You are on page 1of 50

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


KHOA QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP

BÁO CÁO CUỐI KỲ MÔN


ĐỔI MỚI-SÁNG TẠO VÀ KHỞI NGHIỆP

LẬP KẾ HOẠCH KHỞI NGHIỆP:


CÔNG TY TNHH CORFE – SẢN XUẤT PHÂN BÓN
HỮU CƠ TỪ NƯỚC DỪA

Giảng viên: TS. TRƯƠNG MINH CHƯƠNG


Họ tên và MSHV của nhóm:
Vương Trúc Mi 2270655
Lâm Hoàng Nam 2270657
Trần Lê Hoàng Ngọc 2270769
Nguyễn Văn Sang 2270771
Nguyễn Mạnh Trình 2270658

Bến Tre, tháng 05 năm 2023


Báo cáo cuối kỳ - Đổi Mới Sáng Tạo và Khởi Nghiệp

LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, nhóm xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại học Bách Khoa , đại
học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình
tham gia lớp Đổi Mới-Sáng Tạo và Khởi Nghiệp. Nhóm cũng xin gửi lời cảm ơn đến
giảng viên Ts.Trương Minh Chương đã luôn tận tình giảng dạy, truyền đạt những kiến
thức, kinh nghiệm quý báu trong mỗi giờ lên lớp vừa qua, cũng như sự quan tâm, theo
dõi sát sao của thầy. Đây chắc chắn là những nền tảng quý giá, là hành trang sẽ luôn
đồng hành cùng với nhóm trên con đường Quản trị kinh doanh phía trước.

Đổi Mới-Sáng Tạo và Khởi Nghiệp là môn học vô cùng thú vị, bổ ích và có tính thực tế
cao, cung cấp khá nhiều lượng kiến thức cơ bản, gắn liền với nhu cầu thực tiễn. Tuy
nhiên, do vốn kiến thức còn nhiều hạn chế và quá trình tiếp thu còn nhiều bỡ ngỡ. Mặc
dù nhóm đã cố gắng tìm hiều, nghiên cứu để có thể hoàn thành yêu cầu của bài báo cáo
cuối kỳ nhưng chắc chắn khó tránh khỏi những thiếu sót và chưa chính xác, rất mong
nhận được các ý kiến đóng góp của thầy để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn.
Chân thành cảm ơn!

1
Báo cáo cuối kỳ - Đổi Mới Sáng Tạo và Khởi Nghiệp

MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT..................................................................................... 4
CHƯƠNG 1: TÓM TẮT ............................................................................................... 5
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH NGÀNH CÔNG NGHIỆP ............................................. 7
2.1 Quy mô ngành, tốc độ tăng trưởng và dự báo doanh thu ......................................7
2.2 Cơ cấu và bản chất của ngành ...............................................................................7
2.3 Xu hướng và những kỳ vọng sắp tới trong ngành .................................................8
CHƯƠNG 3: MÔ TẢ CÔNG TY ................................................................................ 9
3.1 Lịch sử hình thành và sứ mệnh công ty.................................................................9
3.2 Sản phẩm của công ty ............................................................................................ 9
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG .............................................................. 10
4.1 Phân khúc thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu ........................................10
4.2 Các đặc tính nổi bật của thị trường .....................................................................10
4.3 Phân tích 5 lực lượng cạnh tranh của thị trường .................................................11
CHƯƠNG 5: TÍNH KINH TẾ CỦA DỰ ÁN ............................................................ 14
5.1 Nguồn doanh thu chính và tỷ suất sinh lợi .......................................................... 14
5.2 Đầu tư ban đầu.....................................................................................................14
5.3 Chi phí cố định và chi phí biến đổi .....................................................................14
5.4 Biểu đồ hoà vốn ...................................................................................................18
CHƯƠNG 6: KẾ HOẠCH TIẾP THỊ SẢN PHẨM PHÂN BÓN DỪA................. 19
6.1 Tổng quan ............................................................................................................19
6.2 Chiến lược Tiếp thị 4P ........................................................................................ 19
6.3 Quy trình bán hàng .............................................................................................. 21
CHƯƠNG 7: THIẾT KẾ VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM ..................................... 22
7.1 Thực trạng và nhiệm vụ phát triển ......................................................................22
7.2 Thách thức và rủi ro ............................................................................................ 22
7.3 Dự toán chi phí phát triển .................................................................................... 22
7.4 Vấn đề độc quyền ................................................................................................ 23
CHƯƠNG 8: KẾ HOẠCH VẬN HÀNH ................................................................... 24
8.1 Sản xuất ...............................................................................................................24
8.2 Kiểm soát chất lượng........................................................................................... 24
8.3 Địa điểm sản xuất ................................................................................................ 24

2
Báo cáo cuối kỳ - Đổi Mới Sáng Tạo và Khởi Nghiệp

8.4 Môi trường pháp lý .............................................................................................. 26


8.5 Nhân sự ................................................................................................................26
8.6 Quản lý kho và hàng tồn kho ..............................................................................27
8.7 Nhà cung cấp .......................................................................................................27
8.8 Chính sách tín dụng ............................................................................................. 27
8.9 Tiến độ sản xuất ..................................................................................................27
CHƯƠNG 9: ĐỘI NGŨ QUẢN LÝ VÀ CẤU TRÚC CÔNG TY .......................... 28
9.1 Đội ngũ quản lý chủ chốt .................................................................................... 28
9.2 Cấu trúc công ty ..................................................................................................28
CHƯƠNG 10: LỊCH TRÌNH TỔNG THỂ ............................................................... 31
10.1 Chuẩn bị ...........................................................................................................31
10.2 Đầu tư xây dựng ............................................................................................... 33
10.3 Sản xuất sản phẩm ........................................................................................... 34
10.4 Bán hàng và chăm sóc khách hàng ..................................................................34
10.5 Cải tiến sản phẩm ............................................................................................. 35
CHƯƠNG 11: DỰ TOÁN TÀI CHÍNH .................................................................... 36
11.1 Nguồn vốn và sử dụng vốn ..............................................................................36
11.2 Bảng các giả định ............................................................................................. 36
11.3 Dự phòng thu nhập ........................................................................................... 39
TRÍCH DẪN ................................................................................................................ 46
PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 47

3
Báo cáo cuối kỳ - Đổi Mới Sáng Tạo và Khởi Nghiệp

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

TNHH: Trách Nhiệm Hữu Hạn


NVL: Nguyên vật liệu
BHYT: Bảo hiểm y tế
BHXH: Bảo hiểm xã hội
BHTN: Bảo hiểm tai nạn
BVTV: Bảo vệ thực vật
Bộ NN-PTNT: Bộ Nông Nghiệp-Phát Triển Nông Thôn
HĐLĐ: Hợp đồng lao động
TNDN: Thu nhập doanh nghiệp
WTO (World Trade Organization): Tổ chức thương mại thế giới
OT (Over Time): làm việc thêm giờ

4
Báo cáo cuối kỳ - Đổi Mới Sáng Tạo và Khởi Nghiệp

CHƯƠNG 1: TÓM TẮT

Ngành phân bón Việt Nam chứa nhiều tiềm năng phát triển cho các công ty khởi
nghiệp nhờ vào tốc độ tăng trưởng cao và chiếm đa số thị phần là các doanh nghiệp vừa
và nhỏ. Bên cạnh đó, với việc nông nghiệp xanh đang trở thành xu hướng, thị trường
phân bón hữu cơ được kì vọng sẽ tăng trưởng vượt bậc so với các mảng phân bón còn
lại.
Nắm bắt xu thế đó, công ty Corfe được thành lập cùng sứ mệnh góp phần thúc đẩy
canh tác bền vững cho địa phương Bến Tre nói riêng và nước Việt Nam nói chung. Mục
tiêu của công ty là tạo ra các sản phẩm phân bón hữu cơ vi sinh làm từ dừa bảo vệ cho
đất, dinh dưỡng cho cây và an toàn cho người tiêu dùng. Sản phẩm phân hữu cơ vi sinh
từ dừa của Corfe được bà con nông dân đón nhận tích cực nhờ vào tính hiệu quả cho
quá trình tăng trưởng của cây cũng như giải độc cho đất và an toàn với môi trường.
Theo phân tích, các lực lượng cạnh tranh trong thị trường phân bón hữu cơ đều nằm
ở mức trung bình và thấp, nhờ đó, thị trường có được sự tăng trưởng lợi nhuận cao và
thích hợp cho công ty Corfe phát triển. Về mặt kinh tế, lợi nhuận biên trên mỗi sản phẩm
được kỳ vọng khoảng 17,93%. Với giá bán dự tính là 80.000 đồng/lít, lợi nhuận sau thuế
kỳ vọng ở mức 80% công suất tối đa là 14.341 đồng/lít. Vốn đầu tư ban đầu được xác
định là 2.400 triệu đồng, trong đó nhóm khởi nghiệp sẽ góp vốn chủ sở hữu là 1.400
triệu đồng và vay ngân hàng 1.000 triệu đồng với nợ gốc trả hằng năm là 100 triệu đồng.
Chi phí cố định của dự án gồm các khoản chi phí thuê mặt bằng (tốn nhiều nhất), chi
phí khấu hao tài sản cố định, trả nợ vay và dự phòng. Chi phí biến đổi của dự án gồm
chi phí nguyên vật liệu (chiếm phần lớn), chi phí bán hàng, chi phí vận chuyển, điện
nước và các chi phí khác. Sản lượng hoà vốn là 62,04 (m3 dung dịch phân) và doanh thu
hoà vốn là 4.963 triệu đồng.
Ở mảng tiếp thị, sản phẩm phân bón Corfe có hàm lượng dinh dưỡng cao và thân
thiện với môi trường và công ty không áp dụng chiến lực cạnh tranh về giá. Corfe có 3
kênh phân phối chính gồm showroom, kênh thương mại điện tử và các đại lý. Ngoài ra,
công ty cũng chú trọng truyền thông và duy trì thương hiệu của sản phẩm. Quy trình bán
hàng của công ty bao gồm các khâu từ chuẩn bị sản phẩm, tìm nguồn và tư vấn khách
hàng, giới thiệu, báo giá đơn hàng và chăm sóc hậu mãi cho khách.

5
Báo cáo cuối kỳ - Đổi Mới Sáng Tạo và Khởi Nghiệp

Về thiết kế và phát triển sản phẩm, Corfe đã nghiên cứu thành công việc sản xuất ra
phân hữu cơ vi sinh từ dừa, song nhiệm vụ của công ty là có được thương hiệu và quy
trình sản xuất độc quyền cùng việc nâng cấp hệ thống máy móc, kênh phân phối với
định hướng mở rộng quy mô sản xuất. Công ty cũng ước tính rằng 1% doanh thu mỗi
năm sẽ được sử dụng để nghiên cứu và cải tiến sản phẩm.
Kế hoạch vận hành của công ty bao quát từ quy trình sản xuất, kiểm soát chất lượng,
địa điểm sản xuất, môi trường pháp lý, quản lý nhân sự, kho và hàng tồn kho, nhà cung
cấp, chính sách tín dụng và tiến độ sản xuất. Đội ngũ quản lý chủ chốt của công ty gồm
3 thành viên với bề dày kinh nghiệm trong kinh doanh, công nghệ sinh học và tài chính.
Cấu trúc công ty với ban giám đốc đứng đầu và các bộ phận như tiếp thị, kinh doanh, kế
toán, nhân sự và sản xuất đảm nhiệm các công việc chuyên trách.
Mặt khác, Corfe đã lập ra 1 lịch trình tổng thể với 5 khâu chính là chuẩn bị, đầu tư
xây đựng, sản xuất sản phẩm, bán hàng và chăm sóc khách hàng, cải tiến sản phẩm.
Cuối cùng, dự toán tài chính được lập ra để thông tin đến các nhà đầu tư về các
nguồn vốn và sử dụng vốn, bảng các giả định và dự phòng thu nhập.
Qua đó, Corfe kết luận rằng các chỉ số tài chính được dự phóng trong 10 năm đều ổn
định, khả năng sinh lời tốt với ROE trên 50%, tỷ số hoạt động phù hợp với mô hình kinh
doanh dự kiến, khả năng thanh toán nợ rất cao và đòn bẫy tài chính ở mức an toàn.

