You are on page 1of 23

BỘ TÀI CHÍNH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

----------

BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

MÔN: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KINH DOANH

ĐỀ TÀI:

CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN Ý ĐỊNH MUA XE ĐIỆN CỦA NGƯỜI TIÊU
DÙNG TẠI TP HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY

GVBM: Tô Anh Thơ

Sinh viên thực hiện: Trần Tuấn Kiệt

MSSV: 2221000949

Lớp học phần: 2331702080204

TP.Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2023


MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU...............................................................................................................1


I. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.................................................................................2
1. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát:......................................................................2
2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể:............................................................................2
II. XÁC ĐỊNH ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.....2
1. Đối tượng nghiên cứu:.....................................................................................2
2. Phạm vi nghiên cứu:........................................................................................2
III. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU......................2
1. Câu hỏi nghiên cứu:.........................................................................................2
2. Giả thuyết nghiên cứu.....................................................................................3
IV. MẪU NGHIÊN CỨU KHẢO SÁT....................................................................5
V. CÁC BIẾN ĐỘC LẬP, BIẾN PHỤ THUỘC, MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU &
PHƯƠNG TRÌNH TUYẾN TÍNH...............................................................................5
1. Biến độc lập:.....................................................................................................5
1.1 Thái độ của người tiêu dùng:.........................................................................5
1.2 Ảnh hưởng xã hội:...........................................................................................6
1.3 Nhận thức về xe điện:......................................................................................6
1.4 Nhận thức kiểm soát hành vi:........................................................................6
1.4 Nhận thức rủi ro:.............................................................................................6
1.6 Mối quan tâm đối với môi trường:................................................................7
2. Biến phụ thuộc:................................................................................................7
3. Phương trình tuyến tính:................................................................................7
4. Mô hình nghiên cứu.........................................................................................8
VI. Xây dựng phiếu khảo sát:...................................................................................8
PHẦN I: THÔNG TIN CHUNG..............................................................................9
PHẦN II: Các nhân tố tác động đến ý định mua xe điện của người tiêu dùng tại
TP Hồ Chí Minh hiện nay.......................................................................................10
PHẦN III. THANG ĐO..........................................................................................13
1. Thang đo Thái độ của người tiêu dùng....................................................13
2. Thang đo Ảnh hưởng xã hội......................................................................13

i
3. Thang đo Nhận thức về xe điện.................................................................13
4. Thang đo Nhận thức kiểm soát hành vi...................................................14
5. Thang đo Nhận thức rủi ro........................................................................14
6. Thang đo Mối quan tâm đối với môi trường...........................................15
7. Thang đo Ý định mua xe điện...................................................................15
VII. Các nghiên cứu liên quan.................................................................................15
1. Trong nước.....................................................................................................15
2. Ngoài nước......................................................................................................18
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................20

ii
LỜI NÓI ĐẦU

Trước tiên, em xin gửi lời cảm ơn đến thầy Tô Anh Thơ, người đã hướng dẫn
em rất nhiệt tình trong bộ môn Phương pháp nghiên cứu kinh doanh suốt quá trình
qua. Nhờ vào các bài học về phương pháp, tư duy, kỹ năng nghiên cứu khoa học của
thầy em mới có thể hoàn thành bào tiểu luận của mình một cách trọn vẹn nhất. Trong
quá trình làm bài vẫn khó tránh được những sai sót. Em rất mong nhận được sự chỉ
bảo, góp ý thêm từ thầy để có thể nâng cao kiến thức của bản thân để có thể vận dụng
vào thực tế sau này.

1
I. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát:
Nghiên cứu nhằm xác định các yếu tố tác động đến ý định mua xe điện của người tiêu
dùng tại TP Hồ Chí Minh. Đồng thời, tìm hiểu các nhân tố chính tác động đến ý định
mua của người dân hiện nay để đo lường mức độ ảnh hưởng từ đó tác giả sẽ đề xuất
các hàm ý quản trị quan trọng giúp cho doanh nghiệp xây dựng kế hoạch kinh doanh.

2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể:


Để đạt được mục tiêu nghiên cứu tổng quát đề ra, nghiên cứu tập trung giải
quyết các mục tiêu cụ thể như sau:
 Đầu tiên, xác định chính xác các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua xe điện
của người tiêu dùng ở thành phố Hồ Chí Minh.
 Tiếp theo, đo lường mức độ tác động của các yếu tố đó đến quyết định mua xe
điện của người tiêu dùng.
 Cuối cùng, đưa ra những hàm ý quản trị nhằm kích thích nhu cầu sử dụng
phương tiện giao thông chạy điện của người dân và các doanh nghiệp sản xuất
kinh doan xe điện đáp ứng nhu cầu của thị trường.

II. XÁC ĐỊNH ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các yếu tố tác động đến ý định mua xe điện
của người tiêu dùng tại TP Hồ Chí Minh.
2. Phạm vi nghiên cứu:
 Nội dung: Các nhân tố tác động đến ý định mua xe điện của người tiêu dùng tại
TP.HCM hiện.
 Không gian: Nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn TP Hồ Chí Minh.
 Thời gian: Nghiên cứu được thực hiện từ 25/11/2023 tới 16/12/2023.

III. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU


1. Câu hỏi nghiên cứu:
Câu hỏi 1: Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua xe điện là gì?
Câu hỏi 2: Mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng xã hội, nhận thức về xe
điện, nhận thức kiểm soát hành vi, thái độ và rủi ro đến ý định mua xe điện là
như thế nào?
Câu hỏi 3: Các hàm ý quản trị nào được đưa ra từ kết quả kiểm định mô hình
nghiên cứu?
2
2. Giả thuyết nghiên cứu
 Mối quan hệ giữa thái độ của người tiêu dùng (TĐ) và ý định mua xe điện
(YĐ)
Thái độ được xem là một đánh giá tổng thể của cá nhân đối với kết quả hành vi
đó (theo Ajzen,1991). Theo thuyết TRA và TPB đã chứng minh rằng Thái độ
được xem là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới ý định hành vi và được kiểm
chứng qua các bài nghiên cứu khác nhau. Khi người tiêu dùng mang thái độ tích
cực cho một sự việc, hành động thì khả năng cao họ sẽ thực hiện hành vi đó
(Han và Kim,2010). Khi cảm thấy xe điện có lợi, tiện dụng hơn khách hàng sẽ
sẵn sàng trả thêm tiền cho các phương tiện xanh (Hiudre và cộng sự,2011).
Nhiều nghiên cứu ủng hộ mối quan hệ tích cực giữa hành vi ý định và thái độ
của người tiêu dùng đối với việc tiêu dùng xanh ở các nên văn hóa khác nhau
trong đó có các sản phẩm xanh (Yadav và Pathak,2016) và về xe điện (Huang
và cộng sự,2019). Do đó ta có giả thuyết như sau:
H1: “Thái độ có ảnh hưởng tích cực đến ý định mua xe điện của
người tiêu dùng tại TP.HCM”.

