việt Nam, hiện có nhiều nghiên cứu đánh giá về tình trạng dinh dưỡng của
người bệnh đái tháo đường type 2 như nghiên cứu của Nguyễn Thị Thắm và cộng
sự đưa ra tỷ lệ người bệnh suy dinh dưỡng chiếm đến 44,2% [25], [34]. Nghiên cứu
của Nguyễn Thị Hương Lan và các cộng sự với tỷ lệ người bệnh thừa cân, béo phì
là 33,3% [26]. Tại Trà Vinh gần đây có sự diễn biến về kinh tế, văn hóa, xã hội, cho
nên những hành vi thói quen và lối sống đặc điểm tình trạng dinh dưỡng có sự thay
đổi có thể sẽ ảnh hưởng đến vấn đề dinh dưỡng trên người bệnh, đặc biệt là người
bệnh ĐTĐ type 2. Vì vậy nhận thấy tầm quan trọng của tình trạng dinh dưỡng đối
với người bệnh đái tháo đường ĐTĐ type 2 trong việc kiểm soát và dự phòng các
biến chứng.Với mong muốn tìm hiểu một số yếu tố liên quan nhằm cải thiện tình
trạng dinh dưỡng của người bệnh ĐTĐ type 2, góp phần nâng cao hiệu quả điều trị
chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố
liên quan ở người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện
Đa khoa tỉnh Trà Vinh” với 2 mục tiêu:

Mục tiêu 1: Xác định tình trạng dinh dưỡng của người bệnh đái tháo đường type
2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Trà Vinh năm 2023.

Mục tiêu 2: Mô tả một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của người
bệnh đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Trà Vinh
năm 2023.

GVHD: ThS. Nguyễn Lê Thanh Trúc SVTH: Nguyễn Quốc Việt


3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Khái niệm và phân loại đái tháo đường


1.1.1. Khái niệm

Đái tháo đường là một tình trạng sức khỏe mãn tính (lâu dài) ảnh hưởng đến cách
cơ thể biến thức ăn thành năng lượng. Cơ thể phân hủy hầu hết thức ăn thành đường
(glucose) và giải phóng nó vào máu. Khi lượng đường trong máu tăng lên, nó báo
hiệu tuyến tụy giải phóng insulin. Insulin hoạt động giống như chìa khóa đưa đường
trong máu vào các tế bào của cơ thể để sử dụng làm năng lượng.Với đái tháo
đường, cơ thể không tạo ra đủ insulin hoặc không thể sử dụng nó tốt như bình
thường. Khi không có đủ insulin hoặc các tế bào ngừng phản ứng với insulin, sẽ có
quá nhiều đường huyết tồn tại trong máu. Theo thời gian, điều đó có thể gây ra các
vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, chẳng hạn như bệnh tim, giảm thị lực và bệnh thận
[48].

1.1.2. Phân loại đái tháo đường


1.1.2.1. Đái tháo đường type 1

Đái tháo đường type 1 do tế bào beta bị phá hủy nên người bệnh không còn hoặc
còn rất ít insulin, 95% do cơ chế tự miễn (type 1A), 5% vô căn (type 1B). Người
bệnh bị thiếu hụt insulin, tăng glucagon trong máu, không điều trị sẽ bị nhiễm toan
ceton. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng chủ yếu ở trẻ em và thanh thiếu
niên. Người bệnh cần insulin để ổn định glucose huyết. Người lớn tuổi có thể bị
ĐTĐ tự miễn diễn tiến chậm còn gọi là Latent Autoimmune Diabetes of Adulthood
(LADA), lúc đầu người bệnh còn đủ insulin nên không bị nhiễm toan ceton và có
thể điều trị bằng thuốc viên nhưng tình trạng thiếu insulin sẽ năng dần với thời gian
[6].

1.1.2.2. Đái tháo đường type 2

Đái tháo đường type 2 trước kia được gọi là ĐTĐ của người lớn tuổi hay ĐTĐ
không phụ thuộc insulin, chiếm 90-95% các trường hợp ĐTĐ. Thể bệnh này bao

GVHD: ThS. Nguyễn Lê Thanh Trúc SVTH: Nguyễn Quốc Việt


4

gồm những người có thiếu insulin tương đối cùng với đề kháng insulin. Ít nhất ở
giai đoạn đầu hoặc có khi suốt cuộc sống người bệnh ĐTĐ type 2 không cần insulin
để sống sót. Có nhiều nguyên nhân của ĐTĐ type 2 nhưng không có một nguyên
nhân chuyên biệt nào. Người bệnh không có sự phá hủy tế bào beta do tự miễn,
không có kháng thể tự miễn trong máu. Đa số người bệnh có béo phì hoặc thừa cân
hoặc béo phì vùng bụng với vòng eo (VE) to. Béo phì nhất là béo phì vùng bụng có
liên quan với tăng acid béo trong máu, mô mỡ cũng tiết ra một số hormon làm giảm
tác dụng của insulin ở các cơ quan đích như gan, tế bào mỡ, tế bào cơ (đề kháng
insulin tại các cơ quan đích). Do tình trạng đề kháng insulin, ở giai đoạn đầu tế bào
beta bù trừ và tăng tiết insulin trong máu, nếu tình trạng đề kháng insulin kéo dài
hoặc nặng dần, tế bào beta sẽ không tiết đủ insulin và ĐTĐ type 2 lâm sàng sẽ xuất
hiện. Tình trạng đề kháng insulin có thể cải thiện khi giảm cân, hoặc dùng một số
thuốc nhưng không bao giờ hoàn toàn trở lại bình thường [6].

1.1.2.3. Đái tháo đường thai kỳ

Đái tháo đường thai kỳ là ĐTĐ được chẩn đoán trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng
cuối của thai kỳ và không có bằng chứng về ĐTĐ type 1, type 2 trước đó. Nếu phụ
nữ có thai 3 tháng đầu được phát hiện tăng glucose huyết thì chẩn đoán là ĐTĐ
chưa được chẩn đoán hoặc chưa được phát hiện và dùng tiêu chí chẩn đoán như ở
người không có thai [6].

1.1.2.4. Đái tháo đường thứ phát và thể bệnh chuyên biệt của ĐTĐ

Khiếm khuyết trên nhiễm sắc thể thường, di truyền theo gen trội tại tế bào beta,
khiếm khuyết trên nhiễm sắc thể thường, di truyền theo gen lặn tại tế bào beta,
khiếm khuyết gen liên quan đến hoạt tính insulin, các hội chứng bất thường nhiễm
sắc thể khác (Hội chứng Down, Klinefelter, Turner..) đôi khi cũng kết hợp với
ĐTĐ, bệnh lý tụy, ĐTĐ do bệnh lý nội tiết, ĐTĐ do thuốc, hóa chất [6].

1.2. Thực trạng bệnh đái tháo đường trên thế giới và Việt Nam

GVHD: ThS. Nguyễn Lê Thanh Trúc SVTH: Nguyễn Quốc Việt


5

Tại Mỹ năm 2022 có khoảng 37,3 triệu người, tương đương 11,3% dân số mắc
đái tháo đường, ước tính có khoảng 28,7 triệu người đã được chẩn đoán mắc đái
tháo đường, khoảng 8,5 triệu người mắc đái tháo đường chưa được chẩn đoán [54].

Tại Đông Nam Á: cứ 11 người trưởng thành (90 triệu) thì có 1 người mắc bệnh
ĐTĐ. Số người trưởng thành mắc bệnh đái tháo đường dự kiến sẽ đạt 113 triệu vào
năm 2030 và 151 triệu vào năm 2045. Hơn 1 trong 2 người trưởng thành mắc bệnh
đái tháo đường không được chẩn đoán. 747.000 ca tử vong do bệnh đái tháo đường
vào năm 2021. 10 tỷ USD chi cho bệnh đái tháo đường vào năm 2021 [59].

Tại Việt Nam cũng đã có một số nghiên cứu về tỷ lệ đái tháo đường và tiền đái
tháo đường. Nghiên cứu của Phạm Ngọc Minh và Karen Eggleston trên 16,286
người từ 30 đến 69 tuổi tại tỉnh Thái Nguyên từ năm 2011 đến năm 2013 cho thấy
tỷ lệ mắc đái tháo đường là 6,0% và tiền đái tháo đường là 13,5% và dự đoán tỷ lệ
mắc đái tháo đường và tiền đái tháo đường vào năm 2035 lần lượt là 7,0% và 15,7%
[78]. Riêng tại Thành phố Hồ Chí Minh, nghiên cứu hơn 2142 người từ 30 đến 72
tuổi cho thấy tỷ lệ mắc đái tháo đường type 2 lên đến 10,8% ở nam và 11,7% ở nữ
[69].

1.3. Đánh giá tình trạng dinh đưỡng ở người bệnh ĐTĐ type 2
1.3.1. Khái niệm

Tình trạng dinh dưỡng là tập hợp các đặc điểm chức phận, cấu trúc và hóa sinh
phản ánh mức đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể. Tình trạng dinh dưỡng của
các cá thể là kết quả của ăn uống và sử dụng các chất dinh dưỡng [28].

Đánh giá TTDD người bệnh giúp cho việc theo dõi diễn biến bệnh trong quá
trình điều trị, tiên lượng bệnh tật cũng như đánh giá hiệu quả can thiệp dinh dưỡng.
Không có một giá trị riêng biệt nào của các kỹ thuật đánh giá tình trạng dinh dưỡng
có ý nghĩa chính xác cho từng người bệnh, nhưng khi thực hiện sẽ giúp cho các bác
sĩ lâm sàng chú ý hơn đến TTDD, giúp gợi ý để chỉ định thực hiện thêm các xét
nghiệm cần thiết. Việc phát hiện sớm tình trạng thiếu dinh dưỡng giúp xây dựng

GVHD: ThS. Nguyễn Lê Thanh Trúc SVTH: Nguyễn Quốc Việt


6

chiến lược hỗ trợ dinh dưỡng kịp thời hơn là khi người bệnh rơi vào tình trạng suy
kiệt dinh dưỡng quá nặng mới can thiệp [28].

1.3.2. Vai trò của dinh dưỡng đối với người bệnh

Chế độ dinh dưỡng tốt là một thành phần không thể thiếu để tăng sức đề kháng
của cơ thể, việc ăn uống đúng cách không chỉ mang lại những lợi ích đáng kể về thể
chất mà còn đảm bảo tâm lý thoải mái trong suốt thời gian nhập viện, bổ sung đầy
đủ các chất dinh dưỡng có vai trò tích cực làm giảm nguy cơ mắc bệnh, và phòng
ngừa các biến chứng do bệnh gây nên, đặc biệt ở những người bệnh đái tháo đường
[47], [89]. Thức ăn được xem như thuốc, đảm bảo ăn uống một cách hợp lý góp
phần chống lại một số loại bệnh tật, phục hồi cơ thể đối với người bệnh suy dinh
dưỡng, kết hợp chế độ dinh dưỡng hợp lý cùng với việc dùng thuốc hiệu quả là một
phần không thể thiếu trong các biện pháp điều trị tổng hợp và chăm sóc toàn diện,
liệu pháp dinh dưỡng y tế đã được giới thiệu để hướng dẫn cách tiếp cận có hệ
thống và dựa trên bằng chứng để quản lý bệnh ĐTĐ thông qua chế độ ăn uống, và
hiệu quả đã được chứng minh [47], [89]. Ngoài ra, hầu hết các hướng dẫn về bệnh
đái tháo đường đều khuyên chỉ nên bắt đầu điều trị bằng thuốc sau khi thực hiện
thay đổi lối sống về dinh dưỡng và hoạt động thể chất lần đầu tiên, nhưng điều này
không phải lúc nào cũng được tuân thủ trong thực tế trên toàn cầu [70], [75]. Ngoài
ra, người ta thường tin rằng bệnh ĐTĐ không thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng nó có
thể được điều chỉnh và kiểm soát dễ dàng hơn bằng chế độ ăn uống phù hợp, với
việc tuân thủ nghiêm ngặt lời khuyên của chuyên gia dinh dưỡng, người bệnh ĐTĐ
có thể cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống [56].

1.3.3. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng


Đánh giá TTDD là nội dung kỹ thuật quan trọng hàng đầu trong lĩnh vực dinh
dưỡng học. Tình trạng dinh dưỡng được đánh giá thông qua các biểu hiện lâm sàng
đặc hiệu, các chỉ số sinh hóa và các số đo nhân trắc dinh dưỡng. Số đo nhân trắc
dinh dưỡng là công cụ đo lường với tính chất nhạy, khách quan và có ý nghĩa ứng
dụng rộng rãi trong việc đánh giá tình trạng dinh dưỡng của một cá thể hay của
cộng đồng. Trong hoạt động giám sát hoặc theo dõi liên tục diễn biến TTDD của

GVHD: ThS. Nguyễn Lê Thanh Trúc SVTH: Nguyễn Quốc Việt


7

một cá thể hay của cộng đồng qua các chỉ số dinh dưỡng có một ý nghĩa khoa học
và thực tiễn rất lớn. Vì vậy, việc đánh giá tình trạng dinh dưỡng qua các chỉ số dinh
dưỡng được áp dụng rộng rãi trong công tác khám chữa bệnh. Một số phương pháp
chính thường dùng để đánh giá tình trạng dinh dưỡng của người bệnh ĐTĐ [5].

* Phương pháp nhân trắc học:

+ Tổ chức Y tế thế giới khuyên dùng "chỉ số khối cơ thể" (Body Mass Index, BMI),
trước đây gọi là chỉ số Quetelet, để nhận định về tình trạng dinh dưỡng.

+ BMI = Cân nặng(kg)/Chiều cao(m)2

+ Người ta nhận thấy cả tình trạng quá nhẹ cân và quá thừa cân đều liên quan đến
sự gia tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong. Chỉ số BMI có liên quan chặt chẽ với tỷ lệ
khối mỡ trong cơ thể, do đó là một chỉ số được Tổ chức Y tế thế giới khuyến nghị
để đánh giá mức độ gầy béo.

Bảng 1.1 Đánh giá dựa trên phân loại BMI [56], [88].

Phân loại WHO (kg/m2) IDI & WPRO (kg/m2)


Thiếu cân < 18,8 < 18,5
Bình thường 18,5 – 24,99 18,5 – 22,9
Thừa cân ≥ 25 – 29,9 ≥ 23 – 24,9
Béo phì ≥ 30 ≥ 25

* Phương pháp tầm soát nguy cơ dinh dưỡng (Nutritional Risk Screening-NRS)
[64], [84]:

NRS là công cụ sàng lọc và đánh giá nhằm phát hiện những cá nhân bị suy dinh
dưỡng và những người có nguy cơ bị suy dinh dưỡng. Nguy cơ dinh dưỡng là một
tình trạng dinh dưỡng hiện tại và nguy cơ suy giảm tình trạng hiện tại do sự tăng
nhu cầu gây ra bởi các stress chuyển hóa của tình trạng lâm sàng.

- Điểm NRS ≥3: Người bệnh có nguy cơ về dinh dưỡng, bắt đầu kế hoạch chăm sóc
dinh dưỡng

GVHD: ThS. Nguyễn Lê Thanh Trúc SVTH: Nguyễn Quốc Việt


8

- Điểm NRS <3: Tầm soát người bệnh lại hằng tuần. Nếu người bệnh được lên
chương trình mổ đại phẫu cần lập chương trình chăm sóc dinh dưỡng nhằm tránh
nguy cơ liên quan.

Kế hoạch chăm sóc dinh dưỡng được chỉ định đối với tất cả người bệnh sau: Suy
dinh dưỡng trầm trọng (3 điểm) hoặc bệnh nặng (3 điểm) hoặc suy dinh dưỡng mức
độ vừa kèm bệnh nhẹ (2 điểm + 1 điểm) hoặc suy dinh dưỡng mức độ nhẹ và bệnh
mức độ trung bình (1 điểm + 2 điểm).

1.4. Một số yếu tố liên quan đến TTDD của người bệnh ĐTĐ type 2
1.4.1. Thói quen dinh dưỡng

Tình trạng dinh dưỡng ảnh hưởng bởi khẩu phần và thói quen dinh dưỡng.
Một chế độ ăn thiếu hụt hay dư thừa năng lượng đều ảnh hưởng đến TTDD.
Người ta nhận thấy 60-80% trường trường hợp béo phì là do nguyên nhân dinh
dưỡng, bên cạnh còn có thể do các rối loạn chuyển hóa trong cơ thể. Các chất
dinh dưỡng như protein, lipid, glucid khi vào cơ thể đều có thể chuyển hóa thành
chất béo dự trữ. Do vậy, ăn quá nhiều thịt, mỡ, chất bột đường, đồ ngọt đều có thể
gây béo. Các hành vi ăn uống có liên quan đến thừa cân, béo phì gồm tần suất
ăn, ăn vặt, khẩu phần ăn quá dư thừa, ăn thức ăn nhanh ở bên ngoài. Các yếu tố dinh
dưỡng bao gồm chất béo, các loại carbohydrat, chỉ số đường huyết của thực phẩm
và chất xơ [22].

Chế độ ăn giàu chất béo hoặc có đậm độ nhiệt cao có liên quan chặt chẽ với sự
gia tăng tỷ lệ béo phì. Các thức ăn giàu chất béo, đường ngọt thường ngon miệng
nên người ta ăn quá thừa mà không biết. Khi chế độ ăn vượt quá nhu cầu năng
lượng, thói quen hoạt động thể lực ít, làm việc tĩnh tại tiêu hao năng lượng thấp, cơ
thể dần tích lũy năng lượng dưới dạng mỡ [33]. Chế độ ăn còn ảnh hưởng đến các
yếu tố nguy cơ tim mạch như: tăng huyết áp, rối loạn lipid máu và béo phì. Nghiên
cứu năm 2016 tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã xác định được một số yếu
tố liên quan dẫn đến thừa cân, béo phì như không luyện tập thể dục, thể thao,

GVHD: ThS. Nguyễn Lê Thanh Trúc SVTH: Nguyễn Quốc Việt


9

khẩu phần ăn dư thừa năng lượng, khẩu phần ăn không cân đối 3 chất sinh năng
lượng, ăn quá nhiều protein, lipid hoặc quá ít glucid [12].

Ngoài ra, các yếu tố như ăn nhanh, ăn quá no cũng làm tăng nguy cơ béo phì.
Một nghiên cứu tại Hàn Quốc năm 2013, cũng đã chỉ ra thói quen ăn nhanh có liên
quan đến béo phì và nguy cơ tim mạch [68]. Một nghiên cứu tại Đức của tác giả
Mack I và cộng sự đã chỉ ra thói quen ăn quá no làm tăng nguy cơ béo phì ở trẻ em
[67].

GVHD: ThS. Nguyễn Lê Thanh Trúc SVTH: Nguyễn Quốc Việt


10

1.4.2. Môi trường và lối sống

Hoạt động thể lực: Chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục có thể giảm tình
trạng TC/BP cũng như các bệnh đi kèm liên quan. Giảm cân vừa phải (5% –10%)
và hoạt động thể lực vừa phải (30 phút /ngày) là những khuyến nghị đầu tiên để
phòng ngừa bệnh ĐTĐ type 2. Lối sống ít vận động và tập thể dục ít hơn 30
phút/ngày là một trong những yếu tố nguy cơ gây TC/BP [43]. Lối sống tích cực về
thể lực dẫn đến cải thiện hoạt động của insulin và kiểm soát đường huyết. Hoạt
động thể lực góp phần trong việc trì hoãn hoặc ngăn chặn sự tiến triển biến chứng
bệnh ĐTĐ type 2 bằng cách cải thiện độ nhạy insulin và BMI [55].

Hút thuốc lá: Hút thuốc chủ động có liên quan đến việc giảm cảm giác thèm ăn
và giảm cân. Mặt khác, cai thuốc lá thường liên quan đến tăng cân. Trong một số
nghiên cứu, việc ngừng hút thuốc lá cũng có liên quan đến việc tăng tỷ lệ mắc bệnh
ĐTĐ type 2 và nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ type 2 này cao nhất trong 3 năm đầu sau khi
ngừng thuốc [76]. Tuy nhiên, nguy cơ mắc đái tháo đường type 2 ở người hút thuốc
tăng lên so với người không hút thuốc. Khi hút thêm 10 điếu thuốc mỗi ngày thì
nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2 tăng lên 16%. Tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ type 2
vẫn cao ở những người bỏ thuốc trong vòng 5 năm trước đó nhưng giảm đều khi
tăng thời gian ngừng thuốc, đạt mức nguy cơ tương đương với những người không
bao giờ hút thuốc sau 10 năm cai thuốc [43].

Rượu bia: Nghiên cứu Trung Quốc năm 2014 đã chỉ ra rằng người bệnh có thói
quen sử dụng rượu, bia làm tăng nguy cơ béo phì, béo bụng. Ngoài ra, người bệnh
uống nhiều rượu, bia khi đói có thể gây hạ đường huyết và cuối cùng làm tăng nguy
cơ tử vong ở người bệnh đái tháo đường do các nguyên nhân không liên quan đến
tim mạch [61].

Môi trường sống: Tình trạng đô thị hoá và lối sống công nghiệp đã tác động
mạnh mẽ đến tỷ lệ thừa cân béo phì trong cộng đồng. Theo kết quả của tổng điều tra
dinh dưỡng năm 2017 – 2020 cho thấy tỷ lệ TC/BP tăng từ 8,5% năm 2010 lên
thành 19,0% năm 2020, trong đó tỷ lệ TCBP khu vực thành thị là 26,8% cao hơn ở
nông thôn là 18,3% và miền núi là 6,9% [7].

GVHD: ThS. Nguyễn Lê Thanh Trúc SVTH: Nguyễn Quốc Việt


11

1.4.3. Tuổi
Người bệnh cao tuổi có nguy cơ suy dinh dưỡng cao hơn so với những người
trưởng thành. Suy dinh dưỡng ở người lớn tuổi có liên quan đến các vấn đề sức
khỏe khác nhau và dẫn đến hệ thống miễn dịch kém, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng,
vết thương lâu lành và yếu cơ, hơn nữa dẫn đến té ngã và gãy xương [44]. Ở một
nghiên cứu khác cho thấy tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thừa cân béo phì thường tăng
theo tuổi và liên quan đến tỷ lệ các bệnh như bệnh tim mạch vành và đái tháo đường
type 2 [87].

Bên cạnh đó, tuổi thọ giảm có liên quan đến tình trạng thừa cân và béo phì. Ở
nhóm có sử dụng thuốc lá, tuổi thọ ở nhóm suy dinh dưỡng thể thừa cân, béo phì
giảm so với nhóm cân nặng bình thường [72].