6
Báo cáo cuối kỳ - Đổi Mới Sáng Tạo và Khởi Nghiệp

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH NGÀNH CÔNG NGHIỆP

2.1 QUY MÔ NGÀNH, TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG VÀ DỰ BÁO DOANH


THU

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sản xuất nông nghiệp Việt Nam cần
trên 10 triệu tấn phân bón các loại mỗi năm. Tính đến năm 2023, cả nước có 422 cơ sở
sản xuất phân bón, trong đó vô cơ có 261 cơ sở sản xuất, hữu cơ có 161 với sản lượng
đạt khoảng 7.5 triệu tấn mỗi năm với điểm nhấn ấn tượng năm 2022 là sự phát triển
mạnh mẽ về sản xuất và sử dụng phân bón hữu cơ với khối lượng phân bón hữu cơ sản
xuất đạt 2,91 triệu tấn, tăng 13,9% so với năm 2021 (Khoi, 2023). Tuy nhiên, nguồn
cung trong nước chưa đáp ứng đủ nhu cầu nội địa, nước ta vẫn còn nhập khẩu nhiều
phân bón từ nước ngoài, cụ thể năm 2022 nhập khẩu 3 triệu tấn phân bón vô cơ và 0,64
triệu tấn phân bón hữu cơ (Quynh, 2023).
Trong gần như cả năm 2022, tình hình chính trị - kinh tế bất ổn trên thế giới đã đẩy
giá phân bón thế giới và tại Việt Nam lên cao. Đến quý IV/2022, giá phân bón ở tất cả
các chửng loại đã hạ nhiệt một cách nhanh chóng (Khoi, 2023). Dù vậy, thị trường vẫn
những có những điểm sáng khi mà trong những tháng đầu năm 2023, sản xuất nông
nghiệp được duy trì, nông sản Việt Nam được mùa được giá, rộng cửa xuất khẩu nên đã
tác động tích cực lên việc tiêu thụ phân bón nội địa, qua đó giảm bớt áp lực tồn kho (Vu,
2023).
Các bản tin của Argus (2023), công ty phân tích thị trường uy tín quốc tế, dự báo giá
phân bón sẽ tăng trong năm 2023 và nhu cầu phân bón thế giới sẽ đạt 16 - 17 triệu tấn
vào năm 2026. Theo Research and Markets (2023), tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm của
ngành phân bón Việt Nam ước đạt 16.2% trong 10 năm kế tiếp kể từ năm 2023.

2.2 CƠ CẤU VÀ BẢN CHẤT CỦA NGÀNH

Các công ty phân bón nội địa chiếm lĩnh khoảng 70% thị phần ngành phân bón trong
nước. Thị trường Phân bón Việt Nam bị phân mảnh khá cao, với 5 công ty hàng đầu chỉ
chiếm 26,2% bao gồm Compo Expert GmbH, Tập đoàn Hóa chất Đức Giang, Tổng công
ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí, Công ty Cổ phần Phân bón Miền Nam và Yara Việt
Nam (xếp theo thứ tự bảng chữ cái) (phụ lục 1), trong đó Tổng công ty Phân bón và Hóa
chất Dầu khí và Công ty Cổ phần Phân bón Miền Nam là những doanh nghiệp có vốn
của nhà nước (Mordor Intelligence, 2023).
7
Báo cáo cuối kỳ - Đổi Mới Sáng Tạo và Khởi Nghiệp

2.3 XU HƯỚNG VÀ NHỮNG KỲ VỌNG SẮP TỚI TRONG NGÀNH

Nông nghiệp hữu cơ sẽ là xu hướng sắp tới với việc nông nghiệp tuần hoàn, nông
nghiệp xanh, nông nghiệp bền vững được chú trọng (Research and Markets, 2023).
Thống kê từ các địa phương trong cả nước cho thấy, hàng năm nước ta mới chỉ khai thác
được khoảng 17 triệu tấn phân bón hữu cơ do nông hộ tự sản xuất để sử dụng trong nông
nghiệp từ các nguồn nguyên liệu sẵn có nêu trên. Điều này khiến việc sử dụng phân bón
chất lượng cao, hàm lượng dinh dưỡng lớn, phát triển các loại phân bón hữu cơ, vi sinh,
sử dụng tiết kiệm, an toàn sức khỏe và không gây ô nhiễm môi trường ngày càng được
coi trọng hơn (Quynh, 2023). Điển hình là Quyết định số 4324/QĐ-BNN-BVTV ngày
9/11/2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt Kế hoạch hành động
thực hiện tăng cường sản xuất và sử dụng phân bón hữu cơ, sử dụng phân bón tiết kiệm,
cân đối và hiệu quả giai đoạn 2022-2025 (Thư viện pháp luật, 2023). Nhờ đó, thị trường
phân bón hữu cơ & vi sinh được đánh giá có tiềm năng phát triển và khả năng sinh lời
cao hơn phân bón hóa học.

8
Báo cáo cuối kỳ - Đổi Mới Sáng Tạo và Khởi Nghiệp

CHƯƠNG 3: MÔ TẢ CÔNG TY

3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ SỨ MỆNH CÔNG TY

Công ty TNHH Corfe được chính thức thành lập tháng 10 năm 2022 bởi 2 nhà sáng
lập là chị Trần Lê Hoàng Ngọc và anh Lâm Hoàng Nam với tiền thân là Hộ kinh doanh
sản xuất phân bón hữu cơ Trần Lê Hoàng Ngọc, sản xuất kinh doanh với quy mô nhỏ lẻ
với kinh nghiệm trong hơn 5 năm.
Mục tiêu chính của công ty là tạo ra các sản phẩm phân bón hữu cơ vi sinh làm từ
dừa bảo vệ cho đất, dinh dưỡng cho cây và an toàn cho người tiêu dùng.
Trong suốt những năm phát triển, công ty Corfe đã đưa sản phẩm phân bón dừa đến
với tay các nhà nông ở khắp mọi miền đất nước Việt Nam với sứ mệnh góp phần thúc
đẩy nền nông nghiệp “xanh” và canh tác bền vững cho địa phương Bến Tre nói riêng và
nước Việt Nam nói chung.

3.2 SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY

Sản phẩm chính của công ty Corfe là phân bón hữu cơ vi sinh với nguyên liệu chính
là nước dừa lên men với vi sinh vật. Công ty đã tận dụng triệt để phần nước dừa dư thừa
và mật đường thừa trong sản xuất đường mía và ủ hỗn hợp này theo tỉ lệ và công nghệ
của công ty để tạo ra phân bón hữu cơ chứa vi sinh vật.
Sản phẩm phân hữu cơ vi sinh từ dừa của Corfe dễ sử dụng, an toàn cho môi trường
và thích hợp cho đa dạng loại cây trồng, nhiều vùng đất, khí hậu khác nhau. Phân bón
Corfe cung cấp đầy đủ hợp chất dinh dưỡng khoáng đa lượng, trung lượng, vi lượng.
Đây là những yếu tố không thể thiếu trong quá trình sinh trưởng và tạo ra năng suất của
cây trồng.
Phân bón Corfe còn làm giảm lượng chất hóa học trong đất, tiêu diệt thành phần độc
hại, bổ sung một lượng lớn humin, acid humic, chất mùn,… ngăn chặn rửa trôi các chất
dinh dưỡng, phân giải độc tố trong đất và ngăn chặn xói mòn đất. Ngoài ra, sự vận động
của các vi sinh vật cũng hỗ trợ quá trình cải tạo đất nhanh chóng, cung cấp các chất
kháng sinh tự nhiên giúp tăng sức đề kháng tự nhiên, sức chống chịu của cây trồng với
sâu bệnh. Sản phẩm mở ra định hướng phát triển nông nghiệp “xanh”, góp phần phát
triển ý thức người nông dân trong việc chuyển đổi sang canh tác nông nghiệp bền vững.

9
Báo cáo cuối kỳ - Đổi Mới Sáng Tạo và Khởi Nghiệp

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG

4.1 PHÂN KHÚC THỊ TRƯỜNG VÀ LỰA CHỌN THỊ TRƯỜNG MỤC
TIÊU

Phân hữu cơ là loại phân được sản xuất từ nguyên liệu thô, bao gồm động vật, phân
súc vật, phân người và các nguồn tự nhiên khác. Phân vi sinh hay còn được gọi là phân
bón hữu cơ sinh học là phân được pha trộn và cho lên men cùng các vi sinh và nguyên
liệu hữu cơ trong quá trình sản xuất. Nhờ vậy vi khuẩn mầm bệnh gây hại tồn tại trong
thành phần sẽ bị triệt tiêu hoàn toàn, tạo nên loại phân bón cung cấp rất nhiều hàm lượng
dinh dưỡng cho cây trồng. Khi bón vào đất, phân hữu cơ vi sinh giúp cải tạo đất, tăng
độ tơi xốp phì nhiêu, bổ sung các loại vi sinh vật, chất mùn, chất hữu cơ cho đất đai và
cây trồng.
Sản phẩm chính của công ty Corfe là phân hữu cơ vi sinh từ dừa, đây là sản phẩm
được làm từ hỗn hợp nước dừa, mật đường và các vi sinh vật. Do đó, thị trường phân
bón hữu cơ ở Việt Nam được xác định là thị trường mục tiêu hướng đến của công ty.

4.2 CÁC ĐẶC TÍNH NỔI BẬT CỦA THỊ TRƯỜNG

4.2.1 Tổng quan về bối cảnh cạnh tranh

Theo Cục Bảo vệ thực vật, Bộ NN-PTNT, tính đến năm 2023, đã có 5.580 sản phẩm
phân bón hữu cơ được công nhận lưu hành, tăng 6 lần so với năm 2017. Cả nước hiện
có 161 cơ sở sản xuất phân bón hữu cơ với công suất trên 2,9 triệu tấn/năm, cao hơn
nhiều so với 1,07 triệu tấn vào năm 2017 (Nguyen & Thanh, 2023).
Thị trường phân bón hữu cơ tăng trưởng nguồn vốn không cao nhưng tăng trưởng
doanh thu và lợi nhuận cao hơn trung bình các ngành trong nền kinh tế. Lợi nhuận tương
đối cao nhưng không ổn định, đối mặt với rủi ro từ việc giá cả biến động rất lớn (Mordor
Intelligence, 2023).

4.2.2 Hành vi người tiêu dùng

Các trang trại lớn và nhà vườn nhỏ lẻ trồng các sản phẩm nông sản sạch là nhóm
khách hàng chính của công ty. Hiện nay, các trang trại, nhà vườn ngày càng ý thức dùng
phân bón hữu cơ để giảm thiểu lệ thuộc vào chi phí leo thang của phân bón hóa học, bảo
vệ môi trường đất và tốt cho cây trồng (Nguyen 2022). Chưa kể đến người tiêu dùng
ngày càng chọn các thực phẩm “sạch”, tức là được sản xuất mà không dùng đến các hóa
10
Báo cáo cuối kỳ - Đổi Mới Sáng Tạo và Khởi Nghiệp

chất độc hại nên việc các nông dân phải canh tác “sạch” là xu hướng tất yếu để đảm bảo
đầu ra cho nông sản (Research and Markets, 2023). Do đó, có thể nhận định rằng nhóm
khách hàng chính có nhu cầu lớn với phân bón hữu cơ.