 Mối quan hệ giữa ảnh hưởng xã hội (AH) và ý định mua xe điện ( YĐ)
Ảnh hưởng xã hội thể hiện áp lực của những người khác tác động đến một cá
nhân. Cơ chế tác động của xã hội đến ý định và hành vi của các nhân rất phức
tạp. Đôi khi, cá nhân buộc phải thay đổi ý định để tuân theo những thông lệ xã
hội. Trong một số trường hợp khác, con người tự thay đổi ý định và hành vi để
đạt được vị thế xã hội hoặc xây dựng hình ảnh nào đó trong mắt những người
khác. Nhìn chung, cá nhân có xu hướng thực hiện hành vi nếu nhận được sự
ủng hộ của nhóm xã hội. Lane và Potter kết luận rằng quyết định mua ô tô điện
của khách hàng chịu tác động một phần từ các yếu tố xã hội do các cá nhân
thường có xu hướng tham khảo ý kiến từ người thân và bạn bè. Nghiên cứu của
Peter và Dutschke ghi nhận người tiêu dùng ở Đức cân nhắc cả yếu tố đặc tính
sản phẩm và ảnh hưởng xã hội khi họ quyết định mua ô tô điện. Shalender và
Sharma cũng rút ra kết luận tương tự ở thị trường Ấn Độ khi cho rằng quan
điểm của cá nhân luôn chịu ảnh hưởng bởi xã hội và cộng đòng, do đó ý định và
hành vi của họ sẽ bị tác động bởi các nhóm trong xã hội. Do đó ta có giả thuyết
như sau:
H2:”Ảnh hưởng xã hội có ảnh hưởng tích cực đến ý định mua xe
điện của người tiêu dùng tại TP.HCM”.

 Mối quan hệ giữa nhận thức về xe điện (NT) và ý định mua xe điện (YĐ)
Việc người tiêu dùng ghi nhớ, ấn định rằng một thương hiệu là thân thiện với
môi trường là nhận định của người tiêu dùng về sản phẩm thân thiện với môi
trường (Tseng và Hung,2013). Nhiều nghiên cứu đã được đặt ra và nhận được
kết quả rằng việc người tiêu dùng lựa chọn thương hiệu không dựa trên lợi ích
của nói với môi trường mà dựa trên sự mong đợi của đối tượng khách hàng. Sự
3
ảnh hưởng đến thương hiệu xanh xuất phát từ những sản phẩm đồ dùng thân
thiện với môi trường (Chen,2012) nhưng sau đó Aman (2012) Chahal (2010) và
Suki (2013) đã đề xuất để tăng nhận thức của người tiêu dùng về các sản phẩm
xanh trước hết phải giáo dục xã hội từ đó thay đổi hành vi tiêu dùng của khách
hàng. Nhân tố nhận thức về sản phẩm có ảnh hưởng tích cực đến ý định mua xe
điện nhất là nhóm nam giới, học vấn cao và nhóm người trẻ tuổi (Huang và
Ge,2019). Do đó ta có giả thuyết như sau:
H3: “Nhận thức về xe điện có ảnh hưởng tích cực đến ý định mua xe
điện của người tiêu dùng tại TP.HCM”.

 Mối quan hệ giữa nhận thức kiểm soát hành vi (HV) và ý định mua xe điện
(YĐ)
Trong các nghiên cứu về việc áp dụng xe điện, nhận thức kiểm soát hành vi chủ
yếu thu được dưới dạng một yếu tố dự đoán hành vi thân thiện với môi trường
của người tiêu dùng (R Yadav và GS Pathak, 2016). Tuy nhiên, với truyền thống
Mô hình TPB, nó trực tiếp điều tra tác động của nhận thức kiểm soát hành vi
đến ý định hành vi. Một hạn chế một số nghiên cứu về việc áp dụng xe điện đã
khám phá tác động trực tiếp này. Ví dụ: (O Egbue và S Long, 2012) nghiên cứu
cho thấy nhận thức kiểm soát hành vi là yếu tố mạnh nhất trong việc đo lường ý
định mua BEV ở Na-uy. Một nghiên cứu của Ấn Độ nhấn mạnh rằng nhận thức
kiểm soát hành vi có mối tương quan đáng kể với việc áp dụng xe điện (K
Shalender và N Sharma, 2021). Do đó ta có giả thuyết như sau:
H4: “Nhận thức kiểm soát hành vi có ảnh hưởng tích cực đến ý định
mua xe điện của người tiêu dùng tại TP.HCM”.

 Mối quan hệ giữa nhận thức rủi ro (RR) và ý định mua xe điện (YĐ)
Những rủi ro nhận thấy trong việc tiêu thụ sản phẩm được chứng minh là làm
giảm ý định mua sản phẩm có thương hiệu, danh mục sản phẩm và dịch vụ điện
tử (Mitchell, 1999, Gronhaug và cộng sự, 2002; Featherman và Hajli, 2016).
Nhận thức rủi ro là sự đánh giá mối đe dọa và được phát hiện là làm trì hoãn
các quyết định mua hàng để có thể tiếp tục tìm kiếm và học tập thông tin (Mitra
et al., 1999). Chúng tôi cho rằng quyết định áp dụng xe điện tiềm ẩn rủi ro đối
với nhiều thị trường mục tiêu vì sản phẩm này hoàn toàn khác biệt và là một
công nghệ đắt tiền. Đòi hỏi một khoản chi phí ban đầu lớn và thay đổi hành vi
(kế hoạch tính phí) và có thể có nhà nâng cấp cơ sở hạ tầng. Do đó ta có giả
thuyết như sau:
H5: “Nhận thức rủi ro có ảnh hưởng tiêu cực đến ý định mua xe điện
của người tiêu dùng tại TP.HCM”.