1.4.4. Các bệnh lý khác


Tình trạng dinh dưỡng ở người bệnh đái tháo đường type 2 có liên quan đáng kể
với bệnh mạch vành và đột quỵ [77]. Người bệnh đái tháo đường type 2 thường mắc
phối hợp với bệnh tăng huyết áp và rối loại lipid máu. Tăng huyết áp có liên quan
đến tình trạng thừa cân, béo phì. Ở những đối tượng béo phì, một số cơ chế có thể
dẫn đến tăng huyết áp như kháng insulin và leptin, rối loạn chức năng mô mỡ quanh
mạch, suy thận, kích hoạt hệ renin-angiotensin-aldosterone và hoạt động của hệ
thần kinh giao cảm [53]. Rối loạn lipid máu gặp tỉ lệ rất cao ở người bệnh đái tháo
đường type 2, trong đó rối loạn lipid máu thể hỗn hợp chiếm chủ yếu, người bệnh béo
phì đều có biểu hiện rối loạn lipid máu, trong đó béo phì độ I hay gặp nhất [14].

1.5. Các biện pháp dự phòng và hỗ trợ điều trị bệnh ĐTĐ type 2

Theo Tổ chức Y tế thế giới, sự gia tăng nhanh chóng bệnh ĐTĐ liên quan đến sự
thay đổi nhanh về lối sống công nghiệp, điều kiện dinh dưỡng được cải thiện cùng
với sự giảm hoạt động thể lực. Tốc độ đô thị hóa nhanh và di dân từ vùng nông
thôn lên thành thị đã tạo điều kiện tốt cho bệnh phát triển [85].

Dựa vào các bằng chứng thuyết phục về vai trò của chế độ ăn, lối sống trong dự
phòng ĐTĐ type 2, người ta khuyến nghị cần duy trì cân nặng ở giới hạn thấp của

GVHD: ThS. Nguyễn Lê Thanh Trúc SVTH: Nguyễn Quốc Việt


12

BMI bình thường (21-23), hoạt động thể lực đều đặn, không béo bụng, duy trì chế
độ ăn có lượng aicd béo bão hòa thấp (dưới 7% tổng năng lượng) [39]. Ở người lớn
được chẩn đoán tiền đái tháo đường, nếu họ có hành vi thay đổi lối sống lành mạnh
thì có thể ngăn chặn và làm chậm quá trình phát triển thành bệnh đái tháo đường
type 2.

Một chế độ dinh dưỡng hợp lý có thể giúp cho người bệnh ĐTĐ giảm liều thuốc
cần dùng, giảm các biến chứng do bệnh gây ra. Nghiên cứu Da Quing trên người rối
loạn dung nạp glucose huyết cho thấy nếu can thiệp dinh dưỡng đơn thuần sẽ giảm
34% nguy cơ tiến triển đến đái tháo đường type 2, nếu phối hợp cả can thiệp dinh
dưỡng và vận động sẽ giảm 24% nguy cơ tiến triển đến đái tháo đường type 2 [24].
Các nghiên cứu trên thế giới đã cho thấy, việc tập luyện thể lực thường xuyên có tác
dụng làm giảm nồng độ glucose huyết tương ở người bệnh ĐTĐ type 2, đồng thời
giúp duy trì sự bình ổn của lipid máu, huyết áp, cải thiện tình trạng kháng
insulin và cải thiện tích cực về mặt tâm lý. Sự phối hợp hoạt động thể lực thường
xuyên và điều chỉnh chế độ ăn có thể giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ type 2
một cách rất đáng kể [3], [4].

Tư vấn dinh dưỡng là một trong các phương pháp được áp dụng để hướng dẫn
người bệnh ĐTĐ type 2 thực hành tốt kiểm soát đường huyết, có chế độ ăn hợp lý
và lối sống lành mạnh. Nghiên cứu tại Bệnh viện Bạch Mai cho thấy sau khi người
bệnh được tư vấn và thực hành tốt thì cân nặng giảm 2,4kg, vòng bụng giảm 2,3cm,
BMI giảm 2,7 đơn vị, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05), các chỉ số sinh hóa
liên quan chuyển hóa đường (Glucose huyết, HbA) và rối loạn chuyển hóa lipid
(cholesterol, triglycerid) cũng được cải thiện rõ rệt theo chiều hướng tốt hơn, so với
trước can thiệp và so với nhóm chứng sau 6 tháng nghiên cứu [28].

Tập thể dục đều đặn 30-45 phút mỗi ngày và 5 ngày/tuần có thể giúp cải
thiện kiểm soát đường huyết tốt hơn trong thời gian dài và giảm nguy cơ bị ĐTĐ
type 2 với các đối tượng nguy cơ cao [10], [42].

1.6. Các nghiên cứu liên quan

GVHD: ThS. Nguyễn Lê Thanh Trúc SVTH: Nguyễn Quốc Việt


13

Nghiên cứu của Oladimeji Adedeji Junaid, Olubukola Ayoola Ojo và các cộng sự
(2022) suy dinh dưỡng ở người bệnh cao tuổi đái tháo đường type 2 tại một Bệnh
viện cấp ba ở Nigeria. Kết quả nghiên cứu cho thấy tuổi trung bình của nhóm ĐTĐ
type 2 và không có ĐTĐ type 2 lần lượt là 66,73 ± 5,18 tuổi và 66,78 ± 5,25
tuổi. Các chỉ số suy dinh dưỡng quan sát được ở người cao tuổi mắc ĐTĐ type 2 và
nhóm chứng là giảm albumin máu (79,2% so với 25,0%; p ≤0,001), thừa cân, béo
phì (58,3% so với 24,0%) và nhẹ cân (16,7% so với 4,2%). Theo MNA-SF, suy
dinh dưỡng (7,3% so với 0%) và nguy cơ suy dinh dưỡng (42,7% so với 16,7%)
phổ biến hơn đáng kể ở người cao tuổi mắc ĐTĐ type 2 so với nhóm chứng ( p =
0,002). ≤0,001). Trên hồi quy logistic, các yếu tố dự báo suy dinh dưỡng quan trọng
là giới tính nam (AOR:2,70; CI:1,11–6,55; p = 0,028) và albumin niệu (AOR:3,14;
CI:1,18–8,35;  = 0,022) và kiểm soát đường huyết kém (AOR:7,05 ;CI:2,01–24,71;
p=0,002) [74].

Nghiên cứu của Phạm Thị Thuỳ Hương (2017) trên 242 người bệnh đái tháo
đường type 2 tìm thấy một số yếu tố liên quan đến tình trạng thừa cân béo phì của
người bệnh đái tháo đường type 2 như thói quen ăn ngọt, ăn vặt (thức ăn nhanh), tập
thể dục, tuổi. Trong đó, tỷ lệ thừa cân béo phì ở người bệnh có thói quen ăn ngọt
(29.5%) và ăn vặt (33.9%) cao hơn đối với người bệnh không có thói quen ăn ngọt
(14,9%) và không có thói quen ăn vặt (16,1%). Tỷ lệ thừa cân béo phì ở người bệnh
có tập thể dục (24,4%) cao hơn người bệnh không tập thể dục (10,8%). Tỷ lệ thừa
cân béo phì ở nhóm tuổi 50-59 (32,5%) cao hơn so với các nhóm tuổi 60-69
(19,7%), nhóm tuổi ≥70 (9,4%), nhóm tuổi ≤50 (11,1%). Chỉ số BMI trung bình
22,9 ± 2,8 kg/m2 [18].

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hương Lan cùng các cộng sự (2020) về tình trạng
dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của người bệnh đái tháo đường type 2 điều
trị tại Bệnh viện Nội tiết Trung Ương. Kết quả cho thấy tình trạng dinh dưỡng bình
thường theo BMI là 62,0%, thừa cân, béo phì là 33,3%, thiếu năng lượng trường
diễn là 4,7%. Một số yếu tố liên quan tới tình trạng thừa cân, béo phì có ý nghĩa
thống kê (p < 0,05): nhóm tập thể dục không đạt so với khuyến nghị có nguy cơ

GVHD: ThS. Nguyễn Lê Thanh Trúc SVTH: Nguyễn Quốc Việt


14

thừa cân, béo phì cao gấp 2,46 (95%CI: 1,4 - 4,2) lần so với nhóm tập thể dục đạt,
nhóm có tốc độ ăn chậm có nguy cơ bị thừa cân, béo phì chỉ bằng 0,12 (95%CI: 0,2
- 0,9) lần so với nhóm ăn nhanh, nhóm có mức độ ăn hơi đói có nguy cơ thừa cân,
béo phì chỉ bằng 0,32 (95%CI: 0,1 - 0,7) lần so với nhóm có mức độ ăn no, Khẩu
phần dư thừa năng lượng, Tỷ lệ protein khẩu phần > 20%, tỷ lệ lipid trong khẩu
phần > 30% và lượng cholesterol khẩu phần ≥ 300 mg là yếu tố nguy cơ dẫn đến
thừa cân, béo phì [26].

Nghiên cứu của Trần Thị Phương Lan và các cộng sự (2020) đánh giá tình trạng
dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của người bệnh đái tháo đường type 2 điều
trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa khu vực tỉnh Quảng Bình. Kết quả cho thấy Tỷ
lệ thừa cân, béo phì (theo IDI & WPRO BMI) của đối tượng nghiên cứu là 61,6%.
Chỉ số BMI trung bình là 24,1 ± 2,9 kg/m 2 .Tỷ lệ người bệnh có vòng eo, WHR cao
lần lượt là 51,7% và 65,8%. Tỷ lệ thừa cân, béo phì tăng cao có ý nghĩa thống kê ở
nhóm có hút thuốc lá và uống rượu bia tương ứng là 81,4% và 80,4% so với nhóm
không hút thuốc lá và không uống rượu bia tương ứng là 54,4% và 50,4%
(p<0,001). Tỷ lệ thừa cân, béo phì tăng cao có ý nghĩa thống kê ở nhóm không ăn
bữa phụ, không ăn đúng giờ và thời gian ăn nhanh tương ứng là 70,0%, 71,2% và
63,9% so với nhóm ăn bữa phụ, không có thói quen ăn đúng giờ và thời gian ăn
chậm tương ứng là 51,2%, 50,4% và 48,2% (p<0,05 và 0,001). Tỷ lệ thừa cân, béo
phì tăng lên cao ở nhóm có thói quen ăn xào, rán, nướng quay với p < 0,001 [27].

1.7. Sơ lược địa bàn nghiên cứu

Trà Vinh là tỉnh duyên hải Đồng bằng sông Cửu Long, tiếp giáp với các tỉnh Bến
Tre, Vĩnh Long, Sóc Trăng; nằm giữa sông Tiền và sông Hậu. Tỉnh Trà Vinh có 01
thành phố, 01 thị xã và 07 huyện gồm: Thành phố Trà Vinh, thị xã Duyên Hải và
các huyện Càng Long, Châu Thành, Tiểu Cần, Cầu Kè, Trà Cú, Cầu Ngang, Duyên
Hải. Diện tích tự nhiên 2.341 m2, dân số trên 1,1 triệu người với 03 dân tộc chính là
Kinh, Khmer, Hoa [36]. Hiện tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Trà Vinh quy mô 700
giường với các chức năng cấp cứu, khám chữa bệnh, cơ sở thực hành đào tạo cán bộ
y tế, nghiên cứu khoa học về y học, chỉ đạo tuyến...... Hằng ngày Bệnh viện tiếp

GVHD: ThS. Nguyễn Lê Thanh Trúc SVTH: Nguyễn Quốc Việt


15

nhận hàng ngàn người bệnh đến khám và chữa bệnh không chỉ người bệnh trong
tỉnh mà còn có ở ngoài tỉnh.

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1. Đối tượng nghiên cứu

Người bệnh đái tháo đường type 2 đến khám và điều trị tại phòng khám Nội Bệnh
viện Đa khoa tỉnh Trà Vinh

2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn

Người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại phòng khám Nội Bệnh viện
Đa khoa tỉnh Trà Vinh có mặt tại thời điểm thu mẫu, cho đến khi đủ mẫu.

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ

Người bệnh có những chuyển biến nặng, cấp tính.

Người bệnh không xác định được BMI: phù, khiếm khuyết các bộ phận cơ thể, cong
vẹo cột sống.

Người bệnh trong tình trạng không tỉnh táo, sức khỏe không cho phép trả lời những
câu hỏi của người khảo sát.

2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

- Thời gian: từ 16/5/2023 – 28/7/2023

- Địa điểm: Nghiên cứu được tiến hành tại phòng khám Nội Bệnh viện Đa khoa tỉnh
Trà Vinh.

2.3. Thiết kế nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang

2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu


2.4.1. Cỡ mẫu

GVHD: ThS. Nguyễn Lê Thanh Trúc SVTH: Nguyễn Quốc Việt


16
p .(1− p)
n=Z 2 α
1−
2 d2

Trong đó:

n: cỡ mẫu nghiên cứu


2
Z α =1,962 là giá trị của hệ số giới hạn tin cậy ứng với α=0,05
1−
2

d= 0,05 độ chính xác tuyệt đối

p1= 0,202: là tỷ lệ người bệnh thừa cân, béo phì trong số người bệnh ĐTĐ type 2
được quản lý tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam năm 2017 [18].

Thay vào công thức tính được n= 247

p2= 0,066: là tỷ lệ người bệnh CED trong số người bệnh ĐTĐ type 2 được quản lý
tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam năm 2017 [18].

Thay vào công thức tính được n= 94

Vậy cỡ mẫu điều tra là 247 người bệnh đái tháo đường type 2.

2.4.2. Phương pháp chọn mẫu

Chọn mẫu thuận tiện cho đến khi đủ cỡ mẫu. Mỗi đối tượng chỉ lấy một lần trong
suốt quá trình thu thập số liệu.

2.5. Công cụ thu thập số liệu và phương pháp đánh giá


2.5.1. Công cụ thu thập số liệu

Bộ câu hỏi được xây dựng để điều tra về thông tin chung của người bệnh, sàng
lọc nguy cơ dinh dưỡng, một số yếu tố liên quan về hành vi và thói quen, tần suất sử
dụng một số loại thực phẩm. Gồm 4 phần:

- Phần A: thông tin chung của người bệnh gồm năm sinh, giới tính, nơi ở, nghề
nghiệp, trình độ học vấn, thời gian mắc bệnh, bệnh lý đi kèm.

GVHD: ThS. Nguyễn Lê Thanh Trúc SVTH: Nguyễn Quốc Việt


17

- Phần B: bộ câu hỏi được sử dụng để sàng lọc nguy cơ dinh dưỡng (NRS) phát
triển bởi nhóm tác giả Kondrup J (2002) bao gồm lượng ăn, tình trạng sụt cân, tình
trạng vận động, căng thẳng tâm lý, thần kinh (trí nhớ). Người bệnh có nguy cơ suy
dinh dưỡng khi NRS ≥3 điểm, bình thường NRS <3 điểm [63]. Tại Việt Nam, có
nhiều nghiên cứu sử dụng bộ câu hỏi NRS đã được kiểm chứng và có độ tin cậy cao
[8], [11].

- Phần C: được xây dựng từ bộ câu hỏi của Phạm Thị Thùy Hương dùng để điều tra
một số yếu tố liên quan về hành vi và thói quen gồm số bữa ăn trong ngày, số loại
thực phẩm tiêu thụ, cách chế biến món ăn, số lượng tiêu thụ rượu bia, thói quen hút
thuốc lá, thời gian hút thuốc lá, loại hình tập luyện thể dục, thời gian tập luyện thể
dục trung bình một tuần [18].

- Phần D: tần suất sử dụng một số loại thực phẩm được phát triển và đánh giá độ
chính xác, độ tin cậy bởi nhóm tác giả Kaoru Kusama tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Bao gồm tần suất sử dụng đồ uống, tần suất sử dụng thực phẩm giàu protein, tần
suất sử dụng thực phẩm giàu lipid, tần suất sử dụng thực phẩm giàu glucid, tần suất
sử dụng các loại quả chín và tần suất sử dụng các loại rau xanh [65].

2.5.1.1. Cân đo
 Cân nặng

Sử dụng cân có độ chính xác 100g. Kiểm tra và hiệu chỉnh cân trước khi thực
hiện đối tượng

Kỹ thuật: Cân đối tượng vào buổi sáng. Khi cân chỉ mặc quần áo gọn nhất.
Người bệnh đứng giữa bàn cân, không cử động, mắt nhìn thẳng, trọng lượng phân
bố đều cả hai chân [38].

Cân được đặt ở vị trí ổn định và bằng phẳng, chỉnh cân về vị trí cân bằng ở số 0.

 Đo chiều cao đứng

Đo bằng thước đo stadiometer theo phương pháp của tổ chức Y tế thế giới (mức
chính xác ghi được 0,1cm).

GVHD: ThS. Nguyễn Lê Thanh Trúc SVTH: Nguyễn Quốc Việt


18

Kỹ thuật: Đối tượng bỏ guốc dép, bỏ mũ và các trang sức khác nếu có ảnh
hưởng tới đo chiều cao, đứng quay lưng vào thước đo. Gót chân, bụng chân, mông,
vai và đầu theo một đường thẳng áp sát vào thước đo đứng (năm điểm chạm), mắt
nhìn thẳng ra phía trước theo đường thẳng nằm ngang, hai tay bỏ thõng theo hai bên
mình. Kéo thước từ trên xuống dần, khi thước áp sát đỉnh đầu nhìn vào thước đọc
kết quả. Chiều cao được ghi bằng cm với 1 số lẻ [38].

 Đo vòng eo, vòng mông bằng thước dây không dãn

Kỹ thuật: Đo vòng eo và vòng mông: Đo bằng thước dây không co giãn, kết
quả được ghi theo cm với 1 số lẻ. Đối tượng nghiên cứu đứng thẳng, hai chân dang
rộng bằng chiều rộng ngang hai vai, tư thế đối xứng, VE được đo ở mức tương ứng
với điểm giữa của bờ dưới xương sườn 12 với bờ trên mào chậu trên đường nách
giữa, thời điểm bệnh nhân thở ra hết, vòng dây thước song song với mặt phẳng
ngang. VM được đo tại vùng to nhất của mông, ở mức ngang 2 mấu chuyển xương
đùi, người đo đứng bên cạnh đối tượng, kéo thước dây vừa chặt [38].

2.5.2. Phương pháp đánh giá


2.5.2.1. Tình trạng dinh dưỡng
 BMI: Tổ chức Y tế Thế giới khuyên dùng “chỉ số khối cơ thể” (Body Mass
Index-BMI) để đánh giá tình trạng dinh dưỡng của người trưởng thành.

Bảng 2.1 Đánh giá dựa trên phân loại BMI [56], [88].

Phân loại WHO (kg/m2) IDI & WPRO (kg/m2)


Thiếu cân <18,8 <18,5
Bình thường 18,5 – 24,99 18,5 – 22,9
Thừa cân ≥25 – 29,9 ≥23 – 24,9
Béo phì ≥30 ≥25
Cân nặng( kg)
Công thức tính: BMI=
Chiều cao ( m ) ×Chiều cao(m)

Vòng eo, vòng mông (cm): Vòng eo nguy cơ cao đối với nam ≥90cm, nữ
≥80cm, tỷ lệ vòng eo,vòng mông cao đối với nam là ≥0,9, nữ ≥0,8 [2].

GVHD: ThS. Nguyễn Lê Thanh Trúc SVTH: Nguyễn Quốc Việt


19

2.5.2.2. Sàng lọc nguy cơ dinh dưỡng (NRS)


 Đặc điểm dinh dưỡng:

- Sụt cân, lượng ăn, vận động, tâm lý.

 Phân loại:

* Tình trạng bị suy dinh dưỡng khi NRS ≥ 3 điểm

- Ăn ít hơn bình thường nhiều

- Giảm cân lớn hơn 3kg

- Chỉ nằm sinh hoạt trên giường hoặc ghế (liệt giường)

- Có căng thẳng tâm lý

- Mất trí nhớ nghiêm trọng hoặc trầm cảm

* Tình trạng dinh dưỡng bình thường khi NRS < 3 điểm

- Ăn bình thường (không giảm)

- Giảm cân từ 1-3 kg hoặc không giảm cân

- Có thể ra khỏi giường/ghế nhưng không đi ra ngoài hoặc đi khỏi nhà thường
xuyên

- Không căng thẳng tâm lý

- Không có vấn đề tâm lý hoặc mất trí nhớ nhẹ

2.6. Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu sau khi thu thập được, nhập vào máy tính làm sạch bằng phần mềm
Epidata và sẽ được xử lý bằng phần mềm SPSS 20.

Thống kê mô tả:

- Biến số tuổi, giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp, thời gian mắc bệnh,
bệnh lý kèm theo, lối sống, số đo vòng eo vượt ngưỡng, tỷ lệ % vượt ngưỡng

GVHD: ThS. Nguyễn Lê Thanh Trúc SVTH: Nguyễn Quốc Việt


20

của chỉ số VE/VM, tình trạng dinh dưỡng, sàng lọc dinh dưỡng (NRS), tần
suất sử dụng một số loại thực phẩm bằng tần số và tỷ lệ (%).
- Biến số cân nặng, chiều cao, BMI, vòng eo, vòng mông, VE/VM bằng trung
bình và độ lệch chuẩn.

Thống kê suy luận:

- Xác định mối tương quan giữa cân nặng, chiều cao, BMI, vòng eo, vòng
mông, VE/VM bằng phép kiểm T-test.
- Xác định mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng theo NRS, và TC/BP với
tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, thời gian mắc bệnh, bệnh kèm theo, hút
thuốc lá, uống rượu, bia, mức độ tập thể dục, loại hình tập thể dục. Phép kiểm
thống kê được sử dụng là hồi quy logistic. Ngưỡng ý nghĩa thống kê p<0,05.
2.7. Biến số
2.7.1. Nhóm biến số về đặc điểm chung của đối tượng nghiêm cứu.
 Tuổi: là số tuổi hiện có của người bệnh khi trả lời bộ câu hỏi được tính bằng
cách lấy năm tại thời điểm nghiên cứu (2023) trừ năm sinh dựa trên Căn cước
công dân.
 Giới tính: là biến nhị giá gồm 2 giá trị:
- Nam
- Nữ
 Nơi ở: là nơi cư trú của người bệnh được ghi trên Căn cước công dân là biến
nhị giá gồm 2 giá trị:
- Thành thị
- Nông thôn
 Nghề nghiệp: là công việc sử dụng nhiều thời gian nhất hiện tại/trước đây của
người bệnh là biến danh mục gồm các giá trị:
- Nông lâm nghiệp/ thủy sản
- Công nhân
- Cán bộ (công chức/viên nhà nước, nghỉ hưu)
- Buôn bán

GVHD: ThS. Nguyễn Lê Thanh Trúc SVTH: Nguyễn Quốc Việt


21

- Nội trợ/ không có việc làm


- Già
 Trình độ học vấn: là cấp học cao nhất của người bệnh là biến danh mục gồm
các giá trị:
- Không đi học
- Cấp 1
- Cấp 2
- Cấp 3
- Trung cấp/cao đẳng
- Đại học/sau đại học
 Thời gian mắc bệnh ĐTĐ (đã được bác sĩ chẩn đoán): là biến thứ tự gồm
các giá trị:
- < 1 năm
- 1 - 5 năm
- 5 - 10 năm
- > 10 năm
 Bệnh lý đi kèm: là biến danh mục gồm các giá trị:
- Bệnh mạch vành
- Tăng huyết áp
- Suy tim
- Hen phế quản
- Gút
- Xơ gan
- Bệnh lý tuyến tụy
- Viêm loét dạ dày-tá tràng
- Bệnh khác (ghi rõ)...............
2.7.2. Nhóm biến số về chỉ số nhân trắc
- Cân nặng (kg): là biến định lượng liên tục, lấy một số lẻ.
- Chiều cao (cm): là biến định lượng liên tục, lấy một số lẻ.
- BMI (kg/m2): là biến định lượng liên tục, tính toán và phân loại theo WHO.