4.3 PHÂN TÍCH 5 LỰC LƯỢNG CẠNH TRANH CỦA THỊ TRƯỜNG

4.3.1 Mối đe doạ từ sản phẩm thay thế

Đánh giá mối đe doạ từ sản phẩm thay thế: trung bình
Sự đe dọa từ các sản phẩm phân bón thay thế ở mức trung bình. Các loại phân bón
khác có thể được thay thế phân bón hữu cơ vi sinh từ dừa có thể kể đến như các loại như
phân bón hữu cơ khác (phân chuồng, phân rác, phân xanh), phân bón lá, phân bón vi
sinh khác (phân vi sinh vật cố định đạm, phân vi sinh vật hòa tan lân),... Ngoài ra còn
có phân bón hóa học/vô cơ (dạng lỏng/bột) (phân vô cơ trung, vi lượng, phân hỗn hợp,
phức hợp,...) và mặc dù tỷ lệ sử dụng phân hóa học vẫn chiếm ưu thế, song về chất lượng
dinh dưỡng và giá trị về mặt môi trường là thấp hơn so với các loại phân bón hữu cơ vi
sinh như phân dừa vi sinh.
Bên cạnh đó, với việc có nhiều hơn các qui định nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ môi
trường cũng như các nhà nông cũng ý thức hơn thông qua sử dụng phân bón “xanh”, các
loại phân bón hóa học nguy hại tới môi trường sẽ dần không được ưa chuộng, mặc khác
vị thế của phân hữu cơ sẽ ngày càng cao.
Vì vậy mà sự đe dọa từ các sản phẩm thay thế ở mức độ trung bình.

4.3.2 Mối đe doạ từ đối thủ mới

Đánh giá mối đe doạ từ đối thủ mới: Trung bình


Ngành phân bón hữu cơ tại Việt Nam là thị trường mở, cho phép các doanh nghiệp
có thể tự do tham gia với ít rào cản pháp lý ràng buộc. Theo đó, các hành lang pháp lý
và những chính sách hỗ trợ của Chính phủ, Bộ NN-PTNT đã góp phần thúc đẩy thị
trường phát triển. Bên cạnh đó, những yêu cầu về vốn đầu tư ban đầu không quá lớn nhờ
vào việc áp dụng máy móc, trang thiết bị không quá phức tạp trong sản xuất phân bón
hữu cơ. Ngoài ra còn mối lo ngại là các nhà sản xuất nước ngoài, khi mà các điều khoản
hội nhập WTO được thực hiện, chi phí thâm nhập thị trường thấp (low penetration costs),
các nhà sản xuất nước ngoài sẽ tấn công vào thị trường Việt Nam làm cho chúng ta khó

11
Báo cáo cuối kỳ - Đổi Mới Sáng Tạo và Khởi Nghiệp

kiểm soát, lường trước được về chính sách bán hàng, giá cả, chính sách hậu mãi… dẫn
đến tính cạnh tranh của thị trường tăng.
Tuy nhiên các doanh nghiệp trong nước chuẩn bị gia nhập thị trường hầu hết có quy
mô nhỏ lẻ, còn các công ty nước ngoài dù có thể có nguồn tài chính lớn, song những
yêu cầu bắt buộc về kinh nghiệm và kỹ thuật trong ủ phân, nuôi cấy sinh vật là rào cản
để các doanh nghiệp bước chân vào thị trường. Phân bón Corfe cũng dành 1% tổng
doanh thu hằng năm để nghiên cứu và phát triển thêm các sản phẩm mới, cải thiện sản
phẩm hiện tại chú trọng vào bí quyết công nghệ, nâng cao tiêu chuẩn về phong bón hữu
cơ vi sinh. Vì thế, nguy cơ của đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn chỉ ở mức trung bình.

4.3.3 Sự cạnh tranh bởi các đối thủ hiện hữu

Đánh giá sự cạnh tranh bởi các đối thủ hiện hữu: Thấp
Ngành có quy mô nhỏ về cả số lượng doanh nghiệp và tổng tài sản. Thị trường phân
bón hữu cơ ở Việt Nam là sự kết hợp của khu vực chưa có tổ chức và có tổ chức. Tính
đến năm 2023, Việt Nam có khoảng 161 cơ sở sản xuất phân bón hữu cơ. Dựa trên tổng
doanh thu thị trường hữu cơ Việt Nam năm 2019, 5 công ty dẫn đầu chỉ chiếm 27% -
32% thị phần (phụ lục 2). Còn lại, chiếm đa số thị phần (76%) là các công ty phân bón
hữu cơ quy mô nhỏ với số lao động nhỏ hơn 50 người và tổng tài sản chưa đến 50 tỷ
đồng, trong số đó còn có các công ty khởi nghiệp vừa gia nhập (Mordor Intelligence,
2023).
Ngoài ra, nhiều loại phân bón từ nước ngoài như Trung Quốc, Nga cũng đang canh
tranh với các loại phân bón nội địa do lợi thế về thuế, với 0,5 triệu tấn phân hữu cơ được
nhập khẩu vào Việt Nam trong năm 2022 (Nguyen, 2022).
Mặt khác, tình trạng phân bón giảm, trộn không đúng thành phần, tỷ lệ, phân bón
kém chất lượng vẫn tràn lan trên thị trường, ảnh hưởng lớn đến hàng triệu người nông
dân và nhiều doanh nghiệp sản xuất chân chính.
Tuy nhiên, trên thị trường phân bón hữu cơ vi sinh, các sản phẩm phân bón cạnh
tranh có tính khác biệt khá cao do công nghệ ở mỗi công ty mỗi khác, việc ứng dụng
chất hữu cơ nào, loại vi sinh nào cũng khác, dẫn đến sự canh trạnh trực tiếp giữa các sản
phẩm phân hữu cơ vi sinh là không cao.
Do đó, tính cạnh tranh trên thị trường là trung bình.

4.3.4 Sức mạnh của nhà cung cấp trong đàm phán
12
Báo cáo cuối kỳ - Đổi Mới Sáng Tạo và Khởi Nghiệp

Đánh giá sức mạnh của nhà cung cấp trong đàm phán: Thấp
Nguồn nguyên vật liệu chính để sản xuất của công ty gồm: nước dừa, mật đường và
men vi sinh vật.
Nhà cung cấp chính nước dừa nguyên liệu là các nhà máy, hộ kinh doanh sản xuất
các sản phẩm dừa điển hình như: sản suất kẹo dừa, nước dừa đóng hộp,... Corfe thu mua
nước dừa thừa trong quy trình sản xuất của các công ty này nhằm giảm chi phí nguyên
liệu và một phần dừa được thu mua trực tiếp từ các hộ dân trồng dừa trong trường hợp
Corfe tăng sản lượng sản xuất.
Nhà cung cấp chính mật đường là các doanh nghiệp sản xuất đường mía, nơi mà
Corfe thu mua mật đường thừa trong quá trình sản xuất.
Nhà cung cấp chính các vi sinh vật là các phòng thí nghiệm, phân khoa, học viên,
doanh nghiệp chuyên về nghiên cứu và sản xuất vi sinh học.
Nước dừa và mật đường công ty chủ yếu thu mua là phần thừa trong quá trình sản
xuất của các doanh nghiệp khác, phụ phẩm trong chế biến dừa và đường mía thường bị
thải ra môi trường hoặc xử lí do không có người thu mua. Bên cạnh đó, mặc dù số lượng
các nhà cung cấp vi sinh ở Việt Nam không nhiều, song công ty có thể tìm đa dạng
nguồn cung cấp ở nước ngoài với chi phí phải chăng. Hơn nữa, số lượng khách hàng của
những nơi này rất ít nên công ty không cần cạnh tranh với những đối thủ khác trong việc
có được hợp đồng với bên cung cấp vi sinh vật.
Vì vậy, sức mạnh đàm phán của nhà cung cấp là thấp.

4.3.5 Sức mạnh của người mua trong đàm phán: trung bình

Sức mạnh của người mua trong đàm phán: trung bình
Khách hàng được xem như một mối đe dọa cạnh tranh ở mức trung bình vì 2 nhóm
khách hàng chính của Corfe là nông dân, chủ vườn đơn lẻ với sức mạnh thương lượng
thấp và các trang trại lớn, đại lý với sức mạnh thương lượng cao hơn nhờ vào việc thu
mua số lượng lớn và chi phí chuyển đổi (switching costs) sang loại phân bón khác cũng
không quá cao.
Tổng kết, cả 5 lực lượng cạnh tranh đều nằm ở mức trung bình và thấp. Từ đó cho
thấy thị trường phân bón hữu cơ ở Việt Nam là thị trường tiềm năng, sinh lời cao cho
công ty Corfe phát triển kinh doanh.

13
Báo cáo cuối kỳ - Đổi Mới Sáng Tạo và Khởi Nghiệp

CHƯƠNG 5: TÍNH KINH TẾ CỦA DỰ ÁN

5.1 NGUỒN DOANH THU CHÍNH VÀ TỶ SUẤT SINH LỢI

Sản phẩm chính của công ty là phân bón nước dừa ở dạng lỏng được đóng gói dạng
chai nhựa hoặc túi nhựa, được bán dưới hình thức bán lẻ trực tiếp cho khách hàng và
bán qua các kênh phân phối. Lợi nhuận biên trên mỗi sản phẩm được kỳ vọng khoảng
17,93% nếu sản phẩm bán ra đạt 80% tổng công suất thiết kế tối đa. Với giá bán dự tính
là 80.000 đồng/lít, lợi nhuận sau thuế kỳ vọng ở mức 80% công suất tối đa là 14.341
đồng/lít. Trường hợp sau 3-5 năm đầu vận hành hiệu quả, nhóm khởi nghiệp sẽ xem xét
mởi rộng quy mô hoạt động, đầu mới mới máy móc thiết bị và các tài sản cố định khác.
Chi tiết doanh thu dự phóng cụ thể ở chương 11.

5.2 ĐẦU TƯ BAN ĐẦU

Vốn đầu tư ban đầu được xác định là 2.400 triệu đồng nhằm mục đích đầu tư máy
móc thiết bị và các chi phí trong quá trình vận hành ban đầu. Trong tổng nhu cầu vốn
2.400 triệu đồng, nhóm khởi nghiệp sẽ góp vốn chủ sở hữu là 1.400 triệu đồng và vay
ngân hàng 1.000 triệu đồng. Trường hợp sau 3-5 năm đầu vận hành hiệu quả, nhóm khởi
nghiệp sẽ xem xét mở rộng quy mô hoạt động, đầu mới máy móc thiết bị và các tài sản
cố định khác.
Nhóm khởi nghiệp dự kiến vay ngân hàng 1.000 triệu trong thời gian 10 năm, với
mức lãi suất dài hạn là 12%/năm, lãi tính theo dư nợ còn lại, nợ gốc trả hằng năm là 100
triệu đồng.

5.3 CHI PHÍ CỐ ĐỊNH VÀ CHI PHÍ BIẾN ĐỔI

❖ Chi phí cố định của dự án gồm các khoản chi phí thuê mặt bằng, chi phí
khấu hao tài sản cố định, trả nợ vay và dự phòng, cụ thể:

- Chi phí thuê mặt bằng nhà xưởng: Cơ sở sản xuất phân bón từ nước dừa cần
không gian diện tích đủ rộng, có hệ thống điện nước để vận hành các bồn nuôi cấy lên
men, nồi hấp và đóng gói, ước tính chi phí thuê nhà xưởng 360 triệu đồng/năm.