 Mối quan hệ giữa mối quan tâm đối với môi trường (EC) và ý định mua xe
điện (YĐ)

4
Mối quan tâm về môi trường, từ lâu đã được chấp nhận như một yếu tố dự báo
quan trọng về ý định hành vi sinh thái, bao gồm phản ứng cảm xúc của cá nhân
đối với sinh thái các vấn đề (Shih-Chih Chen và cộng sự,2016). Các nghiên cứu
về việc áp dụng các sản phẩm xanh, lập luận rằng rằng cảm giác của một cá
nhân có trách nhiệm hơn với môi trường và thực hiện phần việc của mình trong
việc bảo vệ môi trường có liên quan đến sự gia tăng mối quan tâm về môi
trường của cá nhân, và hơn nữa, cá nhân đó sử dụng các sản phẩm xanh khi họ
cảm thấy EC (Vivek Kumar Verma và các cộng sự,2019). Những người có EC
cao thể hiện ý định rõ ràng trong việc bảo vệ môi trường. Mối quan tâm của họ
với các vấn đề môi trường đã kích thích sự quan tâm của họ trong việc mua xe
điện và công nghệ xanh khác (Thyroff và Kilbourne, 2017). Người tiêu dùng có
mối quan tâm cao hơn về môi trường sẽ ít nhạy cảm hơn với giá xe điện (Tanner
và Wölfing Kast, 2003) và sẵn sàng trả phí cao hơn cho những lợi ích xanh
nhận được (Hansla và cộng sự, 2008). Do đó ta có giả thuyết như sau:
H6: “Mối quan tâm đối với môi trường có ảnh hưởng tích cực đến ý
định mua xe điện của người tiêu dùng tại TP.HCM”.

IV. MẪU NGHIÊN CỨU KHẢO SÁT


 Công thức tính mẫu: Công thức của Hair và cộng sự (2004)
Số lượng mẫu = Số lượng câu hỏi * Thang đo Likert
 Số lượng mẫu:
N = (4+4+4+4+4+4+4)*5 = 140 (mẫu)
 Đối tưởng khảo sát cụ thể: người tiêu dùng đang sinh sống tại TP.HCM

V. CÁC BIẾN ĐỘC LẬP, BIẾN PHỤ THUỘC, MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU &
PHƯƠNG TRÌNH TUYẾN TÍNH
1. Biến độc lập:
1.1 Thái độ của người tiêu dùng:
Thái độ được xem là một đánh giá tổng thể của cá nhân đối với kết quả hành vi
đó (theo Ajzen,1991). Thái độ đề cập đến những đánh giá tích cực hoặc tiêu cực
của cá nhân về hành vi nhất định thông qua quan sát, kinh nghiệm, nghiên cứu,
v.v. và xu hướng thực hiện hành vi đó của họ (C Bianchi,2017); (GA Abbasi và
cộng sự, 2022). Thái độ của người tiêu dùng đối với các thương hiệu cạnh tranh
là yếu tố quan trọng quyết định quyết định mua hàng của họ. Nếu một cá nhân
đánh giá sản phẩm một cách tích cực thì khả năng mua hàng của họ sẽ nó tăng
lên (M Conner và CJ Armitage, 1998); (L Beck và I Ajzen, 1991) .

5
1.2 Ảnh hưởng xã hội:
Ảnh hưởng xã hội là một chủ đề quan trọng trong tâm lý học xã hội thực
nghiệm (Kelman, 1961). Turner (1991, p.1) định nghĩa ảnh hưởng xã hội là
“các quá trình trong đó con người trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến suy
nghĩ, cảm xúc và hành động của người khác”. Ảnh hưởng xã hội thể hiện áp
lực của những người khác tác động đến một cá nhân. Ảnh hưởng xã hội có
liên quan đến thông tin về người khác và nó có thể không nhất thiết phải xảy
ra thông qua gặp mặt trực tiếp tương tác (Robins và cộng sự, 2001; Trusov và
cộng sự, 2010). Ảnh hưởng xã hội có thể bao gồm sự tương tác và mối quan
hệ giữa người tiêu dùng và các tổ chức, ở đây chúng tôi tập trung vào ảnh
hưởng giữa các cá nhân như một tiểu thể loại xảy ra giữa người tiêu dùng cá
nhân.
1.3 Nhận thức về xe điện:
Trong nghiên cứu này, “the perception of full electronic vehicles” là hiệu suất
lái xe tổng thể được cảm nhận, bao gồm cả việc lái xe thoải mái, của xe điện.
Nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng kiến thức cá nhân và kinh nghiệm làm
tăng sự chấp nhận xe điện (Barth và cộng sự, 2016; Schmalfuß và cộng sự,
2017), trong khi việc thiếu kiến thức và thiếu kinh nghiệm về xe điện tạo
thành một rào cản chống lại việc sử dụng xe điện (Egbue và Long, 2012;
Graham-Rowe và cộng sự, 2012; Krause và cộng sự, 2013)

1.4 Nhận thức kiểm soát hành vi:


Nhận thức kiểm soát hành vi được định nghĩa là khả năng mua của người tiêu
dùng. Chuẩn môn học đại diện cho nhận thức của những người quan trọng
(chẳng hạn như gia đình và bạn bè hoặc những người có ảnh hưởng như những
người nổi tiếng), những người có thể hoặc không thể tác động đến họ để mua.
Nhận thức kiểm soát hành vi đề cập đến ảnh hưởng của áp lực và người hỗ trợ
xung quanh các cá nhân khi họ quyết định về một hành vi nhất định. Theo đó,
nhận thức kiểm soát hành vi là toàn bộ nhận thức của họ về mức độ dễ dàng
hoặc khó thực hiện được hành vi đó (MA Javid và các cộng sự,2022); (B Dutta
và HG Hwang,2021); (G Adu-Gyamfi và cộng sự,2022); (IKW Lai và cộng
sự, 2015).

1.4 Nhận thức rủi ro:


Nhận thức rủi ro đề cập đến rủi ro có thể xảy ra và mức độ rủi ro mà người
tiêu dùng nhận thấy trước khi đưa ra quyết định mua hàng (DF Blankertz,
1969). Stone và Gronhaung (1993) đề xuất nhận thức rủi ro là yếu tố quyết
định hành vi mua hàng dự định và thực tế của cá nhân. Jacoby và Kaplan
(1972) xác định năm khía cạnh của rủi ro nhận thức là rủi ro tài chính, rủi ro
chức năng hoặc rủi ro hiệu suất, rủi ro vật chất, rủi ro xã hội và rủi ro tâm lý.