GVHD: ThS. Nguyễn Lê Thanh Trúc SVTH: Nguyễn Quốc Việt


22

- Vòng eo (cm): là biến định lượng liên tục.


- Vòng mông (cm): là biến định lượng liên tục.
- VE/VM: là biến định lượng liên tục.
2.7.3. Nhóm biến số về tình trạng dinh dưỡng
 Phân loại tình trạng dinh dưỡng theo BMI
- Thừa cân, béo phì: là biến nhị giá gồm 2 giá trị:

+ Có TC/BP: (BMI ≥25 kg/m2)

+ Không có TC/BP: (BMI <25 kg/m2)

 Sàng lọc nguy cơ dinh dưỡng theo NRS:


- Lượng ăn: là biến thứ bậc gồm 3 giá trị: ăn bình thường (0 điểm), ăn ít hơn
vừa phải (1 điểm), ăn ít hơn bình thường nhiều (2 điểm).
- Sụt cân: là biến thứ bậc gồm 3 giá trị: không giảm cân (0 điểm), giảm cân từ
1-3kg (1 điểm), giảm cân lớn hơn 3kg (2 điểm).
- Tình trạng vận động: là biến danh mục gồm 3 giá trị: đi ra khỏi nhà thường
xuyên (0 điểm), có thể ra khỏi giường/ghế nhưng không đi ra ngoài (1 điểm),
chỉ nằm sinh hoạt trên giường hoặc ghế (liệt giường) (2 điểm).
- Tâm lý: là biến nhị giá gồm 2 giá trị: không (0 điểm), có (1 điểm)
- Thần kinh (trí nhớ): là biến danh mục gồm 3 giá trị: không có vấn đề tâm
lý (0 điểm), mất trí nhớ nhẹ (1 điểm), mất trí nhớ nghiêm trọng hoặc trầm
cảm (2 điểm)
- Kết luận: là biến nhị giá gồm 2 giá trị:
+ Bình thường (NRS < 3 điểm)
+ Có nguy cơ suy dinh dưỡng (NRS ≥ 3 điểm)
2.7.4. Nhóm biến số yếu tố liên quan về hành vi và thói quen
 Số bữa ăn trong ngày: là biến danh mục gồm các giá trị:
- 3 chính, 0 phụ
- 3 chính, 1 phụ
- 3 chính, 2 phụ
- 3 chính, 3 phụ

GVHD: ThS. Nguyễn Lê Thanh Trúc SVTH: Nguyễn Quốc Việt


23

- Khác
 Số loại thực phẩm tiêu thụ mỗi ngày: là biến thứ tự gồm các giá trị:
- <10 loại
- 10-15 loại
- 15-20 loại
- >20 loại
 Cách chế biến món ăn: là biến danh mục gồm các giá trị: luộc, xào, kho,
chiên, nướng, khác.
 Số lượng tiêu thụ rượu, bia: là biến định lượng liên tục, đơn vị (ml), được
tính bằng số đơn vị rượu/ngày (1 đơn vị rượu - tương đương 350 ml bia, hoặc
50 ml rượu mạnh, hoặc 150ml rượu vang). Đối tượng được coi là lạm dụng
rượu, bia nếu tiêu thụ ≥ 3 đơn vị mỗi ngày đối với nam và ≥ 2 đơn vị mỗi ngày
đối với nữ [24], đối tượng được coi là thường xuyên sử dụng rượu, bia nếu tiêu
thụ từ 1-3 lần/tháng trở lên.
 Thói quen hút thuốc lá: là biến danh mục gồm các giá trị:
- Có (thường xuyên ≥4 lần/tuần) [18]
- Không
- Đã từng hút nhưng bỏ (cách đây 1 năm)
 Thời gian hút thuốc lá: là biến định lượng liên tục, đơn vị (năm)
 Số lượng tiêu thụ thuốc lá hằng ngày: là biến định lượng liên tục, đơn vị
(điếu/ngày)
 Loại hình tập luyện thể dục: là biến danh mục gồm các giá trị: đi bộ, chạy bộ,
đạp xe đạp, tập yoga, bơi lội, khác, không
 Thời gian tập luyện thể dục trung bình một ngày: là biến nhị giá gồm 2 giá
trị:
- <30 phút/ngày
- ≥ 30 phút/ngày
 Thời gian tập luyện thể dục trung bình một tuần: là biến thứ tự gồm các giá
trị:
- 1-3 lần/tuần

GVHD: ThS. Nguyễn Lê Thanh Trúc SVTH: Nguyễn Quốc Việt


24

- 3-5 lần/tuần
- <1 lần/tuần
- >5 lần/tuần
2.7.5. Nhóm biến số về tần suất sử dụng một số thực phẩm
 Tần suất sử dụng đồ uống: sữa, nước quả đóng lon các loại, nước có ga, bia
rượu, nước uống tăng lực, cà phê/trà các loại, nước lá/thuốc bắc, nước chè xanh
là biến thứ tự gồm các giá trị: không bao giờ, 1 lần/ngày, ≥ 2 lần/ngày, 1-3
lần/tuần, 4-5 lần/tuần, 1-3 lần/tháng.
 Tần suất sử dụng một số loại thực phẩm giàu protein: thịt các loại, cá và
các loại hải sản, đậu/đỗ các loại, đậu phụ, trứng là biến thứ tự gồm các giá trị:
không bao giờ, 1 lần/ngày, ≥ 2 lần/ngày, 1-3 lần/tuần, 4-5 lần/tuần, 1-3
lần/tháng.
 Tần suất sử dụng một số loại thực phẩm giàu lipid: bơ, dầu mỡ, lạc vừng là
biến thứ tự gồm các giá trị: không bao giờ, 1 lần/ngày, ≥ 2 lần/ngày, 1-3
lần/tuần, 4-5 lần/tuần, 1-3 lần/tháng.
 Tần suất sử dụng một số loại thực phẩm giàu glucid: gạo, khoai/sắn,
bún/mỳ quảng, mì ăn liền/miến, bánh mì/bánh bao, đồ ngọt là biến thứ tự gồm
các giá trị: không bao giờ, 1 lần/ngày, ≥ 2 lần/ngày, 1-3 lần/tuần, 4-5 lần/tuần,
1-3 lần/tháng.
 Tần suất sử dụng các loại quả chín: là biến thứ tự gồm các giá trị: không bao
giờ, 1 lần/ngày, ≥ 2 lần/ngày, 1-3 lần/tuần, 4-5 lần/tuần, 1-3 lần/tháng.
 Tần suất sử dụng các loại rau xanh: là biến thứ tự gồm các giá trị: không bao
giờ, 1 lần/ngày, ≥ 2 lần/ngày, 1-3 lần/tuần, 4-5 lần/tuần, 1-3 lần/tháng.
2.8. Sai số và cách khắc phục
2.8.1. Sai số
 Sai số nhớ lại: do bộ câu hỏi gợi nhớ về tần suất sử dụng thực phẩm.
 Sai số đo lường: do bộ dụng cụ cân được đặt trên bề mặt không phẳng, dụng cụ
đo chiều cao, vòng eo, vòng mông đơn giản với cách đo thủ công dễ dẫn đến
sai số.

GVHD: ThS. Nguyễn Lê Thanh Trúc SVTH: Nguyễn Quốc Việt


25

 Sai số dao động sinh học: thời gian đo các chỉ số sinh học.
 Sai số thông tin: do đối tượng nghiên cứu chưa hiểu rõ câu hỏi của người khảo
sát, đối tượng nghiên cứu đứng sai tư thế, mặc nhiều quần áo dày.
2.8.2. Cách khắc phục sai số

Chọn thời gian khảo sát phù hợp, nên chọn thời điểm sau khi người bệnh hoàn
thành các quy trình khám bệnh.

Thống nhất thời gian cân đo vào buổi sáng.

Đối với nghiên cứu viên: hướng dẫn tư thế cân đo phù hợp cho đối tượng, ghi
chép kết quả ngay sau khi đo lường.

Đối với người hỗ trợ cân đo: cần tập huấn và thống nhất kỹ thuật cân đo cho
người hỗ trợ. Người hỗ trợ phải thực hiện kỹ thuật, hướng dẫn tư thế và quan sát ghi
chép kết quả đúng.

Đối với đối tượng nghiên cứu: hiểu rõ được mục đích, ý nghĩa của cuộc điều
tra, buổi cân do và chấp nhận hợp tác.

Đối với dụng cụ cân đo: đã được chuẩn hóa, đượv thử nghiệm và điều chỉnh để
có độ chính xác cao.

2.9. Đạo đức trong nghiên cứu

Nghiên cứu đã được duyệt bởi Khoa Y – Dược, Trường Đại học Trà Vinh và
được chấp thuận về mặt Y đức trong nghiên cứu từ Hội đồng đạo đức trong nghiên
cứu Y sinh học của Trường Đại học Trà Vinh theo số 3349/QĐ-ĐHTV ngày 19
tháng 6 năm 2023, đồng thời quá trình nghiên cứu chịu sự giám sát và theo dõi trực
tiếp của cán bộ hướng dẫn.

Các đối tượng tham gia nghiên cứu được cung cấp đầy đủ thông tin về mục đích,
nội dung nghiên cứu và tình nguyện tham gia và nghiên cứu có thể rút khỏi nghiên
cứu bất cứ lúc nào, không cần lý do. Mọi thông tin của người bệnh sẽ được giữ bí
mật.

GVHD: ThS. Nguyễn Lê Thanh Trúc SVTH: Nguyễn Quốc Việt


26

Các số liệu nghiên cứu được bảo quản chặt chẽ, chỉ phục vụ cho công tác nghiên
cứu khoa học, viết báo cáo và cung cấp cho từng đối tượng nghiên cứu khi cần thiết.

Nghiên cứu chỉ có mục địch nhằm đề ra biện pháp nâng cao sức khỏe người
bệnh, ngoài ra không có mục đích nào khác.

Kết quả chỉ nhằm mục đích phục vụ cho nghiên cứu, cung cấp những thông tin
hữu ích cho việc đề xuất các hoạt động can thiệp phù hợp để nâng cao sức khoẻ cho
người bệnh ĐTĐ type 2 tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Trà Vinh.

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ


3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.1 Đặc điểm nhân khẩu học của người bệnh ĐTĐ type 2 (n=247)

Đặc điểm Tần số (n) Tỷ lệ (%)


<40 0 0,0
40-49 15 6,1
Nhóm tuổi 50-59 89 36
60-69 115 46,6
≥70 28 11,3
Nam 78 31,6
Giới tính
Nữ 169 68,4
Không đi học 25 10,1
Cấp 1 (Tiểu học) 91 36,8
Trình độ học Cấp 2 (Trung học cơ sở) 83 33,6
vấn Cấp 3 (Trung học phổ thông) 42 17,0
Trung cấp-cao đẳng 5 2,0
Đại học-sau đại học 1 0,4
Nông lâm/thủy sản 53 21,5
Công nhân 7 2,8
Cán bộ (công chức/ viên nhà
20 8,1
Nghề nghiệp nước)
Buôn bán 38 15,4
Nội trợ/không có việc làm 53 21,5
Già 76 30,8
Nhận xét:

GVHD: ThS. Nguyễn Lê Thanh Trúc SVTH: Nguyễn Quốc Việt


27

Kết quả tại bảng 3.1 cho thấy trong tổng số 247 người bệnh tham gia vào
nghiên cứu tỷ lệ người bệnh nam (31,6%) thấp hơn so với người bệnh nữ (68,4%).

Người bệnh tham gia vào nghiên cứu chiếm tỷ lệ thấp nhất ở nhóm tuổi 40-49
có 15 người bệnh chiếm tỷ lệ 6,1%, tiếp đến là nhóm tuổi ≥70 có 28 người bệnh
chiếm tỷ lệ 11,3%, nhóm tuổi 50-59 có 89 người bệnh chiếm tỷ lệ 36% và nhóm
tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là 60-69 tuổi có 115 người bệnh với tỷ lệ là 46,6%.

Bên cạnh đó phần đông đa số người bệnh ở trình độ học vấn cấp 1 (Tiểu học)
chiếm tỷ lệ cao nhất 36,8%, tỷ lệ người bệnh học cấp 2 (Trung học cơ sở) chiếm tỷ
lệ 33,6%, tỷ lệ người bệnh học cấp 3 (Trung học phổ thông) chiếm tỷ lệ 17,0%, tỷ lệ
người bệnh không đi học chiếm 10,1% và người bệnh có trình độ Trung cấp-cao
đẳng, Đại học-sau đại học chiếm tỷ lệ thấp nhất lần lượt là 2,0% và 0,4%.

Về nghề nghiệp trong tổng số 247 người bệnh tham gia nghiên cứu, người bệnh
nghề nghiệp già có tỷ lệ cao nhất với 30,8% và người bệnh có nghề nghiệp công
nhân chiếm tỷ lệ thấp nhất với 2,8%.

Bảng 3.2 Thời gian phát hiện bệnh ĐTĐ type 2 (n=247)

Thời gian mắc bệnh Tần số (n) Tỷ lệ (%)


< 1 năm 21 8,5
1-5 năm 76 30,8
5-10 năm 70 28,3
10-20 năm 80 32,4
Nhận xét:

Bảng 3.2 cho thấy thời gian phát hiện bệnh ĐTĐ type 2 của người bệnh tham gia
vào nghiên cứu dưới 1 năm chiếm tỷ lệ thấp nhất với 8,5%, tỷ lệ phát hiện bệnh từ
1-5 năm là 30,8%, tỷ lệ phát hiện bệnh từ 5-10 năm là 28,3% và tỷ lệ phát hiện bệnh
có tỷ lệ cao nhất từ 10-20 năm là 32,4%.

Bảng 3.3 Bệnh lý kèm theo của người bệnh ĐTĐ type 2 (n=247)
Bệnh lý Tần số (n) Tỷ lệ (%)

GVHD: ThS. Nguyễn Lê Thanh Trúc SVTH: Nguyễn Quốc Việt


28

Bệnh mạch vành 59 23,9


Tăng huyết áp 158 64,0
Suy tim 55 22,3
Hen phế quản 15 6,1
Gút 0 0,0
Xơ gan 11 4,5
Bệnh lý tuyến tụy 0 0,0
Viêm loét dạ dày/tá tràng 58 23,5

Nhận xét:

Tỷ lệ người bệnh ĐTĐ type 2 có bệnh lý đi kèm là tăng huyết áp có tỷ lệ cao


nhất với 64,0%, tiếp đến là bệnh mạch vành với tỷ lệ 23,9%, tỷ lệ người bệnh có
bệnh lý đi kèm là viêm loét dạ dày/tá tràng, suy tim, hen phế quản, với tỷ lệ lần lượt
là, 23,5%, 22,3%, 6,1%, và bệnh lý đi kèm có tỷ lệ thấp nhất là xơ gan với 4,5%.

Bảng 3.4 Lối sống của người bệnh ĐTĐ type 2 (n=247)

Lối sống Tần số (n) Tỷ lệ (%)


Không 201 81,4
Thường xuyên ≥ 4 41 16,6
Hút thuốc lá
Đã từng hút nhưng
5 2,0
bỏ
Thường xuyên 43 17,4
Uống rượu, bia
Không 204 82,6
1-3 lần/tuần 93 37,7
Mức độ tập thể
3-5 lần/tuần 73 29,6
dục
>5 lần/tuần 81 32,8
Loại hình tập Đi bộ 227 91,9
luyện thể dục Đạp xe đạp 20 8,1
Nhận xét:

GVHD: ThS. Nguyễn Lê Thanh Trúc SVTH: Nguyễn Quốc Việt


29

Lối sống của người bệnh tham gia vào nghiên cứu thường xuyên hút thuốc lá
chiếm tỷ lệ 16,6%, cao hơn người bệnh đã từng hút nhưng bỏ (2,0%) và thấp hơn
người bệnh tham gia nghiên cứu không hút thuốc lá (81,4%).

Ngoài ra lối sống uống rượu, bia ở những người bệnh tham gia nghiên cứu
thường xuyên sử dụng với tỷ lệ là 17,4% và còn lại là những người bệnh không
uống rượu, bia với tỷ lệ 82,6%.

Mức độ tập luyện thể dục với số lần 1-3 lần/tuần chiếm tỷ lệ cao nhất với 37,7%,
tập thể dục >5 lần tuần chiếm tỷ lệ 32,8%, và mức độ tập luyện thể dục ở những
người bệnh tham gia vào nghiên cứu từ 3-5 lần/tuần chiếm tỷ lệ thấp nhất với
29,6%, hầu hết người bệnh chọn hình thức tập luyện là đi bộ chiếm tỷ lệ 91,9% còn
lại là lựa chọn loại hình tập luyện là đạp xe đạp chiếm 8,1%.

3.2. Tình trạng dinh dưỡng của người bệnh ĐTĐ type 2

Bảng 3.5 Đặc điểm nhân trắc học của người bệnh ĐTĐ type 2 (n=247)
Đặc điểm Nam Nữ Chung p
X ±SD X ±SD X ±SD
Cân nặng 66,5±10,8 57,1±7,8 60,0±9,9 p <0,001 (*)
Chiều cao 165,5±0,05 155,7±0,05 158,8±0,07 p <0,001 (*)
BMI 24,2±3,5 23,5±2,7 23,7±2,95 p =0,095 (*)
Vòng eo 93,8±10,5 89,7±7,9 90,97±8,95 p =0,003 (*)
Vòng mông 99,5±8,1 94,4±6,3 96,0±7,3 p <0,001 (*)
VE/VM 0,94±0,07 0,95±0,06 0,95±0,07 p <0,309 (*)
(*) T-test

Nhận xét:

Kết quả bảng 3.5 cho thấy, cân nặng , chiều cao, BMI trung bình ở người bệnh
tham gia vào nghiên cứu lần lượt là 60,0±9,9 (kg), 158,8±0,07 (cm), 23,7±2,95 (kg/
m ). Cân nặng trung bình của nam cao hơn của nữ 9,4 (kg), sự khác biệt có ý nghĩa
2

thống kê p<0,001. Chiều cao trung bình của nam cao hơn của nữ 9,8 (cm), sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê p<0,001. BMI trung bình của nam cũng cao hơn của nữ 0,7

GVHD: ThS. Nguyễn Lê Thanh Trúc SVTH: Nguyễn Quốc Việt


30

(kg/m2) sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê p=0,095. Bên cạnh đó vòng eo,
vòng mông trung bình ở người bệnh tham gia vào nghiên cứu lần lượt là 90,97±8,95
(cm), 96,0±7,3 (cm). Vòng eo trung bình của nam cao hơn của nữ 4,1 (cm), sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê p=0,003), ngoài ra vòng mông của nam cũng cao hơn của
nữ 5,1 (cm), sự khác biệt cũng có ý nghĩa thống kê p<0,001.

Bảng 3.6 Số đo vòng eo vượt ngưỡng của người bệnh ĐTĐ type 2 (n=247)
Nam Nữ
Số đo VE VE nguy cơ cao ≥ 90 VE nguy cơ cao ≥ 80)
n (%) n (%)
Có nguy cơ cao 52 (66,7) 154 (91,1)
Không có nguy cơ 26 (33,3) 15 (8,9)
Nhận xét:

Bảng 3.6 cho thấy số đo vòng eo của người bệnh ĐTĐ type 2 ở nam có nguy cơ
cao chiếm 52 người tỷ lệ là 66,7% thấp hơn so với người bệnh nữ số đo vòng eo có
nguy cơ cao chiếm 154 người tỷ lệ 91,1%, và số đo vòng eo ở người bệnh nam
không có nguy cơ chiếm 26 người tỷ lệ 33,3% cao hơn so với người bệnh nữ số đo
vòng eo không có nguy cơ chiếm 15 người với tỷ lệ 8,9%.

Bảng 3.7 Tỷ lệ % vượt ngưỡng của chỉ số VE/VM ở người bệnh ĐTĐ
type 2 (n=247)

Nam Nữ
Tỷ lệ VE/VM VE/VM nguy cơ cao ≥ 0,9 VE/VM nguy cơ cao ≥ 0,8
n (%) n (%)
Có nguy cơ cao 55 (70,5) 166 (98,2)
Không có nguy cơ 23 (29,5) 3 (1,8)

GVHD: ThS. Nguyễn Lê Thanh Trúc SVTH: Nguyễn Quốc Việt


31

Nhận xét:

Bảng 3.7 cho thấy tỷ lệ vòng eo của người bệnh ĐTĐ type 2 ở nam có nguy cơ
cao chiếm 55 người tỷ lệ là 70,5% thấp hơn so với người bệnh nữ tỷ lệ vòng eo có
nguy cơ cao chiếm 166 người tỷ lệ 98,2%, và tỷ lệ vòng eo ở người bệnh nam
không có nguy cơ chiếm 23 người tỷ lệ 29,5% cao hơn so với người bệnh nữ tỷ lệ
vòng eo không có nguy cơ chiếm 3 người với tỷ lệ 1,8%.