- Khấu hao tài sản: Công ty sử dụng phương thức khấu hao theo đường thẳng.
Tài sản cố định của công ty gồm: Bồn lên men, máy kiểm tra trạng thái, nồi hấp khử

14
Báo cáo cuối kỳ - Đổi Mới Sáng Tạo và Khởi Nghiệp

trùng, tổng giá trị là 1.150 triệu đồng, thời gian khấu hao ước tính là 10 năm, giá trị khấu hao mỗi năm là 115 triệu đồng.

- Chi phí tài chính: nợ gốc trả hằng năm là 100 triệu đồng, lãi vay tương ứng theo dư nợ thực tế, lãi vay năm đầu là 156 triệu đồng.

- Chi phí dự phòng: nhằm dự phòng cho các khoản phát sinh, chi phí dự phòng đự ước tính là 200 triệu đồng.

Chi tiết với các khoản chi phí cố định được cụ thể ở bảng sau:
Đơn vị: triệu đồng

Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 7 Năm 8 Năm 9 Năm 10

Tổng chi phí cố định 943 883 871 859 847 835 823 811 799 787

Thuê nhà xưởng 360 360 360 360 360 360 360 360 360 360

Khấu hao tài sản 115 115 115 115 115 115 115 115 115 115

Chi phí tài chính 268 208 196 184 172 160 148 136 124 112

- Gốc 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100

- Lãi (12%) 168 108 96 84 72 60 48 36 24 12

- Dư nợ còn lại 900 800 700 600 500 400 300 200 100 0

Chi phí dự phòng 200 200 200 200 200 200 200 200 200 200

15
Báo cáo cuối kỳ - Đổi Mới Sáng Tạo và Khởi Nghiệp

❖ Chi phí biến đổi của dự án gồm chi phí nguyên vật liệu, chi phí bán hàng, chi phí vận chuyển, điện nước và các chi phí khác.

- Chi phí nguyên vật liệu: dùng dể mua nước dừa, mật mía, bao bì,… ước tính chi phí khoảng 52,0% tổng doanh thu của doanh nghiệp

- Chi phí nhân công: do cần phải có nhân sự trong vận hành kiểm tra bồn lên men, máy hấp, đóng gói, kế toán và bán hàng, dự phóng
khoản chi phí cho nhân công khoản 5,5% tổng doanh thu.

- Chi phí bán hàng: giai đoạn đầu cần tăng cường chính sách quảng bá, chiết khấu,… nhằm đạt được thị phần do đó chi phí này ở mức
17,0% ở năm đầu và giảm dần ở các năm tiếp theo.

- Chi phí quản lý doanh nghiệp: khoảng 4,5% tổng doanh thu

- Chi phí nghiên cứu phát triển sản phẩm: khoảng 1,0% tổng doanh thu được dùng để nghiên cứu, cải tiến sản phẩm.

- Chi phí khác: được ước tính khoảng 1,0% tổng doanh thu

Tỷ lệ chi phí biến đổi trong các năm được cụ thể ở bảng sau

Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 7 Năm 8 Năm 9 Năm 10

Tổng tỷ lệ chi phí biến


81,00% 78,00% 75,00% 72,00% 71,00% 70,00% 70,00% 70,00% 70,00% 70,00%
đối trên tổng doanh thu

Nguyên vật liệu 52,00% 52,00% 52,00% 52,00% 52,00% 52,00% 52,00% 52,00% 52,00% 52,00%

16
Báo cáo cuối kỳ - Đổi Mới Sáng Tạo và Khởi Nghiệp

Nhân công 5,50% 5,50% 5,50% 5,50% 5,50% 5,50% 5,50% 5,50% 5,50% 5,50%

Chi phí bán hàng 17,00% 14,00% 11,00% 8,00% 7,00% 6,00% 6,00% 6,00% 6,00% 6,00%

CP quản lý doanh nghiệp 4,50% 4,50% 4,50% 4,50% 4,50% 4,50% 4,50% 4,50% 4,50% 4,50%

CP nghiên cứu sản phẩm 1,00% 1,00% 1,00% 1,00% 1,00% 1,00% 1,00% 1,00% 1,00% 1,00%

CP Khác 1,00% 1,00% 1,00% 1,00% 1,00% 1,00% 1,00% 1,00% 1,00% 1,00%

❖ Đòn bẩy hoạt động:


Trong suốt thời gian hoạt động, tỷ lệ chi phí biến đổi trên tổng chi phí tăng từ 92,66% đến 97,28% tổng chi phí, doanh nghiệp chủ yếu
tận dụng thuê ngoài, hạn chế đầu tư lớn để hạn chế rủi ro giai đoạn đầu. Trường hợp vận hành hiệu quả trong 3 – 5 năm đầu, nhóm khởi sẽ
cân nhắc đầu tư mới hệ thống sản xuất, nhà xưởng và thiết bị vận chuyển.

17
Báo cáo cuối kỳ - Đổi Mới Sáng Tạo và Khởi Nghiệp

5.4 BIỂU ĐỒ HOÀ VỐN

Nhằm xác định sản lượng hoà vốn, nhóm khởi nghiệp phân tích dự trên chi phí cố
định và chi phí biến đối của năm đầu tiên, hàm doanh thu, chi phí và lợi nhuận của doanh
nghiệp được xác định như sau:
Doanh thu: S = Q x P = 80Q (triệu đồng)
Chi phí: C = Fc + Vc = 943 + 0,81S = 943 + 64,8Q
Ở mức hoà vốn: S = C hay
Khi đó ta xác định sản lượng hoà vốn là: 62,04 (m3), Doanh thu hoà vốn là 4.963
triệu đồng. Phụ lục 3 biểu thị biểu đồ hoà vốn của Corfe.
Các phân tích về tài chính chi tiết được trình bày cụ thể tại chương 9: Dự toán tài
chính.

18
Báo cáo cuối kỳ - Đổi Mới Sáng Tạo và Khởi Nghiệp

CHƯƠNG 6: KẾ HOẠCH TIẾP THỊ SẢN PHẨM PHÂN BÓN DỪA

6.1 TỔNG QUAN

Công ty Corfe luôn chú trọng bảo vệ hình ảnh sản phẩm và tạo dựng chỗ đứng vững
chắc trên thị trường thông qua việc bảo đảm tính hiệu quả của phân bón đến với cây
trồng và môi trường. Qua đó, công ty cũng mong muốn rằng mỗi khi các nhà vườn lựa
chọn phân bón hữu cơ dạng lỏng trong canh tác nông nghiệp, các nông hộ sẽ ưu tiên sử
dụng phân hữu cơ vi sinh từ dừa của Corfe.

6.2 CHIẾN LƯỢC TIẾP THỊ 4P

4P trong tiếp thị tập hợp các công cụ tiếp thị gồm 4 yếu tố cơ bản:
Sản phẩm: Sản phẩm phân bón Corfe có hàm lượng dinh dưỡng cao và thân thiện
với môi trường
Giá cả: Corfe không áp dụng chiến lực cạnh tranh về giá. Công ty xây dựng chính
sách ưu đãi khách hàng, giá cả phù hợp nhưng hướng đến chất lượng tốt hơn.
Phân phối: Corfe có 3 kênh phân phối chính là bán hàng tại showroom công ty, bán
hàng trên các kênh thương mại điện tử và bán thông qua các đại lý phân bón.
Xúc tiến: chú trọng xúc tiến thông qua chiến khấu và tín dụng đối với các khách
hàng lớn, các tổng đại lý. Truyền thông và duy trì hình ảnh sản phẩm an toàn cho sức
khoẻ, thân thiện với môi trường và chất lượng tốt.

6.2.1 Chiến lược sản phẩm

Sản phẩm phâm bón của công ty được kiểm tra đảm bảo nồng độ phù hợp, sử dụng
nguyên liệu thân thiện với môi trường cả trong quá trình sản xuất và sử dụng, không ảnh
hưởng tiêu cực đến sức khoẻ con người, chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 – 2008.
Hiện tại, sản phẩm đáp ứng như các loại cây trồng như: cây cà chua, cây cam, cây
lúa, các cây ăn trái hay 1 số loại hoa như phong lan,… Công ty đang dự định sản xuất
sản phẩm ra thị trường với nhiều dòng sản phẩm với liều lượng chỉ định khác nhau thích
hợp với khu vực vùng trồng trọt, tùy loại cây trồng. Tùy vung đất canh tác, đội ngũ
nghiên cứu sản phẩm sẽ điều chỉnh mức lượng vi sinh vật, thành phần tương ứng với
vùng đất canh hướng đến.

19
Báo cáo cuối kỳ - Đổi Mới Sáng Tạo và Khởi Nghiệp

Sản phẩm phân bón dừa chuyên dùng trong trồng trọt, trang trại lớn. Hay cho các
khách hàng sử dụng sản phẩm trên cây kiểng tại nhà, trồng trọt theo mô hình rau sạch,
thủy canh, mô hình nhỏ.

6.2.2 Chiến lược giá

Giá cả sản phẩm được xem xét trên gốc độ: Chi phí của công ty, giá trị sản phảm
khách hàng có được và tính cạnh tranh của sản phẩm ra thị trường. Việc định giá công
ty dựa trên chi phí sản xuất hoàn thành ra sản phẩm và mức lợi nhuận giả định.
Trong quá trình kinh doanh, công ty áp dụng các chính sách giá linh hoạt: chiết khấu
% số lượng sản phẩm; chiết khấu khi thanh toán trước; chiết khấu thường theo thời điểm.
Các chính sách giảm giá, thu hồi đối với sản phẩm không đạt chuẩn sản phẩm.
Đối với hình thức bán hàng trực tiếp tới các nhà vườn, khách hàng lẻ trên địa bàn
Công ty sẽ thực hiện thu tiền ngay tại thời điểm và đặc biết với khách lẻ mua với số
lượng trên 10 chai phân bón dừa sẽ giảm tối đa 3% trên giá tiền. Và khách hàng mua lần
thứ 2 trong tháng sẽ được ưu đãi giảm thêm 1%/ phân bón dừa không quy định số lượng
mua.

6.2.3 Chiến lược phân phối

Kênh 1: phân phối trực tiếp đến nhà vườn, hợp tác xã nông nghiệp
Kênh 2: phân phối trưc tiếp sản phẩm đến người tiêu dùng qua các cửa hàng giới
thiệu, bán sản phẩm công ty
Kênh 3: phân phối đại lý, cửa hàng nhỏ lẻ.
Công ty đang muốn hướng đến phân phối chủ yếu ở kênh 1 và kênh 3 những kênh
tiêu thụ mạnh, cung cấp đến chủ nhà vườn bao tiêu sản phẩm để tiêu thụ đồng thời cung
cấp gián tiếp nhiên liệu để sản xuất phân bón.
Đối với hình thức bán hàng cho đại lý lấy sỉ số lượng lớn. Công ty Corfe yêu cầu
thanh toán 50% số lượng hàng bảo đảm ngay lần lấy hàng, 50% còn lại sẽ trả sau khi
bán hết số lượng hàng nhưng không quá 12 tháng. Hỗ trợ thu hồi hay phân phối hàng
giúp đại lý nếu số lượng hàng tồn kho lâu không có nguồn ra. Chính sách ưu đãi đối với
những đại lý hợp tác lâu dài với Corfe sẽ cung cấp hàng và thu tiền về định kỳ hàng quý
không áp dụng thanh toán trước ½ số lượng hàng. Ngoài ra, Công ty Corfe cũng ưu đãi
với 1 số đại lý, cửa hàng, nhà vườn khi lấy hàng cùng tuyến kết hợp giao hàng và miễn
phí vận chuyển
20
Báo cáo cuối kỳ - Đổi Mới Sáng Tạo và Khởi Nghiệp

6.2.4 Chiến lược xúc tiến

Công ty tuy mới bước đầu đem sản phẩm phân bón dừa đến tay người dùng nhưng
đã đem được nhiều thiện cảm đến khách hàng, đặc biệt là ở khu vực Đồng bằng Sông
Cửu Long. Công ty kết hợp với các cuộc triển lãm nhà nông, giới thiệu và hướng dẫn sử
dụng phân bón từ dừa để chăm sóc cây trồng và quảng cáo sản phẩm đến báo đài truyền
thanh của các huyện trong tỉnh.
Công ty vẫn đang tiếp tục xây dựng các chương trình khuyến mãi đến các khách
hàng, công tác chiết khẩu sản phẩm luôn được đề ra trong công tác bán hàng đến các
khách hàng lấy số lượng phân bón lớn, hậu mãi và chăm sóc khách hàng. Tặng kèm các
quà tặng như nón bảo hiểm, áo mua, móc khóa... mang thương hiệu công ty đến khách
hàng nhỏ lẻ.