6
1.6 Mối quan tâm đối với môi trường:
Mối quan tâm về môi trường là sự quan tâm và ý thức tổng thể đối với các vấn
đề môi trường (MC Aguilar-Luzón và cộng sự,2020). Mối quan tâm về môi
trường là yếu tố quyết định quan trọng và giúp thay đổi hành vi hiện tại của cá
nhân sang hành vi thân thiện với môi trường hơn (H Han Và H Yoon,2015);(W
Poortinga và cộng sự,2004). Có nghiên cứu về việc áp dụng các sản phẩm
xanh, lập luận rằng rằng cảm giác của một cá nhân có trách nhiệm hơn với
môi trường và thực hiện phần việc của mình trong việc bảo vệ môi trường có
liên quan đến sự gia tăng mối quan tâm về môi trường của cá nhân, và hơn
nữa, cá nhân đó sử dụng các sản phẩm xanh khi họ cảm thấy quan tâm đối với
môi trường (VK Verma và cộng sự, 2019).

2. Biến phụ thuộc: Ý định mua xe điện


Ý định là xu hướng hành động cá nhân tùy theo thương hiệu. Một định nghĩa
khác tuyên bố rằng ý định mua hàng là ý định của cá nhân nhận thức để cố gắng
mua một thương hiệu (Shabbir, M. S., Kirmani, S., Iqbal, J., & Khan, B. 2009).
Theo Ajzen và Fishbein (1975) định nghĩa ý định hành vi là sự biểu thị tính sẵn
sàng của mỗi người khi thực hiện một hành vi đã qui định, là tiền đề ảnh hưởng
lớn đến hành vi. Các nhà nghiên cứu khác tin rằng ý định mua hàng là “những
gì chúng ta nghĩ chúng ta sẽ mua” (Park, J. 2002).Các học giả khác như
Daneshvary và Schower (2000) tin rằng ý định mua hàng có mối quan hệ với
các yếu tố nhân khẩu học như tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp và trình độ học
vấn (Lu, M. 2007). Ý định mua cũng có thể được định nghĩa là quyết định hành
động hoặc hành động sinh lý cho thấy hành vi của cá nhân theo sản phẩm (X.
Wang & Yang, 2008).
3. Phương trình tuyến tính:
Phương trình tuyến tính thể hiện mối quan hệ của các biến độc lập (X1,
X2, X3…) tác động tới biện phụ thuộc (Y) có dạng như sau:
Y = α + β1.X1 + β2.X2 + β3.X3 + β4.X4 + β5.X5 + β6.X6 + ε
Trong đó:
Y: Ý định mua xe điện
X1: Thái độ của người tiêu dùng
X2: Ảnh hưởng xã hội
X3: Nhận thức về xe điện
X4: Nhận thức kiểm soát hành vi
X5: Nhận thức rủi ro

7
X6: Mối quan tâm đối với môi trường
α: Là hệ số tự do
β1, β2, β3, β4, β5, β6: Là các hệ số hồi quy riêng
4. Mô hình nghiên cứu

Thái độ của người tiêu dùng


H1+

Ảnh hưởng xã hội H2+

H3+
Nhận thức về xe điện
H4+ Ý định mua xe điện
Nhận thức kiểm soát hành vi
H5-
Nhận thức rủi ro
H6+

Mối quan tâm đối với môi


trường

VI. Xây dựng phiếu khảo sát:


Các nhân tố tác động đến ý định mua xe điện của người tiêu dùng tại TP Hồ
Chí Minh hiện nay
(Dành cho người dân trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh)
Xin chào quý Anh/Chị.
Tôi là sinh viên thuộc khoa Quản trị kinh doanh của trường Đại học Tài chính -
Marketing. Hiện tại, tôi đang có bài khảo sát về đề tài “CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG
ĐẾN Ý ĐỊNH MUA XE ĐIỆN CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG TẠI TP HỒ CHÍ MINH
HIỆN NAY ”. Tôi rất mong Anh/Chị sẽ dành chút thời gian tham gia form khảo sát để
giúp đỡ tôi có được số liệu hoàn chỉnh cho đề tài nghiên cứu. Những thông tin thu thập
được chỉ nhằm mục đích phục vụ cho nghiên cứu và tuyệt đối đảm bảo tính bảo mật.
Trân trọng cảm ơn!

8
PHẦN I: THÔNG TIN CHUNG
Câu 1: Giới tính của Anh/Chị là
 Nam
 Nữ
Câu 2: Độ tuổi
 Dưới 25 tuổi
 Từ 25 đến 35 tuổi
 Từ 35 đến 45 tuổi
 Trên 45 tuổi
Câu 3: Trình độ học vấn
 Trung cấp
 Cao đẳng/Đại học
 Sau đại học
 THPT
Câu 4: Mức thu nhập bình quân của Anh/Chị (triệu đồng/tháng)
 Dưới 10 triệu đồng
 Từ 10 đến dưới 20 triệu đồng
 Từ 20 đến dưới 30 triệu đồng
 Trên 30 triệu đồng
Câu 5: Tình trạng hôn nhân
 Độc thân
 Đã kết hôn/Chưa sinh con
 Đã kết hôn/Đã có con
Câu 6: Nghề nghiệp của Anh/Chị
 Học sinh/Sinh viên
 Nhân viên văn phòng
 Chủ doanh nghiệp/Kinh doanh hộ gia đình
 Nghề nghiệp chuyên môn (Bác sĩ, Kĩ sư, Luật sư…)
 Nội trợ
 Khác
Câu 7: Anh/Chị có thông tin về xe điện qua những nguồn nào?
 Mạng xã hội (Tiktok, Facebook,…)
 Tin tức, báo chí

9
 Truyền miệng
Câu 8: Anh/Chị đã sử dụng qua xe điện hay chưa
 Chưa sử dụng
 Đã sử dụng
PHẦN II: Các nhân tố tác động đến ý định mua xe điện của người tiêu dùng tại
TP Hồ Chí Minh hiện nay
Anh/Chị vui lòng chọn một câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào ô chỉ mức độ thích hợp
trong các lựa chọn sau:
(1) Hoàn toàn không đồng ý
(2) Không đồng ý
(3) Bình thường
(4) Đồng ý
(5) Hoàn toàn đồng ý
Điều chỉnh các biến kí hiệu:
TĐ: Thái độ của người tiêu dùng
AH: Ảnh hưởng xã hội
NT: Nhận thức về xe điện
HV: Nhận thức kiểm soát hành vi
RR: Nhận thức rủi ro
EC: Mối quan tâm đối với môi trường
Biến phụ thuộc YĐ: Ý định mua xe điện