GVHD: ThS. Nguyễn Lê Thanh Trúc SVTH: Nguyễn Quốc Việt


32

Nam
3.8% 3.8%

37.2%

55.1%

Thiếu cân Bình thường Thừa cân Béo phì

Biểu đồ 3.1 Tình trạng dinh dưỡng của người bệnh nam

Nữ
0.6% 0.6%

27.2%

71.6%

Thiếu cân Bình thường Thừa cân Béo phì

Biểu đồ 3.2 Tình trạng dinh dưỡng của người bệnh nữ

GVHD: ThS. Nguyễn Lê Thanh Trúc SVTH: Nguyễn Quốc Việt


33

Chung
1.6% 1.6%

30.4%

66.4%

Thiếu cân Bình thường Thừa cân Béo phì

Biểu đồ 3.3 Tình trạng dinh dưỡng chung của người bệnh ĐTĐ type 2
Nhận xét:

Kết quả của biểu đồ 3.1, 3.2, 3.3 cho thấy tình trạng dinh dưỡng của người bệnh
ĐTĐ type 2 tham gia vào nghiên cứu với tình trạng thiếu cân, bình thường, thừa
cân, béo phì với tỷ lệ lần lượt là 1,6%, 66,4%, 30,4%, 1,6%. Tình trạng thiếu cân ở
người bệnh nam cao hơn so với người bệnh nữ với tỷ lệ lần lượt là 3,8%, 0,6%, tình
trạng bình thường ở người bệnh nam thấp hơn so với người bệnh nữ với tỷ lệ lần
lượt là 55,1%, 71,6%, tỷ lệ thừa cân ở người bệnh nam là 37,2% cũng cao hơn ở
người bệnh nữ 27,2%, và tỷ lệ béo phì ở người bệnh nam là 3,8% cũng cao hơn ở
người bệnh nữ 0,6%.

GVHD: ThS. Nguyễn Lê Thanh Trúc SVTH: Nguyễn Quốc Việt


34

Bảng 3.8 Tình trạng dinh dưỡng của người bệnh ĐTĐ type 2 theo NRS
(n=247)

Sàng lọc dinh dưỡng (NRS) Tần số (n) Tỷ lệ (%)


Ăn bình thường 177 71,7
Ăn ít hơn vừa phải 67 27,1
Lượng ăn
Ăn ít hơn bình thường
3 1,2
nhiều
Không giảm cân 163 66,0
Sụt cân Giảm cân từ 1-3kg 53 21,5
Giảm cân lớn hơn 3kg 31 12,6
Đi ra khỏi khỏi nhà thường
246 99,6
xuyên
Có thể ra khỏi giường/ghế
Vận động 1 0,4
nhưng không đi ra ngoài
Chỉ nằm sinh hoạt trên
0 0,0
giường hoặc ghế
Không 247 100
Tâm lý
Có 0 0,0
Không có vấn đề tâm lý 239 96,8
Thần kinh (trí Mất trí nhớ nhẹ 8 3,2
nhớ) Mất trí nhớ nghiêm trọng
0 0,0
hoặc trầm cảm
<3 điểm (bình thường) 213 86,2
Loại NRS ≥ 3 điểm (có nguy cơ suy
34 13,8
dinh dưỡng)
Nhận xét:
Kết quả bảng 3.8 cho thấy lượng ăn ở người bệnh ĐTĐ type 2 tham gia vào
nghiên cứu ở những người bệnh ăn bình thường chiếm tỷ lệ cao nhất là 71,7%, sau
đó lần lượt là ăn ít hơn vừa phải, ăn ít hơn bình thường nhiều với tỷ lệ là 27,1% và
1,2%.

Tình trạng sụt cân của người bệnh tham gia vào nghiên cứu với tỷ lệ là 66,0% ở
những người bệnh không giảm cân, giảm cân từ 1-3kg là 21,5%, giảm cân lớn hơn
3kg là 12,6%. Tình trạng vận động của người bệnh với tỷ lệ cao nhất ở những người
bệnh đi khỏi nhà thường xuyên đến 99,6% và chỉ 0,4% ở những người bệnh có thể
ra khỏi giường/ghế nhưng không đi ra ngoài. Tâm lý của người bệnh tham gia vào
nghiên cứu 100% là không. Thần kinh (trí nhớ) ở người bệnh cao nhất ở những

GVHD: ThS. Nguyễn Lê Thanh Trúc SVTH: Nguyễn Quốc Việt


35

người bệnh không có vấn đề tâm lý với tỷ lệ 96,8% và chỉ có 3,2% ở những người
bệnh mất trí nhớ nhẹ. Tỷ lệ người bệnh có điểm NRS <3 điểm (bình thường) chiếm
tỷ lệ 86,2% cao hơn so với tỷ lệ người bênh có điểm NRS ≥ 3 điểm (có nguy cơ suy
dinh dưỡng) với 13,8%.

3.3. Mô tả một số yếu tố liên quan của người bệnh ĐTĐ type 2
3.3.1. Tần suất sử dụng một số loại thực phẩm

Bảng 3.9 Tần suất sử dụng một số loại thực phẩm của người bệnh ĐTĐ
type 2 (n=247)

≥2 1 4-5 1-3 1-3 Không


Thực
lần/ngày lần/ngày lần/tuần lần/tuần lần/tháng bao giờ
phẩm
n (%) n (%) n (%) n (%) n (%) n (%)
Đồ uống
Sữa các 24 31 51 49 92
0
loại (9,7) (12,6) (20,6) (19,8) (37,2)
Nước có 2 1 19 78 147
0
ga (0,8) (0,4) (7,7) (31,6) (59,5)
1 7 5 10 20 204
Bia, rượu
(0,4) (2,8) (2,0) (4,0) (8,1) (82,6)
Nước uống 3 1 9 234
0 0
tăng lực (1,2) (0,4) (3,6) (94,7)
Cà phê/trà 12 64 18 43 40 70
các loại (4,9) (25,9) (7,3) (17,4) (16,2) (28,3)
Nước lá, 1 246
0 0 0 0
thuốc bắc (0,4) (99,6)
Nước chè 1 2 244
0 0 0
xanh (0,4) (0,8) (98,8)
Thực phẩm giàu protein
71 6 5
Thịt 165 (66,8) 0 0
(28,7) (2,4) (2)
92 104 13 36 1 1

(37,2) (42,1) (5,3) (14,6) (0,4) (0,4)
1 6 42 126 72
Đậu đỗ 0
(0,4) (2,4) (11,0) (51,0) (29,1)
1 7 51 149 39
Đậu phụ 0
(0,4) (2,8) (20,6) (60,3) (15,8)
1 2 47 164 33
Trứng 0
(0,4) (0,8) (19,0) (66,4) (13,4)

GVHD: ThS. Nguyễn Lê Thanh Trúc SVTH: Nguyễn Quốc Việt


36

≥2 1 4-5 1-3 1-3 Không


Thực
lần/ngày lần/ngày lần/tuần lần/tuần lần/tháng bao giờ
phẩm
n (%) n (%) n (%) n (%) n (%) n (%)
Thực phẩm giàu lipid
21 226
Bơ 0 0 0 0
(8,5) (91,5)
10 45 136 54 2
Dầu mỡ 0
(4,0) (18,2) (55,1) (21,9) (0,8)
1 9 31 206
Lạc vừng 0 0
(0,4) (3,6) (12,6) (83,4)
Thực phẩm giàu glucid
233 14
Gạo 0 0 0 0
(94,3) (5,7)
2 66 27 121 21 10
Khoai, sắn
(0,8) (26,7) (10,9) (49,0) (8,5) (4,0)
Bún, mỳ 1 48 80 118
0 0
quảng (0,4) (19,4) (32,4) (47,8)
1 69 123 54
Mì ăn liền 0 0
(0,4) (27,9) (49,8) (21,9)
Bánh mì, 3 89 112 43
0 0
bánh bao (1,2) (36) (45,3) (17,4)
4 88 122 33
Đồ ngọt 0 0
(1,6) (35,6) (49,4) (13,4)
Thực phẩm giàu chất xơ
1 7 7 128 96 8
Quả chín
(0,4) (2,8) (2,8) (51,8) (38,9) (3,2)
146 74 1 26
Rau xanh 0 0
(59,1) (30,0) (0,4) (10,5)
Nhận xét:

Có 9,7% người bệnh ĐTĐ tham gia nghiên cứu sử dụng sữa 1 lần/ngày chiếm tỷ
lệ thấp nhất, sau đó lần lượt là 12,6% người bệnh sử dụng sữa 4-5 lần/tuần, 20,6%
người bệnh sử dụng sữa 1-3 lần/tuần, 19,8% người bệnh sử dụng sữa 1-3 lần tháng
và 37,2% người bệnh không sử dụng chiếm tỷ lệ cao nhất.

Kết quả cho thấy 59,5% người bệnh không sử dụng nước có ga chiếm tỷ lệ cao
nhất.

Tỷ lệ người bệnh không uống rượu bia khá cao 82,6%, chỉ có 8,1% người bệnh
uống rượu bia 1-3 lần/tháng, 4,0% người bệnh uống rượu bia 1-3 lần/tuần, 2,0%

GVHD: ThS. Nguyễn Lê Thanh Trúc SVTH: Nguyễn Quốc Việt


37

người bệnh uống rượu bia 4-5 lần/tuần, 2,8% người bệnh uống rượu bia 1 lần/ngày,
0,4% người bệnh uống rượu bia ≥2 lần/ngày.

Tỷ lệ người bệnh uống cà phê ≥2 lần/ngày là 4,9%, 1 lần/ngày là 25,9%, 4-5


lần/tuần 7,3%, 1-3 lần/tuần là 17,4%, 1-3 lần/tháng là 16,2%, không bao giờ uống là
28,3%.

Chỉ có 0,4% người bệnh tham gia nghiên cứu sử dụng nước lá, thuốc bắc 1-3
lần/tháng, không sử dụng là 99,6%, và nước chè xanh cũng chỉ có 0,8% người bệnh
sử dụng 1-3 lần/tháng, 0,4% người bệnh sử dụng ≥2 lần/ngày và không sử dụng là
98,8%.

Thực phẩm giàu protein người bệnh sử dụng thịt ≥2 lần/ngày là 66,8%, cá và các
loại hải sản người bệnh sử dụng nhiểu nhất 1 lần/ngày tỷ lệ là 42,1% và sử dụng ít
nhất 1-3 lần/tháng và không sử dụng với cùng tỷ lệ là 0,4%, đậu đỗ và đậu phụ
người bệnh ít sử dụng ≥2 lần/ngày cùng 0,4%, và đậu đỗ được người bệnh sử dụng
nhiều nhất 1-3 lần/tháng là 51,0% còn đậu phụ người bệnh sử dụng nhiều nhất 1-3
lần/tháng là 60.3%, trứng ít được người bệnh sử dụng ≥2 lần/ngày tỷ lệ là 0,4% thay
vào đó người bệnh sử dụng nhiều nhất 1-3 lần/tháng với tỷ lệ là 66,4%.

Đối với tần suất sử dụng thực phẩm giàu chất béo: có đến 55,1% người bệnh
tham gia nghiên cứu sử dụng 1-3 lần/tuần, bơ và lạc vừng ít được người bệnh sử
dụng, có 91,5% người bệnh không sử dụng bơ và 83,4% người bệnh không sử dụng
lạc vừng.

Đa số người bệnh sử dụng thực phẩm giàu glucid là gạo ≥2 lần/ngày chiếm tỷ lệ
khá cao 94,3%, khoai, sắn người bệnh sử dụng chủ yếu 1-3 lần/tuần tỷ lệ 49,0% và
có 4,0% người bệnh không sử dụng khoai, sắn, mì ăn liền người bệnh sử dụng nhiều
từ 1-3 lần/tháng tỷ lệ là 49,8% và có 21,9% người bệnh không sử dụng mì ăn liền,
bánh mì, bánh bao và đồ ngọt cũng được người bệnh sử dụng nhiều nhất từ 1-3
lần/tháng với tỷ lệ lần lượt sử dụng bánh mì, bánh bao là 45,3% và đồ ngọt là
49,4%.

GVHD: ThS. Nguyễn Lê Thanh Trúc SVTH: Nguyễn Quốc Việt


38

Còn đối với tuần suất sử dụng thực phẩm giàu chất xơ (rau xanh, quả chín) có
59,1% người bệnh sử dụng rau xanh ≥2 lần/ngày chiếm tỷ lệ cao nhất, 51,8% người
bệnh sử dụng quả chín 1-3 lần/tuần, chỉ có 38,9% người bệnh sử dụng quả chín 1-3
lần/tháng, và thấp nhất là 3,2% người bệnh tham gia nghiên cứu không sử dụng quả
chín.

3.3.2. Mối liên quan đến TTDD của người bệnh ĐTĐ type 2
3.3.2.1. Mối liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của người bệnh ĐTĐ type 2
theo NRS

Bảng 3.10 Mối liên quan giữa đặc điểm nhân khẩu học với tình trạng
dinh dưỡng của người bệnh ĐTĐ type 2 theo NRS (n=247)

Có nguy cơ suy Bình


OR
Đặc điểm dinh dưỡng thường p
(95% KTC)
n (%) n (%)
Tuổi
40-49 3 (15,8) 16 (84,2) 1
50-59 11 (10,6) 93 (89,4) 1,1 (0,2-6,1) 0,95
60-69 17 (16,3) 87 (83,7) 0,7 (0,2-2,7) 0,57
≥70 3 (15,0) 17 (85,0) 1,1 (0,3-4,2) 0,88
Trình độ học vấn
Không đi học 2 (8,0) 23 (92,0) 1
Cấp 1 (Tiểu học) 16 (17,6) 75 (82,4) 2,5 (0,5-11,5) 0,25
Cấp 2 (Trung học
11 (13,3) 72 (86,7) 1,76 (0,4-8,5) 0,48
cơ sở)
Cấp 3 (Trung học
4 (9,5) 38 (90,5) 1,21 (0,2-7,1) 0,83
phổ thông)
Trung cấp-cao
1 (20,0) 4 (80,0) 2,9 (0,2-39,7) 0,43
đẳng
Đại học-sau đại học 0 (0,0) 1 (100) 0,00 -
Nghề nghiệp
Nông lâm/thủy sản 8 (15,1) 45 (84,9) 1
Công nhân 1 (14,3) 6 (85,7) 0,9 (0,1-8,9) 0,96
Cán bộ (công
chức/viên nhà 2 (10,0) 18 (90,0) 0,6 (0,1-3,2) 0,58
nước)
Buôn bán 3 (7,9) 35 (92,1) 0,48 (0,1-2,0) 0,31
Nội trợ/không có
8 (15,1) 45 (84,9) 1 (0,4-2,9) -
việc làm

GVHD: ThS. Nguyễn Lê Thanh Trúc SVTH: Nguyễn Quốc Việt


39

Già 12 (15,8) 64 (84,2) 1,0 (0,4-2,8) 0,92


Thời gian mắc bệnh
< 1 năm 2 (9,5) 19 (90,5) 1
1-5 năm 7 (9,2) 69 (90,8) 1 (0,2-5,0) 0,97
5-10 năm 12 (17,1) 58 (82,9) 2,0 (0,4-9,6) 0,40
10-20 năm 13 (16,2) 67 (83,8) 1,8 (0,4-8,9) 0,45

GVHD: ThS. Nguyễn Lê Thanh Trúc SVTH: Nguyễn Quốc Việt


40

Có nguy cơ suy Bình


OR
Đặc điểm dinh dưỡng thường p
(95% KTC)
n (%) n (%)
Bệnh lý kèm theo
Bệnh mạch vành
Có 8 (13,6) 51 (86,4)
1 (0,4-2,3) 0,96
Không 26 (13,8) 162 (86,2)
Tăng huyết áp
Có 25 (15,8) 133 (84,2)
1,7 (0,7-3,8) 0,22
Không 9 (10,1) 80 (89,9)
Suy tim
Có 5 (9,1) 50 (90,9)
0,6 (0,2-1,5) 0,26
Không 29 (15,1) 163 (84,9)
Hen phế quản
Có 3 (20,0) 12 (80,0)
1,6 (0,4-6,1) 0,47
Không 31 (13,4) 201 (86,6)
Xơ gan
Có 1 (9,1) 10 (90,9)
0,6 (0,1-5) 0,65
Không 33 (14,0) 203 (86,0)
Viêm loét dạ dày/tá tràng
Có 8 (13,8) 50 (86,2)
1,0 (0,4-2,4) 0,99
Không 26 (13,8) 163 (86,2)
Nhận xét:

Kết quả bảng 3.10 cho thấy người bệnh ĐTĐ type 2 tham gia nghiên cứu độ tuổi
từ 60-69 tuổi có nguy cơ suy dinh dưỡng chiếm tỷ lệ cao nhất với 16,3%, thấp nhất
ở nhóm tuổi 50-59 tuổi với 10,6%, và có 17,6% người bệnh trình độ học vấn cấp 1
có nguy cơ duy dinh dưỡng, nghề nghiệp của người bệnh tham gia nghiên cứu có
nguy cơ suy dinh dưỡng chủ yếu là nghề nghiệp già chiếm tỷ lệ 15,8%, thời gian
mắc bệnh ĐTĐ type 2 của người bệnh tham gia nghiên cứu có nguy cơ suy dinh
dưỡng cao nhất từ 5-10 năm chiếm tỷ lệ 17,1%, và 10-20 năm chiếm tỷ lệ 16,2%,
chỉ có 9,2% và 9,5% ở những người bệnh có nguy cơ suy dinh dưỡng có thời gian
mắc bệnh tương ứng 1-5 năm và dưới 1 năm. Như vậy, không có mối liên quan giữa
tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp và thời gian mắc bệnh và nguy cơ suy dinh
dưỡng với p>0,05.

Ở những người bệnh tham gia nghiên cứu có nguy cơ suy dinh dưỡng mắc bệnh
lý kèm theo là bệnh suy tim và xơ gan với cũng tỷ lệ 9,1%, tiếp đến bệnh lý kèm

GVHD: ThS. Nguyễn Lê Thanh Trúc SVTH: Nguyễn Quốc Việt


41

theo là bệnh mạch vành chiếm 13,6%, tăng huyết áp chiếm 15,8%, viêm loét dạ
dày/tá tràng chiếm 13,8%, cao nhất ở người bệnh có bệnh lý kèm theo là hen phế
quản có nguy cơ suy dinh dưỡng chiếm 20,0%. Như vậy, cũng không có mối liên
quan giữa bệnh lý đi kèm và nguy cơ suy dinh dưỡng với p>0,05.

Bảng 3.11 Mối liên quan giữa lối sống với tình trạng dinh dưỡng của
người bệnh ĐTĐ type 2 theo NRS (n=247)

Có nguy cơ suy Bình


OR
Mục dinh dưỡng thường p
(95% KTC)
n (%) n (%)
Hút thuốc lá
Không 31 (15,4) 170 (84,6) 1
Thường xuyên ≥4
3 (7,3) 38 (92,7) 2,3 (0,7-8) 0,18
lần/tuần
Đã từng hút
0 (0,0) 5 (100) 0,00 -
nhưng bỏ
Uống rượu, bia
Thường xuyên 4 (9,3) 39 (90,7)
0,6 (0,2-1,8) 0,36
Không 30 (14,7) 174 (85,3)
Mức độ tập thể dục
1-3 lần/tuần 17 (18,3) 76 (81,7) 1
3-5 lần/tuần 11 (15,1) 62 (84,9) 0,8 (0,4-1,8) 0,58
>5 lần/tuần 6 (7,4) 75 (92,6) 0,4 (0,1-1) 0,04
Loại hình tập thể dục
Đi bộ 33 (14,5) 194 (85,5)
0,6 (0,2-1,6) 0,26
Đạp xe đạp 1 (5,0) 19 (95,0)
Nhận xét:

Kết quả cho thấy người bệnh ĐTĐ type 2 tham gia nghiên cứu thường xuyên hút
thuốc lá có nguy cơ suy dinh dưỡng chiếm 7,3%, thấp hơn so với người bệnh không
hút thuốc lá có nguy cơ suy dinh dưỡng với 15,4%, người bệnh thường xuyên uống
rượu, bia có nguy cơ suy dinh dưỡng chiếm 9,3% và cũng thấp hơn so với người
bệnh không uống rượu, bia có nguy cơ suy dinh dưỡng với 14,7%, mức độ tập
luyện thể dục ở những người bệnh có nguy cơ suy dinh dưỡng chiếm tỷ lệ cao nhất
18,3% tập luyện từ 1-3 lần/tuần, 3-5 lần/tuần chiếm 15,1%, >5 lần/tuần chiếm 7,4%,
hầu hết người bệnh có nguy cơ suy dinh dưỡng lựa chọn hình thức tập luyện thể dục
là đi bộ chiếm tỷ lệ khá cao 14,5%, và còn lại là người bệnh có nguy cơ suy dinh

GVHD: ThS. Nguyễn Lê Thanh Trúc SVTH: Nguyễn Quốc Việt


42

dưỡng lựa chọn hình thức đạp xe đạp với 5,0%. Như vậy, không có mối liên quan
giữa hút thuốc lá, uống rượu, bia, loại hình tập luyện thể dục và nguy cơ suy dinh
dưỡng với p>0,05, nhưng mức độ tập luyện thể dục >5 lần/tuần ở những người bệnh
có nguy cơ suy dinh dưỡng có ý nghĩa thống kê (OR=0,4 (0,1-0,98); p=0,04).