6.3 QUY TRÌNH BÁN HÀNG

Công ty Corfe lập quy trình bán hàng theo trình tự 7 bước như sau:

- Bước 1: Chuẩn bị sản phẩm, các thông tin về sản phẩm, chính sách ưu đãi cho
khách hàng có thể áp dụng,…

- Bước 2: Tìm kiếm nguồn khách hàng, địa bàn tiềm năng

- Bước 3: Đưa đội ngũ nhân viên, sản phẩm phân bón dừa tiếp cận khách hàng
qua các kênh trực tiếp hoặc thông qua tư vấn trực tuyến.

- Bước 4: Trình bày và giới thiệu về sản phẩm

- Bước 5: Báo giá và thuyết phục khách hàng về sản phẩm công ty Corfe

- Bước 6: Chốt và lên đơn hàng

- Bước 7: Chính sách chăm sóc khách hàng

Công ty Corfe xây dựng chiến thuật bán hàng ngoài việc đảm bảo chất lượng phân
bón dừa, đẩy mạnh thương hiệu sản phẩm phân bón dừa đến khách hàng, Corfe còn chú
trọng đến việc bảo vệ môi trường. Các tiêu chí quảng cáo sản phẩm Corfe điều lòng
ghép những vấn đề môi trường, không khí và đất sạch. Chính sách giá thành luôn được
chú trọng xây dựng, kế toán giá thành luôn đi sát với bộ phận sản xuất và khâu mua
nhiên liệu để có được giá thành tốt nhất kèm với chính sách chiết khấu khi đến tay người
mua.
21
Báo cáo cuối kỳ - Đổi Mới Sáng Tạo và Khởi Nghiệp

CHƯƠNG 7: THIẾT KẾ VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM

7.1 THỰC TRẠNG VÀ NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN

Tính tới thời điểm hiện tại, Corfe đã nghiên cứu thành công trong việc lựa chọn loại
vi sinh vật, tỉ lệ ủ phân cùng công nghệ sản xuất thích hợp để tạo ra phân hữu cơ vi sinh
từ dừa chứa nhiều dinh dưỡng và an toàn với môi trường. Sản phẩm phân dừa đã được
đến với tay nhiều nhà nông trước cả khi công ty được thành lập. Tuy chỉ cung cấp với
quy mô nhỏ cho các nông dân, song hầu hết khách hàng đều đánh giá chất lượng phân
bón rất tốt và hiệu quả trong việc tăng năng suất cho cây trồng.
Với định hướng mở rộng quy mô sản xuất, một trong những nhiệm vụ cần làm của
Corfe là xây dựng thương hiệu độc quyền và quy trình sản xuất được bảo hộ. Ngoài ra,
công ty cũng cần nâng cấp hệ thống bồn nuôi cấy, trang bị máy móc thiết bị mới như
máy trộn, máy khử trùng, đóng gói và tổ chức quản lý các kênh phân phối nhằm nâng
cao năng lực sản xuất và tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
Ba thành phần chính để sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ dừa gồm vi sinh vật, nước
dừa và mật đường thừa. Các vi sinh vật được đặt hàng với các phòng thí nghiệm và các
doanh nghiệp chuyên sản xuất vi sinh. Nước dừa thừa và mật đường được thu mua từ
các nhà cung cấp là các nhà máy, hộ kinh doanh sản xuất các sản phẩm dừa (ví dụ như
kẹo dừa, nước dừa đóng hộp,...) và các doanh nghiệp sản xuất đường mía.

7.2 THÁCH THỨC VÀ RỦI RO

Dù được đón nhận tích cực từ các nhà nông, song với nguồn ngân sách còn hạn chế,
công ty đang gặp những khó khăn nhất định trong việc mở rộng quy mô sản xuất để đáp
ứng đủ nhu cầu của khách hàng. Sản phẩm phân hữu cơ vi sinh từ dừa của Corfe đang
sản xuất và kinh doanh với quy mô và số lượng hạn chế, và để sản xuất lượng đơn hàng
lớn hơn, công ty nhận thức rõ phải có sự điều chỉnh trong qui trình sản xuất, hệ thống
trang thiết bị, máy móc cũng như quản lý các kênh phân phối. Đây sẽ là một khó khăn
đáng kể đối với một doanh nghiệp còn non trẻ như Corfe.

7.3 DỰ TOÁN CHI PHÍ PHÁT TRIỂN

22
Báo cáo cuối kỳ - Đổi Mới Sáng Tạo và Khởi Nghiệp

Công ty Corfe luôn không ngừng nghiên cứu để phát triển sản phẩm phân bón ngày
càng tốt hơn cho người nông dân. Với lẽ đó, công ty ước tính 1% doanh thu mỗi năm sẽ
được sử dụng để nghiên cứu và cải tiến sản phẩm.

7.4 VẤN ĐỀ ĐỘC QUYỀN

Vấn đề bảo vệ độc quyền thương hiệu Corfe Vietnam và kĩ thuật sản xuất phân hữu
cơ vi sinh từ dừa luôn được công ty quan tâm và đặt lên hàng đầu.
Về thủ tục đăng ký thương hiệu Corfe Vietnam và đăng kí sáng chế cho kỹ thuật sản
xuất phân hữu cơ vi sinh từ dừa, công ty đã hoàn thành việc nộp đơn lên Văn phòng đại
diện của Cục Sở hữu trí tuệ tại TP. Hồ Chí Minh và đã qua được bước thẩm định nội
dung đơn. Hiện công ty đang chờ Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ,
ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về nhãn hiệu và sáng chế, và công bố trên Công báo
Sở hữu công nghiệp.

23
Báo cáo cuối kỳ - Đổi Mới Sáng Tạo và Khởi Nghiệp

CHƯƠNG 8: KẾ HOẠCH VẬN HÀNH

8.1 SẢN XUẤT

Quy trình sản xuất cụ thể như sau: Nước dừa và mật đường thừa, vi sinh vật, môi
trường nuôi cấy hỗn hợp → hệ thống xử lý lên men → hấp khử khuẩn → kiểm tra chất
lượng → đóng gói sản phẩm để cung cấp ra kênh phân phối và thị trường (phụ lục 4).

8.2 KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG

Ngoài kiểm tra chất lượng từng bồn lên men, Corfe kết hợp một bước tái kiểm tra,
chọn mẫu ngẫu nhiên 1% sản phẩm bằng phương pháp thủ công để đảm bảo chất lượng
sản phẩm khi được bán ra thị trường.

8.3 ĐỊA ĐIỂM SẢN XUẤT

Doanh nghiệp có 02 địa điểm hoạt động chính là show room (kiêm kho bán lẻ, nơi
đặt văn phòng) và nhà xưởng sản xuất. Show room là điểm mua bán chính của các khách
hàng có nhu cầu mua lẻ như các nhà vườn và các đại lý nhỏ. Nhà xưởng sản xuất là nơi
cung cấp sản phẩm cho show room và trực tiếp đến các khách hàng lớn.
Show room đặt tại Thành phố Bến Tre: Diện tích ~ 100m2, thuê mặt bằng show room
trên đường Quốc Lộ 60 tại phường 5, thành phố Bến Tre, để dễ dàng quảng bá sản phẩm
cho các phương tiện di chuyển từ TP. Hồ Chí Minh về các tỉnh Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh
Long, Sóc Trăng, …;
Nhà máy sản xuất đặt tại huyện Mỏ Cày để thuận tiện trong việc thu gom nguồn
nguyên liệu từ các huyện trồng dừa lớn của tỉnh (Mỏ Cày, Giồng Trôm, Chợ Lách);
Diện tích thuê dự kiến ~ 1000m2. Vị trí này thuận tiện trong việc vận chuyển sản phẩm
đi các tỉnh do nằm trên trục Quốc Lộ 60 và tận dụng được nguồn nhân công rẻ tại địa
phương.
Cơ sở vật chất:
Tại showroom trang bị các vật tư như sau:

24
Báo cáo cuối kỳ - Đổi Mới Sáng Tạo và Khởi Nghiệp

Tên máy móc thiết bị Số Đơn giá Tổng chi


STT Chức năng
và tài sản lượng (Triệu đồng) phí

Phục vụ công việc các


1 Máy vi tính 5 11 55
phòng ban

2 Máy in Phục vụ in ấn 1 5 5

3 Hệ thống Camera Giám sát an ninh 1 5 5

4 Bộ bàn ghế làm việc Bàn làm việc văn phòng 5 3 15

5 Tủ hồ sơ Lưu trữ hồ sơ 2 4 8

Tiếp khách và tư vấn khách


6 Bàn tiếp khách, tư vấn 1 6 6
hàng

Trưng bày sản phẩm tại


7 Tủ trưng bày sản phẩm 4 10 40
showroom

8 Máy lạnh Điều hoà nhiệt độ 2 13 26

Hệ thống phòng cháy Đảm bảo an toàn phòng


9 1 10 10
chữa cháy cháy chửa cháy

10 Bộ dụng cụ nhà vệ sinh Dụng cụ nhà vệ sinh 1 10 10

Vật tư trang thiết bị


11 Các vật tư phụ khác 1 20 20
khác

Tổng cộng: 200

Tại cơ sở sản xuất đặt tại huyện Mỏ Cày, trang bị các trang thiết bị như sau:

25
Báo cáo cuối kỳ - Đổi Mới Sáng Tạo và Khởi Nghiệp

Tổng
Tên máy móc thiết Số Đơn giá
STT Chức năng chi phí
bị và tài sản lượng (Triệu đồng)
(Triệu đồng)

Lưu trữ nguyên vật liệu


1 Bồn chứa 50 10 500
sản xuất

Thiết bị kiểm tra Kiểm tra hoạt động của


2 4 25 100
trạng thái các thiết bị sản xuất

Hấp và khử trùng sản


3 Nồi hấp khử trùng 2 250 500
phẩm

4 Máy đóng gói Đóng gói bao bì sản phẩm 1 50 50

Tổng cộng: 1150

8.4 MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ

Công ty hoạt động dưới mô hình công ty TNHH hai thành viên trở lên. Thực hiện
đăng ký sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm phân bón. Thực hiện đăng ký và đóng các loại
bảo hiểm (BHXH, BHYT, BHTN) cho người lao động khi giao kết hợp đồng lao động.
Xây dựng các quy trình, quy định, nội quy trong quá trình sản xuất, đảm bảo an toàn vệ
sinh lao động.

8.5 NHÂN SỰ

Mô hình nhân sự chi tiết tại Chương 9 Đội ngũ quản lý và cấu trúc công ty. Nhân sự
quản lý: 5 nhân sự, lương bình quân 8 triệu tháng/người; lao động trực tiếp: 20 nhân sự,
chi phí 5triệu/tháng cho một người. Đối với các nhân sự quản lý cần có bằng đại học
đúng chuyên ngành đào tạo (tiếp thị, kế toán, kỹ sư hoá chất, …), đối với lao động phổ
thông cần có sức khoẻ, độ tuổi 20-40 tuổi, tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên.