Khảo sát biến Đồng ý mức độ


Ký hiệu
(Mục) (1) (2) (3) (4) (5)
X1 - TĐ Thái độ của người tiêu dùng
TĐ1 Tôi cho rằng việc sử dụng xe điện
là rất cần thiết
TĐ2 Tôi nghĩ rằng mua một chiếc xe
điện là một lựa chọn tốt
TĐ3 Tôi quan tâm đến xe điện
TĐ4 Tôi nghĩ rằng xe điện đáp ứng tốt

10
nhu cầu sử dụng của tôi
X2 - AH Ảnh hưởng xã hội
AH1 Nếu những người xung quanh tôi
sử dụng xe điện, điều này sẽ thúc
đẩy tôi mua
AH2 Tin tức tuyên truyền truyền thông
tích cực sẽ khiến tôi muốn mua một
chiếc xe điện
AH3 Các dịch vụ tuyệt vời của nhà cung
cấp thúc đẩy tôi mua một chiếc xe
điện
AH4 Tôi quan tâm xe điện vì người nổi
tiếng mà tôi yêu thích khuyên tôi
nên sử dụng
X3 - NT Nhận thức về xe điện
NT1 Tôi có một sự hiểu biết nhất định
về các thuộc tính sản phẩm của xe
điện
NT2 Tôi nhận thấy rằng xe điện giúp
bảo vệ môi trường thông qua việc
dùng nhiên liệu thay thế
NT3 Tôi có kiến thức nhất định đối với
những thương hiệu xe điện
NT4 Tôi có nhận thức về lợi ích của xe
điện
X4 - HV Nhận thức kiểm soát hành vi
HV1 Tôi có nguồn lực, thời gian, cơ hội
để mua xe điện
HV2 Tôi sẽ chọn mua xe điện thay cho
xe chạy xăng
HV3 Thời gian sạc của xe điện không
ảnh hưởng đến việc tôi sử dụng xe
điện hàng ngày
HV4 Việc sửa chữa và bảo trì xe điện rất
11
quan trọng khi tôi sử dụng nó
X5 - RR Nhận thức rủi ro
RR1 Tôi sợ rằng phạm vi hành trình của
xe điện không thể đáp ứng nhu cầu
của tôi
RR2 Tôi sẽ không cảm thấy hoàn toàn
an toàn khi lái xe điện trên đường
RR3 Tôi lo lắng về việc xe điện có thực
sự hoạt động giống như xe truyền
thống hay không
RR4 Tôi sợ rằng xe điện sẽ thường
xuyên bị hỏng
X6 - EC Mối quan tâm đối với môi trường
EC1 Tôi nghĩ vấn đề môi trường là rất
quan trọng
EC2 Tôi nghĩ rằng các cá nhân và xã hội
đều có trách nhiệm bảo vệ môi
trường
EC3 Tôi quan tâm đến những hậu quả
mà các phương tiện giao thông gây
ra cho môi trường
EC4 Tôi nghĩ chúng ta nên quan tâm đến
những vấn đề về môi trường
Y Ý định mua xe điện
YĐ1 Tôi hy vọng sẽ có nhiều thương
hiệu và mẫu mã xe điện được ra
mắt thời gian tới
YĐ2 Tôi sẽ cân nhắc mua xe điện thời
gian tới
YĐ3 Nếu xe điện tốt, tôi sẽ giới thiệu
ban bè xung quanh để mua
YĐ4 Tôi chắc chắn sẽ sử dụng xe điện
trong thời gian tới

12
PHẦN III. THANG ĐO
1. Thang đo Thái độ của người tiêu dùng
Bảng 3.1 Thang đo Thái độ của người tiêu dùng
Ký hiệu Nội dung thang đo gốc Nội dung đã điều chỉnh Nguồn
TĐ1 Tôi nghĩ rằng việc sử dụng xe Tôi cho rằng việc sử dụng xe
điện là rất cần thiết điện là rất cần thiết
Huang và cộng
TĐ2 Tôi nghĩ rằng mua một chiếc xe Tôi nghĩ rằng mua một chiếc sự (2019), Ajzen
điện là một lựa chọn tốt xe điện là một lựa chọn tốt và Fishbein
TĐ3 Tôi quan tâm đến xe ô tô điện Tôi quan tâm đến xe điện (1975), Yadav
và pathak (2016)
TĐ4 Tôi nghĩ rằng xe ô tô điện đáp Tôi nghĩ rằng xe điện đáp ứng
ứng tốt nhu cầu sử dụng của tôi tốt nhu cầu sử dụng của tôi

2. Thang đo Ảnh hưởng xã hội


Bảng 3.2 Thang đo Ảnh hưởng xã hội
Ký hiệu Nội dung thang đo gốc Nội dung đã điều chỉnh Nguồn
AH1 Nếu những người xung quanh tôi Nếu những người xung quanh
sử dụng ô tô điện, điều này sẽ tôi sử dụng xe điện, điều này
thúc đẩy tôi mua sẽ thúc đẩy tôi mua
AH2 Tin tức tuyên truyền truyền Tin tức tuyên truyền truyền
thông tích cực sẽ khiến tôi muốn thông tích cực sẽ khiến tôi Huang và Ge
mua một chiếc xe ô tô điện muốn mua một chiếc xe điện (2019), Zhang
AH3 Các dịch vụ tuyệt vời của nhà Các dịch vụ tuyệt vời của nhà và cộng sự
cung cấp thúc đẩy tôi mua một cung cấp thúc đẩy tôi mua (2015)
chiếc xe điện một chiếc xe điện
AH4 Tôi quan tâm xe máy điện Tôi quan tâm xe điện vì người
Vinfast vì người nổi tiếng mà tôi nổi tiếng mà tôi yêu thích
yêu thích khuyên tôi nên sử dụng khuyên tôi nên sử dụng

3. Thang đo Nhận thức về xe điện


Bảng 3.3 Thang đo Nhận thức về xe điện
Ký hiệu Nội dung thang đo gốc Nội dung đã điều chỉnh Nguồn
NT1 Tôi có một sự hiểu biết nhất định Tôi có một sự hiểu biết nhất Huang và Ge
về các thuộc tính sản phẩm của định về các thuộc tính sản
13
xe điện phẩm của xe điện
NT2 Tôi biết rằng xe điện giúp bảo Tôi nhận thấy rằng xe điện
tồn năng lượng và bảo vệ môi giúp bảo vệ môi trường thông
trường thông qua việc dùng qua việc dùng nhiên liệu thay
nhiên liệu thay thế thế
(2019)
NT3 Tôi có kiến thức nhất định đối Tôi có kiến thức nhất định đối
với những thương hiệu xe điện với những thương hiệu xe
điện
NT4 Tôi có nhận thức về lợi ích của Tôi có nhận thức về lợi ích
xe điện của xe điện