3.3.2.2. Mối liên quan đến tình trạng TC/BP của người bệnh ĐTĐ type 2
Bảng 3.12 Mối liên quan giữa đặc điểm nhân khẩu học với tình trạng
TC/BP của người bệnh ĐTĐ type 2 (n=247)

Không có
Có TCBP OR
Mục TCBP p
n (%) (95% KTC)
n (%)
Tuổi
40-49 7 (36,8) 12 (63,2) 1
50-59 36 (34,6) 68 (65,4) 0,9 (0,3-2,5) 0,85
60-69 32 (30,8) 72 (69,2) 0.8 (0,3-2,1) 0,60
≥70 4 (20,0) 16 (80,0) 0,4 (0,1-1,8) 0,25
Trình độ học vấn
Không đi học 9 (36,0) 16 (64,0) 1
Cấp 1 (Tiểu học) 26 (28,6) 65 (71,4) 0,71 (0,3-1,8) 0,48
Cấp 2 (Trung học
31 (37,3) 52 (62,7) 1,1 (0,4-2,7) 0,90
cơ sở)
Cấp 3 (Trung học
13 (31,0) 29 (69,0) 0,8 (0,3-2,3) 0,67
phổ thông)
Trung cấp-cao
0 (0,0) 5 (100) 0,00 -
đẳng
Đại học-sau đại học 0 (0,0) 1 (100) 0,00 -
Nghề nghiệp
Nông lâm/thủy sản 20 (37,7) 33 (62,3) 1
Công nhân 3 (42,9) 4 (57,1) 1,2 (0,3-6,1) 0,79
Cán bộ (công chức/
5 (25,0) 15 (75,0) 0,6 (0,2-1,8) 0,31
viên nhà nước)
Buôn bán 14 (36,8) 24 (63,2) 1 (0,4-2,3) 0,93
Nội trợ/không có
17 (32,1) 36 (67,9) 0,78 (0,35-1,7) 0,54
việc làm
Già 20 (26,3) 56 (73,7) 0,6 (0,3-1,3) 0,17

GVHD: ThS. Nguyễn Lê Thanh Trúc SVTH: Nguyễn Quốc Việt


43

Không có
Có TCBP OR
Mục TCBP p
n (%) (95% KTC)
n (%)
Thời gian mắc bệnh
< 1 năm 7 (33,3) 14 (66,7) 1
1-5 năm 21 (27,6) 55 (72,4) 1,3 (0,5-3,7) 0.61
5-10 năm 27 (38,6) 43 (61,4) 1,7 (0,8-3,2) 0,16
10-20 năm 24 (30,0) 56 (70,0) 1,1 (0,6-2,2) 0,74
Bệnh lý kèm theo
Bệnh mạch vành
Có 21 (35,6) 38 (64,4) 1,2 (0,7-2,3) 0,5
Không 58 (30,9) 130 (69,1)
Tăng huyết áp
Có 57 (36,1) 101 (63,9) 1,7 (1-3,1) 0,07
Không 22 (24,7) 67 (75,3)
Suy tim
Có 16 (29,1) 39 (70,9) 0,8 (0,4-1,6) 0,6
Không 63 (32,8) 129 (67,2)
Hen phế quản
Có 3 (20,0) 12 (80,0) 0,5 (0,1-1,9) 0,31
Không 76 (32,8) 156 (67,2)
Xơ gan
Có 6 (54,5) 5 (45,5) 2,7 (0,8-9,1) 0,11
Không 73 (30,9) 163 (69,1)
Viêm loét dạ dày/tá
tràng
Có 17 (29,3) 41 (70,7) 0,9 (0,5-1,6) 0,62
Không 62 (32,8) 127 (67,2)
Nhận xét:

Kết quả bảng 3.12 cho thấy người bệnh ĐTĐ type 2 tham gia nghiên cứu độ tuổi
từ 40-49 có TC/BP chiếm tỷ lệ cao nhất với 36,8%, người bệnh có độ tuổi ≥70 có
TC/BP chiếm tỷ lệ thấp nhất với 20%, tỷ lệ người bệnh có trình độ học vấn cấp 2
(Trung học cơ sở) có TC/BP chiếm tỷ lệ cao nhất với 37,3%, tiếp đến là người bệnh
không đi học có tình trạng TC/BP chiếm 36,0% và thấp nhất ở trình độ học vấn cấp
1 (Tiểu học) chiếm 28,6% , nghề nghiệp của người bệnh tham gia nghiên cứu có
TC/BP chiếm tỷ lệ cao nhất ở nghề nghiệp công nhân với 42,9%, thời gian mắc
bệnh ĐTĐ type 2 của người bệnh có TC/BP chủ yếu từ 5-10 năm chiếm tỷ lệ
38,6%, 10-20 năm chiếm 30,0%, 1-5 năm chiếm 27,6% và thấp nhất dưới 1 năm

GVHD: ThS. Nguyễn Lê Thanh Trúc SVTH: Nguyễn Quốc Việt


44

chiếm tỷ lệ 33,3%. Như vậy, không có mối liên quan giữa tuổi, trình độ học vấn,
nghề nghiệp và thời gian mắc bệnh với tình trạng thừa cân, béo phì với p>0,05.

Ở những người bệnh tham gia nghiên cứu mắc bệnh lý kèm theo có tình trạng
TC/BP là bệnh xơ gan chiếm tỷ lệ 54,5% cao hơn so với những người bệnh có tình
trạng TC/BP có bệnh có bệnh lý kèm theo là bệnh tăng huyết áp, suy tim, hen phế
quản, viêm loét dạ dày/tá tràng với tỷ lệ lần lượt là 36,1%, 29,1%, 20,0%, 29,3% .
Như vậy, cũng không có mối liên quan giữa bệnh lý đi kèm với tình trạng TC/BP
với p>0,05.
Bảng 3.13 Mối liên quan giữa lối sống với tình trạng TC/BP của người bệnh
ĐTĐ type 2 (n=247)

Không có
Có TCBP OR
Mục TCBP P
n (%) (95% KTC)
n (%)
Hút thuốc lá
Không 57 (28,4) 144 (71,6) 1
Thường xuyên ≥4
19 (46,3) 22 (53,7) 0,5 (0,2-0,9) 0,03
lần/tuần
Đã từng hút
3 (60,0) 2 (40,0) 1,7 (0,3-11,5) 0,57
nhưng bỏ
Uống rượu, bia
Thường xuyên 24 (55,8) 19 (44,2)
3,4 (1,7-6,7) <0,001
Không 55 (27,0) 149 (73,0)
Mức độ tập thể dục
1-3 lần/tuần 30 (32,3) 63 (67,7) 1
3-5 lần/tuần 24 (32,9) 49 (67,1) 1 (0,5-2) 0,93
>5 lần/tuần 25 (30,9) 56 (69,1) 0,9 (0,5-1,8) 0,84
Loại hình tập thể dục
Đi bộ 74 (32,6) 153 (67,4)
0,8 (0,5-1,4) 0,49
Đạp xe đạp 5 (25,0) 15 (75,0)
Nhận xét:
Kết quả cho thấy người bệnh ĐTĐ type 2 tham gia nghiên cứu thường xuyên hút
thuốc lá có TC/BP chiếm 46,3% thấp hơn so với người bệnh có TC/BP đã từng hút
nhưng bỏ với 60%, và cao hơn so với người bệnh không hút thuốc lá có tình trạng
TC/BP với 28,4%, người bệnh thường xuyên uống rượu, bia có TC/BP chiếm
55,8% cao hơn so với người bệnh không uống rượu, bia có TC/BP với tỷ lệ 27,0%,

GVHD: ThS. Nguyễn Lê Thanh Trúc SVTH: Nguyễn Quốc Việt


45

mức độ tập luyện thể dục ở những người bệnh có TC/BP chiếm tỷ lệ cao nhất
32,9% tập luyện từ 3-5 lần/tuần, 1-3 lần/tuần chiếm 32,3%, >5 lần tuần chiếm
30,9%, hầu hết người bệnh có TC/BP lựa chọn loại hình tập luyện thể dục là đi bộ
chiếm tỷ lệ 32,6%, Như vậy ở những người bệnh có TC/BP thường xuyên hút thuốc
lá sự có mối liên quan có ý nghĩa thống kê (OR=0,5 (0,2-0,9); p=0,03), ngoài ra
người bệnh có TC/BP uống rượu, bia cũng có mối liên quan có ý nghĩa thống kê
(OR=3,4 (1,7-6,7);p <0,001), nhưng không có mối liên quan giữa mức độ tập luyện
thể dục, loại hình tập luyện thể dục với tình trạng TC/BP với p>0,05.

GVHD: ThS. Nguyễn Lê Thanh Trúc SVTH: Nguyễn Quốc Việt


46

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN


4.1. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu

Trong nghiên cứu của chúng tôi nhóm tuổi chiếm tỷ lệ thấp nhất 40-49 tuổi chỉ
chiếm 6,1%, tập trung nhiều nhất ở nhóm tuổi 60-69 tuổi chiếm đến 46,6%, tỷ lệ
nhóm tuổi 50-59 tuổi, ≥70 tuổi lần lượt là 36%, 11,3%. Kết quả này gần tương tự
với kết quả của Phạm Thị Thùy Hương [18] nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng và
một số yếu tố liên quan của người bệnh đái tháo đường type 2 được quản lý tại
Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam thì nhóm tuổi 40-49 tuổi chiếm 11,6%,
60-69 tuổi chiếm 31,4%, 50-59 tuổi chiếm 31,8%, ≥70 tuổi chiếm 21,9%. Khác so
với kết quả của Nguyễn Thị Hương Lan [26] nghiên cứu trên 255 người bệnh đái
tháo đường type 2 điều trị tại bệnh viện nội tiết Trung ương thì nhóm tuổi 40-59
tuổi chiếm 47,1%, ≥60 tuổi chiếm 50,2%, nghiên cứu của Võ Thị Trang và cộng sự
[37] thì nhóm tuổi 40-59 tuổi chiếm 28,2%, ≥60 tuổi chiếm 69,4%.

Tỷ lệ người bệnh nam trong nghiên cứu của chúng tôi chiếm 31,6% thấp hơn so
với người bệnh nữ chiếm 68,4%, kết quả này tương tự kết quả của một số nghiên
cứu: Võ Thị Trang và cộng sự [37] nghiên cứu trên 170 người bệnh đái tháo đường
type 2 điều trị tại khoa Nội tổng hợp Bệnh viện Đa khoa khu vực Đặng Thùy Trâm
thì người bệnh nam chiếm 41,8% và nữ chiếm 58,2%. Nghiên cứu của Phạm Thị
Thùy Hương [18] thì người bệnh nam chiếm 45%, người bệnh nữ chiếm 55%,
nghiên cứu của Trần Thị Phương Lan và các cộng sự [27] thì người bệnh nam
chiếm 46,7% và người bệnh nữ chiếm 53,3%. Sự khác biệt về giới của người bệnh
ĐTĐ type 2 khác nhau vì phụ thuộc vào thói quen ăn uống, sự vận động thể lực,
điều kiện sống,…

Về trình độ học vấn trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ người bệnh có trình độ
học vấn ở mức tiểu học và trung học cơ sở chiếm tỷ lệ cao nhất lần lượt là 36,8%,
33,6%, chiếm tỷ lệ nhấp nhất là người bệnh có trình độ học vấn đại học-sau đại học
với 0,4%,. Tỷ lệ người bệnh có trình độ trung học phổ thông chiếm 17,0%, trung
cấp-cao đẳng chiếm 2,0%, và còn lại là người bệnh không đi học chiếm 10,1%. Kết

GVHD: ThS. Nguyễn Lê Thanh Trúc SVTH: Nguyễn Quốc Việt


47

quả tương tự một số nghiên cứu: theo nghiên cứu của Phạm Thị Thùy Hương [18]
về tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của người bệnh đái tháo đường
type 2 được quản lý tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam thì người bệnh
có trình độ học vấn tiểu học chiếm 30,2%, trung học cơ sở chiếm 33,1%, đại học-
sau đại học chiếm 8,3%, tỷ lệ người bệnh có trình độ trung học phổ thông chiếm
16,5%, trung cấp-cao đẳng chiếm 11,6% và người bệnh không đi học chiếm 0,4%.
Nghiên cứu của Võ Thị Trang và cộng sự [37] nghiên cứu trên 170 người bệnh đái
tháo đường type 2 điều trị tại khoa Nội tổng hợp Bệnh viện Đa khoa khu vực Đặng
Thùy Trâm thì người bệnh có trình độ học vấn dưới trung học phổ thông chiếm
71,8%, trung học phổ thông chiếm 17,1%, trung cấp-cao đẳng chiếm 9,4% và trình
độ học vấn đại học-sau đại học chiếm 1,8%. Kết quả của chúng tôi khác biệt với
nghiên cứu của Bùi Thu Hà và cộng sự [13] nghiên cứu trên 325 người bệnh đái
tháo đường type 2 tại Bệnh viện Hữu Nghị thì người bệnh có trình độ học vấn dưới
hoặc trung học phổ thông chỉ chiếm 3,1%, người bệnh có trình độ trên trung học
phổ thông chiếm 96,9%.

Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ nhóm người bệnh có nghề nghiệp già
chiếm 30,8% cao nhất trong đối tượng nghiên cứu, nhóm cán bộ (công chức/viên
nhà nước) chiếm 8,1%, nông lâm/thủy sản chiếm 21,5%, nội trợ/không có việc làm
chiếm 21,5%, buôn bán chiếm 15,4%, và thấp nhất là nhóm người bệnh làm công
nhân chiếm 2,8%. Kết quả này cũng tương tự với nghiên cứu của Võ Thị Trang và
cộng sự [37] nghiên cứu trên 170 người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị tại khoa
Nội tổng hợp Bệnh viện Đa khoa khu vực Đặng Thùy Trâm, tỷ lệ người bệnh nghỉ
hưu/già chiếm 40,0%, công nhân, viên chức chiếm 11,2%, nông/lâm/ngư nghiệp
chiếm 41,2%. Nghề nghiệp trong nghiên cứu của chúng tôi khác biệt so với nghiên
cứu của Phạm Thị Thùy Hương [18] tỷ lệ người bệnh có nghề nghiệp hưu trí chiếm
22,7%, cán bộ (công chức/viên nhà nước) chiếm 10,3%, nông lâm/thủy sản chiếm
12,8%, nội trợ/không có việc làm chiếm 38,4%, buôn bán chiếm 7,4%, công nhân
chiếm 4,5%.

GVHD: ThS. Nguyễn Lê Thanh Trúc SVTH: Nguyễn Quốc Việt


48

Thời gian phát hiện bệnh ĐTĐ type 2 trong nghiên cứu của chúng tôi dưới 1 năm
chiếm 8,5%, 1-5 năm chiếm 30,8%, 5-10 năm chiếm 28,3%, 10-20 năm chiếm
32,4%. Kết quả này tương tự với kết quả của Phạm Thị Thùy Hương [18], tỷ lệ phát
hiện bệnh dưới 1 năm 9,9%, 1-5 năm 50,8%, 5-10 năm 27,3%, và 10-20 năm chiếm
12%. Tỷ lệ phát hiện bệnh ≥5 năm trong nghiên cứu của chúng tôi chiếm 60,7%.
Tương tự với nghiên cứu của Dương Thanh Tịnh và các cộng sự [32] nghiên cứu
trên 98 người bệnh đái tháo đường type 2 đang được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa
tỉnh Nam Định với tỷ lệ phát hiện bệnh đái tháo đường type 2 ≥5 năm chiếm 73,5%.
Thời gian phát hiện bệnh ≥5 năm trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với
nghiên cứu của Phạm Thị Thùy Hương [18] với tỷ lệ phát hiện bệnh ≥5 năm chiếm
39,3%. Trong nghiên cứu của chúng tôi phần lớn người bệnh phát hiện bệnh muộn
vì một phần lí do tâm lý người bệnh sợ bị bệnh nên không có thói quen khám sức
khỏe định kỳ để phát hiện bệnh sớm.

Phần lớn người bệnh đều mắc một số bệnh lý đi kèm, tỷ lệ người bệnh ĐTĐ type
2 mắc bệnh tăng huyết áp là cao nhất với tỷ lệ 64,0%, tiếp đến là bệnh mạch vành
chiếm 23,9%, bệnh viêm loét dạ dày/tá tràng chiếm 23,5% và bệnh suy tim chiếm
22,3%. Như vậy nhóm bệnh lý đi kèm với bệnh ĐTĐ type 2 trong nghiên cứu của
chúng tôi chủ yếu là bệnh tăng huyết áp và bệnh mạch vành chiếm 87,9%. Tương tự
với các nghiên cứu của Phạm Thị Thùy Hương [18] tỷ lệ người bệnh có bệnh lý đi
kèm là tăng huyết áp chiếm 34,3%, bệnh tim mạch chiếm 21,4%. Nghiên cứu của
Võ Thị Trang và cộng sự [37], tỷ lệ bệnh kèm theo là bệnh tim mạch/tăng huyết áp
chiếm 40,9%, rối loạn lipid máu chiếm 31,5%.

Hoạt động thể lực cường độ vừa phải được thực hiện trong 150-250 phút mỗi
tuần dường như ngăn ngừa tăng cân và giảm cân nhẹ ở người lớn, cần hoạt động thể
lực cường độ trung bình hơn (>250 phút/tuần) để duy trì cân nặng sau khi giảm cân.
Tập thể dục giúp tăng cường sức đề kháng, làm giảm trọng lượng cơ thể hoặc lượng
mỡ cơ thể, hoạt động thể lực giúp cải thiện các yếu tố nguy cơ gây ra bệnh mãn
tính. Hơn nữa, thói quen ít vận động là một yếu tố nguy cơ đối với sự phát triển của
thừa cân và béo phì [80]. Kết quả của chúng tôi chỉ ra mức độ tập luyện thể dục ở

GVHD: ThS. Nguyễn Lê Thanh Trúc SVTH: Nguyễn Quốc Việt


49

những người bệnh từ 1-3 lần/tuần chiếm 37,7%, 29,6% tập luyện từ 3-5 lần/tuần,
32,8% tập luyện >5 lần/tuần. Nghiên cứu của Trần Thị Phương Lan và các cộng sự
[27] thì người bệnh có tập luyện thể dục ở nhóm TC/BP chiếm 59,4%, người bệnh
tập luyện thể dục không có TC/BP chiếm 40,6%. Nghiên cứu của Võ Thị Trang và
cộng sự [37] thì người bệnh hoạt động thể lực thường xuyên có TC/BP chiếm
24,4%, người bệnh hoạt động thể lực thường xuyên không có TC/BP chiếm 75,6%.
Nghiên cứu của Phạm Thị Thùy Hương [18] tỷ lệ người bệnh luyện tập thể dục
thường xuyên (≥30 phút, 150 phút/tuần, không bỏ tập ≥2 lần/ngày) có TC/BP chiếm
27,4%, tỷ lệ người bệnh luyện tập thể dục thường xuyên không có TC/BP chiếm
72,6%, ngoài ra kết quả của chúng tôi còn cho thấy hầu hết người bệnh lựa chọn
loại hình tập luyện là đi bộ chiếm 91,9%, đạp xe đạp là 8,1%, tỷ lệ này gần giống
với kết quả của Phạm Thị Thùy Hương [18] tỷ lệ người bệnh chọn loại hình tập
luyện thể dục là đi bộ chiếm 80,4% và tỷ lệ người bệnh chọn loại hình tập luyện thể
dục là đạp xe đạp chiếm 3,6%.

Bên cạnh lối sống ít hoạt động thể lực thì lối sống của người bệnh ĐTĐ type 2
thường xuyên hút thuốc lá (16,6%) cao hơn người bệnh đã từng hút nhưng bỏ
(2,0%). Kết quả này gần tương tự với kết quả của Dương Thanh Tịnh và các cộng
sự [32] về thói quen hút thuốc lá với tỷ lệ 21,4% người bệnh đã từng hoặc đang hút
thuốc lá. Kết của chúng tôi khác biệt so với nghiên cứu của Phạm Thị Thùy Hương
[18] với tỷ lệ người bệnh đã từng hút nhưng bỏ chiếm 27,5%, người bệnh không hút
thuốc lá chiếm 20,5%, hút thuốc lá thường xuyên chiếm 8,6%. Tỷ lệ người bệnh
thường xuyên sử dụng rượu, bia trong kết quả của chúng tôi chiếm 17,4%, và người
bệnh không sử dụng rượu bia chiếm 82,6%. Tương tự với kết quả của Dương Thanh
Tịnh và các cộng sự [32] với tỷ lệ 38,8% người bệnh đang uống hoặc đã từng uống
rượu bia và khác so với kết quả của Phạm Thị Thùy Hương [18] với những người
bệnh có TC/BP lạm dụng rượu, bia chiếm 21,1 % và người bệnh không lạm dụng
rượu, bia chiếm 20,0%.

4.2. Tình trạng dinh dưỡng của người bệnh ĐTĐ type 2

GVHD: ThS. Nguyễn Lê Thanh Trúc SVTH: Nguyễn Quốc Việt


50

Cho đến nay, chỉ số BMI là công cụ chẩn đoán được sử dụng rộng rãi nhất để
đánh giá tình trạng dinh dưỡng của cộng đồng và cá thể do đặc tính dễ đo lường và
đánh giá. Trong dự phòng bệnh ĐTĐ type 2, người ta khuyến nghị cần duy trì cân
nặng ở giới hạn thấp của BMI bình thường (21-23) [39]. Kết quả nghiên cứu của
chúng tôi cao hơn khuyến nghị này với kết quả thu được BMI trung bình 23,7±2,95
kg/m2, tuy nhiên sự khác biệt giữa nam và nữ của chỉ số BMI không có ý nghĩa
thống kê với p=0,095. Kết quả này thấp hơn so với nghiên cứu của Trần Thị
Phương Lan và các cộng sự [27] chỉ số BMI trung bình 24,1±2,9 kg/m2 và cao hơn
nghiên cứu của Phạm Thị Thùy Hương [18] chỉ số BMI trung bình 22,9±2,8 kg/m2.
Bên cạnh đó theo tiêu chuẩn đánh giá tình trạng dinh dưỡng của WHO, tỷ lệ người
bệnh ĐTĐ type 2 có chỉ số BMI bình thường là cao nhất chiếm 66,4%, tỷ lệ người
bệnh thừa cân chiếm 30,4%, tỷ lệ người bệnh béo phì chiếm 1,6%, tỷ lệ người bệnh
thiếu cân chiếm 1,6%. Như vậy, tỷ lệ TC/BP chung là 32,0%. Khá tương đồng với
kết quả của Phạm Thị Thùy Hương [18] tỷ lệ người bệnh có chỉ số BMI bình
thường chiếm 73,1%, thừa cân chiếm 19,4%, béo phì chiếm 0,8%, và tỷ lệ người
bệnh thiếu cân chiếm 6,6%. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hương Lan và cộng sự
(2020) [26] tỷ lệ người bệnh có chỉ số BMI bình thường chiếm 62,0%, thừa cân,
béo phì chiếm 33,3%, thiếu cân chiếm 4,7%. Sự tương đồng có thể do nghiên cứu
của chúng tôi và 2 nghiên cứu trên đều sử dụng cùng phân loại chỉ số khối cơ thể
theo WHO. So sánh với nghiên cứu của Đồng Thị Phương và cộng sự [29] trên 440
người bệnh điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đông Anh kết quả cho thấy có 45,0%
người bệnh TC/BP và nghiên cứu của Nguyễn Thị Thắm và cộng sự [34] trên 240
người bệnh tại Bệnh viện Hải Phòng là 42,9%. Sự khác biệt về tỷ lệ TC/BP so với
nghiên cứu của chúng tôi vì 2 nghiên cứu trên đánh giá và phân loại chỉ số khối cơ
thể theo WPRO dành riêng cho người châu Á.