26
Báo cáo cuối kỳ - Đổi Mới Sáng Tạo và Khởi Nghiệp

Nhân sự làm việc giờ hành chánh, nghỉ chủ nhật, trường họp lao động làm việc OT
sẽ trả lương theo quy định. Trước khi làm việc người lao động trực tiếp sẽ trải qua thời
gian học việc và làm sản phẩm mẫu.

8.6 QUẢN LÝ KHO VÀ HÀNG TỒN KHO

Kho sản phẩm dự kiến sẽ lưu trữ và tồn khoảng 1 tấn sản phẩm, để sẵn sàng cung
cấp cho các khách hàng bán lẻ. Vào các mùa vụ bắt đầu sản xuất (mùa xuân hoặc mùa
hè) lượng sản phẩm lưu trữ trong kho khoảng 2 tấn.

8.7 NHÀ CUNG CẤP

Các nhà cung cấp của công ty gồm có:


- Các nhà cung cấp nguyên vật liệu trong chuỗi sản xuất gồm:
- Cơ sở sản xuất các mặt hàng từ dừa, có lượng nước dừa thừa lớn;
- Cơ sở sản xuất đường mía, cung cấp mật đường thừa;
- Cơ sở cung cấp men vi sinh vật;
- Cơ sở cung cấp nguyên liệu, bao bì đóng gói;

Tất cả các đơn vị lựa chọn đồng thời ít nhất 2 đơn vị cung cấp để tránh tình trạng
thiếu hàng và ép giá. Các đơn vị có giá bán thấp và chất lượng tốt sẽ ưu tiên được lựa
chọn.
Thực hiện trả trước 50% giá trị NVL.

8.8 CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG

Đối với khách hàng bán lẻ: trả 100% tiền khi lấy hàng.
Đối với kênh phân phối: trả trước 50% tiền khi giao hàng.
Các kênh phân phối cần có cam kết bảo lãnh của ngân hàng trong trường hợp nhập
lô hàng từ 300 triệu đồng trở lên.
Trong điều khoản hợp đồng và giao hàng, kênh phân phối cần thanh toán nốt tiền
đơn hàng trong 3 tháng, quá thời gian quy định sẽ bị phạt 1% giá trị hợp đồng/ngày.
Trường họp quá thời gian 15 ngày không thanh toán sẽ báo với các cơ quan chức năng.

8.9 TIẾN ĐỘ SẢN XUẤT

Với năng lực sản xuất của máy móc thiết bị, dự kiến công suất tối đa là 525 m3 sản
phẩm mỗi năm.

27
Báo cáo cuối kỳ - Đổi Mới Sáng Tạo và Khởi Nghiệp

CHƯƠNG 9: ĐỘI NGŨ QUẢN LÝ VÀ CẤU TRÚC CÔNG TY

9.1 ĐỘI NGŨ QUẢN LÝ CHỦ CHỐT

Đội ngũ quản lý chủ chốt gồm 3 thành viên:

- Nhà sáng lập kiêm giám đốc điều hành: Trần Lê Hoàng Ngọc. Nền tảng chuyên
môn là bằng cử nhân chuyên ngành quản trị kinh doanh và đang theo học bằng thạc sĩ
quản trị kinh doanh tại Đại học BK HCM. Hơn 5 năm kinh nghiệm quản trị kinh doanh
và quản lý các dự án lớn tại các công ty đa quốc gia chuyên về lĩnh vực phân bón. Từng
đảm nhận vị trí lãnh đạo bộ phận kinh doanh và tiếp thị, đóng vai trò là người giám sát
trực tiếp của điều phối viên tiếp thị, quản lý phương tiện truyền thông xã hội. Xây dựng
được các mối quan hệ đối tác chiến lược với hệ thống phân phối và khách hàng tại khu
vực miền tây và tây nguyên. Với niềm tin mãnh liệt góp phần xây dựng quê hương và
nâng cao chuỗi giá trị của cây dừa – loại cây trồng chủ chốt tại Bến Tre để cải thiện đời
sống cho bà con nông dân.

- Nhà đồng sáng lập kiêm trưởng bộ phận dự án, sản xuất: Lâm Hoàng Nam,
chuyên ngành công nghệ sinh học, quản lý sản xuất. Với gần 10 năm kinh nghiệm trong
lĩnh vực quản lý máy móc, dây chuyền công nghệ tại các công ty sản xuất chế phẩm
sinh học trong và ngoài nước. Chịu trách nhiệm trong việc điều hành hoạt động sản xuất
đảm bảo năng suất, kế hoạch giao hàng, chất lượng đầu ra cho sản phẩm, cũng như quản
lý nhân sự trong chuyền sản xuất.

- Giám đốc tài chính kiêm kế toán trưởng: Vương Trúc Mi. Trình độ chuyên môn
ngành kế toán tài chính và có hơn 5 năm kinh nghiệm đảm nhận vai trò kế toán trưởng
tại các doanh nghiệp lớn tại Việt Nam. Chịu trách nhiệm điều hành, đảm bảo ổn định
cho hoạt động tài chính tại doanh nghiệp.

9.2 CẤU TRÚC CÔNG TY

Cấu trúc công ty với ban giám đốc đứng đầu và các bộ phận đảm nhiệm các công
việc chuyên trách (phụ lục 5).
❖ Ban Giám đốc:

- Chịu trách nhiệm hoạch định chiến lược và kế hoạch phát triển chung cho công
ty.

28
Báo cáo cuối kỳ - Đổi Mới Sáng Tạo và Khởi Nghiệp

- Điều hành và chịu trách nhiệm toàn bộ cho mọi hoạt động của công ty.

- Theo dõi việc thực hiện kế hoạch, tình hình hoạt động của các phòng ban của
công ty.

- Thực hiện các hoạt động tài chính: huy động, sử dụng và kiểm soát vốn; xây
dựng văn hoá cho công ty, xây dựng thương hiệu cho công ty

❖ Bộ phận tiếp thị:

- Lập kế hoạch và đề xuất chiến lược tiếp thị cho công ty.

- Giữ vai trò quan trọng trong việc đưa hình ảnh của công ty đến thị trường.

- Chủ động trong công tác truyền thông hình ảnh và sản phẩm, dịch vụ của công
ty ra bên ngoài.

- Làm việc với các đơn vị truyền thông, tiếp thị khác để lấy báo giá. Đồng thời tổ
chức các chương trình tiếp thị cho công ty.

- Định hướng, phát triển website, fanpage của công ty. Đưa hình ảnh công ty đến
gần hơn với khách hàng, đa dạng hoá số lượng khách hàng cho công ty.

❖ Bộ phận kinh doanh:

- Thực hiện chính sách, chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của công ty.

- Chịu trách nhiệm kiểm soát chi phí hoạt động và các khoản nợ phát sinh do hoạt
động kinh doanh mà phòng ban này phụ trách.

- Báo cáo tình hình kinh doanh định kỳ tháng/quý/năm cho Ban Giám đốc.

- Phát triển các dịch vụ chăm sóc khách hàng.

- Thu thập, phân tích, đánh giá về sản phẩm của công ty trên thị trường, từ đó đưa
ra những đề xuất, kiến nghị cho Ban Giám đốc

❖ Bộ phận kế toán, tài chính:


Lập kế hoạch tài chính, lên phương án sử dụng và huy động vốn, đảm bảo cho nguồn
vốn của công ty hoạt động hiệu quả và liên tục.
Xây dựng chính sách chi tiêu, phân chia lợi nhuận một cách hợp lý nhất. Đảm bảo thực
hiện đầy đủ chế độ phúc lợi cho cán bộ công, nhân viên.

29
Báo cáo cuối kỳ - Đổi Mới Sáng Tạo và Khởi Nghiệp

- Lập kế hoạch thu mua nguyên vật liệu, thương lượng giá cả và thực hiện các
hợp đồng.

❖ Bộ phận quản trị nhân sự:

- Quản lý cán bộ, công chức công tác tại các văn phòng, điều hành các hoạt động
nội bộ để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

- Tuyển dụng, đào tạo nhân sự cho công ty. Quản lý các hồ sơ, tài liệu, các tài sản
liên quan đến việc sản xuất – kinh doanh của công ty.

❖ Bộ phận dự án, sản xuất:

- Khảo sát, đánh giá và tư vấn thiết kế các dự án lớn cùng các doanh nghiệp trong
việc hỗ trợ sản phẩm, khoa học kỹ thuật….

- Nghiên cứu và cập nhật các xu hướng về phân hữu cơ/vi sinh trên thị trường
hiện nay. Từ đó, đưa ra các mẫu sản phẩm phù hợp với thị hiếu của thị trường.

- Giám sát tiến độ thực hiện dự án của công ty, theo dõi và cập nhật thông tin về
nguyên vật liệu, sau đó đưa cho phòng Kế toán Tài chính và Ban Giám đốc theo dõi và
nhập nguyên vật liệu để phục vụ cho việc sản xuất.

- Sản xuất các đơn hàng theo kế hoạch.

- Tối ưu quá quá trình sản xuất, đảm bảo hiệu suất máy móc thiết bị, năng suất
chất lượng sản phẩm.

30
Báo cáo cuối kỳ - Đổi Mới Sáng Tạo và Khởi Nghiệp

CHƯƠNG 10: LỊCH TRÌNH TỔNG THỂ

Lịch trình thực hiện các bước trong kế hoạch kinh doanh này được công ty thiết lập như sau:

Time line (tháng)


STT Nội dung công việc Chi tiết công việc
T0+1 T0+2 T0+3 T0+4 T0+5 T0+6
10.1 CHUẨN BỊ
Xây dựng các mục tiêu sản xuất: quy mô, vốn, chi phí, lợi
1 Xây dựng mục tiêu
nhuận qua từng năm

Xây dựng form và kịch bản khảo sát


Khảo sát và phân
tích nhu cầu thị Phân tích lựa chọn đối tượng khảo sát (hộ gia đình, cơ
trường quan doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng phân bốn sinh học)
2 Tiến hành khảo sát mẫu
Tổng họp kết quả khảo sát
Phân tích kết quả khảo sát, ước lượng dung lượng thị
trường phục vụ cho việc thiết kế quy mô sản xuất ở các
mục tiếp theo
Phân tích đối thủ Tìm hiểu các đối thủ cạnh tranh, điểm mạnh, điểm yếu,
3
cạnh tranh quy mô sản xuất
Phân tích đánh giá các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và lợi
4 Phân tích SOWT
thế cạnh tranh
Lựa chọn mô hình kinh doanh
Xây dựng mô hình Hình thức bán hàng kết họp bán hàng truyền thống qua
5
tổ chức kinh doanh show room và bán hàng online qua các trang thương mại
điện tử, facebook, zalo, …
Xây dựng kế hoạch
6 Kế hoạch tiếp thị sản phẩm
tiếp thị
31
Báo cáo cuối kỳ - Đổi Mới Sáng Tạo và Khởi Nghiệp