4. Thang đo Nhận thức kiểm soát hành vi


Bảng 3.4 Thang đo Nhận thức kiểm soát hành vi
Ký hiệu Nội dung thang đo gốc Nội dung đã điều chỉnh Nguồn
HV1 Tôi có nguồn lực, thời gian, cơ Tôi có nguồn lực, thời gian,
hội để mua xe điện cơ hội để mua xe điện
Yadav và Pathak
HV2 Tôi tự tin rằng nếu tôi muốn, tôi Tôi sẽ chọn mua xe điện thay (2016)
sẽ có thể chọn mua xe điện thay cho xe chạy xăng
cho xe chạy xăng
HV3 Thời gian sạc của xe điện không Thời gian sạc của xe điện
Zhang và cộng
ảnh hưởng đến việc tôi sử dụng không ảnh hưởng đến việc tôi
sự (2015)
xe điện hàng ngày sử dụng xe điện hàng ngày
HV4 Việc sửa chữa và bảo trì ô tô Việc sửa chữa và bảo trì xe
Shalender và
điện rất quan trọng khi tôi sử điện rất quan trọng khi tôi sử
cộng sự (2021)
dụng nó dụng nó

5. Thang đo Nhận thức rủi ro


Bảng 3.5 Thang đo Nhận thức rủi ro
Ký hiệu Nội dung thang đo gốc Nội dung đã điều chỉnh Nguồn
RR1 Tôi sợ rằng phạm vi hành trình Tôi sợ rằng phạm vi hành He và cộng sự
của xe ô tô điện không thể đáp trình của xe điện không thể (2018), Jaiswal
ứng mong đợi của tôi đáp ứng nhu cầu của tôi và cộng sự
(2021)
RR2 Tôi sẽ không cảm thấy hoàn toàn Tôi sẽ không cảm thấy hoàn
an toàn khi lái xe ô tô điện trên toàn an toàn khi lái xe điện
14
đường trên đường
RR3 Tôi lo lắng về việc ô tô điện có Tôi lo lắng về việc xe điện có
thực sự hoạt động giống như ô tô thực sự hoạt động giống như
truyền thống hay không xe truyền thống hay không
RR4 Tôi sợ rằng xe ô tô điện thường Tôi sợ rằng xe điện sẽ thường
xuyên bị hỏng xuyên bị hỏng

6. Thang đo Mối quan tâm đối với môi trường


Bảng 3.6 Thang đo Mối quan tâm đối với môi trường
Ký hiệu Nội dung thang đo gốc Nội dung đã điều chỉnh Nguồn
EC1 Tôi nghĩ vấn đề môi trường là rất Tôi nghĩ vấn đề môi trường là
quan trọng rất quan trọng
EC2 Tôi nghĩ rằng các cá nhân và xã Tôi nghĩ rằng các cá nhân và
hội đều có trách nhiệm bảo vệ xã hội đều có trách nhiệm bảo
môi trường vệ môi trường He và cộng sự
(2018),
EC3 Tôi quan tâm đến những hậu quả Tôi quan tâm đến những hậu Shalender và
mà các phương tiện giao thông quả mà các phương tiện giao cộng sự (2021)
gây ra cho môi trường thông gây ra cho môi trường
EC4 Tôi nghĩ chúng ta nên quan tâm Tôi nghĩ chúng ta nên quan
đến những vấn đề về môi trường tâm đến những vấn đề về môi
trường

7. Thang đo Ý định mua xe điện


Bảng 3.7 Thang đo Ý định mua xe điện
Ký hiệu Nội dung thang đo gốc Nội dung đã điều chỉnh Nguồn
YĐ1 Tôi hy vọng có nhiều thương Tôi hy vọng sẽ có nhiều Huang và Ge
hiệu và sản phẩm xe điện được thương hiệu và mẫu mã xe (2019), Zhang
ra mắt điện được ra mắt thời gian tới vầ cộng sự
(2015)
YĐ2 Lần tới khi mua ô tô, tôi sẽ cân Tôi sẽ cân nhắc mua xe điện
nhắc mua xe ô tô điện thời gian tới
YĐ3 Nếu xe điện tốt, tôi sẽ giới thiệu Nếu xe điện tốt, tôi sẽ giới
ban bè xung quanh để mua thiệu ban bè xung quanh để
mua
YĐ4 Tôi chắc chắn sẽ sử dụng ô tô Tôi chắc chắn sẽ sử dụng xe
15
điện trong thời gian tới điện trong thời gian tới

VII. Các nghiên cứu liên quan


1. Trong nước
1.1 Mô hình nghiên cứu nhân tố tác động đến quyết định sử dụng
phương tiện giao thông chạy điện của người dân TP.HCM của Trần
Phương (2023)
Nghiên cứu này được thiết kế để tìm hiểu các nhân tố có tác động lên ý định
tiêu dùng và sử dụng xe chạy điện của người dân đang sinh sống tại địa bàn
Thành phố Hồ Chí Minh. Bằng phương pháp khảo sát trực tuyến 291 đáp
viên, sau khi khảo sát, mô hình hồi quy tuyến tính được sử dụng để phân
tích. Trong bài nghiên cứu, tác giả sử dụng 5 thang đo có khả năng ảnh
hưởng đến ý định mua phương tiện giao thông chạy điện (bao gồm xe máy
và ô tô điện thuần túy), đó là: (1) Thái độ, (2) Kiểm soát hành vi nhận thức,
(3) Nhận thức về xe điện, (4) Chuẩn chủ quan, và (5) Sự quan tâm đối với
môi trường. Từ kết quả khảo sát và phân tích, những góp ý và kiến nghị sẽ
được đưa tới cho doanh nghiệp sản xuất xe điện và chính phủ Việt Nam
nhằm góp phần thúc đẩy tiêu dùng xanh đối với mặt hàng phương tiện giao
thông của người dân Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và người tiêu dùng
Việt Nam nói chung.
1.2 Mô hình nghiên cứu tác động của khuyến khích tài chính, mối quan
tâm về môi trường và nhận thức rủi ro đến ý định sử dụng ô tô điện
của người tiêu dùng tại TP.HCM của Nguyễn Đắc Hà (2023)
Đề tài nghiên cứu được tác giả tiến hành thực hiện tại TP. Hồ Chí Minh. Với
tổng cộng 279 phản hồi thu thập được, sau quá trình sàng lọc dữ liệu còn lại
262 mẫu đạt điều kiện để tiến hành phân tích. Kết quả đã phát hiện những
yếu tố quan trọng như nhận thức kiểm soát hành vi, quan tâm về môi trường,
thái độ, chính sách khuyến khích tài chính và nhận thức tính hữu ích đều có
tác động cùng chiều tới ý định sử dụng ô tô điện. Trái lại, nhận thức rủi ro
lại có tác động ngược chiều. Ngoài ra, kết quả cũng phát hiện không có mối
liên hệ ý nghĩa thống kê giữa chuẩn mực chủ quan và ý định sử dụng xe ô tô
điện. Bên cạnh các kết quả quan trọng, một số hạn chế của đề tài như số
lượng mẫu khảo sát còn khá khiêm tốn, phạm vi nghiên cứu còn hạn chế và
chưa khai thác sâu vào các yếu tố về giá thành, rào cản hạ tầng (bãi đỗ xe và
trạm sạc) cũng như yếu tố hiệu suất của ô tô điện.
1.3 Mô hình nghiên cứu các yếu tố tác động đến ý định mua xe ô tô điện
của khách hàng tại TP.HCM của Nguyễn Băng Trâm (2023)