Nghiên cứu của chúng tôi sử dụng phương pháp tầm soát nguy cơ dinh dưỡng
(NRS) thu được kết quả với tỷ lệ người bệnh có nguy cơ suy dinh dưỡng chiếm
13,8%, và người bệnh có tình trạng dinh dưỡng bình thường chiếm 86,2%. So sánh
với các nghiên cứu của Dương Thanh Tịnh và các cộng sự [32] với phương pháp
đánh giá dinh dưỡng toàn diện SGA tỷ lệ người bệnh có nguy cơ suy dinh dưỡng

GVHD: ThS. Nguyễn Lê Thanh Trúc SVTH: Nguyễn Quốc Việt


51

chiếm 18,4%, người bệnh có dinh dưỡng tốt chiếm 81,6%. Nghiên cứu của Lâm
Khắc Kỷ và các cộng sự [20] trên 50 người bệnh ĐTĐ type 2 tại khoa Nội tiết Bệnh
viện Thống Nhất, với kết quả theo phương pháp SGA tỷ lệ người bệnh nhẹ /vừa
chiếm 38%, suy dinh dưỡng nặng chiếm 52% và dinh dưỡng tốt chiếm 10%. Qua đó
có thể thấy nghiên cứu của chúng tôi ngoài đánh giá TTDD của người bệnh bằng
chỉ số BMI để xác định tình trạng người bệnh (thiếu cân, bình thường, thừa cân, béo
phì). Chúng tôi sử dụng thêm công cụ sàng lọc NRS mục đích xác định những
người bệnh có nguy cơ suy dinh dưỡng mà BMI không cho thấy được có thể giúp
phát hiện sớm phòng ngừa các ảnh hưởng của bệnh ĐTĐ. Hai nghiên cứu trên sử
dụng phương pháp đánh giá tổng thể chủ quan (SGA) để đánh giá TTDD của người
bệnh lúc nhập viện trong vòng 24h. Sự khác biệt về tỷ lệ người bệnh có nguy cơ suy
dinh dưỡng trong nghiên cứu của chúng tôi so với hai nghiên cứu trên do sử dụng
phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng khác nhau.

Ngoài ra ngày nay người ta đã thấy rõ vị trí và số lượng tổ chức mỡ trong cơ thể
đều ảnh hưởng quan trọng đến sức khỏe. Béo bụng (béo hình quả táo) có nguy cơ về
sức khỏe hơn béo phần dưới (béo hình quả lê). Nguy cơ sức khỏe ở loại béo bụng
tăng lên do có nhiều mỡ ở nội tạng (hay trong ổ bụng). Chỉ số VE/VM là một yếu tố
có giá trị để đánh giá tình trạng béo bụng và là phương pháp để xác định sự phân bố
mỡ trên cơ thể. Nam giới thường có tỷ số VE/VM và mỡ bụng cao hơn ở nữ [21].
Trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy vòng eo trung bình ở nam 93,8±10,5 (cm)
cao hơn ở nữ 89,7±7,9 (cm), có ý nghĩa thống kê với p=0,003. Tỷ lệ người bệnh
nam có vòng eo nguy cơ cao là 66,7% thấp hơn so với người bệnh nữ là 91,1%, tỷ
lệ người bệnh nam có chỉ số VE/VM có nguy cơ cao là 70,5% thấp hơn so với
người bệnh nữ nữ là 98,2%. Tỷ lệ người bệnh có chỉ số VE/VM cao, cho thấy có
nguy cơ với một số bệnh chuyển hóa và tim mạch, đặc biệt không tốt cho sức khỏe
của người bệnh ĐTĐ type 2, người bệnh ĐTĐ type 2 có chỉ số VE/VM cao dễ bị
biến chứng về bệnh tim mạch hơn những người bệnh có chỉ số VE/VM ở ngưỡng
bình thường theo khuyến cáo. Kết quả này khác biệt so với nghiên cứu của Bùi Thu
Hà và cộng sự [13] với tỷ lệ vòng eo ở nam có nguy cơ cao chiếm 12,9%, vòng eo ở
nữ có nguy cơ cao chiếm 43,5%, chỉ số VE/VM ở nam có nguy cơ cao chiếm

GVHD: ThS. Nguyễn Lê Thanh Trúc SVTH: Nguyễn Quốc Việt


52

45,9%, chỉ số VE/VM ở nữ có nguy cơ cao là 90,2%. Nghiên cứu của Phạm Thị
Thùy Hương [18] vòng eo trung bình của nam 87±8,5 (cm), vòng eo trung bình của
nữ 84,4±7,2 (cm). Một nghiên cứu tại An Giang [17] trên 75 người bệnh ĐTĐ điều
trị tại khoa Nội tổng hợp Bệnh viện Đa khoa An Giang đã chỉ ra rằng tỷ lệ VE/VM
cao là yếu tố nguy cơ gây biến chứng thận. Người bệnh điều trị ngoại trú hay nội trú
đều cần kiểm soát tỷ lệ VE/VM ở ngưỡng bình thường để phòng ngừa các biến
chứng xảy ra ở người bệnh ĐTĐ như biến chứng về tim mạch hay thận.

4.3. Một số yếu tố liên quan đến TTDD ở người bệnh ĐTĐ type 2
4.3.1. Tần xuất sử dụng một số loại thực phẩm

Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ người bệnh uống sữa và ăn quả chín từ 4
lần/tuần trở trên chiếm tỷ lệ 22,3% và 6,0% thấp hơn so với các nghiên cứu của
Phạm Văn Khôi [23] với tỷ lệ người bệnh uống sữa thường xuyên chiếm 29,3% và
tỷ lệ người bệnh ăn quả chín thường xuyên chiếm 34,3%. Nghiên cứu của Phạm Thị
Lan Anh [1] 68-81% người bệnh ăn quả chín hằng ngày, 22-27% người bệnh uống
sữa hằng ngày. Phạm Thị Thùy Hương [18] tỷ lệ người bệnh uống sữa thường
xuyên chiếm 29%, tỷ lệ người bệnh ăn quả chín thường xuyên chiếm 33,5%, Qua
các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ người bệnh uống sữa hằng ngày thấp, do thói quen
kiêng đồ ngọt nên hầu hết người bệnh hạn chế uống sữa và có thể điều kiện kinh tế
của người bệnh còn thấp.

Rượu có thể làm hạ đường huyết, người nghiện rượu có nguy cơ xơ gan, nghiên
cứu của chúng tôi cũng cho thấy người bệnh mắc ĐTĐ type 2 có bệnh kèm là xơ
gan mặc dù tỷ lệ cũng khá thấp với 4,5%. Vì vậy, có thể thấy người bệnh tham gia
nghiên cứu cũng nhận thức được tác hại của rượu, bia đối với người bệnh ĐTĐ type
2. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 82,6% người bệnh không uống rượu, bia, 8,1%
người bệnh uống rượu, bia 1-3 lần/tháng, 4,0% người bệnh uống rượu, bia 1-3
lần/tuần, 2,0% người bệnh uống rượu, bia 4-5 lần/tuần, 2,8% người bệnh uống
rượu, bia 1 lần/ngày, và chỉ có 0,4% người bệnh uống rượu bia ≥2 lần/ngày.

GVHD: ThS. Nguyễn Lê Thanh Trúc SVTH: Nguyễn Quốc Việt


53

Theo nghiên cứu của Phạm Thị Thùy Hương [18] người bệnh tham gia nghiên
cứu sử dụng rau xanh hằng ngày chiếm 93,8%. Kết quả này tương tự với nghiên
cứu của chúng tôi có 89,1% người bệnh sử dụng rau xanh hằng ngày.

Người bệnh trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ sử dụng dầu mỡ hằng ngày chỉ
chiếm 4,0% thấp hơn rất nhiều so với nghiên cứu của Phạm Thị Thùy Hương [18]
có đến 96,7% người bệnh sử dụng dầu thực vật hằng ngày.

Ngoài ra trong nghiên cứu của chúng tôi người bệnh sử dụng thịt từ 4 tuần trở lên
chiếm tỷ lệ 97,7%, người bệnh sử dụng cá chiếm tỷ lệ 84,6%, lượng trứng ít được
người bệnh sử dụng 19,0% người bệnh sử dụng 1-3 lần/tuần, 66,4% người bệnh sử
dụng 1-3 lần/tháng. Tương đồng với kết quả của Phạm Thị Thùy Hương [18] người
bệnh sử dụng cá thường xuyên chiếm 87,7%, người bệnh sử dụng thịt thường xuyên
chiếm 58,3%, lượng trứng sử dụng 1-3 lần/tuần chiếm 32,2%, 52,1% người bệnh sử
dụng 1-3 lần/tháng.

Kết quả nghiên cứu cho thấy 94,3% người bệnh sử dụng gạo ≥2 lần/ngày, thực
phẩm thay thế gạo là khoai, sắn 49,0% người bệnh sử dụng 1-3 lần/tuần. Bún, mỳ
quảng; mì ăn liền; bánh bao, đồ ngọt ít được người bệnh sử dụng, tỷ lệ lần lượt ở
mức tiêu thụ 1-3 lần/tuần là 19,4%, 27,9%, 36%, và 35,6%. Tương tự kết quả
nghiên cứu của Phạm Thị Thùy Hương [18] 96,7% người bệnh sử dụng gạo hằng
ngày, khoai, sắn chiếm 26,4% người bệnh sử dụng 1-3 lần/tuần.

4.3.2. Các yếu tố liên quan đến TTDD của người bệnh ĐTĐ type 2 theo
NRS

Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ người bệnh có nguy cơ suy dinh dưỡng ở
nhóm tuổi 60-69 tuổi chiếm 16,3%, cao hơn so với người bệnh ở các nhóm tuổi có
nguy cơ suy dinh dưỡng 40-49 tuổi chiếm 15,8%, 50-59 tuổi chiếm 10,6%, ≥70 tuổi
chiếm 15%. Nghiên cứu của chúng tôi không tìm thấy mối liên quan giữa nhóm tuổi
và nguy cơ suy dinh dưỡng với p>0,05. So sánh với các nghiên cứu ngoài nước của
Mirac Vural Keskinler và các cộng sự [71] cho thấy nhóm tuổi có nguy cơ suy dinh
dưỡng 62,62±10,88 tuổi. Nghiên cứu tại Nigeria của Oadimeji Adedeji Junaid và

GVHD: ThS. Nguyễn Lê Thanh Trúc SVTH: Nguyễn Quốc Việt


54

các cộng sự [74] cho thấy nhóm tuổi <69 tuổi có nguy cơ suy dinh dưỡng chiếm
70,2%, nhóm tuổi ≥70 tuổi chiếm 29,8%. Nhưng ở hai nghiên cứu này có mối liên
quan giữa tuổi và nguy cơ suy dinh dưỡng với p<0,05. Có thể giải thích rằng khi
người bệnh càng lớn tuổi càng có nhiều nguy cơ suy dinh dưỡng do hiện tượng suy
mòn ở người cao tuổi [71], [74].

Trình độ học vấn trong nghiên cứu của chúng tôi ở những người bệnh có nguy cơ
suy dinh dưỡng với trình độ học vấn cấp 1 chiếm tỷ lệ 17,6%, tiếp đến là trình độ
học vấn cấp 2 chiếm 13,3%, cấp 3 chiếm 9,5%, 8,0% người bệnh có nguy cơ suy
dinh dưỡng không đi học, không tìm thấy mối liên quan giữa trình độ học vấn và
nguy cơ suy dinh dưỡng với p>0,05. Khác biệt so với nghiên cứu của Oadimeji
Adedeji Junaid và các cộng sự [74] tỷ lệ người bệnh có nguy cơ suy dinh dưỡng với
trình độ học vấn dưới trung học phổ thông chiếm 55,3%, trung học phổ thông trở
lên chiếm 44,7%. Nghiên cứu của Mirac Vural Keskinler và các cộng sự [71] tỷ lệ
người bệnh có nguy cơ suy dinh dưỡng không đi học chiếm tỷ lệ 18,8%, người bệnh
có trình độ tiểu học chiếm 75,0%, trung học phổ thông chiếm 6,3%. Tuy nhiên ở hai
nghiên cứu này cũng không tìm thấy mối liên quan giữa trình độ học vấn và nguy
cơ suy dinh dưỡng p>0,05. Sự khác biệt trong nghiên cứu của chúng tôi so với 2
nghiên cứu trên có thể do hệ thống giáo dục của các quốc gia, điều kiện kinh tế khác
nhau. Nghiên cứu của chúng tôi tại Trà Vinh nơi có đông đồng bào dân tộc Khmer
sinh sống. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của chúng tôi còn cho thấy đa số là người
bệnh lớn tuổi, có thể trong quá khứ họ không có đủ điều kiện kinh tế để được đi
học. Qua đó, người bệnh có trình độ học vấn cấp 1, cấp 2, có nguy cơ suy dinh
dưỡng chiếm đa số.

Nghề nghiệp ở những người bệnh có nguy cơ suy dinh dưỡng chiếm tỷ cao nhất
với 15,8% người bệnh già, 7,9% người bệnh có nghề nghiệp buôn bán có nguy cơ
suy dinh dưỡng. Nghiên cứu của chúng tôi không tìm thấy mối liên quan giữa nghề
nghiệp và nguy cơ suy dinh dưỡng với p>0,05. Trong nghiên cứu của Lâm Khắc Kỷ
và các cộng sự (2022) với phương pháp đánh giá dinh dưỡng toàn diện SGA [20]
cho thấy người bệnh suy dinh dưỡng nhẹ hay có nguy cơ suy dinh dưỡng với nghề

GVHD: ThS. Nguyễn Lê Thanh Trúc SVTH: Nguyễn Quốc Việt


55

nghiệp là hưu trí chiếm 36,8%, viên chức chiếm 40,0%, nghiên cứu này cũng không
tìm thấy mối liên quan giữa nghề nghiệp và nguy cơ suy dinh dưỡng với p>0,05.
Qua đó, có thể thấy người bệnh trong nghiên cứu của chúng tôi phần đông là người
bệnh lớn tuổi, có thể họ đã qua độ tuổi lao động nên nghề nghiệp ở những người
bệnh có nguy cơ suy dinh dưỡng chủ yếu là người bệnh già.

Thời gian mắc bệnh của người bệnh tham gia nghiên cứu có nguy cơ suy dinh
dưỡng từ 5-10 năm chiếm tỷ lệ cao nhất với 17,1%, 10-20 năm chiếm 16,2%, 1-5
năm chiếm 9,2%, <1 năm chiếm 9,5%. Nghiên cứu của chúng tôi không tìm thấy
mối liên quan giữa thời gian mắc bệnh và nguy cơ suy dinh dưỡng với p>0,05. So
sánh với nghiên cứu của Oadimeji Adedeji Junaid và các cộng sự [74] kết quả cho
thấy tỷ lệ người bệnh mắc bệnh <10 năm có nguy cơ suy dinh dưỡng chiếm 80,9%,
≥10 năm có nguy cơ suy dinh dưỡng chiếm 19,1%. Nghiên cứu này cũng không tìm
thấy mối liên quan giữa thời gian mắc bệnh và nguy cơ suy dinh dưỡng với p>0,05.
Có thể thấy người bệnh mắc bệnh >5 năm có nguy cơ suy dinh dưỡng chiếm tỷ lệ
cao vì khi mới mắc bệnh ĐTĐ người bệnh sẽ có tình trạng TC/BP, càng mắc bệnh
lâu năm có thể người bệnh sợ ăn nhiều, sợ vận động nhiều từ đó phần nào người
bệnh sẽ dễ có nguy cơ suy dinh dưỡng.

Người bệnh mắc bệnh lý kèm theo là tăng huyết áp có nguy cơ suy dinh dưỡng
chiếm tỷ lệ 15,8%, người bệnh mắc bệnh lý kèm theo là hen phế quản có nguy cơ
suy dinh dưỡng chiếm tỷ lệ cao với 20,0%. Khác biệt so với nghiên cứu của Mirac
Vural Keskinler và các cộng sự [71] với tỷ lệ người bệnh có bệnh lý kèm theo là
tăng huyết áp có nguy cơ suy dinh dưỡng chiếm 75%, rối loạn mỡ máu chiếm
81,3%, nghiên cứu này bệnh lý kèm theo là tăng huyết áp có mối liên quan với tình
trạng suy dinh dưỡng của người bệnh với p<0,05. Nhưng trong nghiên cứu của
chúng tôi không tìm thấy mối liên quan ở thời gian mắc bệnh và các bệnh lý kèm
với p>0,05. Nghiên cứu chúng tôi cho thấy sự khác biệt với các nghiên cứu ngoài
nước có thể do sự khác nhau về phong tục, tập quán ở các quốc gia và vùng lãnh
thổ.

GVHD: ThS. Nguyễn Lê Thanh Trúc SVTH: Nguyễn Quốc Việt


56

Trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy người bệnh ĐTĐ type 2 tham gia
nghiên có lối sống thường xuyên hút thuốc lá có nguy cơ suy dinh dưỡng chiếm
7,3%, người bệnh không hút thuốc lá chiếm 15,4%, tỷ lệ người bệnh uống rượu bia
có nguy cơ suy dinh dưỡng chiếm 9,3%, 14,7% người bệnh có nguy cơ suy dinh
dưỡng không uống rượu bia. Nghiên cứu của chúng tôi khác biệt so với nghiên cứu
của Mirac Vural Keskinler và các cộng sự [71] với tỷ lệ người bệnh có nguy cơ suy
dinh dưỡng hút thuốc lá chiếm 12,5% và người bệnh uống rượu, bia có nguy cơ suy
dinh dưỡng chiếm 0,0%, nghiên cứu này có mối liên quan giữa lối sống uống rượu,
bia với nguy cơ suy dinh dưỡng p<0,05. Tuy nhiên không tìm thấy mối liên quan
trong nghiên cứu của chúng tôi giữa lối sống hút thuốc lá, uống rượu, bia với nguy
cơ suy dinh dưỡng với p>0,05. Những người bệnh trong nghiên cứu của Mirac
Vural Keskinler và các cộng sự có thói quen lạm dụng rượu, bia có nguy cơ suy
dinh dưỡng. Vì rượu, bia khi đi vào đường tiêu hóa ngăn cản quá trình tiêu hóa thức
ăn và làm giảm khả năng hấp thu chất dinh dưỡng, ngoài ra người nghiện rượu, bia
ăn rất ít cũng dẫn đến nguy cơ suy dinh dưỡng.

Nghiên cứu của chúng tôi còn cho thấy tỷ lệ người bệnh có nguy cơ suy dinh
dưỡng và mức độ tập thể dục >5 lần/tuần chiếm 7,4% thấp hơn so với người bệnh
tập luyện thể dục 3-5 lần/tuần chiếm 15,1%, 1-3 lần/tuần chiếm 18,3%, loại hình tập
luyện thể dục đa số người bệnh có nguy cơ suy dinh dưỡng chọn loại hình đi bộ
chiếm 14,5% và chỉ có 5,0% người bệnh có nguy cơ suy dinh dưỡng lựa chọn loại
hình tập luyện là đạp xe đạp. Không tìm thấy mối liên quan ở loại hình tập luyện thể
dục và nguy cơ suy dinh dưỡng p>0,05. Tuy nhiên có mối liên quan ở mức độ tập
luyện thể dục >5 lần/tuần của người bệnh và nguy cơ suy dinh dưỡng với p<0,05.
Trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Nhật Tảo và cộng sự (2020) [31] với phương
pháp đánh giá phân loại dinh dưỡng theo mini (MNA) kết quả cho thấy người bệnh
hoạt động thể lực cao có nguy cơ suy dinh dưỡng chiếm 68,6% và 13,2% người
bệnh suy dinh dưỡng, ngoài ra người bệnh hoạt động thể lực thấp có nguy cơ suy
dinh dưỡng chiếm 50,7%, 39,2% người bệnh hoạt động thể lực thấp có tình trạng
suy dinh dưỡng. Nghiên cứu này tìm thấy mối liên quan giữa suy dinh dưỡng với
mức độ hoạt động thể lực của người bệnh với p<0,001. Ở người cao tuổi có thói

GVHD: ThS. Nguyễn Lê Thanh Trúc SVTH: Nguyễn Quốc Việt


57

quen ít vận động hoặc do ảnh hưởng của tuổi già và bệnh tật dẫn đến suy giảm chức
năng hệ tiêu hóa, cảm giác ngon miệng khi ăn cũng như quá trình trao đổi và hấp
thu chất dinh dưỡng [31]. Qua kết quả nghiên cứu của chúng tôi còn cho thấy. Nếu
như vận động thể lực ít kèm theo dinh dưỡng kém, người bệnh dễ có nguy cơ suy
dinh dưỡng hơn, vì khi tập luyện ít khối cơ không phát triển và hiện tượng suy mòn
dễ xảy ra và đa số trong nghiên cứu của chúng tôi là người bệnh cao tuổi, nên việc
tập luyện nhiều phần nào giúp người bệnh duy trì giữ khối cơ và giảm suy mòn.

4.3.3. Các yếu tố liên quan đến tình trạng TC/BP của người bệnh ĐTĐ
type 2

Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ thừa cân béo phì ở nhóm 50-59 tuổi chiếm
34,6%, 60-69 tuổi chiếm 30,8%, ≥70 tuổi chiếm 20,0% và từ 40-49 tuổi chiếm
36,8%. Không tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tuổi và tình trạng
TC/BP với p>0,05. Nghiên cứu của chúng tôi tương đồng với nghiên cứu của Phạm
Thị Thùy Hương [18] ở nhóm 50-59 tuổi có TC/BP chiếm 32,5% khác biệt với các
nhóm 60-69 tuổi chiếm 19,7%, ≥70 tuổi chiếm 9,4% và dưới 50 tuổi chiếm 11,1%.
Tuy nhiên, nghiên cứu này có mối liên quan giữa tuổi và tình trạng TC/BP ở người
bệnh ĐTĐ type 2 với p<0,05. Có thể thấy ở người cao tuổi hoạt động chức năng
sinh lý của dạ dày suy giảm, giảm dần sự ngon miệng, khả năng tiết nước bọt kém,
khả năng nuốt cũng giảm, những thay đổi sinh lý ảnh hưởng đến nhu cầu dinh
dưỡng và những thay đổi cấu trúc cơ thể. Mức năng lượng ăn vào của người già
thường thấp hơn [33]. Đây có thể là lí do mà tỷ lệ TC/BP ở người cao tuổi thấp hơn
tuổi trung niên.

Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy trình độ học vấn của người bệnh chiếm tỷ lệ
cao nhất với trình độ trung học cơ sở có TC/BP với 37,3% cao hơn so với người
bệnh không đi học chiếm 36,0%, cấp 3 chiếm 31%, cấp 1 chiếm 28,6%. Không tìm
thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa trình độ học vấn và tình trạng TC/BP
với p>0,05. So sánh với nghiên cứu của Đồng Thị Phương và cộng sự [29] với tỷ lệ
người bệnh thực hành dinh dưỡng tốt có trình độ học vấn cấp 3 trở lên chiếm 78,5%
và chỉ có 21,5% người bệnh có trình độ học vấn cấp 3 trở lên thực hành dinh dưỡng

GVHD: ThS. Nguyễn Lê Thanh Trúc SVTH: Nguyễn Quốc Việt


58

không tốt. Nghiên cứu này tìm thấy mối liên quan giữa trình độ học vấn và thực
hành dinh dưỡng với p<0,001. Có thể lý giải người bệnh trong nghiên cứu trên có
trình độ học vấn cao là một yếu tố làm tăng tỷ lệ thực hành đúng ở người bệnh
ĐTĐ. Vì trình độ học vấn càng cao, người bệnh dễ dàng tiếp thu những kiến thức
mới hơn giúp thay đổi hành vi không tốt, hình thành hành vi đúng từ đó có thể giúp
người bệnh phòng ngừa được tình trạng TC/BP. Trong nghiên cứu của chúng tôi đa
số người bệnh có trình độ học vấn dưới cấp 3 có tình trạng thừa TC/BP, vì vậy có
thể nhận thấy được tầm quan trọng của trình độ học vấn đối với tình trạng dinh
dưỡng như TC/BP.

Tỷ lệ người bệnh trong nghiên cứu của chúng tôi có nghề nghiệp là nông lâm có
tình trạng TC/BP chiếm 37,7% cao hơn so với người bệnh có nghề nghiệp buôn bán
với tỷ lệ 36,8% và thấp nhất ở người bệnh có nghề nghiệp cán bộ (công chức/viên
nhà nước) có tình trạng TC/BP chiếm 25,0%. Nghiên cứu của chúng tôi không tìm
thấy mối liên quan giữa nghề nghiệp và tình trạng TC/BP với p>0,05. Trong nghiên
cứu của Lưu Minh Châu và cộng sự (2017) [9] tại huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh
Hóa. Kết quả thu được những người bệnh có nhóm nghề khác có nguy cơ TC/BP
cao hơn so với người bệnh nhóm nghề làm nông. Kết quả này phù hợp với đặc điểm
vùng miền, địa lý của khu vực này, đây là khu vực nông thôn nên nhóm nghề chủ
yếu là nông dân. Trong nghiên cứu của chúng tôi, số đông người bệnh sinh sống tại
các huyện thuộc tỉnh Trà Vinh đến khám tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Trà Vinh, có
thể tại các huyện nơi người bệnh sinh sống chưa được phát triển như các khu vực
thành thị, nên đa phần người bệnh có nghề nghiệp nông lâm chiếm tỷ lệ cao.

Thời gian mắc bệnh của người bệnh trong nghiên cứu của chúng tôi có tình trạng
TC/BP chiếm tỷ lệ cao nhất 5-10 năm chiếm 38,6% và thấp nhất từ 1-5 năm chiếm
27,6%. Trong nghiên cứu của chúng tôi cũng không tìm thấy mối liên quan có ý
nghĩa thống kê giữa nghề nghiệp và thời gian mắc bệnh với tình trạng TC/BP với
p>0,05. Khác biệt so với nghiên cứu của Phạm Thị Tấm và các cộng sự (2019) [30]
với tỷ lệ người bệnh mắc ĐTĐ 5-10 năm có tình trạng TC/BP chiếm 30,1%, <5 năm
chiếm 41,3%. Nghiên cứu này tìm thấy mối liên quan giữa thời gian mắc bệnh và

GVHD: ThS. Nguyễn Lê Thanh Trúc SVTH: Nguyễn Quốc Việt


59

tình trạng TC/BP với p<0,001. Có thể thấy trong nghiên cứu trên thời gian mắc
bệnh càng dài thì tỷ lệ thừa cân béo phì càng giảm.

Béo phì là yếu tố nguy cơ chính của các bệnh mạn tính không lây như bệnh tim
mạch, ĐTĐ type 2. Những người béo phì có nguy cơ tăng huyết áp cao hơn người
bình thường [21]. Kết quả cho thấy người bệnh mắc ĐTĐ type 2 có bệnh lý kèm
theo là bệnh tăng huyết áp có tình trạng TC/BP chiếm 36,1%, bệnh mạch vành
chiếm 35,6%, suy tim chiếm 29,1%, hen phế quản chiếm 20%, xơ gan chiếm
54,5%, viêm loét dạ dày/tá tràng chiếm 29,3%.Trong nghiên cứu của chúng tôi
không tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa bệnh lý kèm theo và tình
trạng TC/BP với p>0,05. Kết quả này tương tự nghiên cứu của Phạm Thị Thùy
Hương [18] người bệnh ĐTĐ có bệnh lý kèm theo là tăng huyết áp có tình trạng
TC/BP chiếm 25,3%, bệnh tim mạch chiếm 23,1%, rối loạn lipid máu chiếm 23,4%.
Nghiên cứu này cũng không tìm thấy mối liên quan giữa người bệnh ĐTĐ type 2 có
bệnh lý kèm theo với tình trạng TC/BP với p>0,05.

Đái tháo đường là một trong những bệnh rối loạn chuyển hóa phổ biến nhất,
được củng cố bởi sự kết hợp của các yếu tố di truyền, môi trường và lối sống. Nhiều
nghiên cứu dịch tễ học đã chỉ ra rằng hút thuốc lá là một yếu tố nguy cơ đối với
bệnh ĐTĐ type 2 [57], [73]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy lối sống của
người bệnh tham gia nghiên cứu với tình trạng TC/BP thường xuyên hút thuốc lá
chiếm 46,3% cao hơn so với người bệnh không hút thuốc lá có tình trạng TC/BP với
28,4%, và thấp hơn người bệnh đã từng hút nhưng bỏ chiếm 60%. Nghiên cứu của
chúng tôi cho thấy mối liên quan giữa lối sống thường xuyên hút thuốc lá của người
bệnh ĐTĐ và tình trạng TC/BP với p<0,05. Có thể thấy kết hợp béo phì với hút
thuốc lá làm tăng tỷ lệ tử vong do bệnh tuần hoàn lên gấp 6 đến 11 lần đối với
những người dưới 65 tuổi, so với người có cân nặng bình thường, không bao giờ hút
thuốc lá [58]. Tỷ lệ người bệnh thường xuyên uống rượu, bia có TC/BP chiếm
55,8%, cao hơn người bệnh không uống rượu, bia có TC/BP với 27,0%. Nghiên cứu
của chúng tôi cho thấy mối liên quan giữa lối sống thường xuyên uống rượu, bia
của người bệnh ĐTĐ và tình trạng TC/BP với p<0,001. Theo đánh giá có hệ thống

GVHD: ThS. Nguyễn Lê Thanh Trúc SVTH: Nguyễn Quốc Việt


60

và tổng hợp đã đưa ra rượu nguyên chất chứa 7kcal/g và có thể góp phần đáng kể
vào việc dư thừa năng lượng trong chế độ ăn uống, ngoài ra uống nhiều rượu, bia có
nồng độ cồn cao trong 21 đến 126 ngày có thể dẫn đến tăng 0,73kg, uống bia >500
ml/ngày có liên quan đến béo bụng [49]. Kết quả của chúng tôi khác biệt so với kết
quả của Lê Thị Hương và cộng sự [19] với tỷ lệ người bệnh nghiện hút thuốc có
TC/BP chiếm 17,6%, 13,9% người bệnh lạm dụng rượu, bia có TC,BP. Nghiên cứu
này không có mối liên quan giữa lối sống hút thuốc lá và lạm dụng rượu, bia của
người bệnh ĐTĐ có tình trạng TC/BP với p>0,05. Nghiên cứu của Võ Thị Trang và
cộng sự [37] tỷ lệ người bệnh nghiện thuốc lá có TC/BP chiếm 38,5%, lạm dụng
rượu, bia chiếm 37,8%, nghiên cứu này không có mối liên quan giữa lối sống
nghiện hút thuốc lá và lạm dụng rượu, bia của người bệnh ĐTĐ type 2 và tình trạng
TC/BP với p>0,05. Nghiên cứu của Phạm Thị Thùy Hương [18] người bệnh thường
xuyên hút thuốc lá có tình trạng TC/BP chiếm 8,6%, người bệnh lạm dụng rượu, bia
có TC/BP chiếm 21,1%. Nghiên cứu này cũng không có mối liên quan giữa lối sống
nghiện hút thuốc lá và lạm dụng rượu, bia của người bệnh ĐTĐ type 2 và tình trạng
TC/BP với p>0,05. Qua các nghiên cứu trên có thể thấy những điểm mới trong
nghiên cứu của chúng tôi so với các nghiên cứu khác tìm thấy mối liên quan giữa
lối sống hút thuốc lá và lạm dụng rượu bia của người bệnh ĐTĐ type 2 có tình trạng
TC/BP.

Mức độ tập luyện thể dục ở những người bệnh ĐTĐ có tình trạng TC/BP từ 3-5
lần/tuần chiếm 32,9%, cao hơn so với người bệnh tập luyện thể dục từ 1-3 lần/tuần
với 32,3%, 30,9% >5 lần/tuần, phần lớn người bệnh lựa chọn loại hình tập luyện thể
dục có tình trạng TC/BP là đi bộ chiếm 32,6%, cao hơn loại hình tập luyện là đạp xe
đạp chiếm 25%. Nghiên cứu của chúng tôi có sự khác biệt với nghiên cứu của Phạm
Thị Thùy Hương [18] với tỷ lệ người bệnh thường xuyên tập thể dục có tình trạng
TC/BP chiếm 27,4%, người bệnh có tình trạng TC/BP lựa chọn loại hình tập luyện
là đi bộ chiếm 23,7%, nghiên cứu này không có mối liên quan giữa mức độ tập thể
dục và loại hình tập thể dục của người bệnh ĐTĐ và tình trạng TC/BP với p>0,05.
Nghiên cứu của Trần Thị Phương Lan và các cộng sự và các cộng sự [27] tỷ lệ
người bệnh tập thể dục có tình trạng TC/BP chiếm 59,4%. Nghiên cứu này cũng

GVHD: ThS. Nguyễn Lê Thanh Trúc SVTH: Nguyễn Quốc Việt


61

không có mối liên quan giữa lối sống tập thể dục của người bệnh ĐTĐ type 2 với
tình trạng TC/BP với p>0,05. Nghiên cứu của chúng tôi không có mối liên quan
giữa mức độ tập thể dục, loại hình tập thể dục và tình trạng TC/BP với p>0,05. Vì
phần lớn người bệnh trong nghiên cứu của chúng tôi đã có thời gian phát hiện bệnh
dài từ 1-10 năm, do vậy người bệnh TC/BP đã nhận thức được những lợi ích từ việc
tập thể dục, vì thế hầu hết người bệnh tham gia nghiên cứu đều tuân thủ tốt chế độ
luyện tập thể dục.

4.4. Ứng dụng của nghiên cứu

Từ kết quả nghiên cứu người bệnh có thể hiểu được tình trạng dinh dưỡng và có
kế hoạch thay đổi thói quen sinh hoạt, lối sống để cải thiện tình trạng bệnh và dự
phòng các biến chứng, ngoài ra kết quả nghiên cứu còn cho thấy được các yếu tố
ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của người bệnh, hoạt động thể lực, sử dụng một
số loại thực phẩm có hại cho sức khỏe, lối sống của người bệnh như: lạm dụng
rượu, bia, hút thuốc lá, tập luyện thể dục, nên qua nghiên cứu này với mong muốn
góp phần nâng cao hiệu quả điều trị và đưa ra các kiến nghị và phương pháp nâng
cao sức khỏe cộng đồng. Kết quả nghiên cứu cũng là cơ sở để các nghiên cứu trong
tương lai nghiên cứu sâu rộng hơn về tình trạng dinh dưỡng của người bệnh đái tháo
đường.

GVHD: ThS. Nguyễn Lê Thanh Trúc SVTH: Nguyễn Quốc Việt


62

KẾT LUẬN
Từ kết quả điều tra 247 người bệnh ĐTĐ type 2 đến khám tại phòng khám Nội
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Trà Vinh đưa ra một số kết luận đưa ra như sau:

1. Tình trạng dinh dưỡng của người bệnh ĐTĐ type 2

Chỉ số BMI trung bình 23,7±2,95 kg/m2. Tỷ lệ người bệnh thiếu cân 1,6%

Tỷ lệ người bệnh thừa cân, béo phì theo Tổ chức Y tế Thế giới là 30,4% và 1,6%

Tỷ lệ người bệnh nam vòng eo có nguy cơ cao là 66,7%. Tỷ lệ người bệnh nữ vòng
eo có nguy cơ cao là 91,1%.

Tỷ lệ người bệnh nam có chỉ số vòng eo, vòng mông cao là 70,5%. Tỷ lệ người
bệnh nữ có chỉ số vòng eo, vòng mông cao là 98,2%.

Tỷ lệ người bệnh có tình trạng dinh dưỡng bình thường là 86,2%. Tỷ lệ người bệnh
có nguy cơ suy dinh dưỡng là 13,8%.

2. Một số yếu tố liên quan đến TTDD của người bệnh ĐTĐ type 2

Nghiên cứu tìm thấy một số yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê:

Mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa mức độ tập luyện thể dục >5 lần/tuần của
người bệnh đái tháo đường type 2 và tình trạng suy dinh dưỡng với p=0,04
(OR=0,4, KTC 0,1-0,98).

Mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa lối sống thường xuyên hút thuốc lá của
người bệnh đái tháo đường type 2 và tình trạng thừa cân, béo phì với p=0,03
(OR=0,5, KTC 0,2-0,9).

Mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa lối sống thường xuyên uống rượu, bia
của người bệnh đái tháo đường type 2 và tình trạng thừa cân, béo phì với p<0,001
(OR=3,4, KTC 1,7-6,7).

Nghiên cứu không tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê:

GVHD: ThS. Nguyễn Lê Thanh Trúc SVTH: Nguyễn Quốc Việt


63

Không tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê của BMI, VE/VM giữa nam
và nữ với p>0,05.

Không tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa nhóm tuổi, trình độ học
vấn, nghề nghiệp, thời gian mắc bệnh, bệnh lý kèm theo, lối sống hút thuốc lá, uống
rượu, bia, loại hình tập thể dục của người bệnh đái tháo đường type 2 và tình trạng
suy dinh dưỡng với p>0,05.

Không tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa nhóm tuổi, trình độ học
vấn, nghề nghiệp, thời gian mắc bệnh, bệnh lý kèm theo, mức độ tập thể dục, loại
hình tập thể dục của người bệnh đái tháo đường type 2 và tình trạng suy dinh dưỡng
với p>0,05.

GVHD: ThS. Nguyễn Lê Thanh Trúc SVTH: Nguyễn Quốc Việt


64

KIẾN NGHỊ
Từ kết quả nghiên cứu, bàn luận và kết luận cho thấy tình trạng dinh dưỡng và
một số yếu tố liên quan của người bệnh đái tháo đường type 2 là vấn đề cần được
quan tâm như sau:

Đối với Bệnh viện tiếp tục tăng cường công tác tư vấn dinh dưỡng và hướng dẫn
luyện tập thể dục cho người bệnh điều trị ngoại trú nhằm nâng cao hiểu biết về chế
độ dinh dưỡng hợp lý cho người bệnh đái tháo đường, góp phần cải thiện tình trạng
suy dinh dưỡng và thừa cân, béo phì, giúp ổn định glucose huyết ở người bệnh đái
tháo đường type 2, tích cực luyện tập thể lực để duy trì cân nặng, giảm tỷ lệ vòng
eo, vòng mông theo khuyến nghị.

Đối với người bệnh khuyến khích người bệnh thực hiện chế độ ăn cân đối, đầy
đủ về số lượng và chất lượng các chất dinh dưỡng, ăn thực phẩm có nhiều chất xơ
như rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên vỏ trong bữa ăn hằng ngày, cần bổ sung các
sản phẩm từ sữa trong khẩu phần ăn.

Đối với nhân viên y tế cần hoạt động tư vấn truyền thông giải thích cho người
bệnh những ảnh hưởng của bệnh đái tháo đường type 2 cho người bệnh và những
người có nguy cơ để góp phần hạn chế tình trạng thừa cân, béo phì, suy dinh dưỡng
và biến chứng của bệnh đái tháo đường.

GVHD: ThS. Nguyễn Lê Thanh Trúc SVTH: Nguyễn Quốc Việt


65

PHỤ LỤC 1
GIẤY ĐỒNG Ý THAM GIA NGHIÊN CỨU

“Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở người bệnh

đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh Trà Vinh”

Nghiên cứu nhằm xác định tình trạng dinh dưỡng và yếu tố liên quan đến tình
trạng dinh dưỡng ở người bệnh đái tháo đường type 2 tại Bệnh viện đa khoa tỉnh
Trà Vinh để đưa ra các kiến nghị và phương pháp nâng cao sức khỏe cho cộng
đồng.

Thời gian nghiên cứu từ tháng 5 năm 2023 đến tháng 7 năm 2023 tại Bệnh viện
đa khoa tỉnh Trà Vinh. Nghiên cứu được phỏng vấn trên 247 người bệnh đái tháo
đường type 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Trà Vinh bằng bộ câu hỏi
được thiết kế sẵn. Các thông tin thu được sẽ chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu
khoa học.

Việc tham gia nghiên cứu này là hoàn toàn tự nguyện, nếu cảm thấy không thoải
mái, Ông/Bà có thể từ chối tham gia nghiên cứu. Tuy nhiên, việc Ông/Bà trả lời
phỏng vấn sẽ có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với nghiên cứu. Chúng tôi sẽ đánh
giá rất cao sự giúp đỡ của Ông/Bà trong việc trả lời phỏng vấn. Vì vậy, chúng tôi
mong rằng Ông/Bà sẽ hợp tác và giúp chúng tôi có được những thông tin chính xác
nhất.

Ông/Bà đã sẵn sàng tham gia nghiên cứu của chúng tôi?

đ Đồng ý
đ Từ chối

GVHD: ThS. Nguyễn Lê Thanh Trúc SVTH: Nguyễn Quốc Việt


66

PHỤ LỤC 2

PHIẾU THU THẬP SỐ LIỆU

Ngày điều tra:……./……../…….


Họ tên (viết tắt):……………………………..
Mã BN: ……….…

A. THÔNG TIN CHUNG VỀ NGƯỜI BỆNH

A1. Ông/Bà sinh năm bao nhiêu?


........................................
(tuổi)

A2. Giới tính của Ông/Bà? 1. Nam

2. Nữ

A3. Nơi ở 1. Nông thôn

2. Thành thị

A4. Nghề nghiệp: 1. Nông lâm nghiệp/ thủy sản

2. Công nhân

3. Cán bộ (công chức/viên nhà nước,


nghỉ hưu

4. Buôn bán

5. Nội trợ/ không có việc làm

6. Già

GVHD: ThS. Nguyễn Lê Thanh Trúc SVTH: Nguyễn Quốc Việt


67

A5. Trình độ học vấn: 1. Không đi học

2. Cấp 1

3. Cấp 2

4. Cấp 3

5. Trung cấp/cao đẳng

6. Đại học/sau đại học

A6. Ông/ Bà đã mắc ĐTĐ type 2 bao 1. < 1 năm


lâu?
2. 1 - 5 năm

3. 5 - 10 năm

4. > 10 năm

A7. Ông/ Bà có mắc bệnh gì ngoài 1. Bệnh mạch vành


ĐTĐ không?
2. Tăng huyết áp

3. Suy tim

4. Hen phế quản

5. Gút

6. Xơ gan

7. Bệnh lý tuyến tụy

8. Viêm loét dạ dày-tá tràng

9. Bệnh khác (ghi rõ)...............

B. CHỈ SỐ NHÂN TRẮC VÀ SÀNG LỌC DINH DƯỠNG

B1.

Chỉ số Số Chỉ số Số đo

GVHD: ThS. Nguyễn Lê Thanh Trúc SVTH: Nguyễn Quốc Việt


68

đo

Cân nặng (kg) Vòng eo (cm)

Chiều cao (m) Vòng mông (cm)

BMI (kg/m 2) VE/VM

1. Ăn bình thường (0 điểm)


B2. Lượng thức ăn giảm trong 3
tháng qua do mất cảm giác thèm ăn, 2. Ăn ít hơn vừa phải (1 điểm)
vấn đề tiêu hóa, nhai hoặc nuốt khó
3. Ăn ít hơn bình thường nhiều (2
khăn của Ông/Bà như thế nào?
điểm)

1. Không giảm cân (0 điểm)


B3. Tình trạng giảm cân của Ông/Bà
2. Giảm cân từ 1 – 3kg (1 điểm)
trong 3 tháng qua như thế nào?
3. Giảm cân lớn hơn 3kg (2 điểm)

1. Đi ra khỏi nhà thường xuyên (0


điểm)

B4. Tình trạng vận động hiện tại của 2. Có thể ra khỏi giường/ghế nhưng
Ông/Bà như thế nào? không đi ra ngoài (1 điểm)

3. Chỉ nằm sinh hoạt trên giường hoặc


ghế (liệt giường) (2 điểm)

B5. Ông/Bà có căng thẳng tâm lý


1. Không (0 điểm)
hoặc bệnh cấp tính trong 3 tháng qua
2. Có (1 điểm)
không?

B6. Vấn đề thần kinh (trí nhớ) của 1. Không có vấn đề tâm lý (0 điểm)
Ông/Bà hiện tại như thế nào?
2. Mất trí nhớ nhẹ (1 điểm)

3. Mất trí nhớ nghiêm trọng hoặc trầm

GVHD: ThS. Nguyễn Lê Thanh Trúc SVTH: Nguyễn Quốc Việt


69

cảm (2 điểm)

1. < 3 điểm (bình thường)


B7. Kết luận
2. ≥ 3 điểm (suy dinh dưỡng)

C. MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN

C1. Trung bình một ngày Ông/ Bà ăn 1. 3 chính, 0 phụ


mấy bữa chính, mấy bữa phụ?
2. 3 chính, 1 phụ

3. 3 chính, 2 phụ

3. 3 chính, 3 phụ

4. Khác

C2. Mỗi ngày Ông/Bà thường ăn bao 1. <10 loại


nhiêu loại thực phẩm?
2. 10-15 loại

3. 15-20 loại

4. >20 loại

C3. Cách chế biến món ăn nào 1. Luộc


Ông/Bà thường ăn?
2. Xào

3. Kho

4. Chiên

5. Nướng

6. Khác (ghi rõ).............

C4. Uống trung bình 1 ngày bao Rượu: ……………đơn vị chuẩn


nhiêu?
Bia: …………………đơn vị chuẩn

C5. Ông/Bà có hút thuốc lá không? 1. Có

GVHD: ThS. Nguyễn Lê Thanh Trúc SVTH: Nguyễn Quốc Việt


70

2. Không

3. Đã từng hút nhưng bỏ

C6. Hút bao nhiêu năm ….………..năm

C7. Trung bình 1 ngày bao nhiêu điếu ….……………….điếu/ngày

C8. Ông/Bà có tập môn thể dục nào 1. Đi bộ


không?
2. Chạy bộ

3. Đạp xe đạp

4. Tập yoga

5. Bơi lội

6. Khác (ghi rõ).........

7. Không

C9. Ông/Bà tập thể dục bao nhiêu 1. <30 phút/ngày


phút/ngày?
2. ≥ 30 phút/ngày

C10. Ông/Bà tập thể dục bao nhiêu 1. 1-3 lần/tuần


lần/tuần?
2. 3-5 lần/tuần

3. <1 lần/tuần

4. >5 lần/tuần

D. TẦN SUẤT SỬ DỤNG MỘT SỐ THỰC PHẨM THỜI GIAN QUA

1 lần/ ≥2lần/ 1-3 lần/ 4-5 lần/ 1-3 lần/ Không


Thực phẩm ngày ngày tuần tuần tháng bao giờ
Đồ uống:
Sữa các loại
Nước quả đóng lon
các loại

GVHD: ThS. Nguyễn Lê Thanh Trúc SVTH: Nguyễn Quốc Việt


71

Nước có ga (coca,
pepsi, ...)
Bia, rượu
Nước uống tăng lực
Cà phê/trà các loại
Nước lá, thuốc bắc
Nước chè xanh
Thực phẩm giàu
Protein:
Thịt các loại (bò, gà
và lợn)
Cá và các loại, hải
sản
Đậu/đỗ các loại
Đậu phụ
Trứng
Thực phẩm giàu
Lipid

Dầu, mỡ
Lạc, vừng
Thực phẩm Glucid
Gạo
Khoai, sắn
Bún, mỳ quảng
Mì ăn liền, miến
Bánh mì, bánh bao…
Đồ ngọt (bánh ngọt,
kẹo,
kem, đường..)
Quả:
Quả chín các loại
Rau xanh;
Rau xanh các loại
Thực phẩm khác:
……………………..
……………………..