Xây dựng kế hoạch Xây dựng mô hình nhân sự, kế hoạch tuyển dụng, yêu cầu
7
nhân sự tuyển dụng, mô tả công việc, ...
Xây dựng kế hoạch Kế hoạch huy động vốn, dự trù chi phí, dự kiến doanh thu
8
tài chính và lợi nhuận qua các năm
Xây dựng tài liệu Xây dựng brochure giới thiệu công ty và sản phẩm, đảm
9
mô tả công ty bảo tính ngắn gọn, xúc tích
Xây dựng kế hoạch Có kế hoạch quản lý rủi ro phát sinh về mặt thị trường, yêu
10
quản lý rủi ro tố bên ngoài và bên trong công ty
Xác định thời điểm
Dự kiến thời gian cung cấp sản phẩm ra thị trường, ưu tiên
11 cung cấp sản phẩm
các thời điểm đầu vụ sản xuất
ra thị trường
Tìm kiếm các nhà máy, cơ sở sản xuất sản phầm từ dừa
(ưu tiên cơ sở gần với nơi đặt nhà máy sản xuất)
Tìm vùng nguyên
12
liệu Khảo sát khả năng cung cấp nguyên liệu
Đàm phán giá
Ký kết họp đồng cung cấp nguyên liệu
Thiết kế bao bì sản phẩm
13 Thiết kế sản phẩm Lựa chọn vật liệu bao bì, kích cỡ
Tìm kiếm đơn vị cung cấp bao bì và các thiết bị phụ trợ
Lập bảng thiết kế vật lý
Lập bảng thiết kế logic
14 Thiết kế dây chuyền Lập bảng tiêu chuẩn kỹ thuật cho các vật tư, thiết bị
sản xuất Tìm kiếm nhà cung cấp vật tư thiết bị đáp ứng thông số kỹ
thuật theo yêu cầu
Huy động vốn đầu Từ nguồn tài chính cá nhân của nhóm
15
tư Vay vốn ngân hàng
Đăng ký thành lập Thuê show room và chuẩn bị thông tin đăng ký doanh
16
doanh nghiệp nghiệp.
32
Báo cáo cuối kỳ - Đổi Mới Sáng Tạo và Khởi Nghiệp

Thành viên góp vốn thông qua và ký hồ sơ đăng ký doanh


nghiệp
Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tại Phòng
Đăng ký kinh doanh.
Khắc dấu tròn doanh nghiệp.
Mở tài khỏan ngân hàng của doanh nghiệp.
Đăng ký chữ ký số điện tử, đăng ký hóa đơn điện tử, đăng
ký khai và nộp thuế online.
Treo biển hiệu và bắt đầu vào kinh doanh tại trụ sở chính.
Đăng ký sở hữu trí Xây dựng hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ
17
tuệ Nộp hồ sơ về sở KHCN
10.2 ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
Tìm kiếm showroom
1 Thuê showroom Đàm phán giá thuê và ký họp đồng thuê
Cải tạo showroom
Tìm kiếm nơi đặt nhà máy sản xuất
2 Thuê xưởng sản xuất Đàm phán giá thuê và ký họp đồng thuê
Cải tạo nhà xưởng
Đầu tư trang thiết bị thông qua hình thức đấu thầu hoặc
Đầu tư dây chuyền mua trực tiếp từ các đơn vị có uy tín
3
sản xuất Lắp đặt dây chuyển sản xuất
Vận hành thử nghiệm vật tư, trang thiết bị sau khi đầu tư
4 Liệt kê các yêu cầu về nhân sự: độ tuổi, trình độ, kinh
nghiệm, ....
Thuê lao động
Dự kiến mức lương, thưởng, phụ cấp, … đối với từng vị trí
lao động

33
Báo cáo cuối kỳ - Đổi Mới Sáng Tạo và Khởi Nghiệp

Đăng thông tin tuyển dụng thông qua các website tìm kiếm
việc làm hoặc trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh, phòng
LĐTBH huyện
Phỏng vấn, tuyển dụng và ký HĐLĐ lao động
10.3 SẢN XUẤT SẢN PHẨM
Sản xuất sản phẩm mẫu theo số liệu khảo sát
Kiểm tra đánh giá chất lượng sản phẩm
Sản xuất thử nghiệm
1 Cải tiến sản phẩm nếu chưa đạt yêu cầu
sản phẩm mẫu
Tặng khách hàng sử dụng một số sản phẩm mẫu
Khảo sát, lấy ý kiến khách hàng dùng thử
Xây dựng hồ sơ đăng ký
Đăng ký kiểm định
2 Nộp hồ sơ về sở NN-PTNT (liên quan đến sản phẩm phân
chất lượng sản phẩm
bón)
Tìm kiếm khách Tiếp thị giới thiệu sản phẩm
3
hàng Đàm phán giá và ký họp đồng sản xuất
Xây dựng quy trình sản xuất
Sản xuất sản phẩm Xây dựng quy trình giám sát chất lượng sản xuất
4
chính thức Lập kế hoạch sản xuất theo ngày
Theo dõi kiểm tra chất lượng sản phẩm
10.4 BÁN HÀNG VÀ CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG
Giới thiệu và quảng Quảng bá doanh nghiệp
1
bá sản phẩm Quảng bá sản phẩm
Tiếp thị thông qua các hội thảo khởi nghiệp, quảng bá
thông qua youtube, facebook, zalo, …
2 Tiếp thị Có chính sách giá đối với các sản phẩm theo số lượng mua
Có các mức chiết khấu, khuyến mãi đối với đại lý đạt KPI
bán hàng
3 Có chính sách giữ chân khách hàng hiện tại: ,
34
Báo cáo cuối kỳ - Đổi Mới Sáng Tạo và Khởi Nghiệp

Chăm sóc khách Giảm giá tích điểm


hàng Khuyến mãi dịp sinh nhật
10.5 CẢI TIẾN SẢN PHẨM
Lấy phản hổi của
1
khách hàng
Đánh giá chất lượng
2
sản phẩm
Tính toán chênh lệch
3
thu chi Công việc thực hiện thường xuyên, liên tục để cải tiến sản
Xây dựng kế hoạch phẩm
4
cải tiến
Thực hiện cải tiến
5
sản phẩm
Tiếp tục lặp lại các
6
công việc nêu trên

35
Báo cáo cuối kỳ - Đổi Mới Sáng Tạo và Khởi Nghiệp

CHƯƠNG 11: DỰ TOÁN TÀI CHÍNH

11.1 NGUỒN VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN

Vốn đầu tư ban đầu 2.400 triệu đồng, được sử dụng cho các nội dung sau:
Đơn vị: triệu đồng

Nhu cầu vốn ước


Nhu cầu vốn
tính

Bồn chứa 500

Thiết bị kiểm tra trạng thái 100

Nồi hấp khử trùng 500

Máy đóng gói 50

Trang thiết bị văn phòng 200

Chi phí nghiên cứu, phân tích, vận hành thử 150

Chi phí vận hành giai đoạn đầu 600

Dự phòng và chi phí khác 300

Tổng vốn đầu tư 2.400

Ngoài các ra, do dự án đầu tư được định hướng thân thiện với môi trường, nên nhóm
khởi nghiệp kỳ vọng có thể nhập vốn tài trợ từ Sở Khoa học công nghệ hoặc một số
nguồn vốn khác; chủ sở hữu cũng đồng ý trong 3 năm đầu nếu có phát sinh thêm các chi
phí làm sụt

11.2 BẢNG CÁC GIẢ ĐỊNH

80 triệu đồng/m3
Giá bán sản phẩm Nhóm xác định giá bán sản phầm là 40.000 đồng cho mỗi đơn
vị sản phẩm 500ml hay 80 triệu đồng cho mỗi m3 sản phầm

Công suất tối đa 525 m3/năm.

36
Báo cáo cuối kỳ - Đổi Mới Sáng Tạo và Khởi Nghiệp

Nhóm ước tính mỗi bồn chứa sản xuất được 1,5 m3 sản phẩm 1
đợt, một năm tiến hành sản xuất 8 đợt (chu kỳ 30 – 45 ngày) với
50 bồn chứa.

Thời gian khấu 10 năm. Giả định sau 10 năm khấu hao giá trị thanh lý là 0
hao đồng.

Nhóm dự kiến vay 1.000 triệu từ ngân hàng với mức lãi suất
Lãi vay
mỗi năm 12,00%, trong 10 năm.

17,25%
Lãi suất chiết Lãi suất chiết khấu được xác định dựa trên lãi suất vay vốn ngân
khấu hàng là 12% và tỷ suất sinh lợi kỳ vọng của vốn chủ sở hữu là
21%.

Được xác định theo mức tỷ lệ với công suất tối đa, trong đó năm
đầu do cần thời gian sản xuất và tạo dựng quan hệ, dự kiến sản
lượng bán ra đặt 35% công suất tối đa. Sản lượng tăng từ năm 1
Sản lượng bán ra
đến năm 6 lên mức 100% công suất tối đa và giảm nhẹ từ năm
8. Tỷ lệ này được thể hiện chi tiết trên bảng dự phóng doanh
thu.

20%.
Thuế suất thuế Do hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc lĩnh vực phát triển
thu nhập doanh nông nghiệp, kinh tế địa phương và bảo vệ môi trường, nên
nghiệp Doanh nghiệp kỳ vọng sẽ được cơ quan chức năng tỉnh Bến Tre
xem xét ưu đãi thuế.

15,00% giá trị thành phẩm cả năm.


Hàng tồn kho Tồn kho thành phẩm của đợt sản xuất trước và nguyên vật liệu
cho sản phẩm đợt sau.

Khoản phải thu 13,50% tổng doanh thu

37
Báo cáo cuối kỳ - Đổi Mới Sáng Tạo và Khởi Nghiệp

Do doanh nghiệp mới hoạt động do đó cần phải có chính sách


tín dụng cho khách hàng lớn, nhóm khởi nghiệp kỳ vọng khoản
kỳ thu tiền từ 30 – 60 ngày.

Lợi nhuận sau thuế kỳ trước sẽ được duy trì làm vùng đệm cho
Lợi nhuận chưa hoạt động kinh doanh và được chia toàn bộ trước thời điểm cuối
phân phối năm tài chính tiếp theo. Do đó số liệu cuối năm tài chính chỉ
bao gồm lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại năm hiện hành.

38
Báo cáo cuối kỳ - Đổi Mới Sáng Tạo và Khởi Nghiệp

11.3 DỰ PHÒNG THU NHẬP

11.3.1 Dự phóng doanh thu

(đơn vị: triệu đồng)

năm 1 năm 2 năm 3 năm 4 năm 5 năm 6 năm 7 năm 8 năm 9 năm 10

Tỷ lệ sử dụng công suất 35,00% 72,00% 80,00% 90,00% 95,00% 100,00% 100,00% 95,00% 90,00% 90,00%

Sản lượng (m3) 184 378 420 473 499 525 525 499 473 473

Đơn giá (triệu đồng) 80 80 80 80 80 80 80 80 80 80

Doanh thu (triệu đồng) 14.700 30.240 33.600 37.800 39.900 42.000 42.000 39.900 37.800 37.800

11.3.2 Dự phóng chi phí

(đơn vị: triệu đồng)

năm 1 năm 2 năm 3 năm 4 năm 5 năm 6 năm 7 năm 8 năm 9 năm 10

Thuê nhà xưởng 360 360 360 360 360 360 360 360 360 360

Khấu hao tài sản 115 115 115 115 115 115 115 115 115 115

Chi phí tài chính 268 208 196 184 172 160 148 136 124 112

- Gốc 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100
39
Báo cáo cuối kỳ - Đổi Mới Sáng Tạo và Khởi Nghiệp

- Lãi (12%) 168 108 96 84 72 60 48 36 24 12

- Dư nợ còn lại 900 800 700 600 500 400 300 200 100 0

Chi phí dự phòng 200 200 200 200 200 200 200 200 200 200

Nguyên vật liệu 7.644 15.725 17.472 19.656 20.748 21.840 21.840 20.748 19.656 19.656

Nhân công 809 1.663 1.848 2.079 2.195 2.310 2.310 2.195 2.079 2.079

Chi phí bán hàng 2.499 4.234 3.696 3.024 2.793 2.520 2.520 2.394 2.268 2.268

Chi phí quản lý doanh nghiệp 662 1.361 1.512 1.701 1.796 1.890 1.890 1.796 1.701 1.701