16
Nghiên cứu nhằm xem xét các yếu tố tác động đến ý định mua xe ô tô điện
để tăng số lượng người tiêu dùng tại Việt Nam gồm 5 yếu Chuẩn chủ quan,
Nhận thức kiểm soát hành vi, Nhận thức rủi ro, Mối quan tâm đến môi
trường, Thái độ tác động đến Ý định Mua của khách hàng. Đồng thời xem
xét vai trò trung gian của Thái độ giữa Chuẩn chủ quan và Nhận thức kiểm
soát hành vi đến Ý định mua. Dữ liệu thu thập khảo sát từ hơn 200 người
dân đang sinh sống và làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên
cứu cho thấy yếu tố yếu tố Chuẩn chủ quan, Nhận thức kiểm soát hành vi
vừa tác động trực tiếp vừa tác động gián tiếp thông qua vai trò trung gian
của Thái độ đến Ý định mua xe ô tô điện, các biến như là Mối quan tâm về
môi trường tác động trực tiếp cùng chiều và Nhận thức rủi ro tác động trực
tiếp ngược chiều đến Ý định mua xe ô tô điện.
1.4 Mô hình nghiên cứu nhân tố tác động đến ý định mua xe máy điện
của người tiêu dùng thế hệ Y và X tại TP.HCM của Nguyễn Anh Tri
(2021)
Bài nghiên cứu của tác giả hướng tới tìm hiểu các nhân tố có tác động lên ý
định tiêu dùng xe máy điện của thế hệ Y và thế hệ Z trên địa bàn Thành phố
Hồ Chí Minh. Bằng phương pháp khảo sát trực tuyến 291 người tiêu dùng
thế hệ Y và thế hệ Z, kết hợp sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính bội, kết
quả nghiên cứu cho thấy có 5 yếu tố có tác động đến ý định tiêu dùng xe
máy điện, đó là: (1) Thái độ, (2) Chuẩn chủ quan, (3) Kiểm soát hành vi
nhận thức, (4) Nhận thức về xe điện, (5) Mối quan tâm đối với môi trường.
Từ kết quả phân tích, tác giả đã đưa ra một số kiến nghị cho doanh nghiệp
và chính phủ để có thể tăng ý định tiêu dùng xe máy điện của thế hệ Y và
thế hệ Z tại Thành phố Hồ Chí Minh.
1.5 Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý mua ô tô điện tại
Việt Nam: Đề xuất phân tích từ nghiên cứu lý thuyết của Hoàng
Trọng Trường (2022)
Ý định mua ô tô điện có thể được giải thích dựa trên hai góc độ: ý định chấp
nhận sản phẩm công nghệ mới và tiêu dùng xanh. Dựa trên nghiên cứu lý
thuyết về hành vi khách hàng và tổng quan tình hình nghiên cứu, bài viết đề
xuất khung phân tích về ý định mua ô tô điện của người tiêu dùng Việt Nam.
Khung phân tích được xây dựng dựa trên quan điểm tiếp cận tích hợp giữa
Mô hình chấp nhận công nghệ hợp nhất (UTAUT) và Mô hình chuẩn mực
cá nhân (NAM), theo đó ý định của người tiêu dùng chịu ảnh hưởng của
hiệu quả kỳ vọng, nỗ lực kỳ vọng, ảnh hưởng xã hội, điều kiện thuận lợi,
chuẩn mực cá nhân, nhận thức trách nhiệm và nhận thức vấn đề. Đồng thời
đề xuất một số gợi ý cho doanh nghiệp sản xuất và các nhà hoạch định chính
sách trong việc thúc đẩy phát triển ô tô điện tại thị trường Việt Nam.