GVHD: ThS. Nguyễn Lê Thanh Trúc SVTH: Nguyễn Quốc Việt


72

TÀI LIỆU THAM KHẢO


TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Phạm Thị Lan Anh, “Đánh giá hiệu quả kiểm soát glucose máu, cải thiện một số
chỉ tiêu sinh hóa và sức khỏe của sản phẩm VOSCAP chiếc suất từ 3 loại lá vối, lá
ổi và lá sen trên bệnh nhân đái tháo đường type 2 tại Hà Nội”, Luận án Tiến sỹ Y
học, Đại Học Y Hà Nội, Hà Nội, 2011.
2. Bệnh viện Bạch Mai, Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ, và Nội Tiết – Đái tháo
đường Việt Nam, Chương trình đào tạo quốc tế về đái tháo đường, 2015.
3. Tạ Văn Bình, “Dịch tễ học bệnh đái tháo đường – Các yếu tố nguy cơ và các vấn
đề liên quan đến quản lý bệnh đái tháo đường tại khu vực nội thành, 4 thành phố
lớn”, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 2003.
4. Tạ Văn Bình, Điều tra đái tháo đường toàn quốc 2008. Viện Nội Tiết Trung Ương
Hội Nghị Khoa Học Hội Dinh Dưỡng Việt Nam Lần Thứ 4, 2008.
5. Bộ Y Tế, “Đánh giá tình trạng dinh dưỡng và theo dõi tăng trưởng”, Viện Dinh
Dưỡng Quốc gia, 2015.
6. Bộ Y Tế, “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo đường type 2”, 2020.
7. Bộ Y Tế, “Tổng cuộc điều tra Dinh dưỡng năm 2017 – 2020”, Viện Dinh Dưỡng
Quốc gia, 2021.
8. Quốc Cường, Mary Hannan-Jones, Merrilyn Banks và các cộng sự, “Tần suất suy
dinh dưỡng và phương pháp sàng lọc dinh dưỡng ở người bệnh nằm viện tại Việt
Nam”, 2016.
9. Lưu Minh Châu, Nguyễn Thị Bạch Tuyết, “Nghiên cứu tình trạng thừa cân, béo
phì và một số yếu tố liên quan ở người dân tại huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa”,
2017.

GVHD: ThS. Nguyễn Lê Thanh Trúc SVTH: Nguyễn Quốc Việt


73

10. Ngô Quý Châu. Bệnh học nội khoa (tập 2), Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 2015.
11. Phạm Thị Diệp, Phạm Duy Tường, “Nguy cơ dinh dưỡng và một số yếu tố liên
quan ở người bệnh nhập khoa hồi sức tích cực Bệnh viện Đa khoa Nông Nghiệp”,
2020.
12. Nguyễn Thị Đính, Lê Thị Hương, Dương Thị Phượng và cộng sự, “Tình trạng dinh
dưỡng của bệnh nhân đái tháo đường type 2 và một số yếu tố liên quan tại khoa
Nội bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2016”. Tạp Chí Dinh Dưỡng Thực Phẩm,
13(4), 1-7, 2017.
13. Bùi Thu Hà, Phạm Văn Phú, “Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở
người bệnh đái tháo đường type 2 tại khoa khám bệnh B bệnh viện Hữu Nghị năm
2021”, 2021.
14. Phạm Đình Hà, Phạm Thị Kim Lan và Đặng Nguyễn Hoàng Thanh, “Nghiên cứu
đặc điểm rối loạn lipid máu ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 điều trị tại Bệnh
viện Quân y 120”, Cục hậu cần Quân khu 9 - Bệnh viện Quân Y 120, 2014.
15. Nguyễn Thị Thu Hằng, “Nhận xét thực trạng kiểm soát glucose và lipid máu ở
bệnh nhân đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Bưu Điện”, Luận
văn CKII, Đại Học Y Hà Nội, Hà Nội, 2015.
16. Nguyễn Thị Thúy Hằng, “Nghiên cứu rối loạn lipid máu và tình hình kiểm soát
glucose máu ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại bệnh viện
Xanh – Pôn”, Luận văn Thạc sĩ Y học, Đại Học Y Hà Nội, Hà Nội, 2010.
17. Phạm Ngọc Hoa, Nguyễn Huỳnh Nguyên, Lê Thị Mãi và cộng sự, “Tỷ lệ và yếu tố
nguy cơ của bệnh đái tháo đường có biến chứng tại khoa nội tổng hợp Bệnh viện
Đa khoa An Giang”. Kỷ yếu Khoa học Bệnh viện An Giang, 49-58, 2016.
18. Phạm Thị Thùy Hương, “Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của
người bệnh đái tháo đường type 2 được quản lý tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương
Quảng Nam năm 2016-2017”. Luận văn Thạc sĩ Y học, Đại học Y Hà Nội, 2017.
19. Lê Thị Hương và cộng sự, “Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân đái tháo đường
type 2 và một số yếu tố liên quan tại khoa Nội Bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm
2016”, 2016.

GVHD: ThS. Nguyễn Lê Thanh Trúc SVTH: Nguyễn Quốc Việt


74

20. Lâm Khắc Kỷ, Võ Thị Hạnh Quyên, Phạm Đình Tú và các cộng sự, “Tỷ lệ suy dinh
dưỡng và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân ung thư hóa trị tại Bệnh viện Nhân
Dân Gia Định”, 2022.
21. Hà Huy Khôi, “Dinh dưỡng dự phòng các bệnh mãn tính”, Nhà xuất bản Y học, Hà
Nội, 2005.
22. Hà Huy Khôi, “Dinh dưỡng dự phòng các bệnh mạn tính”, Nhà xuất bản Y học, Hà
Nội, 2002.
23. Phạm Văn Khôi, “Thực hành tư vấn dinh dưỡng, nuôi dưỡng và tình trạng dinh
dưỡng của bệnh nhân đái tháo đường tại bệnh viện Bạch Mai”, Luận văn bác sĩ đa
khoa, Đại Học Y Hà Nội, Hà Nội, 2011.
24. Nguyễn Thị Lâm và Nguyễn Thị Liên. Dinh dưỡng lâm sàng, Hà Nội, 2012.
25. Nguyễn Thị Hương Lan, Đỗ Thị Mai Phương, Nguyễn Thị Khanh Huyền và các
cộng sự, “Tình trạng dinh dưỡng và đặc điểm khẩu phần của người bệnh đái tháo
đường type 2 tại Bệnh viện Đa Khoa Xanh Pôn năm 2019-2020”, Tạp chí Nghiên
cứu Y học, 146, tr. 130-139, 2020.
26. Nguyễn Thị Hương Lan, Trịnh Thị Ngọc Huyền, Nguyễn Trọng Hưng và các cộng
sự, “Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của người bệnh đái tháo
đường type 2 điều trị tại Bệnh viện Nội Tiết Trung Ương năm 2020”, 2020.
27. Trần Thị Phương Lan, Phạm Hùng, Nguyễn Huy Bình và cộng sự, “Đánh giá tình
trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của người bệnh đái tháo đường type 2
điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa khu vực bắc Quảng Bình năm 2021”, 2021.
28. Nhà xuất bản Y học, “Bộ môn Dinh Dưỡng – An toàn thực phẩm”. 173,182-183,
191-225, 275, 283-313, 2004.
29. Đồng Thị Phương, Hoàng Thị Thúy, Nguyễn Trọng Hưng và Nguyễn Quang Dũng,
“Tình trạng dinh dưỡng của người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại
Bệnh viện Đa khoa Đông Anh, Hà Nội”, 2020.
30. Phạm Thị Tấm, Bùi Thị Huyền Diệu, Phạm Ngọc Khái, “Tình trạng dinh dưỡng và
biến chứng tim mạch ở người bệnh đái tháo đường điều trị ngoại trú tại tỉnh Thái
Bình”, 2019.

GVHD: ThS. Nguyễn Lê Thanh Trúc SVTH: Nguyễn Quốc Việt


75

31. Nguyễn Thị Nhật Tảo, Phạm Thị Lan Anh và cộng sự, “Tỷ lệ suy dinh dưỡng và
một số yếu tố liên quan ở người cao tuổi dân tộc Khmer tại huyện Trà Cú, tỉnh Trà
Vinh”, Y học Dự Phòng Việt Nam, 2021, 3 (31), trang 121-128, 2020.
32. Dương Thanh Tịnh, Lại Thị Hà, Nguyễn Thị Minh Chính, “Một số yếu tố liên quan
đến tình trạng dinh dưỡng của người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị tại Bệnh
viện Đa khoa tỉnh Nam Định năm 2022”, 2022.
33. Phạm Duy Tường, “Dinh dưỡng và một số vấn đề sức khỏe cộng đồng”, NXB Giáo
dục Việt Nam, Hà Nội, 2013.
34. Nguyễn Thị Thắm và các cộng sự, “Tình trạng dinh dưỡng và đặc điểm khẩu phần
ăn của bệnh nhân đái tháo đường điều trị ngoại trú tại bệnh viện Đại học Y Hải
Phòng năm 2020”, Tạp chí Y học Dự Phòng, 31(1), tr.58, 2020.
35. Nguyễn Hải Thủy, “Bệnh tim mạch trong đái tháo đường”, Nhà xuất bản Đại học
Y Huế, 2009.
36. Trang thông tin Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Trà Vinh: “Giới thiệu tỉnh Trà Vinh”
tại: sgdtravinh.edu.vn/gioi-thieu-tra-vinh.
37. Võ Thị Trang, Nguyễn Thị Hương Lan, “Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố
liên quan của người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị tại bệnh viện Đa khoa khu
vực Đặng Thùy Trâm năm 2021-2022”, 2022.
38. Trường Đại học Y Hà Nội. Hướng dẫn thực hành dinh dưỡng ở cộng đồng, NXB Y
Hà Nội, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 2000.
39. Viện Dinh dưỡng – Hội Dinh dưỡng. Hà Huy Khôi – Công trình nghiên cứu – Vai
trò của dinh dưỡng và chế độ ăn trong dự phòng và hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo
đường, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 2010.
40. Viện Dinh dưỡng – Hội Dinh dưỡng. Hà Huy Khôi – Công trình nghiên cứu –
Đánh giá một số yếu tố dinh dưỡng có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng
và các giải pháp can thiệp, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 2010.
41. Viện Dinh dưỡng – Kết quả điều tra thừa cân – béo phì và một số yếu tố liên quan ở
người Việt Nam 25 – 64 tuổi.
42. Viện Dinh dưỡng. Chế độ ăn, dinh dưỡng, dự phòng các bệnh mạn tính, sách được
dịch từ Báo cáo của WHO/FAO, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 2004.

GVHD: ThS. Nguyễn Lê Thanh Trúc SVTH: Nguyễn Quốc Việt


76

TÀI LIỆU TIẾNG ANH

43. Akter S., Goto A. and Mizoue T, “Smoking and the risk of type 2 diabetes in
Japan: A systematic review and meta – analysis”, J Epidemiol, 27(12), pp. 553-561,
2017.
44. Al-Domi H. A., et al, “Physical activity, sedentary behaviors and dietary patterns
as risk factors of obesity among Jordanian schoolchildren”, Diabetes Metab Syndr,
13(1), pp. 189-194, 2019.
45. Amarya S., Singh K. and Sabharwal M, “Changes during aging and their
association with malnutrion”, Journal of Clinical Gerontology and Geriatrics 6(3),
pp. 78-84, 2015.
46. Anuradha R, Munisankar S, Bhootra Y, Kumar NP, Dolla C, Babu S. Malnutrition
is associated with diminished baseline and mycobacterial antigen - stimulated
chemokine responses in latent tuberculosis infection. J Inf Secur. 2018;77(5):410-6.
47. Ashraf AP., Easson NB., Kabagambe EK., Haritha J., Meleth S., McCormic KL,
“Dietary iron intake in the first 4 months of infancy and the development of type 1
diabetes: a pilot study”, 2010.
48. Banerji MA, Lebovitz HE, “Diabetes care”, 1295-1302, 1992.
49. Bendsen N. T., et al, "Is beer consumption related to measures of abdominal and
general obesity? A systematic review and meta-analysis", Nutr Rev, 71(2), pp. 67-
87, 2013.
50. Black RE, Victora CG, Walker SP, Bhutta ZA, Christian P, de Onis M, Ezzati M,
Grantham-McGregor S, Katz J, Martorell R, et al. Maternal and child undernutrition
and overweight in low-income and middle-income countries. Lancet.
2013;382(9890):427-51.
51. Bourke CD, Berkley JA, Prendergast AJ. Immnue Dysfunction as a Cause and
Consequence of Malnutrition. Trends Immunol. 2016.
52. Bourke CD, Jones KDJ, Prendergast AJ. Current understanding of innate immune
cell dysfunction in childhood Undernutrition. Front Immunol. 2019;10:1728.
53. Centers for Disease Control and Prevention, “Diabetes facts and figures”, 2021.
54. Centers for Disease Control and Prevention, “What is diabetes”, 2022.

GVHD: ThS. Nguyễn Lê Thanh Trúc SVTH: Nguyễn Quốc Việt


77

55. Fantin F., et al, “Weight Loss and Hypertension in Obese Subjects”, Nutrients,
11(7), 2019.
56. Fareed Mohammad, et al, “Life Style Related Risk Factors of Type 2 Diabetes
Mellitus and Its Increased Prevalence in Saudi Arabia: A Brief Review”, 6(3), pp.
125-132, 2017.
57. Foy CG, Bell RA, Farmer DF, et al. Smoking and incidence of diabetes among U.S.
adults: findings from the Insulin Resistance Atherosclerosis Study. Diabetes
Care 2005; 28: 2501–2507.
58. Freedman DM, Sigurdson AJ, Rajaraman P, Doody MM, Linet MS, Ron E. The
mortality risk of smoking and obesity combined. Am J Prev Med. 2006
Nov;31(5):355-62. doi: 10.1016/j.amepre.2006.07.022. PMID: 17046405.
59. He lancet regional health, “Appropriate body-mass Index for Asian populations and
its implications for policy and intervention strategies”, Lancet, 363(9403), pp. 157-
63, 2004.
60. Insel RA, Dunne JL, Atkinson MA, Chiang JL, Dabelea D, Gottlieb PA,
Grennbaum CJ. et al, “Staging presymptomatic type 1 diabetes: a scientific
statement of JDRF, the Endocrine Society, and the American Diabetes
Association”, 1964-1974, 2015.
61. International Diabetes Federation. Diabetes Atlas Seventh Edittion 2015. Int
Diabetes Fed, tr.1-144, 2015.
62. Keller U. Nutritional laboratory markers in malnutrition. J Clin Med.
2019;8(6):775.
63. Kondrup J, Allison SP, Elia M, Vellas B, Plauth M: Educational and Clinical
Practice Committee, European Society of Parenteral and Enteral Nutrition
(ESPEN). ESPEN guidelines for nutrition screening 2002. Clin Nutr. 2003
Aug;22(4):415-21.
64. Kondrup, Jens, et al, "Nutritional risk screening (NRS 2002): a new method based
on an analysis of controlled clinical trials", Clinical nutrition. 22(3), pp. 321-336,
2003.

GVHD: ThS. Nguyễn Lê Thanh Trúc SVTH: Nguyễn Quốc Việt


78

65. Kusama K, Le DS, Hanh TT, Takahashi K, Hung NT, Yoshiike N, Yamamoto S.
Reproducibility and validity of a food frequency questionnaire among Vietnamese
in Ho Chi Minh City. J Am Coll Nutr. 2005 Dec;24(6):466-73.
66. Lam J.K.Y., Lam K.S.L., Chow W.S et al. A middle-aged man with increasing body
fat. Clin Obes, 4(4), 237-240, 2014.
67. Lecture, Reaven GM & Banting, “Role of insulin resistance in human disease”,
1988.
68. Lee K.S., Kim D.H., Jang J.S. et al, “Eating rate is associated with cardiometabolic
risk factors in Korean adults. Nutr Metab Cardiovasc Dis NMCD”, 23(7), 635-641,
2013.
69. Limin Wang, Pei Gao, Mei Zhang, et al. Prevalence and Ethnic Pattern of Diabetes
and Prediabetes in China in 2013. JAMA. 2017;317(24):2515-2523, 2013.
70. Mack I., Sauer H., Weimer K. et al, “Obese children and adolescents need
increased gastric volumes in order to perceive satiety”. Obes Silver Spring Md,
22(10), 2123-2125, 2014.
71. Mirac Vural Keskinler, Gunes Feyizoglu, Kubra Yildiz, Aytekin Oguz, “The
frequency of Malnutrition in Patients with Type 2 Diabetes”, 2021.
72. Miyazaki Y, Mahankali A, Matsuda M, Mahankali S, Hardies J, Cusi K,
Mandarino, LJ, DeFronzo RA, “The effect of pioglitazine on abdominal fat
distribution and insulin sensitivity in type 2 diabetes patiens”, 2002.
73. Nakanishi N, Nakamura K, Matsuo Y, et al. Cigarette smoking and risk for
impaired fasting glucose and type 2 diabetes in middle-aged Japanese men. Ann
Intern Med 2000; 133: 183–191.
74. Oladimej Adedeji Junaid, Olubukola Ayoola Ojo, Oluseyi Ademola Adejumo,
Folorunsho Mansally Junaid, “Malnutrition in elderly patients with type 2 diabetes
mellitus in a Nigerian tertiary hospital: Across-sectional study”, 2022.
75. Peeters A., et al, “Obesity in adulthood and its consequences for life expectancy: a
life-table analysis”, Ann Intern Med, 138(1), pp. 24-32, 2003.
76. Pihoker C, Gilliam LK, Hampe CS, Lernmark A, “Autoantibidies in diabetes”,
2005.

GVHD: ThS. Nguyễn Lê Thanh Trúc SVTH: Nguyễn Quốc Việt


79

77. Prod’hom S., et al, “Predictors of weight change in sedentary smokers receiving a
standard smoking cessation intervention”, Nicotine Tob Res, 15(5), pp.910-916,
2013.
78. Pham NM, Eggleston K. Prevalence and determimants of diabetes and prediabetes
among Vietnamese adults. Diabetes Res Clin Pract. 2016 Mar;113:116-24.
79. Rahman SA, Adjeroh D. Surface-based body shape index and its relationship with
all-cause mortality. PloS One. 2015;10(12):e0144639.
80. Romieu I., et al, "Energy balance and obesity: what are the main drivers?", Cancer
Causes Control. 28(3), pp. 247-258, 2017.
81. Rytter MJ, Kolte L, Briend A, Friis H, Christensen VB. The immune system in
children with malnutrition-a systematic review. PloS One. 2014;9(8):e105017.
82. Saintrain M.V.L., et al, “Nutritional assessment of older adults with diabetes
mellitus”, Diabetes Res Clin Pract, 155, pp.107819/, 2019.
83. Schaible UE, Kaufmann SH. Malnutrion and infection: complex mechanisms and
global impacts. PloS Med. 2007;4(5):e115.
84. Shpata, Vjollca, et al, "Malnutrition at the time of surgery affects negatively the
clinical outcome of critically ill patients with gastrointestinal cancer", Medical
Archives. 68(4), p. 263, 2014.
85. Skylar JS, Bakris GL, Bonifacio E, Darsow T, Eckel RH, Groop L, Groop PH,
“ifferentiation of Diabetes by Pathophysiology, Natural History, and Prognonis”,
2017.
86. Somayyeh Firouzi, Mohd Yusof Barakatun-Nisak, Kamaruddin Nor Azmi,
“Nutritional status, glycemic control and its associated risk factors among a
sample of type 2 diabetes individuals, a pilot sudy”, 2015.
87. W.H.O. Consultation on Obesity and Organization World Health, Obesity:
preventing and managing the global epidemic: report of a WHO consultation,
World Health Organization, Geneva, 2000.
88. WHO, Diet nutrion and the prevention of chronic diseases, WHO Technical Report
Series 916, Geneva, 2003.

GVHD: ThS. Nguyễn Lê Thanh Trúc SVTH: Nguyễn Quốc Việt


80

89. William J., et al, “How Has the Age – Related Process of Overweight or Obesity
Development Changed over Time? Co – Ordinated Analyses of Individual
Participant Data from Five United Kingdom Birth Cohorts”, Plos medicine, 12(5),
2015.
90. Wu, Bei-Wen, et al, “Clinical application of subjective global assessment in
Chinese patients with gastrointestinal cancer”, 2009.

GVHD: ThS. Nguyễn Lê Thanh Trúc SVTH: Nguyễn Quốc Việt

You might also like