Chi phí khác 147 302 336 378 399 420 420 399 378 378

Nghiên cứu phát triển sản phẩm 147 302 336 378 399 420 420 399 378 378

11.3.3 Dự phóng lợi nhuận

(đơn vị: triệu đồng)

năm 1 năm 2 năm 3 năm 4 năm 5 năm 6 năm 7 năm 8 năm 9 năm 10

Lợi nhuận trước thuế 1.850 5.770 7.529 9.725 10.724 11.765 11.777 11.159 10.541 10.553

Thuế TNDN (20%) 370 1.154 1.506 1.945 2.145 2.353 2.355 2.232 2.108 2.111

40
Báo cáo cuối kỳ - Đổi Mới Sáng Tạo và Khởi Nghiệp

Lợi nhuận sau thuế 1.480 4.616 6.023 7.780 8.579 9.412 9.422 8.927 8.433 8.442

11.3.4 Bảng cân đối dự phòng

(đơn vị: triệu đồng)

năm 1 năm 2 năm 3 năm 4 năm 5 năm 6 năm 7 năm 8 năm 9 năm 10

A. Tài sản 4.691 8.691 10.206 12.124 12.953 13.816 13.726 13.001 12.276 12.186

1. Tài sản ngắn hạn 3.656 7.771 9.401 11.434 12.378 13.356 13.381 12.771 12.161 12.186

Tiền và tương đương tiền 186 706 1.560 2.621 3.080 3.572 3.597 3.473 3.349 3.374

Hàng tồn kho 1.339 2.679 2.969 3.332 3.513 3.694 3.694 3.513 3.332 3.332

Khoản phải thu 1.985 4.082 4.536 5.103 5.387 5.670 5.670 5.387 5.103 5.103

Tài sản ngắn hạn khác 147 302 336 378 399 420 420 399 378 378

2. Tài sản dài hạn 1.035 920 805 690 575 460 345 230 115 0

Tài sản cố định 1.035 920 805 690 575 460 345 230 115 0

- Nguyên giá 1.150 1.150 1.150 1.150 1.150 1.150 1.150 1.150 1.150 1.150

41
Báo cáo cuối kỳ - Đổi Mới Sáng Tạo và Khởi Nghiệp

- Khấu hao luỹ kế 115 230 345 460 575 690 805 920 1.035 1.150

B. Nguồn vốn 4.691 8.691 10.206 12.124 12.953 13.816 13.726 13.001 12.276 12.186

3. Nợ phải trả 1.811 2.675 2.783 2.944 2.974 3.004 2.904 2.674 2.444 2.344

3.1 Nợ ngắn hạn 911 1.875 2.083 2.344 2.474 2.604 2.604 2.474 2.344 2.344

- Phải trả người bán 764 1.572 1.747 1.966 2.075 2.184 2.184 2.075 1.966 1.966

- Người mua trả tiền trước 147 302 336 378 399 420 420 399 378 378

3.2 Nợ dài hạn 900 800 700 600 500 400 300 200 100 0

- Vay dài hạn 900 800 700 600 500 400 300 200 100 0

4. Vốn chủ sở hữu 2.880 6.016 7.423 9.180 9.979 10.812 10.822 10.327 9.833 9.842

4.1 Vốn điều lệ 1.400 1.400 1.400 1.400 1.400 1.400 1.400 1.400 1.400 1.400

4.2 Lợi nhuận sau thuế chưa


1.480 4.616 6.023 7.780 8.579 9.412 9.422 8.927 8.433 8.442
phân phối

Vốn lưu động 2.745 5.896 7.318 9.090 9.904 10.752 10.777 10.297 9.818 9.842

42
Báo cáo cuối kỳ - Đổi Mới Sáng Tạo và Khởi Nghiệp

11.3.5 Dòng tiền dự phóng

(đơn vị: triệu đồng)

năm 0 năm 1 năm 2 năm 3 năm 4 năm 5 năm 6 năm 7 năm 8 năm 9 năm 10

Dòng tiền vào 0 12.831 28.257 33.261 37.348 39.732 41.832 42.115 40.299 38.199 37.915

Tổng doanh thu 14.700 30.240 33.600 37.800 39.900 42.000 42.000 39.900 37.800 37.800

Mức giảm khoản phải thu -1.985 -2.098 -454 -567 -284 -284 0 284 284 0

Khấu hao 115 115 115 115 115 115 115 115 115 115

Dòng tiền ra 2.400 11.039 23.607 25.963 27.915 29.146 30.205 30.323 28.971 27.489 27.347

Tổng chi phí 2.400 12.850 24.470 26.071 28.075 29.176 30.235 30.223 28.741 27.259 27.247

Mức giảm khoản phải trả -1.811 -863 -108 -160 -30 -30 100 230 230 100

Dòng tiền thuần -2.400 1.792 4.650 7.299 9.433 10.586 11.627 11.792 11.327 10.709 10.568

Hiện giá dòng tiền thuần -2.400 1.528 3.383 4.528 4.991 4.777 4.475 3.871 3.171 2.557 2.152

Hiện giá dòng tiền thuần luỹ


-2.400 -872 2.511 7.039 12.030 16.807 21.282 25.153 28.324 30.881 33.033
kế

43
Báo cáo cuối kỳ - Đổi Mới Sáng Tạo và Khởi Nghiệp

Với lãi suất chiếc khấu được xác định là 17,25%, NPV của dự án sau 10 năm là 33.033 triệu đồng. IRR của dự án là 148,08%. Cho thấy
dự án có khả năng sinh lời rất cao. Trong năm đầu dự án có dòng tiền tích luỹ âm, tuy nhiên đến hết năm 2 dòng tiền luỹ kế của dự án là số
dương, thời gian hoàn vốn dự kiến khoản 16 tháng.

11.3.6 Các tỷ số tài chính

năm 1 năm 2 năm 3 năm 4 năm 5 năm 6 năm 7 năm 8 năm 9 năm 10

ROE 51,39% 76,73% 81,14% 84,75% 85,97% 87,05% 87,06% 86,44% 85,76% 85,78%

ROA 31,55% 53,11% 59,01% 64,17% 66,23% 68,12% 68,64% 68,67% 68,69% 69,28%

ROS 10,07% 15,26% 17,93% 20,58% 21,50% 22,41% 22,43% 22,37% 22,31% 22,33%

Vòng quay tổng tài sản 3,13 3,48 3,29 3,12 3,08 3,04 3,06 3,07 3,08 3,10

Vòng quay khoản phải thu 7,41 7,41 7,41 7,41 7,41 7,41 7,41 7,41 7,41 7,41

Vòng quay hàng tồn kho 10,98 11,29 11,32 11,35 11,36 11,37 11,37 11,36 11,35 11,35

Tỷ số thanh toán hiện hành 4,01 4,14 4,51 4,88 5,00 5,13 5,14 5,16 5,19 5,20

Tỷ số thanh toán nhanh 2,54 2,72 3,09 3,46 3,58 3,71 3,72 3,74 3,77 3,78

Tỷ số thanh toán tức thời 0,20 0,38 0,75 1,12 1,24 1,37 1,38 1,40 1,43 1,44

44
Báo cáo cuối kỳ - Đổi Mới Sáng Tạo và Khởi Nghiệp

Tỷ số nợ/tổng nguồn vốn 0,39 0,31 0,27 0,24 0,23 0,22 0,21 0,21 0,20 0,19

Tỷ số khả năng thanh toán lãi


12,01 54,42 79,43 116,77 149,94 197,08 246,35 310,97 440,21 880,42
vay

Tất cả các chỉ số tài chính của doanh nghiệp được dự phóng trong 10 năm đều ổn định, khả năng sinh lời tốt với ROE trên 50%, tỷ số hoạt
động phù hợp với mô hình kinh doanh dự kiến, khả năng thanh toán nợ rất cao, đòn bẫy tài chính ở mức an toàn.

45
Báo cáo cuối kỳ - Đổi Mới Sáng Tạo và Khởi Nghiệp

TRÍCH DẪN

Argus (2023). Fertilizer. Retrieved August 5, 2023, from


https://www.argusmedia.com/en/fertilizer
Khoi, C. (2023, January 12). Giá phân bón vẫn khó “hạ nhiệt”. VnEconomy.
https://vneconomy.vn/quy-1-2023-gia-phan-bon-van-kho-ha-nhiet.htm
Mordor Intelligence (2023). Vietnam fertilizers market - size, share, Covid-19
impact & forecasts up to 2028. Retrieved August 5, 2023, from
https://www.mordorintelligence.com/industry-reports/vietnam-fertilizers-market.
Nguyen, B. (2022, June 24). Sản xuất nông nghiệp: Thời của phân bón hữu cơ, thuốc
sinh học. Báo Đồng Nai. http://www.baodongnai.com.vn/kinhte/202206/san-xuat-
nong-nghiep-thoi-cua-phan-bon-huu-co-thuoc-sinh-hoc-3121753/
Nguyen, H., & Thanh, T. (2023, January 11). Sản phẩm phân bón hữu cơ được công
nhận lưu hành tăng 6 lần. Nông sản Việt. https://nongsanviet.nongnghiep.vn/san-pham-
phan-bon-huu-co-duoc-cong-nhan-luu-hanh-tang-6-lan-d308445.html
Quynh, N. (2023, January 18). Cả nước có 161 nhà máy, cơ sở sản xuất phân bón
hữu cơ. Hà Nội mới. http://www.hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Nong-nghiep/1053444/ca-
nuoc-co-161-nha-may-co-so-san-xuat-phan-bon-huu-co
Research and Markets (2023). Research Report on Vietnam's Fertilizer Market,
2022-2031. Retrieved August 5, 2023, from
https://www.researchandmarkets.com/reports/5639692/research-report-on-vietnams-
fertilizer-market.
Thư viện pháp luật (2023). Quyết định số 4324/QĐ-BNN-BVTV ngày 9/11/2022 của
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt Kế hoạch hành động thực hiện tăng
cường sản xuất và sử dụng phân bón hữu cơ. Retrieved August 5, 2023, from
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Linh-vuc-khac/Quyet-dinh-4324-QD-BNN-
BVTV-2022-tang-cuong-san-xuat-su-dung-phan-bon-huu-co-2022-2025-539334.aspx
Vu, P. (2023, February 16). Thị trường phân bón 2023 - những tác động nhiều chiều,
đâu là gam màu chủ đạo?. Báo Tài nguyên & Môi trường.
https://baotainguyenmoitruong.vn/thi-truong-phan-bon-2023-nhung-tac-dong-nhieu-
chieu-dau-la-gam-mau-chu-dao-350628.html

46
Báo cáo cuối kỳ - Đổi Mới Sáng Tạo và Khởi Nghiệp

PHỤ LỤC

Phụ lục 1.
5 công ty hàng đầu trong ngành phân bón Việt Nam

From Mordor Intelligence 2023. Copyright 2023 by Mordor Intelligence. Reprinted


with permission.

Phụ lục 2.
5 công ty hàng đầu trong thị trường phân bón hữu cơ Việt Nam

47
Báo cáo cuối kỳ - Đổi Mới Sáng Tạo và Khởi Nghiệp

From Mordor Intelligence 2023. Copyright 2023 by Mordor Intelligence. Reprinted


with permission.

Phụ lục 3.
Biểu đồ hòa vốn

Biểu đồ hoà vốn


9,000.00

8,000.00

7,000.00

6,000.00

5,000.00

4,000.00

3,000.00

2,000.00

1,000.00

0.00
0 20 40 60 80 100 120

Doanh thu Chi phí Định phí Biến phí

Phụ lục 4.
Quy trình sản xuất:

48
Báo cáo cuối kỳ - Đổi Mới Sáng Tạo và Khởi Nghiệp

Phụ lục 5.
Cấu trúc công ty

49

You might also like