17
1.6 Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua xe máy
điện Vinfast của người dân trên địa bàn TP.HCM của Trần Thu
Thảo & Trần Khánh Linh (2021)
Mục đích của nghiên cứu này là xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định
mua xe máy điện Vinfast của người dân trên địa bàn TP.HCM. Nghiên cứu
được thực hiện bằng phương pháp Nghiên cứu lấy mẫu phi xác thực với 153
người tham gia khảo sát đều đang học tập, làm việc trên địa bàn TP.HCM.
Nghiên cứu đã sử dụng phần mềm Nghiên cứu SPSS để thực hiện: Thống kê
mô tả, kiểm tra Cronbach’s Alpha, EFA, hồi quy tuyến tính và Anova để xử
lý dữ liệu. Kết quả cho thấy 6 yếu tố: (1) Nhận thức về môi trường, (2) Thái
độ, (3) Nhận thức kiểm soát hành vi, (4) Sự hấp dẫn của các phương tiện
tiện ích khác, (5) Chuẩn chủ quan, (6) Chính sách khuyến mãi có tác động
đến ý định mua xe máy điện Vinfast của người dân trên địa bàn TP.HCM.
Trong đó Thái độ biến động có tác động mạnh nhất.
2. Ngoài nước
2.1 Mô hình nghiên cứu Factors Influencing the Behavioural Intention
towards Full Electric Vehicles: An Empirical Study in Macau của
Ivan K. W. Lai và các cộng sự (2015)
Nghiên cứu này xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến ý định cá nhân đối với sử
dụng xe điện hoàn toàn. Một mẫu bao gồm 308 người trả lời đã được thu
thập trên đường phố của Ma Cao. Dữ liệu thu thập được phân tích bằng
nhân tố khẳng định và mô hình phương trình cấu trúc. Kết quả chứng minh
rằng mối quan tâm về môi trường và nhận thức về chính sách môi trường có
trước yếu tố của nhận thức về điện hoàn toàn phương tiện ảnh hưởng đến ý
định hành vi nên mua phương tiện chạy hoàn toàn bằng điện. Nghiên cứu
cũng cho thấy nhận thức về lợi ích kinh tế lợi ích kinh tế là một trong những
yếu tố then chốt ảnh hưởng đến việc sử dụng xe điện hoàn toàn.
2.2 Mô hình nghiên cứu Analysis of Consumers’ Electric Vehicle
Purchase Intentions: An Expansion of the Theory of Planned
Behavior của Tugba Yegin & Muhammad Ikram (2022)
Với mục đích mở đường cho việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường trên toàn
cầu, việc ứng dụng năng lượng xanh vào đời sống người dân ở nhiều lĩnh
vực hơn được xem là một giải pháp tốt. Nghiên cứu này, tác giả xem xét các
yếu tố hành vi ảnh hưởng đến ý định mua xe điện (EVPI) của người tiêu
dùng cư trú tại Thổ Nhĩ Kỳ, dựa trên lý thuyết hành vi có kế hoạch. Nghiên
cứu tiến hành một cuộc khảo sát với 626 người tiêu dùng có thông tin được
lấy từ bốn đại lý ở Thổ Nhĩ Kỳ. Chúng tôi đã sử dụng phân tích Cronbach
alpha và CFA trên dữ liệu thu được từ cuộc khảo sát. Kết quả CFA cho thấy
cuộc khảo sát cho thấy sự tương thích với ý định mua xe điện. Kết quả SEM

18
chỉ ra rằng cấu trúc hành vi của AT, PBC, EC và GT có mối tương quan
thuận với ý định mua xe điện và mô hình ETPB mới của chúng tôi, được mở
rộng với EC và GT, phù hợp để dự đoán nhu cầu của người tiêu dùng.
2.3 Mô hình nghiên cứu Research on the Influence Mechanism of
Consumers’ Purchase Intention of Electric Vehicles Based on
Perceived Endorsement: A Case Study of Chinese Electric Vehicle
Start-Ups của Yong Zang và các cộng sự (2022)
Mặc dù đã có khá nhiều nghiên cứu về quyết định mua xe điện của người
tiêu dùng nhưng điều này lại không phổ biến ở các doanh nghiệp khởi
nghiệp xe điện. Nghiên cứu này đưa ra khái niệm về sự chứng thực nhận
thức và thảo luận về mối quan hệ giữa lợi ích nhận thức, rủi ro nhận thức, lo
lắng về phạm vi, thái độ và ý định mua hàng của người tiêu dùng, đồng thời
thiết lập một mô hình lý thuyết về ý định mua xe điện của người tiêu dùng
từ các công ty khởi nghiệp. Mô hình phương trình cấu trúc được sử dụng để
kiểm định mô hình nghiên cứu và các giả thuyết của mô hình. Kết quả chỉ ra
rằng sự chứng thực nhận thức có ảnh hưởng tích cực đáng kể đến lợi ích và
thái độ nhận thức, sau đó ảnh hưởng đến ý định mua hàng của người tiêu
dùng, nhưng mức độ lo lắng và rủi ro nhận thức không có tác động đến ý
định mua hàng.
2.4 Mô hình nghiên cứu How Innovative Characteristics Influence
Consumers’ Intention to Purchase Electric Vehicle: A Moderating
Role of Lifestyle của Ruyu Xie và các cộng sự (2022)
Nhóm tác giả nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua hàng của
người tiêu dùng trong giai đoạn đầu khi xe điện sẵn có để cung cấp tài liệu
tham khảo lý thuyết có thể được sử dụng ở Trung Quốc. Bài viết này điều
tra 529 người tiêu dùng tiềm năng ở Bắc Kinh, Thượng Hải và những nơi
khác, đồng thời AMOS và SPSS được sử dụng để thực hiện phân tích định
lượng. Kết quả cho thấy các đặc điểm đổi mới có tác động rõ rệt đến ý định
mua hàng dựa trên biến trung gian là rủi ro cảm nhận. Ý thức về thời trang
điều chỉnh đáng kể mối quan hệ giữa lợi thế tương đối và rủi ro được nhận
thức, còn ý thức về môi trường có ảnh hưởng đáng kể đến mối quan hệ giữa
khả năng tương thích công nghệ và rủi ro được nhận thức. Ý thức về giá
đóng vai trò nhỏ nhất trong quá trình này.

19
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Hà, N. Đ. (2023). Tác động của khuyến khích tài chính, mối quan tâm về môi trường
và nhận thức rủi ro đến ý định sử dụng ô tô điện của người tiêu dùng tại
TP.HCM.
Ivan Lai, Yide Liu, Sun Xinbo Sun, Hao Zhang. (2015). Factors Influencing the
Behavioural Intention towards Full Electric Vehicles: An Empirical Study in
Macau.
Phương, T. (2023). nhân tố tác động đến quyết định sử dụng phương tiện giao thông
chạy điện của người dân TP.HCM .
Ruyu Xie, Liren An, Nosheena Yasir. (2022). How Innovative Characteristics
Influence Consumers’ Intention to Purchase Electric Vehicle: A Moderating
Role of Lifestyle .
Trâm, N. B. (2023). Các yếu tố tác động đến ý định mua xe ô tô điện của khách hàng
tại TP.HCM .
Trần Thu Thảo, Trần Khánh Linh . (2021). Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua xe
máy điện Vinfast của người dân trên địa bàn TP.HCM .
Tri, N. A. (2021). Nhân tố tác động đến ý định mua xe máy điện của người tiêu dùng
thế hệ Y và X tại TP.HCM.
Trường, H. T. (2022). Các yếu tố ảnh hưởng đến ý mua ô tô điện tại Việt Nam: Đề
xuất phân tích từ nghiên cứu lý thuyết .
Tugba Yegin, Muhammad Ikram. (2022). Analysis of Consumers’ Electric Vehicle
Purchase Intentions: An Expansion of the Theory of Planned Behavior .
Yong Zang, Jue Qian, Qianling Jiang. (2022). Research on the Influence Mechanism of
Consumers’ Purchase Intention of Electric Vehicles Based on Perceived
Endorsement: A Case Study of Chinese Electric Vehicle Start-Ups .

20

You might also like